Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Báo cáo Tiến hóa và đa dạng sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 44 trang )

I.

Mở đầu.
I.1 Đa dạng sinh học là gì?
Sự đa dạng về sinh học hay sự đa dạng sinh học nói một cách ngắn gọn chính là
sự đa dạng của sự sống trên Trái đất. Khái niệm bao gồm các loài thực vật, động vật
và vi sinh vật trên cạn, ở sông hồ và biển. Đa dạng sinh học gồm 3 mức độ: loài, hệ
sinh thái và thông tin di truyền/nguồn gen.
Đa dạng sinh học đề cập đến tất cả các dạng tồn tại của loài, hệ sinh thái của loài
và mối quan hệ giữa chúng. Ví dụ như trong đại dương sự đa dạng sinh học bắt đầu từ
những loài sinh vật rất nhỏ gọi là sinh vật phù du mà chúng có thể sử dụng năng
lượng mặt trời. Loài phù du là thức ăn của những loài động vật nhỏ, sau đó loài động
vật nhỏ là thức ăn của động vật lớn hơn như cá, bò sát hay động vật có vú. Cá, tôm,
cua , bò sát là thức ăn của hàng tỷ con người trên trái đất. Vì vậy đa dạng sinh học là
cơ sở cho nền kinh tế và các lợi ích khác của con người.
Đa dạng sinh học và bảo tồn sinh học luôn là vấn đề được các nhà sinh học quan
tâm, nghiên cứu. Vì nó không chỉ mang lại các nguồn lợi cho nền kinh tế mà còn duy
trì sự cân bằng trong các quần thể tự nhiên, giúp điều hòa các chu trình trong tự nhiên.
Bất kỳ sự biến mất của một loài nào cũng ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến các
loài sống xung quanh và sống trong cùng khu vực.
Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh
thái trong tự nhiên. Đa dạng sinh học được xem xét ở 3 mức độ:

-

-

Đa dạng sinh học ở cấp độ loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi
khuẩn đến các loài thực vật, động vật và các loài nấm.
Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt
về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể


cùng chung sồng trong một quần thể.
Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài
sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và
cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.
Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự
nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài
người và bền vững thiên nhiên trên trái đất. Nhưng hiện nay, do nhiều nguyên nhân
khác nhau làm cho nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam đã và đang bị
suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều taxon
loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt trủng trong một tương lai gần.
Trong các hệ thống khai thác ngư nghiệp đang dần kéo theo các hệ sinh vật cũng mất
dần đi sự phong phú. Các hệ sinh thái dưới nước mất đị sự cân bằng tự nhiên, đứng
trước nguy cơ chỉ phát triển được trong một thời gian ngắn, không bền vững.


Để bảo tồn các hệ sinh thái biển chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp,
cũng các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên đa dạng sinh học biển.
Đa dạng sinh học biển là cơ sở giúp cho việc cải thiện kinh tế của người dân vùng
biển. Bảo vệ đa dạng sinh học còn giúp cho các hệ sinh thái được cân bằng,….
1.2. Giá trị của đa dạng sinh học.
Đa dạng sinh học có giá trị riêng của nó. Hầu hết các nền văn hóa trên thế giới
đều tôn thờ giá trị tự nhiên, đất đai và cuộc sống trong truyền thống, tín ngưỡng và
tâm linh, trong giáo dục, sức khỏe và các hoạt động mang tính giải trí của chúng.
Nhưng nhân loại cũng phụ thuộc vào đa dạng sinh học, những hàng hóa và dịch vụ
mà nó cung cấp.
Hàng hóa
Các loài động vật, thực vật khác nhau hình thành nên chức năng của hệ sinh thái
như rừng, nước ngọt, đất hay đại dương. Hệ sinh thái có đa dạng sinh học cao không
chỉ cung cấp hàng hóa như thực phẩm, gỗ và nhiên liệu sinh học mà còn y tế và nước
sạch cho con người. Sự đa dạng sinh học cũng là nguồn cho trồng giống mới và nuôi

giống con mới vì hầu hết các giống cây trồng và động vật nuôi có nguồn gốc từ cuộc
sống hoang dã. Tổng hợp/ Chiết xuất từ các loại động thực vật và vi sinh vật thiên
nhiên là cơ sở sản xuất ra thuốc/ dược liệu chữa bệnh cho con người.
Dịch vụ
Dịch vụ cung cấp sự đa dạng sinh học (có thể gọi là dịch vụ hệ sinh thái) được cho
là miễn phí và không thể thiếu được. Chẳng hạn như: vi sinh vật cung cấp dinh dưỡng
cho sự phát triển tươi tốt của cây cối tạo ra oxy; mưa và gió hình thành đất từ tảng đá;
thực vật và các loài sinh vật khác giúp thực thể dày hơn theo thời gian. Đại dương
chiếm ¾ diện tích của hành tinh. Nó không chỉ chứa lượng nước lớn mà gồm hệ động
thực vật hình thành nên trái đất. Đại dương vận chuyển mọi sinh vật sống ở đó qua
khoảng không gian rộng lớn, chúng kiểm soát khí hậu toàn cầu và cung cấp thực
phẩm. Loài tảo biển nhỏ ngoài biển tạo ra lượng lớn oxy cần thiết cho các loài động
vật trên cạn để thở. Đồng thời, cácbon từ nhiên liệu bị đốt cháy trong không khí và bị
giữ lại. Hàng nghìn năm nay, bờ biển là địa điểm thu hút con người. Động vật và thực
vật xung quanh sinh ra chất dinh dưỡng có sẵn, là nơi lọc bụi bẩn từ các dòng sông và
suối; giúp bảo vệ bờ biển khỏi cơn bão. Cá, tôm, cua, sò, hến và rong ở biển là nguồn
thức ăn cho con người và động vật. Chúng cung cấp phân bón, thuốc, mỹ phẩm, sản
phẩm gia dụng và vật liệu xây dựng. Những rạn san hô là ‘khu rừng nhiệt đới của đại
dương”, nơi đó cung cấp nguồn cá, bảo vệ những mối nguy ngại của tự nhiên và điều
hòa khí hậu. Khoảng nửa tỷ người phụ thuộc vào các rạn san hô. Nhiều quốc gia phát


triển và 6 quốc gia đang phát triển và những quốc đảo sống dựa rất nhiều vào những
rạn san hô vì đó là nguồn thực phẩm và cũng là sinh kế chính của họ.
1.3. Bảo tồn đa dạng sinh học.
Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người
với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ
hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của
các thế hệ tương lai. Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn đa dạng
sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài

hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phú hợp nhằm giảm đi
các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh
thái trong tương lai.
Hiện nay có các phương thức là bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển vị. Trong khi
phương pháp bảo tồn tại chỗ là nhằm bảo tồn các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự
nhiên để duy trì và khôi phục quần thể các loài trong môi trường tự nhiên của chúng,
phương thức bảo tồn chuyển vị bao gồm các hoạt động nhằm bảo tồn các loài mục
tiêu bên ngoài nơi phân bố hay môi trường tự nhiên của chúng.
Hai phương thức bảo tồn này có tính chất bổ sung cho nhau. Những cá thể từ các
quần thể được bảo tồn chuyển vị có thể được đưa vào thiên nhiên nơi có phân bố tự
nhiên của chúng để tăng cường cho các quần thể đang được bảo tồn tại chỗ và việc
nghiên cứu các quân thể được bảo tồn chuyển vị có thể cung cấp cho chúng ta những
hiểu biết về các đặc tính sinh học của loài và từ đó hỗ trợ cho việc hình thành các
chiến lược bảo tồn hiệu quả hơn cho các quần thể được bảo tồn tại chỗ.
Tuy nhiên, dưới áp lực ngày càng tăng của sự thay đổi khá nhanh các điều kiện
môi trường, đặc biệt do sự nóng lên toàn cầu, mục tiêu của một chiến lược bảo tồn
nguồn gen thực vật là không chỉ bảo tồn các khác biệt di truyền hiện có mà còn tạo ra
các điều kiện phù hợp cho việc tăng sự thích nghi và sự tiến hóa tương lai của loài. Vì
vậy, các nhà khoa học bảo tồn đã đề xuất khái niệm bảo tồn nguồn gen động cho thực
vật. Điều cốt lõi của khái niệm này là khuyến khích tính thích nghi của loài bằng cách
đặt các quần thể bảo tồn trong quá trình chọn lọc tự nhiên và rồi trong quá trình tiến
hóa theo các hướng khác biệt để đa dạng hóa nguồn gen của loài, chuẩn bị cho việc
thích nghi rộng hơn của loài đối với các điều kiện môi trường khác nhau. Theo cách
thức bảo tồn này, nguồn gen của các loài thực vật sẽ được bảo tồn trong một quá trình
động thay vì chỉ được duy trì như đúng tình trạng di truyền mà chúng vốn có.
1.4. Biển Nha trang


Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507 km 2 với 19 hòn đảo lớn nhỏ, là một trong
những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi có hầu hết

các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vũng biển nhiệt đới.
a. Vị trí địa lý
Khánh Hoà là tỉnh ven biển, cực đông của Việt Nam, với 200 km bờ biển ở phía
Đông, liền kề với Tây Nguyên ở phía Tây, phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam
giáp tỉnh Ninh Thuận. Phần lãnh hải có hệ thống đảo, đặc biệt là huyện đảo Trường
Sa, có vị trí rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng của cả nước. Khánh Hoà nằm giữa
hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, là các trọng điểm phát triển
kinh tế của cả nước, trung tâm tỉnh lỵ Nha Trang cách thành phố Hồ Chí Minh 400
km. Với vị trí địa lý như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho Khánh Hoà phát triển sản
xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc
tế.
b. Đặc điểm địa hình
Địa hình của tỉnh Khánh Hoà tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với
những dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng, ven biển và biển khơi. Phần phía Tây là
sườn đông dãy Trường Sơn, chủ yếu là núi thấp và đồi, độ dốc lớn và địa hình bị chia
cắt mạnh. Tiếp đến là dạng địa hình núi thấp, đồi thấp xen kẽ bình nguyên và thung
lũng, thỉnh thoảng có núi đá chạy ra sát biển chia cắt dải đồng bằng ven biển thành
những vùng đồng bằng nhỏ hẹp, với chiều dài 200 km bờ biển khúc khuỷu có điều
kiện thuận lợi để hình thành các cảng nước sâu, nhiều vùng đất rộng thuận lợi để lập
khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung. Có 8 cửa lạch, 10 đầm, vịnh, 2 bán đảo và
trên 200 hòn đảo lớn, nhỏ với nhiều hình thù khác nhau. Đặc điểm địa hình Khánh
Hoà đã tạo ra những cảnh quan phong phú và đa dạng vừa mang tính đặc thù của mỗi
tiểu vùng, vừa mang tình đan xen và hoà nhập. Việc khai thác tài nguyên phải phù
hợp với các dạng hình cảnh quan nhằm bảo đảm tính bền vững và có hiệu quả.
c. Khí hậu
Khí hậu Khánh Hoà vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang
tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm 26 0C .
Do có những vùng núi cao trên 1.000 m nên có các đặc trưng của khí hậu nhiệt đới
vùng núi cao, ôn hoà và mát mẻ quanh năm, không có các hiện tượng thời tiết đặc biệt
như gió nóng, sương muối… Ở những tiểu vùng khí hậu này, sương mù thường xuất

hiện vào lúc sáng sớm và chiều tối cuối tháng 7 và 8 tăng thêm vẻ huyền ảo của tự
nhiên, thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch núi và trồng các loại
cây có nguồn gốc ôn đới. Lượng mưa trung bình trên dưới 2.000 mm/năm, chia làm 2
mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 tập trung 70 - 80% lượng mưa cả năm.
Riêng khu vực Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài trong 2 tháng, còn lại nắng ấm, rất
thuận lợi cho mùa du lịch kéo dài. Gió với tần suất khác nhau xuất hiện theo mọi
hướng, gió tây khô nóng và gió tu bông thường xảy ra bất lợi cho cây trồng.
Những đặc điểm khí hậu, thời tiết của Khánh Hoà rất thuận lợi cho tham quan du lịch
biển, nhất là từ tháng 1 đến tháng 8. Ánh sáng nhiều là điều kiện tốt cho sinh trưởng
cây cối nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Song cũng cần chú ý đến các


hiện tượng bất lợi như lũ lụt về mùa mưa, khô hạn về mùa khô, gió tây nóng và gió tu
bông ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, đặc biệt vào mùa trổ bông, ra hoa của cây
trồng.
d. Tài nguyên biển
Tổng trữ lượng hải sản thuộc vùng biển Khánh Hoà khoảng 150 nghìn tấn, trong đó
chủ yếu là cá nổi (70%), cho phép khai thác hàng năm khoảng 70 nghìn tấn. Nguồn
lợi biển phân bố không đều, tập trung phần lớn ở ngư trường ngoài khơi và ngư
trường ngoài tỉnh từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến vịnh Thái Lan. Mặt khác, khai thác
ngư trường quanh quẩn đảo Trường Sa vừa góp phần phát triển kinh tế, vừa đảm bảo
an ninh - quốc phòng.
Nước biển có nồng độ muối tương đối cao, thuận lợi cho việc sản xuất muối tập trung
và các sản phẩm sau muối, nhất là muối công nghiệp. Biển Khánh Hoà còn là nơi cư
trú của loài chim yến, hàng năm cho phép khai thác khoảng 2.000 kg yến sào. Đây là
một đặc sản quý hiếm ít tỉnh trong cả nước có, không chỉ đóng góp trực tiếp cho xuất
khẩu, mà còn là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến dược liệu bổ dưỡng
cao cấp.
Dọc bờ biển Khánh Hoà có rất nhiều bãi tắm đẹp như bãi biển Nha Trang nằm ngay
trung tâm thành phố, có chiều dài 5 km; bãi Tiên nằm về phía Bắc thành phố; Dốc Lết

thuộc huyện Ninh Hoà có chiều dài 4 km; Đại Lãnh (Vạn Ninh) có chiều dài 2 km.
Ngoài ra, dọc bờ biển còn tập trung nhiều đảo lớn, nhỏ có khả năng tổ chức du lịch,
săn bắn dưới nước, vui chơi giải trí trên các đảo. Đặc biệt, đảo Hòn Tre là đảo lớn,
quanh đảo có nhiều bãi tắm san hô rất đẹp như bãi Trũ, bãi Tre, Bích Đầm… Với
cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu lý tưởng cho
mùa du lịch kéo dài gắn với nhiều di tích lịch sử và công trình văn hoá như Tháp Bà,
thành Diên Khánh, biệt thự Bảo Đại, chùa Long Sơn, mộ Yersin… Khánh Hoà đã trở
thành một trong mười trung tâm du lịch lớn của cả nước, rất hấp dẫn lôi cuốn khách
du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là với hình thức du lịch biển.


Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập nặm, thảm cỏ biển, hệ sinh
thái cứa sông, biển đảo và bãi cát ven bờ. Đặc biệt, vịnh Nha Trang có hệ sinh thái
biển rất đa dạng, là nơi sinh sống của nhiều sinh vật biển nhất là các loài cá. Hiện nay
đã phát hiện ra trên 222 loài cá và trên 350 loài san hô tạo rạn ( chiếm 40% san hô tạo
rạn trên thế giới). Với đặc tính đa dạng sinh học cao, môi trường ổn định và tiềm năng
phát triển kinh tế, vinh Nha Trang đa được chon làm mô hình mẫu cho công tác bảo
tồn đa dạng sinh học biện đầu tiên ở Việt Nam.
Với các điều kiện khí hậu ôn hòa, nhiệt độ ấm quanh năm, cửa vịnh rộng, tiếp
giáp với đại dương, vịnh Nha Trang phù hợp cho việc phát triển, nuôi trông thủy thủy
sản biển. Đối tượng nuôi chính là tôm hùm, cá biển cũng góp phần vào bảo vệ các
loài cá biển.
Một số nguyên nhân gây suy giảm, cạn kiệt các nguồn thủy sản là:
-

Đánh bắt không có quy hoạch
Đánh bắt không đúng mùa vụ
Đánh bắt bằng min và điện
Ô nhiễm môi trường các chất thải công nghiệp, thức ăn thừa do chăn nuôi thủy sản
…..

Bảo vệ đa dạng sinh học tại các vùng biển Nha Trang ngoài giữa được các nguồn
gen còn giúp thu hút được du khách nước ngoài, thành lập nhiều khu bảo tồn hơn
mang lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương
Cá là động vật có dây sống, hầu hết là biến nhiệt (máu lạnh) có mang, một số
có phổi và sống dưới nước. Hiện người ta biết khoảng trên 31.900 loài cá, điều này
làm cho chúng trở thành nhóm đa dạng nhất trong số các động vật có dây sống. Về
mặt phân loại học, cá là một nhóm cận ngành mà quan hệ chính xác của nó còn gây
tranh cãi nhiều; sự phân chia phổ biến là chia chúng thành cá không hàm, với lớp còn
lại là cá xương. Trong tiếng Việt, nhiều loài động vật sống dưới nước khác cũng gọi
là "cá", chẳng hạn (cá) mực hay cá voi, cá heo, cá nhà táng, cá sấu... nhưng thực ra,
chúng không phải là cá thực thụ. Mực thuộc phân lớp Chân đầu (Cephalopoda) còn
các loại cá sau lại là các động vật có vú(Mammalia), riêng cá sấu là một nhóm bò sát.
Cá là động vật biến nhiệt vì vậy chỉ những thay đổi nhiệt độ nhỏ trong môi trường
nước cũng làm cho các loài cá chết hàng loạt hoặc ngừng sinh sản trong một thời gian
dài. Cá có kích thước rất khác nhau thay đổi .


1.5. Giá trị của các loài cá
a. Đối với con người
- Các loài cá có giá trị dinh dưỡng vô cùng quan trọng trong đời sống của con người.
Cá cung cấp nhiều protein và có đủ các acid amin, muối khoáng với các vi lượng quan trọng. Mỡ
cá có nhiều vitaminA và D, rất tốt cho sức khỏe. Lượng protein trong cá tương đối ổn định dao động
từ 16% đến 17%, số lượng protein và lipid gần như ổn định cho mỗi loại cá. Cá càng béo thì lượng
nước càng ít, và ngược lại. Lượng glucid trong cá không đáng kể, dưới 1% dưới dạng glucogen.
Các phân tích dinh dưỡng cho thấy: Trong 100g cá chép có 16g protein, 3.6g lipid, 17mg canxi,
184mg phốt phi, 0.9 mg sắt và các vitaminA, B1, B2 và vitamin PP. Trong 100g cá thu 18.2g
protein, 10.3 g lipid, 50mg canxi, 90mg phốt pho, 1.3mg sắt và các vitaminA, B1, B2... Các protein
trong các quan trọng nhất là albumin, globulinvà nucleoprotein. So với các loại thịt khác, lượng
lysin, tyrosin, tryptophan, cystin và methionin trong cá cao hơn, còn lượng histidin, arginin lại kém
hơn.

Trong các loại cá, đặc biệt ở đầu cá chứa nhiều acid béo chưa no omega 3 có hoạt tính sinh học
cao. Cá nghiên cứu gần đây cho thấy, các acid béo omega 3 không những có tác dụng hạ thấp
cholesterol mà còn làm giảm triglycerid ở những người có triglycerid cao, từ đó có tác dụng ngăn
ngừa mỡ máu và làm hạ huyết áp. Hầu hết các loại cá đều có chứa acid béo omega 3, nhiều nhất
phải kể đến cá hồi, cá thu và cá trích…Do có nhiều acid béo chưa no nên mỡ cá không bền vững, dễ
bị ôxy hóa và dễ biến đổi tính chất cảm quan.
Cá là nguồn cung cấp vitamin quan trọng. Mỡ cá, nhất là mỡ gan cá có nhiều vitamin A và
D.Lượng vitamin nhóm B ở cá tương tự như ở thịt nhưng lượng vitamin B ở cá thấp hơn thịt. Trong
cá cũng có acid folic, vitamin B12, tocopherol, biotin và cholin.
Ngoài ra cá còn cung cấp chất khoáng cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt đối với trẻ em. Cá
sống ở biển chứa nhiều khoáng chất hơn cá sống ở nước ngọt. Chất khoáng trong cá chứa nhiều vi
lượng quan trọng như Cu, Co, Zn, Iod… trong đó, lượng iod của một số loại cá biển khá cao.
II.

Các loài cá còn được dùng làm cảnh phục vụ cho đời sống tinh thần của con người.
Dùng làm dược phẩm cung cấp một lượng lớn nguyên liệu trong y tế.
Các loài cá góp phần vào đa dạng sinh học.
Là một mắt xích trong chuỗi thức ăn.
Góp phần vào bảo vệ môi trường nước.
Đảm bảo duy trì các chu trình sinh địa hóa.
Giúp cân bằng hệ sinh thái
Đa dạng các loài cá
1. Cá Bò hỏa tiễn (Rhinecanthus aculeatus)
 Phân loại:
Giới: Animalia


-

Ngành: Chordata

Lớp: Actinopterygii
Bộ: Tetraodontiformes
Họ: Balistidae
Chi: Rhinecanthus
Loài: Rhinecanthus aculeatus
 Đặc điểm:
Hình thái:
Lớp da cá rất dày, miệng nhỏ nhưng có những chiếc răng rất khỏe. Lớp da dưới
ngực có khả năng dãn ra làm cho kích thước cá tăng đáng kể để hăm dọa kẻ thù. Thân
hình tam giác ngược, lườn bụng phẳng, trán lài, miệng ngang, mõm tù, mắt cao phía
lưng, cuống đuôi to vừa.Thân màu cà phê sữa nhạt ở đầu và đuôi, màu xám nhạt ở
lưng và trắng ở bụng; mí mắt màu vàng nghệ; một sọc vàng chạy từ mõm đến dưới
gốc vây ngực, nối với 1 sọc đen và nâu viền xanh vắt qua mắt; một vòng cung nâu
viền vàng ở nửa thân trên; các vòng cung trắng và xanh ở nửa thân dưới; cuống đuôi
có mảng đen viền trắng; vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn trắng đục.

-

Môi trường sống: Sống ở biển, vùng rạn san hô, độ sâu từ 0 – 50m.

-

Tính đặc hữu và phân bố: Không là loài đặc hữu, cá phân bố ở Đông Đại Tây Dương,
Nam Phi, Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, Đông Phi, phía bắc đến phía nam Nhật Bản,
phía Nam đến Đảo Lord Howe và New Caledonia. Phân bố ở Việt Nam: biển Đông.

-

Giá trị đặc biệt: Ít (có giá trị về nuôi cảnh).


-

Mức độ quý hiếm và nguy cấp: Không có trong danh mục sách đỏ của IUCN và Việt
Nam.

-

Tập tính sống: Thường tìm thấy ở các rìa đá phẳng và các đầm phá yên tĩnh có bóng
mát; thuộc nhóm sống đáy; con non ẩn trốn trong các hốc đá, con trưởng thành bơi lượn
ở bên ngoài nhưng cũng hay chạy trốn khi có động; có tập tính bảo vệ lãnh thổ.

-

Thức ăn: sinh vật có vỏ cứng như cua, cầu gai, sò, vẹm

-

Hình thức sinh sản: Một con đực có thể thụ tinh cùng lúc cho nhiều con cái, con cái có
tập tính bảo vệ trứng cho đến lúc nở.


1. Cá Bò bông bi (Balistoides conspicillum)
 Phân loại:

-

-

-


-

Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Tetraodontiformes
Họ: Balistidae
Chi: Balistoides
Loài: Balistoides conspicillum
 Đặc điểm:
Hình thái: Thân hình tam giác ngược, màu socola lườn bụng phẳng, trán hõm, miệng
dưới, mõm nhọn trung bình, mắt cao phía lưng, cuống đuôi to, mặt lưng từ sau mắt đến
trước vây lưng màu vàng đất với các chấm nâu; mặt bụng có nhiều đốm to tròn màu
trắng trải đều từ bụng lên đến giữa thân; quanh mõm màu vàng nghệ có viền nâu và
trắng; một vệt vàng kem vắt trước mũi; vây lưng và vây hậu môn trắng đục, có vằn
vàng ở gốc vây; vây đuôi màu nâu có 1 sọc trắng lớn ở giữa. Cá có hai hàm răng rất
khỏe, có thể ăn được cả cầu gai và những loài trai sò có vỏ cứng. Cá rất hung hăng,
luôn sẵn sàng tấn công những sinh vật khác sống cùng.
Môi trường sống: Sống ở biển hoặc vùng nước lợ, hệ sinh thái rạn san hô, độ sâu từ 1 –
75m; vùng biển nhiệt đới.
Tính đặc hữu và phân bố: Không là loài đặc hữu, cá phân bố ở Ấn Độ - Tây Thái Bình
Dương, Đông Phi, Nam Phi, phía bắc đến phía nam Nhật Bản, phía Nam đến New
Caledonia. Phân bố ở Việt Nam: biển Đông.
Giá trị đặc biệt: Trung bình (có giá trị về nuôi cảnh).
Mức độ quý hiếm và nguy cấp: Không có trong danh mục sách đỏ của IUCN và Việt
Nam.
Tập tính sống: Sống ở vùng bãi biển sạch, phía ngoài các dãy đá ngầm; là loài sống đơn
độc; con đực thường xuất hiện ở các dốc đá dựng đứng trong vùng nước sâu, bơi rút lui
vào các hang động khi bị tiếp cận; con non ẩn náu trong các hang động giàu động vật
không xương sống phát triển.

Thức ăn: Nhím biển, cua và các loại giáp xác.
Hình thức sinh sản: Có tập tính xây tổ và con đực bảo vệ trứng sau thụ tinh.
2.Cá Sơn đá đỏ (Sargocentron rubrum)
 Phân loại:
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Beryciformes
Họ: Holocentridae
Chi: Sargocentron
Loài: Sargocentron rubrum
 Đặc điểm:
- Hình thái: Thân màu đỏ đậm, bên thân có 8 - 9 sọc màu trắng bạc, các vây
màu hồng nhạt. Gai vây lưng màu đỏ đậm có nhiều sọc đứng màu trắng.


-

-

Thân bầu dục, dẹp bên. Môi phát triển, hàm trên có thể kéo dài ra phía
trước. Trên xương nắp mang có 2 gai dẹp, góc dưới của xương nắp mang
trước có 1 gai dài. Vảy lược to, rất cứng, viền rất sắc, ở má có 5 hàng vảy
và xương nắp mang có vảy. Gai của xương nắp mang trước có độc tố.
Môi trường sống: Hệ sinh thái rạn san hô, sống ở độ sâu 1 – 84 m vùng
nhiệt đới.
Tính đặc hữu và phân bố: Không là loài đặc hữu, có phân bố rộng ở Ấn
Độ, Thái Bình Dương: Indonesia, Nhật Bản, Trung Quốc, Nam Phi, Hồng
Hải, Ấn Độ Dương. Phân bố ở Việt Nam: Vịnh Bắc Bộ, biển Đông.
Giá trị đặc biệt: Rất ít (là loài có giá trị về nuôi cảnh).

Mức độ quý hiếm và nguy cấp: là loài không có trong danh mục sách đỏ
của IUCN và Việt Nam.
Tập tính sống: Là loài cá lớn, ưa hoạt động và thuộc nhóm sống về đêm.
Thức ăn: Chủ yếu là tôm, cua, sinh vật đáy và cá nhỏ.
Hình thức sinh sản: Cá trưởng thành sống theo cặp, thụ tinh ngoài, đẻ
trứng gần mặt nước, không có tập tính bảo vệ con, trứng và ấu trùng được
chăm sóc cho đến khi con non quay về sống dưới mặt đáy.


-

-

-

-

2. Cá Khoang cổ (Amphiprion ocellaris)
 Phân loại:
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Pomacentridae
Chi: Amphiprion
Loài: Amphiprion ocellaris
 Đặc điểm:
Hình thái: Cơ thể màu đỏ cam, với 3 sọc đứng lớn màu trắng viền đen trên cơ thể: sọc
1 từ gáy qua sau mắt tới ức; sọc 2 từ các gai lưng cuối xuống trước vây hậu môn; sọc 3
phủ rộng hơn cuống đuôi. Tất cả các vây màu đỏ cam, với viền đen lớn rõ nét, riêng

vây đuôi, vây hậu môn và vây lưng mềm có rìa ngoài trong suốt..Thân bầu dục, vảy
lược nhỏ, miệng xiên, đường bên đứt quãng.
Môi trường sống: Hệ sinh thái rạn hô, không di cư, độ sâu 1-15 m, thường 3-15m;
vùng biển nhiệt đới.
Tính đặc hữu và phân bố: Không là loài đặc hữu, cá phân bố ở vùng biển Ấn Độ - Tây
Thái Bình Dương, từ phía đông Ấn Độ Dương bao gồm cả quần đảo Andaman và
Nicobar, Thái Lan, Malaysia, và Tây Bắc Úc đến Singapore, Indonesia, và Philippines;
phía bắc Đài Loan và quần đảo Ryukyu. Phân bố ở Việt Nam: vùng biển trung bộ.
Giá trị đặc biệt: Nhiều (có giá trị về nuôi cảnh).
Mức độ quý hiếm và nguy cấp: Không có trong danh mục sách đỏ của IUCN và Việt
Nam.
Tập tính sống: con trưởng thành sống trong những xúc tu có nọc độc của cỏ chân
ngỗng lớn; sống chung thủy thành cặp; sống chung với Hải quỳ như những đôi bạn thân
thiết.
Thức ăn: Ăn tạp, chủ yếu là tảo, động vật phù du…
Hình thức sinh sản: Là loài đẻ trứng, con đực ấp trứng.


2. Cá Mao tiên chỉ (Pterois antennata)
 Phân loại:
-

Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Scorpaeniformes
Họ: Scorpaenidae
Chi: Pterois
Loài: Pterois antennata
 Đặc điểm:

- Hình thái: Màu nâu đỏ đến vàng nâu, với nhiều sọc trắng dọc thân. Đỉnh
đầu ngay phía trên mắt có hai xúc tu dài. Vây ngực rất dài có màng ở phía
trong, phía ngoài là các tia vây rời mảnh tựa chỉ. Các tia gai vây lưng cũng
dài và mảnh. Cá xòe ra những tua vây lả lướt rất đẹp khi bơi nên được
mệnh danh là “công chúa biển”. Có những vũ khí tự vệ rất lợi hại là những
chiếc vây lưng, trong các tia vây này có chứa chất độc, khi chích, sẽ làm
cho vết thương bị sưng tấy, đau nhức, thậm chí có thể gây sốt cao, bất tỉnh.
- Môi trường sống: Hệ sinh thái rạn san hô, mức độ sâu 2 – 50 m, vùng biển
nhiệt đới, đầm phá.
- Tính đặc hữu và phân bố: Không là loài đặc hữu, cá phân bố rộng khắp
Ấn Độ - Thái Bình Dương: hải đảo Mangaréva, phía bắc đến phía nam
Nhật Bản, phía nam bang Queensland, Úc và Kermadec, hải đảo Austral.
Phân bố ở Việt Nam: biển Đông.
- Giá trị đặc biệt: Ít (là loài có giá trị về nuôi cảnh).
- Mức độ quý hiếm và nguy cấp: Không có trong danh mục sách đỏ của
IUCN và của Việt Nam.
- Tập tính sống: Ần mình trong khe và san hô vào ban ngày và săn mồi vào
ban đêm, sống đơn độc hoặc theo nhóm.
- Thức ăn: Chủ yếu là tôm, cua, động vật phù du.
- Hình thức sinh sản: Là loài đẻ trứng, sinh sản khi trời tối.


3. Cá Nóc chó đen (Arothoron immaculatus)
 Phân loại:

Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Tetraodontiformes
Họ: Tetraodontidae

Chi: Arothoron
Loài: Arothoron immaculatus
 Đặc điểm:
- Hình thái: Hình thoi, bụng tròn, mõm nhọn dạng tù, mắt hướng trên, cuống
đuôi lớn, vây đuôi dài quá chiều dài đầu. Thân cá màu nâu nhạt đến xám
trắng, bụng trắng; môi và vùng quanh miệng màu vàng; một đốm nâu sậm
tròn quanh gốc vây ngực; gốc vây ngực màu vàng,vây ngực trong suốt; vây
đuôi màu vàng nhạt viền đen; vây lưng và vây hậu môn màu trắng trong
pha các sọc vàng.
- Môi trường sống: vùng cửa sông, hệ sinh thái rạn san hô, có độ sâu 3 30m, các khu rừng ngập mặn trong khoảng 1 – 1,5m, vùng nhiệt đới.
- Tính đặc hữu và phân bố: Không là loài đặc hữu, cá phân bố ở Ấn Độ-Tây
Thái Bình Dương, Biển Đỏ, Đông Phi, đến Indonesia, phía nam Nhật Bản.
Phân bố ở Việt Nam: biển Đông.
- Giá trị đặc biệt: Rất ít (có giá trị về nuôi cảnh).
- Mức độ quý hiếm và nguy cấp: Không có trong danh mục sách đỏ của
IUCN và Việt Nam.
- Tập tính sống: Thường sống đơn độc.
- Thức ăn: Chủ yếu là tôm, cua, hàu, sò, tôm càng…
- Hình thức sinh sản: Đẻ trứng, thụ tinh ngoài.


4. Cá Lã vọng (Scorpaenopsis gibbosa)
 Phân loại:

Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Scorpaeniformes
Họ: Scorpaenidae
Chi: Scorpaenopsis

Loài: Scorpaenopsis gibbosa
 Đặc điểm:
- Hình thái: Cá có màu vàng nâu và có nhiều các vệt màu nâu đen khắp cơ
thể. Có một đốm đen gần mắt. Thân hình thoi xù xì, đầu to. Miệng rất lớn
và hướng lên trên. Mắt nhỏ. Vây ngưc phát triển có thể bò được. Quanh
miệng có các mấu gai chìa ra ngoài. Phía trên đầu có một gai cao.
- Môi trường sống: Hệ sinh thái rạn san hô, vùng biển nhiệt đới.
- Tính đặc hữu và phân bố: Không là loài đặc hữu, cá phân bố rộng rãi ở
các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới của Ấn Độ - Thái Bình Dương,
phổ biến ở các vùng biển Úc, bắc Tây Úc tới miền bắc New South Wales.
Phân bố ở Việt Nam: vùng biển miền trung.
- Giá trị đặc biệt: Ít (là loài có giá trị về nuôi cảnh).
- Mức độ quý hiếm và nguy cấp: Không có trong danh mục sách đỏ của
IUCN và của Việt Nam.
- Tập tính sống: Ngụy trang trong đá và rạn san hô. Rình săn con mồi.
- Thức ăn: Chủ yếu là tôm, cua, mực, bạch tuộc và cá.
- Hình thức sinh sản: Là loài có tập tính di cư sinh sản, đẻ trứng, sinh sản
khi trời tối.


5. Cá Ngựa gai (Hippocampus spinosissimus)
 Phân loại:

Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Gasterosteiformes
Họ: Syngnathidae
Chi: Hippocampus
Loài: Hippocampus spinosissimus

 Đặc điểm:
- Hình thái: Có màu vàng trắng hoặc nâu, đôi khi có những đốm trên thân với
những màu khác nhau. Mào đầu cao, có 4-5 gai nhọn. Các gai thứ 1, 4, 7 và 11
của vòng xương thân và thứ 4, 8 và 11 của vòng xương đuôi dài hơn các gai
khác.
- Môi trường sống: Hệ sinh thái rạn san hô, độ sâu đến 70 m, vùng biển nhiệt đới,
thềm lục địa, trên đáy bùn hoặc cát.
- Tính đặc hữu và phân bố: Không là loài đặc hữu, cá phân bố rộng phần lớn
miền Đông Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, phạm vi lan rộng từ bờ biển
phía Đông của Ấn Độ, Sri Lanka, Đài Loan và Đông Nam Á đến Bắc Australia.
Phân bố ở Việt Nam: biển Đông
- Giá trị đặc biệt: Trung bình (là loài có giá trị về y học và nuôi cảnh)
- Mức độ quý hiếm và nguy cấp: Là loài Vulnerable (Sắp nguy cấp) trong danh
mục sách đỏ của IUCN và Việt Nam.
- Tập tính sống: Chúng sử dụng đuôi để neo mình vào nhánh san hô.
- Thức ăn: Cá ngựa ăn động vật giáp xác nhỏ trôi nổi trong nước hoặc bò ở phía
dưới. Thức ăn là phiêu sinh động (cá nhỏ), giáp xác nhỏ (cá lớn).
- Hình thức sinh sản: Cá cái đẻ trứng vào túi gần đuôi cá đực, trứng được thụ
tinh và ấp trong túi vài tuần đến khi nở. Sau khi nở, cá con có thể ăn thực vật
phù du và không được chăm sóc nữa.


6. Cá Chình thiên long (Rhinomunaena

quaesita)
 Phân loại:

Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii

Bộ: Anguilliformes
Họ: Muraenidae
Chi: Rhinomuraena
Loài: Rhinomuraena quaesita
 Đặc điểm:
- Hình thái: Con đực trưởng thành có thân màu xanh da trời, vây lưng màu vàng viền
trắng, vây hậu môn màu đen viền trắng. Con cái có màu vàng. Cá con toàn thân màu
đen. Thân rất dài dạng rắn, hơi dẹp bên. Chiều dài đầu cộng với phần thân bằng nửa
chiều dài phần đuôi. Da trần không có vảy. Đầu to vừa, mõm nhọn, lỗ mũi trước dạng
ống ở mút trước mõm, rìa mép thành dạng lá rộng. Miệng rất rộng, mép kéo ra xa sau
mắt. Mút trước hàm trên và hàm dưới có râu. Khởi điểm vây lưng ở ngang trước lỗ
mang, giữa lỗ mang và mút mõm.
- Môi trường sống: Hệ sinh thái rạn san hô, độ sâu 1 - 67 m, trên nền cát hay sỏi của
vùng rạn san hô.
- Tính đặc hữu và phân bố: không là loài đặc hữu, có phân bố rộng ở vùng nhiệt đới.
Phân bố từ Đông Phi đến Polynesia thuộc Pháp, phía bắc đến phía nam Nhật Bản. Vùng
biển đánh bắt gồm phía đông và phía tây Ấn Độ Dương; phía đông, phía tây bắc và phía
tây Thái Bình Dương. Phân bố ở Việt Nam: vùng biển tỉnh Khánh Hòa.
- Giá trị đặc biệt: Trung bình (là loài có giá trị về nuôi cảnh).
- Mức độ quý hiếm và nguy cấp: Là loài ở mức độ ít quan tâm, thuộc bậc ít nguy cấp
trong danh mục sách đỏ của IUCN và Việt Nam.
- Tập tính sống: Sống ẩn nấp trong đá hoặc sỏi của vùng rạn, đôi khi chỉ thò đầu
ra.
- Thức ăn: chủ yếu là cá con, tôm, mực.
- Hình thức sinh sản: Đẻ trứng. Đây là loài có sự chuyển đổi giới tính từ đực sang
cái trong đời sống.


7. Cá Nàng đào (Chelmon rostratus)
 Phân loại:


Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Chaetodontidae
Chi: Chelmon
Loài: Chelmon rostratus
 Đặc điểm:
- Hình thái: Cơ thể có màu trắng sữa, với 5 sọc lớn thẳng đứng màu cam. Sọc cam thứ 1
vắt qua ổ mắt và rộng bằng đường kính mắt, sọc cam thứ 2 đến thứ 4 phân bố ở giữa
thân, sọc cam thứ 5 vắt qua cuống đuôi và kéo tới cuối vây lưng và vây hậu môn. Có
một đốm đen đường kính gấp đôi ổ mắt nằm dưới vây lưng. Mõm nhọn thành dạng que.
- Môi trường sống: Hệ sinh thái rạn san hô, độ sâu 1-25m; vùng biển nhiệt đới.
- Tính đặc hữu và phân bố: Không là loài đặc hữu, cá phân bố rộng khắp vùng biển nhiệt
đới của Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương đến bờ biển trung tâm của New South Wales.
Phân bố ở Việt Nam: vùng biển miền trung.
- Giá trị đặc biệt: Ít (có giá trị về nuôi cảnh).
- Mức độ quý hiếm và nguy cấp: Là loài ở mức độ ít quan tâm , thuộc bậc ít nguy cấp
trong danh mục sách đỏ của IUCN và Việt Nam.
- Tập tính sống: Sống đơn lẻ từng cặp dọc theo bờ đá và rạn san hô; chiếm lãnh thổ
riêng; sống chung thủy thành cặp.
- Thức ăn: Ăn tạp, thiên về động vật.
- Hình thức sinh sản: Đẻ trứng.


8. Cá Mặt quỷ (Antennatus nummifer)
 Phân loại:

Giới: Animalia

Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Lophiiformes
Họ: Antennariidae
Chi: Antennatus
Loài: Antennatus nummifer
 Đặc điểm:
- Hình thái: Thân màu nâu pha hồng, mặt bụng màu nhạt, bên thân có nhiều vệt màu nâu
vằn vện, cuối gốc vây lưng có 1 chấm đen to tròn. Thân dẹp bên, hơi cao, không có vảy
nhưng có nhiều gai rất nhỏ dạng lông nhung. Chiều dài thân gấp 1,6 - 1,8 chiều dài đầu.
Đầu to, trán lõm xuống, mõm ngắn. Đầu dài gấp 6 - 7 lần mõm. Mắt nhỏ, miệng rộng.
Khe mang hẹp, tia mang phát triển. Lưng có 3 gai, gai thứ hai làm thành xúc thủ mọc
trước trán, 2 gai sau thành 2 sừng ở đỉnh đầu. Vây ngực dạng bàn tay, có da bao bọc.
Vây bụng nhỏ, vây đuôi dạng tròn.
-

Môi trường sống: Hệ sinh thái rạn san hô, rạn đá, độ sâu 0 – 293 m, thường ở 19 –
20m.

-

Tính đặc hữu và phân bố: Không là loài đặc hữu, có phân bố rộng ở vùng nhiệt đới
gồm Ấn Độ - Thái Bình Dương: Biển Đỏ và Đông Phi đến Polynesia thuộc Pháp, phía
bắc đến các đảo Ryukyu và Ogasawara, phía nam bang Queensland, Australia. Phân bố
ở Việt Nam: biển Đông.

-

Giá trị đặc biệt: Trung bình (là loài có giá trị về nuôi cảnh và chế biến)


-

Mức độ quý hiếm và nguy cấp: Là loài không có trong danh mục sách đỏ của IUCN và
Việt Nam.


-

Tập tính sống: Sống ẩn nấp trong vết nứt của các rạn đá, rạn san hô.

-

Thức ăn: Chủ yếu là cá nhỏ, động vật giáp xác, và sâu.

-

Hình thức sinh sản: Không có sự khác biệt về hình thức giữa cá đực và cá cái, cá cái đẻ
trứng vài lần trong vài tuần, mỗi lần đẻ từ 40.000 – 180.000 trứng.


9. Cá

Chim sâu mõm
longirostris)
 Phân loại:
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Chaetodontidae

Chi: Forcipiger
Loài: Forcipiger longirostris
 Đặc điểm:

dài

(Forcipiger

-

Hình thái: Toàn bộ cơ thể có màu vàng đến vàng ánh, với một mảng màu đen đậm
hình tam giác phủ trên đỉnh đầu với 3 góc ở khởi điểm vây lưng, khởi điểm vây
ngực và đầu mút mõm. Vây hậu môn có 1 đốm tròn màu đen, sát gần vây đuôi.
Mõm nhọn thành dạng que. Tỷ lệ chiều cao thân so với chiều dài mõm (tính từ đầu
mút mỏm đến trước ổ mắt) bằng 1,6 - 2,1.

-

Môi trường sống: Hệ sinh thái rạn san hô, độ sâu 3 - 70m, vùng biển nhiệt đới.

-

Tính đặc hữu và phân bố: Không là loài đặc hữu, phân bố rộng khắp trên Ấn Độ Tây và Trung Thái Bình Dương, tây bắc Tây Úc và bắc Great Barrier Reef. Phân bố
ở Việt Nam: vùng biển miền trung.

-

Giá trị đặc biệt: Ít (có giá trị về nuôi cảnh).

-


Mức độ quý hiếm và nguy cấp: Là loài ở mức độ ít quan tâm , thuộc bậc ít nguy cấp
trong danh mục sách đỏ của IUCN và Việt Nam.

-

Tập tính sống: sống chung thủy thành cặp, hình thức bắt cặp khi sinh sản.

-

Thức ăn: Chủ yếu ăn động vật như giáp xác nhỏ.

-

Hình thức sinh sản: Đẻ trứng.



10. Cá Đào bốn sọc (Coradion chrysozonus)

 Phân loại:

Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Chaetodontidae
Chi: Coradion
Loài: Coradion chrysozonus
 Đặc điểm:

- Hình thái: Cơ thể màu trắng sữa, với các chấm nhỏ màu vàng cam. Có 4 sọc đứng lớn
màu vàng cam vắt qua thân. Sọc thứ 1 vắt qua mắt có chiều rộng bằng đường kính mắt.
Sọc thứ 2 và 3 bắt đầu từ các tia cứng vây lưng kéo xuống và chụm lại ở phần bụng.
Sọc thứ 4 bắt đầu từ các tia mềm vây lưng kéo xuống giữa vây hậu môn. Có 1 đốm đen
lớn ở cuống đuôi và đốm đen nhỏ ở gốc các tia mềm vây lưng. Thân cao dạng gần tròn,
mỏm nhọn nhưng ngắn, không thành dạng que.
- Môi trường sống: Hệ sinh thái rạn, độ sâu 3 - 60m, vùng biển nhiệt đới.
- Tính đặc hữu và phân bố: Không là loài đặc hữu, phân bố rộng khắp từ biển Andaman
miền nam Thái Lan đến quần đảo Solomon, từ miền nam Nhật Bản và Đài Loan, tới bờ
biển phía tây của Úc. Phân bố ở Việt Nam: vùng biển miền trung.
- Giá trị đặc biệt: Ít (có giá trị về nuôi cảnh).
- Mức độ quý hiếm và nguy cấp: Là loài ở mức độ ít quan tâm ,thuộc bậc ít nguy cấp
trong danh mục sách đỏ của IUCN và Việt Nam.
- Tập tính sống: Bắt cặp khi sinh sản
- Thức ăn: Tảo, động vật không xương sống, bọt biển.
- Hình thức sinh sản: Đẻ trứng.


11. Cá Tu hú (Siganus vulpinus)
 Phân loại:

-

-

-

Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii

Bộ: Perciformes
Họ: Siganidae
Chi: Siganus
Loài: Siganus vulpinus
 Đặc điểm:
Hình thái: Thân màu trắng phía đầu và vàng đậm phần còn lại; vây lưng, vây đuôi và
vây hậu môn màu vàng đậm; có một vệt đen lớn từ mõm qua mắt lên gốc trước vây
lưng; một mảng màu đen giới hạn bởi nắp mang, vây ngực và trước vây bụng; vây ngực
trắng trong có vệt đen. Thân hình oval, cao thân trung bình, mõm nhọn, bụng tròn, trán
ngắn, cuống đuôi nhỏ.
Môi trường sống: Sống ở biển, rạn san hô, độ sâu lên tới 30m.
Tính đặc hữu và phân bố: Xuất hiện ở vùng đầm phá giàu san hô, dãy đá ngầm hướng
ra biển, thường ở trong các rạn san hô dạng sừng tấm. Phân bố ở Việt Nam: biển Đông.
Giá trị đặc biệt: Ít (có giá trị về nuôi cảnh).
Mức độ quý hiếm và nguy cấp: Không có trong danh mục sách đỏ của IUCN và Việt
Nam.
Tập tính sống: Thỉnh thoảng có tập tính bảo vệ lãnh thổ, xuất hiện đơn lẻ hoặc theo
cặp, con non và con chưa trưởng thành thường tụ tập thành đàn trong môi trường hoạt
động rộng lớn, chúng ăn tảo sinh trưởng trên các nhánh san hô chết.
Thức ăn: Là loài ăn cỏ, ăn tảo là chủ yếu.
Hình thức sinh sản: Là loài đẻ trứng. Chúng bắt cặp sinh sản khi cơ thể đạt kích cỡ
khoảng 10cm, cặp tồn tại kéo dài cho đến khi 1 trong 2 con chết đi.


12. Cá Mó đuôi én (Thalassoma lunare)
 Phân loại:

-

-


-

-

Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Labridae
Chi: Thalassoma
Loài: Thalassoma lunare
 Đặc điểm:
Hình thái: Giai đoạn còn nhỏ (dưới 5 cm) thân cá có đốm đen lớn ở vây lưng và mảng
đen sậm màu ở cuống đuôi. Khi cá trưởng thành cơ thể màu xanh lá cây pha xám nhạt
hoặc hơi đỏ, vảy có những vằn hẹp thẳng đứng; đầu nâu sậm, má màu sáng, có 1 dãi
đậm màu băng ngang; xương nắp mang có những sọc xiên hẹp. Miệng hơi cao, môi
dày, răng hàm 1 hàng.
Môi trường sống: Hệ sinh thái rạn san hô và khu vực bao xung quanh, ở độ sâu 1 –
20m.
Tính đặc hữu và phân bố: Không là loài đặc hữu, cá phân bố ở Ấn Độ - Thái Bình
Dương và đến tây nam Tây Úc, New South Wales. Phân bố ở Việt Nam: vùng biển bắc,
nam và trung bộ.
Giá trị đặc biệt: Rất ít (có giá trị về nuôi cảnh).
Mức độ quý hiếm và nguy cấp: là loài ở mức độ ít quan tâm thuộc bậc ít nguy cấp
trong danh mục sách đỏ của IUCN và Việt Nam.
Tập tính sống: Sống đơn độc hoặc theo nhóm trong tầng nước nổi của đầm phá, các
dãy đá ngầm dọc theo bờ biển hoặc ở khu vực có cửa sông đổ vào. Là loài cá có tầm
nhìn tốt, hoạt động mạnh suốt ngày dài, ban đêm nghỉ ngơi dưới các hốc đá.
Thức ăn: Thức ăn chủ yếu là sinh vật đáy nhỏ có xương sống, đặc biệt là động vật giáp

xác như tôm, cua, sò. Ngoài ra chúng còn ăn trứng cá và trứng ốc.
Hình thức sinh sản: Chúng là loài lưỡng tính hướng cái, ban đầu khi mới nở là cá cái,
một vài thời điểm trong vòng đời chúng có thể chuyển thành cá đực, thời gian chuyển
đổi mất khoảng 10 ngày. Một số nhóm sống dưới 1 con đực đầu đàn, con đầu đàn có
màu sắc khác biệt và kiểm soát hoạt động của cả đàn trong suốt mùa sinh sản. Là loài
đẻ trứng, thụ tinh ngoài.

13. Cá Mó hạt mè (Halichoeres biocellatus)
 Phân loại:

Giới: Animalia
Ngành: Chordata


Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Labridae
Chi: Halichoeres
Loài: Halichoeres biocellatus
 Đặc điểm:
Hình thái: Giai đoạn còn nhỏ cơ thể màu đen với các sọc màu trắng chạy từ mõm
đến cuống đuôi; có 1 điểm mắt lớn trên vây lưng. Khi cá trưởng thành cơ thể màu
nền đỏ cam với nhiều đường song song màu xanh lá từ mõm đến gốc vây đuôi; gốc
vây ngực đen; vây lưng và vây hậu môn màu đỏ tía với nhiều chấm xanh lá cây; vây
đuôi đỏ nhạt với 1 sọc sậm màu. Miệng nhỏ, gần như nằm ngang, răng hàm 1 hàng.
- Môi trường sống: Hệ sinh thái rạn san hô.
- Tính đặc hữu và phân bố: Không là loài đặc hữu, cá phân bố ở Tây Thái Bình
Dương, từ Philippines, Samoa, phía bắc đến phía nam Nhật Bản, phía nam tới
Rowley Shoals và Great Barrier Reef. Phân bố ở Việt Nam: vùng biển bắc, nam và
trung bộ.

- Giá trị đặc biệt: Rất ít (có giá trị về nuôi cảnh).
- Mức độ quý hiếm và nguy cấp: là loài ở mức độ ít quan tâm thuộc bậc ít nguy cấp
trong danh mục sách đỏ của IUCN và Việt Nam.
- Tập tính sống: Sống thành nhóm nhỏ, có thể bám trên vỏ sẹ hoặc vỏ trai. Sống lâu,
sinh trưởng chậm
- Thức ăn: Ăn giun lửa, sên và san hô. Trong nuôi trồng chúng có thể ăn vụn da, tôm,
giun ống và giun dẹt. Chúng cũng có thể ăn ký sinh trùng bề mặt của các loài cá
khác.
- Hình thức sinh sản: Có sự chuyển đổi giới tính trong vòng đời, đẻ trứng ngoài khơi
xa.


×