Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

so tay quan ly dich hai tren cay mia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 7 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN MÍA ĐƯỜNG

QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM)
TRÊN CÂY MÍA
(Tài liệu lưu hành nội bộ)

ĐỒNG NAI, THÁNG 6/2011


Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía

LỜI GIỚI THIỆU
Mía là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao đang được chú trọng
đầu tư phát triển. Nhiệm vụ chính của cây mía là sản xuất đường. Một trong những
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất đường là tình hình sâu bệnh trên cây mía.
Đặc điểm của cây mía là khi cây bị sâu bệnh hại, ngoài thiệt hại trực tiếp đến sự phát
triển và khối lượng của cây, phản ứng của cây mía sẽ chuyển đường từ thân mía ra dự
trữ ở lá (và sau đó sẽ bị loại bỏ trên ruộng. Như vậy, cây mía mang về nhà máy để chế
biến sẽ có hàm lượng đường thấp.
Hiện nay sản lượng đường/ha bình quân của Việt Nam đang ở mức nhỏ hơn 4
tấn đường/ha. Trong khi đó, tại các nước láng giềng của chúng ta như Philippines đã
là 5,5 tấn/ha, Thái Lan là 7 tấn/ha. Điều đó có nghĩa là năng suất sản xuất đường của
chúng ta đang ở mức thấp và cần có những nỗ lực để vượt qua những khoảng cách đó.
Một trong những yếu tố giúp tăng năng suất đường là giảm thiệt hại sâu bệnh
thông qua triển khai chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp cho cây trồng, gọi tắt là
IPM. Sử dụng IPM trên cây mía là áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật một cách
hợp lý, duy trì cân bằng hệ sinh thái ruộng mía, duy trì đa dạng sinh học, các loại dịch
hại được duy trì ở mức độ thấp dưới mức gây hại có ý nghĩa kinh tế, cây mía sinh
trưởng phát triển tốt, cho năng suất chữ đường cao.


Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía
Đường đã cùng hợp tác để biên soạn tài liệu này, nhằm bước đầu cung cấp các thông
tin kiến thức cơ bản và cần thiết cho các cán bộ nông vụ và nông dân trồng mía triển
khai quản lý tốt dịch hại theo IPM trên toàn bộ diện tích mía của vùng nguyên liệu, với
mục đích ổn định và phát triển bền vững.
Các thông tin trong tài liệu này chủ yếu rút ra từ các kết quả nghiên cứu gần
đây của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, cũng như những quan sát
hiện trạng mía ở vùng Đông Nam bộ. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng những thông tin
này cũng sẽ có ích cho các vùng nguyên liệu mía khác trong cả nước.
Đây là tài liệu biên soạn lần đầu tiên, còn nhiều thiếu sót, mong rằng với sự
tham gia góp ý của các cán bộ nông nghiệp và bà con nông dân, tài liệu sẽ được tiếp
tục hiệu chỉnh, bổ sung hàng năm, để lần tái bản sau tài liệu sẽ ngày càng hoàn chỉnh
hơn.
Xin chân thành cảm ơn những đóng góp ý kiến của TS Cao Anh Đương –
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, TS Đỗ Ngọc Diệp – Nguyên Viện
trưởng Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát đã giúp chúng tôi thực hiện hoàn chỉnh
hơn các nội dung của tài liệu này.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
TỔNG GIÁM ĐỐC

Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011

1/46


Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía

Phần thứ nhất
ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP

1. Định nghĩa về dịch hại cây trồng và quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
1.1 Dịch hại là gì?
Dịch hại là tất cả động vật, thực vật và các vật sống gây thiệt hại hoặc truyền
bệnh tật cho cây trồng, các sinh vật khác thậm chí cả người.
Các loại dịch hại chính của cây trồng gồm:
- Sâu: Tên gọi chung cho nhóm côn trùng, có nhiều loại sâu thay đổi hình dạng
một lần hay nhiều lần trong vòng đời của chúng.
- Nhện: Các loại nhện rất nhỏ, màu đỏ hoặc xanh, có 8 chân.
- Ốc và sên: Là loại có thân mềm và nhớt. Thân ốc được bao bọc lớp vỏ cứng,
còn loài sên thì không có vỏ bao. Ban ngày chúng nghỉ, ban đêm đi kiếm ăn.
- Tuyến trùng: Là loại rất nhỏ, không màu, không thấy được bằng mắt thường.
Tuyến trùng chích, hút rễ thân, đỉnh sinh trưởng và gây hại làm cho cây kém phát
triển. Rất khó phòng trừ tuyến trùng
- Gậm nhấm: Là loài chuột, sóc, thỏ có thể gây hại cho cây trồng, hoa quả và
sản phẩm trong kho. Chuột sinh sản nhanh và có thể phòng trừ có hiệu quả bằng nhiều
biện pháp kết hợp với nông dân.
- Cỏ dại: Là những loại thực vật mà ở một thời điểm hay một nơi nào đó, con
người không mong muốn có sự hiện diện của chúng. Cỏ dại làm cản trở việc sử dụng
nguồn tài nguyên đất, nước.
1.2 Quản lý dịch hại tổng hợp là gì?
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM, viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Integrated Pest
Management), được định nghĩa là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh
cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả
các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây
hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.
2. Năm nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
2.1 Trồng và chăm cây khoẻ:
- Chọn giống tốt, phù hợp với điều kiện địa phương.
- Chọn cây khoẻ, đủ tiêu chuẩn.
- Trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật để cây sinh trưởng tốt có sức chống chịu và

cho năng suất cao.
2.2 Thăm đồng thường xuyên:
- Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nắm được diễn biến về sinh trưởng phát
triển của cây trồng, dịch hại, thời tiết, đất, nước... để có biện pháp xử lý kịp thời.
2.3 Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng
- Nông dân hiểu biết kỹ thuật, có kỹ năng quản lý đồng ruộng cần tuyên truyền
cho nhiều nông dân khác.
2.4 Phòng trừ dịch hại
- Sử dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp tuỳ theo mức độ sâu bệnh, thiên
địch ký sinh ở từng giai đoạn.
- Sử dụng thuốc hoá học hợp lý và phải đúng kỹ thuật.
2.5 Bảo vệ thiên địch
Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011

2/46


Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía

- Bảo vệ những sinh vật có ích, giúp nhà nông tiêu diệt dịch hại.
3. Điều kiện áp dụng
Để có thể áp dụng được IPM cho một đối tượng cây trồng, cần phải tiến hành
song song và đầy đủ các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu hệ sinh thái, thổ nhưỡng từng loại cây trồng trong mối
quan hệ với sinh vật có ích và có hại. Phải nghiên cứu khả năng đề kháng của môi
trường đối với sâu, bệnh và cỏ dại.
- Bước 2: Nghiên cứu những biện pháp làm giàu thêm hệ sinh vật có ích trong
quần xã.
- Bước 3: Tách được các giống cây chịu sâu bệnh và sử dụng chúng với từng
khu vực, từng phân vùng (phù hợp với khí hậu, đất đai, có ưu thế hoặc có khả năng

kháng một số loài sâu bệnh phổ biến ở vùng đó).
- Bước 4: Sản xuất và vận dụng các chế phẩm sinh học, chế phẩm từ thảo mộc.
Nghiên cứu sử dụng các loại thuốc hoá học ít độc đặc biệt cho các vùng trồng rau.
- Bước 5: Nghiên cứu các loại thuốc trừ sâu với có tính chọn lọc cao tác động
nhanh và mạnh ít ảnh hưởng tới côn trùng có ích.
- Bước 6: Nghiên cứu thời điểm phù hợp sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp,
phương pháp phù hơp.
- Bước 7: Nghiên cứu các kỹ thuật sử dụng thuốc mới nhằm làm đơn giản các
thao tác pha chế ảnh hưởng tới môi trường.
- Bước 8: Nghiên cứu các phương pháp dự tính, dự báo sâu bệnh có hiệu quả.
- Bước 9: Theo dõi và đánh giá tình hình phát triển sâu bênh thường xuyên để
đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.

Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011

3/46


Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía

Phần thứ hai

KỸ THUẬT THĂM ĐỒNG VÀ ĐIỀU TRA SÂU BỆNH HẠI MÍA
Trong IPM, kỹ thuật thăm đồng và điều tra sâu bệnh đóng vai trò cực kỳ quan
trọng. Việc thường xuyên thăm đồng, kiểm tra tình hình dịch hại và điều tra đúng
phương pháp cho phép xác định hiện trạng sâu bệnh đã đến mức ngưỡng gây hại và
ngưỡng kinh tế hay chưa, tác động thiên địch ra sao, đã cần phải thực hiện biện pháp
hóa chất chưa, nếu có ở mức độ nào?.
1. Đối tượng và nội dung điều tra
- Cây mía: Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây mía và các yếu tố có

liên quan như thời vụ, đất đai, thời tiết, chế độ tưới nước,...
- Sâu bệnh hại mía: Tập trung vào những sâu bệnh hại chính gây hại có ý nghĩa
kinh tế ở từng khu vực.
2. Thời gian điều tra
- Điều tra định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Điều tra bổ sung: vào các thời kỳ xung yếu của cây mía cần mở rộng tuyến
điều tra để ghi nhận đặc tính của các đối tượng dịch hại theo vùng sinh thái.
3. Chọn ruộng điều tra
Ruộng điều tra đượcc chọn phải thỏa mãn các yếu tố điều tra về diện tích,
giống, thời vụ, chân đất…
4. Các chỉ tiêu và phương pháp điều tra
4.1 Phương pháp điều tra sâu hại:
4.1.1 Đối với nhóm sâu hại gốc, rễ (sùng trắng, mối, ....):
- Chỉ tiêu điều tra:
+ Mật độ sâu hại (con/m2) = số sâu hại (con)/diện tích điều tra (m2)
+ Tỷ lệ cây bị hại (%) = (số cây bị hại) x 100/(tổng số cây điều tra)
- Phương pháp điều tra: Điều tra trên 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra trên 3
m dài hàng mía.
4.1.2 Đối với nhóm sâu hại thân (sâu đục thân):
- Chỉ tiêu điều tra:
+ Tỷ lệ ngọn bị héo (%) = (số ngọn bị héo) x 100/(tổng số ngọn điều tra)
+ Tỷ lệ cây bị hại (%) = (số cây bị hại) x 100/tổng số cây điều tra)
+ Tỷ lệ đốt (lóng) bị hại (%) = (số lóng bị hại) x 100/(tổng số lóng điều tra)
+ Chỉ số hại (%) = [Tỷ lệ cây bị hại (%) x Tỷ lệ lóng bị hại (%)]/100
- Phương pháp điều tra:
+ Điều tra trên 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra trên 5 m dài hàng mía.
+ Điều tra thành phần sâu hại: Ghi nhận loài sâu đã biết tên và tần xuất bắt gặp
chúng hoặc thu thập mẫu vật sâu lạ gửi đi định danh
4.1.3 Đối với nhóm sâu hại lá (sâu ăn lá, rệp, rầy…):
- Chỉ tiêu điều tra:

+ Tỷ lệ cây bị hại (%) = (số cây bị hại) x 100/(tổng số cây điều tra)
+ Mật độ sâu hại (con/cây) = số sâu hại (con)/ số cây điều tra (cây)
- Phương pháp điều tra: Điều tra trên 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra trên
10 cây liên tục.
4.2 Chỉ tiêu và phương pháp điều tra bệnh hại:
4.2.1 Đối với bệnh hại trên rễ:

Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011

4/46


Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía

Ruộng giống bầu hom 1 mắt sạch bệnh

Hom mía ngọn

Hom mía thân

Máy cắt hom mía MCHM-8 của Sở KHCN TP. Hồ Chí Minh

Hình 26. Công nghệ sản xuất mía giống sạch bệnh bằng hom 1 mắt và hom 3 mắt
Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011

45/46


Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía


Máy xử lý hom bằng hơi nước nóng

Máy xử lý hom bằng nước nóng

Máy xử lý hom nước nóng di động của Thái Lan

Hình 27. Các công nghệ xử lí hom sản xuất giống sạch sâu bệnh

Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011

46/46



×