Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Cach dung mot so tu trong tieng anhphan 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.11 KB, 18 trang )

Các nội dung:
Phần 1: Một số động từ đặc biệt (need, dare, be, get)
Phần 2 Một số cặp động từ mà bạn đôi khi cảm thấy lẫn lộn.
Phần 3 Most và Almost
Phần 4: Hope và Expectation
Phần 5: "Go to school" và 'go to the school"
Phần 6: Either – Neither – Both – Not only …. But also(part 1)
Phần 7. Exclamation (câu cảm thán trong tiếng Anh)
Phần 8: Each và every giống nhau về nghĩa. Thường thì việc dùng each hay
every là như nhau:
Phần 9: Động từ Feel
Phần 10: Cụm từ "pick up"

Phần 1: Một số động từ đặc biệt (need, dare, be, get)
1. Need 1.1 Need dùng như một động từ thường:
a) Động từ đi sau need chỉ ở dạng nguyên thể khi chủ ngữ là một vật thể sống:
My friend needs to learn Spanish.
He will need to drive alone tonight.
John needs to paint his house.
b) Động từ đi sau need phải ở dạng verb-ing hoặc dạng bị động nếu chủ ngữ
không phải là vật thể sống.
The grass needs cutting
OR The grass needs to be cut.
The telivision needs repairing OR The TV needs to be repaired.
Your thesis needs rewriting
OR Your thesis needs to be rewritten.Chú ý:
need + noun = to be in need of + noun
Jill is in need of money. = Jill needs money.
The roof is in need of repair. = The roof needs repairing.
Want và Require cũng đôi khi được dùng theo mẫu câu này nhưng không phổ biến:
Your hair wants cutting


All cars require servicing regularly
1.2 Need dùng như một trợ động từChỉ dùng ở thể nghi vấn hoặc phủ định thời
hiện tại. Ngôi thứ ba số ít không có "s" tận cùng. Không dùng với trợ động từ to
do. Sau need (trợ động từ) là một động từ bỏ to:
We needn't reserve seats - there will be plenty of rooms.
Need I fill out the form?·
Thường dùng sau các từ như if/ whether/ only/ scarcely/ hardly/ no one
I wonder if I need fill out the form.
This is the only form you need fill out.·
Needn 't + have + P2 : Lẽ ra không cần phải
You needn't have come so early - only waste your time.·
Needn't = không cần phải; trong khi mustn't = không được phép.
You needn’t apply for a visa to visit France if you hold a EU passport, but if you
are not an EU citizen, you mustn’t unless you have a visa.


2. Dare (dám):
2.1 Dùng như một nội động từ: Không dùng ở thể khẳng định, chỉ dùng ở thể
nghi vấn và phủ định.
Did they dare (to) do such a thing? = Dared they do such a thing? (Họ dám làm
như vậy sao?)
He didn't dare (to) say anything = He dared not say anything. (Anh ta không dám
nói gì.)·
Dare không được dùng ở thể khẳng định ngoại trừ thành ngữ I dare say/ I
daresay với 2 nghĩa sau:
Tôi cho rằng: I dare say there is a restaurant at the end of the train.
Tôi thừa nhận là: I daresay you are right.·
How dare/ dared + S + Verb in simple form: Sao ... dám (tỏ sự giận giữ)
How dared you open my letter: Sao mày dám mở thư của tao.
2.2 Dùng như một ngoại động từ:Mang nghĩa “thách thức”:

Dare sb to do smt = Thách ai làm gì
They dare the boy to swim across the river in such a cold weather.
I dare you to touch my toes = Tao thách mày dám động đến một sợi lông của
tao.
3. Cách sử dụng to be trong một số trường hợp ·
To be of + noun = to have: có (dùng để chỉ tính chất hoặc tình cảm)
Mary is of a gentle nature = Mary có một bản chất tử tế.·
To be of + noun: Nhấn mạnh cho danh từ đứng đằng sau
The newly-opened restaurant is of (ở ngay) the Leceister Square.·
To be + to + verb: là dạng cấu tạo đặc biệt, sử dụng trong trường hợp:
- Để truyền đạt các mệnh lệnh hoặc các chỉ dẫn từ ngôi thứ nhất qua ngôi thứ hai
đến ngôi thứ ba.
No one is to leave this building without the permission of the police.
- Dùng với mệnh đề if khi mệnh đề chính diễn đạt một câu điều kiện: Một điều
phải xảy ra trước nếu muốn một điều khác xảy ra. (Nếu muốn... thì phải..)
If we are to get there by lunch time we had better hurry.
Something must be done quickly if the endangered birds are to be saved.
He knew he would have to work hard if he was to pass his exam
- Được dùng để thông báo những yêu cầu xin chỉ dẫn:
He asked the air traffic control where he was to land.
- Được dùng khá phổ biến để truyền đạt một dự định, một sự sắp đặt, đặc biệt
khi nó là chính thức.
She is to get married next month.
The expedition is to start in a week.
We are to get a ten percent wage rise in June.
- Cấu trúc này thông dụng trên báo chí, khi là tựa đề báo thì to be được bỏ đi.
The Primer Minister (is) to make a statement tomorrow.·
were + S + to + verb = if + S + were + to + verb = thế nếu (một giả thuyết)
Were I to tell you that he passed his exams, would you believe me.·
was/ were + to + verb: Để diễn đạt ý tưởng về một số mệnh đã định sẵn

They said goodbye without knowing that they were never to meet again.
Since 1840, American Presidents elected in years ending in zero were to be died
(have been destined to die) in office.·
to be about to + verb = near future (sắp sửa)
They are about to leave.·


Be + adj ... (mở đầu cho một ngữ) = tỏ ra...
Be careless in a national park where there are bears around and the result are
likely to be tragical indeed.·
Be + subject + noun/ noun phrase/ adjective = cho dù là ...
Societies have found various methods to support and train their artists, be it the
Renaissance system of royal support of the sculptors and painters of the period or the
Japanese tradition of passing artistic knowledge from father to son. (Ở các xã hội đều
tìm thấy một số phương pháp hỗ trợ và đào tạo các nghệ sỹ, cho dù là hệ thống hỗ trợ
các nhà điêu khắc và hoạ sỹ của các hoàng gia thời kỳ Phục hưng hay phương pháp
truyền thụ hiểu biết nghệ thuật từ cha sang con theo truyền thống Nhật Bản)
To have technique is to possess the physical expertise to perform whatever steps
a given work may contain, be they simple or complex. (Có được kỹ thuật là sẽ có
được sự điêu luyện để thực hiện bất kỳ thao tác nào mà một công việc đòi hỏi, cho dù
là chúng đơn giản hay phức tạp)
4. Cách sử dụng to get trong một số trường hợp:
4.1. To get + P2get washed/ dressed/ prepared/ lost/ drowned/ engaged/ married/
divorced.
Chỉ việc chủ ngữ tự làm lấy một việc gì hoặc tình huống mà chủ ngữ đang gặp phải.
You will have 5 minutes to get dressed.(Em có 5 phút để mặc quần áo)
He got lost in old Market Street yesterday. (tình huống bị lạc đường)
Tuyệt nhiên không được lẫn trường hợp này với dạng bị động.
4.2. Get + V-ing = Start + V-ing: Bắt đầu làm gì
We'd better get moving, it's late.

4.3. Get sb/smt +V-ing: Làm cho ai/ cái gì bắt đầu.
Please get him talking about the main task. (Làm ơn bảo anh ta hãy bắt đầu đi vào vấn
đề chính)
When we get the heater running, the whole car will start to warm up. (Khi chúng ta
cho máy sưởi bắt đầu chạy..)
4.4. Get + to + verb- Tìm được cách.
We could get to enter the stadium without tickets.(Chúng tôi đã tìm được cách
lọt vào...)
- Có cơ may
When do I get to have a promotion? (Khi nào tôi có cơ may được tăng lương
đây?)
- Được phép
At last we got to meet the general director. (Cuối cùng thì rồi chúng tôi cũng
được phép gặp tổng đạo diễn)
4.5. Get + to + Verb (về hành động) = Come + to + Verb (về nhận thức) =
Gradually = dần dần
We will get to speak English more easily as time goes by.
He comes to understand that learning English is not much difficult

Phần 2 Một số cặp động từ mà bạn đôi khi cảm thấy
lẫn lộn.
See và watch, hear và listen to
Trong những cặp động từ này quan trọng để hiểu nếu chúng


ta thực hiện việc gì đó một cách chủ ý hoặc chỉ việc đó xảy ra mà chúng ta không
chủ ý làm.
Chúng ta sử dụng 'see' và 'hear' cho hình ảnh và âm thanh mà đưa đến mắt và tai của
chúng ta. Ví dụ: Tim said 'Did you see any of the Games?' Tim hỏi: ‘Bạn có xem trận
đấu nào không?’

'Listen' và 'watch' được sử dụng để mô tả việc tập trung vào hình ảnh và âm thanh mà
đang xảy ra. Ví dụ: Helen said 'I watched some of the Olympics on TV.' Helen nói
‘Tôi đã xem một vài giải đấu Olympic trên TV.”
A: Did you hear all the police sirens last night?
A: Bạn có nghe còi cảnh sát tối hôm qua không?
B: No I didn't hear a thing. I was sound asleep.
B: Không, mình không nghe gì cả. Tôi ngủ rất say.
A: I was awake listening to the radio, when suddenly the sirens started blaring for
about 10 minutes.
A: Tôi đang thức nghe đài radio, khi bất ngờ còi cảnh sát bắt đầu kêu lên in ỏi trong
10 phút.
Tell và speak
Bằng 'tell' chúng ta có thể sử dụng với một bổ ngữ (nói ai được bảo):
Can you tell me what the time is please?
Bạn có thể cho tôi biết mấy giờ rồi không?
She told him not to drive so quickly.
Bà ấy bảo anh ấy không lái xe quá nhanh.
Chúng ta có thể sử dụng 'tell' để tường thuật ý chính của ai đó đã nói. Chúng ta không
cần lập lại chính xác từng từ mà người đó đã sử dụng:
She told me to close the window. (She may have said, 'Please close the window' or
'Shut the window' or 'Would you mind closing the window please?')
Cô ta bảo tôi đóng cửa sổ lại. (Cô ta có thể đã nói: “, 'Please close the window' or
'Shut the window' or 'Would you mind closing the window please?')
Với 'speak' chúng ta thường sử dụng với một giới từ 'to', 'about' hoặc 'of' trước một
bổ ngữ khi có nghĩa là ‘nói’ hoặc ‘giao tiếp’:
I spoke to him about his behaviour.
Tôi nói chuyển với anh ta về hành xử của anh ta.
She spoke about her work at the university.
Bà ta nói về thành tích của mình tại trường Đại học.
He spoke of his interest in photography.

Anh ta nói về sở thích về nhiếp ảnh.
Nó cũng có thể sử dụng 'speak' mà không cần giới từ, có nghĩa khả năng ngôn ngữ
của ai đó:
Does he speak French?
Anh ta có nói tiếng Pháp được không?
She can speak four languages.
Cô ta có thể nói 4 ngôn ngữ.


Lie và lay
'Lie'
có nghĩa là nằm hoặc di chuyển vào vị trí ngang trên một mặt phẳng (ví
dụ, trên gường hoặc ghế sofa). Động từ này là nội động từ vì thế nó
không cần một bổ ngữ. Thông thường nó được theo sao một mệnh đề nơi
chốn:
I just want to lie on the beach all day.
Tôi chỉ muốn nằm trên bờ biển cả ngày.
If you don't feel well, you should go and lie down.
Nếu bạn không cảm thấy khỏe, bạn nên đi nghỉ.
Có ba dạng của đông từ này là: lie, lay (quá khứ) và lain (quá khứ phân từ)
The dog lay under the tree.
Con chó nằm dưới cái cây.
The bones have lain there for thousands of years.
Những chiếc xương này đã nằm đây được vài ngàn năm
'Lay' có nghĩa
1.
đặt cái gì đó trên một vị trí bằng phẳng hoặc ngang, thường là cẩn
thận. Nó là một ngọai động từ vì thế nó được theo sau là một bổ ngữ (và
thường là một giới từ hoặc một trạng từ)
She laid the baby gently on the sofa so as not to waken him.

Chị ta đặt em bé một cách nhẹ nhàng trên ghế sofa để không làm thức nó.
He laid the plates down on the table.
Anh ta đặt những chiếc dĩa xuống bàn.
2. sinh sản trứng từ thân thể của một động vật hoặc chim:
Our chicken lays 5 eggs a week.
Gà đẻ 5 trứng mỗi tuần.
Có ba dạng của đông từ này là: lay, laid (quá khứ) và laid (quá khứ phân từ)
Can you lay this vase carefully over there please?
Con có thể để chiếc bình hoa này cẩn thận vào chổ kia không?
She laid the two dresses on the bed trying to decide which one to wear.
Cô ta đặt 2 chiếc áo trên gường để quyết định xem nên mặc cái nào.
I've laid all the pieces of jigsaw puzzle on the table so we can start putting it together.
Tôi đã đặt tất cả những mảnh đố trên bàn để chúng ta có thể bắt đầu ghép chúng lại
với nhau.

Phần 3 Most và Almost
Most và Almost đều có nghĩa là hầu hết và gần hết. Nhưng khi
nào thì ta dùng most, hay là almost?
Most + noun
Ex: Most cheese is made from cow’s milk.


Ex: Most Swiss people understand French.
Most + determiner/ pronoun (a, the, this, my, him...)
Ex: He has eaten 2 pizzas and most of a cold chicken.
Ex: Most of my friend live abroad.
Ex: She has eaten most of that cake.
Ex: Most of us though he was wrong.
Most được dung như 1 danh từ
Ex: Some people had difficulty with the lecture, but most understood.

Ex: Ann and Robby found a lot of blackberries, but Susan found the most.
Most + adjective khi mang nghĩa very
Ex: That is most kind of you.
Ex: Thank you for a most interesting afternoon.
More + of + personal/geographic names
Ex: It would bi nice to see more of Ray and Barbara.
Ex: Five hundred years ago, much more of Britain was covered with trees.
Almost :can be followed by the phrase : " of the " or a number or quantities( 90 %,...)
Almost can be followed by a VERB , ADVERB
We are almost here
he almost finished his homework

Phần 4: Hope và Expectation
“Expectation” và “hope” rất khác nhau. Nếu bạn
“expect” điều gì xảy ra, bạn có lý do chính đáng để mong
đợi điều đó sẽ xảy ra trong thực tế. Còn “hope” thiên về
mặt cảm xúc hơn. Bạn “hope” điều gì xảy ra, nghĩa là bạn
muốn nó diễn ra như thế nhưng bạn không chắc chắn liệu
có chính xác hay không
·
She is expecting a baby. (= She is
pregnant.)
·
She is hoping it will be a girl.
·
I am expecting John to phone at four o’clock.
·
I hope he has got some good news.
Người ta “expect” cả điều tốt lẫn điều xấu xảy ra, nhưng người ta chỉ hy vọng (hope)
những điều tốt đẹp.

Look forward to
Look forward to – mong đợi điều gì đó. Bạn mong chờ điều đó xảy ra , và bạn cảm
thấy vui vì điều đó. Dạng động từ thời đơn giản và tiếp diễn thường được dùng với
một sự khác biệt nhỏ về nghĩa.
·
He looks/ He is looking forward to his next birthday.
Sau Look forward to không phải là một infinitive mà là động từ dạng –ing:
·
I look forward to meeting you.
·
I look forward to hearing from you.
Grammar notes


Hope for đứng trước tân ngữ trực tiếp
·
We are expecting rain soon.
·
We are hoping for a lot of rain – the garden is very dry.
Sau expect và hope có thể là một động từ to-infinitive
·
We expect to spend the summer in France.
·
We hope to see Alice while we are there.
Ta cũng có cấu trúc expect/hope + somebody + to infinitive
·
I expect him to arrive about ten o’ clock.
·
We are hoping for John to come up with some new ideas.
Sau expect và hope có thể là mệnh đề that

·
I expect that she will be here soon.
·
I hope that she will recognize me.
Trước mệnh đề that, người ta thường sử dụng dạng đơn hoặc tiếp diễn của động từ
“hope”, và chỉ có một sự khác biệt nhỏ về nghĩa.
·
We hope/ We are hoping (that) you can come and stay with us
soon.
Tuy nhiên người ta thường không sử dụng dạng tiếp diễn đối với động từ expect khi
nó đứng trước mệnh đề that.
·
I expect that she will be here soon. (không dùng: I am expecting
that she …)
Trước động từ infinitive, có thể dùng hope và expect ở cả dạng đơn giản và tiếp diễn
với một chút khác biệt nhỏ.
·
We hope/ We are hoping to get to Canada next weekend.
·
We except/ We are excepting to hear from Lucy today.
Sau I hope, chúng ta thường dùng thì hiện tại mang ý nghĩa tương lai.
·
I hope the bus comes (= will come) soon.
Còn I was hoping lại mang ý chỉ một lời yêu cầu lịch sự.
·
I was hoping you could lend me some money.
I had hoped…: nói về những hy vọng không thành hiện thực.
·
I had hoped that Ann would become a doctor, but she wasn’t
good enough at science.


Phần 5: "Go to school" và 'go to the school"
" go to school " và"go to the school "đều có nghĩa là đi tới
trường nhưng chúng khác nhau ở chỗ nào?
" go to school " và"go to the school "đều có nghĩa là đi tới trường
nhưng chúng khác nhau ở chỗ:
"go to school" la đến trường để học
còn " go to the school " là đến trường nhưng không để học mà để làm
một việc nào đó chứ không phải để đi học
Nói cách khác là nếu bạn đến nơi đó với đúng mục đích của nó thì
không có "the", nếu bạn đến vì mục đích khác thì dùng "the".
Luật này áp dụng cho một số nơi đặc biệt tương tự: church, príson, hospital, court.
- Go to church: đi nhà thờ (tôi là giáo dân và đến dự lễ)
- Go to the church: đến nhà thờ vì mục đích khác (thí dụ tôi là thợ sơn, đến để sơn nhà
thờ)
- Go to prison: vô tù... ở.
- Go to the prison: đến nhà tù vì mục đích khác
- Go to hospital: đến bệnh viện vì bệnh, bị thương...
- Go to the hospital: đến bệnh viện vì mục đích khác


- Go to court: ra toà (kiện hoặc bị kiện)
- Go to the court: đến toà án vì mục đích khác

Phần 6: Either – Neither – Both – Not only …. But
also(part 1)
A- Đặc điểm:
*Either = hoặc cái này, hoặc cái kia, hoặc người này hoặc
người kia.
*Neither = Không phải cái này mà cũng không phải cái kia,

không phải người này mà không phải người kia.
*Both = cả hai
Có một số điểm giống nhau:
a> Ba từ nói trên chỉ có thể dùng để chỉ hai người hoặc hai vật, không thể chỉ ba
người hay ba vật trở lên.
Either shirt is OK : cái áo sơmi nào cũng được (nghĩa là cái này hay cái kia đều
được)
I like neither of them : tôi không thích người nào cả (trong số hai người)
They are both too young to go to school : cả hai đứa đều còn nhỏ quá chưa đi học
được.
b> Ba từ nói trên đều có thể dùng như một tính từ, đại từ hay liên từ
+ Tính từ
Neither student í good at maths.
There are trees on either side of this treet.
Both these girls are married.
+ Đại từ
Either (of them) can swim.
Neither (of them) has a bicycle.
I kow both (of them).
+ Liên từ
He neither drinks nor smokes
A bird may be either shot or trapped
The statue of Liberty was both designed and presented to the American people by the
sculptor Auguste Bartholdi.
Trong phần liên từ này ta có thể kể thêm tương liên từ (correlative) not only…
but also… (không những….mà còn…. Vì cấu trúc gần giống như các liên từ =
either…or…,neither…nor…, và both… and…).
Riêng về trạng từ, thì “either” “neither” có khi được dùng ở vị trí trạng từ,
nhưng “both” thì không. Trái lại “both” có thể lảm nhiệm vụ đồng vị khi chủ
ngữ là một đại từ nhân xưng.:

We both cut ourselves while shaving.
Từ đồng vị “both” cũng có thể đứng giữa một trợ từ và động từ chính hay sau động từ
“to be”.
They can both swim well
You are both late.
They have both gone to market.


B- Cấu trúc


Tính từ: tính từ mô tả, nhất là tính từ chỉ màu sắc, thường có hai chức năng: bổ
ngữ (C), định ngữ (M). Tuy nhiên có một số tính từ trong đó có either, neither,
both, chỉ làm định ngữ mà thôi. Là định ngữ, ba tính từ này đều đứng trước
danh từ số ít.

a) EITHER & NEITHER
Either tourist speaks English.
Neither umbrella is mine.
Either student is good at maths, aren’t they?
Neither person witnessed the accident, did they?
Từ những ví dụ trên chúng ta có thể rút ra những kết luận về cách dùng “either” &
“neither”
- Danh từ mà “either”, “neither” thêm nghĩa, không bao giờ có mạo từ “a”, “an” đứng
trước, cho dù danh từ ấy là một danh từ đếm được.
-“Either”, “neither” cúng không chấp nhận mạo từ “the”, “this”, “that” hay một tính từ
sở hữu nào đó.
- “Either”, “neither” chỉ thêm nghĩa cho danh từ số ít, do đó khi danh từ là chủ ngữ thì
động từ ở số ít. Tuy nhiên, trong tiếng Anh hiện đại, khi danh từ ấy bao gồm cả nam
lẫn nữ, thì đại từ thay thế phải ở số nhiều. Tính từ sở hữu của danh từ ấy cũng ở số

nhiều:
o Either student left their books behind
b) BOTH
Both students were wearing uniforms.
Both these/those/our houses are in Dien Bien Phu st.
We both agreed to his proposal.
We can both cook well
They were both late.
Qua những ví dụ trên chúng ta nhận xét có gì khác nhau giữa BOTH, EITHER,
NEITHER
- “Both” luôn ở số nhiều. Do đó danh từ mà “both” thêm nghĩa cũng luôn ở số nhiều,
nếu là một danh từ đếm được.
- Danh từ đi sau “both” có thể có mạo từ “the”, tính từ chỉ định (determinative) như
“these”, “those”, hay tính từ sở hữu như “my”, “your”… đi trước. Nhưng các từ đi
trước này lại đứng sau “both”, mặc dù “both” là một tính từ.
- “Both” không có chức năng trạng từ, nhưng có thể làm từ đồng vị cho đại từ chủ
ngữ. Là từ đồng vị “both” có thể đứng trước động từ chia rồi, sau “to be”, giữa trợ từ
và động từ chính.

Either – Neither – Both – Not only …. But also(part
2)


Chúng ta cùng tiếp tục với bài học về Either – Neither –
Both – Not only ….
B.Cấu trúc.
.Trạng từ
B- Cấu trúc
.Tính từ(part 1)
• Trạng từ:

She can’t climb the mountain and he can’t EITHER.
I wasn’t at the beauty contest and NEITHER was she.
Thuy didn’t have her hair cut, NEITHER did her brother.
A: I shan’t go overseas next month.
B: I shant’t EITHER/ NEITHER shall I.
Từ các ví dụ trên ta có thể thấy, EITHER và NEITHER khi được dụng như một trạng
từ thì chỉ có thể sử dụng ở thể phủ định.
a) EITHER (Adv)
i) Cả hai vế,trước và sau, đều ở thể phủ định
ii) EITHER đứng sau “to be”, sau trợ động từ (trong câu hỏi ngắn gọn) và ở cuối câu.
I’m not happy and you arenn’t EITHER.
She can’t ski and I can’t EITHER.
The boy didn’t do his homework, he didn’t learn his lesson EITHER.
He hasn’t been to Halong Bay and his sister hasn’t been there yet EITHER.
b) NEITHER/NOR (Adv)
i) NEITHER và NOR có thể được dùng để bày tỏ sự động ý với một lời phát biểu phủ
định.
A: I can’t dance
B: I can’t EITHER (NEITHER/NOR can I)
Chú ý: trong đàm thoại còn có thể nói: Me NEITHER! / NOR me!
ii) NEITHER và NOR trong câu nói mà chủ ngữ ở cả hai vế trước và sau đều là một
người nói thì có hai cách:
* Cách thứ nhất: Trước NEITHER hay NOR có thêm một liên từ kết hợp là AND hay
BUT (động từ ở mệnh đề sau ở dạng nghi vấn)
He can’t dance and NEITHER/NOR can his sister.
I can’t play the violin but NEITHER/NOR can her.
Chú ý: Cách dùng AND và BUT với NOR thì người Anh thường dùng hơn các người
nói tiếng Anh khác trên thế giới (Úc, philipin…). Ngược lại, các nơi khác thì thường
dùng AND và BUT với NEITHER hơn.
* Cách thứ hai: Tiếp theo vế thứ nhất, không cần dùng liên từ AND hay BUT mà chỉ

cần ngăn cách giữa hai mệnh đề bằng một dấu phẩy (lẽ dĩ nhiên động từ vẫn ở thể


nghi vấn)
He wasn’t invited to the party, NOR did he want to join in.
iii) Đôi khi NEITHER/NOR (trạng từ) cũng được dùng trong một câu mà vế trước
dùng ở thể khẳng định (thường thì giữa hai mệnh đề độc lập có một dấu
He slept all day; NOR did he eat anything.
3. Đại từ:
Khi BOTH, EITHER, NEITHER thay thế cho một anh từ, nó trở thành đại từ.
a) Đại từ này có thể thay thế cho một danh từ được hiểu ngầm (nghĩa là khi nói ra thì
người nghe biết đó là người nào, vật nào)
BOTH passed the exam. (BOTH = 2 students)
I don’t like EITHER (EITHER = Example, Tea or Coffee)
b) Đại từ này thường có “OF” đi theo sau khi muốn chỉ sự lựa chọn trong số hai
người, hai vật cụ thể:
I haven’t seen EITHER of those films
BOTH of these restaurants give good services.
NEITHER of us wanted to go to bed.
Khi dùng EITHER, NEITHER, BOTH đi với “of” cần lưu ý những điểm sau:
i) Of là giới từ chỉ tổng số người hay tổng số vật mà từ đó ta trích ra một số thường là
nhỏ hơn. Danh từ hay đại từ chỉ tổng số đi sau “of” và đại từ chỉ số trích ra đi trước
“of”. Tổng số tronh trường hợp này chỉ có hai người hay hai vật. Số trích ra có thể là
1 người hay 1 vật (EITHER, NEITHER) hay cả hai người hay hai vật (BOTH). Bởi
vậy không cần dùng từ “two” trong tổng số mà người nghe hay người đọc vẫn biết
được tổng số chỉ có hai người hay hai vật.
ii) Danh từ đi sau “of” , nếu là danh từ đếm được, thường ở số nhiều và xác định,
nghĩa là hoặc có mạo từ “the” hoặc có tính từ chỉ định như “these”, “those” hoặc có
tính từ sở hữu như “his”, “my”.v.v… đứng trước. (chú ý: nếu danh từ đi sau “of” nếu
không mang nghĩa tổng số thì không cần tuân theo quy luật này)

BOTH of the hotels we stayed in were expensive.
NEITHER of these girls know how to swim.
EITHER of my daughters is married.
iii) Đại từ EITHER, NEITHER, đứng truớc “of” là số ít, nên theo quy luật ngữ pháp
thì động từ phải ở số ít. Nhưng trong lối văn đàm thoại thì người ta thích dùng ở số
nhiều hơn.
I’m a native of England but NEITHER of my parents is/are English.
EITHER of his sons is/are abroad.
iv) Cũng giống như danh từ có EITHER, NEITHER thêm nghĩa, đại từ EITHER,
NEITHER, trên nguyên tắc là ở số ít nhưng khi thay thế bằng một đại từ nhân xưng


hay dùng một tính từ sỡ hữu có liên hệ đến hai từ ấy thì người Anh chọn số nhiều,
mặc dù có khi hai người ở cùng một giống (đực hoặc cái) chứ không phải khác phái:
EITHER of your daughters is/are married,aren’t they?
NEITHER of these students did their homework.
v) Tuy EITHER có thể làm chủ ngữ ở trong câu khẳng định và nghi vấn nhưng nó
không thể làm chủ ngữ cho một động từ ở thể phủ định.
EITHER of these pupils did not do their homework. (sai)

Either – Neither – Both – Not only …. But also(part
3)
B- Cấu trúc
1.Tính từ(part 1)
2.Trạng từ
3.Đại từ (part 2)
4.Liên từ :
4. Liên từ:
a) Quy luật chung: Các liên từ EITHER… OR…, NEITHER…
NOR…, BOTH….AND…., NOT ONLY…. BUT ALSO…. Có một

quy luật chung, gọi là quy luật cân đối, nghĩa là trong câu kép (compound sentence)
hễ trong vế đầu hay mệnh đề đầu EITHER,NEITHER, BOTH, NOT ONLY đi với
loại từ nào thì trong vế sau hay mệnh đề sau OR, NOR, AND, BUT ALSO cũng phải
đi với loại từ đó. Ví dụ:
He speaks BOTH English AND French. (vế trước BOTH đi với 1 danh từ, vế sau
AND cũng đi với 1 danh từ)
Chú ý: nếu ta nói: “He BOTH speaks English AND French” thì mất cân đối nhưng
trong văn đàm thoại vẫn chấp nhận được.
She NEITHER smokes NOR drinks. (NEITHER, NOR đều đứng trước động từ)
He is BOTH deaf AND dumb. (BOTH, AND đều đứng trước tính từ)
You can speak EITHER slowly OR fast. It doesn’t matter to me. (EITHER, OR đều
đứng trước trạng từ)
Your father was NEITHER at home NOR in his office. (NEITHER, NOR đều đứng
trước giới từ)
She gave up her job NOT ONLY because she had a baby BUT ALSO because the pay
was low (NOT ONLY, BUT ALSO đều đứng trước một liên từ)
b) Những trường hợp cá biệt:
i) EITHER…OR… và NEITHER…NOR…
* EITHER và NEITHER liên từ, khác với EITHER và NEITHER tính từ ở chỗ danh
từ đi sau EITHER…OR… và NEITHER…NOR… có thể có mạo từ xác định, hay
không xác định, có this, that hay tính từ sở hữu đứng trước:
EITHER my father of my mother will see me off
I have got NEITHER the time NOR the money to go travelling.
EITHER a boy OR a girl can do callisthenics.
NEITHER this hat NOR that one suits me.


* EITHER…OR…, NEITHER…NOR…, có khi được áp dụng cho ba người hay vật
You can EITHER make some coffee OR you can make some tea, OR you can do
BOTH.

NEITHER enticement, NOR threat, NOR torture could make him supply any
information.
* Nếu chủ từ khác nhau về số (nhiều hay ít) hay về ngôi (person) thì động từ hiệp theo
từ gần nhất, tức theo nguyên tắc từ gần nhất (principle of proximity).
NEITHER he NOR his friends were seen at the meeting.
EITHER the boy OR his brothers have been there
EITHER you OR I am to blame.
NEITHER you NOR she was wrong.
Tuy nhiên, người ta thường tránh lối để chủ ngữ như vậy và tách riêng chủ ngữ ra hai
vế khác nhau
EITHER you are to blame OR I am
You were not wrong, NOR was she.
ii) NOT ONLY… BUT ALSO…
* Trong câu “NOT ONLY…BUT ALSO…”, vế sau có thể để nguyên BUT ALSO,
nhưng cũng có thể bớt Also hay tách rời also khỏi but và để also trở thành một trạng
từ thêm nghĩa cho động từ, có khi cả But cũng có thể bỏ
NOT ONLY children but grown up people also love Walt Disney cartoons.
NOT ONLY children but (also) grown up people love Walt Disney cartoons.
* Khi NOT ONLY…BUT ALSO… cùng đi với động từ nhưng ta lại muốn nhấn
mạnh để người nghe hay người đọc chú ý hơn thì có thể để NOT ONLY ở đầu câu và
động từ thì ở dạng nghi vấn.
NOT ONLY did the bush crash into a tree, (but) it also ran over a child.

Phần 7. Exclamation (câu cảm thán trong tiếng Anh)
Câu cảm thán (exclamator sentence): là câu diễn tả một
cảm giác (feeling) hay một xúc động (emotion). Hình thức
cảm thán thường được cấu tạo với HOW, WHAT, SO,
SUCH + Câu cảm thán với “WHAT “theo những cấu trúc
như sau:
WHAT + a/ an + adj + danh từ đếm được

What a lazy student! (Cậu học trò lười quá!)
What an interesting novel! (Quyển tiểu thuyết hay quá!)
Ghi chú: đối với cấu trúc này, khi danh từ đếm được ở số nhiều, ta không dùng a/an.
Và lúc đó cấu trúc câu sẽ là:


WHAT + adj + danh từ đếm được số nhiều
What tight shoes are! (Giầy chật quá!)
What beautiful flowers are! (Bông hoa đẹp quá!)
Đối với danh từ không đếm được, ta theo cấu trúc:
WHAT + adj + danh từ không đếm được
What beautiful weather! (Thời tiết đẹp quá! )

Đối với cấu trúc vừa kể, người ta có thể thêm vào phía sau một chủ từ và một động từ.
Và lúc đó, cấu trúc với “What “ sẽ là:
What + a/ an + adj + noun + S + V
What lazy students! (Tôi đã xem một phim hay quá)
What a good picture they saw! (Chúng nó là những học sinh lười biếng biết bao
nhiêu)

+ Câu cảm thán với “ HOW” có cấu trúc như sau:
HOW + adjective/ adverb + S + V
How cold (adj) it is!
How interesting (adj) this film is!
How well (adv) she sings!

Phần 8: A. Each và every giống nhau về nghĩa. Thường
thì việc dùng each hay every là như nhau:
Each time (hay every time) I see you, you look different. (Mỗi lần tôi gặp anh, trông
anh mỗi khác.)

There’s a telephone in each room (hay every room) of the house. (Mỗi phòng của căn
nhà này có một cái điện thoại.)
Nhưng each và every không phải giống nhau một cách tuyệt đối. Hãy xét sự khác
nhau:


Each
Ta dùng each khi chúng ta nghĩ tới các vật, sự việc như những phần tử rời rạc,
từng cái một.
Study each sentences carefully (= study the sentences one by one)
(Hãy nghiên cứu từng câu một cách cẩn thận.)
Each thường được dùng hơn với số lượng nhỏ:
There were four books on the table. Each book was a different colour.
(Có bốn quyển sách ở trên bàn. Mỗi quyển có một màu khác nhau.)
(in a card game) At the beginning of the game, each players has three cards. (trong
cuộc chơi bài)
Tại lúc bắt đầu cuộc chơi, mỗi người chơi có ba quân bài.
Every
Ta dùng every khi ta nghĩ tới các vật, sự việc như một nhóm. Nghĩa tương tự như
all.
Every sentence must have verb. (all sentences in general).
(Mỗi câu đều phải có động từ)
Every thường dùng cho số lớn:
Carol loves readings. She has read every book in the library.
(Carol thích đọc sách. Cô ấy đã đọc mọi quyển sách trong thư viện.)
I would like to visit every country in the world. (=all the countries)
(Tôi muốn đi thăm mọi nước trên thế giới.)
Each (không phải every) có thể được dùng cho hai vật, sự việc...:
In a football match, each team has 11 players. (không nói 'every team')
(Trong một trận đấu bóng đá, mỗi đội gồm 11 cầu thủ.)

Ta dùng every (không dùng each) để nói việc nào đó xảy ra thường xuyên như thế
nào:
“How often do you go shopping?” “Every day.” (không nói 'each day')
"Bạn đi mua hàng thường xuyên như thế nào?" "Hàng ngày."
There’s a bus every ten minutes. (không nói 'each ten minutes') (Cứ mười phút có một
chuyến xe buýt.)


B. Hãy so sánh các cấu trúc dùng với each và every:
Each
- Có thể dùng each cùng với danh từ.
each book
each student
- Có thể dùng each một mình (không kèm danh từ) :
None of the rooms was the same. Each was different. (= each room)
Không có phòng nào giống nhau. Mỗi phòng mỗi khác.
- Hoặc bạn có thể dùng each one:
Each one was different.
- Bạn có thể nói each of (the.../these... .v.v.) :
Read each of these sentences carefully.
(Hãy đọc mỗi câu này một cách cẩn thận.)
Each of the books is a differences colour.
(Mỗi quyển sách có một màu khác nhau.)
Cũng vậy với each of us/you/them
Each of them is a different colour.
Mỗi cái trong chúng có màu khác nhau.
Every
- Có thể dùng every với danh từ:
every book
every student

- Có thể nói every one (nhưng không dùng every một mình):
“Have you read all these books?” “Yes, every one.”
"Bạn đã đọc tất cả những quyển sách này?" "Vâng, tất cả".
Bạn có thể nói every one of... v.v... (nhưng không nói 'every of...')
I’ve read every one of those books.
(không nói every of those books).
I’ve read every one of them.
Tôi đã đọc tất cả chúng.
- Bạn có thể dùng each ở giữa hay ở cuối câu. Ví dụ:
The students were each given a book. (= Each student was given a book)
Sinh viên mỗi người được phát một quyển sách.
These oranges cost 25 pence each.
Những quả cam này giá 25 xu một quả.
- Everyone và every one
Everyone (một từ) chỉ dùng cho người (= 'everybody') . Every one (hai từ) dùng được
cho cả người và vật. Với each one cũng vậy (xem mục B) :
Everyone enjoyed the party. (=Everybody...)
Mọi người đều hài lòng với bữa tiệc.
He is invited to lots of parties and he goes to every one. (= to every party)
Anh ấy hay được mời dự tiệc và anh ấy dự tất cả.


Phần 9: Động từ Feel
Sau động từ Feel có thể là tính từ hoặc danh từ
* A baby’s hand feels smooth.
* I always feel sleepy on Mondays.
* When she realized what she had done, Alice felt (= thought
that she was) a complete idiot.
Feel có thể được dùng với chủ ngữ chỉ người (I, you …) để nói về
cảm giác đang có tại một thời điểm nào đó. Có thể dùng ở cả

dạng hiện tại đơn và tiếp diễn. Chỉ có một sự khác biệt nhỏ
I feel fine. (= I am feeling fine.)
Do you feel happy? (= Are you feeling happy?)
‘How are you feeling?’ ‘Not too bad, but I still have a slight headache.’
Feel có thể được dùng với chủ ngữ chỉ vật, có nghĩa là “mang lại cho ta cảm giác” gì
đó. Trong trường hợp này, người ta không dùng với thì tiếp diễn
A baby’s hand feels smooth. (NOT … is feeling smooth.)
That feels nice. (NOT … is feeling nice.)
Feel like; feel as if/though
Feel like something có nghĩa là “có mong muốn/ ước muốn cái gì/làm gì đó”.
Thường sau đó sẽ là động từ dạng V-ing
I feel like (having) a drink. (= I would like to have a drink.)
I feel like going for a walk. (= I would like to go for a walk.)
He was so rude. I felt like slapping his face. (= I wanted to slap him.)
I felt like crying. (= I wanted to cry.)
Sau feel like có thể là một mệnh đề, mang nghĩa tương tự với as if/ as though.
She felt like she was in a dream. (= It seemed as if she was in a dream.)
So sánh với:
I felt like swimming. (= I wanted to swim.)
I felt like/as if I was swimming. (= It seemed as if I was swimming.)
Feel với vai trò là động từ thường
Theo sau động từ Feel là một tân ngữ, thường nói tới cảm giác về mặt thể chất (cảm
nhận qua các giác quan)
He gently felt the smoothness of her cheek.
Just feel how cold my hands are.
Sau tân ngữ ta cũng có thể dùng động từ dạng V- ing
I could feel a chill running down my spine.
He could feel the sweat trickling down his neck.
Feel thường được dùng để bày tỏ ý kiến phản hồi, theo sau đó là mệnh đề That
I feel certain that I am right.

She felt that she could no longer carry on.
I felt that she was lying to me.
I felt that she was arrogant.

Phần 10: Cụm từ "pick up"
Các bạn chắc hẳn không thể ngờ được cụm từ “pick up” tưởng
chừng đơn giản mà chúng ta lại có thể hiểu theo 10 cách tùy
trong ngữ cảnh khác nhau. Hãy cùng Global Education khám
phá cụm từ đa nghĩa này nhé.


1. Nâng hoặc mang cái gì đó.
Ví dụ:
She put her coat on, picked up her bag, and left.
(Cô ta mặc áo khoác, mang giỏ, và đi).
2. Học hỏi qua kinh nghiệm chứ không phải bằng sự cố gắng
Ví dụ:
When I got back from Tokyo I realised that I had picked up quite a few Japanese
words.
(Khi tôi trở về từ Tokyo tôi đã nhận ra rằng tôi đã học được nhiều từ Nhật).
3. Có sự tiến triển hoặc cải tiến
Ví dụ:
Business was very slow for the first few months, but it picked up in the new year.
(Việc kinh doanh rất chậm trong những tháng đầu, nhưng có sự tiến triển trong
năm mới).
4. Mắc bệnh truyền nhiễm
Ví dụ:
I picked up a chest infection towards the end of the week.
(Tôi bị mắc bệnh truyền nhiễm ngực vào cuối tuần).
5. Bắt giữ hoặc giam người nào đó

Ví dụ:
The bank was robbed at 6pm. The police had picked up 3 suspects by 9.
(Ngân hàng bị trộm vào lúc 6 giờ. Cảnh sát đã bắt giữ 3 người tình nghi vào lúc
9 giờ).
6. Đón ai đó bằng xe hơi
Ví dụ:
Pick me up at 6 – I’ll be waiting outside the train station.
(Đón em vào lúc 6 giờ - em sẽ chờ anh trước nhà ga).
7. Mua cái gì đó
Ví dụ:
Could you pick up some milk on your way - Luyện thi TOEIC hiệu quả
home please?
- Ôn luyện TOEFL-iBT
(Anh mua sữa trên đường về nhé?). - Kinh nghiệm học tập bổ ích
8. Trả hoá đơn, đặt biệt cho người khác
Ví dụ:
We went to a lovely restaurant, but I'm not sure how much it cost: John picked up the
bill.
(Chúng tôi đã ăn tại một nhà hàng xinh đẹp, nhưng tôi không biết giá bao nhiêu:
John đã thanh toán hoá đơn).
9. Tiếp tục một việc gì đó mà được tạm ngừng lại trong một thời gian
Ví dụ:
We're out of time, so we'll end the meeting now, but we can pick it up again next
week.
(Chúng ta không còn thời gian nữa, vì thế phải ngừng cuộc họp, nhưng chúng ta
sẽ họp lại vào tùân tới).
10. Nhận được sóng trên truyền hình, radio
Ví dụ:
We can’t pick up channel 5 in this area.
(Chúng tôi không xem được kênh 5 trong khu vực này).




×