GIÁO ÁN
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
CHỦ ĐỀ : HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
ĐỀ TÀI: VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC
Lứa tuổi : 5-6 tuổi
NGƯỜI DẠY: Trương Thị Ánh Tâm
Lớp : Lá 2
Ngày dạy: 12/04/2016
I/ Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết được vòng tuần hoàn của nước như nước bốc hơi, ngưng tụ thành
mây, tạo thành mưa, nêu được ích lợi của nước đối với con người, cây cối.
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ vòng tuần hoàn của nước, kỹ năng
khi sử dụng nước. Biết đoàn kết, giúp đỡ nhau khi chơi
- Giáo dục trẻ biết sử dụng tiết kiệm nguồn nước và biết bảo vệ nguồn nước,
bảo vệ môi trường.
II/ Chuẩn bị
- Máy chiếu, máy tính,nhạc, nước, ly, tấm kính, chai, muỗng, thau, xô,
tấm thảm lau chân, thẻ đúng, sai,…
III/ Tiến hành
- Cô: Xúm xít, xúm xít
- Trẻ: Quanh cô, quanh cô.
C/c ơi! Hôm nay cô có một thí nghiệm rất là hay. C/c có muốn xem cô
làm thí nghiệm đó không nào?
- Cô làm thí nghiệm về nước cho trẻ xem:
- Trời tối, đi ngủ.
- Trời sáng, ò ó o!
- Cô có cái gì đây c/c? (phích nước và ly, tờ giấy, tấm kính)
- C/c nhìn xem tờ giấy, tấm kính khô hay ướt? (khô)
- Bây giờ cô sẽ rót hai ly nước nóng và một ly úp tấm kính, một ly úp
một tờ giấy lên miệng ly.
- Một ly cô sẽ rót nước đun sôi để nguội và đạt tấm kính lên.
- Các con quan sát có hiện tượng gì xảy ra với ly nước nóng có tấm kính
đặt lên ?(làm mờ ly thủy tinh, tấm kính)
- Còn ly nước đun sôi để nguội có hiện tượng gì không c/c?
Cô giải thích: Nước nóng bốc hơi làm mờ ly thuỷ tinh, tấm kính.
Cô nhấc tấm kính chắn miệng ly: Các con cùng quan sát xem có gì phía
dưới tấm kính?(những giọt nước)
- Tại sao lại như vậy?( Hơi nước bay lên ngưng tụ phía dưới tấm kính
thành hạt nước li ti)
- Cô giải thích để trẻ hiểu: Nước bốc hơi lên khi gặp tấm kính chắn sẽ
ngưng tụ phía dưới tấm kính thành những hạt nước nhỏ li ti. Hạt nước to
hơn, nặng hơn sẽ rơi xuống.
Vì để hơi nước tụ thành những giọt nước to hơn cần phải có thời gian lâu
hơn nên cô đã làm trước thí nghiệm để c/c thấy những giọt nước to rơi
xuống và khi nào có thời gian nhiều hơn cô và c/c sẽ thực hiện một cách
hoàn chỉnh nhé.
- Cô nghiêng tấm kính, những giọt nước to chảy xuống.
Còn ly úp tờ giấy thì một lát nữa cô sẽ cho c/c thấy hiện tượng gì xảy ra
nhé.
GD trẻ: Ở nhà các con không được làm thí nghiệm giống cô vì rất nguy
hiểm do nước sôi nóng có sẽ gây ra bỏng cho c/c nhé.
C/c thấy nước có kỳ diệu không nào?
Vậy hôm nay cô và c/c sẽ tìm hiểu về vòng tuần hoàn của nước để biết sự
kỳ diệu của nước nhé.
- Nước có ở những đâu c/c? (giếng, ao, hồ, sông, suối, biển)
- C/c nhìn xem cô có gì đây? (ly nước)
- C/c thấy nước có màu gì? (không màu, trong suốt)
- Cô cho trẻ ngửi nước. Con thấy nước có mùi gì không?
- Cô cho trẻ uống nước. Con thấy nước có vị gì không?
- Cô đổ nước ra đĩa cho trẻ quan sát
- Nước có hình dạng gì c/c? (không có hình dạng)
Nước không có hình dạng cụ thể nên được gọi là chất lỏng đó c/c.
Cô đố c/c nước có cầm được không? (tùy trẻ)
Để biết nước có cầm được không cô mời một bạn lên cầm nước nào.
Vậy nước có cầm được không c/c?
- Vì sao không cầm được nước c/c? (vì nước là một chất lỏng, không có
hình dạng cụ thể)
Chúng ta không cầm nước được bằng tay vì nước không có hình dạng cụ
thể mà nước chỉ có hình dạng đặc trưng của đồ vật khi chúng ta múc nước
hoặc đựng nước vào đồ vật đó giống như những chai nước hay cốc nước (cô
cầm chai nước , cốc nước giơ lên)
Ngoài những cốc nước ở đây cô có 1 khay đựng những viên đá, bây giờ
cô cho các con sờ những viên đá này và nói cho cô cùng cả lớp biết các con
cảm thấy như thế nào?
- Các con có biết đá được làm từ gì không?(nước)
Những viên đá này cứng và rắn chúng được làm từ nước vì thế nước còn
tồn tại ở thể rắn nữa đấy.
- C/c có biết ở nhiệt độ nào thì nước ở chất lỏng thành chất rắn không?
(tùy trẻ)
C/c à! Để nước ở chất lỏng thành chất rắn thì phải ở nhiệt độ 0 0C và
ngoài trời nếu không khí lạnh dưới 0 oC thì hơi nước trong không khí sẽ tạo
thành những hạt tuyết đó c/c.
Bây giờ cô và c/c cùng quay lại với ly nước úp tờ giấy xem hiện tượng gì
xảy ra nhé.
Cô giơ tờ giấy lên, cho trẻ sờ vào tờ giấy. C/c chú ý xem tờ giấy khác gì
so với ban đầu không? (tờ giấy bị ẩm)
- C/c biết vì sao tờ giấy ẩm không? (vì hơi nước bốc lên làm ẩm tờ giấy)
Đúng rồi, hơi nước bốc lên đã làm tờ giấy ẩm. Khi nước đun sôi sẽ bốc
hơi hay chậu nước để ngoài trời nắng, hoặc nước ở ao hồ, sông, suối, biển
khi mặt trời chiếu sáng cũng sẽ bốc hơi đấy c/c, vì thế nước còn tồn tại ở thể
khí nữa đó c/c.
- Vậy ở nhà c/c có được nghịch nước sôi không? Vì sao? (không, vì nước
sôi sẽ gây bỏng)
Nước sôi cô chỉ làm thí nghiệm cho c/c biết thôi , ở nhà c/c không được
nghịch nước sôi kẻo bị phỏng nha.
- Vậy nước có đặc điểm gì? (không màu, không mùi, không vị … )
* C/c rất giỏi vì thế cô sẽ thưởng cho c/c một trò chơi: “Làm mưa”
- Các con thấy những gì trên màn hình?
- Tại sao nước lại bốc hơi c/c? (do mặt trời chiếu ánh nắng xuống)
- Nước bốc hơi đi đâu c/c? (lên trời)
- Khi bốc lên trời gặp lạnh thì thành gì c/c? (thành mây)
Mặt trời chiếu ánh nắng xuống đất, ao, hồ, sông, suối.. làm nước nóng
lên, hơi nước bốc lên trời, gặp điều kiện lạnh sẽ ngưng tụ thành những đám
mây.
- Đám mây nặng quá thì xảy ra hiện tượng gì? (mưa xuống)
- Mưa xuống nước mưa sẽ chảy về đâu? (ao,hồ, sông, suối, biển)
C/c chú ý lên đây xem điều gì sẽ xảy ra (cho trẻ xem video vòng tuần
hoàn của nước)
* Vòng tuần hoàn của nước :
C/c à, nước ở những ao, hồ, sông , biển khi mặt trời chiếu xuống làm
nước bốc hơi, gặp không khí lạnh tạo thành những đám mây những đám
mây nhỏ tụ lại thành đám mây lớn hơn những đám mây ngày càng nặng
hơn và nước trong đám mây rơi xuống tạo thành mưanước mưa chảy
vào ao, hồ, sông, suối, biển cứ như vậy tạo thành một vòng tuần hoàn của
nước đấy c/c ạ .(cô cho cả lớp nói vòng tuần hoàn của nước trên máy chiếu)
- C/c hãy nói lại vòng tuần hoàn của nước nào? (nước ở ao hồ, sông
suối, được mặt trời chiếu sáng, bốc hơi lên gặp không khí lạnh tạo thành mây,
các đám mây ngày càng nặng tạo thành mưa lại chảy xuống ao, hồ, sông,
suối,…)
- Nếu không có nước thì điều gì sẽ xảy ra? (Đất khô nứt nẻ, con người,
con vật, cây cối không sống được).
Nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người và thiên nhiên.
- Vậy chúng ta phải sử dụng nước như thế nào? (phải sử dụng nước
sạch, phải tiết kiệm, không được sử dụng được nước dơ, bẩn)
- Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm? (không có nước để
dùng)
- Có cách nào để bảo vệ nguồn nước sạch không bị ô nhiễm?(không
vứt rác bừa bãi, bảo vệ nguồn nước)
- Đúng rồi mỗi 1 nguồn nước đều có ích và phục vụ sinh hoạt cho con
người vì vậy chúng ta không được vứt rác bừa bãi làm gây ô nhiễm nguồn
nước dẫn tới hậu quả chúng ta uống nước đã bị ô nhiễm sẽ phát sinh ra một
số bệnh như giun, sán ….
- Vậy vào mùa nào thì nguồn nước trở nên cạn kiệt? (mùa nắng)
- Đến mùa nắng nước cạn kiệt thì chúng ta phải làm gì để đủ nước sử
dụng? (tiết kiệm nước, không lãng phí)
C/c à! Hiện tại đất nước ta đang đối mặt với tình trạng hạn hán kéo dài
nhiều nơi không có nước ngọt để sử dụng, sinh hoạt và để nuôi trồng vì con
người sử dụng nước lãng phí, không bảo vệ môi trường, chặt phá rừng làm
trái đất nóng lên là mất dần nguồn nước sạch, nước ngầm đó c/c.Và ở tỉnh
Bình Phước cũng như huyện Bù Đốp chúng ta cũng đang đối mặt với tình
trạng hạn hán không có nước để sử dụng và nuôi trồng, nhiều nhà phải đi
mua nước để sử dụng đó c/c.
- Tiết kiệm nước bằng cách nào c/c?(khi dùng vặn nước nhỏ lại, dùng
xong thì khóa vòi cẩn thận,…)
- Nhưng nước nhiều thì sẽ gây ra điều gì? (lũ lụt)
- Vậy làm sao để tránh được lũ lụt, hạn hán gây ra? (trồng cây, không
phá rừng, bảo vệ môi trường)
- Ngoài ra nước còn được sử dụng để làm gì? (làm ra điện)
C/c à! Để bảo vệ nguồn nước con người phải trồng nhiều cây xanh,
không chặt phá rừng, sử dụng nước tiết kiệm, không vứt rác bừa bãi gây ô
nhiễm nguồn nước. Nếu chúng ta không bảo vệ môi trường thì sẽ xảy ra lũ
lụt, hạn hán, gây ô nhiễm nguồn nước sach và cạn kiệt nguồn nước con
người không có nước để dùng đó c/c.
TCC: Vận động theo nhạc bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”
Cô và các con đã tìm hiểu về vòng tuần hoàn của nước. Bây giờ c/c có
muốn tham gia chơi trò chơi không ? (có ạ)
Trò chơi 1: Ai giỏi hơn
CC: Ở trên đây cô có những bức tranh về điều nên và không nên để
bảo vệ nguồn nước, cô sẽ phát cho mỗi bạn một thẻ màu đỏ và màu xanh,
sau khi cô mở các bức tranh các con có thời gian suy nghĩ trong vòng 30
giây, khi cô nói hết giờ, bức tranh nào là bảo vệ nguồn nước thì c/c giơ thẻ
màu xanh, bức tranh nào không phải bảo vệ nguồn nước các con giơ thẻ màu
đỏ.
LC: Bạn nào giơ sai thì phải nhảy lò cò.
- Tiến hành trẻ chơi, quan sát theo dõi trẻ.
Cô nhận xét kết quả
Trò chơi 2 : Thử sức đồng đội .
CC : Chia lớp làm hai đội đứng thành hai hàng dọc, trên bàn cô đã
chuẩn bị sẵn chai, muỗng, xô nước. Yêu cầu hai đội đổ nước vào chai của
đội mình, mỗi bạn chỉ được đổ 1 muỗng nước vào chai của đội mình, đổ
xong nước vào chai thì chạy về đập tay bạn. Trong thời gian ba phút đội nào
đổ được nhiều hơn sẽ là đội thắng cuộc.
- Tiến hành trẻ chơi, quan sát theo dõi trẻ.
Cô nhận xét kết quả
*KT: NT-TD
DUYỆT CỦA BGH
Người thực hiện
Trương Thị Ánh Tâm