Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân với trẻ tự kỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.65 KB, 22 trang )

Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

I - MỞ ĐẦU
Với sự phân công của lớp học, em được phân công thực tập tại Bệnh viện
Phục hồi chức năng Hương Sen với thời gian từ 18/7 đến 23/7/2016. Tại đây, em
thấy Bệnh viện có rất nhiều đối tượng. Để phục vụ cho bài cuối kỳ và theo khả
năng của cá nhân. Em đã chọn đối tượng là trẻ tự kỷ.
Trong cuộc sống mà chứng ta đang trải qua, có biết bao người không còn biết
đến tuổi thơ của mình, có người vì muốn quên lãng mà để tự nó chìm sâu vào tiềm
thức, nhưng còn có những người không cảm nhận được - những em bé tự kỷ. Tự
kỷ là một căn bệnh mà người ta thường ví như sự tự trừng phạt của con người, khi
mà chúng ta đang từng ngày cố gắng thể hiện mình thì những người đó lại ngày
càng muốn thu hẹp bản thân, gói gọn trong một cái vỏ bọc cứng cỏi. Nếu không
được tự mình chứng kiến thì có lẽ ít ai thấu hiểu được nỗi khốn khổ của những bậc
làm cha, làm mẹ sinh con mắc chứng bệnh này.
Có lẽ cũng vì lý do đó trong đợt thực hành CTXH cá nhân lần này, em đã
chọn trường hợp em H - một đứa bé mắc chứng bệnh tự kỷ làm thân chủ cho hoạt
động thực hành của mình. Qua đó giúp mọi người có cái nhìn chân thực hơn về
căn bệnh này.

II - KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HƯƠNG SEN
Trang 1


Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bệnh viện PHCN Hương Sen.
Bệnh viện Phục hồi chức năng Hương Sen được thành lập theo Quyết định số
489/QĐ-UBND ngày 20/6/1997của UBND tỉnh Tuyên Quang, tính đến nay đã
hoạt động được 18 năm. Tên gọi đầu tiên của Bệnh viện là Trung tâm Hương Sen,
năm 2006 đổi tên là Trung tâm PHCN Hương Sen, đến tháng 12.2014 đổi tên


thành Bệnh viện PHCN Hương Sen; Bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, từ năm 2010
-2013 bệnh viện có 50 giường bệnh, năm 2014 có 60 giường bệnh, được xếp hạng
Bệnh viện hạng III.
Hiện nay bệnh viện có 3 phòng chức năng và 05 Khoa lâm sàng. Tổng số cán
bộ: 41 cán bộ trong đó: 05 bác sỹ (04 bác sỹ chuyên khoa I, 01 bác sỹ chuyên khoa
sơ bộ về PHCN), 24 kỹ thuật viên PHCN, 02 KTV chỉnh hình, 2 giáo viên ngôn
ngữ trị liệu, 01 dược sỹ đại học, 01 kế toán đại học, còn lại là cán bộ khác.
- Tên gọi: Bệnh viện PHCN Hương Sen.
- Số giường bệnh: 60 giường bệnh.
- Tổng số cán bộ: 41 người (Biên chế: 28 người; Hợp đồng: 13 người)
Bệnh viện PHCN Hương Sen - Tuyên Quang được thành lập theo Quyết định
số 517/QĐ - UBND tỉnh Tuyên Quang ngày 29/12/2014 về việc đổi tên Trung tâm
PHCN Hương Sen thành Bệnh viện PHCN Hương Sen với các chức năng, nhiệm
vụ sau:
2. Vị trí, chức năng:
- Là cơ sở khám chữa bệnh, thực hiện các dịch vụ PHCN, an dưỡng cho
người bệnh và đối tượng khác có nhu cầu.
- Là bệnh viện chuyên khoa PHCN trực thuộc Sở Y tế, có tư cách pháp nhân,
có con dấu, tài khoản riêng.
3. Nhiệm vụ:

Trang 2


Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

- Khám bệnh, chữa bệnh, PHCN theo các hình thức nội trú, ngoại trú, PHCN
ban ngày và tổ chức an dưỡng.
- Đào tạo nhân lực:
+ Là cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành Y và các cơ

sở giáo dục đào tạo hợp pháp khác.
+ Thực hiện đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức về chuyên ngành PHCN và
cấp giấy chứng nhận theo đúng chương trình đào tạo.
- Nghiên cứu khoa học.
- Chỉ đạo tuyến về PHCN và chương trình PHCN dựa vào cộng đồng.
- Phòng bệnh:
Thực hiện tuyên truyền phòng ngừa khuyêt tật, bệnh tật và tham gia công tác
phòng chống dịch bệnh theo quy định.
- Truyền thông giáo dục sức khỏe.
- Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về PHCN, tâm lý, giáo dục hướng
nghiệp, tạo cơ hội cho người bệnh tự lập trong cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.
- Thực hiện quy chế Bệnh viện theo quy định hiện hành.
- Quản lý kinh tế.
- Hợp tác quốc tế và là cầu nối giúp đỡ người khuyết tật.
- Tổ chức sản xuất, cung cấp và hướng dẫn sử dụng hiệu quả dụng cụ trợ giúp
cho người bệnh.
- Thực hiện nhiệm vụ khác liên quan đến khám, chữa bệnh.

III - NHỮNG VẤN ĐỀ CÁ NHÂN CÓ TRƯỚC ĐỢT THỰC TẬP

Trang 3


Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

Đây là lần đầu tiên, em được thực tế môn học tại Bệnh viện PHCN Hương
Sen nên không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ và lo lắng như thân chủ của mình sẽ
như thế nào? Cách tiếp cận làm sao để thân chủ chấp nhận trao đổi thông tin với
mình. Tuy nhiên, khi xuống cơ sở thực tập, em và các bạn được lãnh đạo Bệnh
viện tiếp đón chu đáo, cởi mở tạo điều kiện giúp chúng em hoàn thành đợt thực

tập. Còn với thân chủ, được biết là thân chủ còn nhỏ tuổi chưa thể cung cấp thông
tin nên em sẽ phải tiếp cận với phụ huynh của thân chủ. Điều đó, cũng vừa thuận
lợi vừa khó khăn khi lần đầu tiên em thực tế môn học để cụ thể hóa giữa lý thuyết
và thực hành nên em sẽ cố gắng áp dụng những kiến thức đã được thầy cô giáo dạy
để hoàn thành đợt thực tập.

IV - TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
Trang 4


Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

1. Vài nét về hoàn cảnh thân chủ
- Họ và tên: Trương Hữu H
- SN: 2012,

Giới tính:

Nam

- Quê quán: Tổ Trung tâm 1, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Thành phần gia đình:
+ Bố: Trương Hữu T, nghề nghiệp: lái xe tải đường dài.
+ Mẹ Ma Thị M, nghề nghiệp: buôn bán quần áo ở chợ huyện Chiêm Hóa.
+ Bà nội: Trần Thị L, nghề nghiệp: Nội trợ
- Tiểu sử bản thân:
Trương Hữu H sinh ra trong một gia đình khá giả tại tổ Trung tâm 1, thị trấn
Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa. Từ nhỏ em là một đứa trẻ rất hiếu động và có sức
khỏe tốt, hầu như chưa bị ốm đau, bệnh tật.
Là con đầu lại sống trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế khá giả nên H được

chăm sóc rất chu đáo tuy nhiên bố mẹ em không khỏi lo lắng khi ngày càng nhận
thấy con mình có những biểu hiện khác thường so với những đứa trẻ khác cùng
xóm như chậm biết đi, hầu như không khóc kể cả khi bị ngã đau hay bị quát mắng;
rất hiếu động và thường tự chơi một mình, không chú ý đến ai ngay cả bố mẹ em
khi gọi em cũng không hề chú ý; đặc biệt là đến bây giờ khi đã được 4 tuổi em
cũng chưa biết nói (ngoại trừ vài câu mà khi 3 tuổi em bắt đầu tập như bà bà, bố,
măm măm)
Khi được đưa đi mẫu giáo, em hầu như không tiếp xúc với bạn bè, em thường
làm những việc rất khó hiểu và kỳ quặc như: chơi một mình rất lâu với một đồ vật
gì đó với một hành động lặp đi lặp lại, viết vẽ linh tinh. Cô giáo rất lo lắng và
thường thông báo cho gia đình nếu em có biểu hiện gì đó không bình thường, các
bạn trong lớp thấy H kỳ quặc nên dần dần không đến gần để chơi với em. Bố mẹ
em cũng chia sẻ: trong nhà cháu đi lại rất nhiều, và thường chạy ra đường chơi nếu

Trang 5


Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

không có người theo dõi trông nom, hầu như không buồn ngủ nếu không bị bố mẹ
hay bà nội ép ngủ.
2. Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ
Nhân viên CTXH tiếp xúc thân chủ trong vai trò là người bạn, với mục đích
là tạo mối quan hệ với thân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trợ giúp thân
chủ. Mục tiêu trước mắt của nhân viên CTXH trong buổi đầu tiếp xúc tạo được
mối quan hệ thân thiện và sự tin tưởng ở thân chủ, nhân viên CTXH đã sử dụng
một số kỹ năng nghề nghiệp để thân chủ tin tưởng và đồng ý nói chuyện như: kỹ
năng giao tiếp không lời (ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, giọng nói…), kỹ năng hỏi và
đặt câu hỏi, kỹ năng thấu cảm…ngoài ra nhân viên CTXH còn tạo ra bầu không
khí thân mật cởi mở, thoải mái để lấy được sự tin tưởng của thân chủ và phụ huynh

của thân chủ.
Nhân viên CTXH trao đổi với bà nội thân chủ (người trực tiếp trông nom,
chăm sóc H tại bệnh viện Hương Sen) về những nguyên tắc bảo mật thông tin của
thân chủ sẽ được giữ kín. Bước đầu, em đã tạo được niềm tin với bà của thân chủ
và thu thập được một số thông tin sơ lược về tên, tuổi, gia đình, quá trình lớn lên
của thân chủ thông qua bà nội của thân chủ.
Trong quá trình tiếp cận thân chủ, nhân viên CTXH cũng đã sử dụng kỹ năng
nghề nghiệp như: kỹ năng quan sát, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng lắng nghe, …để
một mặt mẹ thân chủ bộc lộ ý kiến, trao đổi thông tin, mặt khác nhân viên CTXH
đưa ra những tổng quan sơ lược và những đánh giá về tâm lý thái độ hành vi suy
nghĩ cảm xúc của thân chủ bị tự kỷ sống ở Bệnh viện PHCN Hương Sen.

3. Giai đoạn 2: Nhận diện vấn đề
Sau khi tiếp xúc với thân chủ tại Bệnh viện PHCN Hương Sen, được bà nội
của thân chủ nói chuyện, chia sẻ nhân viên CTXH cùng bà của thân chủ xác định
vấn đề đang gặp phải và cần được can thiệp như sau:
Trang 6


Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

Vấn đề của thân chủ mang tính chất bệnh lý hơn là sự tác động của những
nguyên nhân khách quan. Hiện tại chưa có phương pháp nào có thể điều trị hoàn
toàn và các phương pháp điều trị đều tập trung vào những nỗ lực thay đổi dù chỉ là
rất ít cho các em. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trường hợp này chủ
yếu là nối kết gia đình với các nguồn lực để giúp em cải thiện được tình trạng của
mình; tổ chức một số hoạt động để cải thiện phần nào tình trạng của em.
4. Giai đoạn 3: Thu thập thông tin
Trong quá trình thu thập thông tin, nhân viên CTXH sử dụng các kỹ năng:
- Thu thập thông tin: Nguồn thông tin chủ yếu mà em thu thập được là từ bà L

(bà nội của H) và hồ sơ bệnh án của H tại bệnh viện Hương Sen.
- Quan sát: Đây là một trong những kỹ năng được sử dụng nhiều và rất hiệu
quả. Kỹ năng này được sử dụng lần đầu khi em gặp H tại bệnh viện Hương Sen,
nhờ vậy em đã có được những bằng chứng xác thực, những thông tin xác thực về
tình trạng bệnh của thân chủ. Kỹ năng này còn được sử dụng nhiều khi em tiến
hành cùng H thực hiện một số hoạt động trị liệu.
- Vãng gia: Sau khi có được những thông tin cơ bản về H, được sự đồng ý của
gia đình H em đã dành 01 buổi tối thứ 3 (ngày 19/7) tiến hành vãng gia thân chủ,
qua đó càng hiểu rõ hơn về môi trường sống hiện tại cũng như cuộc sống thường
ngày của H.
- Kỹ năng đặt câu hỏi: Có thể nói đây là kỹ năng luôn luôn thường trực và
không thể thiếu khi muốn thu thập thông tin nào đó. Với kỹ năng sử dụng những
câu hỏi đóng, mở, kết hợp, em đã có được các thông tin cần thiết về thân chủ và
một số thông tin có liên quan như: tâm trạng của các thành viên trong gia đình,
những mong muốn, hy vọng cũng như những nỗ lực mà gia đình đã làm nhằm cải
thiện tình trạng cho H, kết quả đạt được và cả những khó khăn gặp phải.
- Kỹ năng tạo lập mối quan hệ: Đây là một trong những kỹ năng được sử dụng
xuyên suốt trong quá trình hỗ trợ thân chủ. Qua cử chỉ, thái độ, lời nói, ánh

Trang 7


Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

mắt...tất cả đều thể hiện sự tôn trọng và mong muốn được giúp đỡ H dù kết quả chỉ
là một sự cải thiện nhỏ nhất cho em.
Ngoài các kỹ năng trên, em đã sử dụng nhiều kỹ năng khác kết hợp vào để có
thể có được những thông tin cần thiết, cụ thể và xác thực nhất. Qua đó có cái nhìn
cụ thể hơn về vấn đề thân chủ em đang gặp phải.
Có thể, thấy em H đang gặp rất nhiều vấn đề nhưng các vấn đề đó đều liên

quan đến căn bệnh mà em đang gặp phải đó là một trong những rối loạn tâm lý bệnh tự kỷ. Với những rối loạn về chức năng giao tiếp, hạn chế trong việc tiếp xúc
với người khác, đặc biệt là trong ngôn ngữ; có thiên hướng tăng động, giảm chú
ý….Vì vậy với trường hợp của H, em xác định vấn đề ưu tiên trong tiến trình can
thiệp này là cải thiện và tăng cường khả năng giao tiếp, ngôn ngữ, cải thiện sự chú
ý cho thân chủ.
5. Giai đoạn 4: Chẩn đoán
Chẩn đoán là bước nhân viên CTXH chẩn đoán những nguyên nhân hậu quả
của thân chủ để từ đó có thể xây dựng kế hoạch trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề
của mình.
Nhân viên CTXH khi xác định vấn đề và tạo được sự tin cậy của thân chủ và
bà của thân chủ thì tiến hành bước thu thập thông tin, phương pháp sử dụng chủ
yếu trong phần này là phỏng vấn sâu để có thể khai thác được những vấn đề cụ thể
của thân chủ.
Trước tiên, nhân viên CTXH xác định và vẽ sơ đồ phả hệ của thân chủ.

Bà nội

Thân
chủ H

Trang 8


Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

Bố

Mẹ

Sơ đồ sinh phả hệ của thân chủ H

Ghi chú:
: Liên hệ một chiều
: Liên hệ 2 chiều
Trong sơ đồ trên ta thấy H nhận được sự quan tâm của rất nhiều thành viên,
nhưng em không đáp lại những tình cảm đó, ngay cả bố và mẹ. Hầu như em chỉ
đáp lại tình cảm của bà nội em. Sự thu mình lại của H không phải do em bị đối xử
lạnh nhạt, không được quan tâm hay do bị đánh đập mà vì em mắc một chứng bệnh
hiện nay khá phổ biến là hội chứng trẻ tự kỷ. Với nhiều mức độ biểu hiện khác
nhau, trong đó H thuộc mức độ trung bình. Ở mức độ này, các em có trí thông
minh bình thường hoặc trên mức bình thường nhưng thiếu những kỹ năng giao tiếp
bằng lời, khó chia sẻ, hòa nhập với bạn bè và thường có biểu hiện bên ngoài vô
cùng hiếu động và không chú ý đén bất cứ thứ gì.
Tiếp theo, nhân viên CTXH cùng với mẹ thân chủ trao đổi để vẽ được sơ đồ
sinh thái tìm những nguồn lực để hỗ trợ giải quyết vấn đề của em.
Bệnh viện
Hương Sen

Bà nội H

Thân
Hàng xóm (3 gia
đình có TTK
cùng phòng
bệnh)

chủ H
Trang 9

Bố mẹ H



Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

Sơ đồ sinh thái của thân chủ H
Ghi chú:
: Liên hệ 2 chiều
: Liên hệ một chiều
Đây là những nguồn lực cần được huy động nhất trong quá trình can thiệp hỗ
trợ em, bởi với trẻ tự kỷ nên để em tập làm quen dần và kết thân trong phạm vi vừa
đủ, tránh để các em sợ hãi và thu mình lại hơn.
Từ đó, nhân viên CTXH xác định được điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ
theo bảng phân tích như sau:

Trang 10


Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

Thân chủ H

Bố, mẹ

Bà nội

Môi trường

xung quanh

Điểm mạnh
- Thông minh, có sức

khỏe tốt

- Có nghề, thu
nhập cao

- Thân thiết với bà nội.

- Gia đình không
hòa thuận

- Đã bập bẹ nói được vài
câu đơn giản

- Thương yêu con

- Thương
cháu. Luôn
luôn cận kề
trông nom,
chăm sóc
cháu

- Hàng xóm (ở
cùng phòng
bệnh) thân
thiện, chia sẻ
- Bác sỹ điều
trị nhiệt tình,
cảm thông


Điểm yếu
- Ít giao tiếp với người lạ

- Thiếu thời gian
chăm sóc con

- Hạn chế trong cách diễn
đạt ngôn ngữ
- Không kiểm soát, không
ý thức được những việc
mình đang làm

- Tuổi đã cao - Môi trường
(67 tuổi),
mới, hoàn toàn
sức khỏe
lạ lẫm với em.
giảm sút

- Chỉ quan tâm tới sở thích
bản thân
Qua bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu trên có thể thấy các nguồn lực hỗ
trợ trong tiến trình giúp đỡ H là bà nội em, bố mẹ, các gia đình cùng phòng bệnh
và các y bác sỹ bệnh viện Hương Sen. Ngoài ra khi két thúc đợt trị liệu tại bệnh
viện Hương Sen trở về nhà em còn có được nguồn lực hỗ trợ đắc lực là các bạn
nhỏ cùng lứa tuổi, phát triển bình thường trong xóm.
6. Giai đoạn 5: Kế hoạch trị liệu
Ngoài phác đồ điều trị của bệnh viện Hương Sen là điều trị theo đợt, mỗi đợt
kéo dài khoảng 40 đến 50 ngày; mỗi ngày chạy điện 15 phút và tập phát âm 30
phút thời gian còn lại do gia đình chăm sóc quản lý. Trên cơ sở xác định được

nguyên nhân và đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ, nhân viên
CTXH lên kế hoạch phối hợp trị liệu cụ thể:
Bảng kế hoạch trị liệu
T
T

Mục tiêu

Thời
gian

Các hoạt động

Kết quả
mong đợi
Trang 11


Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

Tìm hiểu về nơi
thực tập, tìm
hiểu đối tượng
tiếp cận
Ngày
18/7

1

- Đến bệnh viện Phục hồi

chức năng Hương Sen tìm
hiểu về bệnh viện, tìm kiếm
thân chủ phù hợp để tiếp cận,
thực hành.

Có được những
kiến thức khái
quát về nơi thực
tập

- Tìm được thân
- Liên hệ mượn bệnh án, hồ chủ phù hợp với
sơ lưu trữ tại bệnh viện để khả năng
tìm hiểu bệnh án của thân - Có được thông
chủ.
tin chi tết về vấn
đề mà thân chủ
đang gặp phải

Tiếp cận thân
chủ và tham gia
các hoạt động
ngoại khóa của
nơi thực tập
2

3

4


Giúp em thể
hiện việc nhận
biết sự có mặt
của người khác,
trở thành một
người bạn của
em
Tăng cường khả
năng giao tiếp,
khả năng chú ý
thông qua các
trò chơi

Ngày
19/7

- Tiếp xúc với thân chủ và - Tạo được sự
phụ huynh, giới thiệu về bản tin tưởng của
thân và mục đích thực tập.
phụ huynh thân
- Nắm được các thông tin cơ chủ qua đó nắm
bắt các thông ti
bản về thân chủ.
cơ bản của thân
- Tham gia hoạt động tư vấn, chủ như tên,
tuyên truyền của bệnh viện.
tuổi, quê quán,
- Thực hiện vãng gia thân hoàn cảnh gia
chủ (nếu có điều kiện và thời đình, quá trình
phát triển của

gian)
thân chủ…vv.

Ngày
20/7

- Tạo bầu không khí gần gũi, Tạo ra được một
thân mật với em
sự chuyển biến
- Trò chuyện, hướng dẫn tận dù chỉ là nhỏ
nhất trong cách
tình cách diễn đạt tình cảm
thể hiện của H
- Thường xuyên bên cạnh và
giúp đỡ em, chơi với em

Ngày
21/7

- Tổ chức các trò chơi đơn
giản như: vẽ tranh, tô màu,
các trò chơi với con vật hay
bất cứ đồ vật nào em yêu
thích .

Tăng cường khả
năng tiếp xúc,
tin tưởng.

- Tạo sự chú ý

của em đến một
- Chơi những trò chơi của em vấn đề khác vấn
hoặc các trò chơi liên quan đề mà em quan
đến sở thích của em
tâm
- Bắt chước những hành
động của H để cùng chơi với
Trang 12


Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

em...

5

6

Tăng cường khả
năng ngôn ngữ

Cung cấp một số
thông tin cần
thiết cho phụ
huynh của em
trong việc chăm
sóc em

Ngày
22/7


Ngày
23/7

- Hướng dẫn một cách kiên Cải thiện phần
trì những câu nói, lặp đi lặp nào cách sử
lại để giúp em học phát âm
dụng ngôn ngữ
nói
- Tham vấn : cung cấp thông
tin trong việc chăm sóc, giáo
dục: phải kiên trì, nhẫn nại,
không nên la hét, mắng hoặc
áp dụng hình phạt.

Trang bị một số
kiến thức cần
thiết về chăm
sóc và giáo dục
nhằm tạo ra một
- Nêu cao vai trò của bà nội môi trường sống
em vì đây là người bạn quan tốt nhất cho em
trọng nhất và duy nhất mà phục hồi chức
năng của một
hiện tại em giao tiếp.
đứa trẻ bình
thường.

7. Giai đoạn 6: Trị liệu
Lúc này vai trò của nhân viên CTXH là người định hướng, hỗ trợ và là người

đánh giá phản ánh lại với đối tượng những cái mà thân chủ đã đạt được. Huy động
các nguồn hỗ trợ.
- Cùng với bà nội của thân chủ giúp em thể hiện việc nhận biết sự có mặt của
người khác, trở thành một người bạn của em. Thông qua các cuộc nói chuyện, chia
sẻ nhằm tạo bầu không khí gần gũi, thân mật với em. Thường xuyên bên cạnh và
chơi với em tạo cho em một cảm giác an toàn.
- Tìm hiểu các cuốn tô màu về đồ chơi, con vật mà em yêu thích, các trò chơi
bắt chước những hành động của em nhằm tăng khả năng giao tiếp, chú ý, phát âm.
- Đặc biệt, cung cấp thông tin trong việc chăm sóc, giáo dục cho gia đình thân
chủ mà cụ thể là bà nội của em, người trực tiếp cùng em tham gia điều trị: phải
kiên trì, nhẫn nại, không nên la hét, mắng hoặc áp dụng hình phạt.
8. Giai đoạn 7: Lượng giá
Thông qua việc xác định vấn đề cũng như qua quá trình trị liệu cho thân chủ
bị mắc hội chứng tự kỷ nhân viên CTXH đã lượng giá về phía thân chủ như sau:
Trang 13


Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

Nếu như thời gian đầu H không chịu tiếp xúc, không để ý hay chơi cùng nhân
viên xã hội thì sau những nỗ lực, cố gắng từ hai phía H đã chơi các trò chơi cùng
nhân viên xã hội, em đã biết thể hiện niềm vui khi được chơi cùng người khác mà
không phải là bà nội của em (cụ thể là với nhân viên xã hội). Mức độ chú ý và
tham gia các trò chơi hay các hoạt động như đi chơi ra khỏi khuân viên bệnh viện
với nhân viên xã hội có chiều hướng tích cực hơn, có xu hướng biết nghe lời, biết
chia sẻ đồ chơi.
- Đã tham vấn cho phụ huynh thân chủ những kỹ năng, kiến thức về cách
chăm sóc trẻ tự kỷ và quan trọng là không được chán nản trong quá trình điều trị
của H tại bệnh viện. Từ đó, giúp em từng bước thay đổi, tăng cường khả năng giao
tiếp, phát âm, học nói. Điều quan trọng là biết kiềm chế cảm xúc như giảm trạng

thái, cường độ hoạt động, tăng sự chú ý vào sự vật hành động khác ở môi trường
xung quanh.

V - NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Do điều kiện thời gian không cho phép và vì đặc thù vấn đề của thân chủ rất
cần sự kiên trì, lâu dài nên chưa đạt được tới mục đích cuối cùng, chưa có kết quả
là tạo ra được một sự thay đổi rõ rệt về khả năng giao tiếp, phát âm ở H. Em mới
chỉ thể hiện một số nét chuyển biến như: chú ý đến sự xuất hiện của người khác,
biết chia sẻ đồ chơi khi cùng chơi một trò chơi với nhân viên CTXH, biết vẫy tay
Trang 14


Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

tạm biệt người khác khi được nhắc nhở nhiều lần, riêng về cách phát âm, học nói
thì hầu như không đạt được kết quả gì.
VI - NHỮNG KINH NGHIỆM TRONG ĐỢT THỰC TẬP
Sau quá trình can thiệp đối với thân chủ là trẻ tự kỷ với vai trò nhân viên
CTXH tương lai, em đã rút ra được một số kinh nghiệm như: Luôn luôn tôn trọng
thân chủ dù người đó là ai, ở lứa tuổi nào. Khi làm việc với trẻ tự kỷ cần kiên trì
nhẫn nại. Đặc biệt, em đã tìm hiểu được các nguyên nhân và cách điều trị cơ bản
của bệnh với trẻ tự kỷ.
VII - NẾU ĐƯỢC PHÉP LÀM NHIỀU HƠN
SO VỚI YÊU CẦU ĐỢT THỰC TẬP
Em sẽ tổ chức lặp lại các trò chơi đã chơi cùng H để H có thể ghi nhớ, bước
đầu là sự lặp lại vô thức, nhưng càng ngày H sẽ thay đổi được những điểm yếu của
bệnh tự kỷ. Vì chỉ trong 6 ngày tiếp cận có 4 ngày em và H tiếp xúc trực tiếp thông
qua trò chơi, H đã có thể cải thiện được sự chú ý, biết thêm được hành động khác
(vẫy tay tạm biệt) thì em tin rằng, nếu có nhiều thời gian H sẽ có nhiểu thay đổi rõ
rệt hơn nữa.

VIII - KẾT LUẬN
Bệnh tự kỷ là một là một trong những chứng bệnh mà trẻ em ngày nay hay
mắc phải có liên quan đến sự phát triển kinh tế và môi trường sống, thực tế cho
thấy xã hội càng phát triển hiện đại thì tỷ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ càng cao. Thực
chất bệnh tự kỷ là những rối loạn về tâm lý rất có hại đối với cuộc sống hiện tại và
tương lai của trẻ em nên rất cần được quan tâm nghiên cứu và điều trị kịp thời.
Trong khuôn khổ của đợt thực hành tại bệnh viện Hương Sen với khả năng và
hiểu biết còn hạn chế nên việc trình bày báo cáo thực tập còn nhiều thiếu sót em rất
mong các thầy cô giáo hướng dân thực tập và các y bác sỹ ở bệnh viện Hương Sen
quan tâm, gúp đỡ, có những nhận xét đánh giá những mặt em làm được và những
tồn tại hạn chế cần khắc phục để những đợt thực tập sau em có thẻ làm tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Trang 15


Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

NHẬT KÝ THỰC TẬP

Trang 16


Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

Ngày 18/7/2016:
Tôi đến bệnh viện Phục hồi chức năng Hương Sen lúc 8 giờ 30 phút. Đây là lần
đầu tiên, tôi được đi thực tế tại cơ sở nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Tại
Bệnh viện PHCN Hương Sen, chúng tôi được Ban giám đốc tiếp đón chu đáo và
tạo mọi điều kiện để chúng tôi được thực tế. Ở bệnh viện có rất nhiều đối tượng
như: trẻ người khuyết tật, người già, trẻ tự kỷ…Theo sự phân công, tôi được trợ

giúp thân chủ trẻ bị bệnh tự kỷ. Bước đầu còn rất bỡ ngỡ vì nhìn nhiều trẻ vừa
đáng thương, vừa không biết giúp các trẻ như thế nào. Nhưng được sự hướng dẫn
của cô giáo hướng dẫn thực hành, tôi đã định hướng và quyết định tìm thân chủ
của mình tại phòng điều trị số 2 và tôi đã gặp Trương Hữu H một bé trai mắc bệnh
tự kỷ đã điều trị ở đây hơn 1 năm. Vì em còn nhỏ nên tôi phải tiếp cận cả phụ
huynh của cháu là bà Trần Thị L bà nội của H năm nay đã 67 tuổi, bà là người trực
tiếp trông nom, chăm sóc cháu H ở nhà cũng như ở bệnh viện Phục hồi chức năng
Hương Sen.
Liên hệ với Cán bộ của bệnh viện tôi mượn được hồ sơ bệnh án của em H, với
điều kiện chỉ được mượn trong một buổi và khai thác hồ sơ ngay tại phòng lưu trữ
của bệnh viện. Qua tìm hiểu từ hồ sơ bệnh án tôi biết được tình trạng bệnh tật hiện
nay của H, thời gian H nhập viện và phác đồ điều trị hiện nay của bệnh viện đối
với em. Theo đó H được gia đình phát hiện có triệu trứng của bệnh tự kỷ và nhập
viện từ tháng 2/2015. Tình trạng bệnh tự kỷ của H ở mức độ trung bình, đang điều
trị theo từng đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 40 - 50 ngày rồi nghỉ khoảng 1 tháng sau
đó lại tiếp tục nhập viện để điều trị đợt tiếp theo. Trong mỗi ngày điều trị ở bệnh
viện H được chạy điện khoảng 15 phút trên ngày và học phát âm khoảng 25 đến 30
phút /ngày.

Ngày 19/7/2016:
Trang 17


Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

Tôi đến bệnh viện Phục hồi chức năng Hương Sen vào lúc 8 giờ 30 phút. Hôm
nay là buổi làm việc đầu tiên giữa tôi với vai trò là nhân viên xã hội gặp H và phụ
huynh của H. Lần đầu tiên gặp H, tôi rất ấn tượng với cháu, một cậu bé kháu
khỉnh, lanh lợi. Khi tôi giới thiệu mình là nhân viên xã hội tôi thấy bà nội H không
thoải mái lắm. Tôi biết rằng bà không tin tưởng tôi, khi tôi nói tôi đến đây để giúp

đỡ cháu H, những điều bà chia sẻ với tôi sẽ được giữ bí mật, nếu phải cung cấp
những thông tin về cháu, tôi phải có sự đồng ý của bà , nghe tôi nói như vậy bà đã
thay đổi thái độ của bà với tôi, bà đã nhìn tôi với ánh mắt thân thiện, tin tưởng hơn.
Bà cho tôi biết những thông tin cơ bản về cháu như tên, tuổi và hoàn cảnh gia đình;
quá trình lớn lên của H. Tôi đã bước đầu tạo được niềm tin với bà của H khi trao
đổi thông tin.
+ 16 giờ cùng ngày: Tôi đến hội trường bệnh viện PHCN Hương Sen tham gia
Hội nghị tư vấn với chủ đề "Bệnh tự kỷ - Phương pháp phát hiện sớm, chăm sóc,
phòng bệnh tại cộng đồng" do Bệnh viện tổ chức.
+ Tối 19//7/2016: Từ 20 giờ đến 21 giờ 20 phút tại nhà em H ở thị trấn Vĩnh
Lộc, huyện Chiêm Hóa. Tranh thủ về thăm nhà, tôi đã đến chơi vãng gia với mục
đích tìm hiểu thêm thông tin về H từ bố mẹ của em nhưng chỉ gặp được mẹ em là
chị Ma Thị M. Qua cuộc trò chuyện với chị M tôi đã có thêm được nhiều thông tin
hữu ích về tính cách, sở thích, của em cũng như việc quan tâm chăm sóc em từ bố
mẹ; qua đó tôi biết được do đặc thù công việc nên bố mẹ em không có nhiều thời
gian giành cho em đặc biệt là bố em hầu như 1 tuần chỉ gặp con 1 đến 2 lần do anh
là lái xe tải đường dài Bắc - Nam. Mọi việc nhà và chăm sóc H đều do một tay bà
nội em đảm nhiệm. Tạm biệt chị M tôi thầm nghĩ có thể nguyên nhân chính dẫn
đến hội chứng tự kỷ của H chính là môi trường sống tại gia đình, thiếu sự quan
tâm, chăm sóc, trò chuyện từ chính bố mẹ em.

Ngày 20/7/2016:
+ Tôi đến bệnh viện Phục hồi chức năng Hương Sen lúc 8 giờ 20 phút để tiếp
tục kế hoạch trị liệu. Ngày hôm nay với mục đích giúp H thể hiện việc nhận biết sự
có mặt của một người khác không phải là bà nội của em, tôi đã xin phép bà nội H
Trang 18


Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân


được dẫn cháu đi chơi xung quanh khuôn viên Bệnh viện, cố gắng tạo bầu không
khí gần gũi thân mật với em bằng cách đưa em đi chơi, trò truyện với em, giúp đỡ
em chơi những gì mà em thích.
+ Đến 16 giờ chiều tôi đến Hội trường Bệnh viện để họp kiểm huấn, báo cáo lại
kết quả hoạt động trong ngày với kiểm huấn viên và cô giáo hướng dẫn thực tập.
Qua một ngày tiếp xúc tôi đã tạo lập được mối quan hệ tương đối gần gũi, thâ
mật giữa tôi và H, em đã chấp nhận một người lạ mặt như tôi chơi cùng.

Ngày 21/7/2016:
Hôm nay tôi đến Bệnh viên PHCN Hương Sen lúc 8 giờ, sớm hơn so với kế
hoạch 30 phút để chuẩn bị các vật dụng cần thiết để tổ chức các trò chơi với H
nhằm mục đích tăng c ường khả năng giao tiếp, khả năng chú ý của em thông qua
các trò chơi cùng tôi.
Trong khi chờ em đi chạy điện trị liệu và học phát âm theo phác đồ điều trị của
bệnh viện tôi tranh thủ trò chuyện cùng phụ huynh của bé T (huyện Na Hang) cũng
mắc bệnh tự kỷ và đang ở cùng phòng với H, chúng tôi đã có cuộc trò truyện khá
Trang 19


Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

cởi mở trong việc chia sẻ các hành vi của trẻ tự kỷ, phương pháp chăm sóc tại gia
đình và tranh luận về nguyên nhân dẫ đến căn bệnh tự kỷ ở trẻ em hiện nay.
Đến 9 giờ tôi mới có thể gặp được H và bà nội em; 9 giờ 15 phút tôi bắt đầu tổ
chức các trò chơi cùng H có sự tham gia của bà nội em. Trong ngày hôm nay
chúng tôi đã thực hiện các hoạt động sau:
- Cùng H tô màu cho cho tranh mẫu
- Chơi trò máy cuốc (một loại đồ chơi mà em thích nhất).
- Chơi chò chơi trốn tìm và bắt chước các hành động của H.
+ Đến 16 giờ chiều tôi đến Hội trường Bệnh viện để họp kiểm huấn, báo cáo lại

kết quả hoạt động trong ngày với kiểm huấn viên và cô giáo hướng dẫn thực tập.

Ngày 22/7/2016:
Theo đúng kế hoạch tôi đến Bệnh viện PHCN Hương Sen lúc 8 giờ 30 để tiếp
tục công việc của mình. Hôm nay với mục đích tăng cường khả năng về ngôn ngữ
cho H tôi có mang theo một đồ dùng học tập thường dùng cho trẻ mẫu giáo và lớp
1 đó là một bảng chữ cái chạy bằng pin tiểu có hệ thống phát âm khi nhấn vào các
chữ cái hoặc số trên bảng.
Cả ngày hôm nay tôi đã kiên trì hướn dẫn H nhấn vào các chữ cái và số trên
bảng đồng thời phát âm theo. Tập cho em phát âm số 1 số 2 số 3 và dạy em nói từ
"bà ơi" "mẹ ơi"
+ Đến 16 giờ chiều tôi đến Hội trường Bệnh viện để họp kiểm huấn, báo cáo lại
kết quả hoạt động trong ngày với kiểm huấn viên và cô giáo hướng dẫn thực tập.
Kết quả trong ngày tuy hơi mệt nhưng tôi thấy rất vui vì em đã chú ý bắt chước
nói theo dù không thường xuyên và em không nhớ được gì.
Trang 20


Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

Ngày 23/7/2016:
Đúng 8 giờ 30 phút tôi có mặt tại bệnh viện PHCN Hương Sen. Hôm nay theo
kế hoạch đã thống nhất với bà nội của H, tôi cùng với 3 bạn nữa đang cùng thực
tập tại đây phối hợp tổ chức một buổi tư vấn cho phụ huynh các trẻ tự kỷ cùng
phòng về căn bệnh tự kỷ nói chung và tự kỷ ở trẻ em nói riêng, đồng thời chúng tôi
cũng đã sưu tầm tài liệu về căn bệnh này và phô tô đóng thành quyền để phát cho
các phụ huynh trẻ tự kỷ tham khảo.
Nội dung chúng tôi phổ biến tập chung vào:
- Giới thiệu căn bệnh tự kỷ, các dấu hiệu nhận biết.
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là nguyên nhân

thường dẫn đến hội chứng tự kỷ ở trẻ em hiện nay.
- Các chăm sóc, phòng bệnh và trị liệu tại gia đình, cộng đồng ngoài phác đồ
điều trị của bệnh viện và các trung tâm phục hồi chức năng.
Buổi chiều cùng này tôi đã đến trung tâm để tặng cho, H mấy thứ đồ chơi gồm
các con giống bằng nhựa và một túi đồ xếp hình đồng thời cảm ơn kiểm huấn viên
của bệnh viện đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi có một đợt thực hành rất tốt, cảm ơn
bà nội của H đã rất hợp tác và tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc và thực hiện một số
nội dung trị liệu đơn giản cho H.
Trang 21


Học viên: Trần Văn Thọ (1980) - Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

16 giờ tôi tiếp tục có mặt tại hội trường bệnh viện để họp kiểm huấn lần cuối,
nghe giáo viên hướng dẫn thực tập nhận xét đánh giá đợt thực tập và hướng dẫn
viết báo cáo thực hành.
17 giờ 15 phút tôi rời khỏi bệnh viện PHCN Hương Sen để về trường. Chia tay
nơi đây tôi có một cảm giác buồn vui lẫn lộn; vui vì đã hoàn thành khá tốt kế
hoạch thực tập của mình như đã đề ra và ít nhiều cũng đã mang lại niềm vui mới,
sự khám phá mới cho một em bé bị mắc bệnh tự kỷ cũng như đã có thể chia sẻ
những hiểu biết của mình về căn bệnh này với phụ huynh các em. Buồn vì trong
khoảng thời gian thực tập rất ít ỏi tôi đã không thể tạo ra những chuyển biến tích
cực hơn cho H, nhìn các em hồn nhiên vui chơi mà trong tâm hồn trống rỗng,
không nhận biết được hành động của mình, không biết đau, không biết khóc,
không chú ý đến bất cứ thứ gì làm tôi cảm thấy trong lòng day dứt vì không thể
giúp gì hơn cho bản thân các em, cho gia đình các em. Tôi tự nhủ trong đợt thực
tập lần sau nếu tiếp tục được phân công về Bệnh viện PHCN Hương Sen tôi sẽ tiếp
tục tìm đến những đứa trẻ mắc căn bệnh này để giúp đỡ với hết tâm huyết và khả
năng của mình.


Trang 22



×