Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI NGOÀI CÔNG LẬP TRUNG TÂM HY VỌNG LỘC BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.63 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1.Lý do viết báo cáo.......................................................................................................1
2. Đối tượng, phạm vi.....................................................................................................2
3. Mục tiêu......................................................................................................................3
4.Nhiệm vụ.....................................................................................................................3
5.Phương pháp................................................................................................................3
6. Bố cục của báo cáo.....................................................................................................3

PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................5
Chương 1..........................................................................................................5
TÌM HIỂU TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI NGOÀI CÔNG LẬP....5
TRUNG TÂM HY VỌNG LỘC BÌNH.........................................................5
1.1. Khái quát chung về Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc
Bình................................................................................................................................5
1.1.1.Địa vị pháp lý........................................................................................................5
1.1.2.Đặc điểm tình hình của đơn vị..............................................................................5
1.2.Hệ thống văn bản của đơn vị....................................................................................9
1.2.1. Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị. 9
1.2.2. Văn bản quy định nội quy, quy chế hoạt động của đơn vị..................................9
1.2.3. Văn bản quy định về quy trình làm việc, cách thức tổ chức thực hiện công việc
trong đơn vị..................................................................................................................10
1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị.........................................................................10
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của đơn vị.........................................................................10
1.3.2. Vị trí, chức năng nhiệm vụ của người đứng đầu và các bộ phận của đơn đơn vị
......................................................................................................................................11
1.4. Đội ngũ nhân sự của đơn vị...................................................................................15
1.4.1. Số lượng nhân sự................................................................................................15
1.4.2. Chất lượng nhân sự.............................................................................................15


1.5. Cơ sở vật chất, tài chính của đơn vị......................................................................15
1.5.1. Công sở...............................................................................................................15
1.5.2. Trang thiết bị......................................................................................................16
1.5.3. Tài chính.............................................................................................................16

Chương 2........................................................................................................17
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI NGOÀI CÔNG LẬP..17
TRUNG TÂM HY VỌNG LỘC BÌNH.......................................................17
2.1. Cơ sở khoa học về tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp hoạt động của cơ sở bảo
trợ xã hội ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình............................................17
2.1.1. Cơ sở lý luận về tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp hoạt động của cơ sở bảo
trợ xã hội ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình............................................17


2.1.2. Cơ sở pháp lý về tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp hoạt động của Cơ sở bảo
trợ xã hội ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình............................................18
2.2. Đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp hoạt động của cơ sở bảo
trợ xã hội ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình............................................19
2.2.1. Đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập
Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình.....................................................................................19
2.2.2. Thực trạng cơ chế phối hợp hoạt động của Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập
Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình.....................................................................................20

Chương 3........................................................................................................23
KIẾN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI NGOÀI
CÔNG LẬP TRUNG TÂM HY VỌNG LỘC BÌNH.................................23
3.1. Kiến nghị về tổ chức bộ máy của của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Trung
tâm Hy Vọng Lộc Bình................................................................................................23

3.2. Kiến nghị về cơ chế phối hợp hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập
Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình.....................................................................................24

KẾT LUẬN....................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................27
PHỤ LỤC.........................................................................................................1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do viết báo cáo
Như chúng ta đã biết, trong bất kỳ một cơ quan, đơn vị nào cũng đều
cần có tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong hoạt động. Tổ chức bộ máy
là việc phân chia hệ thống quản lý thành các bộ phận và xác định mối quan hệ
giữa chúng với nhau, tức là chúng ta xác định được chức năng, quyền hạn,
nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy và lựa chọn, bố trí cán bộ vào những
cương vị phụ trách các bộ phận đó. Cơ chế phối hợp trong hoạt động chính là
phương thức tổ chức hoạt động của các cơ quan, đơn vị lại với nhau để thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm thực hiện mục tiêu chung. Để
cơ quan, đơn vị hoạt động đạt hiệu quả cao thì điều kiện tiên quyết là phải tổ
chức tốt bộ máy, xây dựng được cơ chế phối hợp trong hoạt động giữa các cơ
quan đơn vị, cùng với đó là các điều kiện để bảo đảm cho cơ chế phối hợp
được vận hành đồng bộ, kịp thời. Công tác tổ chức bộ máy và cơ chế phối
hợp trong hoạt động thực hiện tốt sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của cơ quan, đơn vị. Ngược lại
công tác tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong hoạt động thực hiện không
tốt sẽ dẫn đến rất nhiều khó khăn và hiệu quả đạt được không như mong
muốn. Bởi vậy mà công tác tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong hoạt
động của các cơ quan, đơn vị có vai trò rất quan trọng đối với cơ quan đơn vị,
không chỉ có những đóng góp lớn cho cơ quan tổ chức mà còn góp phần vào
sự thúc đẩy phát triển công cuộc xây dựng đất nước. Là một sinh viên trường

Đại học Nội vụ Hà Nội học chuyên ngành Quản lý nhà nước, em đã được
thầy cô giảng dạy đồng thời qua tìm hiểu phần nào đã biết được những đặc
điểm về cơ cấu tổ chức, hoạt động của một cơ quan, đơn vị. Nhằm trang bị
cho sinh viên nhưng kiến thức cơ bản về quản lý, kiến thức chuyên sâu về
quản lý hành chính nhà nước, giúp cho sinh viên tiếp cận với hoạt động của
các cơ quan đơn vị, có được cái nhìn tổng quan về tổ chức bộ máy và kỹ năng
trong quá trình tổ chức và thực hiện những hoạt động, quản lý, điều hành của
1


cơ quan tổ chức, trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tổ chức một đợt kiến tập
ngành nghề, đặc biệt là đợt kiến tập cho sinh viên khoa Hành chính học tại
các cơ quan, đơn vị giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã được học để
bước đầu tìm hiểu thực tiễn công tác của chuyên viên hành chính. Đây là cơ
hội để sinh viên làm quen với thực tiễn, tự tin trong giao tiếp và có thêm kinh
nghiệm. Thông qua kiến tập ngành nghề, sinh viên có cơ hội vận dụng lý
thuyết để rèn luyện kỹ năng thực hành để sau khi tốt nghiệp có thể hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao trong quá trình công tác. Được sự đồng ý của Lãnh
đạo Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình, em
được tiếp nhận về đơn vị – một tổ chức xã hội hoạt động vì lợi ích công cộng
và nhân đạo – từ thiện, không vì mục đích lợi nhuận. Đây là môi trường thuận
lợi cho em tiếp cận với thực tiễn, giúp em hiểu rõ hơn về tổ chức bộ máy và
cơ chế phối hợp trong hoạt động của một tổ chức xã hội. Trung tâm Hy Vọng
Lộc Bình do đặc thù là cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập nên còn hạn hẹp
về kinh phí, cán bộ trực tiếp hằng ngày tại Trung tâm chỉ có 02 bác tham gia
làm công tác từ thiện, giúp Trung tâm quản lý đời sống hằng ngày cho các em
nhỏ, chưa có kiến thức chuyên nghành về bảo trợ hay công tác xã hội và sự
tương tác, phối hợp trong hoạt động giữa Trung tâm với các cơ quan, tổ chức
chưa được thường xuyên, hiệu quả. Vì vậy trong thời gian kiến tập em muốn
dành thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này để tìm ra nguyên nhân

và thực tế về tổ chức và phối hợp trong hoạt động của Trung tâm để có thể
đưa ra một số kiến nghị tốt nhất để hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế phối
hợp trong hoạt động của Trung tâm.
Từ những lý do trên em đã lựa chọn nội dung kiến tập: “Tìm hiểu tổ
chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong hoạt động của Cơ sở bảo trợ xã hội
ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình”.
2. Đối tượng, phạm vi
- Đối tượng: Tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong hoạt động.
- Phạm vi: Tại cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng
2


Lộc Bình.
3. Mục tiêu
Nghiên cứu, tìm hiểu được tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong
hoạt động để đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức bộ
máy và cơ chế phối hợp trong hoạt động của Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công
lập Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình.
4. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu, tìm hiểu để làm rõ:
+ Cơ sở khoa học về tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp hoạt động của
cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập.
+ Cơ sở pháp lý về về tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp hoạt động
của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập.
+ Giới thiệu chung về Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Trung tâm
Hy Vọng Lộc Bình.
+ Thực trạng tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong hoạt động của
Cở sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình.
+ Kiến nghị về tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong hoạt động của
Cở sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình.

5. Phương pháp
Để thực hiện báo cáo này, em đã sử dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp quan sát, tìm hiểu thồng tin, tư liệu của đơn vị.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu về tổ chức bộ máy và cơ chế phối
hợp trong hoạt động của đơn vị.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp để đưa ra các kết luận về thực trạng
tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong hoạt động của đơn vị.
+ Nguồn tin từ mạng Internet.
6. Bố cục của báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục, bố cục
báo cáo được chia làm 3 chương:
3


Chương 1: Tìm hiểu tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong hoạt
động của Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc
Bình.
Chương 2: Thực trạng tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong
hoạt động của Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng
Lộc Bình.
Chương 3: Kiến nghị về tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong
hoạt động của Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng
Lộc Bình.

4


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TÌM HIỂU TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRONG

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI NGOÀI CÔNG LẬP
TRUNG TÂM HY VỌNG LỘC BÌNH
1.1. Khái quát chung về Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Trung
tâm Hy Vọng Lộc Bình
1.1.1. Địa vị pháp lý
Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình là một cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công
lập, được thành lập theo quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã
hội ban hành kèm theo Nghị định số 25/2001/NĐ-CP ngày 31/5/2001 của
Chính phủ.
Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình trực thuộc và chịu sự điều hành, quản lý
trực tiếp của Văn phòng thông tin về quan hệ và nguồn lực cho phát triển
(IBRRD); Chịu sự Quản lý nhà nước của Sở Lao động Thương binh và Xã
hội tỉnh Lạng Sơn, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Lộc Bình
và các cơ quan chức năng có liên quan khác của địa phương. Trung tâm có
con dấu riêng, được phép mở tài khoản tại Ngân hàng để hoạt động theo quy
định của pháp luật. Có chức năng quản lý và duy trì số lượng trẻ mồ côi về
mặt hành chính, đồng thời cũng đảm bảo kinh phí cho việc chăm sóc và nuôi
dưỡng trẻ em mồ côi tại đây.
Trung tâm có chức năng liên kết các nguồn lực, quản lý và chăm sóc
trẻ, đảm bảo tài chính để duy trì hoạt động, phát phiển và mở rộng để có thể
tiếp nhận và giúp đỡ được thêm nhiều trẻ, hướng tới ổn định và hoạt động lâu
dài.
1.1.2. Đặc điểm tình hình của đơn vị
Trung Hy Vọng Lộc Bình được thành lập tại huyện Lộc Bình, tỉnh
Lạng Sơn - một tổ chức xã hội hoạt động vì lợi ích công cộng và nhân đạo –
từ thiện, không vì mục đích lợi nhuận; Tự trang trải kinh phí, phương tiện để

5



hoạt động. Trung tâm là nơi nuôi dưỡng và chăm sóc những trẻ em mồ côi có
hoàn cảnh đặc biệt khó của huyện Lộc Bình. Với mục đích nhằm giúp đỡ
những trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại địa bàn huyện Lộc
Bình – tỉnh Lạng Sơn để các em có cơ hội được học tập vui chơi và phát triển
bình đẳng như bao trẻ em khác.
Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình do ông Nguyễn Trung Chắt thành lập và
đứng ra kêu gọi mọi người cùng tham gia giúp đỡ. Do đã từng công tác tại
đồn biên phòng biên giới Việt Trung của tỉnh Lạng Sơn nên ông thấu hiểu
được hoàn cảnh khó khăn của trẻ em nghèo và bà con dân tộc nơi đây. Sau
khi nghỉ công tác trong quân đội, năm 1992, ông đã được mời phối hợp với
các dự án dành cho trẻ mồ côi của UNESCO ở Việt Nam. Tại đây ông được
đi nhiều nơi, thăm nhiều trại trẻ mồ côi và càng cảm thông hơn với hoàn cảnh
éo le, khổ cực với những mảnh đời bất hạnh của các em. Từ đó trong ông luôn
thôi thúc một điều “phải làm một cái gì đó để giúp đỡ những đứa trẻ mồ côi
để xoá đi mặc cảm, ký ức buồn ám ảnh tuổi thơ, xây dựng một cuộc đời mới
tốt đẹp hơn”.
Xuất phát từ ý nghĩ đó, năm 2002 ông Chắt đã hình thành ý tưởng xây
dựng một trung tâm cho trẻ mồ côi trên địa bàn huyện Lộc Bình, nơi mà ông
đã từng gắn bó và công tác ở đây với tâm niệm: “Để các em có hoàn cảnh cơ
nhỡ, mồ côi được sống một gia đình bình thường, được quan tâm, lắng nghe
tình cảm, sẻ chia của các em để các em đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng
một cuộc sống bình yên và tốt đẹp, một mái ấm của những tình thương và sự
chở che”. Sau đó, được sự quan tâm, tạo điều kiện của huyện Lộc Bình, ông
đã vận động và được một tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ 850 triệu
đồng và một số người bạn Việt kiều của ông sống ở nước ngoài triển khai dự
án thành lập Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình với tổng diện tích mặt bằng hơn
8.000m2 để nuôi dưỡng và chăm sóc các cháu là những trẻ em mồ côi có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn. Trung tâm được xây dựng và hoàn thành đi vào hoạt
động chính thức từ tháng 11/2003. Dự án bắt đầu hoạt động trong thời gian từ


6


tháng 11/2003 đến tháng 10/2006, khi mới thành lập Trung tâm đã nhận nuôi
dưỡng 48 trẻ em mồ côi và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của huyện Lộc
Bình, tỉnh Lạng Sơn.
Sau khi dự án kết thúc, nguồn tài trợ không còn, Trung tâm đứng trước
nguy cơ giải thể, như vậy đồng nghĩa với việc 48 cháu được nuôi dưỡng tại
đây lại trở về địa phương, không có cha, có mẹ, không gia đình, dở dang việc
học hành và bao dự định tốt đẹp khác. Điều đó đã đặt ra cho ông nhiều suy
nghĩ, rồi được sự quan tâm tạo điều kiện của Uỷ ban nhân dân huyện Lộc
Bình, Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình tiếp tục được duy trì và chuyển đổi thành
mô hình Cở sở bảo trợ xã hội ngoài công lập theo Nghị định số 68/2008/NĐCP. Đây cũng là cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập đầu tiên của tỉnh Lạng
Sơn và của miền Bắc.
Trung tâm có tổng diện tích hơn 8.000m 2 được chia ra thành từng khu
khác nhau, bao gồm văn phòng làm việc, khu nhà ở gồm có 6 phòng ngủ, khu
nhà bếp, công trình phụ, khu chăn nuôi tăng gia sản xuất, khu nhà ăn, hội
trường, sân bóng,…
Từ khi thành lập đến nay Trung tâm đã hoạt động được 13 năm và đã
tiếp nhận hơn 120 em vào Trung tâm, trong đó có 75 em trưởng thành, đi làm
và trở về hoà nhập cộng đồng, 10 em đang học tập tại Hà Nội trong đó có 4
em học Đại học và 6 em học nghề. Hiện tại có 35 đang sinh sống và học tập ở
Trung tâm. Năm 2011 Trung tâm đã xây thêm 3 cơ sở mới được gọi là các
Nhà Hy Vọng để chia nhỏ các em ra ở, tự quản lý nhằm tăng cường tính tự
giác và đoàn kết của các em.
Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình có 5 cán bộ quản lý, trong đó 3 người là
cán bộ đã nghỉ hưu vào Trung tâm làm việc tình nguyện giúp đỡ các trẻ em, 2
người trước đây từng sống và trưởng thành từ Trung tâm được cử đi học và
quay về làm việc.
Ngoài Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình, Trung tâm còn có cơ sở 2 là

Trung tâm Hy Vọng Tiên Cầu ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên tại đây
cũng đang nuôi dưỡng và chăm sóc 28 trẻ em mồ côi của huyện Kim Động.
Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình được thành lập theo ý tưởng cũng như
7


mục đích của ông Nguyễn Trung Chắt với mục đích hoạt động nhân đạo từ
thiện nhằm giúp đỡ cho những trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, không
nơi nương tựa tại huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn, mang lại cho các em một
ngôi nhà mới và lâu dài, cung cấp và đảm bảo cho các em những yếu tố cần
thiết để sinh tồn và tiếp tục phát triển được trong điều kiện mới. Có cơ hội
được học tập và phát triển bản thân.
Trong ngôi nhà chung này các em sẽ được tiếp cận với một nền giáo
dục phù hợp cho bản thân mình, được xã hội hóa toàn diện để có thể phát
triển lành mạnh và ổn định cả về thể chất và cả tinh thần. Được định hướng
nghề nghiệp cũng như tạo điều kiện tốt để tái hòa nhập vào cộng đồng xã hội
chung khi các em đã trưởng thành, khôn lớn, góp phần vào việc giữ vững ổn
định xã hội, hạn chế những trẻ em vi phạm pháp luật và góp phần vào công
cuộc an sinh của đất nước.
Căn cứ vào mục tiêu thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập của
Trung tâm, trong quá trình hoạt động Trung tâm được định hướng để thực
hiện những nhiệm vụ có tính chung, nhất quán đó là tiếp nhận và nuôi dạy
những trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn của huyện Lộc Bình, tạo điều
kiện cho các em phát triển toàn diện và tiến tới một đích cuối cùng là giúp các
em có điều kiện được chăm sóc và phát triển bản thân, bình đẳng như bao trẻ
khác trong xã hội, tái hòa nhập cộng đồng có hiệu quả.
Tuy nhiên do có thể xuất hiện những đặc thù khác nhau liên quan đến
điều kiện hay môi trường làm việc trong mỗi một thời kỳ Trung tâm đã có
những điều chỉnh nhất định trong quá trình làm việc để phù hợp hơn với hoàn
cảnh hơn. Nhìn một cách tổng quát Trung tâm có những nhiệm vụ như sau:

Nhiệm vụ đầu tiên là tập hợp và đưa các em nhỏ có đủ điều kiện, phù
hợp với những tiêu chí mà Trung tâm đề ra, đưa các em đó vào trung tâm và
tiến hành các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng cho phù hợp. Nhiệm vụ này có
thể hiểu là các hoạt động nhằm duy trì sự sinh tồn và phát triển lành mạnh cho
trẻ, đồng thời giáo dục nhân cách cho các em để hình thành những yếu tố cần
và đủ của một công dân tốt sau này.

8


Một nhiệm vụ khác đó là từng bước hướng dẫn cho các em những khả
năng để có thể dần sống tự lập. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm
tạo cho các em tâm thế cũng như những sự chuẩn bị cần thiết cho quá trình
phát triển lâu dài của chính các em. Để thực hiện nhiệm vụ này, Trung tâm
thường xuyên có những hoạt động nhỏ, phù hợp với từng lứa tuổi, phù hợp
với thể trạng của trẻ nhằm kích thích sự tham gia tích cực của các em qua
những hoạt động bổ ích và có tính giáo dục. Nhiệm vụ sẽ giúp đỡ và tạo điều
kiện để tái hòa nhập cộng đồng cho các em khi trưởng thành. Để thực hiện
nhiệm vụ này thì không thể thiếu sự giúp đỡ, tạo cho các em những sự chuẩn
bị cần và đủ khi trở lại với môi trường xã hội bên ngoài.
Nhiệm vụ thứ ba: Tập trung thông qua những hoạt động hướng nghiệp
và dạy nghề một cách phù hợp với nguyện vọng mong muốn của trẻ, bên cạnh
đó có những sự tư vấn cần thiết để chỉ cho các em thấy và nắm bắt được
những nhu cầu chung mà xã hội đang cần đến.
1.2. Hệ thống văn bản của đơn vị
1.2.1. Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức của đơn vị
- Quyết định số 2691/QĐ-UBND ngày 05/12/2006 của Uỷ ban nhân
dân huyện Lộc Bình Quyết định về việc cho phép thành lập Cơ sở bảo trợ xã
hội ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình.

- Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình theo quy
định tại quy chế thành lập và hoạt động của Cơ sở bảo trợ xã hội ban hành
kèm theo Nghị định số số 25/2001/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2001 của
Chính phủ; Thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
Biên bản thỏa thuận giữa UBND huyện Lộc Bình và Văn phòng thông tin về
quan hệ và nguồn lực cho phát triển (IBRRD); Đề án thành lập Trung tâm và
quy chế hoạt động của Trung tâm đã được Uỷ ban nhân dân huyện Lộc Bình
chấp thuận.
1.2.2. Văn bản quy định nội quy, quy chế hoạt động của đơn vị

9


Quyết định số 01/QĐ-TTHV ngày 01/01/2003 Quyết định Về việc ban
hành Nội quy của Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình.
1.2.3. Văn bản quy định về quy trình làm việc, cách thức tổ chức
thực hiện công việc trong đơn vị
Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình theo quy định
tại quy chế thành lập và hoạt động của Cơ sở bảo trợ xã hội ban hành kèm
theo Nghị định số 25/2001/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ;
Thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Biên bản thỏa
thuận giữa Uỷ ban nhân dân huyện Lộc Bình và Văn phòng thông tin về quan
hệ và nguồn lực cho phát triển (IBRRD); Đề án thành lập Trung tâm và quy
chế hoạt động của Trung tâm đã được Uỷ ban nhân dân huyện Lộc Bình chấp
thuận.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của đơn vị
- Bộ máy tổ chức Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình:
+ Lãnh đạo: 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc
+ Phòng chuyên môn: 05 phòng

Phòng Tổ chức - Hành chính – Kế toán.
Phòng Quản lý – Chăm sóc.
Phòng Y tế.
Phòng Công tác xã hội.

10


- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của đơn vị:

GIÁM ĐỐC

PHÓ
GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔ
CHỨC –
HÀNH CHÍNH –
KẾ TOÁN

PHÒNG
QUẢN LÝ

CHĂM SÓC

PHÒNG Y TẾ

PHÒNG
CÔNG TÁC
XÃ HỘI


1.3.2. Vị trí, chức năng nhiệm vụ của người đứng đầu và các bộ
phận của đơn đơn vị
a. Thẩm quyền của Giám đốc Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập
Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình:
- Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương, ra quyết định tiếp
nhận đối tượng vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập theo
quy định của pháp luật hoặc ra quyết định trao trả đối tượng về địa phương,
hòa nhập cộng đồng.
- Quyết định cơ cấu tổ chức; hợp đồng tuyển dụng, bố trí cán bộ nhân
viên và thời gian làm việc đảm bảo nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng
theo quy định của pháp luật.
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của
các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Trung tâm.
- Nghiên cứu thực hiện mô mình quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục
hồi chức năng; phương pháp giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề và tổ chức lao
động,...
11


- Lãnh đạo đơn vị chủ động báo cáo, phối hợp với các cơ quan chủ
quản, cơ quan, tổ chức liên quan về hoạt động của Trung tâm.
b. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận của Cơ sở bảo trợ xã hội
ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình:
- Phó giám đốc:
+ Tổ chức hoạt động, giao lưu, tăng gia sản xuất, trợ giúp các đối tượng
trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao và các hoạt động khác phù hợp
với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng.
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hóa, dạy nghề,
giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển toàn diện về thể chất, trí

tuệ và nhân cách.
+ Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ
hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của
Giám đốc Trung tâm.
+ Tổ chức quản lý, bảo vệ, giữ gìn vệ sinh, gìn giữ trật tự an toàn xã
hội tại Trung tâm.
+ Quản lý tài sản của Trung tâm theo quy định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.
- Phòng Tổ chức – Hành chính - Kế toán:
+ Tham mưu, tổng hợp giúp lãnh đạo đơn vị phối hợp các hoạt động
chung giữa các phòng chuyên môn trong đơn vị.
+ Làm đầu mối quan hệ với các đơn vị khác theo sự phân công của
lãnh đạo đơn vị.
+ Thực hiện công tác tổng hợp, điều phối theo chương trình, kế hoạch
làm việc và thực hiện công tác tổ chức, hành chính, tài chính đối với đơn vị,
đảm bảo tính thống nhất liên tục và hiệu quả.
+ Tiếp nhận, quản lý các nguồn kinh phí hỗ trợ và quà tặng từ các tổ
chức, cá nhân.

12


+ Xử lý và tổng hợp thông tin về tình hình sử dụng các khoản kinh phí,
sử dụng các khoản thu, chi phát sinh ở đơn vị.
+ Đề xuất thay đổi, bổ sung, hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ.
+ Đề xuất dự toán chi thường xuyên hàng năm trên cơ sở nhiệm vụ cấp
trên giao.
+ Hướng dẫn các phòng chức năng lập dự toán chi hàng năm.
+ Tham mưu xét duyệt các dự toán thu, chi hàng năm của đơn vị được
Giám đốc phân công.

+ Cung ứng lương thực, thực phẩm, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng
trong bữa ăn cho đối tượng.
+Thực hiện chế độ ăn uống hàng ngày cho đối tượng.
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao
- Phòng Quản lý, chăm sóc:
+ Trực tiếp quản lý và chăm sóc các đối tượng đang được Trung tâm
nuôi dưỡng.
+ Trực tiếp và hướng dẫn đối tượng sắp xếp vật dụng gọn gàng ngăn
nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng ở, vệ sinh khu vực xung quanh; nhắc nhở
đối tượng thực hiện tốt nội quy sinh hoạt của khu nhà ở, khu nhà bếp, công
trình phụ, khu chăn nuôi tăng gia sản xuất, khu nhà ăn, hội trường, sân
bóng…
+ Theo dõi, kịp thời đề nghị phòng Tổ chức – Hành chính sửa chữa
những đồ dùng, trang thiết bị thiết yếu phục vụ đối tượng.
+ Có trách nhiệm theo dõi, báo cáo kịp thời tình hình sức khỏe của đối
tượng cho lãnh đạo Trung tâm hoặc bộ phận y tế để xử lý.
+ Thường xuyên thăm hỏi, giải thích, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của
đối tượng và báo cáo cho lãnh đạo những việc cần giải quyết.
+ Phối hợp phòng Công tác xã hội tổ chức tuyên truyền các quy định
của pháp luật cho đối tượng biết. Tuyên truyền về tác hại của ma tuý, mại
dâm, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm khác.
13


+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc Trung tâm giao.
- Phòng Y tế:
+ Phối hợp với cơ quan y tế có liên quan khám sức khoẻ cho đối tượng
mới tiếp nhận vào Trung tâm để xác định tình trạng sức khoẻ, bệnh tật và lập
hồ sơ ban đầu, tổ chức chữa trị theo phác đồ của ngành Y tế; phục hồi sức
khỏe cho từng đối tượng đúng theo quy định của pháp luật; giúp đối tượng

phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần, có đủ điều kiện tái hòa nhập cộng
đồng.
+ Giữ gìn, bảo quản tốt thuốc điều trị, dụng cụ và trang thiết bị y tế,
xuất nhập thuốc đúng theo quy định.
+ Thường xuyên thăm hỏi, giải thích, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của
đối tượng và báo cáo kịp thời cho lãnh đạo những vấn đề cần giải quyết.
+ Đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm tra vệ sinh phòng
ở của đối tượng, phối hợp Phòng Tổ chức - Hành chính thường xuyên kiểm
tra nhà ăn, nguồn nước sinh hoạt.
+ Lập kế hoạch tổ chức rèn luyện, phục hồi chức năng phù hợp với
từng độ tuổi, bệnh tật, tôn trọng, đối xử bình đẳng với các đối tượng.
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc Trung tâm giao.
- Phòng Công tác xã hội:
+ Tiếp nhận các thông tin, thông báo về các trường hợp cần được bảo
vệ; xử lý thông tin và cung cấp kịp thời cho các cơ quan chức năng hỗ trợ can
thiệp giải quyết.
+ Đáp ứng các nhu cầu chăm sóc y tế đối với đối tượng bị tổn thương
về thể chất.
+ Tham vấn, trị liệu cho các đối tượng bị tổn thương về tình cảm, tâm
lý.
+ Đề xuất việc áp dụng chính sách hỗ trợ học văn hóa, học nghề, tạo
việc làm cho các đối tượng.
+ Thực hiện các hoạt động tham vấn, giáo dục, vận động cộng đồng
14


tạo điều kiện cho đối tượng được sống trong môi trường an toàn, có đủ điều
kiện để phát triển bền vững.
+ Thực hiện các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, kỹ năng
cho các đối tượng tại Trung tâm và ngoài cộng đồng.

+ Huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt
động can thiệp, trợ giúp.
+ Lưu giữ hồ sơ quản lý, thực hiện các báo cáo chuyên đề, báo cáo
định kỳ theo yêu cầu của cơ quan quản lý chức năng.
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc Trung tâm giao.
1.4. Đội ngũ nhân sự của đơn vị
1.4.1. Số lượng nhân sự
Tổng số Cán bộ của Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình gồm: 05 người.
Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình có 05 cán bộ quản lý, trong đó Lãnh
đạo: 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc, 03 người là cán bộ đã nghỉ hưu vào
Trung tâm làm việc tình nguyện giúp đỡ các em, 02 người trước đây từng
sống và trưởng thành từ Trung tâm được cử đi học và quay về làm việc.
1.4.2. Chất lượng nhân sự
Trung tâm có số lượng cán bộ ít, Cán bộ trực tiếp hằng ngày tại Trung
tâm chỉ có 2 bác là những người đã nghỉ hưu, tự nguyện về làm việc, đảm
nhiệm một số vị trí việc làm, giúp Trung tâm quản lý đời sống hằng ngày cho
các em nhỏ. Hai người vừa tốt nghiệp Đại học, Khoa Công tác xã hội ra
trường khi làm việc chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa thực sự đáp ứng được
yêu cầu công việc dẫn đến sự phối hơp giữa các phòng chức năng trong đơn
vị chưa nhịp nhàng, số lượng cán bộ ít đồng nghĩa với việc mỗi cán bộ phải
đảm nhiệm quá nhiều việc và không làm đúng chuyên môn của mình.
1.5. Cơ sở vật chất, tài chính của đơn vị
1.5.1. Công sở
Trung Tâm có tổng diện tích hơn 8.000m 2 được chia ra thành từng khu
khác nhau, bao gồm 1 văn phòng, khu nhà ở gồm có 6 phòng ngủ, khu nhà
15


bếp, công trình phụ, khu chăn nuôi tăng gia sản xuất, khu nhà ăn, hội trường,
sân bóng…

Năm 2011 Trung tâm đã xây thêm 3 cơ sở mới được gọi là các Nhà Hy
Vọng để chia nhỏ các em ra ở, tự quản lý để tăng cường tính tự giác và đoàn
kết của các em.
Ngoài Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình, Trung tâm còn có cơ sở 2 là
“Trung Tâm Hy Vọng Tiên Cầu” ở Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên tại đây
cũng đang nuôi dưỡng và chăm sóc 28 trẻ em mồ côi của Huyện Kim Động.
Cuộc sống của các em tuy còn nhiều khó khăn, nhưng cơ sở vật chất
được đầu tư xây dựng, đời sống mọi mặt của các em nhỏ từng bước được cải
thiện.
1.5.2. Trang thiết bị
Văn phòng làm việc của Cở sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Trung
tâm Hy Vọng Lộc Bình được trang bị khá đầy đủ các thiết bị như bàn, ghế,
máy tính, máy in, và các thiết bị văn phòng khác.
Cuộc sống của các em tuy còn nhiều khó khăn, nhưng cơ sở vật chất,
trang thiết bị văn phòng, học tập, sinh hoạt được trang bị đầu tư xây dựng khá
đầy đủ, đời sống mọi mặt của các em nhỏ từng bước được cải thiện.
1.5.3. Tài chính
Do đặc thù là Trung tâm bảo trợ ngoài công lập nên để có được 2
triệu/người/tháng nuôi dưỡng các em nhỏ, đảm bảo hoạt động bình thường
của Trung tâm. Ông Nguyễn Trung Chắt đã đi đến nhiều nơi trong và ngoài
nước để vận động những tấm lòng nhân ái và các tổ chức giúp đỡ từ thùng mì
tôm, đến bao gạo, quần áo... và tất cả những gì có thể đảm bảo cuộc sống
hàng ngày và học tập của các em nhỏ. Hiện nay ngoài số tiền mà bản thân ông
và gia đình dùng để nuôi dưỡng các em nhỏ, bản thân ông tiếp tục vận động
các nhà hảo tâm lo thêm cho mỗi cháu từ 600 - 700 ngàn đồng/tháng.

16


Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI NGOÀI CÔNG LẬP
TRUNG TÂM HY VỌNG LỘC BÌNH
2.1. Cơ sở khoa học về tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp hoạt
động của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc
Bình
2.1.1. Cơ sở lý luận về tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp hoạt động
của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình
- Khái niệm Cơ sở bảo trợ xã hội:
. Cơ sở bảo trợ xã hội là đơn vị hoạt động sự nghiệp xã hội được thành
lập với mục đích cung cấp dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng xã hội có
hoàn cảnh đặc biệt, không có điều kiện sống ở gia đình, bao gồm: Cơ sở bảo
trợ xã hội chăm sóc nhiều nhóm đối tượng bảo trợ xã hội; Cơ sở chăm sóc
người già; cơ sở chăm sóc người tâm thần; cơ sở chăm sóc người tàn tật; cơ
sở chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Khái niệm cơ sở bảo trợ xã hội công lập:
Cơ sở bảo trợ xã hội công lập do cơ quan nhà nước quản lý, đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên
của cơ sở bảo trợ xã hội.
- Khái niệm cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập:
Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập do các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các
nhiệm vụ chi thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã hội
- Ý nghĩa của bảo trợ xã hội: Ngay từ khi ra đời cho đến nay, an sinh
xã hội nói chung và bảo trợ xã hội nói riêng đã được đón nhận như một sự
đảm bảo cho cuộc sống, đặc biệt có ý nghĩa đối với một bộ phận thành viên
trong xã hội, bộ phận “người yếu thế”. Là sự bảo vệ phổ cập và đồng nhất đối
với mọi thành viên trong xã hội trên cơ sở sự tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi
17



ro, là hoạt động mang đậm tính nhân dạo, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội
và pháp luật.
+ Dưới góc độ kinh tế, bảo trợ xã hội không vì mục đích lợi nhuận,
nhưng lại có ý nghĩa là công cụ phân phối tiền bạc, của cải và dịch vụ có lợi
cho các thành viên bất hạnh trong xã hội, góp phần thu hẹp sựu giàu nghèo,..
+ Dưới góc độ chính trị, xã hội: Bảo trợ xã hội đặc biệt có ý nghĩa.
Đây không chỉ là thái độ của nhà nước, là biện pháp hỗ trợ tích cực của của xã
hội đối với mỗi thành viên của mình khi gặp rủi ro, khó khăn mà còn giản
thiểu những bất ổn trong xã hội, góp phần duy trì ổn định chính trị xã hội.
+ Dưới góp độ pháp luật: Bảo trợ xã hội là một chế định quan trọng
trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội, điều chỉnh việc trợ giúp vật chất và
tinh thần cho nhóm đối tượng có vị thế bất lợi, thiệt thòi, ít có cơ may trong
cuộc sống như như những người bình thường khác và không đủ khả năng tự
lo liệu.
2.1.2. Cơ sở pháp lý về tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp hoạt động
của Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình
- Nghị định số 25/2001/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2001 của Chính
phủ Ban hành Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội.
- Thông tư số 10/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6 năm 2002
Hướng dẫn dẫn thực hiện một số điều của Quy chế thành lập và hoạt động của
cơ sở bảo trợ xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 25/2001/NĐ-CP ngày
31 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ.
- Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính
phủ Quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở
bảo trợ xã hội.
- Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2008 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ Quy
định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ

18


xã hội.
- Quyết định số 2691/QĐ-UBND ngày 05/12/2006 của Uỷ ban nhân
dân huyện Lộc Bình Quyết định về việc cho phép thành lập Cơ sở bảo trợ xã
hội ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình.
2.2. Đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp hoạt
động của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc
Bình
2.2.1. Đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy của cơ sở bảo trợ xã hội
ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình
Bộ máy tổ chức Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình:
+ Lãnh đạo: 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc
+ Phòng chuyên môn: 04 phòng
Phòng Tổ chức - Hành chính – Kế toán.
Phòng Quản lý – Chăm sóc.
Phòng Y tế.
Phòng Công tác xã hội.
a. Ưu điểm:
Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình có
cơ cấu tổ chức theo chức năng. Theo cơ cấu như vậy ta thấy cơ cấu tổ chức
tương đối hợp lý với quy mô, đặc thù và tình hình hoạt động của đơn vị.
Với cơ cấu này, nhiệm vụ quản lý của đơn vị được phân công, phân cấp
rõ ràng, chặt chẽ: Mỗi bộ phận, phòng ban đảm nhiệm một nhiệm vụ nhất
định, trách nhiệm của từng cán bộ được xác định rõ, từng phần công việc
được phân công cụ thể. Vận dụng được khả năng, trình độ chuyên sâu của cán
bộ quản lý, giảm được gánh nặng cho Giám đốc, tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động của Trung tâm. Hơn nữa Trung tâm có các cán bộ có năng lực, có
kinh nghiệm, đã trải qua thực tế nhiều lần, có tâm, có tầm đảm nhiệm những

vị trí mà Giám đốc giao phó.
Hiện nay Trung tâm cũng đang tiến hành những biện pháp để hoàn
19


thiện cơ cấu tổ chức bộ máy: Tìm hiểu và nghiên cứu xây dựng đề án chuyển
đổi Trung tâm Hy Vọng thành Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội và
nghiên cứu nhiệm vụ của từng cán bộ đối với từng vị trí việc làm.
b. Hạn chế:
Tổ chức bộ máy của Trung tâm có những ưu điểm là vậy tuy nhiên
vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:
Các phòng chức năng của Trung tâm ít dẫn đến việc giả quyết công
việc chưa thực sự hiêu quả, nhiều công việc cần làm trong ngày hôm nay phải
chuyển sang ngày khác để giải quyết.
Cơ cấu tổ chức theo chức năng đòi hỏi người lãnh đạo phải thường
xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận.
Quan sát nơi làm việc ta thấy vấn đề hiện nay của Trung tâm chưa có
phòng chức năng riêng biệt, tất cả đều tập trung tại một văn phòng, tuy nhiên
diện tích văn phòng lại nhỏ hẹp gây khó khăn cho cán bộ, nhân viên khi thực
hiện công việc chuyên môn.
Trung tâm có số lượng cán bộ ít, có những cán bộ là người đã nghỉ
hưu, tự nguyện về làm việc, giúp đỡ Trung tâm. Một số cán bộ vừa tốt nghiệp
ra trường khi làm việc chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa thực sự đáp ứng
được yêu cầu công việc dẫn đến sự phối hợp giữa các phòng chức năng trong
đơn vị chưa nhịp nhàng, số lượng cán bộ ít đồng nghĩa với việc mỗi cán bộ
phải đảm nhiệm quá nhiều việc và không làm đúng chuyên môn của mình.
2.2.2. Thực trạng cơ chế phối hợp hoạt động của Cơ sở bảo trợ xã
hội ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình.
Hiện nay Trung tâm đang phối hợp hoạt động với các cơ quan như:
+ Văn phòng thông tin về quan hệ và nguồn lực cho phát triển

(IBRRD).
+ Cục bảo trợ trẻ em
+ Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn.
+ Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ tỉnh Lạng Sơn.
20


+ Ủy ban nhân dân huyện Lộc Bình.
+ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Lộc Bình.
+ Uỷ ban nhân dân hai Thị trấn của huyện Lộc Bình và Uỷ ban nhân
dân một số xã trong huyện có trẻ em được tiếp nhận về Trung tâm nuôi
dưỡng.
+ Trường tiểu học Minh Khai, Trường trung học cơ sở Thị trấn Lộc
Bình, Trường trung học phổ thông Lộc Bình,... nơi các em nhỏ của trung tâm
đang theo học.
+ Trường Đại học, trường Cao đẳng, Trung tâm dạy nghề có các em
đang theo học.
+ Các cơ quan, đơn vị truyền thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
+ Các tổ xhwsc phii chính phủ trong và ngoài nước.
a. Ưu điểm:
+ Cơ chế phối hợp trong việc thực hiện các quy định tại quy chế thành
lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ban hành kèm theo Nghị định sô
25/2001/NĐ-CP ngày ngày 31 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ; Thông tư
hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Biên bản thỏa thuận
giữa Uỷ ban nhân dân huyện Lộc Bình và Văn phòng thông tin về quan hệ và
nguồn lực cho phát triển (IBRRD); Dự án thành lập Trung tâm và quy chế
hoạt động của Trung tâm đã được Uỷ ban nhân dân huyện Lộc Bình chấp
thuận.
+ Cơ chế phối hợp trong việc huy động và phát huy các nguồn lực để
tập trung xử lý có hiệu quả các vấn đề khó khăn, phức tạp mà đối với cơ cấu

của Trung tâm không thể giải quyết được.
+ Cơ chế phối hợp trong việc báo cáo các cơ quan chủ quản, cơ quan
liên quan về tình hình hoạt động, các chứng từ thu – chi của Trung tâm Hy
Vọng theo năm.
+ Lãnh đạo đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương, khảo sát các
đối tượng để tiếp nhận vào Trung tâm theo đề xuất của địa phương.
21


+ Cán bộ Trung tâm phối hợp với trường, gặp gỡ hiệu trưởng và các
giáo viên chủ nhiệm các lớp mà các cháu đang theo học để nắm được tình
hình học tập, tìm hiểu thực trạng hòa nhập tại trường học của trẻ em mồ côi
Trung tâm Hy Vọng.
+ Lãnh đạo đơn vị chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức về hoạt
động của đơn vị.
+ Cán bộ Trung tâm phối hợp với các đơn vị truyền thông đưa tin, bài
viết về các hoạt động của Trung tâm khi có khách đến thăm, tặng quà, các
ngày lễ, tết,…
b. Nhược điểm:
Thực tiễn cho thấy phối hợp trong các hoạt động của Cơ sở bảo trợ xã
hội ngoài công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình có phạm vi rất rộng, phối
hợp giữa đơn vị với các cơ quan chủ quản, giữa các cơ quan truyền thông và
nhiều cơ quan, tổ chức khác góp phần xây dựng Trung tâm phát triển. Tuy
nhiên sự tương tác, phối hợp trong hoạt động giữa Trung tâm với các cơ quan,
tổ chức chưa được thường xuyên, hiệu quả, thiếu sự liên kết, kết nối với các
cơ quan, tổ chức:
+ Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình chưa có quy chế cụ thể về xây dựng
quy chế phối hợp trong hoạt động của Trung tâm.
+ Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình chưa xác định rõ hoạt động trao đổi,
thông báo tình hình trong lĩnh vực hoạt động: Cung cấp thông tin gì? Trao đổi

văn bản gì? Tài liệu thống kê, báo cáo cho cơ quan và thời gian như thế nào?,

+ Chưa phối hợp nhiều với các cơ quan, đơn vị truyền thông, báo đài
kêu gọi các nhà hảo tâm cùng tham gia giúp đỡ Trung tâm.
+ Chưa phối hợp nhiều với các tổ chức trong và ngoài nước tham gia
các hoạt động của Trung tâm theo quy định của pháp luật.
+ Chưa chủ động phản hồi với các cơ quan, tổ chức về kết quả đạt
được khi phối hợp trong các hoạt động của Trung tâm.
22


Chương 3
KIẾN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI NGOÀI
CÔNG LẬP TRUNG TÂM HY VỌNG LỘC BÌNH
3.1. Kiến nghị về tổ chức bộ máy của của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài
công lập Trung tâm Hy Vọng Lộc Bình
- Với Ban quản lý:
+ Trung tâm cần đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý.
+ Cần tuyển thêm nhân viên để bổ sung, thay thế cán bộ quản lý để
đáp ứng những đòi hỏi khách quan của hoạt động quản lý.
+ Lãnh đạo cần thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư, nguyện
vọng, tình cảm của cán bộ, nhân viên nhằm nắm bắt và giải quyết kịp thời các
mâu thuẫn nảy sinh, các xung đột quyền lợi gây mất đoàn kết nội bộ. Cần an
ủi, động viên đúng lúc khi gặp khó khăn, bất trắc trong cuộc sống, cần tạo ra
sự thoải mái trong công tác và gần gũi của lãnh đạo đối với nhân viên, có như
vậy mới thực sự thẳng thắn trao đổi đề xuất các ý kiến đóng góp cho Trung
tâm.
- Hoàn thiện cơ cấu phòng ban:

+ Trung tâm cần hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức bộ máy, cần
phân chia phòng Tổ chức – Hành chính – Kế toán thành từng phòng riêng biệt
để thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ, giảm bớt số lượng công việc phải giải
quyết của phòng chức năng hiện tại, hoàn thiện hợn nữa công tác quản lý.
+ Cần bổ sung thêm các phòng ban để phù hợp với tiềm năng, phù hợp
với hoạt động của Trung tâm.
+ Trung tâm nên chuyển đổi chức năng từ chăm sóc tập trung sang
cung cấp dịch vụ xã hội, thực hiện các dịch vụ có nguồn thu, như vậy Trung
tâm sẽ tự chủ về bộ máy, biên chế và cơ sơ vật chất.
-. Hoàn thiện nơi làm việc và điều kiện làm việc:
23


×