Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

bài học môn sinh phần di truyền học quần thể phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.97 KB, 13 trang )

1 - phần Di truyền học quần thể_Phần 1
Câu 1. sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người do 3 alen chi phối là IA.IB,IO
Kiểu gen IAIA và IAIO quy định nhóm máu A;
Kiểu gen IBIB và IBIO quy định nhóm máu B;
Kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB;
Kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O.
Trong một quần thể người đạt trạng thái cân bằng, trong đó người có nhóm máu O chiếm 25%; người có
nhóm máu B chiếm 24%; Tỷ lệ nhóm máu AB trong quần thể là
A. 50%.
B. 6%.
C. 12%.
D. 24%.
Câu 2. Nếu 1 quần thể cân bằng di truyền có tần số alen trội bằng tần số alen lặn đựơc cho tự thụ phấn qua 3
thế hệ liên tiếp thì tần số kiểu gen dị hợp của quần thể sẽ là :
A. 50%
B. 12,5%
C. 6,25%
D. 25%
Câu 3. Trong quá trình tự phối liên tiếp qua nhiều thế hệ thì
A. Tần số tương đối của các alen thay đổi.
B. Tần số của các alen không thay đổi.
C. Tần số tương đối của các kiểu gen không thay đổi.
D. Tần số tương đối của các gen-alen thay đổi.
Câu 4. Tần số tương đối của một alen được tính bằng:
A. Tỷ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể
B. Tỷ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể
C. Tỷ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể
D. Tỷ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể
Câu 5. Khi nói về điều kiện nghiệm đúng của Định luật Hác đi -Van béc có các nội dung:
1. Quần thể có số lượng cá thể lớn,giao phối ngẫu nhiên
2. Quần thể có nhiều kiểu gen,mỗi gen có nhiều alen tương ứng


3. Các kiểu gen có sức sống và độ hữu thụ như nhau
4. Không có đột biến phát sinh hoặc nếu có thì tần số đột thuận bằng tần số đột biến nghịch
5. Không có di - nhập gen giữa các quần thể
6. CLTN luôn xảy ra
Số nội dung đúng là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 6. Tần số tương đối của alen A ở phần đực trong quần thể ban đầu là 0,6. qua ngẫu phối quần thể đạt
được trạng thái cân bằng di truyền với cấu trúc 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. Tần số tương đối của alen A, a ở
phần cái của quần thể ban đầu là:
A. A = 0,6 ; a = 0,4
B. A = 0,7 ; a = 0,3
C. A = a = 0,5
D. A = 0,8 ; a = 0,2
Câu 7. Trong một quần thể có 3 cặp gen, mỗi gen có hai alen, trong đó hai cặp gen liên kết trên một cặp
nhiễm sắc thể thường và một cặp nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y. Khi quần thể
giao phối tự do thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen trong quần thể?
A. 45
B. 27
C. 15
D. 50


Câu 8. Vốn gen của quần thể là:
A. Tập hợp tất cả các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. Tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định.
C. Tập hợp tất cả các alen của các gen khác nhau có trong quần thể trong suốt lịch sử phát triển của nó.
D. Tập hợp tất cả các gen cấu trúc có trong các tế bào sinh dục của các cá thể trong quần thể.

Câu 9. Một quần thể ngẫu phối lưỡng bội , xét một gien có 2 alen (A và a) qui định chiều caocây , tần số
alen A ở giới ♂ là 0,6, ở giới ♀ là 0,8, tần số alen a ở giới ♂ là 0,4, ở giới ♀ là 0,2 , biết rằng các gien nằm
trên NST thường. Xác định thành phần kiểu gien của quần thể trong điều kiện không có đột biến, không có
chọn lọc tự nhiên:
A. 0,48 AA + 0,44Aa +0,08aa =1.
B. 0,36 AA + 0,48Aa +0,16aa =1.
C. 0,49 AA + 0,42Aa +0,09aa =1.
D. 0,64 AA + 0,32Aa +0,04aa =1.
Câu 10. Ở một loài thực vật, AA: Hoa đỏ; Aa: Hoa hồng; aa: Hoa trắng. Quần thể ban đầu có 5 cây hoa
hồng và 3 cây hoa trắng. Cho tự thụ phấn qua 3 thế hệ, Tỉ lệ kiểu hình ở F3 là:
A. 35đỏ : 8hồng : 7 trắng.
B. 10 đỏ : 35 hồng : 83 trắng.
C. 83 đỏ : 35 hồng : 10 trắng.
D. 35 đỏ : 10 hồng : 83 trắng.
Câu 11. Khi biết được quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec và tỉ lệ các cá thể có kiểu hình lặn, ta
có thể tính được
A. tần số của alen lặn, nhưng không tính được tần số của alen trội cũng như các loại kiểu gen trong quần thể.
B. tần số của alen lặn, alen trội nhưng không tính được tần số của các loại kiểu gen trong quần thể.
C. tần số của alen lặn, alen trội cũng như tần số của các loại kiểu gen trong quần thể.
D. tần số của alen trội, nhưng không tính được tần số của alen lặn cũng như các loại kiểu gen trong quần thể.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện để quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. Quần thể phải có kích thước lớn
B. Các cá thể trong quần thể phải giao phối gần
C. Không có chọn lọc tự nhiên và đột biến xảy ra
D. Không có sự di nhập gen giữa các quần thể
Câu 13. Cho một quần thể ở thế hệ xuất phát như sau: P: 0,16AA : 0,480Aa : 0,36aa
Phát biểu đúng với quần thể P nói trên là:
A. Tần số tương đối của alen A và a lần lượt là pA = 0,6; qa = 0,4.
B. Quần thể đã đạt trạng thái cân bằng di truyền.
C. Tần số alen sẽ thay đổi theo một hướng xác định.

D. Tỉ lệ kiểu gen của P sẽ không đổi ở các thế hệ sau.
Câu 14. Định luật Hacđi – Vanbec phản ánh:
A. Sự mất ổn định của tần số các alen trong quần thể.
B. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
C. Sự mất cân bằng di truyền trong quần thể.
D. Trạng thái động của quần thể.
Câu 15. Điều kiện để quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền là
1. quần thể phải có kích thước lớn.
2. các cá thể trong quần thể phải giao phối gần.
3. Không có chọn lọc tự nhiên và đột biến xảy ra. 4. Không có sự di nhập gen.
A. 1,2,3.
B. 2,3,4.
C. 1,3,4.
D. 1,2,4.
Câu 16. Yếu tố nào dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hácđi- Vanbec?
A. Quần thể có kích thước lớn và được cách li với quần thể khác cùng loài.
B. Các cá thể trong quần thể giao phối tự do và ngẫu nhiên.
C. Không xảy ra đột biến và chọn lọc tự nhiên.
D. Quần thể được xét đến phải là quần thể lưỡng tính.
Câu 17. Giả sử trong điều kiện của định luật Hacđi – Vanbec, quần thể ban đầu có tỉ lệ các kiểu gen là
0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa, sau một thế hệ ngẫu phối thì thành phần kiểu gen của quần thể là


A. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.
B. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
C. 0,48AA : 0,16Aa : 0,36aa.
D. 0,36AA : 0,16Aa : 048aa
Câu 18. Trong một quần thể thực vật cây cao trội hoàn toàn so với cây thấp. Quần thể luôn đạt trạng thái
cân bằng Hacđi- Van béc là quần thể có
A. toàn cây cao.

B. 1/2 số cây cao, 1/2 số cây thấp.
C. 1/4 số cây cao, còn lại cây thấp.
D. toàn cây thấp.
Câu 19. Ở một loài thực vật, hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. Quần thể nào của loài không thể đạt
trạng thái cân bằng di truyền Hacđi- Vanbec?
A. Quần thể toàn hoa trắng.
B. Quần thể toàn hoa đỏ đồng hợp.
C. Quần thể toàn hoa đỏ dị hợp.
D. Quần thể có cả hoa đỏ và hoa trắng.
Câu 20. Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở
A. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể.
B. số lượng cá thể và mật độ cá thể.
C. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể.
D. tần số alen và tần số kiểu gen.
Câu 21. Điều kiện cần thiết để vốn gen của một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền không thay
đổi qua nhiều thế hệ là :
A. Di cư và nhập cư diễn ra cân bằng.
B. giao phối ngẫu nhiên.
C. Tự phối diễn ra trong một thời gian dài.
D. Thể dị hợp có sức sống cao hơn thể đồng hợp.
Câu 22. Một quần thể có cấu trúc như sau P : 17,34%AA : 59,32%Aa : 23,34%aa. Trong quần thể trên, sau
khi xảy ra 3 thế hệ giao phối ngẫu nhiên thì kết quả nào sau đây không xuất hiện ở F3 ?
A. Tỉ lệ kiểu gen 22,09%AA : 49,82%Aa : 28,09%aa.
B. Tần số tương đối của A/a = 0,47/0,53.
C. Tỉ lệ thể dị hợp giảm và tỉ lệ thể đồng hợp tăng so với P.
D. Tần số alen A giảm và tần số alen a tăng lên so với P.
Câu 23. Quần thể có cấu trúc di truyền ở trạng thái cân bằng là :
A. 0,49 AA + 0,31 Aa + 0,2 aa = 1.
B. 0,16 AA + 0,35 Aa + 0,49 aa = 1
C. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa = 1.

D. 0,36 AA + 0,28 Aa + 0,36 aa = 1
Câu 24. Thành phần kiểu gen của quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,2AA : 0,5Aa : 0,3 aa.
B. 0,5Aa : 0,2AA : 0,3 aa.
C. 0,3AA : 0,5Aa : 0,2 aa.
D. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa.
Câu 25. Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát (p) là 0,3 AA : 0,4 Aa : 0,3 aa.
Sau một thế hệ ngẫu phối, tính theo lý thuyết thành phần kiểu gen của quần thể này là
A. 0,2 AA : 0,5 Aa : 0,3 aa.
B. 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa.
C. 0,3 AA : 0,4 Aa : 0,3 aa.
D. 0,4 Aa : 0,3 Aa : 0,3 aa.
Câu 26. Một quần thể ở trạng thái cân bằng có 16% số cá thể lông ngắn (biết lông dài là trội hoàn toàn so
với lông ngắn). Cấu trúc di truyền của quần thể là
A. 0,36AA : 0,48Aa :0,16aa
B. 0,16AA : 0,48Aa :0,36aa
C. 0,36AA : 0,16Aa :0,48aa
D. 0,16AA : 0,36Aa :0,48aa


Câu 27. Một quần thể lúa, khi cân bằng di truyền có 10000 cây, trong đó có 225cây thân thấp. Biết A qui
định thân cao, a qui định thân thấp. Tần số tương đối của alen A : a là:
A. 0,15: 0,85.
B. 0,85: 0,15.
C. 0,225 : 0,775.
D. 0,5: 0,5.
Câu 28. Một quần thể có 1375 cây AA, 750 cây Aa, 375 cây aa. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Alen A có tần số 0,7; alen a có tần số 0,3.
B. Sau một thế hệ giao phối tự do, kiểu gen Aa có tỉ lệ 0,48.
C. Quần thể chưa cân bằng về mặt di truyền.

D. Sau một thế hệ giao phối tự do, quần thể sẽ đạt cân bằng di truyền.
Câu 29. Trong 1 quần thể thực vật ở trạng thái cân bằng Hacđi- Vanbec gồm 2000 cây, người ta đếm được
720 cây hoa trắng. Giả sử A- qui định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a- qui định hoa trắng. Số cây hoa đỏ
đồng hợp trội xấp xỉ:
A. 320 cây.
B. 960 cây.
C. 1280 cây.
D. 720 cây.
Câu 30. Trong 1 quần thể cân bằng di truyền, xét một gen gồm 2 alen A và a, trong đó có 6,25% số cá thể
có kiểu gen aa. Tỉ lệ số cá thể có kiểu gen Aa trong quần thể này là
A. 37,5%.
B. 49,25%.
C. 47,5%.
D. 56,25%.
Câu 31. Một loài thực vật gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt dài; gen B qui
định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi
thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thụ được 63% hạt tròn đỏ; 21% hạt tròn trắng; 12%
hạt dài đỏ; 4% hạt dài trắng. Tần số tương đối của các alen A, a, B, b trong quần thể lần lượt là
A. A = 0,6; a = 0,4; B = 0,5; b = 0,5.
B. A = 0,5; a = 0,5; B = 0,6; b = 0,4.
C. A = 0,7; a = 0,3; B = 0,6; b = 0,4.
D. A = 0,5; a = 0,5; B = 0,7; b = 0,3.
Câu 32. Một quần thể đậu Hà Lan có cấu trúc di truyền ban đầu là 0,4AABB + 0,2AaBb + 0,3Aabb +
0,1aaBB =1. Khi quần thể này tự thụ phấn qua một thế hệ sẽ thu tỉ lệ thể dị hợp tử 2 cặp gen là :
A. 5%.
B. 1%.
C. 0,5%.
D. 2,5%.
Câu 33. Trong một quần thể giao phối tự do, xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8 và 0,2;
một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 alen B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3. Trong trường hợp 1

gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả 2 tính trạng
được dự đoán xuất hiện trong quần thể sẽ là :
A. 75%.
B. 81,25%.
C. 51,17%.
D. 87,36%.
Câu 34. Trong một quần thể giao phối tự do xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,6 và 0,4;
một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 alen B và b có tần số tương ứng là 0,2 và 0,8. Trong trường hợp 1
gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình lặn cả 2 tính trạng
được dự đoán xuất hiện trong quần thể sẽ là:
A. 7,68%
B. 10,24%.
C. 3,84%.
D. 0,64%.


Câu 35. Ở một loài gen A quy định hoa vàng, gen a quy định hoa xanh. Một quần thể ban đầu có cấu trúc di
truyền là 0,5 AA + 0,2 Aa + 0,3 aa = 1. Người ta tiến hành thí nghiệm trên quần thể này qua hai thế hệ. Ở
thế hệ thứ nhất (F1) được tỉ lệ phân li kiểu hình là 21 cây hoa vàng : 4 cây hoa trắng. Ở thế hệ thứ hai tỉ lệ
phân li kiểu hình là 6 cây hoa vàng : 4 cây hoa trắng. Biết rằng không có sự tác động của các nhân tố di
truyền. Quá trình thí nghiệm này là
A. cho P giao phấn và cho F1 tự thụ phấn.
B. cho tự thụ phấn từ P đến F2.
C. cho giao phấn từ P đến F2.
D. cho P tự thụ phấn và cho F1 giao phấn.
Câu 36. Trong một quần thể người tại một thành phố có 8400 dân, tần số alen IA là 30%, IB là 10%.Tỉ lệ
người có nhóm máu A bằng
A. 36% .
B. 45%.
C. 6%.

D. 13%.
Câu 37. Liên quan đến hệ nhóm máu A,B,O ở người có 3 alen IA , IB , IO . Giả sử trong 1 quần thể người ở
trạng thái cân bằng di truyền Hacđi- Vanbec, tần số tương đối của alen IA là p, IB là q, IO là r. Tần số người
mang nhóm máu B trong quần thể là
A. q2 + 2qr.
B. p2 + 2pq.
C. p + q + r.
D. q + r.
Câu 38. Sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người do một gen trên NST thường có 3 alen chi phối IA, IB,
IO. Kiểu gen IA IA, IAIO qui định nhóm máu A. Kiểu gen IBIB, IBIO qui định nhóm máu B. Kiểu gen IAIB qui
định nhóm máu AB. Kiểu gen IOIO qui định nhóm máu O. Trong một quẩn thể người, nhóm máu O chiếm
4%, nhóm máu B chiếm 21%. Tỉ lệ nhóm máu A là
A. 0,25.
B. 0,40.
C. 0,45.
D. 0,54.
Câu 39. Một loài thú, locut quy định màu lông gồm 3 alen theo thứ tự át hoàn toàn như sau : A > a1 > a
trong đó alen A quy định lông đen, a1- lông xám, a – lông trắng. Quá trình ngẫu phối ở một quần thể có tỷ lệ
kiểu hình là 0,51 lông đen : 0,24 lông xám : 0,25 lông trắng. Tần số tương đối của 3 alen là :
A. A = 0, 4 ; a1= 0,1 ; a = 0,5
B. A = 0, 5 ; a1 = 0,2 ; a = 0,3
C. A = 0,7 ; a1= 0,2 ; a = 0, 1
D. A = 0,3 ; a1= 0,2 ; a = 0,5
Câu 40. Trong một quần thể người cân bằng kiểu gen người ta thấy xuất hiện 1% có nhóm máu O và 28%
nhóm máu AB. Tỉ lệ người có nhóm máu A và B của quần thể đó là bao nhiêu. Biết rằng tần số nhóm máu A
cao hơn nhóm máu B.
A. 56% ; 15%.
B. 62% ; 9%.
C. 49% ; 22%.
D. 63% ; 8%.

Câu 41. Một quần thể lúc thống kê có tỉ lệ các loại kiểu gen là 0,7AA : 0,3aa. Cho quần thể ngẫu phối qua 4
thế hệ sau đó cho tự phối liên tục qua 3 thế hệ. Tỉ lệ cá thể dị hợp trong quần thể là bao nhiêu? Biết không
có đột biến, không có dị - nhập gen, các cá thể có sức sống, sức sinh sản như nhau.
A. 0,0525.
B. 0,60.
C. 0,06.
D. 0,40.
Câu 42. Giả sử màu sắc lông của ngựa được quy định bởi 1 gen có hai alen B và b, alen B quy định lông
màu nâu là trội hoàn toàn so với alen b quy định lông màu đen. Có hai quần thể ngựa sống ở hai khu vực
tách biệt. Ở quần thể 1, tần số alen B là 0,5 còn ở quần thể 2 tần số alen B là 0,2. Kích thước quần thể 1 lớn
gấp 5 lần quần thể 2. Thoạt đầu cả hai quần thể đều ở trạng thái cân bằng di truyền. Sau đó hai quần thể


được kết hợp với nhau thành một quần thể mới. Có 4 kết luận được rút ra dưới đây:
1. Quần thể sau khi sát nhập có cấu trúc di truyền đạt trạng thái cân bằng
2. Sau khi sát nhập, quần thể mới có tần số alen B cao hơn tần số alen b.
3. Trong quần thể mới, khi ngẫu phối một thế hệ thì đời con thu đươc 2000 con. Số con lông nâu xuất hiện là
605 con.
4. Quần thể sau khi sát nhập cần ngẫu phối ít nhất 2 thế hệ đạt được trạng thái cân bằng.
Có bao nhiêu kết luận có nội dung đúng?
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 43. Cho các phát biểu sau:
1. Quá trình tự phối thường làm tăng tần số alen trội, làm giảm tần số alen lặn.
2. Quá trình ngẫu phối thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
3. Các quần thể tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết thường làm tăng biến dị tổ hợp.
4. Khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì có thể dựa vào tỉ lệ các kiểu hình để suy ra tần số tương
đối của các alen trong quần thể.

Trong các phát biểu trên, có mấy phát biểu đúng?
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 44. Khi nói về điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec, có các nội dung sau:
1. Quần thể phải có kích thước cá thể lớn.
2. Các cá thể phải giao phối tự do ngẫu nhiên.
3.Các loại giao tử, hợp tử đều có được sự sống như nhau.
4. Có sự di nhập gen.
5.Không chịu áp lực của chọn lọc.
6.Đột biến xảy ra nhưng tần số đột biến thuận lớn hơn tần số nghịch biến.
7.Quần thể không cách li với các quần thể khác.
Có bao nhiêu nội dung là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Venbec?
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 45. Cho các phát biểu sau:
1. Tần số tương đối của một alen (tần số alen) được tính bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong
quần thể.
2. Tần số tương đối của một kiểu gen được xác định bằng tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có
trong quần thể.
3. Dù quần thể là tự phối hay giao phôi ngẫu nhiên, tần số alen sẽ không thay đổi qua các thế hệ nếu như
không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác.
4. Mỗi quần thể được đặc trưng bằng một vốn gen nhất định. Vốn gen là toàn bộ các alen của tất cả các gen
trong quần thể.
5. Tần số kiểu hình của quần thể sẽ thay đổi nếu như quần thể đó là quần thể giao phối ngẫu nhiên.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 2.

B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 46. Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1. Cho các nhận xét sau:
1. Tần số kiểu gen dị hợp càng cao so với đồng hợp khi tần số các alen càng gần giá trị 0,5.
2. Tần số một loại alen nào đó alen càng gần 1 bao nhiêu thì tần số kiểu gen đồng hợp càng cao hơn so với
dị hợp bấy nhiêu.
3. Tần số kiểu gen dị hợp càng nhỏ hơn đồng hợp khi tần số một loại alen nào đó càng gần 0.


4. Quần thể có cấu trúc di truyền đạt trạng thái cân bằng.
Số nhận xét có nội dung đúng là:
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 47. Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có 2 alen nằm trên NST thường quy định. Kiểu gen
AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho các trường
hợp sau:
1. Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh
sản bình thường.
2. Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh
sản bình thường.
3. Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh
sản bình thường.
4. Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá
thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là: 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1.
Có bao nhiêu trường hợp chọn lọc tự nhiên có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A. 1.

B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 48. Cho các quần thể với cấu trúc di truyền như sau:
1. 0,4AA + 0,4Aa + 0,2aa = 1.
2. 0,01AA + 0,18Aa + 0,81aa = 1.
3. 1AA + 0Aa + 0aa = 1
4. 0AA + 1Aa + 0aa = 1.
5. 0,25AA + 0,25aa + 0,5Aa = 1.
6.0,1XAY + 0,4XAY + 0,02XAXA + 0,16XAXa + 0,32XaXa = 1.
Số các quần thể cân bằng di truyền là:
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
Câu 49. Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1AA : 0,2Aa :
0,7aa; ở giới đực là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến
hóa. Sau một thế hệ ngẫu phối thì thế hệ ở thế hệ F1 có thể xảy ra bao nhiêu trường hợp trong các trường hợp
sau:
(1). có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 28% .
(2). đạt trạng thái cân bằng di truyền.
(3). Có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%.
(4). có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 0.
Câu 50. Cho các phát biểu sau:
(1). Tần số các alen càng gần 0,5 bao nhiêu thì tần số kiểu gen đồng hợp càng cao bấy nhiêu so với kiểu gen
dị hợp.

(2). Trong thực tế, tần số tương đối của các alen của mỗi gen có thể thay đổi vì sức sống, sức sinh sản của
các cá thể có kiểu gen khác nhau thì không giống nhau.
(3). Khi quần thể đạt cân bằng di truyền thì tần số tương đối của các alen của các thế hệ sau sẽ không đổi.
(4). Tần số của các alen của quần thể thuộc thế hệ trước khi đạt trạng thái cân bằng di truyền giống tần số
các alen của quần thể khi đã đạt cân bằng. Số phát biểu đúng là:


A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: C
Ta có %O=0,25 --> IO=0,5.
%B=0,24 --> IB^2+2IB.0,5=0,24 --> IB=0,2. --> IA=0,3
-->%AB=2IA.IB=0,12
Câu 2: C
pA=pa=0,5.
Aa lúc đầu= 2.0,5.0,5= 0,5. Aa sau 3 thế hệ tự thụ phấn= 0,5/ (2^3)=0,0625
Câu 3: B
trong tự phối thì tần số các alen không thay đổi nhưng tỉ lệ kiểu gen thay đổi theo hướng giảm dị hợp và
tăng đồng hợp
Câu 4: C
Tần số tương đối của một alen được tính bằng: Tỷ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể
Câu 5: A
Câu 6: D
Ở giới đực: f(A) = 0,6 → f(a) = 0,4
Gọi ở giới cái có f(A) = p; f(a) = q
Qua ngẫu phối quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng, ta có:
(Đực) (0,6 A: 0,4 a) × (p A : q a) (Cái)

→ 0,6p AA + 0,6q AA + 0,4 p Aa + 0,4q aa = 1
→ Ta có f(A) = 0,6p + (0,6q + 0,4p)/2; p+q = 1
Theo bài ra ta có tần số alen của quần thể khi cân bằng là:
f(A) = 0,49 + 0,42/2 = 0,7 ; f(a) = 0,3
→ Vậy ta suy ra: 0,6p + (0,6q + 0,4p)/2 = 0,7 và p+q = 1
→ p= 0,8; q= 0,2
Câu 7: D
Trên NST thường có 4 alen → Số kiểu gen tối đa tạo ra là:
4.5/2 = 10
Trên NST giới tính có 2 alen nằm trên X→ Số kiểu gen tối đa có thể tạo ra là:
XX = 2.3/2 = 3 ; XY = 2
→ Tổng trên NST giới tính có tối đa số kiểu gen là: 5
→ Số loại kiểu gen tối đa trong quần thể là: 10.5 =50
Câu 8: B


Vốn gen là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định. Đặc điểm của vốn gen thể
hiện ở tần số các alen và tần số các kiểu gen của quần thể
Câu 9: C
tần số alen của quần thể là:
A=(0,6+0,8)/2=0,7
a=1-0,7=0,3
=> CTDT của quần thể : 0,49AA:0,42Aa:0,09aa
Câu 10: D
quần thể ban đầu: 0,625 Aa: 0,375aa
Tự thụ phấn qua 3 thế hệ: 0,2734375AA:0,078125Aa:0,6484375aa
Câu 11: C
Dựa vào định luật HAc đi - Van Béc có thể tính được cả tần số alen trôi, lặn và tần số từng kiểu gen trong
quần thể
Câu 12: B

Giao phối gần làm mất đi trạng thái cân bằng của quần thể.
Câu 13: B
Tần số A=0,4; a=0,6
dựa theo công thức Hác đi Van Béc=> quần thể trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền
Câu 14: B
Định luật Hác đi - Van Béc phản ánh trạng thái cân bằng của quần thể.
Câu 15: C
Điều kiện để quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền là các cá thể trong quần thể phải giao phối ngẫu
nhiên.2sai
Câu 16: D
Câu 17: A
A= 0,4
a=0,6
sau 1 thế hệ ngẫu phối quần thể đạt trạng thái cân bằng: AA=0,16; Aa=0,48 aa=0,36
Câu 18: D
A: toàn thân cao có thể có AA và Aa-> chưa chắc đạt trạng thái cân bằng
B: sai
C:sai
D: toàn aa=> thế hệ sau cũng toàn aa. => quần thể cân bằng
Câu 19: C
A: toàn hoa trắng: aa. quần thể cân bằng
B: Toàn hoa đỏ đồng hợp:AA=> quần thể cân bằng
C: Toàn hoa đỏ dị hớp Aa-> thế hệ sau có thay đổi về tần số kiểu gen=> chưa cân bằng
D: có cả hoa đỏ và hoa trắng: có thể đạt trạng thái cân bằng
Câu 20: D
Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối thể hiện ở tần số alen và tần số kiểu gen
Câu 21: B
Vốn gen bao gồm cả tần số alen và tần số kiểu gen. để vốn gen không tahy đổi thì quần thể phải ngẫu phối.
Câu 22: D
ta có A=0,47; a=0,53

A đúng. sau 3 thế hệ ngẫu phối, quần thể vẫn ở trạng thái cân bằng=> tần só kiểu gen giống như A
B đúng. tần số alen không thay đổi nếu không xảy ra đột biến
C đúng
D sai. tần số alen không thay đổi
Câu 23: C
C: A=0,8
a=0,2; tần số kiểu gen đúng theo định luật Hác đi- Van Béc=> quần thể đang ở trạng thái can bằng
Câu 24: D


D: A=0,7;a=0,3
tần số kiểu gen phù hợp với định luật Hác đi - Van Béc=> đang ở trạng thái cân bằng
Câu 25: B
quần thể xuất phát: A=0,5; a=0,5
sau 1 thế hệ ngẫu phối, tần số alen không thay đổi và quàn thể đạt trạng thái cân bằng=> tần số kiểu gen là
AA=0,25 Aa=0,5 aa=0,25
Câu 26: A
aa=16%=> a=0,4=> A=0,6
Cấu trúc di truyền của quần thể là: AA=0,36:Aa=0,48: aa=0,16
Câu 27: B
aa=
=0,0225
=> a=0,15=> A=0,85
Câu 28: B
ta có A=0,7; a=0,3
sau 1 thế hệ ngẫu phối thì quần thể đạt trạng thái cân bằng=> Aa=0,42
Câu 29: A
aa= =0,36=> a=0,6
=> AA=0,16 xấp xỉ 320cây
Câu 30: A

aa=6,25%-> a=0,25-> A=0,75
Aa=0,375 = 37,5%
Câu 31: A
Hạt tròn:hạtdài=0,84:0,16 -> A=0,6 a=0,4
Câu 32: A
Dị hợp tử 2 cặp gen chỉ có thể sinh ra khi cây AaBb tự thụ phấn.
ta có: sau 1 thế hệ, Bb=0,5
Aa=0,5
-> AaBb=0,2x(0,5x0,5)=0,05=5%
Câu 33: D
aa=0,04-> trội về tính trạng A là 0,96
bb=0,09=> trội về tính trạng B là 0,91
-> kiểu hình trội của cả 2 tính trạng là 0,96x0,91=0,8736
Câu 34: B
tỉ lệ kiểu hình aa=0,16
tỉ lệ kiểu hình bb=0,64
=> tỉ lệ kiêu hình aabb=0,16x0,64=0,1024
Câu 35: A
ta thấy: hoa trắng F1 chiếm 16%-> aa=16%. nếu P tự thụ thì aa phải tăng=>P giao phối ngẫu nhiên và quần
thể ở F1 đạt trạng thái cân bằng
Nếu F1 lại giao phối ngẫu nhiên thì quần thể phải có tỉ lệ kiểu hình không đổi nhưng xang F2, aa tăng lên->
có xảy ra tự thụ phấn
Câu 36: B
IA=0,3; IB=0,1-> IO=0,6
Tỉ lệ người có nhóm máu A là 0,3^2+2x0,3x0,6=0,45
Câu 37: A
Tần số người mang nhóm máu B trong quần thế là IB^2+2xIBxIO=p^2+2pr
Câu 38: C



IO=0,2
ta có Tỉ lệ người mang nhóm máu B là IB^2+2xIBxIO=0,21-> IB=0,3=> IA=0,5
Tỉ lệ người mang nhóm máu A là 0,5^2+2x0,5x0,2=0,45
Câu 39: D
a=
=0,5
a1^2+2xa1xa=0,24=> a1=0,2
-> A=0,3
Câu 40: D
1% IOIO=> 0,1IO
IA+IB=0,9
2xIAxIB=0,28
IA>IB
=> IA= 0,7
IB=0,2
tỉ lệ người có nhóm máu A là 0,7^2+2x0,7x0,1=0,63
Câu 41: A
tần số mỗi alen của quần thể ban đầu là :
A=0,7 ; a=0,3
=> khi cho ngẫu phối thì đến thế hệ thứ 3 CTDT của quần thể là :
0,49AA:0,42Aa:0,09aa
=> sau 3 thế hệ tự thụ phấn tỉ lệ cá thể dị hợp là :
0,42.(1/2)^3=0,0525
Câu 42: C
Câu 43: D
1. Sai. Quá trình tự phối làm giảm tần số kiểu gen dị hợp và tăng tần số kiểu gen đồng hợp, tần số alen
không thay đổi.
2. Đúng. Quá trình ngẫu phối sẽ làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng.
3. Sai. Quần thể tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ làm tăng đồng hợp, giảm sự đa dạng di truyền của
quần thể, giảm biến dị tổ hợp.

4. Đúng. Có thể dựa vào tỷ lệ các kiểu hình suy ra tần số alen trong quần thể.
Phát biểu (2), (4) đúng.
Câu 44: B
Năm 1908, Hacđi (người Anh) và Vanbec (người Đức) đã độc lập với nhau đồng thời phát hiện quy luật ổn
định về tỉ lệ phân bố các kiểu gen và kiểu hình trong quần thể ngẫu phối, về sau được gọi là định luật Hacđi
- Vanbec.
Theo định luật Hacđi - Vanbec, thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen của quần thể ngẫu phối
được ổn định qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định.
Định luật Hacđi - Vanbec chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định của quần thể như: số lượng cá
thể lớn, diễn ra ngẫu phối, các loại giao tử đều có sức sống và thụ tinh như nhau, các loại hợp tử đều có sức
sống như nhau, không có đột biến và chọn lọc, không có sự di nhập gen...
Xét các điều kiện của đề bài:
Các điều kiện 2, 4, 5 đúng.Các điều kiện còn lại sai vì:
Điều kiện 1: Quần thể phải có kích thước cá thể lớn. Điều kiện này sai vì kích thước cá thể lớn hay nhỏ
không ảnh hưởng đến tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Điều kiện 3: Có sự di nhập gen. Khi quần thể có sự di nhập gen thì tần số tương đối của các alen trong quần
thể có thể bị thay đổi, do đó phá vỡ trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec của quần thể.
Điều kiện 6: Đột biến xảy ra nhưng tần số đột biến thuận lớn hơn tần số nghịch biến. Khi quần thể có xảy ra


đột biến gen thì tần số tương đối của các alen trong quần thể có thể bị thay đổi, do đó phá vỡ trạng thái cân
bằng Hacđi-Vanbec của quần thể.
Điều kiện 7: Quần thể không cách li với các quần thể khác. Nếu quần thể không cách li với các quần thể
khác thì có thể xảy ra sự trao đổi gen giữa các quần thể với nhau, làm thay đổi tần số tương đối của các alen
trong quần thể, do đó phá vỡ trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec của quần thể.
Vậy có 3 điều kiện đúng
Câu 45: B
Xét các phát biểu của đề bài:
Phát biểu 1: Tần số tương đối của một alen (tần số alen) được tính bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen
đó trong quần thể. Phát biểu này đúng. Ví dụ: Trong một quần thể cây đậu Hà Lan, gen quy định màu hoa

chỉ có 2 loại alen: alen A quy định hoa màu đỏ và alen a quy định hoa màu trắng. cây hoa đỏ có kiểu gen
AA chứa 2 alen A, cây hoa đỏ có kiểu gen Aa chứa 1 alen A và 1 alen a, cây hoa trắng có kiểu gen aa chứa 2
alen a. Giả sử quần thể đậu có 1000 cây với 500 cây có kiểu gen AA, 200 cây Aa và 300 cây aa. Vậy tổng số
alen A trong quần thể cây là: 500.2 + 200 = 1200. Toàn bộ quần thể có 1000 cât sẽ chứa 1000.2 = 2000 alen
khác nhau (A + a) của gen quy định màu hoa. Do vậy tần số alen A trong quần thể cây sẽ bằng: 1200 : 2000
= 0,6.
Phát biểu 2: Tần số tương đối của một kiểu gen được xác định bằng tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số
cá thể có trong quần thể. Phát biểu này đúng. Cũng với ví dụ cây đậu Hà Lan nói trên, ta có thể tính được tần
số kiểu gen AA trong quần thể bằng 500/1000 = 0,5. Tần số kiểu gen Aa = 200/1000 = 0,2 và tần số kiểu
gen aa = 300/1000 = 0,3.
Phát biểu 3: Dù quần thể là tự phối hay giao phôi ngẫu nhiên, tần số alen sẽ không thay đổi qua các thế hệ
nếu như không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Phát biểu này đúng vì ở quần thể tự phối thì tần
số alen không thay đổi qua các thế hệ nhưng thành phần kiểu gen sẽ thay đổi theo hướng giảm tần số kiểu
gen dị hợp và tăng tần số các kiểu gen đồng hợp. Còn ở quần thể ngẫu phối cả tần số tương đối của các alen
và thành phần kiểu gen đều không thay đổi qua các thế hệ.
Phát biểu 4: Mỗi quần thể được đặc trưng bằng một vốn gen nhất định. Vốn gen là toàn bộ các alen của tất
cả các gen trong quần thể. Phát biểu này đúng.
Phát biểu 5: Tần số kiểu hình của quần thể sẽ thay đổi nếu như quần thể đó là quần thể giao phối ngẫu nhiên.
Phát biểu này sai vì ở quần thể giao phối ngẫu nhiên, cả tần số alen và thành phần kiểu gen đều không thay
đổi qua các thế hệ.
Vậy có 4 phát biểu đúng là các phát biểu: 1, 2, 3, 4
Câu 46: C
Xét các nhận xét của đề bài:
Nhận xét 1: Tần số kiểu gen dị hợp càng cao so với đồng hợp khi tần số các alen càng gần giá trị 0,5. Phát
biểu này đúng vì tần số dị hợp là 2pq sẽ cao nhất khi p = q.
Nhận xét 2: Tần số một loại alen nào đó alen càng gần 1 bao nhiêu thì tần số kiểu gen đồng hợp càng cao
hơn so với dị hợp bấy nhiêu. Phát biểu này đúng vì Tần số một loại alen nào đó alen càng gần 1 thì tần số
alen còn lại càng gần 0, do đó tần số kiểu gen dị hợp (2pq) càng nhỏ, ừ đó tần số kiểu gen đồng hợp càng
cao hơn so với dị hợp.
Nhận xét 3: Tần số kiểu gen dị hợp càng nhỏ hơn đồng hợp khi tần số một loại alen nào đó càng gần 0. Phát

biểu này đúng vì tần số kiểu gen dị hợp (2pq) càng nhỏ khi tần số 1 loại alen nào đó càng gần 1 và tần số
alen còn lại càng gần 0.
Nhẫn xét 4: Quần thể có cấu trúc di truyền đạt trạng thái cân bằng. Nhận xét này đúng vì quần thể đảm bảo
điều kiện: p2.q2 = (2pq/2)2 nên quần thể đã cho ở trạng thái cân bằng.
Vậy cả 4 nhận xét đều đúng
Câu 47: B
Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là: 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Tần số tương
đối của các alen ban đầu là: A = 0,5, a = 0,5.
Chọn lọc tự nhiên có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong các trường hợp:
+ Loại bỏ hoàn toàn kiểu hình trội
+ Loại bỏ hoàn toàn kiểu hình lặn.
+ Loại bỏ hoàn toàn 2 trong 3 kiểu hình: lông xám và lông vàng hoặc lông trắng và lông vàng.
Xét các trường hợp của đề bài:
Trường hợp 1: Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và
khả năng sinh sản bình thường. Trường hợp này đúng vì ở trường hợp này sẽ chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ


các cá thể lông xám. Khi đó cấu trúc di truyền của quần thể chỉ còn lại: (0,5/0,75)Aa : (0,25:0,75)aa hay
2/3Aa : 1/3aa. Tần số tương đối của alen là: A = 1/3, a = 2/3.
Trường hợp 2: Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và
khả năng sinh sản bình thường. Trường hợp này sai vì ở trường hợp này, loại bỏ các cá thể lông vàng thì cấu
trúc di truyền của quần thể là 0,5AA : 0,5aa, tần số tương đối của các alen là: A = 0,5, a = 0,5 sẽ không thay
đổi so với ban đầu.
Trường hợp 3: Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và
khả năng sinh sản bình thường.Trường hợp này đúng vì ở trường hợp này sẽ chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ các
cá thể lông trắng. Khi đó cấu trúc di truyền của quần thể chỉ còn lại: (0,5/0,75)Aa : (0,25:0,75)AA hay
2/3Aa : 1/3AA. Tần số tương đối của alen là: A = 2/3, a = 1/3.
Trường hợp 4: Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như
nhau, các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. Trường hợp này sai vì ở trường
hợp này chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ cả lông xám và lông trắng, cấu trúc di truyền của quần thể sau khi loại

bỏ là: 100%Aa. Tần số tương đôi của alen A = 0,5, a = 0,5 không thay đổi so với ban đuầ.
Vậy có 2 trường hợp chọn lọc tự nhiên có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể là các
trường hợp: 1, 3
Câu 48: A
Câu 49: A
Câu 50: D



×