Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu các giải pháp quản lý kỹ thuật tổng thể nhằm phục vụ công tác cải tạo và phục hồi môi trường cho các mỏ khai thác than lộ thiên vùng Hòn Gai Cẩm Phả (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.86 KB, 26 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT






ĐẶNG THỊ HẢI YẾN






NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – KỸ THUẬT
TỔNG THỂ NHẰM PHỤC VỤ CÔNG TÁC CẢI TẠO VÀ
PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG CHO CÁC MỎ KHAI THÁC
THAN LỘ THIÊN VÙNG HÒN GAI – CẨM PHẢ





TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT










HÀ NỘI – 2014

2

Công trình hoàn thành tại Bộ môn Khai thác lộ thiên,
Khoa Mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Bùi Xuân Nam, Trường Đại học Mỏ - Địa chất
2. PGS.TS.NGƯT Hồ Sĩ Giao, Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam

Phản biện 1: GS.TS Nhữ Văn Bách
Hội Khoa học Công nghệ mỏ

Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Cao Huần
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

Phản biện 3: TS. Lại Hồng Thanh
Bộ Tài nguyên và Môi trường



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp
tại: Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Vào hồi:……….giờ………ngày……….tháng………năm 2014





Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội
Hoặc Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án:
Hoạt động khai thác than lộ thiên (KTLT) ở vùng Hòn Gai -
Cẩm Phả (HG-CP) phân bố ở khu vực có địa hình đồi núi thấp
(100÷300m), thuộc phạm vi các lưu vực nước quan trọng; lân cận
các đô thị, các khu vực tập trung dân cư và các hệ sinh thái cửa sông,
ven biển, thuộc thành phố Hạ Long và Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh,
đang phát triển năng động với GDP trên 10%.
Hiện nay, toàn vùng Hòn Gai đã cơ bản kết thúc khai thác lộ
thiên (KTLT), chuyển mạnh sang khai thác hầm lò.
Lịch sử lâu dài quá trình KTLT các mỏ than đã để lại và tiếp tục
để lại những hậu quả lâu dài, toàn diện về môi trường (MT) ngay cả
khi kết thúc khai thác thì các khai trường khai thác và bãi thải của mỏ
tiếp tục là nguồn tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường và các tai biến môi
trường như nguy cơ xói mòn đất, trượt lở, lũ quét, bồi lắng; môi
trường không khí, môi trường đất, môi trường nước tiếp tục bị ô
nhiễm khi hoạt động cải tạo và phục hồi môi trường (CTPHMT) chưa
đạt hiệu quả và duy trì hiệu quả CTPHMT bền vững, thì sẽ làm ảnh
hưởng đáng kể đến đời sống của nhân dân, chất lượng nước, hệ sinh
thái vịnh Hạ Long - Di sản, kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới,…

và sự phát triển của các ngành kinh tế khác từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
Mặt khác, việc quản lý và thực hiện CTPHMT mới được xác
lập cách đây 5 năm. Do đó, công tác này còn thiếu kinh nghiệm và
bất cập đặc biệt đối với các mỏ kết thúc khai thác trước năm 2008.
2

Do vậy, luận án “Nghiên cứu các giải pháp quản lý - kỹ thuật
tổng thể nhằm phục vụ công tác cải tạo và phục hồi môi trường
cho các mỏ khai thác than lộ thiên vùng Hòn Gai - Cẩm Phả” là
một vấn đề khoa học có tính cấp thiết và thực tiễn rõ rệt.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án:
- Gắn kết quản lý CTPHMT hài hòa giữa mỗi mỏ cụ thể trong
tổng thể nhiều mỏ nhằm từng bước giải quyết ô nhiễm MT và tạo sự
chuyển biến rõ nét về CTPHMT theo hướng đa mục tiêu nhằm bảo
vệ môi trường (BVMT) và thuận lợi cho việc sử dụng tài nguyên đất
phục vụ phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) theo từng giai đoạn phát
triển.
- Thực hiện quản lý - kỹ thuật CTPHMT đối với khu vực có các
mỏ than tiếp giáp và lân cận các vùng phát triển kinh tế nhằm tập
trung các nguồn lực ký quĩ BVMT để đầu tư cho công tác CTPHMT
theo định hướng CTPHMT và minh bạch trong công tác đánh giá kết
quả CTPHMT.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: các mỏ KTLT và công tác
CTPHMT tại các mỏ này thuộc vùng HG-CP, tỉnh Quảng Ninh.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: góp phần xây dựng cơ sở
khoa học trong việc hình thành công cụ quản lý CTPHMT cho các
mỏ than KTLT và định hướng phân vùng sử dụng hợp lý tài nguyên
đất sau khai thác; góp phần nâng cao chất lượng công tác CTPHMT,

nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các mỏ lộ thiên sau khai thác.
5. Phương pháp nghiên cứu: phân tích và tổng hợp, thu thập
tài liệu, khảo sát thực địa, toán học, chuyên gia.
3

6. Luận điểm bảo vệ:
- Luận điểm 1: CTPHMT cho các mỏ KTLT vùng HG-CP có
vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy Di sản thiên nhiên
thế giới - vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, đồng thời là động lực để
phát triển KT-XH khu vực.
- Luận điểm 2: Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác
CTPHMT sẽ đảm bảo sự khách quan và minh bạch cho từng mỏ
than KTLT trong vùng HG-CP.
- Luận điểm 3: Các hoạt động kỹ thuật CTPHMT lồng ghép
trong quá trình khai thác là tác nhân chính giảm thiểu ô nhiễm MT,
tai biến MT và chi phí CTPHMT sau khai thác tại các mỏ than KTLT
vùng HG-CP.
7. Điểm mới của luận án:
- Lần đầu tiên đề xuất sự cần thiết phải bổ sung “Đánh giá MT
tổng hợp” (ĐMT) vào khung chính sách về công cụ BVMT; đồng
thời xây dựng định hướng, nội dung, nhiệm vụ và phương pháp thực
hiện báo cáo ĐMT nhằm mục tiêu đảm bảo phát triển bền vững cho
các vùng công nghiệp trọng điểm.
- Lần đầu tiên đề xuất các tiêu chí cụ thể, có tính định lượng
vào việc đánh giá kết quả hoạt động CTPHMT cho các mỏ than
KTLT vùng HG-CP.
- Đề xuất được giải pháp quản lý CTPHMT trên cơ sở định
hướng phân vùng chức năng sử dụng đất CTPHMT sau khai thác mỏ
than KTLT nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong khu vực
nghiên cứu.

4

- Đề xuất được các phương án CTPHMT hợp lý cho từng dạng
mỏ than KTLT.
- Đề xuất được giải pháp kỹ thuật lồng ghép hoạt động
CTPHMT vào quá trình khai thác tại các mỏ than lộ thiên vùng HG-
CP nhằm đảm bảo các tiêu chí về kỹ thuật CTPHMT, tiết kiệm thời
gian và giảm chi phí vận hành.
8. Cấu trúc, nội dung của luận án:
Luận án được bố cục thành 4 chương, không kể phần mở đầu,
kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.
9. Cơ sở tài liệu: Tài liệu về công tác CTPHMT đối với hoạt
động khai thác khoáng sản của một số mỏ lộ thiên trên thế giới và ở
Việt Nam; quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam; BVMT của
tỉnh Quảng Ninh và một số tài liệu kỹ thuật môi trường; ngành mỏ.
10. Nơi thực hiện đề tài: Bộ môn Khai thác lộ thiên, Khoa Mỏ,
Trường Đại học Mỏ - Địa Chất.
11. Lời cảm ơn:
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án,
NCS luôn nhận được sự giúp đỡ đầy trách nhiệm và tình cảm của
Tiểu ban hướng dẫn, của tập thể các thầy, nhà khoa học và các bạn
đồng nghiệp tại Bộ môn khai thác lộ thiên, Trường Đại học Mỏ - Địa
chất,…. NCS cũng đã nhận được sự tạo điều kiện và giúp đỡ đặc biệt
của Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh để hoàn
thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
NCS cũng đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của của
các nhà khoa học thuộc Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam;
Hội Kỹ thuật Nổ mìn Việt Nam; Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
5


- Đại học Quốc gia Hà Nội và nhiều ý kiến bổ ích của các nhà khoa
học, các chuyên gia về môi trường tại tỉnh Quảng Ninh.
Nhân dịp này, NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và cám ơn
chân thành tới các cơ quan, các nhà khoa học cùng bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận án.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI
MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC MỎ LỘ THIÊN
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.1. Công tác CTPHMT ở các mỏ than KTLT trên thế giới
Trên cơ sở phân tích và đánh giá kết quả công tác CTPHMT
của một số nước tiên tiến trên thế giới (CH Pháp, CHLB Đức,
Ốtxtrâylia, Inđônêsia, Malaysia) đã đạt được những thành công lớn
khi CTPHMT và cải tạo các khu khai thác khoáng sản thành các
trung tâm du lịch, giải trí, thể thao, trên cơ sở các giải pháp:
- Có chính sách và mục tiêu đúng cho công tác CTPHMT:
CTPHMT là một phần tất yếu của quá trình khai thác khoáng sản;
quy định các chỉ tiêu đánh giá mức độ thành công của công tác
CTPHMT; bảo đảm đầy đủ các khoản tài chính và sử dụng chúng
một cách hợp lý; đặc biệt chú trọng công tác nghiên cứu các điều
kiện và chuẩn bị công tác phục hồi ngay trước khi bắt đầu khai thác
và tiếp tục sau khi kết thúc khai thác.
6

- Xử lý tốt các mối quan hệ về quyền lợi có liên quan tới đất đai
và MT, giữa doanh nghiệp và cộng đồng, động viên và thu hút cộng
đồng cùng thực hiện CTPHMT từ những góc độ đặc trưng và thuận
lợi khác nhau; cộng đồng có quyền giám sát và khiếu kiện về những
sai sót trong quá trình quá trình CTPHMT kéo dài sau đó.

1.2. Công tác CTPHMT cho các mỏ than KTLT ở Việt Nam
Từ các công trình nghiên cứu ở trên và qua việc phân tích thực
trạng công tác CTPHMT tại các mỏ than KTLT ở Việt Nam, công tác
CTPHMT sau khai thác khoáng sản (KS) ở Việt Nam hiện nay còn
một số bất cập lớn như sau:
- CTPHMT trong khai thác KS ở Việt Nam hiện rất thiếu các
tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định chuyên môn, để thực hiện; nguồn
tài chính cho công tác CTPHMT cũng chưa đủ và chưa hợp lý; việc
CTPHMT chỉ được thực hiện bị động trong giai đoạn cuối của mỏ
mà không được nhìn nhận và định hướng ngay từ dự án đầu tư khai
thác mỏ.
- Công tác CTPHMT chưa được định hướng chức năng sử dụng
đất. Do đó khi kinh tế xã hội của vùng phát triển thì để thay đổi về
địa hình, cảnh quan và mục đích sử dụng của vùng CTPHMT theo
hướng tích cực hơn so với hiện trạng CTPHMT của nó thì phải mất
một lượng kinh đã CTPHMT trước đó chưa phù hợp và tiếp tục mất
một lượng kinh tế phá bỏ, cải tạo khu vực đã CTPHMT, gây lãng phí
nguồn lực về tài nguyên đất và kinh tế của xã hội [45].
- Công tác CTPHMT sau khai thác thường chỉ được những công
ty lớn quan tâm và thực hiện ở mức độ nhất định. Nhiều diện tích sau
khai thác không được phục hồi và giữ nguyên trạng thái hoang hóa. Một
7

số nơi thực hiện “chiếu lệ”, chất lượng thấp, không có giá trị sử dụng và
cũng dần trở thành hoang hóa. Công tác theo dõi, quan trắc, hiệu chỉnh,
duy trì chất lượng và lưu trữ số liệu CTPHMT chưa thực hiện.
- Nhìn chung nhận thức và trách nhiệm về CTPHMT trong các
doanh nghiệp chưa cao. Ý thức và vai trò của cộng đồng trong việc
đòi hỏi, kiểm tra và tham gia thực hiện phục hồi MT còn rất hạn chế.
CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI MÔI
TRƯỜNG TẠI CÁC MỎ KHAI THÁC THAN LỘ THIÊN
VÙNG HÒN GAI - CẨM PHẢ
2.1. Khái quát hoạt động khai thác than
Trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 của các
đơn vị lãnh thổ hành chính thuộc vùng nghiên cứu thì tổng diện tích
khai thác khoáng sản than chiếm gần 20% diện tích đất sử dụng.
Theo thống kê, sản lượng KTLT vùng HG-CP trong những năm qua
chiếm khoảng 55÷65% tổng sản lượng than của toàn ngành.
Tại các vùng khai thác than, MT nói chung và MT đất nói riêng
bị suy thoái và ô nhiễm rất nặng nề. Hoạt động khai thác than đã tàn
phá địa hình và cảnh quan, đồng thời làm xuất hiện xói mòn và trượt
lở đất với nguy cơ rất cao [26]. Chính vì thế, lượng đất bị xói mòn
trong vùng khá lớn, trung bình lên tới 300÷500 tấn/ha/năm [37].
Tại khu vực HG-CP, trong thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ
trượt lở đất và lũ bùn đá nguy hiểm. Trong mùa mưa năm 2005, tại
mỏ than Cao Sơn, gần nửa triệu m
3
đất đá từ bãi thải đã bị trượt lở,
8

gây thiệt hại nặng nề. Trong mùa mưa năm 2006, dòng nước chứa
đầy bùn đá từ bãi thải Khe Rè tạo ra dòng bùn đá lớn phá hủy nhà
cửa khu vực dân cư ở phía dưới.
Sau khi kết thúc khai thác, các tác động MT vẫn tiếp tục gây ô
nhiễm MT, suy thoái MT tại nhiều nơi; làm biến đổi địa hình và cảnh
quan, xói mòn, rửa trôi và sạt lở đất; làm ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế của vùng HG-CP về du lịch, phát triển khu đô thị xanh và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân.
2.2. Công tác cải tạo và phục hồi môi trường cho các mỏ

khai thác than lộ thiên vùng Hòn Gai - Cẩm Phả
Trong những năm qua, UBND tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn
Công nghiệp than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã có nhiều
nỗ lực trong chức năng quản lý nhà nước về MT (trong đó có hoạt
động CTPHMT), giải quyết các vấn đề bức xúc về MT do các khai
trường các bãi thải của các mỏ than KTLT gây ra. Tuy nhiên, công tác
quản lý, chế tài thực hiện và việc thực hiện CTPHMT còn nhiều bất cập
chưa theo hướng đa mục tiêu (bảo vệ môi trường và sử dụng đất phát
triển kinh tế) tại các vùng trọng điểm.

CHƯƠNG III
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG THỂ
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI
MÔI TRƯỜNG CHO CÁC MỎ KHAI THÁC THAN LỘ
THIÊN VÙNG HÒN GAI - CẨM PHẢ
3.1. Các giải pháp quản lý hành chính
9

Giải pháp về tổ chức và bộ máy, các giải pháp cơ chế chính
sách, giải pháp về khoa học và công nghệ và giải pháp về tuyên
truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng.
3.2. Giải pháp quản lý kỹ thuật
Hiện nay, hầu hết các mỏ than KTLT đã đi vào hoạt động và có kế
hoạch lập dự án cải tạo, mở rộng hay nâng công suất mỏ. Do vậy, cần
lồng ghép một số hoạt động CTPHMT ngay từ khi thiết kế cải tạo, mở
rộng hay nâng công suất theo biện pháp quản lý kỹ thuật đề xuất trong 5
giai đoạn chủ yếu của công tác CTPHMT (bắt đầu ngay từ khâu lập dự
án đầu tư và thiết kế cơ sở mở rộng, cải tạo mỏ than KTLT).
3.3. Giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng đất của
khu vực CTPHMT cho các mỏ than KTLT vùng HG-CP

3.3.1. Giải pháp áp dụng hệ số điều chỉnh kinh phí ký quỹ
CTPHMT trong HĐKS theo vị trí khai thác
Hệ số điều chỉnh chi phí CTPHMT theo vùng (K
d
) được đề xuất
xác định như sau: K
d
= 1 + (1 - K
v
) (3.1)
Trong đó: K
v
- Hệ số vùng (được vận dụng xác định theo hệ số
vùng, khu vực K
v
quy định tại Quy chuẩn Việt Nam QCVN 19, 21,
22, 23 : 2009/BTNMT).
3.3.2. Giải pháp nghiệm thu công tác CTPHMT theo các tiêu
chí đánh giá kết quả CTPHMT
NCS đề xuất một số tiêu chí đánh giá kết quả CTPHMT đối với
các mỏ than KTLT vùng HG-CP, tỉnh Quảng Ninh như sau:
(1). Khi CTPHMT các mỏ than KTLT thuộc vùng CTPHMT thông
thường (chỉ đáp ứng bảo vệ môi trường) cần đáp ứng các tiêu chí sau:
a. Tiêu chí 1: Đáp ứng ranh giới, diện tích, địa hình, qui mô
công trình CTPHMT theo đề án CTPHMT.
10

b. Tiêu chí 2: Đáp ứng chỉ số hiệu quả xử lý môi trường.
Khi đánh giá hiệu quả xử lý môi trường cần xem xét riêng cho
từng thông số môi trường phải xử lý.

Chỉ số hiệu quả xử lý chất ô nhiễm môi trường (A, %) phải đáp
ứng yêu cầu sau:

 
%,100%
o
so
A




> 0 (3.2)
Trong đó: α
o
- hàm lượng thông số môi trường trước xử lý; α
s
-
hàm lượng thông số môi trường sau xử lý.
c. Tiêu chí 3: Đáp ứng chỉ số hiệu quả chống xói mòn và rửa trôi.
Chỉ số hiệu quả chống xói mòn khe rãnh (F
x
, %) như sau:
 
%3100x
mi
li
nixdkr
%F
n

1i
x



(3.3)
Trong đó: d
kr
- chiều rộng trung bình của các khe rãnh trên sườn
tầng thứ i (m); n
i
- số lượng khe rãnh trên sườn tầng thứ i; l
i
- chiều
dài tầng thải thứ i (m); m
i
- số lượng tầng thải.
(2). Khi CTPHMT các mỏ than KTLT thuộc vùng định hướng
chức năng CTPHMT đa mục tiêu (BVMT và sử dụng đất phát triển
kinh tế), thì ngoài việc đáp ứng 3 tiêu chí như đối với CTPHMT
thông thường còn phải đáp ứng thêm các tiêu chí sau:
d. Tiêu chí 4: đáp ứng chỉ số đồng thuận N (%).
Chỉ số đồng thuận biểu thị sự phù hợp với quan điểm phát triển
của cộng đồng địa phương thông qua các kết quả tham khảo các ý
kiến của các chuyên gia về kinh tế, môi trường và các đơn vị lân cận.
11

Đây là tiêu chí quan trọng, luôn có trong quá trình đánh giá
CTPHMT đa mục tiêu, được xác định theo công thức:




 
%50,100%
o
so







(3.4)


Trong đó:
o

- tổng số lượng người được tham khảo các ý kiến
là chuyên gia kinh tế và môi trường hoặc là cộng đồng (với điều kiện
số lượng người được tham khảo ý kiến là cộng đồng phải lớn hơn số
hộ của các tổ dân lân cận, giáp với khu vực CTPHMT);
s
- số
lượng người tham gia ý kiến không đồng thuận.
e. Tiêu chí 5: Đáp ứng về độ ổn định bờ mỏ.
Góc dốc bờ mỏ, bãi thải phải đảm bảo luôn nằm trong giới hạn
ổn định. Công tác này được giám sát trong quá trình khai thác mỏ,
nhằm đảm bảo việc thực hiện các giải pháp kỹ thuật CTPHMT được

lồng ghép trong quá trình khai thác mỏ (đề xuất tại chương 4).
f. Tiêu chí 6: đáp ứng chỉ số hiệu quả kinh tế của CTPHMT đa
mục tiêu.
Chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế của CTPHMT đa mục tiêu (K
i
)
xác định như sau:

c
ipnpimnm
i
G
GGGG
K
)()(
)()()()(



(3.5)


Trong đó: G
m(n)
- giá trị đất đai sau khi phục hồi, dự báo theo
giá cả thị trường tại thời điểm tính toán với loại đất theo chức năng
sử dụng đất tương tự và lân cận khu vực CTPHMT; G
m(i)
- giá trị đất
đai sau khi phục hồi theo phương thức mà các mỏ than đã thực hiện

theo quy định tại Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg và đã được cơ
12

quan có thẩm quyền phê duyệt, dự báo theo giá cả thị trường tại thời
điểm tính toán; G
p(n)
- tổng chi phí phục hồi đất để đạt được chức
năng sử dụng; G
p(i)
- tổng chi phí phục hồi đất theo phương thức các
mỏ than đã thực hiện theo quy định tại Quyết định số 18/2013/QĐ-
TTg đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; G
c
- giá trị nguyên thuỷ
của đất đai trước khi mở mỏ ở thời điểm tính toán (theo đơn giá của Nhà
nước).
Bảng 3.1: Quy ước giá trị hệ số Ki
Ki
Mức độ hiệu quả
Vùng áp dụng*
K
i
> 1
Cao
Rất nhạy cảm
0≤ K
i
<1
Đạt
Nhạy cảm

K
i
<0
Không đạt
Không nhạy cảm

3.3.3. Giải pháp quản lý bằng một số quy định cần thiết khác
có liên quan đến công tác CTPHMT
Đề xuất hoàn thiện bổ sung các quy định về thể chế nhằm hoàn
thiện các văn bản pháp lý liên quan đến việc hướng dẫn thực hiện
Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ
cho công tác CTPHMT theo định hướng đa mục tiêu.
3.3.4. Giải pháp quản lý CTPHMT cho các mỏ than khai thác
lộ thiên tại vùng trọng điểm
3.3.5. Giải pháp quản lý môi trường vùng (trong đó có
CTPHMT) bằng công cụ ‘Đánh giá môi trường tổng hợp – ĐMT“
Trên cơ sở so sánh về sự khác nhau về mục tiêu, quy mô nhiệm
vụ,… của ĐMT với các công cụ BVMT khác nhau (ĐMC, ĐTM,
CKBVMT), NCS đề xuất để đảm bảo sự phát triển bền vững cho xã
13

hội nói chung, cho tương lai ngành khai thác mỏ nói riêng và cho các
đối tượng như đã nêu ở trên,… cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung kịp
thời vào khung chính sách và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về ĐMT
nhằm lấp khoảng trống chính sách mà các công cụ về BVMT hiện có
nhưng chưa đáp ứng được.
ĐMT vùng, khu vực nhằm tạo khung pháp lý xác lập thực trạng
các vấn đề MT của vùng phát triển kinh tế trong một phạm vi không
gian giới hạn (như trong một vùng công nghiệp phát triển; vùng phát
triển trên lưu vực sông quan trọng,…) để có các giải pháp tổng thể,

phối hợp giữa các cơ sở, liên ngành, liên vùng nhằm giải quyết các
vấn đề MT (trong đó bao gồm cả vấn đề CTPHMT) và các mâu thuẫn
phát triển giữa các ngành cùng phát triển trong vùng, khu vực ;
ĐMT là công cụ hỗ trợ xác định rõ trách nhiệm của mỗi nhà đầu tư,
của mỗi cấp, mỗi ngành, địa phương khi có vấn đề MT nghiêm trọng
xảy ra trong khu vực; xác định các vấn đề CTPHMT cần giải quyết
trong vùng có vấn đề MT trọng yếu; các vùng CTPHMT đa mục tiêu
(định hướng đa mục tiêu: các vùng tiếp tục có chức năng phát triển
kinh tế; các vùng CTPHMT vùng bảo vệ MT nguồn nước, di sản,…
và vùng CTPHMT theo tự nhiên,…; vấn đề quản lý tổng hợp giữa
các ngành kinh tế liên quan; trách nhiệm của chủ mỏ, của địa
phương; của các nhà quản lý và chế tài quản lý quỹ CTPHMT tập
trung,…
Việc tiến hành ĐMT cho các vùng trọng điểm; các lưu vực sông
suối,… của các tỉnh, thành phố sẽ là công cụ chuyên môn có tính
pháp lý giúp cho các nhà hoạch định chính sách các biện pháp quản
lý tổng thể nhằm giải quyết xung đột giữa các ngành kinh tế, giảm
14

thiểu sức ép lên MT sinh thái và các hệ tài nguyên sinh vật; góp phần
đảm bảo sự phát triển hài hòa và bền vững của các hoạt động kinh tế
trên vùng và đảm bảo an sinh xã hội và chống suy thoái MT, tại
vùng trọng điểm.
2. Nội dung chủ yếu của ĐMT: xác lập phạm vi vùng ĐMT; xác
lập quy luật tương đối của sự thay đổi, biến thiên của điều kiện tự
nhiên trong vùng; kiểm kê, thống kê các nguồn ô nhiễm tự nhiên,
nhân tạo; xác định các bên liên quan: các cơ sở phát triển kinh tế;
các cơ quan ban ngành quản lý; cộng đồng dân cư; tổ chức phi chính
phủ; đánh giá tác động cộng hưởng các tác động môi trường; đánh
giá các tác động tích luỹ là việc xem xét và định lượng quá trình trầm

tích, lắng đọng và tích tụ các phát thải của một hoạt động phát triển
nào đó diễn biến từ quá khứ tới hiện tại và có thể tiếp tục trong tương
lai; đánh giá khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận; xác định các
trọng điểm dẫn đến sự vượt ngưỡng các chỉ tiêu môi trường khu vực
nhằm xác định trọng điểm phát thải ô nhiễm, tạo ra hiệu ứng “giọt
nước gây tràn ly”; nghiên cứu và đề xuất các giải pháp riêng lẻ và
tổng hợp nhằm từng bước cải thiện chất lượng môi trường: đánh giá
môi trường tổng hợp phải làm được chức năng hỗ trợ phát triển KT-
XH; tổ chức quản lý, giám sát môi trường vùng.
Hoạt động khai thác than vùng HG-CP đã diễn ra nhiều năm
trong quá khứ, hiện tại và tương lai, do vậy việc xem xét tác động
cộng hưởng, tích luỹ của các tác động đơn lẻ, lặp đi lặp lại, liên kết
trong khoảng thời gian dài của các hoạt động (khai thác than, chế
biến than, các dịch vụ phụ trợ,…) đến MT là thực sự cần thiết, đặc
liệt đối với những khu vực tập trung dân cư, có nhiều cơ sở công
15

nghiệp như Hà Tu, Hà Lầm, Cửa Ông, Bụi từ các bãi thải cao hơn
núi tự nhiên đã khuếch tán bụi vào không khí cộng hưởng với các
nguồn phát sinh bụi, khí thải của các hoạt động vận chuyển, phát
triển công nghiệp (nhiệt điện, xi măng,…),… làm ô nhiễm trầm trọng
bầu không khí các thị trấn, thị tứ, các tụ điểm dân cư; làm lấp cạn các
suối đầu nguồn lưu vực vịnh Cửa Lục; tác động tích luỹ các kim loại
nặng, đất đá,… hàng trăm năm qua từ hệ lụy trôi rửa của các khai
trường, bãi thải, bãi chứa than,… kết hợp với các hoạt động phát triển
đô thị và công nghiệp khác đã làm cho hệ sinh thái vịnh Cửa Lục và
gián tiếp tới vịnh Hạ Long ngày càng cạn kiệt.
Việc tiến hành một cách khẩn trương ĐMT cho các khu vực này
có ý nghĩa thiết thực, nhằm duy trì được sự cân bằng giữa các hoạt
động phát triển trên một địa bàn hẹp (khai thác khoáng sản, cảng biển,

vận tải thuỷ, thương mại, du lịch,…); tăng cường hiệu quả cho các hoạt
động kinh tế khu vực và trên địa bàn tỉnh, bảo vệ các cảnh quan, tạo
điều kiện cho du lịch phát triển nói chung và định hướng được vùng ưu
tiên (vùng cần thiết phải CTPHMT theo hướng đa chức năng); mức độ
CTPHMT phải thực hiện để đáp ứng các tiêu chí công tác CTPHMT
đa chức năng trong HĐKS than KTLT tại vùng mỏ rộng lớn, đầu
nguồn sông suối và lân cận các khu đô thị, khu du lịch [51].
3.3.6. Giải pháp phân vùng chức năng sử dụng đất phục vụ
công tác quản lý CTPHMT
Trên cơ sở thực tiễn cho việc định hướng chức năng sử dụng đất
của vùng CTPHMT, NCS đã đề xuất phương pháp xác định các định
hướng phân vùng CTPHMT đa chức năng sử dụng đất sau KTLT dựa
16

trên việc định lượng cho 6 tiêu chí phân vùng CTPHMT theo 6 bước
cơ bản.
3.3.7. Dự kiến kết quả mô hình định hướng vùng chức năng
CTPHMT phục vụ công tác quản lý CTPHMT cho một số mỏ than
KTLT tại vùng Hòn Gai
Trên cơ sở phân tích lựa chọn dự báo định hướng các vùng
CTPHMT cho các nhóm mỏ than KTLT vùng Hòn Gai như sau:
a) Vùng CTPHMT tạo thành khu vực phát triển cảnh quan lâm
nghiệp nhằm BVMT vịnh Cửa Lục; bảo vệ đất nông nghiệp vùng hạ
lưu bải thải Nam Lộ Phong và Hồ Khe Cá; bảo vệ môi trường khu
dân cư lân cận (gọi tắt là vùng HG1): bao gồm phần lớn khai trường,
bãi thải mỏ phần phía Bắc và Đông Nam mỏ Hà Tu; Lộ vỉa +110 Tân
Lập.
b) Vùng CTPHMT tạo thành khu vực dân cư; du lịch công
nghiệp; phát triển khu vui chơi giải trí (sân golf) phục vụ du lịch
công nghiệp; hành lang cây xanh cảnh quan cách ly khai thác hầm lò

với khu dân cư (gọi tắt là vùng HG2): bao gồm khai trường, bãi thải
mỏ Núi Béo và một phần khai trường, bãi thải mỏ phần phía Tây
Nam , mỏ Hà Tu.
c) Vùng CTPHMT nhằm phát triển lâm nghiệp và BVMT lưu
vực sông Diễn Vọng - Vịnh Cửa Lục; hành lang cây xanh cảnh quan
cách ly khai thác hầm lò với khu dân cư và bảo vệ môi trường cảnh
quan nhìn từ Cầu Bãi Cháy (gọi tắt là vùng HG3): bao gồm phần khai
thác lộ vỉa của Xí nghiệp than Thành Công; Cao Thắng (đã kết thúc
khai thác); khai thác lộ thiên 917 - Xí nghiệp than 917; khai thác lộ
vỉa mỏ Hà Lầm.
17


Hình 3.1: Sơ đồ phân vùng chức năng sử dụng đất CTPHMT
cho một số mỏ than KTLT vùng Hòn Gai


Hình 3.2: Sơ đồ phối cảnh kết quả CTPHMT
của một số mỏ than KTLT vùng Hòn Gai

18

CHƯƠNG IV
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CẢI TẠO
PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG CHO CÁC MỎ THAN
KHAI THÁC LỘ THIÊN VÙNG HÒN GAI - CẨM PHẢ
4.1. Đề xuất các phương án CTPHMT
Trên cơ sở định hướng công tác kỹ thuật CTPHMT, NCS tổng
hợp, khái quát các dạng biến đổi địa hình khai trường khai thác mỏ
(dạng khai trường mỏ biến đổi lớn, dạng có biến đổi); các dạng bãi

thải mỏ (dạng núi bãi thải, dạng bãi thải đồi thấp) và đề xuất các các
phương án CTPHMT tương ứng với các dạng biến đổi nêu trên.
4.2. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật CTPHMT cụ thể cho mỗi
mỏ than KTLT lồng ghép trong quá trình khai thác mỏ
NCS đã đề xuất giải pháp đổ thải trên một số địa hình đặc trưng
(đổ thải trên nền bãi thải có dạng là một động tụ kín; đổ thải trên nền
bãi thải có dạng là một động tụ hở; trên nền bãi thải có nền tương
đối bằng phẳng hay đổ ở sườn núi); giải pháp kỹ thuật cải tạo hình
dáng khai trường (giải pháp thiết kế trong mối liên kết tổng thể các
khai trường liền kề và lân cận; giải pháp chỉnh sửa thiết kế và thực
hiện tại các khu vực mỏ đã có thiết kế khai thác nhưng hình dạng
chưa phù hợp trong mối liên kết tổng thể các khai trường liền kề và
lân cận; giải pháp thi công liên thông các khai trường gần nhau, tạo
hình dáng tổng thể khai trường theo vùng); giải pháp kỹ thuật cải tạo
mặt tầng (thực hiện trong quá trình khai thác; sau khi kết thúc khai
thác); giải pháp kỹ thuật cải tạo sườn tầng khai thác (thực hiện trong
19

quá trình khai thác; thực hiện sau khi kết thúc khai thác; giải pháp kỹ
thuật cải tạo bãi thải (cải tạo bãi thải cao; cải tạo bãi thải trong
thung lũng; cải tạo hình dáng bãi thải; cải tạo mặt bãi thải kết thúc
đảm bảo điều kiện giữ nước bằng cách tạo các vùng trũng trên bề
mặt bãi thải để giữ độ ẩm cho cây phát triển).
4.3. Giải pháp giảm thiểu nguy cơ tai biến sạt lở đất và nguy
cơ lũ bùn đá tại các mỏ than KTLT vùng Hòn Gai - Cẩm Phả
4.3.1. Giải pháp kỹ thuật ổn định bờ mỏ trong giai đoạn kết
thúc khai thác tại các vùng có nguy cơ tai biến sạt lở khai trường
và bãi thải cao
Để giữ ổn định bờ mỏ khi kết thúc khai thác đảm bảo hiệu quả
công tác CTPHMT, cần thiết áp dụng đồng bộ một số giải pháp phòng

chống cần thiết. Đặc biệt là các mỏ than KTLT có điều kiện phức tạp
về địa chất và địa chất thủy văn như ở vùng HG-CP (mỏ Hà Tu, Cọc
Sáu và Đèo Nai,…) thì khâu ngăn, thoát nước là hết sức quan trọng,
sau đó là xác định cải tạo bờ mỏ kết thúc khai thác với góc nghiêng
hợp lý nhằm đảm bảo ổn định cho bờ mỏ khi đã dừng khai thác.
4.3.2. Giải pháp kỹ thuật ổn định bờ mỏ bằng nổ mìn tạo biên
để giảm nguy cơ sạt lở bờ mỏ vào giai đoạn kết thúc khai thác
Khi tiến hành công tác nổ mìn làm tơi đất đá tại các phần đất
đá giáp ranh giới kết thúc khai thác mỏ cần thiết áp dụng phương
pháp nổ mìn tạo biên để tạo điều kiện cho công tác xúc bốc có thể
xúc và tạo được mặt sườn tầng bằng phẳng (tạo cảnh quan), giảm
tác dụng chấn động lên bờ mỏ, do đó biên giới mỏ không bị phá
huỷ, đảm bảo độ ổn định bờ mỏ khi kết thúc KTLT.
20

4.3.3. Giải pháp kỹ thuật ổn định bờ bãi thải - giải pháp đổ
thải theo lớp để đảm bảo giảm thiểu sạt lở bãi thải
Với khối lượng đất đá đổ thải ngày càng lớn, diện tích các bãi
thải ngày càng mở rộng và chiếm them nhiều diện tích, các bãi thải
càng ngày càng cao, hiện tượng sụt lún và mất an toàn ngày càng
nhiều và phức tạp,
Thực hiện đổ thải theo lớp với trọng tâm chính của việc đổ thải
theo lớp là tạo nên một phương pháp xây dựng bãi thải mới để nâng
cao các đặc tính của vật liệu bãi thải và độ ổn định trong nhiều lĩnh
vực, nhằm mục đích sử dụng phương án CTPHMT đa mục tiêu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong những năm qua, HG-CP là khu vực cung cấp chính
nguồn năng lượng hóa thạch cứng cho nhu cầu sử dụng trong nước
và xuất khẩu, nhưng đây cũng là điểm nóng, mang nhiều dấu ấn nặng

nề do hậu quả của hoạt động khai thác mỏ, mà trong đó KTLT là chủ
yếu, gây ra đối với MT ngay cả khi đóng cửa mỏ cũng vẫn để lại một
vùng địa mạo nham nhở với những hố lớn, nhỏ (khai trường cũ) sâu
tới 350÷500m, những núi đất (bãi thải) cao tới 250÷350m, tiềm ẩn
nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây bụi, sạt lở, lũ bùn đá, nguy hiểm đến tính
mạng con người và gia súc, phá vỡ cảnh quan khu vực,…
Trên thực tế, sau thời gian 5 năm thực hiện các quy định của
Nhà nước, vấn đề CTPHMT còn nhiều bất cập đối với khu vực
21

KTLT vùng HG-CP - nơi kế cận và tiếp giáp các vùng phát triển kinh
tế trọng điểm, lưu vực vịnh Hạ Long và Bái Tử Long cần bảo vệ
nghiêm ngặt.
Để giải quyết vấn đề bất cập nêu trên, luận án đã nghiên cứu
các giải pháp quản lý - kỹ thuật tổng thể nhằm phục vụ công tác
CTPHMT cho các mỏ than KTLT vùng mỏ HG-CP với các nội dung
sau đã được thực hiện:
a. Các giải pháp quản lý:
Đã đề xuất các giải pháp quản lý hành chính; các giải pháp quản
lý kỹ thuật; giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng khu vực CTPHMT:
đã xây dựng hệ số điều chỉnh kinh phí ký quỹ CTPHMT theo vị trí
khai thác; đã xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả CTPHMT; đã đề xuất
biện pháp quản lý CTPHMT theo phân vùng chức năng; đã đề xuất
công cụ Đánh giá tác động MT tổng hợp (ĐMT); đã đề xuất định
hướng phân vùng chức năng CTPHMT để thực hiện CTPHMT lồng
ghép trong quá trình khai thác và sau KTLT tại vùng HG.
b. Các giải pháp kỹ thuật:
Đã đề xuất phương án CTPHMT đối với khai trường; đã đề
xuất phương án CTPHMT đối với bãi thải đất đá; đã đề xuất phương
án CTPHMT cải tạo phục hồi thảm thực vật; đã đề xuất các giải pháp

kỹ thuật cho mỗi mỏ than lộ thiên: đổ thải trên một số địa hình đặc
trưng; đã đề xuất giải pháp kỹ thuật thực hiện vào giai đoạn kết thúc
khai thác để giảm thiểu nguy cơ tai biến sạt lở đất và nguy cơ lũ bùn
đá tại vùng khai thác than lộ thiên; đã đề xuất giải pháp kỹ thuật cải
tạo hình dáng mỏ khi kết thúc trong tổng thể nhiều mỏ liền kề.
22

Trong bối cảnh phát triển kinh tế trên diện tích hẹp ven biển của
vùng HG - CP, bên cạnh Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên Thế giới;
Vườn Quốc gia Bái Tử Long trong Vịnh Bái Tử Long thì các công
tác quản lý kỹ thuật CTPHMT theo hướng đa mục tiêu (theo lợi thế
của vùng), theo định hướng phân vùng chức năng sử dụng đất trên cơ
sở ĐMT và giải pháp kỹ thuật lồng ghép trong quá trình khai thác
mỏ, dự kiến sẽ là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho công tác CTPHMT các
mỏ than KTLT vùng HG-CP đạt được mục tiêu như các nước tiên
tiến trong khu vực - là vùng phụ cận, vùng đệm, vùng cách ly hoạt
động khai thác khoáng sản để bảo vệ và phát huy giá trị của cảnh
quan thiên nhiên của đất nước và của thế giới.









CTPHMT tương lai cho các mỏ than KTLT vùng HG-CP?
2. Kiến nghị
Từ những kết luận nêu trên, NCS đề xuất hướng nghiên cứu

tiếp theo là: nghiên cứu xác lập các vùng chức năng CTPHMT nhằm
23

phục vụ cho công tác CTPHMT của các mỏ khai thác than tại vùng
Uông Bí và Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Đặng Thị Hải Yến (2008), Về tác động môi trường của việc đổ
thải đất đá trong hoạt động khai thác than Quảng Ninh tới môi
trường, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số 2/2008, tr. 24-26.
2. Đặng Thị Hải Yến (2008), Công tác quản lý Nhà nước trong
hoạt động khoáng sản tỉnh Quảng Ninh, Tạp chí Tài nguyên và
Môi trường, số 7, tr. 39-41.
3. Đặng Thị Hải Yến (2010),Cơ hội tiếp cận sản xuất sạch hơn
trong hoạt động khai thác mỏ ở Việt Nam, Tạp chí Công nghiệp
Mỏ, số 01/2010, tr. 34-35.
4. Đặng Thị Hải Yến (2010), Tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật sản
xuất sạch hơn trong hoạt động khai thác lộ thiên Quảng Ninh,
Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số 02/2010, tr. 35-36.
5. Đặng Thị Hải Yến, Ngô Thành Tâm (2010), Đánh giá môi
trường tổng hợp – giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở các
cụm dân cư Quảng Ninh, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số 5 -2010,
tr. 28-30.
6. Đặng Thị Hải Yến, Phạm Văn Cường (2011), Công tác cải tạo
phục hồi môi trường tại Quảng Ninh, Tạp chí Công nghiệp Mỏ,
số 3/2012, tr. 43-45.
7. Đặng Thị Hải Yến, Nguyễn Phương Thanh (2012), Đánh giá

×