Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BÁO CÁO SƠ KẾT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG NÔNG THÔN MỚI 5 NĂM 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.71 KB, 10 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ PHƯỚC THÀNH
BAN QUẢN LÝ
XD NÔNG THÔN MỚI
Số:

/BC-BQL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phước Thành, ngày 04 tháng 11 năm 2015

BÁO CÁO
Sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình
Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới 2011-2016
Phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, KẾT QUẢ THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
GIAI ĐOẠN 2011-2016
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI 5 NĂM 2011-2015:
1. Công tác tuyên truyền, vận động:
Công tác tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương, chính sách về xây dựng
NTM được Ban chỉ đạo và Ban quản lý NTM xã quan tâm triển khai, phổ biến đến
cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức, giúp cho cán bộ và
nhân dân hiểu rõ hơn mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo của TW, tỉnh, huyện,
xã về xây dựng NTM để nhân dân chủ động và tích cực tham gia vào các nội dung
xây dựng NTM.
UBND xã đã chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền thông qua các phương
tiện đài thuyền thanh xã, các pa nô, áp phích, khẩu hiệu để tuyên truyền cổ động
nhân dân nâng cao nhận thức về công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã;


xã đã tổ chức niêm yết công khai tại trụ sở xã nội dung Đồ án, Đề án quy hoạch
nông thôn mới và niêm yết công khai bản đồ quy hoạch tổng thể NTM trên địa bàn
xã đến năm 2020. Ngoài ra, hằng năm UBND xã còn chỉ đạo phối hợp với Mặt
trận và các ngành đoàn thể xã tổ chức lồng ghép nội dung xây dựng nông thôn mới
vào các đợt tuyên truyền phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” các nội dung xây dựng làng bản, gia đình văn hóa, bảo vệ môi trường, đảm
bảo ANTT; tích cực tham gia sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững…
- Với đặc thù của xã là địa hình và cơ sở hạ tầng khó khăn cơ bản trong việc
xây dựng xã nông thôn mới, để phấn đấu thực hiện đạt các tiêu chí nông thôn mới
UBND xã cùng các ngành đoàn thể xã đã tăng cường công tác tuyên truyền nâng
cao ý thức nhân dân, vận động, thuyết phục người dân đóng góp ngày công, góp
của, hiến đất, tài sản... tạo điều kiện thuận lợi để GPMB xây dựng cơ sở hạ tầng và
các công trình phục vụ dân sinh góp phần vào công cuộc xây dựng xã nông thôn
mới theo các tiêu chí của Chính phủ đề ra.
2. Công tác thành lập kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình:


Sau khi được sự chỉ đạo của UBND huyện, xã đã bám sát các văn bản hướng
dẫn của Trung ương, tỉnh và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của UBND huyện và
các ngành của huyện nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng các nội dung hướng dẫn
của Chương trình. UBND xã tham mưu cho Đảng ủy xã thành lập Ban chỉ đạo
Nông thôn mới xã, đồng thời UBND xã cũng đã ban hành Quyết định số 33/QĐUBND ngày 12/11/2012 thành lập Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới xã với 17
thành viên để làm công tác trực tiếp tham mưu giúp việc cho UBND xã tổ chức
thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó UBND xã cũng đã thành lập Ban phát triển ở 6/6
thôn để làm nòng cốt trong quá trình thực hiện nội dung xây dựng NTM trên địa
bàn các thôn.
Ban chỉ đạo và Ban quản lý Nông thôn mới xã đã tổ chức phân công nhiệm
vụ các thành viên theo từng lĩnh vực phụ trách. Phân công các thành viên phụ trách
địa bàn các thôn để triển khai công tác vận động nhân dân để thực hiện những tiêu

chí.
Ban quản lý xã đã triển khai tham mưu cho UBND xã xây dựng hoàn chỉnh
nội dung Đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn giai
đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020, Hoàn chỉnh Đề án xây dựng Nông
thôn mới trên địa bàn xã giai đoạn 2014-2020 đề ra tiến độ thực hiện và dự kiến
tiêu chí đạt được theo từng thời điểm.
3. Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ thực hiện chương trình:
Từ năm 2011-2015 trên địa bàn xã đã tổ chức được 02 lớp tập huấn về Nông
thôn mới do huyện tổ chức, thành phần cho Cán bộ, công chức xã, cán bộ thôn và
người uy tín thôn với số lượng 83 người tham gia (trong đó: năm 2014: 37 người;
năm 2015: 46 người). Bên cạnh đó trong những năm qua UBND xã đã cử cán bộ
lãnh đạo, PCT UBND xã đội viên dự án 600 và các công chức xã tham gia đầy đủ
các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về nông thôn mới do huyện, tỉnh tổ chức, qua
đó giúp cán bộ, công chức xã nâng cao được năng lực về tổ chức thực hiện tại xã.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
1. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới:
a. Lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới:
Xác định quy hoạch là tiền đề của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là cơ sở
nền tảng căn cứ để thực hiện cụ thể cho các tiêu chí. Ngay khi được chỉ đạo của
UBND huyện xã đã chủ động phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng và đơn vị tư
vấn là Công ty CP tư vấn xây dựng Đại Thành Công triển khai rà soát tổng thể địa
bàn xã đánh giá một cách đầy đủ hiện trạng và thực trạng Kinh tế - xã hội, cơ sở hạ
tầng, tài nguyên, đất đai... của xã để có định hướng cụ thể cho việc lập quy hoạch
sơ bộ nông thôn mới trên địa bàn xã. UBND xã đã chỉ đạo phân công cán bộ, công
chức xã xuống các thôn làm việc và lấy ý kiến của Chi bộ - Ban nhân dân – Ban
CT Mặt trận – Các đoàn thể và nhân dân các thôn về các công trình và nội dung
cần đưa vào quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn các thôn.
Trên cơ sở đó UBND xã đã tổ chức họp chỉnh sửa bổ sung hoàn chỉnh quy
hoạch tổng thể Xây dựng NTM của xã. UBND xã đã trình và được UBND huyện
phê duyệt Đồ án Quy hoạch tổng thể xây dựng Nông thôn mới (Quyết định số

1030/QÐ-UBND ngày 25/6/2014). UBND xã đã công bố quy hoạch 6/6 thôn để
2


nhân dân được rõ, đồng thời tổ chức niêm yết công khai bản đồ quy hoạch xây
dựng Nông thôn mới giai đoạn 2014-2020.
b. Lập đề án xây dựng nông thôn mới, Đề án PTSX nâng cao thu nhập:
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể nông thôn mới được duyệt, UBND xã đã chỉ
đạo tiến hành lấy ý kiến các ban, ngành, đoàn thể trong xã để lập và hoàn chỉnh Đề
án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn giai đoạn 20142016 và định hướng đến năm 2020 xã đã trình UBND huyện và Phòng NN&PTNT
huyện đến nay đề án này đã được phê duyệt.
Về Đề án xây dựng Nông thôn mới xã giai đoạn 2014-2020, UBND xã chỉ
đạo các ban ngành phối hợp lập và hoàn chỉnh Đề án xây dựng Nông thôn mới chú
trọng đánh giá đúng thực trạng đề ra tiến độ thực hiện và dự kiến tiêu chí đạt được
theo từng thời điểm phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn xã. Đến nay Đề án
đã trình UBND huyện và các ngành chức năng huyện đang thẩm định chờ phê
duyệt.
2. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân:
Trong những năm gần đây, trên địa bàn xã xuất hiện nhiều hộ làm trang trại
sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao nhưng quy mô còn ở mức nhỏ lẻ hộ gia đình
và mang tính tự phát chưa hình thành mô hình sản xuất mang tính chuyên biệt rõ
rệt, chủ yếu là các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp canh tác lúa nước, vườn
rừng, quy mô nhỏ lẻ, có hình thành sản phẩm hàng hóa nhưng còn ở mức độ nhỏ.
Về cây công nghiệp trên địa bàn: xác định cây chủ lực cho giá trị kinh tế hiện
nay vẫn là cây quế bản địa với chất lượng tinh dầu được thị trường khá ưu chuộng
diện tích khoảng 300 ha nhưng thời gian cho khai thác quá lâu (15-25 năm). Ngoài
ra có khoảng 20 ha cây Bời lời đỏ Nhà nước cấp cho nhân dân trồng thử nghiệm
các năm trước và khoảng 30 keo lai bà con trồng tự phát, hiện nay chưa đánh giá
được hiệu quả kinh tế của các loại cây này. Về chăn nuôi trên địa bàn xã còn ở
mức độ nhỏ lẻ, chủ yếu chăn nuôi các giống trâu, bò, lợn, gia cầm... nhưng thiếu áp

dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, rủi ro nhiều, hiệu quả chưa cao. Việc
tìm đầu ra để tiêu thụ lâu dài cho nông, lâm sản tại địa phương là một vấn đề hết
sức khó khăn, do rrên địa bàn xã hiện nay vẫn chưa xuất hiện mô hình liên kết sản
xuất: hợp tác xã hoặc tổ hợp tác.
Các dự án về hỗ trợ phát triển sản xuất như: Nghị quyết 30a, Chương trình
135, Quyết định 102/2009/QĐ-TTg được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
từng bước phát huy được hiệu quả, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Từ
năm 2010 đến nay các chương trình, dự án do huyện và xã là chủ đầu tư đã hỗ trợ
cho nhân dân: 40 con Trâu giống; 119 con Bò sinh sản; 339 con Heo giống; 400
con Ngan và Gà giống; 5.000 con Cá giống; 11.300m Ống nước; 175.000 cây Bời
Lời giống; 1.600 cây Vú Sữa; 27.000 kg phân bón NPK; 3.500 cây Chuối Tiêu
Hồng; 23 Máy tuốt lúa; 04 máy xát lúa; 41 Bình bơm; 470 cái Cuốc; 470 cái Xẻng;
470 Rựa; Muối iốt; Lúa giống; giống Ngô nếp; giống Đậu Phụng, giống Rau các
loại... cho nhân dân sản xuất. Riêng tổng nguồn vốn các dự án hỗ trợ PTSX do xã
làm chủ đầu tư là: 1.800.000.000 đồng (trong đó: năm 2012 CT135: 300 triệu; năm
3


2014 30a+135: 550 triệu; 2015 30a+135: 950 triệu). Riêng nguồn vốn Nông thôn
mới mua 23 máy tuốt lúa cấp cho 69 hộ dân (2013): 58.600.000 đồng.
Ngoài ra dự án Giảm nghèo Tây nguyên từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế
giới (WB) đang triển khai mô hình chăn nuôi bò lai tập trung tại thôn 2 và dự kiến
sẽ triển khai thêm 04 mô hình sản xuất lúa nước tại các thôn: 1A, 3, 4A, 4B vào
cuối năm 2015.
3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu:
Các công trình hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã luôn được Nhà nước quan
tâm đầu tư xây dựng bằng nhiều nguồn vốn lồng ghép, đã góp phần dần hoàn thiện
cơ sở hạ tầng, phục vụ dân sinh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, từng
bước đẩy nhanh công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Qua 5 năm, đã đầu tư được 33 công trình từ các nguồn vốn: 135, 30a, XDCB,
WB... với tổng nguồn vốn đầu tư lên tới hơn: 37,3 tỷ đồng. Cụ thể:
TT
1
2
3
4
1
2
3
1
2
3

Tên công trình
Năm 2011:
Đường bê tông nội bộ thôn 3
Cầu treo thôn 3
Điểm trường thôn 3
Trường THCS xã Phước Thành
Năm 2012:
Trụ sở UBND xã
Trường mẫu giáo Phong Lan
Điện thôn 3
Năm 2013:
Dãn dân thôn 1A
Điện Trung tâm xã
Nhà hiệu bộ Trường THCS Phước
Thành


4

Thủy lợi Nước Xoan (thôn 1A)

5

K. cố hóa kênh mương thủy lợi thôn 2

1
2
3
4
5
6
7
8

Năm 2014:
Dãn dân thôn 1B
Dãn dân thôn 4A
Điện thôn 2
02 Phòng Công vụ Trường Mẫu giáo
Phong Lan
Tường rào, cổng ngõ trụ sở UBND xã
Phước Thành
Thủy lợi thôn 2
Sửa chữa cầu treo thôn 3
Sửa chữa Thủy lợi thôn 3

Tổng mức đầu

tư (đồng)
3.449.392.000
2.038.953.000
1.287.902.000
1.744.675.000
1.410.439.000
4.521.000.000
3.532.000.000
989.000.000
4.333.000.000
12.430.438.000
2.320.000.000
1.835.000.000

Nguồn vốn
NS huyện
NS huyện
30a&KCH Trường học
CT 135/CP
NS huyện
NQ 30a/CP
NQ 30a/CP
NQ 30a/CP
NQ 30a/CP

2.037.000.000 XDCB
1.596.000.000 NQ 30a/CP
308.438.000 XDCB
8.864.644.000
1.638.379.000 NQ 30a/CP

2.573.078.000 NQ 30a/CP
2.206.611.000 CT 135/CP

Chủ đầu tư

Phòng KT-HT
BQLDAĐT
&XD huyện
BQLDAĐT
&XD huyện

Ban QL các DA
& ĐTXD huyện
Phòng NN &
PTNT huyện
UBND xã Phước
Thành

BQLDAĐT
&XD huyện

724.396.000 NQ 30a/CP
998.337.000 NS huyện phân bổ
168.000.000 NS huyện phân bổ
399.881.000 NS huyện
66.038.000 NS huyện phân bổ

4

UBND xã Phước

Thành
Phòng KT-HT
UBND xã Phước


9
10
01
02
03
04
05
06
07

Kè mố cầu treo thôn 4A
Sửa chữa Nhà làng thôn 4A
Năm 2015:
Sữa chữa Mặt bằng thôn 1A
Sữa chữa Mặt bằng thôn 1B
Sữa chữa Mặt bằng thôn 4A
Nước sạch thôn 1A
Đường Bê tông GTNT thôn 2
Sữa chữa Thủy lợi thôn 2
Sữa chữa cầu treo ĐăkMéc 1 & 2

08

Ngầm tràn qua suối Đăkmec


2.565.537.000 GNTN (WB)

09

Nâng cấp 750m đường Thành-Lộc

1.261.688.000 NS huyện

10

Đường bê tông thôn 3

1.400.000.000 GNTN (WB)

11

Đường bê tông nội bộ thôn 1A
TỔNG CỘNG:

49.924.000
40.000.000
10.141.257.000
600.251.000
236.627.000
154.336.000
1.420.402.000
2.139.071.000
61.969.000
15.940.000


NS huyện phân bổ
NS huyện phân bổ
NQ 30a/CP
NQ 30a/CP
NQ 30a/CP
NQ 30a/CP
NQ 30a/CP
NS xã
NS xã

285.436.000 GNTN (WB)

Thành

BQLDAĐT
&XD huyện
Phòng KT-HT
UBND xã
BQLDA GNTN
huyện
BQLDAĐT
&XD huyện
Ban PT DA
GNTN xã
Ban PT DA
GNTN xã

37.366.778.000

4. Kết quả huy động, sử dụng nguồn lực:

Từ năm 2012-2015, tổng kinh phí xã được huyện phân bổ để tổ chức thực
hiện nông thôn mới trên địa bàn xã là: 394.600.000 đồng, trong đó: chi công tác
quy hoạch: 310.000.000 đồng; chi phí BQL xã: 6.000.000 đồng; chi mua 23 máy
tuốt lúa cấp cho 69 hộ dân (gồm cả vận chuyển): 58.600.000 đồng; chi tuyên
truyền (công khai QHNTM): 10.000.000 đồng; chi mua hạt giống cải cấp cho dân:
10.000.000 đồng; còn lại: 5.000.000 đồng.
Trong quá trình thực hiện các tiêu chí xã đã tuyên truyền vận động nhân dân
đã hiến được 750m2 đất ở để làm đường; đóng góp tiền, của và ngày công để xây
dựng các công trình như: Nhà làng, đường giao thông... được quy đổi ra tiền là
151.000.000 đồng.
Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất và vốn sự nghiệp từ năm 20122015 được đầu tư trên địa bàn xã là: 2,27 tỷ đồng, chủ yếu là từ các chương trình:
30a, 135, 102...
Bên cạnh đó, qua 5 năm thực hiện nông thôn mới trên địa bàn xã đã lồng
ghép đầu tư được 34 công trình xây dựng cơ sở hạ tầng từ các nguồn vốn: 135,
30a, XDCB, WB... với tổng nguồn vốn đầu tư lên tới: 39,4 tỷ đồng.
5. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới:
Đến thời điểm hiện nay xã đã đạt được: 04/19 tiêu chí; đó là các Tiêu chí:
số 1-Quy hoạch; số 3-Thủy lợi; số 4-Điện; số 19-An ninh Trật tự xã hội. Tăng 04
tiêu chí so với năm 2011.
Số tiêu chí chưa đạt: 15/19 tiêu chí. Gồm các tiêu chí:

5


Tiêu chí 2- Giao thông: Đường liên xã đạt; Đường trục thôn chưa đạt
600/6000m; Đường ngõ xóm chưa đạt (30%, thôn 3, thôn 4B); Đường nội đồng
chưa đạt. Quy ra toàn tiêu chí mới chỉ đạt 30%.
Tiêu chí 5-Trường học: Hiện chưa có trường học trên địa bàn xã có cơ sở
vật chất đạt chuẩn theo quy định, ước chỉ đạt 40%.
Tiêu chí 6-Cơ sở vật chất văn hóa: trên địa bàn xã chưa nhà văn hóa và khu

thể thao nào;
Tiêu chí 7-Chợ nông thôn: trên địa bàn xã hiện nay chưa có chợ;
Tiêu chí 8-Bưu điện: trên địa bàn xã chưa có điểm bưu điện văn hóa;
Tiêu chí 9-Nhà ở dân cư: Hiện nay toàn xã nhà 03 cứng: 181 nhà tỷ lệ 51%;
có nhà hợp vệ sinh theo quy định: 10%; còn 71 hộ ở nhà dột nát tạm bợ. Ước tính
toàn xã đạt được khoảng 40% tiêu chí;
Tiêu chí 10-Thu nhập: hiện thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã
chỉ đạt: 4.280.000đ/người/năm đạt 23,7% so với tiêu chí (số liệu điều tra hộ nghèo
2014);
Tiêu chí 11-Hộ nghèo: hiện nay toàn xã tỷ lệ 73,52%, so với tiêu chí mới chỉ
đạt: 13,6%;
Tiêu chí 12-Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên: Hiện tỷ lệ lao động
của xã có việc làm thường xuyên là 73%, đạt 81% tiêu chí (số liệu điều tra cung
lao động năm 2015);
Tiêu chí 13-Hình thức tổ chức sản xuất: Hiện nay xã chưa có hợp tác xã
hoặc tổ hợp tác;
Tiêu chí 14-Giáo dục: Hiện nay xã đã đạt PCGD THCS: 75,3%; Tỷ lệ Học
sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục được học phổ thông, bổ túc, học nghề là: 32,8%; tỷ
lệ lao động qua đào tạo là: 10% (100/995) quy ra mới chỉ đạt được khoảng 65%
tiêu chí này.
Tiêu chí 15-Y tế: Hiện nay mới chỉ đạt 50% tiêu chí (100% người dân tham
gia BHYT);
Tiêu chí 16-Văn hóa: Hiện nay toàn xã có 04/06 thôn được công nhận là
thôn văn hóa, tỷ lệ 66,7%;
Tiêu chí 17-Môi trường: Hiện nay toàn xã có 100% hộ được sử dụng nước
sạch hợp vệ sinh; Tuy nhiên trên địa bàn xã còn nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất
kinh doanh gây ô nhiễm môi trường. Ước tính chỉ đạt 40% tiêu chí.
Tiêu chí 18-Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh:
Hiện nay toàn xã có 23 cán bộ công chức xã, trong đó: đạt: 03 chuẩn: là 08
người tỷ lệ 34,7; đạt 2 chuẩn: 11 người tỷ lệ 47,8%; đạt 01 chuẩn 03 người tỷ lệ

13,04%;
Về chính quyền được công nhận tập thể xuất sắc và cờ thi đua của tỉnh; Đảng
bộ được công nhận Trong sạch vững mạnh; 4/5 Tổ chức hội đoàn thể đạt khá. Quy
ra toàn tiêu chí mới chỉ đạt 70% tiêu chí này.
Dự kiến theo lộ trình đào tạo chuẩn hóa CB-CC của xã thì ước đến năm 2020
sẽ có 100% CB-CC xã xã đạt 3 chuẩn, hoàn thành tiêu chí này.
6


III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những kết quả nổi bật đã đạt được khi triển khai Chương trình giai
đoạn 2011-2015.
Qua 5 năm thực hiện CTMTQG xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã đã
có những tín hiệu khởi sắc đáng kể: cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư và xây
dựng đã phục vụ đáng kể cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa
phương, đời sống nhân dân được cải thiện và dần nâng cao thu nhập, nhu cầu sinh
hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân được đáp ứng, an ninh quốc phòng được giữ
vững, trình độ nhận thức của nhân dân được nâng lên.
2. Những hạn chế, tồn tại chủ yếu và nguyên nhân (nhất là vùng khó khăn,
vùng đặc thù).
a. Hạn chế, tồn tại:
- Qua 5 năm thực hiện Nông thôn mới trên địa bàn xã, tiêu chí đạt được còn
quá thấp (04/19 tiêu chí), trong đó một số tiêu chí mới chỉ đạt được ở mức độ cơ
bản.
- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân còn chưa nhiều, chưa linh hoạt,
hình thức còn thiếu đa dạng, một bộ phận không nhỏ nhân dân chưa hiểu hết được
ý nghĩa, mục tiêu của việc xây dựng nông thôn mới nên gây khó khăn cho việc
thực hiện các dự án trên địa bàn.
- Các nguồn vốn chi đầu tư xây dựng nông thôn mới đặc biệt là kinh phí cho
xây dựng cơ sở hạ tầng còn thấp, chủ yếu là vốn lồng ghép bên cạnh đó nguồn lực

trên địa bàn không có gì, dẫn đến khó khăn cho việc phấn đấu đạt các tiêu chí.
b. Nguyên nhân: Do đặc thù địa phương, xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng
và kinh tế xã hội chưa phát triển, đời sống nhân dân khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao,
phong tục tập quán lạc hậu phổ biến, địa hình phức tạp gây khó khăn cho công tác
quy hoạch bố trí dân cư và sản xuất, đường sá xa xôi cách trở đi lại khó khăn, hệ
thống giao thông chưa hoàn thiện dẫn đến chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
đội cao gây khó khăn cho việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
3. Các bài học kinh nghiệm (cơ chế chính sách, chỉ đạo điều hành, huy động
nguồn lực…).
- Kiện toàn Ban chỉ đạo, đội ngũ cán bộ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới
xã, Ban Phát triển thôn, phân công nhiệm vụ hợp lý để đi vào hoạt động có hiệu
quả.
- Cần tăng cường chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề
án xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã giai đoạn 2014-2020 theo đúng quy
hoạch được phê duyệt, tranh thủ các dự án đầu tư của Trung ương, tỉnh, huyện, huy
động các nguồn lực trên địa bàn để lồng ghép triển khai thực hiện các tiêu chí.
- Đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư
dân nông thôn giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020, tranh thủ các
nguồn vốn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất như: Nghị quyết 30a, Chương trình 135,
Quyết định 102/2009/QĐ-TTg, Giảm nghèo Tây nguyên... để xây dựng các mô
hình sản xuất có hiệu quả cao từng bước nhân rộng trên địa bàn xã.
7


- Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ nhân dân về chủ
trương, chính sách của đảng, nhà nước về quy hoạch, kế hoạch, đề án của xã về
xây dựng nông thôn mới để nâng cao nhận thức, tự giác tham gia và giám sát thực
hiện. Đẩy mạnh công tác vận động, thuyết phục người dân tham gia đóng góp ngày
công, vật chất, hiến đất... để tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng và các công trình phục vụ dân sinh.

- Huyện, tỉnh cần phải tăng cường các nguồn vốn cho địa phương để thực
hiện đạt các tiêu chí theo kế hoạch lộ trình xây dựng nông thôn mới của xã đặc biệt
là kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu
nhập.
Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Thực hiện chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016 2020, trong bối cảnh tình hình kinh tế đất nước cũng như địa phương gặp nhiều khó
khăn và thách thức. Ngân sách Nhà nước chi cho đầu tư phát triển còn hạn chế so
với nhu cầu thực tế của địa phương, việc thực hiện đạt được mục tiêu sẽ gặp nhiều
khó khăn.
Tuy nhiên, cần tận dụng lợi thế của địa phương, đó là sự quan tâm ưu tiên đầu
tư của Nhà nước cho miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số bằng các chương
trình dự án: giảm nghèo bền vững, nông thôn mới, dự án giảm nghèo khu vực Tây
nguyên. Truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, tực lực, tự cường của cán bộ
và nhân dân trong xã sẽ tổ chức thực hiện chương trình MTQG xây dựng Nông thôn
mới trên địa bàn đạt được một số chỉ tiêu, kết quả quan trọng.
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo, điều hành, chú trọng công tác tuyên truyền vận động, phát huy tiềm lực, triển
khai thực hiện có hiệu quả chương trình xây nông dựng thôn thôn mới phù hợp với
điều kiện thực tế trên địa bàn phấn đấu đến năm 2020 đạt thêm 06 tiêu chí, nâng
tổng số tiêu chí đạt lên 10/19 tiêu chí.
2. Mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2020, trên địa bàn xã đạt thêm 06 tiêu chí, đó là: Tiêu chí 2-Giao
thông; Tiêu chí 7-Chợ nông thôn; Tiêu chí 9-Nhà ở dân cư; Tiêu chí 14-Giáo dục,
Tiêu chí 16-Văn hóa, Tiêu chí 18-Hệ thống chính trị vững mạnh.
II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
- Kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã, Ban Phát
triển thôn, phân công nhiệm vụ hợp lý để đi vào hoạt động có hiệu quả.

8


- Chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án xây dựng
Nông thôn mới trên địa bàn xã giai đoạn 2014-2020 theo đúng quy hoạch được phê
duyệt, tranh thủ các dự án đầu tư của Trung ương, tỉnh, huyện, huy động các nguồn
lực trên địa bàn để lồng ghép triển khai thực hiện các tiêu chí.
- Đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư
dân nông thôn giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020, tranh thủ các
nguồn vốn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất như: Nghị quyết 30a, Chương trình 135,
Quyết định 102/2009/QĐ-TTg, Giảm nghèo Tây nguyên... để xây dựng các mô
hình sản xuất có hiệu quả cao từng bước nhân rộng trên địa bàn xã.
- Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ nhân dân về chủ
trương, chính sách của đảng, nhà nước về quy hoạch, kế hoạch, đề án của xã về
xây dựng nông thôn mới để nâng cao nhận thức, tự giác tham gia và giám sát thực
hiện.
- Đẩy mạnh công tác vận động, thuyết phục người dân tham gia đóng góp
ngày công, vật chất, hiến đất... để tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phục vụ dân sinh.
- Phát huy vai trò dân chủ việc lấy ý kiến tham gia của người dân trong công
tác quy hoạch cũng như thứ tự đầu tư các công trình.
- Đẩy mạnh việc đưa lao động đi tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nghề để
giải quyết việc làm. Học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục được học phổ thông, bổ
túc, học nghề.
- Có chủ trương khuyến khích việc thành lập các Hợp tác xã, tổ hợp tác sản
xuất, đội sản xuất, tổ hợp tác quản lý nước... để đa dạng hóa loại hình liên kết sản
xuất có hiệu quả góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động, nâng cao thu nhập.
- Đề xuất Huyện, Tỉnh cấp kinh phí để thực hiện xóa nhà tạm và xây dựng cơ
sở hạ tầng trên địa bàn xã.
- Tăng cường phối hợp với Mặt trận và các ngành đoàn thể xã tăng cường

công tác tuyên truyền, dân vận, tổ chức lồng ghép nội dung xây dựng nông thôn
mới vào phong trào thi đua, đặc biệt là đẩy đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” chú trọng đi sâu vào thực hiện các nội
dung xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa để đạt tiêu chí số 16-Văn hóa
- Tiếp tục chỉ đạo duy trì và giữ vững 04 tiêu chí đã đạt được hiện nay.
- Chỉ đạo các Thôn tăng cường công tác phối hợp đoàn thể truyên truyền
động viên nhân dân trong thôn đẩy mạnh phát triển sản xuất, chấp hành các chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước; xây dựng kế hoạch và động viên các
nguồn lực xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế văn hóa xã hội trong thôn: như
các công trình văn hóa, đường làng, ngõ xóm, nước sạch, vệ sinh môi trường. Xây
dựng và duy trì Hương ước cộng đồng dân cư, ngăn ngừa các phong tục tập quán
lạc hậu, xây dựng phát triển các truyền thống văn hóa tốt đẹp; thực hiện nếp sống
văn minh, không có người mắc tệ nạn xã hội; giúp nhau giảm nghèo. Chủ động
giải quyết, hòa giải các mâu thuẫn phát sinh ở khu dân cư.
III. DỰ KIẾN NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
1. Tổng mức vốn:
9


Để phấn đấu đạt thêm 06-10 tiêu chí đến năm 2020, UBND xã ước tính cần
tổng mức kinh phí khoảng 75 tỷ đồng để thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
theo các tiêu chí như: Xóa nhà tạm, Trường học, Trạm y tế, đường giao thông,
chợ…
2. Cơ cấu nguồn lực:
a) Ngân sách nhà nước:
- Ngân sách TW, tỉnh, huyện: 58 tỷ đồng.
- Dự kiến vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án đang triển khai trên địa
bàn: 7 tỷ đồng.
b) Vốn quốc tế (WB): 10 tỷ đồng.
c) Vốn huy động từ người dân và cộng đồng: 50 triệu đồng.

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
1. Đề nghị Tỉnh, Huyện tăng cường phân bổ thêm các nguồn vốn để cho xã
xây dựng cơ sở hạ tầng theo các tiêu chí nông thôn mới như: Chợ; Nhà văn hóa;
Khu thể thao, Giao thông, Trường học, Y tế...
2. Đề nghị Tỉnh, Huyện tăng thêm các nguồn vốn để thực hiện các phát triển
sản xuất, xây dựng mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
3. Đề nghị Huyện cấp tăng cường phân bổ thêm kinh phí để nâng cấp mở
rộng tuyến đường Trung tâm xã (xây thêm cống hộp, bờ kè, thoát nước) để đảm
bảo mỹ quan trung tâm xã, và cấp thêm kinh phí cho xã xây dựng hoàn thiện hệ
thống đường giao thông xã, đường đi các thôn, xóm để đạt tiêu chí số 2-Giao
thông.
4. Đề nghị Nhà nước có cơ chế khuyến khích việc thành lập Hợp tác xã, Tổ
hợp tác theo hình thức liên kết giữa Nhà nước và tư nhân để làm nơi tập hợp người
dân tổ chức sản xuất, bao tiêu nông sản làm ra, tạo công ăn việc làm và thu nhập
ổn định cho người dân.
5. Về tiêu chí số 10-Thu nhập: theo số liệu điều tra hộ nghèo năm 2014, thu
nhập bình quân đầu người của xã hiện nay chỉ đạt: 4.280.000đ/người/năm, so với
tiêu chí chung của năm 2015 là: 18 triệu đồng/người/năm, đến năm 2020 là: 35
triệu đồng/người/năm, mức này là quá cao không thể đạt được. Đề nghị Trung
ương, tỉnh cần điều chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của vùng
đồng bào DTTS vùng sâu vùng xa;
Trên đây là Báo cáo của UBND xã Phước Thành về sơ kết 5 năm (2011-2015)
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới../.
Nơi nhận:

TM. BAN QUẢN LÝ XDNTM
TRƯỞNG BAN

- UBND huyện;
- VP điều phối huyện;

- Lưu VT.

CHỦ TỊCH UBND XÃ
Hồ Văn Phen
10



×