Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài viết số 1 - ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.02 KB, 3 trang )

BÀI VIẾT SỐ 1 – VĂN THUYẾT MINH (Dàn ý)
Đề: Cây lúa Việt Nam
I/ Mở bài: Giới thiệu về cây lúa
“ Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.”
– Nguyễn Đình Thi
- Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó với thân thiết với con người, làng quê Việt Nam.
- Là thức ăn nuôi dưỡng con người.
- Cây lúa phổ biến tại VN và nhiều nước trên thế giới.
- VN có nền văn minh lúa nước.
- Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt.
- Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong
bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
II/ Thân bài:
1. Nguồn gốc:
- Có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông nam Châu Á và Châu Phi.
- Nguồn gốc từ một loại cây hoang dại trong quá trình trôi dạt lục địa.
- Là một loại cây trồng cổ đã xuất hiện cách đây ít nhất 100 triệu năm và phát tán rộng rãi
khắp các châu lục.
- Có vai trò quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu, triệu người trên đất
nước VN từ xa xưa…
- Đi khắp lãnh thổ VN, từ Bắc vào năm, từ miền xuôi đến miền ngược…đâu đâu cũng bắt gặp
hình ảnh những cây lúa trải rộng trên các cánh đồng thẳng cánh cò bay => Góp phần tạo nên
vẻ đẹp tuyệt vời cho đất nước.
2. Đặc điểm:
- Cây lúa sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước. Lúa không thể sống thiếu nước
như “cây không thể sống thiếu đất và đất không thể sống xa cây”.
- Thuộc loại cây một lá một và rễ chùm, rễ nằm dưới đất hút chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng
cây lúa.
- Là loài thực vật sống 1 năm, có thể cao từ 1–1,8m với các lá mỏng, hẹp khoảng 2–2,5cm và
dài 50–100cm.


- Các hoa nhỏ tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh hay rủ xuống.
- Hạt là loại quả thóc, nhỏ và cứng.


- Cây lúa non được gọi là mạ.
- Tùy thời kỳ sinh trưởng, phát triển mà lá lúa có màu khác nhau.
3. Phân loại:
- Có nhiều loại: lúa tẻ, lúa nếp… Mỗi loại còn có nhiều loại nhỏ khác nhau.
- Tùy theo cách gieo trồng hay thời vụ gieo trồng mà người ta phân chia thành nhiều loại lúa:
lúa cấy, lúa sạ, lúa trời… hay lúa chiêm, lúa mùa…
4. Quá trình sinh trưởng:
- Những người nông dân luôn ghi nhớ một quan niệm của người xưa: “Nhất nước, nhì phân,
tam cần, tứ giống.” Để cho cây lúa sinh trưởng tốt:
+ Đầu tiên là cần phải chú trọng đến việc tưới tiêu, đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây lúa
phát triển
+ Thứ hai là bón phân, phải bón đúng loại, đúng lúc và đầy đủ.
+ Tiếp theo là phải cần cù trong lao động, đưa các phương pháp kĩ thuật tiến bộ vào trồng lúa.
+ Cuối cùng, một cây lúa khỏe mạnh, năng suất cao phụ thuộc nhiều vào giống, nên chọn
những loại giống tốt, có sức đề kháng lại sâu,rầy.
- Trồng lúa có những giai đoạn chính: gieo giống; cấy lúa; chăm sóc cây lúa trong suốt thời
gian cây lúa sinh trưởng; sau khi đồng lúa bắt đầu ngả màu vàng, người nông dân từng tốp ra
đồng thu thành quả sau một thời gian dài lao động, sau khi đem về, người nông dân tuốt lúa
phơi. Sau khi gặt lúa, để tiếp tục cho các vụ tiếp theo, người nông dân lại ra đồng cày, bừa cho
đất thật phẳng để tiếp tục gieo.
- Ngày trước, những người nông dân đều phải làm những việc này bằng tay, điều đó khiến bà
con rất vất vả và tốn kém. Nhưng ngày nay, việc gieo lúa, thu hoạch và tuốt lúa đều được làm
bằng máy nên bà con đỡ vất vả hơn ngày trước.
5. Lợi ích–vai trò:
- Là cây lương thực chính nuôi sống con người.
- Gạo để xuất khẩu –> phát triển kinh tế.

- Dùng để chăn nuôi gia cầm.
- Chế biến ra nhiều sản phẩm như: các loại bánh (bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ…),
rượu, ngoài ra lúa non được chế biến thành cốm,…
- Trấu dùng làm phân bón cho cây cối, nguyên liệu đốt…
- Rơm được phơi khô làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để cho gia súc, gia
cầm nằm trong mùa lạnh.
- Cây lúa có vai trò quan trọng trong đới sống tinh thần của người VN:
+ Đó là loại cây tiêu biểu của VN, gắn liền với văn hóa ẩm thực, với nhiều phong tục tập quán
của người Việt (tục gói bánh chưng, bánh dày, lễ hội xuống đồng, thổi cơm thi…)


+ Cây lúa đã đi vào nhiều câu ca dao tục ngữ, nhiều câu chuyện dân gian và nhiều bài thơ, bài
hát…
- Nhánh lúa vàng được thể hiện trên quốc huy nước VN dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa VN).
- Bó lúa còn là biểu tượng cho tình đoàn kết hữu nghị của các dân tộc Đông Nam Á trên lá cờ
ASEAN.
6. Thành tựu:
- Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống
lúa quốc gia.
- Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới,
chỉ đứng sau Thái Lan.
III/ Kết bài: - Cây lúa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam.
- Lúa không chỉ đem lại cuộc sống no đủ, mà nó còn mang đến cho người dân Việt Nam một
nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần mà không có một thứ gì có thể thay thế được.
“Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.”




×