Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Y Học Cổ Truyền Bênh Học Nội Chương Trường Thọ Và Sinh Con Theo Ý Muốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.43 KB, 27 trang )

Biên soạn : Nguyễn Khắc Bảo

Y HỌC CỔ TRUYỀN

CHƯƠNG 12
- TRƯỜNG THỌ
- SINH CON THEO Ý MUỐN
Khởi biên : TP.HCM THÁNG 10-2012

1


CHƯƠNG 12
TRƯỜNG THỌ
VÀ SINH CON
THEO Ý MUỐN
-

-

Phương tây có câu “người Việt Nam chết trên đống thuốc”. Nền y học cổ
truyền dân tộc có nhiều bài thuốc rất huyền diệu, tuy nhiên nhưng phương
thuốc hay này đang bị chìm dần vào quên lãng và dần dần mất đi niềm tin từ
chúng ta.
Người nghèo ở Việt Nam có rất ích điều kiện chăm sóc bởi nền y học hiện đại,
một khi họ mắc các bệnh hiểm nghèo thì chỉ có thể chờ chết, hoặc nếu có điều
kiện thì đôi khi tây y cũng bó tay với nhiều trường hợp.
Với mục đích sưu tầm các bài thuốc hay dân gian để điều trị hầu hết các loại
bệnh, cũng như cung cấp những bài thuốc cổ truyền hay cho những ai thật sự
đang rất cần và tin tưởng vào nó, một cứu cánh cho người nghèo mắc bệnh...
Người dùng trước khi sự dụng các bài thuốc này cần nghiên cứu thật kỉ các


thông tin trong sách này, những vấn đề còn thắc mắc thì nên hỏi thầy thuốc
đông y để tránh những việc đáng tiếc. Mọi thắc mắc xin liên lạc tác giả qua.
Email :
Lời tác giả

2


CHƯƠNG 12

VẤN ĐỀ 1 : SINH TRAI HAY GÁI
Ban nghiên cứu
Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương
Sưu tầm và tổng hợp
Phương pháp tính sinh trai hay gái.
Sinh trai hay gái là do lẽ tự nhiên của tạo hóa. Nhưng khi cuộc sống phát triển,
nhu cầu sinh trai hay gái cũng xuất hiện. Nhiều gia đình sinh con một bề muốn
cho “có nếp có tẻ” đối khi rất muốn sinh con theo giới tính được định sẵn. Khoa
học hiện đại cũng có nhiều công trình nghiên cứu về việc này.
Phương pháp thứ I
Lấy tuổi vợ chồng theo tuổi Âm lịch, sau đó cộng tuổi vợ chồng trừ đi 40. Nếu số
dư trên 40 tiếp tục trừ đi 40. Lấy số dư còn lại đầu tiên trừ 9, tiếp tục trừ 8, lại trừ
9, trừ 8… cho đến khi số dư nhỏ hơn hoặc bằng 9 -8 thì thôi.
1 - Hiệu số cuối cùng còn lại là số chẵn thì cấn bầu trong năm sinh trong trong
năm là con trai. Ngược lại cấn bầu ngoài năm sinh trong năm là con gái.
2 - Hiệu số cuối cùng còn lại là số lẻ thì cấn bầu trong năm sinh trong trong năm là
con gái. Ngược lại cấn bầu ngoài năm sinh trong năm là con trai.
Thí dụ:
Tuổi chồng 37. Tuổi vợ 32.
Tổng số 69.

69 – 40 = 29.
29 – 9 = 20.
20 – 8 = 12.
12 – 9 = 3.
3


Theo phương pháp này:
Nếu hai vợ chồng này cấn bầu trong năm và sinh trong năm sẽ sinh con gái.
Ngược lại, cấn bầu trong năm nay và sinh trong năm tới sẽ sinh con trai.
Phương pháp thứ II
Phương pháp này bắt đầu từ một bài ca quyết lưu truyền sau đây:
Nguyên văn:
49 từ xưa đã định rồi.
Cộng vào tháng đẻ để mà chơi.
Trừ đi tuổi mẹ bao nhiêu đấy!
Thêm vào 19 để chia đôi.
Tính tuổi trăng tròn cho thật chuẩn.
Chẵn trai, lẻ gái đúng mười mười.
Như vậy, nếu chúng ta gọi tháng sinh là “n” và tuổi mẹ là “M” thì sẽ có bài toán
là:
(49 + n – M +19): 2
Giản lược công thức trên , ta có:
(68 + n – M) :2.
Thí dụ:
Mẹ 32 tuổi, sinh con tháng 9 Âm lịch.
Thay vào công thức trên ta có: n = 9; M = 32.
(68 + 9 – 32): 2 = 22. 5.
Lẻ. Theo phương pháp này thì bà mẹ 32 tuổi sinh tháng 9 sẽ là con gái.
Phương pháp thứ III


4


Ứng dụng bảng tổng kết theo Lịch Vạn sự về “tháng thụ thai sinh trai hay gái”
như sau:

Theo bảng này, chúng ta xem cột tuổi người mẹ phía trên từ 18 đến hết 40. Cột
dọc bên trái ứng với tháng thụ thai. Nếu rơi vào ô có dấu "+" là sinh con trai, dấu
"0" là con gái.
Tương truyền đây là bảng tổng kết của các quan Thái Giám trong cung đình xưa.
Cách kết hợp ba phương pháp
Ba phương pháp này lưu truyền rời rạc trong dân gian. Chúng đều khó kiểm định
tính hiệu quả cho từng phương pháp. Nhưng chúng tôi nhận xét thấy rằng:
1 - Phương pháp I tính năm sinh con theo ý muốn.
2 - Phương pháp II tính tháng sinh con theo ý muốn.
3 - Phương pháp III tính tháng cấn bầu để sinh con theo ý muốn.
Ba phương pháp này tuy khác nhau nhưng không phủ định nhau về nguyên tắc.
Bởi vậy, sự kết hợp cả ba phương pháp sẽ cho chúng ta một xác xuất cao hơn.
5


1 - Trước hết chúng ta áp dụng phương pháp thứ I để xác định một cách tổng quát
nên cấn bầu và sinh trong năm hay cấn bầu năm nay sinh năm tới.
2 – Sau đó áp dụng phương pháp thứ II. Giả thiết rằng chúng ta cần một con số
chẵn cho tháng sinh thì – Khi tuổi mẹ lẻ, tháng sinh phải lẻ và ngược lại thì kết
quả của công thức trên sẽ cho ra một số chẵn.
3 – Sau khi xác định được tháng sinh là lẻ (Hoặc chẵn), lúc đó ta áp dụng phương
pháp thứ III. Giả thiết tháng sinh lẻ, ta sẽ chọn trong bảng tháng thụ thai thích hợp
với tháng lẻ hoặc chẵn cần tìm.


Thí dụ:
Chồng 31, vợ 27.
* Giả thiết rằng vợ chồng này muốn sinh con trai.
I - Ứng dụng phương pháp thứ I
Cộng tuổi vợ chồng 31 + 27 = 58.
58 - 40 = 18.
18 - 9 = 9
9 - 8 = 1.
Như vậy số dư là 1 là số lẻ. Sang năm vợ chồng đều cộng lên 2 tuổi sẽ có số dư 3
cũng là số lẻ. Do đó nếu có bầu và sinh con trọn năm sẽ là con gái và ngoài năm sẽ
là con trai.
Vậy theo điều kiện của phương pháp I thì muốn sinh con trai phải có bầu trong
năm này và sinh vào năm sau.
II - Ứng dụng phương pháp II
Sau khi xác định phải có bấu trong năm nay và sinh năm sau, ta ứng dụng phương
pháp II để chọn tháng sinh con theo công thức:
(68 + n – M): 2.
Ta có: Tuổi mẹ M = 27.
Thay thế vào công thức trên ta có:
6


(68 + n – 27): 2 = (41 +n): 2.
“n” là tháng sinh. Như vậy để thỏa mãn tháng sinh chẵn con trai thì tháng sinh
phải chọn tháng lẻ.
III - Ứng dụng phương pháp III.
Sau khi xác định phải sinh trong tháng lẻ và phải cấn bầu năm nay (27 tuổi) và
sinh năm sau (28 tuổi), ta tra bảng trên để tìm một tháng lẻ trong năm 28 tuổi (Như
1 – 3 – 5 – 7 ….) và tính lùi 9 tháng để rơi vào một tháng cấn bầu thích hợp có dấu

+.
Cụ thể là:
Nhìn vào cột ngang ô người mẹ 28 tuổi (Giả thiết năm hiện tại là 27, sinh vào sang
năm là 28). Nhưng tháng lẻ có khả năng sinh con trai theo phương pháp II là 1 - 3
-5-7.
- Trường hợp chọn tháng Giêng năm 28 tuổi thì cấn bầu tháng 6 năm 27 tuổi. Cấn
bầu tháng 6 năm 27 tuổi bảng cho biết khả năng sinh con trai (Dấu +).
- Trường hợp chọn tháng Ba thì cấn bấu tháng 8 năm 27 tuổi. Cấn bầu tháng 8
năm 27 tuổi, bảng cho biết khả năng sinh con trai (Dấu +)
- Trường hợp chọn tháng Năm thì cấn bấu tháng 10 năm 27 tuổi. Cấn bầu tháng 10
năm 27 tuổi, bảng cho biết sinh con gái (Dấu 0). Không thỏa mãn giả thiết trên.
Như vậy, khi kết hợp cả ba phương pháp, cho người mẹ 27 tuổi chồng 31 thì điều
kiện thỏa mãn cả ba phương pháp là cấn bầu tháng 6 hoặc 8 năm vợ 27 tuổi và
sinh vào năm 28 tuổi.
* Giả thiết rằng vợ chồng này muốn sinh con gái.
I - Ứng dụng phương pháp thứ I

Cộng tuổi vợ chồng 31 + 27 = 58.
58 - 40 = 18.
18 - 9 = 9
9 - 8 = 1.
7


Như vậy số dư là 1 là số lẻ. Sang năm vợ chồng đều cộng lên 2 tuổi sẽ có số dư 3
cũng là số lẻ. Do đó nếu có bầu và sinh con trọn năm sẽ là con gái.
Vậy theo điều kiện của phương pháp I thì muốn sinh con gái phải có bầu và sinh
trọn trong năm nay, hoặc có bầu và sinh trọn trong năm sau.
II - Ứng dụng phương pháp II
Sau khi xác định phải có bấu và sinh trọn trong năm nay (Hoặc trọn năm sau), ta

ứng dụng phương pháp II để chọn tháng sinh con theo công thức:
(68 + n – M): 2.
Ta có: Tuổi mẹ M = 27.
Thay thế vào công thức trên ta có:
(68 + n – 27): 2 = (41 +n): 2.
“n” là tháng sinh. Như vậy để thỏa mãn tháng sinh lẻ con gái thì tháng sinh phải
chọn tháng chẵn.
III - Ứng dụng phương pháp III.
Sau khi xác định phải sinh trong tháng chẵn và phải cấn bầu và sinh trọn năm nay
(27 tuổi); hoặc trọn năm sau (28 tuổi), ta tra bảng trên để tìm một tháng chẵn trong
năm 27 (Hoặc 28) tuổi (Như 2 – 4 – 6 – 8 ….) và tính lùi 9 tháng để rơi vào một
tháng cấn bầu thích hợp có dấu +.
Như vậy, ta đã ứng dụng cả ba phương pháp cho giả thiết vợ chồng trong thí dụ
trên sinh con gái.
Nhưng dân gian ta có câu:
"Người tính không bằng trời tính"
Bởi vậy, cũng xin lưu ý là moị chuyện theo tự nhiên là tốt nhất. Tuy kết quả trên
khá chính xác. Nhưng còn số phận người đó có thể sinh trai hay gái hay không lại
là chuyện khác. Muốn thay đổi số phận, điều đầu tiên phải tạo phúc đức đã.
Chúc vạn sự như ý.

BẢNG DỰ TÍNH
8


SINH CON TRAI HAY CON GÁI CỦA NHÀ THANH
Nhà Thanh là triều đại cuối cùng của lịch sử Trung Quốc. Cũng giống như nhiều
triều đại phong kiến khác. Nhà thanh cũng rất lo lắng cho hậu duệ của mình. Và
việc chon lọc giớ tính cho con cháu mình là điều không tránh khỏi . Về mặc này
nhà Thanh có một bí quyết riêng rất tuyệt mật. Và thời gian sau này mới được

người ta biết đến. Nay Tôi xin trích dẫn một trong số những bí quyết đó. Đó là một
bảng biểu chỉ ra mối quan hệ giữa tuổi của người mẹ và giới tính đứa con được
sinh ra.

9


MỘT TÀI LIỆU KHÁC CHÉP RẰNG

10


11


CHƯƠNG 12

VẤN ĐỀ 2 : MINH MẠNG THANG

Lâu nay, dân gian vẫn truyền tụng về toa thuốc bổ có khả năng tăng cường sinh lực với
những cái tên vô cùng hấp dẫn như Nhất dạ lục giao hay Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử,
cũng có nơi gọi Lục giao tam dựng và cho rằng đó là toa thuốc mà vua Minh Mạng đã
dùng. Nhưng toa thuốc Minh Mạng thang thần bí này xuất phát từ đâu, trong hàng chục
toa đang lưu truyền toa nào là gốc, công dụng thực của nó ra sao?

Từ những toa thuốc được công bố
Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, từ trước năm 1975, trên một số báo chí, sách đông
y và y học dân tộc ở miền Nam đã xuất hiện các công bố về toa thuốc Nhất dạ lục giao
sinh ngũ tử. Nhật báo Sống (Sài Gòn) số ra ngày 27.4.1968 đã đăng một toa thuốc Nhất
dạ lục giao sinh ngũ tử với 25 vị thuốc bắc.

Đến năm 1987, lương y Lê Văn Sơn, với sự trợ giúp của lương y Bùi Văn Nông, thuộc
Tổ chẩn trị y học dân tộc - Trạm y tế Tân Đông Hiệp và Tân Bình (Thuận An - Sông Bé)
đã xuất bản ấn phẩm (lưu hành nội bộ) Những phương thuốc bổ và trường xuân, trích
dịch từ sách Vạn bệnh hồi xuân. Trong ấn phẩm này có giới thiệu một bài thuốc với tiêu
đề Toa rượu bổ của vua Minh Mạng dùng. Theo đó, bài thuốc gồm 22 vị, có hướng dẫn
cách ngâm rượu và cách dùng cũng như mô tả 6 công dụng đặc biệt: đại bổ khí huyết,
tăng cường sinh lực, bồi bổ thần kinh; ngăn ngừa bệnh tật, trị khỏi đau lưng, nhức mỏi và
bồi bổ cho sản phụ; người liệt dương (uống từ 1 - 2 tháng có thể có con); người khản
tiếng, nói không to, uống thuốc nói được to tiếng; thận yếu lâu, bán thân bất toại, đi đứng
không được, uống thuốc rượu này rất tốt; người gần chết, uống vào có thể sống lại 3
ngày nữa; già lão 60 tuổi, uống vào tăng tuổi thọ rất nhiều, đêm ngủ không mộng mị,
không bị táo bón.
Tuy ghi là toa rượu bổ của vua Minh Mạng, nhưng các tài liệu trên hoàn toàn không hề
trích dẫn nguồn gốc bài thuốc, có liên quan đến Thái y viện triều Nguyễn hay không.
Từ những bài thuốc được công bố này, nhà nghiên cứu Phan Thuận An đã đối chiếu với
các tư liệu lịch sử ghi chép về vua Minh Mạng để thực hiện bài viết Toa thuốc bổ Nhất
dạ ngũ giao sinh lục tử của vua Minh Mạng đăng trên tạp chí Sông Hương số xuân Tân
Mùi (1991).
12


Nhà vua “quá khỏe”
Theo tác giả Phan Thuận An, trong số 13 đời vua nhà Nguyễn thì chỉ có 2 vị vua tỏ ra
quan tâm nhiều nhất đến tổ chức, hoạt động và hiệu quả của Thái y viện, đó là vua Minh
Mạng (trị vì từ 1820 - 1840) và vua Tự Đức (trị vì 1847-1883). Hai vua đều có lý do
khác nhau, trong đó vua Tự Đức quan tâm vì thể chất đau yếu bẩm sinh, tai biến của
bệnh đậu mùa biến chứng dẫn đến “bất lực”, rất muốn có con để truyền ngôi.
Còn vua Minh Mạng thì lại khác. Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả (NXB Thuận Hóa,
1995), nhà vua chính thức có 43 phi, tần. Tuy vậy, cho đến nay, chưa ai biết vua Minh
Mạng có bao nhiêu cung nữ, vì sử sách không ghi rõ. Bộ Minh Mạng chính yếu của

Quốc Sử quán triều Nguyễn chỉ tiết lộ, vào tháng giêng năm Minh Mạng thứ 6 (tháng
2.1825) trong kinh kỳ ít mưa, nhà vua thấy hạn làm lo, chỉ dụ cho quan Thượng Bảo
khanh là ông Hoàng Quýnh rằng: “Hai ba năm trở lại đây, hạn hán liên tiếp. Trẫm nghĩ
xem vì đâu mà thế, nhưng chưa tìm ra nguyên nhân, có lẽ trong thâm cung, cung nữ
nhiều nên âm khí uất tắc mà nên vậy ư? Nay bớt đi, cho ra một trăm người, ngõ hầu có
thể trừ thiên tai vậy”. Con số bớt đi mà đã tới 100 cung nữ, vậy số còn lại trong cung
chắc hẳn phải là vài trăm trở lên.
Trong cuốn Kể chuyện các đời vua nhà Nguyễn do Nguyễn Viết Kế sưu soạn (NXB Đà
Nẵng, 1996) viết: “Bình nhật, khi nghỉ ngơi, vua có 5 bà vợ hầu hạ: một bà vấn thuốc
têm trầu, một bà quạt, một bà đấm bóp, một bà ru và một bà để sai vặt. Mỗi đêm, vua
cho thái giám gọi 5 bà vào hầu. Mỗi bà một canh. Hết 5 canh thì danh sách các bà được
chuyển giao cho Tôn Nhơn phủ giữ để tiện theo dõi việc khai hoa nở nhụy của các bà sau
này”.
Từ những so sánh ấy mà người ta đã suy diễn ra rằng “nhà vua cần tăng lực để thỏa mãn
thú vui xác thịt với hàng trăm bà vợ trong cung”.
Cũng theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, tương truyền một số lương y hiện nay ở Huế
có nghe các vị ngự y tiền bối kể lại rằng vua Minh Mạng đã xài phí sức lực vào việc giới
tính từ rất sớm, ngay từ thời còn là hoàng tử. Một thời gian trước khi lên ngôi (năm
1820, vua 29 tuổi), ông đã rất yếu về đường sinh dục. Cho nên sau khi đăng quang, vua
đã ra lệnh cho các quan ngự y phải cố gắng giúp mình lấy lại sức khỏe. Do đó, các ngự y
đã “đối chứng lập phương” làm ra thang thuốc bổ ngâm rượu để nhà vua dùng hằng ngày
và thang thuốc này rất hiệu nghiệm. Và hiệu nghiệm đầu tiên rất cụ thể đó là về mặt sinh
lý, nhà vua đã sinh được 78 hoàng tử và 64 hoàng nữ. Hiệu nghiệm thứ hai đó là về mặt
tinh thần, trí tuệ. Lịch sử cho thấy 20 năm trị vì, vua Minh Mạng đã làm được rất nhiều
việc tốt đẹp cho đất nước trên nhiều lĩnh vực hành chánh, kinh tế, văn hóa, xã hội... Có
thể nói thời Minh Mạng là đỉnh cao của vương triều Nguyễn.
Vì công hiệu của toa thuốc mà nhà vua đã dùng ấy, các quan lớn trong triều đã “phạm
thượng” bí mật sao chép mang về để dùng, rồi sau đó lan truyền trong dân gian.

13



Thêm một cứ liệu nữa khiến người ta quy kết những toa thuốc có tên Nhất dạ lục giao là
toa thuốc của vua Minh mạng, bởi vì tương truyền, chính vua Minh Mạng đã từng có thơ
nhắc đến việc Nhất dạ lục giao tam hữu dựng (một đêm 6 lần giao hợp, 3 lần có con).
Câu thơ này được tác giả Phạm Khắc Hòe, Ngự tiền văn phòng Đổng lý thời vua Bảo
Đại chép trong sách Kể chuyện vua quan triều Nguyễn (NXB Thuận Hóa xuất bản năm
1990).
Từ câu thơ này mà nhiều người cho rằng chính những bài thuốc lưu truyền trong dân
gian với tên gọi như: Nhất dạ lục giao, Nhất dạ ngũ giao, Lục giao tam dựng, Ngũ giao
tam dựng... là toa thuốc của vua Minh Mạng dùng.
Những bài thuốc lưu truyền trong dân gian
Sau bài viết của tác giả Phan Thuận An, các lương y trong và ngoài nước liên tục phát
hiện và công bố thêm nhiều dị bản Minh Mạng thang lưu truyền trong dân gian.
Nhiều dị bản
Theo lương y Phan Tấn Tô, sau bài viết của nhà nghiên cứu Phan Thuận An, liên tục trên
các báo và tạp chí y học dân tộc, các lương y ở Huế đã công bố phát hiện thêm nhiều bài
thuốc Nhất dạ lục giao, Nhất dạ ngũ giao, Lục giao tam dựng...
Báo Thừa Thiên-Huế số Tết năm 1993 có bài viết Nói thêm về toa thuốc bổ của vua
Minh Mạng của tác giả lương y Thích Tuệ Tâm, phụ trách Tuệ Tĩnh đường Diệu Đế
(trước đây ở địa chỉ 100 Bạch Đằng, nay ở chùa Liên Hoa, đường Lê Quý Đôn, TP.Huế).
Bài viết nêu một số phân tích từ thực tiễn cắt thuốc cho bệnh nhân và đưa ra kết luận:
thực ra đây là bài thuốc không chỉ dành cho các bậc vua chúa mà bất cứ ai có bệnh đều
dùng được, cả nam lẫn nữ. Tuy vậy, theo từng thể bệnh nhân mà gia giảm cho phù hợp.
Bài viết cũng phân tích công dụng của thuốc với các loại đối tượng khác nhau. Theo
lương y Thích Tuệ Tâm, toa thuốc của vua Minh Mạng có hai bài là Nhất dạ ngũ giao
sinh tứ tử, thích hợp cho lứa tuổi từ 30 đến 40 và bài Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử thích
hợp cho người từ 40 tuổi trở lên. Kèm theo bài báo, lương y Thích Tuệ Tâm cũng đã
công bố một bài thuốc Nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử, với 20 vị.
Sau đó, cuốn Nguyễn Triều cố sự huyền thoại về danh lam xứ Huế của tác giả Bửu Kế

(NXB Đà Nẵng tái bản năm 1996) phần phụ lục có đăng hai bài thuốc Minh Mạng thang,
ghi là của lương y Thích Tuệ Tâm, trong đó một bài là Nhất dạ ngũ giao (20 vị) và Nhất
dạ lục giao (24 vị). Năm 1997, trong cuốn Sổ tay Võ thuật phần Sức khỏe cho mọi người
cũng công bố một bài thuốc gọi là Minh Mạng thang với 25 vị, do Nguyễn Thị Thanh
Xuân sưu tầm.
Ngoài ra, các lương y còn sưu tầm thêm được 2 phái thuốc gọi là Phái thuốc bổ của vua
Minh Mạng, tại nhà ông Nghi ở đường Đào Duy Từ (TP.Huế), nguyên là cán bộ Tòa án
tỉnh Thừa Thiên chế độ cũ. Theo gia đình ông Nghi, hai phái thuốc này do gia đình quan
Ngự y triều Nguyễn là Lê Quốc Chước cung cấp (đã dịch ra quốc ngữ). Theo đó, 2 phái
14


thuốc gồm phái chính (13 vị) và phái phụ (18 vị), có ghi chú công dụng: thuốc này bổ
thận, tráng dương, cường lực, sung khí huyết, đen râu tóc, do quan Ngự y Lê Quốc
Chước dâng vua Minh Mạng sau ngày lễ đăng quang. Tuy nhiên, theo ông Phan Tấn Tô,
trong Mục lục Châu bản triều Nguyễn chưa thấy tên của quan Ngự y Lê Quốc Chước nên
chưa thể kiểm chứng chắc chắn.

Toa thuốc Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử của gia đình quan Ngự y Phạm Đạt,
ảnh chụp từ tài liệu của lương y Phan Tấn Tô

15


Một trong những bài Minh Mạng thang chép tay bằng chữ Hán
Trong quá trình sưu tầm, các lương y còn tìm thấy ở gia đình hậu duệ của lương y Đoàn
Cảnh (làng Khuôn Phò, xã Quảng Phước, H.Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế) một bài
thuốc Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử, với 19 vị. Đông y sĩ Đoàn Cảnh vừa là Chánh tổng
vừa là thầy thuốc nổi tiếng tại làng Khuôn Phò. Trước năm 1940, lương y Đoàn Cảnh
từng mở trường dạy nghề thuốc bắc tại địa phương và ông Nguyễn Sinh Khiêm, anh của

Bác Hồ, đã nhiều lần vào ở lại nhà này. Cháu nội của lương y Đoàn Cảnh là đông y sĩ
Đoàn Ngọc Phách (1910-1983), một danh y tại Huế, từng làm Tổng thư ký Hội Y dược
Việt Nam Trung Việt (1950-1958). Từ bài thuốc của gia đình họ Đoàn, đạo sĩ Thích
Thiên Đăng cũng có bài thuốc Trường Sinh. Theo đó, bài thuốc Trường Sinh hơi khác do
có thêm hai vị là Khương hoạt và Ngưu tất, đồng thời bỏ bớt Đỗ trọng của bài thuốc họ
Đoàn.
Trong tập thức ăn chữa bệnh của người Trung Hoa (NXB Trẻ ấn hành năm 1995), lương
y Lương Tú Vân và cộng sự cũng đã công bố 2 bài Tráng dương lục giao thang (23 vị)
và Yêu cốt thống dược tửu (12 vị), với ghi chú do các Ngự y triều Nguyễn chế cho vua
Minh Mạng dùng.
Lưu truyền trong gia đình quan lại
16


Đáng chú ý nhất là bài thuốc Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử của gia đình quan Ngự y Phạm
Đạt, có tới 36 vị. Cụ Phạm Đạt là quan Ngự y cuối cùng của triều Nguyễn. Bài thuốc có
trong tập Dược phẩm vựng yếu của Hải Thượng Lãn Ông, được cụ Phạm Đạt cho ông
Vĩnh Thiều, được ông Vĩnh Cao giao lại cho lương y Lê Quý Ngưu.
Năm 1996, tiến sĩ Võ Quang Yến thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp
(CNRS) cũng sưu tầm được bài thuốc bổ Minh Mạng, với 25 vị, nguyên văn chữ Hán,
riêng phần hướng dẫn pha chế bằng tiếng Việt và công bố trên tạp chí Tiếng Sông
Hương, ở Mỹ.
Ngoài ra, tại gia đình ông Phạm Kim Âu (nguyên giáo sư giảng dạy tại Đại học Khoa
học Huế) cũng lưu giữ bài thuốc Ngũ giao tam dựng (25 vị). Theo gia đình ông Âu, bài
thuốc này do thân sinh của ông chép lại ở một gia đình ngự y, lưu giữ để dùng trong gia
đình; Gia đình cụ cử nhân Phan Ngọc Hoàng (người đỗ cử nhân cuối cùng của triều
Nguyễn) ở đường Huỳnh Thúc Kháng (TP.Huế) cũng lưu giữ bài thuốc Lục giao tam
dựng (23 vị); Gia đình ông Nguyễn Khoa Thông, thuộc dòng họ danh gia thế tộc nhiều
đời (ở Vỹ Dạ, TP.Huế) cũng lưu giữ bài Ngũ giao tam dựng; Gia đình cụ Trần Thước
(trước đây làm Đốc học, là một trong những người biên soạn lại Mục lục Châu bản triều

Nguyễn) thuộc dòng dõi của Quan phụ chính đại thần Trần Tiễn Thành, cũng lưu giữ bài
thuốc Minh mạng dược tửu với 15 vị. Bài thuốc nằm trong tập bản thảo chưa xuất bản
Hư tự huyết giải của cụ Trần Thước, được gia đình lưu giữ.
Cho tới nay, theo lương y Phan Tấn Tô, đã có ít nhất là 25 dị bản Minh Mạng thang khác
nhau được sưu tầm, phát hiện và công bố.
Bùi Ngọc Long
Theo: thanhnien
Một tài liệu khác
Ngự tửu Minh Mạng thang
Rượu này trở thành một đặc sản của Việt Nam kể từ ngày Việt Nam mở cửa cho du lịch
và kinh tế thị trường để góp nhặt ngoại tệ. Cái gì thuộc về vua chúa nhà Nguyễn trước bị
chửi là phong kiến, áp bức thì nay được xưng tụng là di sản văn hóa, trong đó có toa
thuốc của Vua Minh Mạng. Toa thuốc này truyền tụng từ lâu ở Huế, được đồn là do vài
vị ngự y chép được. Trong sách Nguyễn triều cố sự ; Huyền thoại về Danh lam xứ Huế (
1996), tác giả Bửu Kế chép ra hai bài thuốc vua Minh Mạng như sau theo tài liệu của
Lương Y Tuệ Tâm:

I - Nhất dạ ngũ giao

17


Thành phần:
1- Nhục thung dung 12g
2- Táo nhân 8g
3- Xuyên Qui 20g
4- Cốt toái bổ 8g
5- Cam cúc hoa 12 g
6- Xuyên ngưu tất 8g
7- Nhị Hồng sâm 20g

8- Chích kỳ 8g
9- Sanh địa 12g
10 -Thạch hộc 12g
11- Xuyên khung 12g
12- Xuyêntục đoạn 8g
13- Xuyên Đỗ trọng 8g
14- Quảng bì 8g
15- Cam Kỷ tử 20g
16- Đảng sâm 10g
17- Thục địa 20g
18 - Đan sâm 12 g
19- Đại táo 10 quả
20- Đường phèn 300 g

18


Cách ngâm: Đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon
trong 5 ngày đêm. ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300 g đường phèn cho tan ra, để
nguội, rồi đổ vô thẩu, trộn đều đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa ,
tối, mỗi lần 1 ly trà. Dùng liên tục.

II- Nhất dạ lục giao
Thành phần:
1-Thục địa 40g
2- Đào nhân 20g
3-Sa sâm 20g
4- Bạch truật 12g
5 Vân qui 12g
6- Phòng phong 12g

7- Bạch thược 12g
8- Trần bì 12g
9-Xuyên khung 12g
10- Cam thảo 12g
11- Thục linh 12g
12- Nhục thung dung 12g
13- Tần giao 8g
14-Tục đoạn 8g
15- Mộc qua 8g
16- Kỷ tử 20g
17-Thường truật 8g
19


18-Độc hoạt 8g
19- Đỗ trọng 8g
20- Đại hồi 4g
21- Nhục quế 4g
22- Cát tâm sâm 20g
23- Cúc hoa 12g
24- Đại táo 10 quả
Cách ngâm: 24 vị thuốc trên ngâm với hai lít rưỡi rượu tốt trong vòng 7 ngày. Lấy 150 g
đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vô keo rượu thuốc, trộn
đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng, trưa , chiều
trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với một lít rưỡi rượu ngon- một tháng sau
dùng tiếp.
Chủ trị: Cả hai bài trên có tác dụng đại bổ thận, bồi bổ thần kinh, gia tăng khí huyết, tăng
cường sinh lực, mạnh gân cốt, bán thân bất toại, dương sự kém, tăng tuổi thọ.
(BS Lê Văn Lân
E-Mail: )

(Bắt đầu từ đoạn này do BS Nguyễn Văn Dương viết)
*Hiện nay thành phần toa thuốc Minh Mạng theo chính bản đã bị thất truyền.
Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Dương, chuyên gia y học cổ truyền thì có nhiều bài Minh
Mạng thang như bài “Nhất dạ ngũ giao đại bổ tạng thận” dùng lâu ngày tai mắt sáng tỏ,
bài “Yếu cốt thống dược tửu” tạo xương cốt chắc khoẻ.
Tuy nhiên nổi tiếng nhất vẫn là bài “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử”: bổ thận, bổ thần kinh,
khí huyết lưu thông, tăng cường sinh lực, chống phong thấp, mạnh gân cốt, tăng tuổi thọ
cho người cao tuổi, chống lão hóa, yếu thận, bán thân bất toại.
Thành phần
Thục địa 40g
Đào nhân 40g
Sa sâm 30g
Bạch truật 24g
Đương qui 24g
Phòng phong 24g
20


Bạch thược 24g
Trần bì 24g
Xuyên khung 24g
Cam thảo 24g
Phục linh 24g
Tần giao 16g
Tục đoạn 16g
Mộc hoa 16g
Kỳ tử 16g
Thương truật 16g
Độc hoạt 16g
Khương hoạt 16g

Bắc đỗ trọng 16g
Đại hồi 12g
Nhục quế 12g
Đại táo 30g
Đường phèn 3 lạng
Sử dụng:
Tất cả được ngâm trong rượu nếp ngon 450ml dùng uống mỗi ngày 4 lần, mỗi lần một ly
nhỏ (30ml), tối trước khi đi ngủ uống thêm một ly nhỏ nữa.
Rượu thuốc Minh Mạng có tên là Đại bổ Dược tửu dùng cho người bị liệt dương, dương
sự bất động, uống liên tục đều đặn hàng tháng mới có tác dụng.
có thể gia thêm thục địa 3 lạng, cam kỷ tử 1 lạng, nhân sâm 5 chỉ./.

21


CHƯƠNG 12

VẤN ĐỀ 3 : BÀI THUỐC
TRƯỜNG THỌ QUÝ CHÂU
Tại Quý Châu, phía nam Trung quốc có một làng mười mấy hộ nông
dân mấy đời trường thọ. Cô ký giả họ Bành đến Quý Châu công tác đã
phỏng vấn một hộ có người cha 130 tuổi, người mẹ 120 tuổi, trưởng
nam 90, thứ nam 80 tuổi.
Cô Bành hỏi ông cụ có bí quyết gì mà dân làng lại có tuổi thọ cao
thế. Ông cụ nói rằng : "Tôi đã già rồi, không biết còn sống bao lâu nữa.
Nay tôi để lại bài thuốc là bí quyết trường thọ của tôi cho mọi người sau
này cùng hưởng thọ".
Cô Bành gửi bài thuốc về Hồng Kông cho mẹ. sau khi uống theo
bài thuốc hai tháng, mẹ cô Bành đã hết bệnh suyễn, răng chắc lại. Cô
Bành phát nguyện đem bài thuốc phổ biến cho mọi người cùng uống.

Bài thuốc trị các chứng bệnh : Di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, mất
ngủ, đau lưng, đau khớp xương, kinh nguyệt không đều, điều trị sau
bệnh, tóc bạc chuyển đen, biếng ăn, người có bệnh trị bệnh, người khoẻ
mạnh uống tăng tuổi thọ, nam nữ già trẻ gì đều uống được (nhưng phụ
nữ có thai không nên dùng)

BÀI THUỐC GỒM :

1. Đỗ trọng (3 chỉ)

2. Thục địa (3 chỉ)

3. Xuyên khung (1 chỉ)

4. Tiền hồ (3 chỉ)

5. Khương hoạt (2 chỉ)

6. Phục Linh (3 chỉ)

7. Trần bì (2 chỉ)

8. Sa sâm (5 chỉ)
22


9. Đại cáo (6 viên)

10. Ngọc trúc (2 chỉ)


11. Mộc qua (2 chỉ)

12. Cam thảo (2 chỉ)

13. Ngưu tất (3 chỉ)

14. Phòng phong (2 chỉ)

15. Bạch thượt (2 chỉ)

16. Táo nhân (5 chỉ)

17. Linh tiên (5 chỉ)

18. Thục đoan (2 chỉ)

19. Nhục quế (3 chỉ)

20. Cầu kỳ tử (5 chỉ)

21. Đại hồi (3 chỉ)

22. Tân giao (2 chỉ)

23. đường phèn.
Tất cả có 23 vị thuốc ngâm trong 3 lít rượu đế 60 độ trong thời gian
hai tháng. Sau đó có thể đem dùng hàng ngày, mỗi ngày uống một lần,
mỗi lần 5 c.c (1 chung) sau bữa ăn.

23



CHƯƠNG 12

VẤN ĐỀ 4 : BÀI THUỐC BÁT TIÊN TRƯỜNG THỌ
Bài thuốc tuy chỉ có 8 vị, mà các danh y xưa đã có sự chọn lựa, phối hợp
hoàn thiện để tăng cường tối đa tác dụng bổ thận âm nhằm kéo dài tuổi thọ cho cơ
thể.
Lịch sử y học cả đông và Tây y từ ngàn xưa đều cố tìm những bài thuốc
uống vào để con người được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, chẳng có ai tìm ra
được bài thuốc đó cả, và khoa học ngày nay đã chứng minh ước muốn đó là viễn
tưởng. Trong quá trình tìm kiếm ấy, nền y học cổ truyền (YHCT) đã phát hiện ra
một bài thuốc có tác dụng thần diệu như thuốc tiên để kéo dài tuổi thọ. Bài thuốc
này được các danh y Trung Quốc tìm ra cách đây gần 1.900 năm và được đặt tên
là “Bát tiên trường thọ”.
Tương truyền, vua Vũ Đế thời nhà Hán (Trung Quốc) muốn bất tử nên đã sai các
bậc lương y nổi tiếng thời ấy chế ra các thuốc đan sa để uống. Do uống nhiều
thuốc quá, chẳng những không thành tiên để hưởng sự bất tử, mà nhà vua còn mắc
thêm chứng bệnh bị sốt, khát nước, đi tiểu nhiều lần… làm sức khỏe suy sụp.
Trương Trọng Cảnh (tên hiệu là Tràng Sa), là một lương y nổi tiếng của Trung
Quốc thời bấy giờ, đã chế ra phương thuốc “Bát vị” sắc cho nhà vua uống mà sức
khỏe của vua hồi phục. Về sau qua ứng dụng trên lâm sàng, các ông như Trương
Trọng Cảnh, Tiền Ất và các bậc lương y nổi tiếng khác tiếp tục gia giảm, biến hóa
thành “Bát tiên trường thọ” và được lưu giữ, ứng dụng cho đến ngày nay.
Đối với cuộc đời của từng con người, do lao động nặng nhọc, bệnh tật, do kinh
nguyệt, thai, sản ở nữ giới, nên phần tinh, huyết bị hao tán quá mức. Hậu quả là
phần âm, huyết bị giảm sút làm cho âm dương bị thiên lệch mà sinh ra bệnh tật,
tuổi thọ bị giảm sút.
Các bậc danh y xưa đều khẳng định muốn không bị bệnh tật, muốn kéo dài tuổi
thọ thì cần phải thường xuyên bổ phần âm. Mà bổ phần âm chính là bổ dưỡng cho

thận âm, bởi vì thận âm đại diện cho phần âm trong cơ thể.
Cũng theo lý luận YHCT, vì lục phủ, ngũ tạng của con người có quan hệ mật thiết
với nhau, nên để bổ thận âm, ngoài việc sử dụng các vị thuốc tác dụng trực tiếp
vào tạng thận, còn phải tác động vào các tạng phủ khác nữa. Cụ thể là để bổ thận
âm, thì cũng phải bổ phế âm (vì theo quy luật ngũ hành: phế kim sinh thận thủy),
phải kiện tỳ (vì tỳ vị có chức năng vận hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn, uống thành
tinh, huyết để nuôi dưỡng cơ thể và tàng trữ về thận), phải thanh hỏa ở tạng tâm,
24


tạng can (vì hỏa ở hai tạng này nếu mạnh quá sẽ thiêu đốt phần âm, làm cho âm,
huyết càng giảm sút thêm), phải trừ nhiệt ở hạ tiêu vì nhiệt tích ở đó sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến thận thủy.
Vậy bài thuốc “Bát tiên trường thọ” tác dụng đến các tạng phủ của cơ thể như thế
nào mà có tác dụng kéo dài tuổi thọ thần diệu như vậy?
1- Thục địa 16g, tác dụng trực tiếp vào thận để bổ thận âm, bổ tinh, sinh huyết.
2-Sơn thù 8g, tác dụng bổ liễn âm, giữ tinh, ích khí, đuổi phong tà, phối hợp để
làm tăng tác dụng bổ thận âm của vị thục địa.
3-Hoài sơn 8g, tác dụng vừa bổ thận vừa kiện tỳ, phối hợp với phục linh giúp cho
tỳ vị tăng cường khả năng vận hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn, uống để nuôi cơ
thể và biến thành tinh, huyết đưa về tàng trữ tại thận.
4-Phục linh 6g vừa phối hợp với hoài sơn để kiện tỳ vị, vừa thanh trừ thấp nhiệt ở
hạ tiêu làm cho thận âm khỏi bị hao tán.
5-Đơn bì 6g tác dụng thanh trừ nhiệt ở tạng can, tạng tâm, vì hai tạng này là nguồn
gốc phát sinh ra hỏa nhiệt làm tổn thương phần âm của tạng thận.
6-Trạch tả 6g tác dụng lợi tiểu để trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu, nhằm đưa dương khí bốc
lên làm thính tai, mắt.
7-Mạch môn 8g tác dụng bổ phế âm, tức là gián tiếp để bổ thận âm, vừa có tác
dụng thanh nhiệt ở tạng tâm.
8-Ngũ vị tử 4g tác dụng bổ thận, dưỡng tâm huyết, sinh tân dịch.

Cách dùng: Sắc uống dạng thuốc thang: Mỗi ngày sắc uống 1 thang. Cách sắc: Lần
đầu đổ 3 chén nước sắc còn 1 chén. Lần hai đổ 2 chén nước sắc còn 8/10 chén. Bỏ
bã, cô nước đầu và nước 2 thành 1 chén, để nguội, chia 2 lần uống trước khi ăn
cơm khoảng 30 phút.
Có thể dùng bài thuốc trên chế thành tễ hoặc hoàn (nhưng phải bảo đảm tỷ lệ giữa
các vị thuốc) để sử dụng. Mỗi ngày uống từ 30-50g.
Tuy nhiên, một cơ thể khi đã lão suy, đều có những triệu chứng riêng rất khác
nhau. Ví dụ có người thì bị tai điếc, mờ mắt, người thì đau lưng, đi tiểu nhiều lần,
người thì ăn kém, sôi bụng, phù thũng... Vì vậy, tùy triệu chứng của mỗi người mà
gia giảm bài “Bát tiên trường thọ” cho thích hợp, thì hiệu quả mang lại càng lớn.
25


×