Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Báo cáo thực tập Khoa học chính trị trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.25 KB, 53 trang )

Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA KINH TẾ

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THU HOẠCH
THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA CÁ NHÂN SINH VIÊN

TÓM LƯỢC VỀ BẢN THÂN
- Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Mai Phương
- Ngày sinh: 11/03/1994
- Nơi sinh: Thành phố Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh
- Khoa: Kinh tế
- Lớp: Kinh tế chính trị K32
- Thực tập tại trường: Đại học Nội vụ Hà Nội
- Thời gian thực tập: 22.02.2016 đến 15.04.2016

Nguyễn Thị Mai Phương

Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

MỤC LỤC


Nguyễn Thị Mai Phương

Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện kế hoạch đào tạo của Học Viện Báo Chí - Tuyên Truyền, sinh
viên năm thứ 4 thuộc khối ngành lí luận được phân công tham gia thực tập tại
các trường Chính trị tỉnh, thành phố, trường Đại học, Cao đẳng từ 22.02.2016
đến 15.04.2016
Nhận thức rõ mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của đợt thực tập này,
ngay sau khi nhận được quyết định của Học Viện Báo Chí Tuyên Truyền cử đoàn
sinh viên đi thực tập tại Đại học Nội Vụ Hà Nội em luôn cố gắng chủ động tích cực
tham gia các hoạt động trong khuôn khổ của nhiệm vụ thực tập sư phạm của mình
như: Tìm hiểu các hoạt động của khoa và trường; tham gia dự giảng một số buổi
của giảng viên trong trường ; tìm hiểu việc học tập của học viên … với tinh thần
trách nhiệm, đoàn kết với các thành viên trong đoàn và phối hợp chặt chẽ với hoạt
động của các cán bộ trong đơn vị trường Đại học Nội Vụ.
Đoàn thực tập tại trường Đại học Nội Vụ nói chung và bản thân em nói
riêng đã thực hiện đầy đủ các buổi dự giảng, tham gia các hoạt động của đoàn,
trường. Qua đó, em rút ra được nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích. Thời gian
thực tập ở trường là điều kiện vô cùng quý báu để em có cơ hội cọ xát với thực
tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực tập tại trường đoàn thực tập chúng em còn
gặp phải một số khó khăn, bỡ ngỡ song chúng em đã cố gắng khắc phục và rút
ra được nhiều kinh nghiệm cho công tác sau này.
Được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi của Học viện Báo chí và

Tuyên truyền, phòng đào tạo, khoa Kinh tế và sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy
cô giáo trường đại học Nội Vụ, đặc biệt là công tác giảng dạy của trường đại học
Nội Vụ, bản thân em đã thu thêm được nhiều kinh nghiệm, kiến thức quý báu và
có ý nghĩa vô cùng sâu sắc cho quá trình học tập và giảng dạy sau này. Sau thời
gian thực tập tại trường, em đã học hỏi cũng như thu được một số kinh nghiệm.
Những kết quả đó được thể hiện trong bản báo cáo dưới đây. Tất cả em xin được
trình bày ở 4 phần trong báo cáo như sau:
Phần 1: Một vài nét cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
của quận Tây Hồ và thủ đô Hà Nội.
Nguyễn Thị Mai Phương

3

Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

Phần 2: Giới thiệu chung về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của khoa
Khoa học chính trị trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phần 3: Nội dung hoạt động trong thời gian về thực tập sư phạm tại khoa
Khoa học chính trị trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Phần 4: Những thu hoạch sâu sắc của bản thân và một số ý kiến đề xuất
với Học viện Báo chí và Tuyên truyền về tổ chức thực tập sư phạm.

Nguyễn Thị Mai Phương

4


Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

NỘI DUNG
PHẦN I: MỘT VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH
TRỊ VĂN HÓA XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Tình hình thủ đô
Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt hơn các địa
phương khác trong cả nước. (Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và
giao dịch quốc tế ).
Thành phố Hà Nội đứng đầu Việt Nam về diện tích tự nhiên và đứng thứ
hai về diện tích đô thị sau thành phố Hồ Chí Minh. Nằm giữa đồng bằng sông
Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay
từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu
tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên
Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành
Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi
Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và
Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.
Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người
Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô
của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.
Hà Nội hiện nay có diện tích 3.344,7 km², gồm 10 quận, 1 thị xã và 18
huyện ngoại thành. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai

trung tâm kinh tế của cả quốc gia. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố
tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng. Hà Nội cũng là
một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền
thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn.
1.1. Tình hình phát triển kinh tế
Vị thế trung tâm kinh tế của Hà Nội đã được thiết lập từ rất lâu trong lịch
sử. Tên những con phố như Hàng Bạc, Hàng Đường, Hàng Than… đã minh
Nguyễn Thị Mai Phương

5

Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

chứng cho điều này. Tới thế kỷ gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của Sài Gòn
và khu vực Nam Bộ, Hà Nội chỉ còn giữ vị trí quan trọng thứ hai trong nền kinh
tế Việt Nam. Vượt lên khó khăn và thách thức, Thủ đô Hà Nội đã nỗ lực phấn
đấu không ngừng và đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, may Cổ
Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà… cũng dần phục hồi và phát triển.


Lĩnh vực công nghiệp
Năm 2014, kinh tế Thủ đô tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, ước cả
năm 2014 tăng 8,8%. Đáng chú ý, tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu đều lấy lại
đà tăng trưởng: giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng tăng 8,4%, trong đó,

riêng xây dựng tăng 9,9%, là mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây; thị trường
bất động sản đã có sự chuyển biến, lượng hàng tồn kho giảm.

• Lĩnh vực nông nghiệp
Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp ước tăng 2%; giá trị sản xuất nông,
lâm, thủy sản trên diện tích đất nông nghiệp ước đạt 231 triệu đồng/ha (cao hơn
năm trước 4 triệu đồng); đã hoàn thành kế hoạch dồn điền đổi thửa và lũy kế hết
2014 có 100 xã đạt nông thôn mới (bằng 20% số xã nông thôn mới của cả
nước). Hà Nội còn là thủ đô có nhiều trâu bò nhất cả nước, là địa phương có đàn
gia súc, gia cầm gồm gần 200.000 con trâu, bò; 1,53 triệu con lợn và khoảng
18,2 triệu con gia cầm, sản lượng thịt hơi hằng năm đạt 225.566 tấn, với diện
tích mặt nước 30 nghìn hécta, đã đưa vào sử dụng 20 nghìn hécta nuôi trồng
thủy sản, tập trung ở các huyện Ba Vì, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Trì.


Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội năm 2015.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn: 9,0 - 9,5%; trong đó, dịch vụ 9,8
- 10,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 8,7- 9,0%, nông nghiệp tăng 2,0 2,5%; GRDP bình quân đầu người: 75 - 77 triệu đồng; Tốc độ tăng vốn đầu tư
xã hội trên địa bàn: 11 - 12%; Giảm tỷ suất sinh thô so với năm trước: 0,7%;
Giám tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm trước: 0,3%; Số xã/phường/thị trấn

Nguyễn Thị Mai Phương

6

Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền


Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

đạt chuẩn quốc gia về y tế tăng thêm: 8 đơn vị; Giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm
trước: 0,2%; Tỷ lệ hộ dân cư được công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa":
85%; Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm: 100; Số xã được công
nhận cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm: 55 xã (lũy kế đến hết năm
2015 có 155 xã);Tỷ lệ rác thải thu gom và vận chuyển trong ngày: Khu vực đô
thị: 98%; Khu vực nông thôn: 87%.
Hàng loạt các trung tâm thương mại lớn được xây dựng như: Royal
City, Time City, AEON Mall,... là nơi tập trung mua sắm của đông đảo người
dân.
1.2. Tình hình chính trị, an ninh quốc phòng
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được
giữ vững, bảo vệ an toàn các mục tiêu, địa bàn trọng điểm, duy trì tốt trật tự an
toàn giao thông, trật tự công cộng góp phần đảm bảo tuyệt đối an toàn trong dịp
tết. Triển khai, thực hiện hiệu quả nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm;
phát hiện đấu tranh 58 vụ - 63 đối tượng vi phạm về trật tự quản lý kinh tế và
chức vụ; điều tra, làm rõ 141/171 vụ phạm pháp hình sự, đạt tỷ lệ 85,9 %, giảm
63 vụ so với cùng kỳ năm 2006. Phát hiện, bắt giữ 40 vụ, 166 đối tượng đánh
bạc, 20 vụ 89 đối tượng tổ chức hoạt động mại dâm, 54 vụ 72 đối tượng mua
bán, tàng trữ, sử dụng trái phép các chất ma tuý. Công an huyện phát hiện, bóc
gỡ 04 đường dây, ổ nhóm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý liên tỉnh,
trong đó có 01 đường dây buôn bán ma tuý từ nước ngoài vào Việt Nam. Tiếp
tục thực hiện cuộc vận động “Xây dựng lực lượng CAND vì nước quên thân, vì
dân phục vụ”. Tổng kết 5 năm thực hiện công tác phối hợp giữa Công an với
MTTQ và các tổ chức thành tổng kết 08 năm thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TW của
Ban Bí thư Trung ương về giải quyết tình hình phức tạp về an ninh nông thôn,
triển khai có hiệu quả Luật cư trú. Xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả
chuyên đề xã, thị trấn an toàn về an ninh nông thôn, được Bộ Công an biểu
dương và giới thiệu nhân vật điển hình trên phạm vi toàn quốc.

Lãnh đạo toàn diện các mặt công tác của LLVT, tập trung chủ yếu vào
nhiệm vụ huấn luyện, tổ chức xây dựng lực lượng DQTV, DBĐV và tuyển quân.
Nguyễn Thị Mai Phương

7

Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

Cơ quan quân sự đã tham mưu với cấp uỷ Đảng chính quyền chỉ đạo tổ chức tốt
công tác giáo dục chính trị tư tưởng, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng kế hoạch và
tổ chức tập huấn, huấn luyện cho 653 đ/c DQTV.. Tổ chức thành công Hội thao
lực lượng dân quân tự vệ.
1.3. Tình hình văn hóa xã hội
- Trong công tác Văn hoá thông tin - Thể dục thể thao: Tổ chức tốt các
hoạt động tuyên truyền, văn hóa văn nghệ, TDTT phục vụ các ngày lễ lớn và các
nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước.
- Công tác Giáo dục đào tạo: Thành phố đã triển khai xây mới 22 trường
công lập, trong đó có 11 trường mầm non, 6 trường tiểu học, 4 trường trung học
cơ sở, 1 trường trung học phổ thông. Chất lượng giáo dục đào tạo tiếp tục được
nâng cao. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 98,5%, tăng 0,4% so với năm
2011 (năm 2011 là 98,1%); tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,1%. Chỉ đạo
các trường thực hiện tốt cuộc vận động hai không của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Duy trì tốt kết quả phổ cập và giữ vững chất lượng giáo dục. Quan tâm chỉ đạo
công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, học sinh. Cơ sở vật chất các trường học
tiếp tục được đầu tư nâng cấp.

- Công tác lao động - TBXH: Thành phố đã vận động quỹ đền ơn đáp
nghĩa được 46,95 tỷ đồng (đạt 260% kế hoạch); tặng 9850 sổ tiết kiệm cho người
có công (đạt 265% kế hoạch); hỗ trợ cho 23 nghìn hộ thoát nghèo, đạt kế hoạch
đề ra. Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người có công, đối tượng xã hội.
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa và quản lý tốt đối tượng tệ nạn
xã hội nên toàn huyện không có tụ điểm phức tạp về ma tuý, mại dâm.
- Công tác y tế - DSKHHGĐ: Toàn Thành phố có 570 xã/phường đạt chuẩn
quốc gia về y tế, đạt tỷ lệ 98,8%. Đã thanh tra, kiểm tra 6295 lượt cơ sở hành
nghề y, dược tư nhân, kinh doanh thực phẩm; xử lý vi phạm 762 cơ sở, phạt hành
chính trên 3 tỷ đồng, đình chỉ hành nghề không phép 129 cơ sở. Duy trì chế độ
thường trực cấp cứu, tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh đảm bảo phục vụ nhu
cầu của nhân dân. Tập trung chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả công tác phòng, chống
dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, không để lây lan, không để thứ phát.
Nguyễn Thị Mai Phương

8

Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

Tóm lại, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế xã hội nhưng tình
hình chính trị và tư tưởng thường xuyên ổn định. Để có được những kết quả đó
là do được sự quan tâm lãnh đạo, giúp đỡ của Chính phủ ; sự lãnh đạo kịp thời,
sát sao của các ban ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội; Sự quan tâm chỉ đạo
của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ngành, đoàn thể.
2. Quận Tây Hồ - Hà Nội

Quận Tây Hồ là một quận của Thủ đô Hà Nội, được thành lập theo nghị
định số 69-CP ngày 28 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ.
•Quận Tây Hồ được hợp bởi các phường: Bưởi, Thuỵ Khê, Yên Phụ của
quận Ba Đình và các xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng
của huyện Tư Liêm.
•Quận Tây Hồ có diện tích tự nhiên: 2.042,7 hécta và 69.713 nhân khẩu;
gồm 8 phường: Bưởi, Thuỵ Khê, Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân
La, Phú Thượng.
•Trụ sở ủy ban nhân dân quận đặt tại 657 đường Lạc Long Quân - Xuân
La - Tây hồ - Hà Nội.
- Về lịch sử hình thành: Xưa kia vùng đất Tây Hồ thuộc huyện Vĩnh Thuận
cũ, tỉnh Hà Nội. Trước năm 1945, Tây Hồ là phần đất của đại lý Hoàn Long thuộc
ngoại thành Hà Nội. Năm 1961, vùng đất Tây Hồ một phần thuộc về khu phố Ba
Đình và một phần đất thuộc về huyện Từ Liêm. Ngày 28/10/1995, Chính phủ ra
Nghị định số 69-CP thành lập quận Tây Hồ thuộc thành phố Hà Nội.
- Về vị trí địa lý: Quận Tây Hồ nằm ở phía Tây Bắc của nội thành Hà Nội;
phía Đông giáp quận Long Biên; phía Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy;
phía Nam giáp quận Ba Đình; phía Bắc giáp huyện Đông Anh. Quận Tây Hồ có địa
hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ bắc xuống nam.
Diện tích: 24 km2. Dân số: khoảng 126.700 người (năm 2009).
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội:
*Về kinh tế:
Theo báo cáo, trong 9 tháng đầu năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp
ngoài quốc doanh toàn quận đạt 160,97 tỷ đồng, đạt 68,8% so với kế hoạch năm,
Nguyễn Thị Mai Phương

9

Báo cáo thực tập



Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu thương mại – dịch vụ - du lịch
đạt 9.621,1 tỷ đồng, đạt 62,7% so với kế hoạch năm, tăng 12,3% so với cùng kỳ
năm trước. Tổng thu ngân sách đạt 400,2 tỷ đồng, đạt 45,1% so với kế hoạch.
Chi cân đối trong ngân sách quận là 340 tỷ đồng, đạt 65,2% so với kế hoạch; chi
từ nguồn mục tiêu Thành phố là 51,9 tỷ đồng, đạt 76,8% kế hoạch năm.
* Về văn hóa - xã hội:
Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về phát triển sự nghiệp
văn hóa và thể thao. Công tác quản lý danh thắng và các hoạt động lễ hội, tôn
giáo đảm bảo đúng quy định của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch. Tổ chức tốt
công tác chăm sóc thương binh, liệt sỹ và người có công. Giải quyết và tham gia
giải quyết việc làm cho 3.895 lao động, đạt 76,4% kế hoạch, giảm 24 hộ nghèo,
đạt 80% so với kế hoạch. Đối với công tác giáo dục và đào tạo, các bậc học đều
hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu của năm học 2013-2014, toàn quận không có học
sinh vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hộ. Tại các cấp học, bậc học, tỷ lệ tốt nghiệp
đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra hàng năm. 100% giáo viên đạt yêu cầu chuẩn hoá.
Đã có 11 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó, có hai phường là
Quảng An và Phú Thượng đạt chuẩn giáo dục quốc gia ở cả 3 cấp học. Triển khai
có hiệu quả công tác y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Trong công tác nội chính, tổ chức bộ máy, xây dựng củng cố chính quyền,
cải cách hành chính: điều tra làm rõ 31 vụ phạm tội và vi phạm về trật tự quản lý
kinh tế; bắt giữ 107 vụ tàng trữ sử dụng trái phép chất ma túy; phát hiện 137 vụ
phạm pháp hình sự; điều tra làm rõ và bắt giữ 112 vụ, đạt tỷ lệ 80,6%, trong đó
điều tra trọng án đạt 100%. Phát huy hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc”. Công tác quốc phòng và nhiệm vụ quân sự địa phương được
triển khai, thực hiện nghiêm túc, hoàn thành tốt kế hoạch công tác tuyển chọn

gọi thanh niên nhập ngũ năm 2014.
* Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh:
Tây Hồ là vùng đất cổ có 62 di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 31 di tích
được xếp hạng di tích quốc gia như: chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ, chùa Vạn
Niên, chùa Tảo Sách, chùa Ức Niên, chùa Kim Liên…
Nguyễn Thị Mai Phương

10

Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

Ngoài ra, quận Tây Hồ còn có cả vùng cảnh quan Hồ Tây – một hồ nước
ngọt lớn nhất của thủ đô Hà Nội, với diện tích khoảng 526 ha được coi là “lá
phổi xanh của Thành phố”, hồ Quảng Bá và công viên nước Hồ Tây…
Năm 2013 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành các mục
tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, trên cơ sở dự báo
khả năng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2012, UBND quận xây dựng
kế hoạch năm 2013 với mục tiêu "Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế; quản lý, giữ
gìn cảnh quan, nâng cao chất lượng môi trường, khai thác có hiệu quả Hồ Tây và
các vùng phụ cận; Tăng cường công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng đô thị;
Từng bước xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật; Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội; Thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương".
2.2. Định hướng phát triển cho những năm tới:
Theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, quận Tây
Hồ sẽ trở thành trung tâm dịch vụ - du lịch - văn hoá của thủ đô Hà Nội. Căn cứ

vào định hướng phát triển ấy và căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn quận,
quận Tây Hồ xác định định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong
thời gian tới như sau:
- Duy trì đã phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững với mức tăng
trưởng cao theo cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Nâng cao hiệu quả
và chất lượng dịch vụ.
- Tập trung đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ theo quy
hoạch, trong đó, đặc biệt quan tâm đầu tư các dự án công viên, cây xanh khu vực
xung quanh Hồ Tây nhằm tạo cảnh quan, môi trường cho Hồ Tây. Các trục
đường giao thông theo quy hoạch trên địa bàn quận, các di tích lịch sử, văn hoá
có giá trị nằm quanh Hồ Tây để quận sớm trở thành trung tâm văn hoá - du lịch
lớn của thủ đô Hà Nội.
- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý đất đai, quản lý đô thị; phát triển đô
thị theo hướng văn minh - hiện đại và phát triển bền vững. Triển khai thực hiện tốt
các dự án kêu gọi đầu tư; phát triển toàn diện sự nghiệp văn hoá - xã hội.

Nguyễn Thị Mai Phương

11

Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

PHẦN II: NHẬN THỨC CHUNG VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NỘI VỤ

1. Khái quát chung về trường đại học Nội Vụ
1.1. Lịch sử hình thành
• Lịch sử Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tiền thân là Trường Trung học Văn thư
Lưu trữ được thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ
trưởng Phủ Thủ tướng.
Ngày 11/5/1994 Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là
Bộ Nội vụ) đã ban hành Quyết định số 50/TCCB-VP về việc chuyển địa điểm
Trường Trung học Văn thư Lưu trữ về Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
Ngày 25/4/1996 Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban
hành Quyết định số 72/TCCB-TC về việc đổi tên Trường Trung học Văn thư
Lưu trữ thành Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng I.
Đến năm 2000 Trường Trung học Lưu trữ và nghiệp vụ văn phòng I chính
thức hoạt động tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội và năm
2003 Trường được đổi tên thành Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương
I theo Quyết định số 64/2003/QĐ-BNV ngày 01/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ.
Ngày 15/6/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định
số 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCB về việc thành lập Trường Cao đẳng Văn thư Lưu
trữ Trung ương I trên cơ sở Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I.
Theo Quyết định này, Trường là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nội vụ.
Ngày 17/10/2005 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số
108/2005/QĐ-BNV quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I.
Ngày 30/6/2006 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số số
986/QĐ-BNV về thành lập Cơ sở Đào tạo của trường tại thành phố Đà Nẵng
Nguyễn Thị Mai Phương

12


Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

trực thuộc Trường. Đây là đơn vị dự toán cấp 2 của Trường có nhiệm vụ đào tạo
nguồn nhân lực cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Ngày 21 tháng 4 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số
2275/QĐ-BGDĐT về việc đổi tên Trường thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà
Nội. Việc đổi tên Trường đã tạo điều kiện phát triển các ngành học theo lĩnh vực
của ngành Nội vụ và đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở rộng ngành nghề,
đáp ứng tốt hơn yêu cầu của xã hội.
Ngày 12/6/2008 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 749/QĐ-TTg qui
định Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Nội vụ.
Ngày 04/8/2008 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 1052/QĐBNV quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường
Cao đẳng Nội vụ Hà Nội. Theo Quyết định 1052/QĐ-BNV, Trường Cao đẳng
Nội vụ Hà Nội có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình
độ cao đẳng và thấp hơn trong lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành nghề khác
có liên quan, nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học công
nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Hiện Trường có 17 đơn vị trực thuộc.
Ngày 04 tháng 10 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký Quyết định số
1121/QĐ-BNV phê duyệt Đề án “Quy hoạch Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội
từ năm 2010 đến năm 2020”, trong đó Trường có nhiệm vụ xây dựng Dự án
nâng cấp trường lên đại học.
Ngày 13/7/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký văn bản số 1160/TTg-KGVX
đồng ý về chủ trương thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trên cơ sở nâng
cấp Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.
Ngày 14/11/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2016/QĐTTg về việc thành Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường

Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.
Thành tích chủ yếu trong 40 năm qua:
- Huân chương Độc lập hạng ba (năm 2011);
- Huân chương Tự do hạng Nhất của Chủ tịch nước CHDCND Lào (năm
1983);
Nguyễn Thị Mai Phương

13

Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

- Huy chương Hữu nghị của Chính phủ nước CHDCND Lào (năm 2007);
- Huân chương Lao động của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam: hạng
Nhất năm 2006, hạng Nhì năm 2001, hạng Ba năm 1996;
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2011
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
- Kỷ niệm chương Hùng Vương của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phú (năm
1989);
- Nhiều Bằng khen, giấy khen của Thành phố Hà Nội, Trung ương Đoàn
thanh niên, Liên đoàn Lao động.
- Đảng bộ nhà trường đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh, Công đoàn,
Đoàn thanh niên vững mạnh toàn diện nhiều năm liền.
1.2. Công tác chuyên môn
1.2.1. Công tác đào tạo
a. Đào tạo chính quy, tập trung

Tổ chức triển khai và thực hiện công tác thi tuyển sinh năm 2014 cho
7.350 thí sinh đăng ký dự thi bậc Đại học, CĐ hệ chính quy đúng quy chế của
Bộ GD&ĐT.
Tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi và bổ sung hệ thống các văn bản phục vụ
công tác quản lý đào tạo, đặc biệt là hệ thống các quy định phục vụ cho công tác
đào tạo theo học chế tín chỉ; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào
tạo; Ban hành kế hoạch đào tạo các bậc học năm 2014 và tổ chức triển khai thực
hiện chương trình đào tạo các bậc, hệ theo kế hoạch; Tổ chức các kỳ thi tốt
nghiệp bậc Cao đẳng khóa 2011-2014 (1342 sinh viên), Cao đẳng liên thông
khóa 2012-2014 (250 sinh viên), Trung cấp chuyên nghiệp khóa 2012-2014 (104
sinh viên) hệ chính quy nghiêm túc, đúng quy chế;
Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Nội vụ về việc mở các ngành đào tạo
bậc Đại học gắn liền với lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.
Triển khai công tác chuyển đổi đào tạo theo học chế tín chỉ tiến tới thực
hiện đào tạo theo học chế tín chỉ cho các lớp Đại học hệ chính quy khóa 2013 –
2017 và các khóa Đại học, Cao đẳng, Cao đẳng liên thông hệ chính quy nhập
Nguyễn Thị Mai Phương

14

Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

học từ năm 2014 trở đi; Tổ chức các Hội nghị hướng dẫn xây dựng đề cương chi
tiết học phần, thực hiện quy chế đào tạo và tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ.
b. Đào tạo tại chức và bồi dưỡng

Tổ chức tốt 2 kỳ thi tuyển sinh Đại học, Đại học liên thông hệ vừa làm
vừa học (VLVH) năm 2014 với 126 học viên trúng tuyển bậc ĐH và 154 học
viên trúng tuyển bậc ĐHLT; Phối hợp với các cơ sở đào tạo tại các địa phương
tổ chức tuyển sinh 09 lớp đại học, cao đẳng hệ VLVH với tổng số 674 học viên
tại các tỉnh Điện Biên, Quảng nam, Quảng Bình, Gia Lai, Bình Thuận, Tiền
Giang, Tp. Hồ Chí Minh; Tiếp tục tổ chức tuyển sinh 09 lớp tại các địa phương:
Thái Bình, Hòa Bình, Bắc Giang, Lào Cai, Quảng Nam.
Thực hiện tốt công tác quản lý đào tạo đối với 19 lớp với 1096 học
viên(12 lớp Đại học và Đại học liên thông, 05 lớp Cao đẳng và Cao đẳng liên
thông, 02 lớp Trung cấp chuyên nghiệp) đang học tại Trường. Trong năm 2014,
đã tổ chức thi tốt nghiệp, bế giảng và phát bằng tốt nghiệp cho 33 học viên bậc
Cao đẳng, 140 học viên bậc Cao đẳng liên thông, 75 học viên bậc Trung cấp
chuyên nghiệp.
Trong năm 2014, Trường đã tổ chức 147 lớp bồi dưỡng: chương trình
chuyên viên, chuyên viên chính, nghiệp vụ soạn thảo văn bản, văn thư Lưu trữ,
nghiệp vụ lãnh đạo cấp phòng, tin học, ngoại ngữ, và các nghiệp vụ khác với
tổng số trên 10.000 lượt học viên. Ngoài ra Trường đã phối hợp với các địa
phương tổ chức 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ tại Cao Bằng và Bến Tre với tổng cộng 187 học viên; 02
lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Văn phòng Thống kê phường, thị trấn tại Thừa Thiên –
Huế và Đắc Lắc với tổng số 117 học viên; Tổ chức triển khai Đề án Ngoại ngữ
Quốc gia 2020 được 03 lớp tiếng Anh, 01 lớp tiếng Pháp với 54 học viên.
1.2.2. Công tác Thanh tra, Khảo thí, bảo đảm chất lượng
a. Công tác khảo thí, bảo đảm chất lượng
Hoàn thiện báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục của Trường theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ban hành các quy định: Về quản lý văn bằng,
chứng chỉ, về tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học phần theo hệ thống tín chỉ;
Nguyễn Thị Mai Phương

15


Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

Tổ chức các lớp tập huấn về tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học phần, về cố
vấn học tập của Trường cho toàn thể cán bộ lãnh đạo, giảng viên, giáo viên
trong Trường; Tổ chức triển khai Quy định về tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả
học phần theo hệ thống tín chỉ của Trường trong tuần sinh hoạt công dân –
HSSV đầu khóa; Xây dựng kế hoạch, triển khai việc biên dịch tên ngành học từ
tiếng Việt sang tiếng Anh.
Xây dựng phần mềm quản lý, in, cấp phát văn bằng chứng chỉ của
Trường; Xây dựng và triển khai Đề án khôi phục và quản lý dữ liệu văn bằng tốt
nghiệp các bậc, các hệ đào tạo từ năm 1973 – 2013 bằng phần mềm quản lý văn
bằng, chứng chỉ; Thực hiện công tác in, quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ
các bậc, các hệ đào tạo trong toàn Trường (Tính đến tháng 11/2014 đã in được
1.544 bằng tốt nghiệp, 3.355 chứng chỉ các loại).
Tổ chức nghiệm thu ngân hàng câu hỏi thi kết thúc học phần bậc đại học
giai đoạn 3 (34 học phần); Tiếp tục triển khai nghiệm thu ngân hàng câu hỏi thi
kết thúc học phần bậc đại học theo hệ thống tín chỉ; Lập kế hoạch và triển khai
xây dựng Chuẩn đầu ra theo nội dung môn học của bậc Đại học.
Phối hợp tổ chức và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các kỳ thi kết
thúc học phần, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh của các bậc, các hệ đào tạo trong
toàn trường; Xác minh và trả lời các cơ quan chức năng về văn bằng, chứng chỉ
đảm bảo chính xác, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật; Triển khai lấy
phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, giáo viên thông qua HSSV
giai đoạn 1 (Đã phát 1.700 phiếu tại 17 lớp, đánh giá 28 giáo viên, giảng viên

dạy 21 học phần).
b. Công tác thanh tra
Trong năm 2014, Trường đã thành lập Đoàn kiểm tra 3 đơn vị (Trung tâm
Tin học, Viện Nghiên cứu và phát triển, Phòng Quản lý Khoa học và Sau đại
học) về công tác quản lý của lãnh đạo, công tác quản lý cán bộ, giảng viên thuộc
đơn vị quản lý, công tác chuyên môn...
Tập trung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nề nếp giảng dạy, học tập của
cán bộ, giáo viên, giảng viên và HSSV trong Trường; thanh tra, giám sát công
Nguyễn Thị Mai Phương

16

Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

tác tổ chức các kỳ thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp, thi kết thúc học phần của các
bậc, hệ do Trường tổ chức đảm bảo nghiêm túc, đúng quy chế.
1.2.3. Công tác quản lý học sinh, sinh viên
Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng đối với người học được Nhà trường
thực hiện thường xuyên thông qua các nội dung chương trình Tuần sinh hoạt
công dân HSSV đầu khóa, đầu năm và cuối khóa; các buổi sinh hoạt lớp và chào
cờ hàng tháng, hội nghị đối thoại giữa Nhà trường với sinh viên.
Công tác quản lý HSSV tiếp tục đổi mới, ban hành Quy định về công tác
cố vấn học tập/chủ nhiệm lớp trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, ứng dụng tin
học vào công tác quản lý sinh viên, quản lý ký túc xá, quản lý hồ sơ, quản lý chế
độ chính sách; Chủ trì và phối hợp với công an các địa phương nơi có sinh viên

nội trú, ngoại trú để tăng cường công tác quản lý sinh viên; Thực hiện hướng
dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác sinh viên cho viên chức, giảng viên tại
Cơ sở miền Trung và Văn phòng đại diện của Trường tại Tp. Hồ Chí Minh và
quản lý Cơ sở đào tạo của Trường tại phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm,
Hà Nội.
Thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên theo Quy chế của Bộ
GD&ĐT và của Trường góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo con người toàn
diện vừa có tài, vừa có đức. Trong năm 2014, Trường đã thực hiện quy trình kết
nạp Đảng cho 11 sinh viên ưu tú (tăng 36,4% so với năm 2013).
Thực hiện tốt công tác khen thưởng - kỷ luật HSSV. Năm học 2013 - 2014
đã khen thưởng 12 sinh viên đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện; 02 sinh
viên đỗ thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2014 vào Trường. Ngoài ra
trong năm 2014 đã xử lý kỷ luật 18 HSSV do vi phạm quy chế HSSV (tăng
27,8% so với năm 2013).
Trong năm học 2013-2014 đã thực hiện cấp học bổng khuyến khích học
tập cho 241 lượt HSSV (trên 553 triệu đồng, tăng 19,8% so với năm học 20122013), miễn giảm học phí cho 247 HSSV (trên 925 triệu đồng), chi trợ cấp xã
hội cho 197 HSSV (gần 248 triệu đồng, tăng 10,9% so với năm 2013), chi trợ
cấp khó khăn đột xuất cho 04 sinh viên (trên 10 triệu đồng, tăng 58,3% so với
Nguyễn Thị Mai Phương

17

Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

năm 2013), cấp hàng nghìn giấy xác nhận cho HSSV vay vốn ngân hàng chính

sách xã hội tại địa phương.
Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho HSSV: Nói chuyện chuyên đề
“Giới trẻ với nghi lễ Hầu đồng”; Giao lưu với Nhà giáo, Nhà văn, Nghệ sĩ nhiếp
ảnh, Đại tá Đoàn Hoài Trung kỷ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ; Hội thi
“Soạn thảo văn bản trên máy vi tính giỏi lần thứ VII”; Hội thi tuyên truyền giới
thiệu sách cấp Trường; Tham gia và đạt giải Nhất cuộc thi tuyên truyền giới
thiệu sách tại Văn Miếu.
1.3. Công tác Quản lý khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) được triển khai đồng bộ có hiệu
quả hướng vào các nghiên cứu phục vụ giảng dạy và học tập, trong cả giảng
viên và HSSV.
Năm 2014 Trường đã tổ chức triển khai xây dựng 02 đề án trình Thủ
trướng Chính phủ theo Quyết định số 103/QĐ-BNV ngày 11/02/2014 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Chương trình công tác năm 2014 của Bộ Nội
vụ; đề xuất nhiệm vụ tham gia thực hiện Chương trình Khoa học và Công nghệ
trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013-2018 “Khoa học và Công nghệ phục
vụ sự phát triển bền vững vùng Tây Bắc” năm 2015; Đề xuất 01 nhiệm vụ thuộc
Chương trình Nông thôn mới của Bộ NN&PTNT; Tiếp tục triển khai 05 đề tài
NCKH cấp Bộ được giao năm 2014; Tổ chức đăng ký nhiệm vụ KHCN cấp Bộ
năm 2015 và được phê duyệt 02 đề tài NCKH cấp Bộ cho năm 2015;
Trường đã tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực ngành Nội vụ, tổ chức nghiệm thu cấp Bộ nhiệm vụ Rà soát văn bản
quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Tiếp
tục triển khai hoàn thiện 02 Dự án điều tra khảo sát được Bộ Nội vụ giao triển
khai trong 2 năm 2013, 2014; Tổ chức xúc tiến Đề án cơ chế chính sách đặc thù
về thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao và phần mềm quản lý nguồn nhân lực
cho thành phố Vĩnh Long và một số đề án khác; Triển khai Dự án điều tra, khảo
sát đánh giá tác động của chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao
trong khu vực công ở Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất
Nguyễn Thị Mai Phương


18

Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

nước;
Tổ chức 05 hội thảo: Hội thảo “Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành
Nội vụ” tại Cơ sở miền Trung, Hội thảo Rà soát văn bản quy phạm pháp luật về
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại Quảng Nam và Tam Đảo –
Vĩnh Phúc, Hội thảo "Vai trò của Công nghệ thông tin trong việc nâng cao hiệu
quả hoạt động quản lý và đào tạo Trường Đại học Nội vụ Hà Nội", Hội thảo
“Nâng cao chất lượng đào tạo ngành Quản trị nhân lực tại Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội qua việc hợp tác với doanh nghiệp”, Hội thảo “Mô hình quản lý nhân
lực hành chính công của Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam”; Tổ chức 06 buổi
tọa đàm, nói chuyện chuyên đề khoa học cho giảng viên, giáo viên, HSSV, cụ
thể: Tọa đàm và giao lưu giữa sinh viên với doanh nghiệp về kỹ năng mềm; Tọa
đàm "Phát triển chương trình đào tạo ngành Lưu trữ học bậc đại học đáp ứng
nhu cầu xã hội"; Tọa đàm "Xác định mô hình đào tạo tại Trung tâm Đào tạo
nghiệp vụ văn phòng và dạy nghề, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”; Buổi nói
chuyện chuyên đề: "Chia sẻ một kinh nghiệm về viết bài báo khoa học của các
học giả Pháp”; “Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam”;
Tổ chức tập huấn về phương pháp xác định chủ đề nghiên cứu khoa học;
Tiếp tục tổ chức nghiệm thu đề tài NCKH cấp Trường của cán bộ, giảng
viên và sinh viên năm 2013, 2014 và thực hiện quy trình đăng ký, tuyển chọn đề
tài NCKH cấp Trường của cán bộ, giảng viên và sinh viên năm 2015;

Xây dựng và tổ chức triển khai Đề án “Xây dựng và xuất bản Giáo trình,
Tập bài giảng của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, giai đoạn 2014-2017”; Tổ
chức họp Hội đồng xét công nhận sáng kiến năm 2014 của Trường.
1.4. Công tác Hợp tác quốc tế
Trong năm 2014 Trường đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác quốc tế với
các đối tác chiến lược trong khu vực và thế giới; Tổ chức Đoàn công tác đi Cuba
và ký Bản ghi nhớ với cục lưu trữ Quốc gia Cu Ba; Tổ chức Đoàn công tác đi
Lào để triển khai các nội dung hợp tác với Đại học Quốc gia Lào và triển khai
xây dựng Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền địa phương
cho CHDCND Lào giai đoạn 2014-2020”. Trong năm 2014 đã tổ chức tiếp đón
Nguyễn Thị Mai Phương

19

Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

05 đoàn vào: 01 đoàn Mỹ, 02 đoàn Nga, 02 đoàn Áo; Tiếp tục triển khai các nội
dung hợp tác với Campuchia, Nga;
Tiếp tục xúc tiến tích cực các Đề án, Dự án quốc tế: Dự án First, Dự án
ODA (Áo) “Nâng cao năng lực cho Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong lĩnh
vực giáo dục và đào tạo”; Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính
quyền địa phương cho CHDCND Lào giai đoạn 2014-2020”.
Xây dựng dự thảo quy định và quy trình theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001-2008 về hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế.
Ký kết hợp tác đào tạo quốc tế với Trường Đại học Lyon 2 (Pháp); Ký

hợp tác trong đào tạo ngắn hạn với Trường Hành chính công ENA (Pháp); Triển
khai xây dựng Kế hoạch giới thiệu các chương trình đào tạo ngắn hạn của
Trường ENA tại Việt Nam; Nộp hồ sơ đề nghị cho Trường tham gia Hiệp hội các
trường Đại học Pháp ngữ; Thảo luận khung hợp tác với Trường Đại học PAU
(Pháp).
1.5. Công tác Tổ chức cán bộ và thực hiện quy chế dân chủ
1.5.1. Công tác Tổ chức cán bộ
Năm 2014, Trường đã đẩy mạnh công tác kiện toàn tổ chức bộ máy theo
Quyết định số 347/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Thành lập Tạp chí
Nghiên cứu Khoa học Nội vụ, Phòng Hợp tác quốc tế, Tổ Quản lý đào tạo Đông
Ngạc thuộc Phòng Công tác sinh viên; Thành lập các phòng chuyên môn thuộc
Cơ sở miền Trung, Viện Nghiên cứu và Phát triển, các tổ chuyên môn thuộc Văn
phòng đại diện của Trường tại Tp. Hồ Chí Minh; Ban hành quyết định thành lập
các ban: Ban hợp tác giữa Đại học Thái Nguyên và Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội, Ban xây dựng đề án Phân Hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Miền
Trung, xây dựng đề án thành lập Cơ sở Trường tại Tp. Hồ Chí Minh; Thành lập
Hội Cựu chiến binh Trường Đại học Nội vụ Hà Nội;
Xây dựng bổ sung và kiện toàn các văn bản quy định chức năng, nhiệm
vụ các đơn vị thuộc Trường; Ban hành các văn bản quy định thuộc lĩnh vực tổ
chức cán bộ: Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; Quy chế nâng
lương thường xuyên, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung và nâng lương trước
Nguyễn Thị Mai Phương

20

Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền


Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

thời hạn, Quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ việc riêng; Quy định về
thực hiện quy trình giảng báo cáo; Hoàn thiện dự thảo Quy chế tuyển dụng, tập
sự và bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp; Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên
theo quy định của Bộ Nội vụ về các lĩnh vực tổ chức cán bộ.
Năm 2014 Trường đã tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc với 54 viên
chức (16 giảng viên, 38 viên chức hành chính), tiếp nhận 05 viên chức chuyển
công tác(02 tiến sĩ, 03 thạc sĩ), tiếp nhận và ký hợp đồng lao động tập sự mới
đối với 65 người. Thực hiện công tác điều động, luân chuyển 28 lượt viên chức
trong các đơn vị thuộc và trực thuộc Trường. Thực hiện quy trình xét hết thời
gian tập sự và bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp cho 20 viên chức, thực hiện quy
trình giảng báo cáo cho 29 giảng viên. Trường cũng đã thực hiện quy trình bổ
nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng đối với 25 viên chức, bổ nhiệm
chức danh Trưởng, Phó Bộ môn cho 31 viên chức tại các Khoa, Trung tâm.
Công tác quản lý hồ sơ, lý lịch công chức, viên chức được rà soát, cập nhật
thường xuyên theo quy định của pháp luật, áp dụng công nghệ thông tin trong
việc quản lý hồ sơ công chức, viên chức của Trường.
Trường đã xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2014
đối với đội ngũ viên chức, người lao động của Trường. Cử 30 viên chức đi dự
thi và đi học sau đại học, 07 viên chức đi học các lớp bồi dưỡng chương trình
chuyên viên, chuyên viên chính, 05 viên chức đi học cao cấp lý luận chính trị,
21 viên chức đi học các lớp bồi dưỡng về ngoại ngữ, 68 viên chức đi học lớp bồi
dưỡng kiến thức Quốc phòng – An ninh đối tượng 3 học tại Trung tâm Bồi
dưỡng chính trị quận Tây Hồ; Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo
chương trình đào tạo, đào tạo lại cho 435 lượt viên chức.
Giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức
và người lao động của Trường, quản lý sổ và cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo
hiểm y tế kịp thời, thường xuyên theo dõi thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội của
công chức, viên chức trong Trường.

1.5.2. Thực hiện quy chế dân chủ
Việc thực hiện quy chế dân chủ tại Trường đạt kết quả tốt. Các cuộc họp
Nguyễn Thị Mai Phương

21

Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

định kỳ được duy trì và đảm bảo cả về nội dung và chất lượng, phù hợp với nhu
cầu công việc, như: họp giao ban tháng, quý, năm và Hội nghị công chức, viên
chức; hội đồng tư vấn (Hội đồng khoa học và đào tạo, Hội đồng thi đua - khen
thưởng) hoạt động công khai, dân chủ, đúng quy chế; Tổ chức định kỳ các buổi
đối thoại giữa Đảng uỷ - Ban Giám hiệu với cán bộ viên chức. Thực hiện tốt chế
độ công khai tài chính theo quy định của nhà nước; công khai các quyền lợi, chế
độ, chính sách có liên quan trực tiếp đến đội ngũ cán bộ, viên chức; công khai
những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất, tuyển dụng, nâng
ngạch, nâng bậc lương, thuyên chuyển, điều động, khen thưởng, kỷ luật, bổ
nhiệm và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ, viên chức.
1.6. Công tác Hành chính – Tổng hợp
Tính đến 17/11/2014, Nhà trường đã tiếp nhận 1320 văn bản đến và ban
hành 2866 văn bản đi đảm bảo đúng thể thức, kỹ thuật trình bày và thủ tục ban
hành; Thực hiện tốt chế độ tổng hợp, thông tin báo cáo định kỳ, thường xuyên
kịp thời với Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, Ban ngành có liên
quan về công tác, hoạt động của Trường, công tác phòng chống tham nhũng, cải
cách hành chính, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện tốt công tác thăm

hỏi, gặp gỡ, chúc mừng các ngày lễ, tết, kỷ niệm, hiếu, hỷ trong năm 2014.
Ban hành và theo dõi việc thực hiện kế hoạch công tác năm 2014 của các
đơn vị thuộc và trực thuộc Trường; Tổ chức họp giao ban công tác Tuần, Tháng,
Qúy, giám sát thực hiện kết luận giao ban công tác tuần.
Quản lý việc thực hiện nội quy cơ quan, quy chế văn hóa công sở, giờ
giấc họp, hội nghị... trong Trường. Tổ chức quản lý, điều phối sử dụng hội
trường, phòng họp, nhà khách, phòng truyền thống, các điều kiện cơ sở vật chất
trong Trường. Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ Ban Giám hiệu trong việc tiếp
đón khách đến giao dịch, công tác, liên kết, hợp tác với Nhà trường.
Công tác vệ sinh, y tế được bảo đảm, tổ chức khám sức khỏe cho công
chức, viên chức và HSSV Nhà trường. Cảnh quan, môi trường trong nhà trường,
ký túc xá sạch sẽ, không có dịch bệnh, không xảy ra ngộ độc thức ăn, tổ chức
phun thuốc phòng bệnh, diệt côn trùng trong toàn Trường. Nhà ăn cán bộ được
Nguyễn Thị Mai Phương

22

Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

duy trì đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Công tác Thi đua – Khen thưởng: Báo cáo Bộ Nội vụ về kết quả đánh giá,
phân loại tập thể và cá nhân năm 2013 của Trường và triển khai đăng ký danh
hiệu thi đua tập thể, cá nhân năm 2014 theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
1.7. Công tác Quản trị - Thiết bị
Trong năm 2014 Trường tiếp tục hoàn thiện, xây dựng cơ sở vật chất

nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà trường và phục vụ công tác đào tạo:
Hoàn thành xây dựng nhà lớp học 4 tầng và đưa vào sử dụng; sửa chữa, cải tạo
phòng làm việc cho các đơn vị thuộc Trường; triển khai công tác nâng cấp, sửa
chữa ký túc xá; hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở Trường tại Quảng
Nam, Dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của Viện Nghiên cứu và
Phát triển; Tiếp tục xúc tiến công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng Trụ
sở Viện nghiên cứu và Phát triển tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm – Hà Nội.
Tổ chức mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị các phòng làm việc, giảng
đường phục vụ công tác đào tạo của Trường và bảo đảm điều kiện học tập cho
HSSV như: Trang bị tủ nước uống công cộng tại Trường và Cơ sở Đông Ngạc,
mua mới 170 bộ bàn ghế HSSV, bàn ghế giáo viên, loa, míc trợ giảng,… Quản
lý tốt công tác điện, nước bảo đảm an toàn điện lưới, thực hiện tiết kiệm điện,
phục vụ kịp thời, đầy đủ nước sinh hoạt cho cán bộ viên chức và HSSV toàn
Trường. Thực hiện chế độ bảo dưỡng định kỳ xe ô tô của Trường bảo đảm an
toàn vận hành, phục vụ nhu cầu công tác của Nhà trường.
Thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn tài sản, phân công
lịch trực bảo vệ cơ quan các dịp nghỉ Lễ trong năm, phối hợp chặt chẽ với Công
an phường Xuân La, quận Tây Hồ giải quyết kịp thời vụ việc mất an ninh trật tự
trong Trường. Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) được chú trọng. Trường
đã tổ chức huấn luyện, tập huấn nghiệp vụ PCCC, Thường xuyên kiểm tra và
mua bổ sung kịp thời các trang thiết bị PCCC bảo đảm an toàn PCCC theo quy
định.
1.8. Công tác Kế hoạch - Tài chính
Tổng nguồn tài chính năm 2014 theo dự toán của Trường là 143,8 tỉ đồng
Nguyễn Thị Mai Phương

23

Báo cáo thực tập



Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

trong đó Tổng thu lệ phí và thu khác (tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Cơ sở miền
Trung) là 66,9 tỉ đồng, Dự toán kinh phí Ngân sách TW được giao là 76,9 tỉ
đồng. Ước tính hết năm 2014, nguồn thu cho hoạt động sự nghiệp đạt 59,1 tỉ
đồng (đạt 88% so với dự toán), nguồn chi kinh phí do NSTW cấp là 76,9 tỉ đồng
(đạt 100% so với dự toán).
Trường đã thực hiện giao dự toán thu chi tài chính năm 2014 cho các đơn
vị thuộc và trực thuộc Trường; hoàn thiện và hướng dẫn các đơn vị dự toán cấp
3 trực thuộc hoàn thiện hệ thống chứng từ, sổ sách và báo cáo quyết toán năm
2013 theo quy định; xây dựng và triển khai phương án thu học phí theo tín chỉ
qua tài khoản bắt đầu từ năm học 2014-2015.
Trong năm 2014 thu chi tài chính bảo đảm cho các hoạt động giảng dạy,
học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác. Công tác quản lý tài chính
được phân công phân nhiệm rõ ràng từ cấp lãnh đạo và các bộ phận liên quan,
đảm bảo các nguồn kinh phí được kiểm soát chặt chẽ, minh bạch. Việc thực hiện
công tác quản lý tài chính luôn bảo đảm tính dân chủ, công khai, tiết kiệm,
chống lãng phí, từng bước hoàn thiện các quy trình thanh toán theo xu hướng
giảm thu chi tiền mặt, tăng cường sử dụng hình thức thu chi qua tài khoản. Công
tác kế hoạch, dự toán bám sát tình hình thực tế và kế hoạch phát triển quy mô
đào tạo và kế hoạch phát triển tổ chức trường. Quy chế chi tiêu nội bộ đã được
xây dựng và thường xuyên được xem xét điều chỉnh kịp thời trong phạm vi chế
độ nhà nước quy định và khả năng thực tế một cách chủ động, hợp lý. Các chế
độ của viên chức được bảo đảm, điều kiện dạy và học tập được quan tâm thường
xuyên, cơ sở vật chất được tăng cường. Đã xây mới thêm phòng học, chống
xuống cấp các hạng mục cơ sở vật chất. Riêng 2 năm 2013, 2014 xây thêm 10
phòng học bằng nguồn thu hoạt động, trang bị, thay thế nhiều thiết bị phục vụ

quản lý, dạy và học. Kinh phí đầu tư xây dựng và các chương trình, đề án, dự án
được ngân sách nhà nước cấp được đơn vị quản lý chặt chẽ , sử dụng đúng mục
đích, giải ngân kịp thời, phát huy được hiệu quả đầu tư.
1.9. Công tác thư viện
Trong năm 2014, Trung tâm Thông tin Thư viện đã nhập về thư viện trên
Nguyễn Thị Mai Phương

24

Báo cáo thực tập


Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Khoa Kinh tế - Lớp KTCT K32

572 cuốn sách tham khảo và 1500 cuốn sách giáo trình; đặt mua 75 tên báo, tạp
chí; nhập cơ sở dữ liệu sách mới với 1.300 biểu ghi; tiếp nhận 77 cuốn sách
ngoại văn do Qũy Châu Á tài trợ; tiếp nhận trên 100 cuốn sách văn hóa được tài
trợ bởi Dự án công bố phổ biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam của
Hội Văn hóa Dân gian Việt Nam.
Thư viện tiếp tục duy trì phục vụ bạn đọc 3 ca/ngày. Trong năm 2014,
Thư viện đã phục vụ hơn 8.000 lượt bạn đọc (tăng trên 62% so với năm 2013),
lượt sách phục vụ khoảng 16.000 lượt (bao gồm sách giáo trình, sách tham khảo,
tài liệu nội sinh, báo, tạp chí); tiếp nhận và hướng dẫn sinh viên đến trung tâm
thực tập.
Trung tâm đã tiến hành bổ sung sách giáo trình, tập bài giảng, sách tham
khảo mới phục vụ nghiên cứu và học tập, chuẩn bị nguồn tư liệu phục vụ công
tác đào tạo theo tín chỉ của Nhà trường. Hệ thống thông tin tích hợp tại Trung
tâm được duy trì hoạt động thường xuyên cùng với các dịch vụ thư viện hiện đại

đã đáp ứng hiệu quả nhu cầu thông tin của giảng viên, giáo viên, HSSV của
Trường. Lượt truy cập hệ thống tích hợp tại website của Trung tâm Thông tin
Thư viện đã đạt gần 471.000 lượt người truy cập (tính đến ngày 11/11/2014,
trong năm 2014 đã phục vụ trên 78.000 lượt truy cập).
Tổ chức thành công buổi giới thiệu dịch vụ thư viện hiện đại, tọa đàm về
phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện.
1.10. Công tác Tạp chí, thông tin, truyền thông
Được sự chấp thuận của Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương tại văn
bản số 5306-CV/BTGTW ngày 19/20/2013, Giấy phép số 447/GP-BTTTT ngày
04/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Quyết định số
1922/QĐ-BNV ngày 10/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc thành lập Tạp
chí Nghiên cứu Khoa học Nội vụ trực thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội,
Hiệu trưởng Nhà trường đã ban hành Quyết định số 144/QĐ-ĐHNV ngày
25/2/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tạp chí
Nghiên cứu Khoa học Nội vụ. Hiện tại Tạp chí đã thành lập: Ban Trị sự - Tổng
hợp, Ban Biên tập, Hội đồng Biên tập, được Bộ Công an cấp mới con dấu và đi
Nguyễn Thị Mai Phương

25

Báo cáo thực tập


×