Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Xây dựng chiến lược marketing bán hàng uy tín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.11 KB, 17 trang )

Xây dựng chiến lược Marketing Mix

1. Khái niệm marketing mix(click để xem)
2. Khái niệm chiến lược marketing mix
Chiến lược marketing mix là chiến lược xây dựng 4 yếu tố trong marketing mix: Sản phẩm, giá
cả, hệ thống phân phối và promotion nhằm phục vụ khách hàng mục tiêu.

3. Nội dung xây dựng chiến lược marketing mix


Tổng quát nội dung xây dựng chiến lược marketing mix

Xây dựng chiến lược Marketing mix là một quá trình cực kỳ phức tạp, bao gồm nhiều công đoạn,
công việc liên quan. Do đó, việc xây dựng chiến lược Marketing mix đòi hỏi những nhà
Marketer tính tỉ mỉ, siêng năng và nhẫn nại.


a.

Sản

phẩm

Sản phẩm/dịch vụ, chữ P thứ nhất trong xây dựng chiến lược marketing mix, hay còn gọi
là marketing offerings(click để xem định nghĩa) là những thứ mà nhà sản xuất, cung cấp đem ra
thị trường để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Sản phẩm/dịch vụ là yếu tổ cơ bản của doanh nghiệp cũng như là trong hoạt động marketing.
Mỗi
doanh
nghiệp
đều



cho
mình
sản
phẩm/dịch
vụ
riêng.
Dựa trên quan điểm Marketing, một sản phẩm/dịch vụ sẽ bao gồm những yếu tố sau
*
Chất
lượng
Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất đối với một sản phẩm/dịch vụ bất kỳ. Sản phẩm nào khi
tung ra thị trường đều phải có chất lượng tốt bởi thực tế, khách hàng không bao giờ lựa chọn
sản phẩm chất lượng tồi. Chất lượng tốt ở đây có nghĩa là có khả năng thỏa mãn nhu cầu
khách hàng, độ bền đạt yêu cầu, không có tính độc hại đối với người sử dụng cũng như là
môi trường xung quanh. Ví dụ như một chiếc màn hình LCD khi được bán trên thị trường phải
có khả năng hiển thị, thời hạn sử dụng ít nhất 5 năm, không gây hại đến người sử dụng (cháy, nổ,
thải khí độc hại...). Còn về mức độ chất lượng so với các đối thủ cạnh tranh (chất lượng cao
hơn, thấp hơn hay ngang ngữa đối thủ) sẽ do công việc định vị sản phẩm quyết định.

Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất đối với sản phẩm/dịch vụ

* Thiết kế:
Đối với các sản phẩm hữu hình, yếu tố thiết kế cũng không kém phần quan trọng. Nội dung,
đặc điểm thiết kế bao gồm:
Hình dáng: gọn, tiện dụng, đẹp mắt,...
Màu sắc: xanh, đỏ, vàng tím...
Hình ảnh: Ca sĩ, diễn viên, nhân vật hoạt hình, họa tiết, logo, slogan...
Các sản phẩm tiêu dùng như bột giặt, nước xã vãi, mì gói, các loại bánh, kẹo..., phần nội dung
thiết kế được tập trung vào bao bì. Thông thường, các nhà sản xuất sẽ chọn tông màu nổi bật như

xanh, đỏ, vàng đi kèm các hình ảnh bắt mắt nhằm thu hút ánh nhìn của khách hàng.


Trong khi đó, đối với các sản phẩm thời trang như quần áo, giày dép, trang sức, điện thoại,
laptop, xe máy... thì thiết kế là yếu tố quyết định, và nội dung, đặc điểm thiết kế được tập trung
vào chính sản phẩm ấy. Công việc thiết kế các sản phẩm này không hề dễ dàng, do đó các nhà
Marketer luôn phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia, người có kinh nghiệm về lĩnh vực thiết
kế.

Lưu ý: Đặc điểm thiết kế, nội dung thiết kế luôn phải dựa trên nhu cầu và mong muốn của
khách hàng mục tiêu. Ví dụ: Sản phẩm quần áo dành cho các bạn nữ tuổi teen sẽ được thiết kế
nhỏ nhắn, với các tông màu dễ thương như hồng, tím, xanh... cùng các họa tiết như ngôi sao, trái
tim...
*
Tính
năng:
Tính năng là yếu tố đem đến khả năng cạnh tranh cho sản phẩm/dịch vụ. Thông thường, việc xây
dựng tính năng sẽ do bộ phận R&D (Nghiên cứu và Phát triển) cùng bộ phận sản xuất thực hiện.
Tuy nhiên, các nhà Marketer sẽ chịu trách nhiệm trong việc định hướng việc xây dựng sao cho
phù
hợp
với
nhu
cầu,
mong
muốn
của
khách
hàng
mục

tiêu.
Ví dụ: Sản phẩm sữa bột cho trẻ nhỏ phải có các tính năng hỗ trợ sự phát triển trẻ nhỏ như hỗ trợ
phát triễn trí não, hệ miễn dịch, phát triển giác quan, thể chất...
Dịch vụ Internet đi kèm những tính năng như IP động, hỗ trợ băng thông,...


Sữa Abbot Gain Plus hỗ trợ phát triển trí não

*
Nhãn
hiệu:
Nhãn hiệu(click để xem định nghĩa chi tiết) là đặc điểm nhận dạng của một hoặc một nhóm sản
phẩm trên thị trường. Nhãn hiệu của một sản phẩm bao gồm tên gọi, logo, hình ảnh, slogan. Việc
lựa chọn tên gọi, logo, hình ảnh, slogan phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc thù thị trường, đặc
tính sản phẩm/dịch vụ, cạnh tranh, mục tiêu của doanh nghiệp... Nên chú ý rằng, slogan phải
được đặt làm sao vừa để phân biệt với sản phẩm đối thủ, vừa thể hiện giá trị sản phẩm đến
với khách hàng mục tiêu một cách cụ thể (Theo quyển sách Bí quyết để trở thành siêu sao
marketing của Jeffery J.Fox). Ví dụ: Slogan của một dịch vụ chuyển nhà nên được đặt
như "Dịch vụ chuyển nhà ABC - Nhanh nhất, tiết kiệm nhất" hay "Chúng tôi cung cấp dịch vụ
chuyển nhà chu đáo nhất". Các nhà Marketer nên tránh những slogan gây cảm giác thắc
mắc như "Chúng tôi làm nên sự khác biệt". Khi bắt gặp slogan này, khách hàng sẽ không biết
được sự khác biệt ấy là như thế nào, đem lại lợi ích gì đối với họ , có phù hợp với nhu cầu của họ
không. Khách hàng rất ngại đi hỏi về những vấn đề này, do đó, slogan ấy sẽ nhạt dần theo lãng
quên.
Đối với doanh nghiệp cung cấp nhiều sản phẩm, có 2 cách đặt tên nhãn hiệu cho các sản phẩm
này:
Đặt nhãn hiệu riêng biệt cho từng sãn phẩm: Đây là phương thức được nhiều công ty sử dụng
nhất. Theo sự đánh giá chung thì nhược điểm của phương pháp này là khá tốn kém cho các lần
đăng ký nhãn hiệu cũng như bảo vệ nhãn hiệu, nhưng bù lại có thể thu hút được khách hàng khi
khách hàng có nhiều sự lựa chọn đa dạng khác nhau. Các sản phẩm của doanh nghiệp sẽ phong

phú và đa dạng hơn khi có nhiều nhãn hiệu khác nhau, đồng thời công ty có thể chủ động chống
hàng giả. Điển hình là công ty P&G, với cùng một loại hàng nước gội đầu nhưng hãng có tới
hàng chục nhãn hiệu khác nhau như Head&Shoulder, Rejoice, Pantene,…
Đặt nhãn hiệu chung cho các sản phẩm: Phương pháp này thích hợp cho các sản phẩm/dịch vụ
liên quan mật thiết đến nhau (ví dụ: Tivi, đầu máy DVD, máy MP3, điện thoại, laptop...). Ưu
điểm của cách đặt nhãn hiệu này là tiết kiệm được chi phí cho việc quảng bá, xây dựng thương
hiệu. Các sản phẩm mới khi được tung lên thị trường sẽ được nhận biết một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, đối với những sản phẩm/dịch vụ không liên quan với nhau, cách đặt tên này sẽ có tác
dụng tiêu cực. Ví dụ như nhãn hiệu DUCK của nước rữa bồn cầu không thể dùng để đặt cho sản
phẩm kem đánh răng hay nước súc miệng...


Đặt nhãn hiệu - xây dựng chiến lược marketing mix

* Bao bì - đóng gói:
Bao bì đóng gói đối với một sản phẩm cần phải có đầy đủ các tiêu chí:


Đầy đủ thông tin (Chứa các thông tin liên quan đến sản phẩm và nhà sản xuất)



Thiết kế gọn, tiện lợi, dễ sử dụng.



Bảo vệ sản phẩm khỏi các tác nhân gây hại: nhiệt độ, ẩm mốc, va đập...

Bao bì của 1 sản phẩm ngũ cốc chứa các thông tin liên quan đến sản phẩm (tên sản phẩm, thành phần,
hướng dẫn sử dụng,) và doanh nghiệp (tên nhà cung cấp, địa chỉ, số điện thoại)



*
Dịch
vụ
đi
kèm
Dịch vụ đi kèm sẽ tăng khả năng bán hàng và khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm/dịch vụ lên
gấp
nhiều
lần.
Dịch vụ đi kèm bao gồm:


Bảo hành: 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 3 năm...



Lắp đặt: miễn phí, có phí



Tư vấn miễn phí



Sửa chữa

Mainboard Gigabyte với 3 năm bảo hành


b. Giá cả
Giá cả là chữ P duy nhất có ý nghĩa mang về doanh thu cho doanh nghiệp trong xây dựng chiến
lược marketing mix. Các yếu tố liên quan đến giá cả bao gồm:
* Định giá (Xác định mức giá cho sản phẩm/dịch vụ)
Nói về việc định giá thì có rất nhiều phương pháp, tuy nhiên các phương pháp ấy sẽ được chia
làm 3 nhóm chính:
+
Nhóm
phương
pháp
định
giá
dựa
trên
chi
phí
sản
xuất:


Phương pháp định giá cộng chi phí (markup pricing hoặc cost-plus pricing): Giá sản
phẩm/dịch vụ = chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm + 1 khoảng tiền lợi nhuận. Chẳng
hạn, một người bán muống tính được rằng chi phí trồng một bó rau muốn là 7.000 đồng,


sau khi dùng phương pháp trên, người này tính được giá bán 1 bó rau muống là 8.000
đồng (1ooo đồng lợi nhuận/1 bó). Phương pháp này khá đơn giản, được hầu hết các tiểu
thương ở các chợ sử dụng.



Phương pháp định giá dựa trên điểm hòa vốn (Break-even point pricing): Theo
phương pháp này, các nhà marketer đầu tiên sẽ xác định điểm hòa vốn (doanh số đạt
được để doanh thu bằng với tổng chi phí sản xuất), rồi dựa vào đó xác định giá sản
phẩm/dịch vụ.

+ Nhóm phương pháp định giá dựa trên giá trị mà khách hàng nhận được từ sản phẩm/dịch vụ:


Phương pháp định giá theo giá trị sản phẩm/dịch vụ (good-value pricing): Theo
phương pháp này, các nhà marketer sẽ xác định giá trị của sản phẩm/dịch vụ trên thị
trường (mức độ cạnh tranh, độ khan hiếm của sản phẩm, đánh giá của khách hàng, người
tiêu dùng đối với sản phẩm...) rồi chọn một mức giá hợp lý dựa trên những giá trị ấy.



Phương pháp định giá theo giá trị gia tăng [tạm dịch:)] (Value-added pricing): Theo
phương pháp này, các nhà marketer sẽ thêm vào các tính năng, dịch vụ hỗ trợ cho sản
phẩm/dịch vụ (gọi là giá trị gia tăng) rồi định một mức giá cao hơn mức giá thông
thường.

+ Nhóm phương pháp định giá dựa trên sự cạnh tranh:


Phương pháp định giá theo sự cạnh tranh (Competition-based pricing): Xác định giá
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh rồi chọn cho sản phẩm của mình mức giá ngang bằng,
cao hơn, hoặc thấp hơn.

Khi xây dựng chiến lược Marketing mix, định giá đồng nghĩa với việc khẳng định giá trị của sản
phẩm trên thị trường



* Chiến lược giá - Điểm nhấn trong xây dựng chiến lược Marketing mix
Bên cạnh việc định giá, các nhà marketer cần phải chọn cho mình chiến lược giá nhằm chỉnh lý
giá sản phẩm/dịch vụ cho phù hợp với từng thời điểm và hoàn cảnh:


Chiến lược giá hớt ván sữa (dành cho sản phẩm vừa mới tung ra thị trường)



Chiến lược giá xâm nhập thị trường (dành cho sản phẩm vừa mới tung ra thị trường)



Chiến lược giá đánh vào tâm lý khách hàng



Chiến lược giá khuyến mãi



Chiến lược giá phân theo khu vực địa lý



Discount




Chiết khấu

* Phương thức thanh toán
Một doanh nghiệp nếu có đủ khả năng về quản lý nên cung cấp nhiều phương thức thanh toán
càng tốt, nhằm tạo sự thoải mái cho khách hàng.:


Phương thức thanh toán trả ngay



Phương thức thanh toán trả chậm (trả góp)



Phương thức thanh toán bằng tiền mặt



Phương thức thanh toán chuyển khoản



Phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng (Mastercard, Visa...càng nhiều loại thẻ càng
tốt)




...


Bỏ đi một phương thức thanh toán đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ đi một lượng khách hàng tiềm
năng.
Jefferey
J.Fox

Đến đây, tiến độ xây dựng chiến lược Marketing mix đã hoàn thành 50%.

C. Hệ thống phân phối
Place, chữ P thứ 3 trong xây dựng chiến lược marketing mix, có nghĩa là làm thế nào để khách
hàng mục tiêu của doanh nghiệp có thể tiếp cận đến sản phẩm/dịch vụ một cách nhanh nhất,
thuận
tiện
nhất,
thông
qua
việc
xây
dựng
hệ
thống
phân
phối.
Các công việc xây dựng hệ thống phân phối bao gồm:
* Lựa chọn, xây dựng kênh phân phối:
Có nhiều loại kênh phân phối mà nhà marketer có thể lựa chọn:
Xét theo tiêu chí thành phần tham gia, kênh phân phối được chia thành 2 loại:


Kênh phân phối trực tiếp: Nhà sản xuất trực tiếp phân phối sản phẩm đến người tiêu

dùng.



Kênh phân phối sử dụng trung gian (trung gian ở đây là nhà phân phối sỉ, lẻ, cò
mối): Nhà sản xuất không trực tiếp phân phối mà sử dụng các trung gian phân phối để
cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng.


Các loại hình kênh phân phối theo tiêu chí thành phần tham gia

Loại kênh phân phối sử dụng trung gian lại được chia thành 2 loại nhỏ:


Kênh phân phối truyền thống: Nhà sản xuất cung cấp sản phẩm cho trung gian phân
phối, trong trường hợp kênh phân phối có nhiều trung gian, các trung gian sẽ lần lượt
cung cấp sản phẩm cho nhau, cho đến khi trung gian cuối cùng phân phối đến tay người
tiêu dùng. (Nhà sản xuất -> Trung gian 1 -> Trung gian 2 ->Trung gian 3 -> Người
tiêu dùng)



Kênh phân phối hiện đại (Vertical distribution/marketing channel): Nhà sản xuất
cung cấp và các trung gian phân phối hợp nhất làm 1 hệ thống để phân phối sản phẩm
đến người tiêu dùng

Kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại

Sau khi đã lựa chọn cho mình kênh phân phối thích hợp, doanh nghiệp tự mình hoặc liên hệ với
các trung gian để xây dựng kênh phân phối.

* Dự tính độ bao phủ
Các nhà marketer cũng phải xác định được độ bao phủ của hệ thống phân phối như thế nào là
thích hợp, vừa tiết kiệm được chi phí cũng như là tạo được sự thuận tiện cho khách hàng, người
tiêu dùng trong việc tiếp cận sản phẩm. Các khía cạnh trong độ bao phủ là:




Độ rộng lớn: Hệ thống phân phối của doanh nghiệp trải rộng bao nhiêu (1 tỉnh, 2 tỉnh,
miền Nam, cả nước)?



Độ dày đặc: Số lượng điểm phân phối của doanh nghiệp trên 1 đơn vị diện tích là bao
nhiêu?

Dự tính độ bao phủ

* Xác định địa điểm phân phối
Các nhà marketer cần phải tính toán kỹ lưỡng trong việc chọn địa điểm phân phối như thế nào
cho hợp lý: Các địa điểm phân phối có gần với khu vực khách hàng mục tiêu không? Cự ly giữa
các địa điểm phân phối có thích hợp (không gần nhau quá cũng không xa nhau quá) không?

Xác định địa điểm phân phối

* Logistic
Một trong những việc quan trọng của việc xây dựng hệ thống phân phối là logistic, cụ thể gồm:


Kho bãi




Quản lý hàng tồn kho




Vận tải



Liên lạc với khách hàng và các thành phần tham gia trong kênh phân phối



Thu thập thông tin từ khách hàng và các thành phần tham gia trong kênh phân phối

Logistics

Đến đây, tiến độ xây dựng chiến lược Marketing mix đã hoàn thành 75%.

d. Promotion
Khi đã có sản phẩm/dịch vụ thích hợp để kinh doanh, giá cả đã được xác định, hệ thống phân
phối đã được xây dựng, công đoạn còn lại là làm thế nào để truyền đạt được giá trị sản
phẩm/dịch vụ đến khách hàng, đó chính là chữ P cuối cùng trong xây dựng chiến lược Marketing
mix,
Promotion
(một
số

sách
gọi

chiêu
thị).
Promotion bao gồm 4 công cụ, hay còn gọi là promotion mix hoặc promotional tools:
*
Quảng
cáo Advertising:
Quảng cáo là công việc truyền đạt thông tin về sản phẩm/dịch vụ (mô tả sản phẩm/dịch vụ, công
dụng, lợi ích của sản phẩm/dịch vụ, cách thức mua sản phẩm/dịch vụ, nhà sản xuất...). Các công
việc
liên
quan
đến
quảng
cáo
là:


Chọn loại hình quảng cáo: Quảng cáo đại trà hay chào hàng cá nhân.



Thiết kế thông điệp quảng cáo



Chọn phương tiện quảng cáo: báo chí, Internet, điện thoại, Email, TV, Radio, gặp trực
tiếp khách hàng



* Bán

hàng



nhân -

Personal

selling:

Bán hàng cá nhân là công cụ promotion có mặt sớm nhất trong lĩnh vực kinh doanh. Công cụ này
sử dụng các lực lượng nhân viên bán hàng để tiếp cận khách hàng mục tiêu nhăm giới thiệu
quảng bá và thuyết phục họ mua hàng. Các công việc thuộc lĩnh vực bán hàng cá nhân là:


Thiết kế chiến lược bán hàng cá nhân: Các công việc của lực lượng nhân viên bán
hàng là gì? Lực lượng bán hàng bao nhiêu là đủ? Công việc bán hàng sẽ được triển khai
theo đội nhóm (team) hay theo cá nhân? Phương thức nào phù hợp để tiếp cận khách
hàng (trực tiếp, qua điện thoại hay Internet)?



Tuyển dụng đội ngũ bán hàng




Đào tạo đội ngũ bán hàng



Giám sát đội ngũ bán hàng



Đánh giá đội ngũ bán hàng


* Sales Promotion (Một số sách và nguồn trên Internet gọi là "xúc tiến bán hàng")
Sales promotion là công cụ dùng để thúc đẩy việc bán hàng, nâng cao doanh số. Trong sales
promotion có nhiều công cụ riêng mà nhà marketer có thể lựa chọn:
+
Các
công
cụ
dành
cho
thị
trường
tiêu
dùng
Mẫu dùng thử - Samples: Nhà sản xuất phát mẫu dùng thử cho khách hàng mục tiêu sử dụng,
cảm
nhận
rồi
mới
quyết

định
mua
hàng
Phiếu giảm giá - Coupons: Nhà sản xuất tung ra phiếu giảm giá (trên các tờ tạp chí - ví dụ) để
khách hàng có thể sử dụng những phiếu này mua sản phẩm/dịch vụ với giá tiền thấp hơn bình
thường.
Hoàn tiền - Refund: Cam kết sẽ hoàn tiền 100% nếu sản phẩm xảy ra trục trặc sự cố trong quá
trình
sử
dụng

trong
1
khoảng
thời
gian
nhất
định
Price packs: Thay vì bán 1 sản phẩm đơn lẻ, nhà sản xuất sẽ gói 2 hoặc nhiều sản phẩm lại với
nhau rồi bán với mức giá rẻ hơn tổng giá trị các sản phẩm đơn lẻ ấy. Ví dụ: Đi vào các siêu thị
Big C, Coop, hay Lotte, ta thường thấy các mặt hàng kem đánh răng, bàn chải được gói lại (1 gói
gồm 2, 3 bàn chải hoặc kem đánh răng) với mức giá khuyến mãi. Đấy chính là Price packs (giá
gói)
Sản phẩm tặng kèm: Mua 1 sản phẩm này sẽ được tặng 1 sản phẩm khác. Ví dụ: mua 1 túi bột
giặt
OMO
sẽ
được
tặng
kèm

1
thau
nhựa.
Quà tặng khách hàng: Tặng quà cho những khách hàng (thường là khách hàng thân thiết) nhằm
gia tăng độ trung thành của họ. Ví dụ như tặng áo mưa, áo thun, kỉ niệm chương... có in logo của
nhà
sản
xuất.
Các chương trình trò chơi, cuộc thi...: Ví dụ Heineken vừa rồi có tổ chức trò chơi tại Lotte,
nếu
thẵng
sẽ
được
1
áo
thun.
+

Các

công

cụ

dành

cho

thị


trường



Giảm giá trên đơn vị sản phẩm cho đơn hàng số lượng lớn



Chiết khấu

doanh

nghiệp:




Sản phẩm tặng kèm



Quà tặng (Kệ trưng bày sản phẩm, bút, viết, sổ sách in logo nhà sản xuất...)
Chương trình trò chơi tại McDonald's

* PR - Quan hệ cộng đồng/công chúng
PR nghĩa là xây dựng mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và cộng đồng qua các bài viết trên báo,
tạp chí, các câu chuyện, sự kiện, tin đồn liên quan đến sản phẩm/dịch vụ hoặc doanh nghiệp
nhằm
quảng


hình
ảnh
doanh
nghiệp,
sản
phẩm/dịch
vụ.
Sự khác biệt giữa PR và 3 công cụ promotion trên là doanh nghiệp không phải chi trả tiền cho
việc sử dụng công cụ này (đấy là theo lý thuyết, thực tế doanh nghiệp vẫn có chi trả tiền cho các
nhà báo).
Các
hình
thức
PR:


Các buổi phỏng vấn, gặp gỡ trò chuyện, giao lưu tiếp xúc giữa doanh nghiệp với báo chí
và các cộng đồng người tiêu dùng, khách hàng mục tiêu.



Các cuộc họp báo



Scandal

PR là công cụ hiêu quả để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp nhưng sẽ rất có hại nếu sử dụng không
đúng cách. Cần phải cân nhắc về phương pháp sử dụng công cụ này khi xây dựng chiến lược Marketing
mix


Để xây dựng được 1 chiến lược marketing mix hiệu quả, các nhà marketer cần phải nắm rõ lý
thuyết về marketing mix, hiểu rõ môi trường thực tế, ghi chép, trình bày cụ thể các công đoạn
nhằm tránh xảy ra sai sót.
Như vậy, chúng ta đã điểm qua tất cả 4 yếu tố trong việc xây dựng chiến lược marketing mix.
Ngoài các thông tin nêu trên, các bạn có thể tham khảo những người có kinh nghiệm trong lĩnh


vực Marketing, các giáo trình về Marketing, hoặc các nguồn khác trên Internet. Chúc các bạn
một ngày vui vẻ



×