Tải bản đầy đủ (.ppt) (144 trang)

các loại mô thực vật ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 144 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
BỘ MÔN SINH HỌC
-------- o0o --------

MÔ THỰC VẬT

Huế, 2-2014



MÔ THỰC VẬT

1. Mô phân sinh
2. Mô bì
Các loại mô

3. Mô dẫn

thực vật

4. Mô cơ bản (mô mềm, mô nền)
5. Mô cơ
6. Mô tiết


MÔ THỰC VẬT
I. Khái niệm về mô thực vật
Mô thực vật là một nhóm tế bào thực vật đã chuyên hóa
để đảm đương một hay nhiều chức năng sinh lý nhất định,
các tế bào đó có cấu tạo giống nhau và có cùng nguồn gốc.




MÔ THỰC VẬT
I. Khái niệm về mô thực vật
II. Sự tiến hóa của mô thực vật
Là quá trình tiến hóa của thực vật từ môi trường nước
lên môi trường cạn.
- Sinh vật đơn bào và đa bào bậc thấp chưa có mô.
- Sinh vật đa bào bậc cao như tảo nâu có thể có 2-3 loại
tế bào làm nhiệm vụ khác nhau như: sinh sản, dinh
dưỡng… đây là những “mô nguyên thủy” hay “tiền mô”.
- Mô xuất hiện khi thực vật “lên cạn”, có những nhóm tế
bào tập trung chuyên hóa để đảm đương các chức năng
khác nhau.


MÔ THỰC VẬT
I. Khái niệm về mô thực vật
II. Sự tiến hóa của mô thực vật
Thực vật khi sống ở môi
trường nước tương đối ổn
định, cơ thể ít biến đổi. Khi
chuyển sang môi trường cạn
kém ổn định, các yếu tố môi
trường thay đổi, không thuận
lợi. Vì vậy, cơ thể thực vật
phân hóa để thích nghi với
môi trường mới bằng cách
hình thành những nhóm tế
bào đảm đương các chức

năng khác nhau.


MÔ THỰC VẬT
I. Khái niệm về mô thực vật
II. Sự tiến hóa của mô thực vật
Quá trình tiến hóa của mô thực vật là quá trình ngày
càng chuyên hóa cao về mặt tổ chức.
Như vậy, mức độ tổ chức cao có mầm mống, tiền đề
ngay trong mức độ tổ chức thấp, tạo nên hệ thống tổ chức
cấp bậc lệ thuộc (Đơn bào – Đa bào – Thực vật tản đa bào
– Thực vật bậc cao).
Phân loại mô dựa vào đặc điểm sinh lý, cấu tạo và nguồn
gốc là cách phân loại hợp lý và thích hợp nhất hiện nay.


MÔ THỰC VẬT
I. Khái niệm về mô thực vật
II. Sự tiến hóa của mô thực vật
Căn cứ vào lịch sử phát sinh có thể phân biệt:
- Mô phân sinh: Gồm những tế bào có khả năng phân
chia tạo thành các tế bào mới.
- Mô vĩnh viễn: Gồm những tế bào đã phân hóa có nguồn
gốc từ mô phân sinh.
Trong các mô này người ta lại phân biệt:
- Mô đơn giản: Là mô gồm những tế bào cùng loại, giống
nhau cả về cấu tạo, chức năng sinh lý và nguồn gốc.
- Mô phức tạp: Là mô gồm nhiều loại tế bào phối hợp với
nhau thực hiện các chức năng sinh lý chung. Như vậy, mô
phức tạp bao gồm nhiều mô đơn giản có cùng nguồn gốc.



MÔ THỰC VẬT
I. Khái niệm về mô thực vật
II. Sự tiến hóa của mô thực vật
1. Mô phân sinh
Đặc trưng của mô phân sinh là không chỉ tạo ra các tế
bào mới mà còn làm cho chính chúng tồn tại và hoạt động
mãi, như vậy có một số tế bào vẫn duy trì khả năng phân
sinh trong suốt đời sống cá thể.
Hiện tượng tập trung chức năng sinh sản tế bào vào một
số phần cơ thể gắn với quá trình tiến hóa hoàn thiện chung
của thực vật. Ở thực vật, sinh trưởng là kết quả của hoạt
động phân sinh. Ngược lại, ở động vật sự phân sinh các tế
bào mới hầu như dừng lại ở giai đoạn trưởng thành.


MÔ THỰC VẬT
I. Khái niệm về mô thực vật
II. Sự tiến hóa của mô thực vật
1. Mô phân sinh
1.1. Sự tiến hóa của mô phân sinh
- Ở thực vật đơn bào và đa bào bậc thấp chưa có mô
phân sinh. Ở các loại tảo hình sợi tế bào có sự phân cực và
phân cắt theo một mặt phẳng.
- Ở đa bào bậc thấp hình tản, các tế bào nằm theo chiều
ngang và dọc có sự phân cắt hai mặt phẳng hình thành tản
thực vật. Từ tản một lớp tế bào đến tản nhiều lớp.
- Ở thực vật có chồi, khi xuất hiện trên cạn đã có sự
phân chia theo 3 mặt phẳng tạo thành thực vật chồi cành.



MÔ THỰC VẬT
I. Khái niệm về mô thực vật
II. Sự tiến hóa của mô thực vật
1. Mô phân sinh
1.1. Sự tiến hóa của mô phân sinh
Từ đây thực vật bắt đầu có mô
phân sinh, một nhóm tế bào luôn đảm
đương nhiệm vụ phân chia trong suốt
đời sống cá thể gọi là nhóm tế bào
khởi sinh (inicalis). Nhóm tế bào khởi
sinh phân chia tạo thành nhóm tế bào
phân sinh phân hóa (aticalis), còn gọi
là mô phân sinh ngọn hay đỉnh sinh
trưởng, phân chia một thời gian nhất
định rồi hình thành các mô vĩnh viễn.


MÔ THỰC VẬT
I. Khái niệm về mô thực vật
II. Sự tiến hóa của mô thực vật
1. Mô phân sinh
1.1. Sự tiến hóa của mô phân sinh
1.2. Cấu tạo tế bào phân sinh
Tế bào phân sinh có các đặc điểm:
- Màng sơ cấp rất mỏng.
- Chất sống chiếm ưu thế so với chất không sống.
- Không bào rất nhỏ.
- Nhân lớn, tròn.

- Tỷ lệ chất nguyên sinh / chất dự trữ ≥ 90%
- Chứa nhiều cơ quan tử, hoạt động tăng => phá vỡ sự
tương quan giữa bề mặt và thể tích tích bào => tế bào phân
chia.


MÔ THỰC VẬT
I. Khái niệm về mô thực vật
II. Sự tiến hóa của mô thực vật
1. Mô phân sinh
1.1. Sự tiến hóa của mô phân sinh
1.2. Cấu tạo tế bào phân sinh
1.3. Phân loại mô phân sinh
Sơ cấp
Nguồn gốc
Thứ cấp
Ngọn
Vị trí

Lóng
Bên
Bị thương


MÔ THỰC VẬT
I. Khái niệm về mô thực vật
II. Sự tiến hóa của mô thực vật
1. Mô phân sinh
1.1. Sự tiến hóa của mô phân sinh
1.2. Cấu tạo tế bào phân sinh

1.3. Phân loại mô phân sinh
1.3.1. Căn cứ vào nguồn gốc
a. Mô phân sinh sơ cấp
Có nguồn gốc trực tiếp từ tế bào hợp tử, giúp thực vật
tăng trưởng về chiều cao như: mô phân sinh ngọn ở đầu
thân, đầu rễ, mô phân sinh lóng.


MÔ THỰC VẬT
I. Khái niệm về mô thực vật
II. Sự tiến hóa của mô thực vật
1. Mô phân sinh
1.1. Sự tiến hóa của mô phân sinh
1.2. Cấu tạo tế bào phân sinh
1.3. Phân loại mô phân sinh
1.3.1. Căn cứ vào nguồn gốc
a. Mô phân sinh sơ cấp
Ở các đỉnh sinh trưởng của thân, các tế bào khởi sinh
hoạt động phân chia liên tục tạo thành nhóm tế bào phân
sinh phân hóa gồm các lớp sinh bì, tầng trước phát sinh và
mô phân sinh cơ bản. Sau này lớp sinh bì sẽ hình thành mô
bì, tầng trước phát sinh hoạt động tạo thành mô dẫn và mô
phân sinh cơ bản sẽ tạo nên mô mềm cơ bản.


MÔ THỰC VẬT
I. Khái niệm về mô thực vật
II. Sự tiến hóa của mô thực vật
1. Mô phân sinh
1.1. Sự tiến hóa của mô phân sinh

1.2. Cấu tạo tế bào phân sinh
1.3. Phân loại mô phân sinh
1.3.1. Căn cứ vào nguồn gốc
a. Mô phân sinh sơ cấp
Mô phân sinh sơ cấp ở đầu rễ hoạt động tạo thành chóp
rễ và các phần của rễ. Tổng quát nó gồm các lớp sinh bì,
lớp sinh vỏ và lớp sinh trụ.


MÔ THỰC VẬT
I. Khái niệm về mô thực vật
II. Sự tiến hóa của mô thực vật
1. Mô phân sinh
1.1. Sự tiến hóa của mô phân sinh
1.2. Cấu tạo tế bào phân sinh
1.3. Phân loại mô phân sinh
1.3.1. Căn cứ vào nguồn gốc
a. Mô phân sinh sơ cấp
b. Mô phân sinh thứ cấp
Mô phân sinh thứ cấp có nguồn gốc từ những tế bào
phản phân hóa có khả năng phân chia giúp cơ quan thực
vật tăng trưởng bề ngang như tầng phát sinh vỏ (tầng phất
sinh bần, lục bì), tầng phát sinh trụ (tầng phát sinh libe, gỗ,
tượng tầng).


MÔ THỰC VẬT
I. Khái niệm về mô thực vật
II. Sự tiến hóa của mô thực vật
1. Mô phân sinh

1.1. Sự tiến hóa của mô phân sinh
1.2. Cấu tạo tế bào phân sinh
1.3. Phân loại mô phân sinh
1.3.1. Căn cứ vào nguồn gốc
1.3.2. Căn cứ vào vị trí
a. Mô phân sinh ngọn
- Mô phân sinh ngọn có ở đầu thân, cành và đầu rễ.
- Không phải tất cả các mô phân sinh ngọn trên cây đều
cùng hoạt động. Ở một số cây, sự sinh trưởng của chồi bên
bị ức chế khi chồi ngọn đang phát triển mạnh.
- Hoạt động của mô phân sinh ngọn tuân theo mùa.


MÔ THỰC VẬT
I. Khái niệm về mô thực vật
II. Sự tiến hóa của mô thực vật
1. Mô phân sinh
1.1. Sự tiến hóa của mô phân sinh
1.2. Cấu tạo tế bào phân sinh
1.3. Phân loại mô phân sinh
1.3.1. Căn cứ vào nguồn gốc
1.3.2. Căn cứ vào vị trí
a. Mô phân sinh ngọn
b. Mô phân sinh lóng
Mô phân sinh lóng có ở các lóng, tăng cường hoạt động
phân sinh giúp thân tăng chiều cao nhanh chóng. Là loại
mô phân sinh hoạt động chậm, phân hóa từ trên xuống.


MÔ THỰC VẬT

I. Khái niệm về mô thực vật
II. Sự tiến hóa của mô thực vật
1. Mô phân sinh
1.1. Sự tiến hóa của mô phân sinh
1.2. Cấu tạo tế bào phân sinh
1.3. Phân loại mô phân sinh
1.3.1. Căn cứ vào nguồn gốc
1.3.2. Căn cứ vào vị trí
a. Mô phân sinh ngọn
b. Mô phân sinh lóng
Tùy theo kích thước cuối cùng của lóng đối với mỗi loài
nhất định mà mô phân sinh lóng ngừng hoạt động và phân
hóa thành tế bào của mô vĩnh viễn.


MÔ THỰC VẬT
I. Khái niệm về mô thực vật
II. Sự tiến hóa của mô thực vật
1. Mô phân sinh
1.1. Sự tiến hóa của mô phân sinh
1.2. Cấu tạo tế bào phân sinh
1.3. Phân loại mô phân sinh
1.3.1. Căn cứ vào nguồn gốc
1.3.2. Căn cứ vào vị trí
a. Mô phân sinh ngọn
b. Mô phân sinh lóng
Sự hoạt động của mô phân sinh lóng làm cho nhiều loại
hòa thảo sinh trưởng rất nhanh. Đây là đặc điểm thích nghi
sinh học quan trọng.



MÔ THỰC VẬT
I. Khái niệm về mô thực vật
II. Sự tiến hóa của mô thực vật
1. Mô phân sinh
1.1. Sự tiến hóa của mô phân sinh
1.2. Cấu tạo tế bào phân sinh
1.3. Phân loại mô phân sinh
1.3.1. Căn cứ vào nguồn gốc
1.3.2. Căn cứ vào vị trí
a. Mô phân sinh ngọn
b. Mô phân sinh lóng
c. Mô phân sinh bên
Là các mô phân sinh thứ cấp nằm dọc theo trục của thân
hoặc rễ giúp các cơ quan tăng trưởng bề ngang như tầng
phát sinh trụ, tầng phát sinh vỏ.


MÔ THỰC VẬT
I. Khái niệm về mô thực vật
II. Sự tiến hóa của mô thực vật
1. Mô phân sinh
1.1. Sự tiến hóa của mô phân sinh
1.2. Cấu tạo tế bào phân sinh
1.3. Phân loại mô phân sinh
1.3.1. Căn cứ vào nguồn gốc
1.3.2. Căn cứ vào vị trí
a. Mô phân sinh ngọn
b. Mô phân sinh lóng
c. Mô phân sinh bên

d. Mô phân sinh bị thương
Là một khối tế bào mô mềm có màng sơ cấp dày nhanh
để trám vết thương.


MÔ THỰC VẬT
I. Khái niệm về mô thực vật
II. Sự tiến hóa của mô thực vật
1. Mô phân sinh
2. Mô bì
- Mô bì bao gồm những tế bào đã chuyên hóa, bao bọc
mặt ngoài hay lót mặt trong cơ thể thực vật. Mô bì có chức
năng che chở, bảo vệ cây. Đồng thời, đảm bảo mối liên hệ
với môi trường bên ngoài cơ thể.
- Trong một số trường hợp mô bì còn có chức năng hấp
thu (ví dụ ở rễ).
- Mô bì sơ cấp có nguồn gốc từ lớp nguyên bì (mô phân
sinh biểu bì).
- Mô bì thứ cấp hình thành từ tầng phát sinh vỏ.


MÔ THỰC VẬT
I. Khái niệm về mô thực vật
II. Sự tiến hóa của mô thực vật
1. Mô phân sinh
2. Mô bì
2.1. Phân loại mô bì
Tế bào biểu bì
Sơ cấp


Lông biểu bì
Gai
Khí khổng

Thứ cấp

Chu bì
Thụ bì


×