Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.45 KB, 7 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Nhà nước ta là Nhà nước của dân – do dân và vì dân. Trong bộ máy nhà
nước ta, Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Thông qua Quốc hội, nhân
dân có thể thực hiện ý trí của mình. Khác với nghị viện tư sản, Quốc hội nước ta
đại diện cho ý trí, lợi ích của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Đây là một tổ chức chính quyền thể hiện rất rõ tính chất đại
diện và tính chất quần chúng. Điều đó được thể hiện là các đại biểu Quốc hội là
những công nhân, nông dân, trí thức và những người lao động ưu tú thuộc mọi
dân tộc trong cả nước được nhân dân tín nhiệm bầu ra và chịu trách nhiệm trước
nhân dân, họ có mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng, nắm vững tâm tư nguyện
vọng của quần chúng, do đó quyết định mọi vấn đề được sát và hợp với quần
chúng đồng thời có điều kiện thuận lợi để vận động quần chúng thi hành tốt các
quy định của Nhà nước. Để có thể hiểu thêm về vấn đề này, em xin đi giải quyết
đề tài “ Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Với trình độ kiến thức còn hạn hẹp, nên trong bài làm còn có sai sót. Rất
mong thầy cô sửa chữa để giúp em hoàn thiện kiến thức hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I – Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất
Là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Quốc hội thay mặt nhân dân
thực hiện quyền lực Nhà nước thống nhất. Tính quyền lực Nhà nước của Quốc
hội thể hiện ở thẩm quyền của Quốc hội và được cụ thể hóa thành các chức năng
và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được quy định trong
Hiến pháp. Trong Hiến pháp 1946, thẩm quyền của Quốc hội được quy định tại
Điều 23 “Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra
các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với
nước ngoài”. Tại Điều 22 có ghi “Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao
nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Ngoài ra tại Điều 25 còn quy định
“Nghị viện không chỉ thay mặt cho địa phương mình mà còn thay mặt cho toàn


thể nhân dân”.
Đến Hiến pháp 1959 đã khẳng định “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà
nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Điều 44 có quy định
“Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam daanchur
cộng hòa” đây là một bước phát triển so với Hiến pháp 1946 khi đã khẳng định
Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, là cơ quan duy nhất có quyền
lập pháp.
Đến Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 vai trò của Quốc hội đã được
tăng cường và phát triển hơn nữa trong việc quy định cơ cấu tổ chức Nhà nước
ta. Ở Hiến pháp 1980 có quy định Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao
nhất” của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có điểm mới hơn của
Hiến pháp 1980 so với 2 bản Hiến pháp trước là đã quy định chức năng đại diện
của Quốc hội, theo đó “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân”.
Điểm mới nữa là đã mở rộng phạm vi thẩm quyền của Quốc hội trong việc thực
hiện chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Theo Điều 82
của
Hiến pháp 1980 “Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và
đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế và văn hóa, những quy tắc chủ yếu
về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quyền hạn xã hội và hoạt
động của công dân”. Như vậy, về mặt pháp lý, thẩm quyền của Quốc hội trong
lĩnh vực này là rất rộng và được quy định khá rõ ràng hơn so với Hiến pháp
1959. Ngoài ra ở Hiến pháp 1980 đã xác định tính chất và đặc điểm chức năng
giám sát của Quốc hội là “giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà
nước”. Quy định này là căn cứ pháp lý quan trọng để phân định rõ ràng hoạt
động giám sát của Quốc hội với các hình thức giám sát khác việc thi hành pháp
luật ở nước ta. Và ở Hiến pháp 1992 đã tiếp tục khẳng định vị trí của Quốc hội
là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với 3 chức năng cơ bản của
Quốc hội là lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám
sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của đất nước. Và ở Hiến pháp 1992 cũng

đã có điểm sửa đổi quan trọng là bãi bỏ quy định Quốc hội có thể định cho mình
những nhiệm vụ và quyền hạn khi xét thấy cần thiết như ở Hiến pháp 1980.
Đến Hiến pháp 1992 đã sửa đổi, bổ sung năm 2001, đã có một số quy
định mới điều chỉnh nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội nhằm khẳng định vai trò
của Quốc hội trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Cụ thể
ở Điều 84 Hiến pháp 1992 đã sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số
51/2001/QH10 quy định “Quốc hội phân bổ ngân sách Trung ương; quyết định
chính sách tôn giáo của Nhà nước; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh
sách thành viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với
những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; phê chuẩn hoặc
bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký”.
Vai trò của Quốc hội còn được tăng cường trong việc xem xét và quyết
định các vấn đề về nhân sự cấp cao. Trước năm 2001, Hiến pháp 1980 và Hiến
pháp 1992 đều giao cho cơ quan thường trực Quốc hội là Hội đồng Nhà nước,
Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính
phủ về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các nhân
viên khác của Chính phủ và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất của Quốc
hội. Nhưng tại Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung (2001) đã bãi bỏ thầm quyền
này của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Hiện nay, Nhà nước ta đang phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà
nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân – do dân – vì dân. Quốc hội nước ta
được tổ chức theo cơ cấu 1 viện nhằm đảm bảo Quốc hội là nơi tập trung, thống
nhất ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, đảm bảo quyền lực Nhà
nước thống nhất, thực quyền không phân chia và chia cắt ngay trong bản thân
Quốc hội.
II – Các chức năng cơ bản của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Quốc hội nước ta có ba chức năng cơ bản là: lập hiến, lập pháp; quyết
định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ
hoạt động của Nhà nước.

1. Chức năng lập hiến, lập pháp.
Quốc hội là cơ quan Nhà nước duy nhất ở nước ta do cử tri cả nước bầu ra,
là cơ quan tập trung trí tuệ toàn dân. Quốc hội bao gồm các đại biểu cho các
tầng lớp nhân dân, các vùng miền…. Và 1 trong những chức năng rất quan trọng
của Quốc hội là việc lập hiến, lập pháp thông qua Hiến pháp, luật. Hiến pháp là
đạo luật cơ bản của Nhà nước, quy định các vấn đề quan trọng nhất về quyền lực
Nhà nước và cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, chế độ văn hóa – xã hội, về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước, về quan
hệ giữa Nhà nước và cá nhân, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân…. Hiến
pháp và luật thể hiện đường lối cơ bản và những chủ trương lớn của Đảng được
Nhà nước thể chế hóa và có hiệu lực thi hành trên toàn lãnh thổ nước ta.
Ở Hiến pháp 1959, lần đầu tiên quy định khá cụ thể, chi tiết chức năng lập
pháp của Quốc hội: Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước
Việt Nam Dân chủ cộng hòa (Điều 44). Các đạo luật, nghị quyết của Quốc hội
phải được quá nửa tổng số đại biểu biểu quyết tán thành, trừ việc thông qua
ban hành Hiến pháp phải có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu biểu quyết tán thành.
Hơn nữa, tại Điều 50 của Hiến pháp 1959 còn quy định: Quốc hội có quyền làm
Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật.
Đến Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 vẫn tiếp tục khẳng định vai trò này
của Quốc hội (chi tiết tại Khoản 1 và 2 Điều 83 Hiến pháp 1980; Khoản 1 Điều
84 Hiến pháp 1992). Các văn bản quy phạm pháp luật khác do các cơ quan Nhà
nước ban hành phải căn cứ vào Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội và
không được trái với tinh thần, nội dung của Hiến pháp, luật và Nghị quyết của
Quốc hội.
Qua 4 bản Hiến pháp, Quốc hội luôn được xác định là cơ quan có chức năng
lập pháp. Quyền lập hiến, lập pháp của Quốc hội xuất phát từ vị trí và tính chất
của Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
2. Chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm
vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, quy định những nguyên

tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và
hoạt động của công dân.
Những vấn đề quan trọng của đất nước do Quốc hội quyết định gồm:
• Về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở Trung ương: Quốc
hội bầu, miễn nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch và các
Phó Chủ tịch Quốc hội, thành lập Chính phủ, bầu Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định
thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ; thành lập mới, nhập,
chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương….
• Về lĩnh vực kinh tế - ngân sách: Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết
định dự toán ngân sách nhà nước và phân bố ngân sách trung ương; chính
sách dân tộc, chính sách tôn giáo….

×