Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Nghiên cứu quá trình phát sinh phôi vô tính sâm Ngọc Linh phục vụ công tác nhân giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.16 MB, 191 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------------------------------------------------

BÙI VĂN THẾ VINH

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH PHÁT SINH
PHÔI VÔ TÍNH SÂM NGỌC LINH
(Panax vietnamensis Ha et Grushv.)
PHỤC VỤ CÔNG TÁC NHÂN GIỐNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

TP. Hồ Chí Minh - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------------------------------------------------

BÙI VĂN THẾ VINH

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH PHÁT SINH
PHÔI VÔ TÍNH SÂM NGỌC LINH
(Panax vietnamensis Ha et Grushv.)


PHỤC VỤ CÔNG TÁC NHÂN GIỐNG

Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng
Mã số: 62.62.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Dƣơng Tấn Nhựt
2. TS. Đỗ Khắc Thịnh

TP. Hồ Chí Minh - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dƣới sự chỉ bảo
của các thầy hƣớng dẫn và sự giúp đỡ của tập thể cán bộ nghiên cứu thuộc
Phòng Sinh học Phân tử và Chọn tạo giống cây trồng – Viện nghiên cứu Khoa
học Tây Nguyên. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và
chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận án này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 9 năm 2015
Nghiên cứu sinh

Bùi Văn Thế Vinh


ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc luận án này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn,
quan tâm và tận tình giúp đỡ của rất nhiều thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và
ngƣời thân. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
PGS.TS. Dƣơng Tấn Nhựt và TS. Đỗ Khắc Thịnh đã trực tiếp hƣớng dẫn,
chỉ bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án.
Quý thầy cô, các anh chị đang công tác tại Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp miền Nam đã tận tình hƣớng dẫn, truyền dạy cho tôi những
kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập cũng nhƣ đóng góp cho tôi
những ý kiến bổ ích để tôi có những định hƣớng cụ thể trong quá trình
thực hiện nghiên cứu và sinh hoạt chuyên môn tại cơ sở đào tạo.
Các anh chị, các bạn tại Phòng Sinh học Phân tử và Chọn tạo Giống
Cây trồng – Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên và Phòng Công nghệ
tế bào thực vật – Viện Sinh học Nhiệt đới; các thầy cô, đồng nghiệp tại
Trƣờng Đại học Công nghệ TP.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi thực hiện luận án.
Các anh chị nghiên cứu sinh: Đỗ Đăng Giáp, Nguyễn Xuân Dũng, Trần
Văn Lợt, Vũ Quốc Luận, Nguyễn Bá Nam, Vũ Thị Hiền, Nguyễn Phúc Huy,
Trần Trọng Tuấn; các bạn: Thái Thƣơng Hiền, Vũ Thị Thủy, Hoàng Thanh
Tùng, Hoàng Xuân Chiến, Trịnh Thị Hƣơng, Lê Kim Cƣơng, Hồ Thanh Tâm,
Đỗ Mạnh Cƣờng, Nguyễn Việt Cƣờng, Hoàng Văn Cƣơng, Trần Xuân Tình,...
đã cùng tôi học tập, nghiên cứu, chia sẻ và động viên nhau trong suốt thời gian
học tập, nghiên cứu, thực hiện luận án.
Cuối cùng, xin gởi lòng biết ơn chân thành đến những ngƣời thân yêu
trong gia đình, các đồng nghiệp và bạn bè gần xa đã luôn quan tâm giúp đỡ,
động viên tinh thần cho tôi trong suốt những năm vừa qua.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 9 năm 2015
Bùi Văn Thế Vinh



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... xii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ xiii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài .................................................................................2
3. Những đóng góp mới của luận án.........................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................3
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC .......................6
1.1. Giới thiệu về chi sâm ...........................................................................................6
1.2. Giới thiệu về cây sâm Ngọc Linh ..........................................................................8
1.2.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển ....................................................................... 8
1.2.2. Đặc điểm hình thái ........................................................................................... 9
1.2.3. Phân bố .......................................................................................................... 10
1.2.4. Tác dụng dược lý của cây sâm Ngọc Linh ..................................................... 11
1.2.4.1. Kết quả nghiên cứu về dƣợc lý thực nghiệm của sâm Ngọc Linh .............. 11
1.2.4.2. Kết quả nghiên cứu về dƣợc lý lâm sàng của sâm Ngọc Linh .................... 14
1.2.5. Tình hình nghiên cứu sâm Ngọc Linh ............................................................ 15
1.2.5.1. Nghiên cứu phát sinh loài sâm Ngọc Linh .................................................. 15
1.2.5.2. Nghiên cứu nhân giống từ hạt ..................................................................... 16
1.2.5.3. Nghiên cứu tạo rễ bất định .......................................................................... 17
1.2.5.4. Nghiên cứu nhân giống vô tính in vitro ...................................................... 19

1.2.5.5. Nghiên cứu tạo củ in vitro ........................................................................... 20


iv

1.2.5.6. Nghiên cứu phát sinh hình thái ................................................................... 20
1.2.5.7. Nghiên cứu hàm lƣợng saponin và dƣ lƣợng chất điều hòa sinh trƣởng
thực vật trong mẫu nuôi cấy in vitro ......................................................................... 21
1.3. Giới thiệu về phôi vô tính ..................................................................................21
1.3.1. Quá trình phát sinh phôi ở thực vật ............................................................... 22
1.3.2. Khả năng phát sinh phôi vô tính của các tế bào sinh dưỡng ......................... 24
1.3.3. Sự cảm ứng phát sinh phôi vô tính ................................................................. 28
1.3.4. Trạng thái của các tế bào phát sinh phôi vô tính ........................................... 29
1.3.5. Sự phát sinh phôi vô tính ................................................................................ 31
1.3.6. Ứng dụng của quá trình tạo phôi vô tính ....................................................... 32
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh phôi vô tính...........................35
1.4.1. Chất điều hòa sinh trưởng.............................................................................. 35
1.4.2. Nguồn nitơ ...................................................................................................... 37
1.4.3. Đường ............................................................................................................. 38
1.4.4. pH ................................................................................................................... 38
1.4.5. Ánh sáng ......................................................................................................... 39
1.4.6. Polyamine ....................................................................................................... 39
1.5. Các kỹ thuật chỉ thị DNA ..................................................................................43
1.6. Kỹ thuật đa hình DNA nhân ngẫu nhiên (RAPD) ...........................................46
1.6.1. Nguyên lý RAPD............................................................................................. 47
1.6.2. Các bước tiến hành kỹ thuật RAPD ............................................................... 47
1.6.3. Ưu, nhược điểm của kỹ thuật RAPD .............................................................. 48
1.6.4. Ứng dụng của kỹ thuật RAPD ........................................................................ 49
CHƢƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 50
2.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài nghiên cứu .........................................50

2.2. Vật liệu nghiên cứu ...........................................................................................50
2.2.1. Vật liệu ........................................................................................................... 50
2.2.2. Hóa chất ......................................................................................................... 51
2.2.3. Thiết bị............................................................................................................ 51
2.2.4. Môi trường nuôi cấy ....................................................................................... 51


v

2.2.5. Điều kiện nuôi cấy .......................................................................................... 52
2.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp bố trí thí nghiệm ................................52
2.3.1. Cảm ứng tạo mô sẹo có tiềm năng phát sinh phôi ......................................... 52
2.3.1.1. Đánh giá ảnh hƣởng của nguồn vật liệu mẫu cấy lên khả năng cảm ứng
tạo mô sẹo có tiềm năng phát sinh phôi sâm Ngọc Linh .......................................... 52
2.3.1.2. Đánh giá ảnh hƣởng của môi trƣờng khoáng cơ bản lên khả năng tạo
mô sẹo có tiềm năng phát sinh phôi vô tính sâm Ngọc Linh .................................... 54
2.3.2. Cảm ứng tạo phôi vô tính từ mô sẹo có tiềm năng phát sinh phôi ................. 55
2.3.2.1. Đánh giá ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng thực vật lên sự hình
thành phôi vô tính từ mô sẹo sâm Ngọc Linh ........................................................... 55
2.3.2.2. Đánh giá ảnh hƣởng của nguồn carbohydrate lên khả năng cảm ứng
phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo sâm Ngọc Linh ..................................................... 56
2.3.3. Gia tăng tỉ lệ phát sinh phôi và số lượng phôi vô tính sâm Ngọc Linh ................ 57
2.3.3.1. Đánh giá ảnh hƣởng của một số acid amine lên tỉ lệ phát sinh phôi vô
tính từ mô sẹo sâm Ngọc Linh .................................................................................. 57
2.3.3.2. Đánh giá ảnh hƣởng của một số polyamine lên tỉ lệ phát sinh phôi vô
tính từ mô sẹo xốp sâm Ngọc Linh ........................................................................... 58
2.3.3.3. Đánh giá ảnh hƣởng của điều kiện môi trƣờng nuôi cấy lên sự hình
thành phôi vô tính từ mô sẹo sâm Ngọc Linh ........................................................... 59
2.3.3.4. Đánh giá ảnh hƣởng của điều kiện chiếu sáng lên sự hình thành phôi vô
tính từ mô sẹo sâm Ngọc Linh .................................................................................. 60

2.3.4. Đánh giá sơ bộ mức độ đồng nhất di truyền của cây con sâm Ngọc Linh
có nguồn gốc từ phôi vô tính ..................................................................................... 60
2.3.4.1. Tách chiết DNA .......................................................................................... 60
2.3.4.2. Phân tích chỉ thị RAPD ............................................................................... 61
2.3.5. Đánh giá khả năng sống sót, sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc
Linh nuôi cấy in vitro ................................................................................................ 62
2.3.5.1. Đánh giá ảnh hƣởng của giá thể lên khả năng sống sót, sinh trƣởng và
phát triển của cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy in vitro trong điều kiện nhân tạo ......... 62
2.3.5.2. Đánh giá ảnh hƣởng của giá thể lên khả năng sống sót, sinh trƣởng và
phát triển của cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy in vitro trong điều kiện sinh thái
tự nhiên ..................................................................................................................... 63


vi

2.4. Nghiên cứu hình thái giải phẫu và cấu trúc phôi ............................................63
2.4.1. Quan sát hình thái giải phẫu bằng kính hiển vi huỳnh quang ....................... 63
2.4.2. Quan sát cấu trúc phôi bằng kính hiển vi điện tử quét .................................. 64
2.5. Phân tích và xử lý số liệu ..................................................................................64
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................66
3.1. Ảnh hưởng của nguồn vật liệu mẫu cấy lên khả năng tạo mô sẹo có tiềm
năng phát sinh phôi vô tính sâm Ngọc Linh ........................................................... 66
3.2. Ảnh hưởng của môi trường khoáng cơ bản lên khả năng tạo mô sẹo có
tiềm năng phát sinh phôi vô tính sâm Ngọc Linh................................................... 68
3.3. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên khả năng phát
sinh phôi vô tính sâm Ngọc Linh ............................................................................ 71
3.4. Ảnh hưởng của nguồn carbohydrate lên khả năng cảm ứng phát sinh
phôi vô tính từ mô sẹo sâm Ngọc Linh.................................................................... 77
3.4.1. Ảnh hưởng của đường sucrose lên sự phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo
sâm Ngọc Linh........................................................................................................... 77

3.4.2. Ảnh hưởng của đường glucose lên sự phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo
sâm Ngọc Linh........................................................................................................... 81
3.4.3. Ảnh hưởng của đường fructose lên sự phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo
sâm Ngọc Linh........................................................................................................... 83
3.4.4. So sánh hiệu quả của 3 loại đường ................................................................ 85
3.5. Ảnh hưởng của một số acid amine lên sự phát sinh phôi vô tính từ mô
sẹo sâm Ngọc Linh ................................................................................................... 87
3.5.1. Ảnh hưởng của arginine lên sự hình thành phôi vô tính từ mô sẹo sâm
Ngọc Linh .................................................................................................................. 87
3.5.2. Ảnh hưởng của ornithine lên sự hình thành phôi vô tính từ mô sẹo sâm
Ngọc Linh .................................................................................................................. 89
3.6. Ảnh hưởng của một số polyamine lên sự phát sinh phôi vô tính từ mô
sẹo sâm Ngọc Linh ................................................................................................... 91
3.6.1. Ảnh hưởng của putrescine lên sự hình thành phôi vô tính từ mô sẹo sâm
Ngọc Linh .................................................................................................................. 91
3.6.2. Ảnh hưởng của spermidine lên sự hình thành phôi vô tính từ mô sẹo sâm
Ngọc Linh .................................................................................................................. 95


vii

3.6.3. Ảnh hưởng của spermine lên sự hình thành phôi vô tính từ mô sẹo sâm
Ngọc Linh .................................................................................................................. 97
3.6.4. Kết quả phân tích hàm lượng PA nội sinh ................................................... 100
3.7. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường nuôi cấy lên sự hình thành phôi
vô tính từ mô sẹo sâm Ngọc Linh .......................................................................... 104
3.8. Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng lên sự hình thành phôi vô tính từ
mô sẹo sâm Ngọc Linh ........................................................................................... 106
3.9. Sự thay đổi hình thái và cấu trúc trong quá trình phát sinh phôi vô tính
sâm Ngọc Linh ....................................................................................................... 109

3.10. Đánh giá sơ bộ mức độ đồng nhất di truyền của cây sâm Ngọc Linh có
nguồn gốc từ phôi vô tính ....................................................................................... 114
3.11. Ảnh hưởng của một số giá thể lên sự sống sót, sinh trưởng và phát
triển của cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy in vitro ..................................................... 121
3.11.1.Tỉ lệ sống sót, sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh in vitro
ở điều kiện nhân tạo ................................................................................................ 121
3.11.2.Tỉ lệ sống sót, sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh in vitro
ở điều kiện sinh thái tự nhiên .................................................................................. 127
KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ .......................................................................................133
1. Kết luận ..............................................................................................................133
2. Đề nghị ...............................................................................................................134
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ ...........................................................135
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................136
PHỤ LỤC


viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
2,4-D

2,4-dichlorophenoxyacetic acid

ABA

Abscisic acid

ADC

Arginine decarboxylase


AFLP

Amplified Fragment Length Polymorphism

Arg

Arginine

ATP

Adenosine triphosphate

BA

Benzyladenine

Cad

Cadaverine

cs.

Cộng sự

DNA

Deoxyribonucleic acid

EC


Embryogenic callus

GA

Gibberellic acid

HPLC

High-performance liquid chromatography

IAA

Indole acetic acid

IBA

Indole butyric acid

LED

Light emitting diode

LHC

Light-harvesting complex

MS

Murashige and Skoog (1962)


NAA

Naphthalene acetic acid

NO

Nitric oxide

ODC

Ornithine decarboxylase

Orn

Ornithine

PA

Polyamine

PCR

Polymerase chain reaction

PEM

Proembryogenic mass

Put


Putrescine

RAPD

Randomly Amplified Polymorphic DNA

RNA

Ribonucleic acid

SAM

S-adenosyl-methionine


ix

SAMDC

S-adenosyl-methionine decarboxylase

SH

Schenk and Hildebrandt (1972)

Spd

Spermidine


Spm

Spermine

SSR

Simple Sequence Repeat

TBA - RS

Thiobarbituric reactive subtance

TDZ

Thidiazuron

TNF

Tumor necrosis factor

TPA

12-O-tetredecanoylphorbol-13 acetate

VG

Vina-ginsenoside

UV


Ultraviolet


x

DANH MỤC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

1.1

Các loài thuộc chi Panax trên thế giới

6

1.2

Các kỹ thuật chỉ thị DNA

44

2.1

Thí nghiệm đánh giá ảnh hƣởng của 2,4-D kết hợp với kinetin hoặc
NAA lên khả năng cảm ứng phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo sâm
Ngọc Linh


55

2.2

Thí nghiệm đánh giá ảnh hƣởng của 2,4-D kết hợp với kinetin và NAA
lên khả năng cảm ứng phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo sâm Ngọc Linh

56

2.3

Thí nghiệm đánh giá ảnh hƣởng của carbohydrate lên khả năng cảm
ứng phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo sâm Ngọc Linh

57

2.4

Thí nghiệm đánh giá ảnh hƣởng của acid amine lên khả năng nâng cao
tỉ lệ phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo sâm Ngọc Linh

58

2.5

Thí nghiệm đánh giá ảnh hƣởng của polyamine lên khả năng nâng cao
tỉ lệ phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo sâm Ngọc Linh

58


2.6

Danh sách các mồi RAPD đƣợc sử dụng trong nghiên cứu

61

3.1

Ảnh hƣởng của nguồn mẫu cấy lên khả năng tạo mô sẹo có tiềm năng
phát sinh phôi vô tính sâm Ngọc Linh

66

3.2

Ảnh hƣởng của môi trƣờng khoáng cơ bản lên khả năng cảm ứng tạo mô
sẹo có tiềm năng phát sinh phôi vô tính sâm Ngọc Linh

69

3.3

Ảnh hƣởng của 2,4-D kết hợp với NAA hoặc kinetin lên khả năng
phát sinh phôi vô tính sâm Ngọc Linh

72

3.4

Ảnh hƣởng của 2,4-D kết hợp với NAA và kinetin lên khả năng phát

sinh phôi vô tính sâm Ngọc Linh

75

3.5

Ảnh hƣởng của đƣờng sucrose lên sự phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo
sâm Ngọc Linh

78

3.6

Ảnh hƣởng của đƣờng glucose lên sự phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo
sâm Ngọc Linh

81

3.7

Ảnh hƣởng của đƣờng fructose lên tỉ lệ phát sinh phôi vô tính từ mô
sẹo sâm Ngọc Linh

83


xi

3.8


Ảnh hƣởng của Arg lên sự phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo sâm
Ngọc Linh

88

3.9

Ảnh hƣởng của Orn lên sự phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo sâm
Ngọc Linh

90

3.10 Ảnh hƣởng của Put lên tỉ lệ phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo sâm
Ngọc Linh

92

3.11 Ảnh hƣởng của Spd lên sự phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo sâm
Ngọc Linh

96

3.12 Ảnh hƣởng của Spm lên tỉ lệ phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo sâm
Ngọc Linh

97

3.13 Ảnh hƣởng của điều kiện môi trƣờng nuôi cấy lên sự hình thành phôi
vô tính từ mô sẹo sâm Ngọc Linh


104

3.14 Ảnh hƣởng của điều kiện chiếu sáng lên sự hình thành phôi vô tính từ
mô sẹo sâm Ngọc Linh

106

3.15 Kết quả tổng hợp các băng DNA khi phân tích 10 mẫu sâm Ngọc Linh
có nguồn gốc khác nhau bằng chỉ thị RAPD với 15 mồi ngẫu nhiên

116

3.16 Bảng ma trận tƣơng đồng của 10 cây sâm Ngọc Linh có nguồn gốc
khác nhau

117

3.17 Ảnh hƣởng của các giá thể lên sự sống sót, sinh trƣởng và phát triển
của cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy in vitro trong điều kiện buồng sinh
trƣởng

122

3.18 Ảnh hƣởng của các giá thể lên sự sống sót, sinh trƣởng và phát triển
của cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy in vitro trong điều kiện nhà kính

123

3.19 Tỉ lệ sống sót, sinh trƣởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh
in vitro ở giai đoạn vƣờn ƣơm tại khu vực núi Ngọc Linh


128

3.20 Tỉ lệ sống sót, sinh trƣởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh
in vitro ở giai đoạn vƣờn ƣơm tại khu vực Cổng Trời thuộc Vƣờn quốc
gia Bidoup Núi Bà

128


xii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Nội dung

Trang

3.1

So sánh tỉ lệ mẫu tạo phôi trên môi trƣờng bổ sung các nguồn
carbohydrate khác nhau ở nồng độ 10, 20, 30, 40, 50, 60 (g/l)

86

3.2

So sánh số phôi/mẫu trên môi trƣờng bổ sung các nguồn
carbohydrate khác nhau ở nồng độ 10, 20, 30, 40, 50, 60 (g/l)


86

3.3

Sự thay đổi hàm lƣợng PA ở các giai đoạn phát triển phôi ở sâm
Ngọc Linh

101


xiii

DANH MỤC HÌNH
Hình

Nội dung

Trang

1.1

Cây Nhân sâm (Panax ginseng C. A. Meyer)

7

1.2

Các cơ quan, bộ phận của cây sâm Ngọc Linh


10

1.3

Các biến đổi hình thái trong quá trình phát triển của phôi vô tính

22

1.4

Các dạng thức phát sinh phôi ở thực vật

23

1.5

Mô hình giả thuyết các sự kiện xảy ra trong quá trình phát sinh phôi
vô tính

25

1.6

Con đƣờng sinh tổng hợp polyamine

40

2.1

Cây sâm Ngọc Linh in vitro 3 tháng tuổi làm vật liệu nghiên cứu


50

2.2

Sơ đồ nghiên cứu quy trình nhân giống sâm Ngọc Linh thông qua con
đƣờng phát sinh phôi vô tính

53

3.1

Mô sẹo hình thành từ các nguồn mẫu cấy khác nhau

67

3.2

Mô sẹo hình thành từ các mẫu cấy lá của cây sâm Ngọc Linh in vitro 3
tháng tuổi đƣợc nuôi cấy trên các môi trƣờng khoáng cơ bản khác nhau

70

3.3

Sự phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo sâm Ngọc Linh trên môi trƣờng
MS bổ sung 2,4-D kết hợp với NAA ở các nồng độ khác nhau

73


3.4

Sự phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo sâm Ngọc Linh trên môi trƣờng
MS bổ sung 2,4-D kết hợp với kinetin ở các nồng độ khác nhau

73

3.5

Sự phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo sâm Ngọc Linh trên môi trƣờng bổ
sung 2,4-D kết hợp với kinetin và NAA ở các nồng độ khác nhau

76

3.6

Phôi vô tính đƣợc hình thành từ mô sẹo nuôi cấy trên môi trƣờng MS
bổ sung 1,0 mg/l 2,4-D, 0,5 mg/l NAA và 0,2 mg/l kinetin ở các thời
điểm 0 tuần, 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần

77

3.7

Sự phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo sâm Ngọc Linh trên môi trƣờng bổ
sung sucrose ở các nồng độ khác nhau

79

3.8


Sự phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo sâm Ngọc Linh trên môi trƣờng bổ
sung glucose ở các nồng độ khác nhau

82

3.9

Sự phát sinh phôi vô tính từ mô sẹo sâm Ngọc Linh trên môi trƣờng bổ
sung fructose ở các nồng độ khác nhau

84


xiv

3.10 Mô sẹo sâm Ngọc Linh đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng MS bổ sung
Arg ở các nồng độ khác nhau

88

3.11 Mô sẹo sâm Ngọc Linh đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng MS bổ sung
Orn ở các nồng độ khác nhau

90

3.12 Mô sẹo sâm Ngọc Linh đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng MS bổ sung Put
ở các nồng độ khác nhau

94


3.13 Mô sẹo sâm Ngọc Linh đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng MS bổ sung
Spd ở các nồng độ khác nhau

96

3.14 Mô sẹo sâm Ngọc Linh đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng MS bổ sung
Spm ở các nồng độ khác nhau

98

3.15 Mô sẹo và phôi trong điều kiện môi trƣờng nuôi cấy rắn, lỏng tĩnh và
lỏng lắc

105

3.16 Mô sẹo trong điều kiện chiếu sáng 16 giờ/ngày và tối hoàn toàn

107

3.17 Sự thay đổi hình thái và cấu trúc trong quá trình phát sinh phôi vô tính
sâm Ngọc Linh

111

3.18 Ảnh điện di sản phẩm RAPD của 10 mẫu lá sâm Ngọc Linh có nguồn
gốc khác nhau với mồi OPB-01, OPO-08, OPE-11, OPD-20, OPC-08
và OPA-08

115


3.19 Sơ đồ mối quan hệ di truyền của 10 cây sâm Ngọc Linh có nguồn gốc
khác nhau

118

3.20 Ảnh điện di sản phẩm RAPD của cây sâm Ngọc Linh in vitro có nguồn
gốc từ phôi vô tính với mồi OPB-01, OPO-08 và OPB-05

119

3.21 Sơ đồ mối quan hệ di truyền của 32 cây con sâm Ngọc Linh in vitro có
nguồn gốc từ phôi vô tính

121

3.22 Quá trình nảy mầm và phát triển của cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy
in vitro trong điều kiện vƣờn ƣơm

123

3.23 Hiện tƣợng ngủ và quá trình nảy mầm ở cây sâm nuôi cấy in vitro
đƣợc trồng trong điều kiện ex vitro

124

3.24 Hiện tƣợng nảy mầm không ra rễ ở cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy
in vitro

125


3.25 Các cây sâm Ngọc linh nuôi cấy in vitro phát triển tốt trong điều kiện
vƣờn ƣơm trên giá thể đất mùn và đất sạch Dasa

126


xv

3.26 Quá trình phát triển của cây sâm Ngọc Linh in vitro trong điều kiện tự
nhiên tại núi Ngọc Linh sau 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng và 8 tháng

129

3.27 So sánh cây sâm Ngọc Linh 8 tháng tuổi trồng tại núi Ngọc Linh và
tại Bidoup Núi Bà

130

3.28 Sơ đồ tóm tắt dự thảo quy trình nhân giống vô tính sâm Ngọc Linh
thông qua con đƣờng phát sinh phôi vô tính

131

3.29 Minh họa quy trình nhân giống vô tính sâm Ngọc Linh thông qua
con đƣờng phát sinh phôi vô tính

132



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sâm Ngọc Linh hay còn gọi là sâm Khu 5, có tên khoa học là Panax
vietnamensis Ha et Grushv., thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Từ sâm Ngọc
Linh đã chiết đƣợc 50 hợp chất, xác định cấu trúc hóa học cho thấy 26 hợp
chất có cấu trúc đã biết (thƣờng thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật) và
24 saponin dammarane có cấu trúc mới không bắt gặp ở các loài sâm khác
trên thế giới. Những kết quả nghiên cứu dƣợc lý lâm sàng của sâm Ngọc Linh
cho kết quả tốt lên thị lực, hoạt động trí óc và thể lực, gia tăng sức đề kháng,
cải thiện các trƣờng hợp suy nhƣợc thần kinh, nâng cao huyết áp ở ngƣời bị
huyết áp thấp. Ngoài những tác dụng trên, sâm Ngọc Linh có những tính năng
khác nhƣ tăng lực, phục hồi sự suy giảm chức năng giúp cho tình trạng của cơ
thể trở lại bình thƣờng; kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo dài sự sống
của tế bào và tăng các tế bào mới.
Chính nhờ những giá trị dƣợc lý to lớn nhƣ vậy mà nhu cầu đối với sâm
Ngọc Linh ngày càng gia tăng dẫn tới việc khai thác, mua bán, sử dụng mất
kiểm soát và gần nhƣ không còn tồn tại trong tự nhiên. Cây sâm Ngọc Linh
đƣợc đƣa vào trong sách đỏ Việt Nam với mức độ đe dọa ở bậc E, là loài thực
vật có giá trị đặc biệt về khoa học và kinh tế, có số lƣợng, trữ lƣợng rất ít và
đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác ngoài tự nhiên.
Với mục đích bảo tồn và phát triển nguồn gen quí hiếm của quốc gia
đồng thời phát triển những vùng trồng để cung cấp nguyên liệu cho ngành
dƣợc, từ lâu công tác tạo nguồn giống sâm Ngọc Linh đã đƣợc đề cập đến với
hai hình thức chủ yếu là nhân giống từ hạt và tạo giống từ đầu mầm (thân rễ
ngầm) nhƣng kết quả đạt đƣợc còn hạn chế. Theo báo cáo quy hoạch bảo tồn
và phát triển cây sâm Ngọc Linh giai đoạn 2014-2020 của Sở Nông nghiệp và



2

Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam, cây sâm Ngọc Linh 4-5 năm tuổi mới
bắt đầu ra hoa kết quả, bình quân một cây cho từ 10 đến 30 hạt, tỉ lệ nảy mầm
khoảng gần 70%. Đối với phƣơng pháp nhân giống bằng đầu mầm cho tỉ lệ
sống và đâm chồi đạt 65%. Tuy nhiên, hiện nay số lƣợng sâm giống tạo ra
chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu trồng trọt hàng năm.
Bên cạnh đó, việc trồng đại trà loại cây trồng có giá trị này đang gặp
phải rất nhiều khó khăn nhƣ giới hạn về phạm vi phân bố, thời gian trồng k o
dài, nhiều sâu bệnh,

Do đó, yêu cầu cấp thiết là tìm đƣợc kỹ thuật mới giúp

nhân giống nhanh và đem lại nguồn sinh khối có hiệu quả lấy từ loài cây dƣợc
liệu này. Vì vậy, trong vòng vài năm trở lại đây, nhiều nghiên cứu đã đƣợc
tiến hành nhằm nhân giống vô tính sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, phƣơng pháp
nhân giống thông qua con đƣờng phát sinh cơ quan không đáp ứng đƣợc nhu
cầu về cây giống sâm Ngọc Linh ngày càng tăng trên thị trƣờng do tỉ lệ sống
sót của cây con in vitro khi chuyển ra vƣờn ƣơm thấp, cây yếu và không tạo
đƣợc củ con ở phần gốc, khi áp dụng trồng thử nghiệm thì 100% cây đều chết.
Việc ứng dụng phƣơng pháp phát sinh phôi vô tính ở cây sâm Ngọc
Linh hứa hẹn sẽ mang lại nhiều ƣu điểm vì có thể tạo ra một số lƣợng lớn cây
con có chất lƣợng tốt trong một thời gian ngắn, tỉ lệ sống sót của cây con
ngoài vƣờn ƣơm cao do cây con phát triển từ phôi vô tính theo con đƣờng
tƣơng tự nhƣ phôi hữu tính. Xuất phát từ những phân tích trên, chúng tôi đã
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu quá trình phát sinh phôi vô tính sâm Ngọc
Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) phục vụ công tác nhân giống”.
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
2.1.


Mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng đƣợc quy trình nhân giống

cây sâm Ngọc Linh thông qua con đƣờng phát sinh phôi vô tính với số lƣợng


3

lớn, có độ đồng nhất cao và có khả năng sinh trƣởng tốt để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao về nguồn cây giống của loài dƣợc liệu quý này.
2.2.

Yêu cầu
Xác định đƣợc nguồn vật liệu mẫu cấy ban đầu và các thành phần môi

trƣờng nuôi cấy, điều kiện nuôi cấy thích hợp cho sự hình thành và phát triển
phôi vô tính sâm Ngọc Linh.
Ghi nhận các đặc điểm hình thái, cấu trúc của phôi vô tính cũng nhƣ sự
thay đổi hàm lƣợng polyamine nội sinh xảy ra trong quá trình phát sinh phôi
vô tính sâm Ngọc Linh.
Đánh giá sơ bộ mức độ đồng nhất về mặt di truyền cũng nhƣ khả năng
sống sót của cây sâm Ngọc Linh con có nguồn gốc từ phôi vô tính.
Đƣa đƣợc cây con có nguồn gốc từ phôi vô tính ra trồng ở điều kiện tự
nhiên đạt tỉ lệ sống sót cao.
3. Những đóng góp mới của luận án
Đề tài tập trung nghiên cứu những yếu tố có khả năng kích thích quá
trình phát sinh phôi vô tính của cây sâm Ngọc Linh với tần suất phát sinh phôi
và số lƣợng phôi vô tính lớn, đặc biệt là vai trò của các hợp chất thuộc nhóm
polyamine. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về tác động của
polyamine ngoại sinh cũng nhƣ sự thay đổi hàm lƣợng polyamine nội sinh

trong quá trình phát sinh phôi vô tính sâm Ngọc Linh.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.1.

Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu đã góp phần ghi nhận một số yếu tố ảnh hƣởng đến

quá trình phát sinh phôi vô tính ở cây sâm Ngọc Linh. Đồng thời đƣa ra đƣợc
quy trình nhân giống hiệu quả đối với loại cây trồng có giá trị kinh tế cao này.


4

Quy trình nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh thông qua con đƣờng
phát sinh phôi vô tính và các dữ liệu khoa học thu đƣợc có thể làm tài liệu
tham khảo có giá trị cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học trên đối tƣợng cây
dƣợc liệu.
4.2.

Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này là tiền đề cho một bƣớc phát triển trong việc sản xuất

số lƣợng lớn cây con giống sâm Ngọc Linh chất lƣợng cao bằng kỹ thuật nuôi
cấy mô ở quy mô công nghiệp.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là cây sâm Ngọc Linh in vitro 3 tháng tuổi có


nguồn gốc từ hạt, có chiều cao khoảng 2,5 cm, khối lƣợng tƣơi khoảng 0,2 g.
Các cơ quan khác nhau của cây đƣợc cảm ứng hình thành mô sẹo có tiềm
năng phát sinh phôi. Các khối mô sẹo này đƣợc tiếp tục cảm ứng để phát sinh
phôi vô tính. Cây con có nguồn gốc từ phôi đƣợc trồng ra vƣờn ƣơm để đánh
giá khả năng sống sót cũng nhƣ các chỉ tiêu sinh trƣởng của cây.
5.2.

Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình phát sinh phôi vô

tính sâm Ngọc Linh nhƣ nguồn mẫu cấy, thành phần môi trƣờng khoáng, các
chất điều hòa sinh trƣởng thực vật, nguồn carbohydrate, nguồn cung cấp nitơ bổ
sung nhƣ acid amine, polyamine hay các điều kiện môi trƣờng nuôi cấy, điều
kiện chiếu sáng. Đề tài cũng sử dụng một số phƣơng pháp quan sát hình thái giải
phẫu và cấu trúc phôi bằng kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi điện tử qu t. Đồng
thời sử dụng các kỹ thuật nhƣ HPLC để phân tích hàm lƣợng polyamine nội sinh


5

trong mô cấy và kỹ thuật RAPD để đánh giá sơ bộ mức độ đồng nhất về mặt di
truyền của cây con sâm Ngọc Linh con có nguồn gốc từ phôi vô tính.
5.3.

Giới hạn của đề tài
Sâm Ngọc Linh là đối tƣợng nghiên cứu mới và đặc hữu của Việt Nam,

hiện nay hầu nhƣ không có nguồn gen đã biết đƣợc sử dụng cho mục đích lai
tạo để tạo ra giống mới. Việc chọn giống bằng phƣơng pháp lai tạo rất khó
xảy ra do sự suy giảm diện tích vùng sâm tự nhiên cùng với việc sử dụng

không kiểm soát đã dẫn đến sự suy giảm đáng kể đa dạng di truyền, làm giảm
tiềm năng di truyền của quần thể tự nhiên của loài đặc hữu quý hiếm này. Các
chỉ thị về hình thái không thể ghi nhận do đặc tính sinh trƣởng và phát triển
không liên tục của cây sâm Ngọc Linh, phần thân khí sinh thƣờng tàn lụi hàng
năm để ngủ đông và chỉ xuất hiện chồi mới trở lại vào mùa xuân. Các chỉ thị
về sinh hóa cũng khó đƣợc ghi nhận do phụ thuộc vào thời gian sinh trƣởng,
cây sâm Ngọc Linh 4 năm tuổi mới tích lũy ổn định các hợp chất thứ cấp và
bắt đầu thu hoạch đƣợc. Các chỉ thị di truyền đƣợc sử dụng trong đề tài chủ
yếu dựa vào những kết quả nghiên cứu trên các đối tƣợng nhƣ Nhân sâm
(Panax ginseng C.A. Meyer), sâm Nhật (Panax japonicus C.A. Meyer), sâm
Mỹ (Panax quinquefolius L.),
Bên cạnh đó, một số giới hạn liên quan đến thời gian và kinh phí thực
hiện đề tài nên nhóm nghiên cứu chỉ mới tiến hành đánh giá sơ bộ mức độ ổn
định về mặt di truyền của cây con sâm Ngọc Linh với số lƣợng mồi cũng nhƣ
số lƣợng mẫu tƣơng đối ít. Đồng thời cũng chƣa có điều kiện tiếp cận đƣợc
với những kỹ thuật hiện đại và có độ chính xác cao hơn để đánh giá độ đồng
nhất di truyền của cây con in vitro.


6

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1.

Giới thiệu về chi sâm
Chi sâm (danh pháp khoa học: Panax) là một chi chứa khoảng 11 loài

cây có củ phát triển rất chậm thuộc họ nhân sâm (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Các loài thuộc chi Panax trên thế giới
Tên khoa học


Tên thông thƣờng

Panax bipinnatifidus Seem.

Nhân sâm Himalaya
(Himalayan ginseng)

Panax ginseng C.A.Mey.

Nhân sâm (Asia ginseng)

Panax japonicus C.A.Mey.
Panax notoginseng F.H.Chen
Panax pseudoginseng Wall.
Panax quinquefolius L.
Panax stipuleanatus H.T.Tsai et
K.M.Feng

Nhân sâm Nhật Bản
(Japanese ginseng)
Tam thất (Sanchi ginseng)
Giả nhân sâm (Nepal
ginseng)
Sâm Mỹ (American
ginseng)
Bái tử (Ye-sanchi ginseng)

Sâm lùn (Dwarf, Peanut
ginseng)

Sâm Ngọc Linh
Panax vietnamensis Ha et Grushv.
(Vietnamese ginseng)
Panax wangianus S.C.Sun
(Wang’s Sanqi)
Panax zingiberensis C.Y.Wu et
Sâm gừng (Ginger
Feng
ginseng)
Panax trifolius L.

Nguồn gốc
Myanma, Trung Quốc,
Ấn Độ, Nepal
Trung Quốc, Nga,
Hàn Quốc
Nhật Bản
Trung Quốc (Yunnan)
Trung Quốc (Xizang),
Nepal
Bắc Mỹ
Trung Quốc
(Yunnan), Việt Nam
Bắc Mỹ
Việt Nam
Trung Quốc
Trung Quốc (Yunnan)

(Nguồn: [207, 217]


Các loài cây thuộc chi sâm đã đƣợc biết đến và sử dụng từ rất sớm
trong y học cổ truyền với tác dụng hồi phục sự suy giảm chức năng và đƣa
hoạt động của cơ thể trở lại bình thƣờng. Trong đó, loại sâm đƣợc biết đến và
sử dụng nhiều nhất là sâm Triều Tiên (Panax ginseng C.A.Meyer), một cây
thuốc bổ hàng đầu của y học cổ truyền phƣơng Đông. Ngày nay, với các hiểu
biết trên dƣợc tính của các loài thuộc chi Panax, cây sâm ngày càng đƣợc sử
dụng rộng rãi trong y học và các ngành hoá mỹ phẩm.


7

Đặc điểm thực vật: Cây nhỏ, cao 30-50 cm có thể sống trên 50 năm.
Cây mang ở ngọn một vòng 4-5 lá. Cuống lá dài, lá kép chân chim, mép lá có
răng cƣa. Hoa màu trắng nhạt hợp thành tán đơn. Quả hạch, màu đỏ gần hình
cầu. Rễ củ phân thành nhiều nhánh giống nhƣ hình ngƣời nên có tên là Nhân
sâm. Cây mọc hoang dại và đƣợc trồng ở đông bắc Trung Quốc, Triều Tiên,
Nga [130] (Hình 1.1).

Hình 1.1. Cây Nhân sâm (Panax ginseng C. A. Meyer)
(Nguồn: />
Thành phần hóa học: Thành phần chính là các saponin triterpenoid
tetracyclic nhóm dammarane gọi chung là ginsenoside. Phần aglycon là
protopanaxadiol và protopanaxatriol.
Trong rễ Nhân sâm còn có saponin với aglycon là acid oleanolic:
ginsenoside Ro (acid oleanolic + 2 glucose + acid glucuronic).
Các thành phần khác: Hợp chất polyacetylen, tinh dầu 0 - 0,5%, 25%
vitamin B1, B2, các phytosterol 0,029%, glycan.
Lá cũng có chứa saponin loại dammarane là ginsenoside-Rb1, -Rb2, Rc, -F2, -Re, -Rg1, -F1, -F3.
Công dụng: Nhân sâm đƣợc dùng từ lâu đời ở các nƣớc Á Đông. Dùng
sâm trong trƣờng hợp suy nhƣợc cơ thể sau khi ốm nặng, làm việc quá sức và

mệt mỏi, liệt dƣơng, lãnh dục, ăn không ngon, suy yếu đƣờng tiêu hóa. Sâm
có tác dụng chống lão hóa, chống stress, chữa xơ vữa động mạch, bệnh tiểu


8

đƣờng, lipid máu cao, gan nhiễm mỡ; nâng cao khả năng lao động bằng trí óc,
khả năng tập trung tƣ tƣởng và tăng trí nhớ, tăng cƣờng miễn dịch đặc hiệu
của hệ thống đề kháng trong cơ thể [8].
1.2.

Giới thiệu về cây sâm Ngọc Linh

1.2.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển
Cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) là cây thuốc
giấu của đồng bào dân tộc Xê Đăng sống trên vùng núi cao thuộc hai tỉnh Kon
Tum và Quảng Nam (Hình 1.2); thân thảo sống đan xen trong quần thể thực
vật đa dạng vùng rừng núi hiểm trở, lạnh và mây mù gần nhƣ quanh năm,
không có dân cƣ.
Năm 1973, đoàn điều tra dƣợc liệu Ban Dân y khu 5 do dƣợc sỹ Đào
Kim Long và Nguyễn Châu Giang hƣớng dẫn đã phát hiện đƣợc một loài
Panax mọc thành quần thể ở độ cao 1800 m tại vùng Đăk Lây, huyện Đăk Tô,
tỉnh Kon Tum và đặt tên là “sâm Đốt Trúc” hay “sâm K5” với tên khoa học
sơ bộ xác định là Panax articulatus L., họ Araliaceae.
Năm 1974, qua báo cáo của dƣợc sỹ Nguyễn Thới Nhâm về kết quả
phân tích sơ bộ thành phần hóa học cây sâm K5 so với cây sâm Triều Tiên và
sâm Tam thất. Khu ủy Khu 5 đã cho bảo vệ chặt chẽ vùng sâm này và cũng từ
đấy sâm K5 đƣợc sử dụng để chữa bệnh có hiệu quả cho các thƣơng bệnh
binh, cán bộ và nhân dân.
Năm 1985, trên cơ sở tiêu bản mẫu chuẩn và các số liệu thực vật học

của Trung tâm sâm (nay là Trung tâm sâm và dƣợc liệu TP. Hồ Chí Minh)
cung cấp, Hà Thị Dụng và Grushvisky đã xác định và chính thức công bố tên
khoa học cây sâm Đốt Trúc là Panax vietnamensis Ha et Grushv [73]. Đây là
một loài sâm mới của thế giới thuộc chi Panax, họ Araliaceae với những đặc
điểm riêng biệt của nó về hoa, quả, hạt [3].


×