Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

CHUYÊN ĐỀ 5: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.52 KB, 24 trang )

CHUYÊN ĐỀ 5: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Các nguồn vật liệu chọn giống và các phương pháp gây đột biến nhân tạo,
lai giống.
- Nguồn vật liệu chọn giống:
+ Biến dị tổ hợp.
+ Đột biến.
+ ADN tái tổ hợp.
- Phương pháp gây đột biến nhân tạo gồm các bước:
+ Xử lí mẫu vật bằng các tác nhân đột biến thích hợp.
+ Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
+ Tạo dòng thuần chủng.
- Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp: Tạo các dòng thuần khác nhau,
cho các dòng đó lai với nhau rồi chọn lấy những tổ hợp gen mong muốn.
* Tự thụ phấn (ở thực vật): giao tử đực và giao tử cái tham gia thụ tinh là của
cùng một hoa lưỡng tính hoặc từ những hoa đơn tính của cùng một cây. Giao phối
cận huyết (giao phối gần): giao phối giữa những động vật cùng chung bố mẹ hoặc
giữa bố/mẹ với con của chúng.
* Ứng dụng tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống:
- Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn,
cho giao phối giữa các vật nuôi là "anh chị em" ruột hoặc giữa bố/mẹ với các con
nhằm mục đích: Tạo dòng thuần (đồng hợp tử về các gen đang quan tâm) để củng
cố một số tính trạng tốt, phát hiện và loại bỏ các tính trạng xấu.
- Tạo giống lai có ưu thế lai cao:
+ Hiện tượng ưu thế lai: Cơ thể lai có sức sống cao hơn bố mẹ thuần chủng,
tức là sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu khoẻ, năng suất cao. Ví dụ:
ngô lai khác dòng tăng năng suất 30%.
+ Phương pháp tạo ưu thế lai:
1



 Lai khác dòng: Tạo những dòng thuần (bằng tự thụ phấn bắt buộc hoặc
giao phối gần) rồi lai khác dòng. Ví dụ: sử dụng lai khác dòng đã tăng sản lượng
lúa mì 50%, tăng gấp đôi sản lượng dầu trong hạt hướng dương.
 Lai khác thứ: Tổ hợp 2 hoặc nhiều thứ có kiểu gen khác nhau. Cơ thể lai
khác thứ cũng có hiện tượng ưu thế lai nhưng trong các thế hệ sau có hiện tượng
phân tính.
+ Đặc điểm biểu hiện của ưu thế lai:
 Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong lai khác dòng, vì: Đại bộ phận các gen
của cơ thể lai đều ở trạng thái dị hợp, trong đó chỉ các gen trội - phần lớn quy định
các tính trạng tốt - được biểu hiện. Cơ thể lai khác dòng có độ đồng đều cao về
năng suất và phẩm chất.
 Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ, vì ở các thế hệ sau, tỉ lệ thể dị hợp
giảm dần, tỉ lệ thể đồng hợp tăng lên, do đó các gen lặn có hại được biểu hiện.
+ Cơ sở di truyền của ưu thế lai: Có nhiều giả thuyết giải thích cơ sở di
truyền của ưu thế lai, trong đó giả thuyết siêu trội được nhiều người thừa nhận. Giả
thuyết này cho rằng ở trạng thái dị hợp về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có
được kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái
đồng hợp tử.
+ Quy trình tạo giống có ưu thế lai cao: Tạo dòng thuần  lai các dòng
thuần khác nhau (lai khác dòng đơn, lai khác dòng kép)  chọn lọc các tổ hợp có
ưu thế lai cao.
+ Phương pháp tạo giống bằng gây đột biến:
* Dùng các tác nhân vật lí:
 Chiếu các tia phóng xạ với cường độ liều lượng thích hợp trên hạt khô, hạt
nảy mầm hoặc đỉnh sinh trưởng của thân, cành hoặc hạt phấn, bầu nhuỵ để gây đột
biến gen hay đột biến NST.
 Chiếu tia tử ngoại lên các tế bào vi sinh vật hoặc bào tử, hạt phấn của thực
vật.
 Tăng, giảm nhiệt độ môi trường đột ngột (sốc nhiệt) gây chấn thương bộ
máy di truyền.

2


* Dùng các tác nhân hoá học:
 Ngâm hạt khô hoặc hạt đang nảy mầm trong dung dịch hoá chất (5BU,
EMS,...)
có nồng độ thích hợp, hoặc tiêm dung dịch hoá chất vào bầu nhuỵ, hoặc quấn bông
tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng thân hay chồi để tạo đột biến gen hay
đột biến NST. Gây đột biến đa bội bằng cônsixin theo các phương pháp tương tự
như trên.
2. Công nghệ tế bào ở thực vật và động vật
- Công nghệ tế bào là quy trình công nghệ dùng để tạo ra những tế bào có kiểu
nhân mới từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới, hoặc hình thành cơ thể
không bằng sinh sản hữu tính mà thông qua sự phát triển của tế bào xôma nhằm
nhân nhanh các giống vật nuôi, cây trồng.
- Công nghệ tế bào thực vật:
+ Lai tế bào sinh dưỡng: Gồm các bước:
* Loại bỏ thành tế bào trước khi đem lai.
* Cho các tế bào đã mất thành của 2 loài vào môi trường đặc biệt để dung
hợp với nhau tế bào lai.
* Đưa tế bào lai vào nuôi cấy trong môi trường đặc biệt cho chúng phân chia
và tái sinh thành cây lai khác loài.
+ Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn:
* Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm rồi cho phát
triển thành cây đơn bội (n).
* Tế bào đơn bội được nuôi trong ống nghiệm với các hoá chất đặc biệt 
phát triển thành mô đơn bội  xử lí hoá chất gây lưỡng bội hoá thành cây lưỡng
bội hoàn chỉnh.
- Công nghệ tế bào động vật:
+ Nhân bản vô tính:

* Tách tế bào tuyến vú của cá thể cho nhân và nuôi trong phòng thí nghiệm;
tách tế bào trứng của cá thể khác và loại bỏ nhân của tế bào này.
3


* Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại nhân.
* Nuôi cấy tế bào đã chuyển nhân trên môi trường nhân tạo cho trứng phát
triển thành phôi.
* Chuyển phôi vào tử cung của cơ thể mẹ để mang thai và sinh con.
+ Cấy truyền phôi: Lấy phôi từ động vật cho  tách phôi thành hai hay
nhiều phần  phôi riêng biệt  Cấy các phôi vào động vật nhận (con cái) và sinh
con.
3. Tạo giống nhờ công nghệ gen
- Công nghệ gen là một quy trình công nghệ dùng để tạo ra những tế bào và sinh vật
có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm
mới.
- Quy trình: Tạo ADN tái tổ hợp  Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận 
Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
- Ứng dụng công nghệ gen:
+ Bằng công nghệ gen đã tạo ra các chủng vi khuẩn cho sản phẩm mong
muốn không có trong tự nhiên như: insulin để chữa bệnh tiểu đường, hoocmôn tăng
trưởng của người (GH), vacxin viêm gan B để phòng bệnh viêm gan B ...
+ Chọn giống bằng kĩ thuật chuyển gen đã mở ra nhiều ứng dụng cho trồng
trọt, thời gian tạo giống mới rút ngắn đáng kể. Phương pháp chuyển gen ở thực vật
rất đa dạng như: dùng plasmit, dùng súng bắn gen ...
+ Sử dụng công nghệ gen để tạo ra những giống động vật mới có năng suất
và chất lượng cao hơn về sản phẩm. Đặc biệt tạo ra động vật chuyển gen có thể sản
xuất ra thuốc cho con người. Phương pháp tạo giống gia súc chuyển gen từ phôi đã
cho nhiều kết quả và đang được sử dụng rộng rãi. Có nhiều cách đưa gen mong
muốn vào hợp tử, ví dụ như vi tiêm và cấy nhân có gen đã cải biến.

II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức

4


- Nêu được các nguồn vật liệu chọn giống và các phương pháp gây đột
biến nhân tạo, lai giống.
- Trình bày sơ lược về công nghệ tế bào ở thực vật và động vật cùng với
các kết quả của chúng. Chú ý đến các công nghệ dung hợp tế bào trần và nhân
bản vô tính.
- Nêu được khái niệm, các khâu cơ bản và những ứng dụng của kĩ thuật di
truyền trong chọn giống vi sinh vật, thực vật và động vật.
1.2. Kỹ năng
- Viết được các sơ đồ lai giống. Có kĩ năng giải một vài dạng bài tập về di
truyền chọn giống.
- Phát triển kĩ năng phân tích kênh hình, kĩ năng so sánh, khái quát hóa ... để tìm
hiểu bản chất của sự việc qua chọn giống mới từ nguồn biến dị tổ hợp
- Hình thành niềm tin vào khoa học, vào trí tuệ con người qua những thành tựu tạo
giống bằng phương pháp lai.
ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC TRONG CHUYÊN ĐỀ
STT Tên năng lực
1

2

3

4


Các kĩ năng thành phần

Năng lực phát Quan sát các nguồn vật liệu chọn giống và các
hiện và giải
phương pháp gây đột biến nhân tạo, lai giống; Mô tả
quyết vấn đề
chính xác công nghệ dung hợp tế bào trần và nhân
bản vô tính.
Năng lực thu - Đọc hiểu các sơ đồ, bảng biểu, mô hình lai giống.
nhận và xử lý - Lập được bảng so sánh các phương pháp lai dùng
thông tin
trong chọn giống.
Năng lực nghiên Phân loại giống vật nuôi, cây trồng; Tìm kiếm mối
cứu khoa học
quan hệ; Tính toán; Xử lí và trình bày các số liệu bao
gồm vẽ đồ thị, lập các bảng biểu, biểu đồ cột, sơ đồ,
ảnh chụp; Đưa ra các tiên đoán về tạo giống mới;
Hình thành nên các giả thuyết khoa học.
Năng lực tính Xác suất và phân bố xác suất; Biết cách tính và sử
5


toán

5

6

dụng các giá trị trung bình, trung vị, tỉ lệ %, phương

sai, độ lệch chuẩn, sai số chuẩn, T test và phép thử
Khi bình phương trong lai tạo giống.

Năng lực tư duy - Phân tích mối quan hệ kiểu gen – môi trường – kiểu
hình trong chọn và tạo giống mới.
- Phân biệt được các phương pháp lai tạo giống với
gây đột biến và chọn lọc.
- Hệ thống hóa các phương pháp tạo giống mới.
Năng lực ngôn - Thuyết trình về thành tựu chọn giống ở Việt Nam và
ngữ
thế giới.

2. Tiến trình dạy học chuyên đề
Tổ chức dạy học dự án: „Ứng dụng di truyền học trong chọn tạo giống vật nuôi,
cây trồng tại địa phương“
- Sản phẩm của dự án: Danh sách mô tả chi tiết đặc điểm, phương pháp sản xuất,
chăm sóc, thu hoạch của các giống vật nuôi, cây trồng tại địa phương được tạo ra
bằng phương pháp ứng dụng di truyền học, xu hướng phát triển trong tương lai.
Sản phẩm có thể được trình bày dưới dạng tập san, bài thuyết trình, clip...
- Lưu ý: Tùy vào thực tế tại địa phương, giáo viên có thể thu nhỏ dự án về tìm hiểu
các giống cây trồng đặc hữu tại địa phương: Chuối, Vải, Nhãn, Xoài, Lợn....
Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Bước 1. Lập kế hoạch (Thực hiện trên lớp 1-2 tiết)
Nêu tên dự án


- Nêu tình huống có vấn đề về - Nhận biết mục tiêu của dự án.
việc tăng năng suất vật nuôi - Xác định sản phẩm sau dự án
cây trồng tại địa phương, tạo
ra nhiều giống vật nuôi cây
trồng mới có giá trị kinh tế,
giá thành sản xuất thấp, hiệu
quả cao. Từ đó hình thành dự
án.

Tìm hiểu về lý - Tổ chức cho học sinh nghiên - Tìm hiểu về cơ sở lý thuyết
6


thuyết

cứu tài liệu: Sách giáo khoa của dự án: Ứng dụng di truyền
và các nguồn học liệu bổ sung học trong chọn tạo giống, vật
do giáo viên chuẩn bị
nuôi cây trồng:
+ Chọn giống dựa trên nguồn
biến dị tổ hợp
+ Tạo giống mới bằng phương
pháp gây đột biến, lại giống.
+ Tạo giống sử dụng công
nghệ gen, công nghệ tế bào
động vật, thực vật.

Xây dựng các - Chia nhóm thực hiện:
tiểu chủ đề/ý 5-6HS/nhóm
tưởng

- Tổ chức cho học sinh phát
triển ý tưởng, hình thành các
tiểu chủ đề.

- Hoạt động nhóm, chia sẻ các
ý tưởng.
- Cùng GV thống nhất các tiểu
chủ đề nhỏ.

+ Chọn giống dựa trên nguồn
- Thống nhất ý tưởng và lựa biến dị tổ hợp
chọn các tiểu chủ đề.
+ Tạo giống mới bằng phương
pháp gây đột biến, lại giống.
+ Tạo giống sử dụng công
nghệ gen, công nghệ tế bào
động vật, thực vật.

Lập kế hoạch - Yêu cầu học sinh nêu các - Căn cứ vào chủ đề học tập và
thực hiện dự án. nhiệm vụ cần thực hiện của gợi ý của GV, HS nêu ra các
dự án.
nhiệm vụ phải thực hiện.
- GV gợi ý các nguồn tư liệu - Thảo luận và lên kế hoạch
trên mạng, tại địa phương mà thực hiện nhiệm vụ (Nhiệm vụ;
học sinh có thể tìm hiểu.
Người thực hiện; Thời lượng;
Phương pháp, phương tiện;
Sản phẩm).
+ Thu thập thông tin
7



+ Điều tra, khảo sát hiện trạng
(nếu có thể)
+ Thảo luận nhóm để xử lý
thông tin
+ Viết báo cáo
+ Lập kế hoạch tuyên truyền.
Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (1-2 tuần)
(Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp)
- Thu thập thông - Theo dõi, hướng dẫn, giúp - Thực hiện nhiệm vụ theo kế
tin
đỡ các nhóm (xây dựng câu hoạch.
- Điều tra, khảo hỏi phỏng vấn, câu hỏi trong
phiếu điều tra, cách thu thập
sát hiện trạng
thông tin, kĩ năng giao tiếp...)
- Thảo luận - Theo dõi, giúp đỡ các nhóm
nhóm để xử lý (xử lí thông tin, cách trình bày
thông tin và lập sản phẩm của các nhóm)
dàn ý báo cáo
- Hoàn thành báo
cáo của nhóm

- Từng nhóm phân tích kết quả
thu thập được và trao đổi về
cách trình bày sản phẩm.
- Xây dựng báo cáo sản phẩm
của nhóm


Bước 3: Báo cáo kết quả và nêu các phương hướng phát triển lĩnh vực này tại địa
phương (1-2 tiết)
Báo cáo kết quả

- Tổ chức cho các nhóm báo - Các nhóm báo cáo kết quả
cáo kết quả và phản hồi
- Trình chiếu Powerpoint, clip,
- Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ tập san
sung cho các nhóm khác.
- Các nhóm tham gia phản hồi
về phần trình bày của nhóm
bạn.
- Học sinh trả lời câu hỏi dựa
8


vào các kết quả thu thập được
từ mỗi nhóm và ghi kiến thức
cần đạt vào vở.
Nhìn lại quá trình - Tổ chức các nhóm đánh giá, - Các nhóm tự đánh giá, đánh
thực hiện dự án
tuyên dương nhóm, cá nhân.
giá lẫn nhau.
Nêu ý tưởng về
hướng phát triển
tạo giống vật
nuôi tại địa
phương.

- Yêu cầu HS nêu ý tưởng các - Nhóm trưởng báo cáo kết quả

nhóm.
tổng hợp ý kiến, đưa ra các đề
- GV cho cac nhóm thảo luận xuất phù hợp.
và lựa chọn một ý tưởng tốt
nhất, phù hợp nhất với điều
kiện

9


III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ
1. Bảng ma trận đánh giá theo định hướng phát triển năng lực:

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

1. Các nguồn
vật liệu chọn
giống và các
phương pháp
gây đột biến
nhân tạo, lai
giống.

- Nêu được các nguồn vật liệu - Nêu được các phương
chọn giống và các phương pháp pháp tạo ưu thế lai (lai
gây đột biến nhân tạo, lai giống. khác dòng đơn, khác

- Trình bày được khái niệm, cơ dòng kép, lai thuận
sở di truyền và phương pháp tạo nghịch).
ưu thế lại

- Giải thích được tại sao
- Kể tên được các thành tựu tạo ưu thế lai cao nhất ở F1
giống bằng gây đột biến ở Việt và giảm dần ở đời sau.
Nam.

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- Giải thích được
vì sao luật hôn
nhân gia đình Việt
Nam cấm kết hôn
trong vòng 3 đời.

- Nhận xét được mục đích
của phương pháp tự thụ
phấn bắt buộc và giao phối
cận huyết trong chọn giống
cây trồng.
- Phân tích được từng bước
qui trình gây đột biến nhân
tạo.
- Đề xuất được cách thức
nhận biết sơ bộ các cây tứ
bội trong số các cây lưỡng

bội.
- Rút ra được phương pháp
giúp duy trì ưu thế lai.

10


2. Công nghệ - Nêu được khái niệm sơ lược về
tế bào ở thực công nghệ tế bào ở thực vật và
vật và động động vật cùng với các kết quả
vật
của chúng.

- Tóm tắt được ý nghĩa
của công nghệ tế bào
động vật, công nghệ tế
bào thực vật

- Xây dựng được
quy trình nhân bản
vô tính để tạo ra
một giống vật nuôi
- Trình bày được quy trình tạo - Mô tả được quy trình mong muốn.
giống cây khác loài bằng phương nhân bản vô tính ở
pháp lai tế bào xôma
động vật
- Giải thích được vì sao
không gây đột biến
nhân tạo ở các động vật
bậc cao.


3. Tạo giống - Nêu được khái niệm, nguyên
nhờ
công tắc và những ứng dụng của
nghệ gen
kĩ thuật di truyền trong chọn
giống vi sinh vật, thực vật và
động vật.

- Giải thích tại sao
Plasmit được sử dụng
phổ biến trong việc tạo
ADN tái tổ hợp và tế
bào E.coli làm tế bào
- Trình bày được các thành tựu nhận.
tạo giống động vật, cây trồng, vi - Giải thích được các
sinh vật biến đổi gen.
cách biến đổi hệ gen
của sinh vật.
11

- Phân tích lý do mà các
nhà khoa học sử dụng virut
làm thể truyền mà không
dùng plasmit trong việc
thay thế các gen gây bệnh
ở người bằng gen lành,


12



A. Câu hỏi, bài tập tự luận
Câu 1. Trong chọn giống người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao
phối cận huyết vào mục đích gì?
Hướng dẫn:
- Tự thụ phấn (ở thực vật): giao tử đực và giao tử cái tham gia thụ tinh là của cùng
một hoa lưỡng tính hoặc từ những hoa đơn tính của cùng một cây. Giao phối cận
huyết (giao phối gần): giao phối giữa những động vật cùng chung bố mẹ hoặc giữa
bố/ mẹ với con của chúng.
- Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn,
cho giao phối giữa các vật nuôi là "anh chị em" ruột hoặc giữa bố/mẹ với các con
nhằm mục đích: Tạo dòng thuần (đồng hợp tử về các gen đang quan tâm) để củng
cố một số tính trạng tốt, phát hiện và loại bỏ các tính trạng xấu.
- Đây là một biện pháp trung gian để chuẩn bị cho lai khác dòng tạo ưu thế lai.
Câu 2. Ưu thế lai là gì? Phương pháp tạo ưu thế lai, vì sao ưu thế lai biểu hiện rõ
nhất trong lai khác dòng? Vì sao ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ?
Hướng dẫn:
1. Hiện tượng ưu thế lai
Cơ thể lai có sức sống cao hơn bố mẹ thuần chủng, tức là sinh trưởng nhanh, phát
triển mạnh, chống chịu khoẻ, năng suất cao. Ví dụ: ngô lai khác dòng tăng năng
suất 30%.
2. Phương pháp tạo ưu thế lai
a) Lai khác dòng: tạo những dòng thuần (bằng tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối
gần) rồi lai khác dòng đơn hoặc lai khác dòng kép. Ví dụ sử dụng lai khác dòng đã
tăng sản lượng lúa mì 50%, tăng gấp đôi sản lượng dầu trong hạt hướng dương.
b) Lai khác thứ: tổ hợp 2 hoặc nhiều thứ có kiểu gen khác nhau. Cơ thể lai khác
thứ cũng có hiện tượng ưu thế lai nhưng trong các thế hệ sau có hiện tượng phân
tính. Ví dụ: giống lúa VX - 83 là kết quả chọn lọc từ giống lai khác thứ.
3. Đặc điểm biểu hiện của ưu thế lai

a) Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong lai khác dòng, vì:
13


- Đại bộ phận các gen của cơ thể lai đều ở trạng thái dị hợp, trong đó chỉ các gen
trội - phần lớn quy định các tính trạng tốt - được biểu hiện.
- Cơ thể lai khác dòng có độ đồng đều cao về năng suất và phẩm chất.
b) Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ, vì ở các thế hệ sau, tỉ lệ thể dị hợp giảm dần,
tỉ lệ thể đồng hợp tăng lên, do đó các gen lặn có hại được biểu hiện.
Câu 3. Để cải tạo giống lợn Ỉ, người ta dùng con đực giống Đại Bạch để lai cải tiến
với con cái tốt nhất của giống địa phương. Nếu lấy hệ gen của con đực Đại
Bạch làm tiêu chuẩn, thì ở thế hệ F5, tỉ lệ kểu gen của Đại Bạch trong quần thể
là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Ở F5, tỉ lệ kiểu gen của Đại Bạch trong quần thể = (25– 1)/25 = 31/32 = 96,875%.
Tổng quát: Nếu kí hiệu vật chất di truyền của con Đại Bạch là a, vật chất di truyền
của con Ỉ là b thì vật chất di truyền của con lai thế hệ Fn= (2n– 1) a + b/ 2n.
Câu 4. Để tạo ưu thế lai về chiều cao ở cây thuốc lá, người ta tiến hành lai giữa hai
thứ: một thứ có chiều cao trung bình 120cm, một thứ có chiều cao trung bình
72cm. Ở F1, cây lai có chiều cao trung bình là 108cm.
1. Cây F1 đã biểu thị ưu thế lai về chiều cao là bao nhiêu cm?
2. Dự đoán chiều cao trung bình của những cây ở F2?
Hướng dẫn:
1. Ưu thế lai của F1 biểu thị ở sự vượt trội về chiều cao ở F1 so với trung bình cộng
về chiều cao ở hai thứ cây thế hệ P. Ta có:
ƯTL F1 = 108 –

1
(120 + 70) = 12(cm)
2


2. Theo lí thuyết thì ưu thế lai sẽ giảm đi 50% ở F2 (tức là 12cm: 2 = 6cm). Do đó
chiều cao trung bình ở F2 là:
1
(120 + 72) + 6 = 102(cm)
2

Câu 5. Một gen có 3 alen đã tạo ra trong quần thể 4 loại kiểu hình khác nhau.
Cho rằng tần số các alen bằng nhau, sự giao phối là tự do và ngẫu nhiên, các
14


alen trội tiêu biểu cho các chỉ tiêu kinh tế mong muốn thì số cá thể chọn làm
giống trong quần thể chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Số cá thể có thể đưa vào sản xuất
chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn:
- 3 alen mà tạo ra 4 kiểu hình nghĩa là có 2 alen đồng trội và 1 alen lặn.
Giả sử đó là các alen A1, A2 và a.
- Tần số các alen bằng nhau, nghĩa là bằng 1/3. Ta có:
Số cá thể chọn làm giống là:
(1/3)2 A1 A1 + (1/3)2 A2 A2 = 2/27
Số cá thể đưa vào sản xuất là:
2 (1/3)2 A1 A2 + 2 (1/3)2 A1a + 2 (1/3)2 A2a = 6/27
Câu 6. Phương pháp tạo các đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí, hoá học?
Hướng dẫn:
- Gây đột biến bằng các tác nhân vật lí

Nội dung
nghiên
cứu

Loại tác
nhân

Cơ chế

Các tia phóng xạ

Tia X, tia , tia ,
chùm nơtron.

Tia tử ngoại

Sốc nhiệt

Là loại bức xạ có bước Nhiệt độ tăng
sóng ngắn từ 1000- hoặc giảm đột
4000A0.
ngột.

Kích thích và ion hoá Kích thích (không gây Làm cơ chế nội
các nguyên tử khi ion hoá) phân tử ADN cân bằng của
chúng đi qua các tổ làm thay đổi cấu trúc cơ thể để tự
chức, tế bào sống  của phân tử ADN  gây bảo vệ không
thay đổi cấu trúc của ra đột biến gen, đột biến khởi động kịp,
gây
chấn
phân tử ADN  gây ra NST.
thương bộ máy
15



đột biến gen, đột biến Đặc biệt tia có bước di truyền.
NST.
sóng 2570A0(tia ADN
hấp thu).

Nguyên
tắc sử
dụng

Chiếu xạ với cường
độ, liều lượng phù hợp
để xử lí lên hạt khô;
hạt nảy mầm; đỉnh sinh
trưởng của thân, cành
hoặc hạt phấn; bầu
nhụy.

Không có khả năng
xuyên sâu nên chỉ dùng
để xử lí vi sinh vật, bào
tử và hạt phấn.

- Gây đột biến bằng tác nhân hoá học:

Chất hoá học gây đột biến gen

Loại
tác
nhân


Cơ chế

Chất hoá học gây đột
biến
đa bội thể

5BU, EMS, MMS, NMU, nhiều loại Cônsixin,...
thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc
nhuộm,...
Một số hoá chất khi thấm vào tế bào có Làm rối loạn cơ chế hình
khả năng thay thế, làm mất đi hoặc thêm thành thoi vô sắc, dẫn đến
1 Nu vào ADN  đột biến gen. Mỗi chất NST đã nhân đôi nhưng
chỉ làm mất hoặc thay thế 1 loại Nu nhất không phân li  tạo
định. (Ví dụ: 5BU: thay A-T=G-X; EMS: thành tế bào đa bội.
cặp G=X bị thay T=A hoặc X- G).

hoá chất có nồng độ thích hợp hoặc quấn bông có tẩm dung dịch hoá
Nguyên
chất vào đỉnh sinh trưởng thân hay chồi. Có thể dùng hoá chất ở trạng
tắc sử
thái hơi.
dụng
- Đối với vật nuôi: Cho hoá chất tác động lên tinh hoàn hoặc buồng
trứng.
16


Câu 7. Kĩ thuật di truyền là gì? Trình bày các bước kĩ thuật chuyển gen và nêu vài
ứng dụng trong việc sản xuất các sản phẩm sinh học.

Hướng dẫn:
1. Kĩ thuật di truyền: Kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền (ADN, gen) dựa vào
những hiểu biết về cấu trúc hoá học của các axit nuclêic và di truyền vi sinh vật.
2. Kĩ thuật chuyển gen
- Tách ADN, NST của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào (trong trường hợp
dùng plasmit làm thể truyền).
- Cắt ADN của tế bào cho và ADN plasmit bằng cùng một loại enzim cắt giới hạn.
- Nối đoạn ADN của tế bào cho với ADN plasmit ở những điểm xác định tạo nên
ADN tái tổ hợp. Việc nối các đoạn ADN được thực hiện bởi enzim nối (ligaza).
- Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được
hoạt động.
Tế bào nhận được dùng phổ biến là vi khuẩn E.coli, cứ sau 30 phút lại tự nhân đôi,
qua đó plasmit trong nó được nhân lên rất nhanh và sản xuất một lượng lớn các
chất tương ứng với gen đã ghép vào plasmit.
3. Ứng dụng
Bằng kĩ thuật cấy gen người ta đã tạo ra những chủng vi khuẩn có khả năng sản
xuất trên quy mô công nghiệp nhiều loại sản phẩm sinh học như axit amin, prôtêin,
vitamin, hoocmôn, enzim, kháng sinh. Nổi bật là thành tựu dùng plasmit để chuyển
gen mã hoá hoocmôn insulin của người vào vi khuẩn, nhờ đó giá thành insulin để
chữa bệnh đái tháo đường rẻ hơn hàng vạn lần so với trước đây. Người ta cũng đã
chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ từ loài thuốc lá cảnh vào cây bông và cây đậu
tương.
B. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
1. Giao phối gần dẫn tới
A. hiện tượng thoái hoá.
B. tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm.
17


C. các gen lặn có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp.

D. cả A, B và C.
2. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá là
A. tự thụ phấn bắt buộc kéo dài ở thực vật.
B. giao phối cận huyết ở động vật.
C. các gen lặn có hại biểu hiện ra kiểu hình.
D. tất cả các ý trên đều đúng.
3. Về mặt di truyền, nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá là do qua các thế hệ
tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết
A. tỉ lệ đồng hợp giảm, tỉ lệ dị hợp tăng làm cho các gen đột biến được biểu hiện.
B. tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng làm cho các gen lặn có hại được biểu hiện.
C. tỉ lệ thành phần kiểu gen của quần thể không thay đổi, cơ thể không thích nghi
được với sự thay đổi của điều kiện môi trường.
D. tất cả các ý trên đều sai.
4. Trong một quần thể thực vật, ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen Aa = 100%.
Quần thể trên tự thụ phấn thì thế hệ tiếp theo sẽ có tỉ lệ thành phần kiểu gen là
A. 50% AA + 50% Aa.

B. 25% AA + 50% Aa + 25% aa.

C. 50% AA + 25% Aa + 25% aa.

D. 25% AA + 25% Aa + 50% aa.

5. Cơ sở khoa học của luật hôn nhân gia đình "cấm kết hôn trong vòng 3 đời" là
A. gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình.
B. đột biến xuất hiện với tần số cao ở thế hệ sau.
C. thế hệ sau có những biểu hiện suy giảm trí tuệ.
D. thế hệ sau kém phát triển dần.
6. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao
phối cận huyết nhằm

A. củng cố một số đặc tính mong muốn nào đó.
B. tạo ra dòng thuần.
18


C. tạo nguyên liệu cho lai khác dòng.
D. cả A, B và C.
7. Biểu hiện nào dưới đây không phải là biểu hiện của ưu thế lai?
A. Con lai có khả năng chống chịu tốt hơn bố mẹ.
B. Con lai có sức sống tốt hơn bố mẹ.
C. Con lai có khả năng sinh sản tốt hơn bố mẹ.
D. Con lai bất thụ.
8. Ưu thế lai thể hiện rõ nhất trong phép lai
A. khác dòng.

B. khác thứ.

C. khác loài.

D. tế bào.

9. Để tạo ưu thế lai, người ta sử dụng phương pháp
A. lai khác dòng đơn.
B. lai khác dòng kép.
C. lai thuận nghịch giữa các dòng tự thụ phấn.
D. cả A, B và C.
10. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ vì
A. qua các thế hệ, tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng làm cho các gen lặn có hại
biểu hiện ra kiểu hình.
B. qua các thế hệ, tỉ lệ đồng hợp giảm, tỉ lệ dị hợp tăng làm cho các gen trội không

hoàn không được biểu hiện ra kiểu hình.
C. các cơ thể lai có sức sống giảm nên tham gia sinh sản kém dần.
D. không có giải thích nào đúng.
11. Ở thực vật, để duy trì ưu thế lai, người ta sử dụng phương pháp
A. cho tự thụ phấn kéo dài.

B. cho sinh sản sinh dưỡng.

C. lai luân phiên.

D. lai khác loài.

12. Để tạo ưu thế lai, khâu quan trọng nhất là
A. tạo dòng thuần.

B. thực hiện lai khác dòng đơn.
19


C. thực hiện lai khác dòng kép.

D. thực hiện lai thuận nghịch.

13. Mục đích của việc lai thuận nghịch giữa các dòng thuần chủng trong việc tạo
ưu thế lai là
A. dò tìm ra tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
B. tìm gen trội có lợi.
C. làm cho gen lặn thể hiện thành kiểu hình.
D. Cả A, B và C.
14. Khi lai kinh tế, người ta thường dùng con đực giống cao sản ngoại nhập, con

cái giống địa phương vì
A. con đực giống ngoại nhập có khả năng giao phối được với nhiều con cái địa
phương.
B. con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu và chăn nuôi của giống mẹ.
C. con lai có sức tăng sản giống bố.
D. cả A, B và C.
15. Trong chọn giống, để tạo giống mới, người ta chủ yếu sử dụng phép lai
A. lai khác loài.
C. lai khác dòng.

B. lai khác thứ.
D. lai tế bào.

16. Kết quả nào dưới đây không phải do hiện tượng tụ thụ phấn và giao phối gần?
A. Hiện tượng thoái hoá.
B. Tạo ra dòng thuần.
C. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.
D. Tạo ưu thế lai.
17. Để cải tạo giống heo Thuộc Nhiêu Định Tường, người ta dùng con đực giống
Đại Bạch để lai cải tiến với con cái tốt nhất của giống địa phương. Nếu lấy hệ
gen của đực Đại Bạch làm tiêu chuẩn thì ở thế hệ F2, tỉ lệ gen của Đại Bạch
trong quần thể là

20


A. 3/4.

B. 1/2.


C. 1/4.

D. 2/3.

18. Một nhà chọn giống muốn đưa vào gà Lơgo trắng gen O, là gen quy định màu
xanh của vỏ trứng và là gen thường có ở gà araucan. Gà araucan có mào hình
hạt đậu, gà Lơgo có mào thường. Nhà chọn giống không muốn truyền cho gà
Lơgo đặc điểm mào hình hạt đậu. Nhưng gen P (quy định mào hình hạt đậu)
lại liên kết chặt chẽ với gen O, mức độ bắt chéo bằng 5%. Trong trường hợp
này cần tiến hành công thức lai:
A. Gà araucan (OP/OP)  Gà Lơgo (op/op).
B. Gà araucan (OP/op)  Gà Lơgo (op/op).
C. Gà araucan (OP/oP)  Gà Lơgo (op/op).
D. Gà araucan (OP/Op)  Gà Lơgo (op/op).
19. Cần lựa chọn một trong hai gà mái là chị em ruột cùng thuộc giống Lơgo về
chỉ tiêu sản lượng trứng để làm giống. Con thứ nhất (gà mái A) đẻ 262
trứng/năm. Con thứ hai (gà mái B) đẻ 258 trứng/năm. Người ta cho hai gà mái
này cùng lai với một gà trống rồi xem xét sản lượng trứng của các gà mái thế hệ
con của chúng:

Mẹ

1

2

3

4


5

6

7

A

95

105

157

161

190

196

263

B

190

210

212


216

234

234

242

Để làm giống nên chọn
A. gà mái A.

B. gà mái B.

C. chọn cả gà mái A và gà mái B.

D. không chọn gà mái nào.

20. Tia phóng xạ có khả năng gây đột biến bằng cách
A. kích thích và ion hoá các nguyên tử của phân tử ADN và ARN.
21


B. chỉ gây kích thích chứ không có khả năng ion hoá các nguyên tử của phân tử
ADN và ARN.
C. chỉ gây ion hoá chứ không có khả năng kích thích các nguyên tử của phân tử
ADN và ARN.
D. làm rối loạn sự hình thành thoi phân bào và sự phân li của các cặp NST trong
quá trình phân bào.
21. Gây đột biến nhân tạo nhằm
A. cải tiến vật nuôi và cây trồng.

B. tạo nguyên liệu cho quá trình chọn giống.
C. tạo ra các sản phẩm sinh học có chất lượng cao.
D. cả A, B và C.
22. Trong chọn giống thực vật, việc chiếu xạ để gây đột biến nhân tạo thường
không được thực hiện ở
A. hạt khô, hạt nảy mầm.

B. hạt phấn, bầu nhuỵ.

C. đỉnh sinh trưởng.

D. rễ.

23. Tia phóng xạ có những đặc điểm
A. có năng lượng cao và có khả năng xuyên sâu vào mô sống.
B. có năng lượng thấp vì vậy không xuyên sâu vào mô sống.
C. mặc dù có năng lượng thấp nhưng vẫn có khả năng xuyên sâu vào mô sống.
D. có bước sóng ngắn nên ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật.
24. Các tia phóng xạ có thể gây đột biến khi
A. đủ cường độ và liều lượng với thời gian thích hợp.
B. cường độ, liều lượng thấp nhưng chiếu trong thời gian dài.
C. cường độ, liều lượng cao trong thời gian ngắn.
D. không có phương án đúng.
25. Cônsixin được sử dụng để gây đột biến nhân tạo vì
A. có khả năng làm mất đi hoặc thêm một nuclêôtit.
22


B. có khả năng làm mất đi một đoạn NST.
C. có khả năng kìm hãm sự hình thành thoi phân bào làm cho các cặp NST không

phân li được trong quá trình phân bào.
D. có khả năng kích thích và ion hoá các nguyên tử của phân tử ADN.
26. Người ta thường không gây đột biến nhân tạo ở động vật bậc cao vì
A. sức chịu đựng của chúng kém hơn các sinh vật khác.
B. chúng phản ứng rất nhạy với các tác nhân lí hoá.
C. không tạo ra năng suất cao.
D. cả A, B và C.
27. Hoá chất 5 - brôm uraxin có khả năng gây ra loại đột biến
A. mất đi cặp A-T.

B. thêm một cặp A- T.

C. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.

D. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.

28. Khái niệm nào sau đây đúng?
A. Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền dựa vào những hiểu
biết về cấu trúc hoá học của các axit nuclêic và di truyền vi sinh.
B. Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền dựa vào những hiểu
biết về cấu trúc không gian của ADN.
C. Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật thao tác trên cơ thể sinh vật dựa vào những hiểu
biết về đặc điểm phát triển của vi sinh.
D. Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật thao tác trên cơ thể sinh vật dựa vào những hiểu
biết về đặc điểm cấu tạo của cơ thể sinh vật.
29. Plasmit là cấu trúc mang ADN dạng vòng nằm ở
A. nhân tế bào nhân thực.

B. trong NST.
D. tế bào chất của tế bào nhân sơ.


C. vùng nhân của tế bào vi khuẩn.
30. Plasmit có khả năng
A. tự nhân đôi.

B. nhận thêm một đoạn ADN của tế bào khác để tạo thành ADN tái tổ hợp.
23


C. mang ADN tái tổ hợp vào trong tế bào vi khuẩn.
D. cả A, B và C.
31. Kĩ thuật cấy gen là
A. cắt ADN của vi khuẩn truyền cho tế bào nhận (thực vật hay động vật).
B. chuyển gen của thực vật hay động vật vào tế bào vi khuẩn E. coli.
C. các thao tác tác động lên ADN để chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế
bào nhận nhờ thể truyền.
D. tạo ADN tái tổ hợp rồi dùng plasmit chuyển vào cơ thể sinh vật.
32. Người ta thường dùng vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận vì
A. vi khuẩn E.coli có nhiều trong môi trường.
B. vi khuẩn E. coli sinh sản nhanh.
C. vi khuẩn E. coli dễ nuôi cấy.
D. vi khuẩn E. coli không gây hại cho sinh vật.
33. Cấy gen mã hoá insulin của người vào E. coli nhằm
A. tạo ra số lượng lớn tế bào cho.
B. tạo ra số lượng lớn plasmit.
C. tạo ra số lượng lớn prôtêin do đoạn gen của tế bào cho mã hoá.
D. làm cho vi khuẩn E. coli sinh sản nhanh hơn.

Đáp án:
1-10


D

D

B

B

A

D

D

A

D

11-20

B

A

A

D

B


D

A

D

B

21-30

B

D

A

B

C

B

C

A

D

31-33


C

B

C

24

A
A
D



×