Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

NUÔI cá lóc TRONG bể lót bạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.42 KB, 11 trang )

QUI TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC TRONG BỂ LÓT BẠT BẰNG
THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP VÀ BÁN CÔNG NGHIỆP
18-07-2014

Ngày nay, việc nuôi thương phẩm cá lóc đạt năng suất cao là không khó. Tuy nhiên vấn đề đặt
ra hiện nay là làm thế nào để hạ giá thành sản xuất đến mức thấp nhất để nâng cao hiệu quả
kinh tế. Trong nguyên tắc quản lý tốt quá trình nuôi thương phẩm cá lóc, việc phòng bệnh
được đưa lên hàng đầu. Bởi vì nó giúp hạn chế chí phí, giảm giá thành thông qua việc nâng cao
tỷ lệ sống, hạn chế dịch bệnh. Để đạt được những điều trên, ngoài việc phòng bệnh tốt người
nuôi phải nắm vững kỹ thuật nuôi, nắm rõ các nguyên lý vận hành trong quá trình nuôi, việc sử
dụng thuốc, hóa chất và kháng sinh cho phù hợp là những việc rất quan trọng để đạt được
thành công.

Kỹ thuật thiết kế xây dựng bể nuôi:

- Diện tích bể nuôi: tùy theo khả năng đầu tư của hộ nuôi. Tuy nhiên bể nuôi có diện tích từ 15
– 30 m2 là vừa.

- Chọn vị trí xây dựng bể nuôi: Vị trí bể đặt nơi thông thoáng, tránh bóng cây che khuất, gần
nhà – khu vực có điện, thuận tiện cho việc chăm sóc quản lý, hạn chế chấn động, gần kênh
rạch và có nơi thoát nước thích hợp không gây tác động xấu đến môi trường xung quanh.

- Vật liệu xây dựng bể: Bạt cao su loại 2 mặt, tre, tràm, tầm vong, dây trì, mê bồ, ống nhựa Ф
60, Ф 90, val ,T 90-60, lưới,…

- Phương tiện hỗ trợ: moteur bơm nước, ống cấp thoát nước (đường kính 60 mm), co, val khóa
thích hợp.


- Bể nuôi xây dựng trên mặt đất bằng phẳng và đầm nện kỹ, rồi đổ lớp cát và chấu, lót lớp đệm
hoặc bao cũ giữa lớp cát và cao su để bảo vệ cao su. nền bể có độ dốc nghiêng về phía ống


thoát nước để loại bỏ các chất cặn bả trong bể khi thay đổi nước.

- Sau khi đóng cọc định vị trí lót mê bồ và cao su 2 mặt theo khung đã ấn định. Khung bằng
cây tre, gỗ... với các trụ cây chắc chắn, khung phải chằng dây kẽm cho chắc chắn và có lưới
bảo vệ phía trên, tránh cá nhảy ra ngoài làm thất thoát.

- Bể nuôi phải có ống chống tràn để ổn định mực nước khi trời mưa và bơm nước tràn.

- Khi thiết kế ống thoát nước cần quan tâm đến đường kính ống thoát nước để tiến hành thay
nước nhanh và để thay sạch cặn bả phải đào hố sâu xung quanh ống thoát nước.

- Moteur bơm cấp nước vào bể thông qua ống nhựa đặt trên mặt bể.

Nguồn nước:

Nguồn nước sử dụng cho mô hình nuôi được cấp vào bể xử lý trước khi cấp vào bể nuôi nhằm
chủ động cấp và thoát khi cần thiết. Độ pH của nước 6.5 - 8; NH3 < 0.01 mg/l ; O2 > 3mg/l.

Con giống:

Cá lóc là loài cá dữ, ăn động vật tươi sống. Sự cạnh tranh thức ăn của loài cá này rất quyết liệt
vì vậy thường có sự phân đàn lớn sau thời gian nuôi ngắn nên khi thả giống nuôi cần chọn cá
đồng cỡ là hết sức quan trọng và quyết định năng suất của bể nuôi.

a. Tiêu chuẩn chọn giống:


Nên chọn mua giống ở những nơi có uy tín hoặc cho sinh sản nhân tạo và có nguồn gốc rõ
ràng.
Đồng cỡ, không sây sát, không có triệu chứng bệnh, bơi theo đàn, có màu đặc trưng của loài.


b. Chuẩn bị nguồn nước:

Trước khi thả cá 3 - 4 ngày, cấp nước vào bể nuôi ngâm - xả vài lần nhằm loại bỏ bớt mùi hóa
chất của cao su.

Cấp nước vào bể nuôi đạt mức nước sâu 0,6 m và xử lý bằng một trong loại thuốc – hóa chất
khử trùng nước như Avaxide, Fresh water, Virkon A,…

Nâng dần mực nước cho đạt yêu cầu 0,8 – 1 m đảm bảo mức nước trong bể phải thấp mặt bể
khoảng 0,2m.

c. Thả giống:

Xử lý cá giống trước khi thả cá vào bể bằng biện pháp tắm để diệt ngoại ký sinh hoặc nấm.
Đồng thời, tiến hành lược cá để cá đồng cỡ hạn chế ăn lẫn nhau.

- Phương pháp tắm: Dùng thuốc có nguồn gốc Iodine theo liều lượng ghi trên bao bì. (Ví dụ
như Iodine – complex của Công ty Bio).

d. Mật độ:

Mật độ: 100 con/m2, cỡ cá 200 - 250 con/kg.
Thức ăn và phương pháp cho ăn


a. Thức ăn bán công nghiệp (50% thức ăn công nghiệp và 50% thức ăn tươi sống): Hệ số
chuyển hóa thức ăn (FCR): 3.0
+ Tháng đầu: cỡ cá 3 - 50 g/con, cho cá ăn 3 - 4 lần/ngày, khẩu phần ăn 10 - 15%.
Sử dụng thức ăn công nghiệp đạm 40%, kích cỡ viên thức ăn là 1 mm và thức ăn cá tạp hay ốc

bươu vàng theo tỷ lệ 3:7, cho vào cối xay nhuyễn rồi mỗi ngày tăng tỷ lệ thức ăn công nghiệp
lên từ tỷ lệ 3:7 đến tỷ lệ 5:5 (50% thức ăn công nghiệp và 50% thức ăn tươi sống) trong vòng
10 ngày là cá có thể ăn được hoàn toàn bằng thức ăn bán công nghiệp.
+ Tháng thứ 2: cỡ cá 50 - 150 g/con.
Sử dụng thức ăn công nghiệp đạm 40% dạng viên nổi 4 – 6 mm và thức ăn cá tạp hay ốc bươu
vàng có thể trộn 2 loại thức ăn này theo tỷ lệ 5:5 và cho vào cối xay nhuyễn cho cá ăn 2
lần/ngày, khẩu phần ăn 7 - 10%.
+ Tháng thứ 3: cỡ cá 150 - 250 g/con.
Cho cá ăn 2 lần/ngày, khẩu phần ăn 5 - 7%.
Buổi sáng cho cá ăn thức ăn tươi sống.
Buổi chiều cho cá ăn thức ăn công nghiệp dạng viên nổi cỡ 8 – 10 mm.
+ Tháng thứ 4: cỡ cá 250-350 g/con.
Cho cá ăn 2 lần/ngày, khẩu phần ăn 3 - 5%.
Buổi sáng cho cá ăn thức ăn tươi sống
Buổi chiều cho cá ăn thức ăn công nghiệp dạng viên nổi đạm 40%, cỡ 10 – 12 mm.
+ Tháng thứ 5 trở đi: cỡ cá 300 - 500 g/con.
Cho cá ăn 2 lần/ngày, khẩu phần ăn 3%.
Buổi sáng cho cá ăn thức ăn tươi sống
Buổi chiều cho cá ăn thức ăn công nghiệp dạng viên nổi đạm 40%, cỡ 10 – 12 mm.

b. Thức ăn công nghiệp: Hệ số chuyển hóa thức ăn công nghiệp là (FCR): 1.2 - 1.4
Thức ăn chính của cá con chủ yếu là cá tạp xay nhuyễn nhưng dễ tạo điều kiện cho cá quen
dần thức ăn công nghiệp cần trải qua thời gian thuần hóa như sau:
- Tháng đầu: 3 - 50 g/con, khẩu phần ăn 10 - 15%.


+ Tuần thứ 1: cá tạp xay nhuyễn, cho ăn 4 lần/ ngày.
+ Tuần thứ 2: cá tạp xay nhuyễn trộn với thức ăn công nghiệp dạng viên nổi đạm 40%, cỡ 1
mm theo tỉ lệ 7:3 và giảm dần, tần suất cho ăn 4 lần/ ngày.
+ Tuần thứ 3: cá tạp xay nhuyễn trộn với thức ăn công nghiệp dạng viên nổi đạm 40% , cỡ 2 3 mm theo tỉ lệ 3:7, tần suất cho ăn 4 lần/ ngày.

+ Từ tuần thứ 4 trở đi: Sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp dạng viên nổi đạm 40%, cỡ 4 5 mm tần suất cho ăn 4 lần/ ngày.
- Tháng thứ 2: Sử dụng thức ăn dạng viên nổi đạm 40%, cỡ 6 – 8 mm, cho cá ăn 2 - 3
lần/ngày, khẩu phần ăn 7 - 10%.
- Tháng thứ 3: cỡ cá 150 - 250 g/con.
+ Sử dụng thức ăn dạng viên nổi đạm 40%, cỡ 8 - 10 mm cho cá ăn 2 lần/ngày, khẩu phần ăn
5 - 7%.
- Tháng thứ 4: cỡ cá 250 - 350 g/con.
+ Sử dụng thức ăn dạng viên nổi đạm 40%, cỡ 10 - 12mm, cho cá ăn 2 lần/ngày, khẩu phần
ăn 3 - 5%.
- Tháng thứ 5 trở đi: cỡ cá 350 - 500 g/con.
+ Sử dụng thức ăn viên nổi 40% đạm cỡ 10 - 12 mm, cho cá ăn 2 lần/ngày, khẩu phần ăn 3%.
Sau 5 tháng cá đạt trọng lượng trung bình 350 - 500 g/con (cá đầu nhím), 600 - 900g/con (cá
đầu vuông).
Quản lý môi trường:

- Quản lý chất lượng nước rất quan trọng vì đó là nguyên nhân gây nên dịch bệnh và quyết
định năng suất của mô hình nuôi. Định kỳ kiểm tra yếu tố môi trường 1 tuần/lần, hay khi cá có
biểu hiện bất thường:

Dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ: nhiệt độ nước thích hợp từ 28 - 32 0C.


Dùng test kiểm tra nhanh một số yếu tố môi trường như độ pH, hàm lượng O 2 hòa tan, khí
Ammonia…

+ Độ pH: pH nước dao động 6.5 - 8; pH nước không vượt qua 9 sẽ rất độc cho cá nồng độ
ammonia trong nước cao.

+ Oxy hòa tan: Hàm lượng oxy hòa tan trong hệ thống nuôi > 3 mg/l; nếu hàm lượng oxy < 2
mg/l làm cá giảm ăn và chậm lớn.


+ Khí Ammonia (NH3 –N): Hàm lượng Ammonia trong bể không vượt quá 1 ppm (hàm lượng
cho phép trong nước nuôi thủy sản là 0,01 ppm).

- Chế độ thay nước: Do diện tích nhỏ nên chế độ thay nước cho bể cần được lưu ý hạn chế
tránh sốc cho cá.

Quản lý và chăm sóc sức khỏe cá:

- Trong quá trình nuôi cần theo dõi và quan sát khả năng bắt mồi, hoạt động bơi lội của cá.

- Theo dõi biểu hiện cá nuôi nhằm phát hiện bệnh sớm và có kế hoạch điều trị hợp lý: Nếu thấy
cá nổi trên mặt nước nhiều là nguồn nước bị ô nhiễm; nếu cá nổi trên mặt nước, da sẫm màu,
phản xạ kém với tiếng động là cá bị ký sinh trùng.

- Quan sát khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp: khi thời tiết thay đổi
giảm lượng thức ăn hạn chế thức ăn thừa làm ô nhiễm nguồn nước.

- Định kỳ theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá: tiến hành cân trọng lượng cá 1 lần/tháng.


Kỹ thuật phòng trị bệnh cá lóc:

Bệnh ngoại ký sinh:

a. Bệnh trùng bánh xe:

- Triệu chứng khi cá bị bệnh:

+ Toàn thân cá có nhiều nhớt màu trắng đục.


+ Da cá chuyển sang màu tối.

+ Cá cảm thấy ngứa ngáy và nổi đầu hàng đàn, đối với cá lóc giống nổi đầu nhô lên mặt nước
và lắc mạnh (cá nổi bọt, cá kết dề).

+ Khi bệnh nặng, trùng ký sinh trên mang phá hủy mang làm cho cá ngạt thở, mang đầy nhớt,
cá bơi lội lung tung. Bệnh thường xuất hiện vào sau mấy hôm trời âm u, nhiệt độ mát mẻ,
trùng bánh xe sinh sản nhanh gây thành dịch, cá chết hàng loạt.

+ Tốt nhất là giữ vệ sinh bể ương, nuôi, không ương, nuôi cá với mật độ quá dày.

+ Có nhiều phương pháp và nhiều loại thuốc trị bệnh trùng bánh xe như: muối hột, formalin,
Sulfat đồng, thuốc tím.

Các loại thường dùng và có kết quả cao như muối hột 2 - 3%(200-300gr muối/10lit nước) tắm
cá 5 - 15 phút, CuSO4 2 - 5 ppm (2 - 5 gam/m3) tắm cá 5 - 15 phút.

b. Bệnh Sán lá:


Bệnh thường xuất hiện tập trung vào mùa mưa, nhất là ở những ao, bể nuôi cá mật độ quá
dày, chúng ký sinh hầu hết trên cơ thể cá. Nguy hại nhất là do Sán lá. Xuất hiện cao điểm vào
các tháng có thời tiết lạnh (tháng 11 và tháng 12 dương lịch), hoặc những lúc có mưa, bảo kéo
dài.

Sán lá có kích thước 0,5 - 1 mm, có một số loài thấy được qua mắt thường.

Thường bám ở mang hay da cá gây xuất huyết cá sẽ chết sau đó vài ngày nếu là cá nhỏ. Cá
chết là do vết thương gây ra, hoặc do các vi khuẩn xâm nhập vào. Đặc biệt gây thiệt hại nặng

đối với cá hương, cá giống.

Triệu chứng: Cá bơi lội chậm chạp và đôi khi trên da có phủ 1 lớp trong giống như lông tơ, có
thể thấy điểm xuất huyết nhỏ trên thân cá, mang cá sưng lên và nhợt nhạt. Hiện tượng này
kéo dài cá suy yếu, dễ bị nhiễm bệnh khác.

Điều trị:

- Dùng formol với liều lượng 10 ml/m3 nước (10 cc/m3 nước), tắm cho cá trong 30 phút. Để
điều trị có hiệu quả, mỗi đợt điều trị lập lại 3 lần trong 4 ngày.

- Sau đó dùng vôi bột (CaCO3) liều lượng 1 - 2 kg/m2 hòa nước tạt (làm lại từ 3 - 4 lần).

Bệnh do giun sán nội ký sinh:

- Tác nhân gây bệnh: Giun đầu móc (Acanthocephala), Sán dây (Bothricephalus), Giun tròn
(Philometra).


- Triệu chứng: Giun sán ký sinh nhiều làm cá chậm lớn, gầy yếu đoạn ruột có nhiều giun sán ký
sinh làm ruột phình to ra.

- Tác hại và và phân bố: Bệnh giun sán nội ký sinh thường không thành dịch, bệnh không làm
chết cá hàng loạt nhưng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá. Nếu giun sán ký sinh với số
lượng nhiều gây hiện tượng tắc ruột có thể đâm thủng ruột tạo điều kiện cho các loài vi khuẩn
khác phát triển và gây bệnh cho cá. Đối với giun tròn có thể gây tắc ống dẫn mật hoặc tắc ruột.

- Phòng trị:

Sổ giun bằng cách trộn Hadacline vào thức ăn theo liều lượng hướng dẫn, cho ăn liên tục từ 2

- 3 ngày. Đồng thời, tiến hành thay nước sạch cho cá, dùng BKC, Freshwater…. xử lý nước để
ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập trở lại cá nuôi.

Vi khuẩn gây bệnh trên da và nội tạng:

a. Bệnh đỏ xoang họng (bệnh đẹn lưỡi):

Triệu chứng:

Quan sát bên ngòai cơ thể cá thấy:

- Da cá màu tối, cá bơi lội lờ đờ, góc vi xuất huyết, xoang miệng xuất huyết với nhiều hạt lấm
tấm đỏ.

- Khi cá bệnh nặng, viền mắt xuất huyết, có khi mắt lồi ra và có màu trắng đục, bụng chướng
to.


Quan sát phần trong bụng cá:

- Xoang bụng chứa nhiều dịch máu, gan xuất huyết và xưng căng, dạ dày, đoạn ruột đầu và
ruột giữa bị xuất huyết.

Phòng bệnh:

+ Định kì (nửa tháng) tạt nước vôi vào những lúc giao mùa (tháng 11, 12 dương lịch), hay vào
mùa khô (tháng 3, 4 dương lịch) với liều lượng 2 - 4 kg/100m 2 mặt nước.

+ Không sử dụng nước chịu ảnh hưởng nguồn nước nhiễm bẩn (do nguồn nước từ đồng ruộng
đổ ra, khu tập trung dân cư).


+ Sau khi cho cá ăn, nếu thấy hiện tượng nổi đầu cần tích cực thay đổi nước nhằm bổ sung
O2 (dưỡng khí) cho cá.

+ Bổ sung thêm Vitamin C, ADE vào khẩu phần thức ăn với liều lượng 3 g/ 1kg cá nuôi, 2 - 3
lần/ tuần. Vớt bỏ cá bị xây xát hoặc cá có biểu hiện bệnh.

Điều trị: Tiến hành thay nước 30 – 40 %, dùng vôi bột 2 – 3 kg/100m 2, hay xử nước với BKC
hoặc Freshwater, sau đó dùng kháng sinh (5 g Vimenro + 5 g Trimesul/ kg thức ăn) kết hợp
Vitamine C đều trị từ 5 – 7 ngày. Thực tế người dân có thể dùng cỏ mực giã nát vắt lấy nước
trộn thức ăn cho cá ăn, xác bã rãi xuống ao.

b. Bệnh lở loét:


- Nguyên nhân có thể do vi khuẩn Aeromonas spp. và khi lấy vết ghẻ soi kính hiển vi ở độ
phóng đại 100 lần có thể thấy sán lá, trùng bánh xe (Trichodina) ...và qua mắt thường có thể
thấy nấm thủy mi.

- Bệnh thường gặp từ tháng 6 - 8 và tháng 10 - 12. Biểu hiện đầu tiên là cá yếu ăn. Về màu
sắc, nơi nhiễm trùng có màu ửng đỏ nhẹ hoặc màu xam xám. Bệnh nặng tạo ổ viêm và vùng
khuyết xuất hiện (giống như ghẻ khuyết).

- Bệnh có thể do trùng mỏ neo hoặc rận cá tạo vết thương cho vi khuẩn và các loại ký sinh
trùng khác xâm nhập vào.

- Khi gặp bệnh này, dùng Ampicyclin và Tetracyclin bôi lên vết ghẻ 2 - 3 lần/ngày kết hợp rắc
muối với nồng độ như trị Sán lá. Có thể dùng 5 g Oxytetracyclin hoặc 10 g Sulfamid trộn vào
thức ăn cho cá ăn liên tục 3 - 5 ngày.


- Định kỳ nửa tháng dùng vôi bột CaC0 3 từ 1 - 2 kg/100m 2 hòa nước tạt, hòa với nước sau đó
chờ lắng trong rồi dùng nước trong tạt (thao tác này làm từ 3 - 4 lần).

- Định kỳ tẩy giun sán cho cá, bắt đầu tẩy giun khi cá nuôi được 1 tháng tuổi (100 g/con), về
sau cứ 1 - 2 tháng/lần bằng một trong những sản phẩm nội ký sinh (chỉ tẩy giun khi cá khỏe).

Trung tâm Giống Thủy sản Trà Vinh



×