Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích các quy định pháp luật về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.51 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
Trong tình hình thị trường tài chính đầy biến động và rủi ro như hiện nay, để
tìm một kênh đầu tư an toàn, sinh lời trong dài hạn không phải là chuyện dễ.
Một trong những lựa chọn của nhà đầu tư đó là đầu tư vào cổ phần của một
công ty cổ phần để hưởng cổ tức. Nếu họ biết nắm thời cơ thì mức sinh lời sẽ
cao hơn rất nhiều so với gửi tiết kiệm. Bên cạnh đó, có rất nhiều nhà đầu tư
gặp nhiều rủi ro lớn do không nắm hết được những quy định của pháp luật và
Điều lệ công ty, không biết được mình nên mua loại cổ phần gì, khi chuyển
nhượng cần các điều kiện và thủ tục ra sao? Vì vậy em xin chọn đề tài: “Phân
tích các quy định pháp luật về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần’ để
làm rõ hơn vấn đề này.
NỘI DUNG
I. Những quy định hiện hành về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ
phần
1. Cổ phần
1.1. Khái niệm cổ phần
Cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của CTCP, được thể hiện dưới hình
thức cổ phiếu. Giá trị mỗi cổ phần do công ti quyết định và ghi vào cổ phiếu.
Mệnh giá cổ phiếu có thể khác khác với giá chào bán cổ phần. Giá chào bán
cổ phần do hội đồng quản trị của công ti quyết định nhưng không được thấp
hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán, trừ các trường hợp quy định tại
Điều 125 Luật doanh nghiệp.
Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền,
nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
1.2. Phân loại cổ phần
Cổ phần của công ti cổ phần có thể tồn tại dưới hai loại là: cổ phần


phổ thông và cổ phần ưu đãi. Công ti phải có cổ phần phổ thông. Người sở

2


hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông. Công ti có thể có cổ phần
ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi.
Cổ phần phổ thông là phần bắt buộc phải có của CTCP. Cổ phần phổ
thông trao cho cổ đông các quyền và nghĩa vụ cơ bản nhất do Luật định.
Trong 3 năm đầu kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
(GCNĐKKD), các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số
cổ phần phổ thông.
Cổ phần ưu đãi là cổ phần trao cho cổ đông sở hữu thêm một số quyền
và nghĩa vụ khác bên cạnh những quyền và nghĩa vụ như cổ đông phổ thông.
Đó là quyền ưu tiên nhất định cho người sở hữu. Cổ phần ưu đãi gồm các loại
sau:
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết:
Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn
so với cổ phần phổ thông, số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu
quyết do Điều lệ công ty quy định.
Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được
quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông
sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu
quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
- Cổ phần ưu đãi cổ tức:
Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với
mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được
chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng, cổ tức cố định không
phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và

phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu
đãi cổ tức.
Thực tế, mức cổ tức cố định hàng năm của cổ đông ưu đãi cổ tức được xác
định bằng tỉ lệ % tổng số vốn cổ phần được góp vào công ty.
3


Cổ tức thường được xác định ở mức đảm bảo tổng số cổ tức cố định và phải
cao hơn mức cổ tức của cổ phần phổ thông được trả trong năm đó.
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại:
Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo
yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của
cổ phần ưu đãi hoàn lại.
- Cổ phần ưu đãi khác: do điều lệ công ti quy định.
Lưu ý: cổ phần phổ thông của CTCP không thể chuyển đổi thành cổ
phần ưu đãi. Nhưng cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông
theo quyết định của đại hội đồng cổ đông.
2. Chuyển nhượng cổ phần
2.1. Khái niệm chuyển nhượng cổ phần
Chuyển nhượng cổ phần: là hành vi làm thay đổi (mua bán, biếu tặng, thừa
kế…) số lượng cổ phần đang nắm giữ.
2.2. Các điều kiện chuyển nhượng cổ phần
2.2.1. Đối với cổ phần thường:
Cổ phần thường được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp sau:
Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được GCNĐKKD, cổ đông
sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng
lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người
không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ
đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có
quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Sau thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKKD, các hạn chế
đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ. Nguyên
nhân có qui định trên vì đây là qui định nhằm bảo vệ các nhà đầu tư, các cổ
đông sáng lập ra công ty không được tự ý bỏ công ty được. Đây chính là một
qui định mang tính ràng buộc nghĩa vụ vật chất của cổ đông sáng lập với
người mua nhằm tránh tình trạng tuyên truyền lừa đảo.
4


Trong trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển
nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ
phiếu của cổ phần tương ứng.
2.2.2. Đối với cổ phần ưu đãi:
Qui định về chuyển nhượng cổ phần ưu đãi phụ thuộc vào điều lệ công
ty và Luật doanh nghiệp 2014.
Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: chỉ có các Tổ chức được Chính phủ ủy
quyền và cổ đông sáng lập mới có quyền nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết
khoản 3 điều 113 Luật Doanh nghiệp 2014 ; đây là loại cổ phần có số phiếu
biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông, số phiếu biểu quyết của một
số cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty qui định; cổ đông sở hữu cổ
phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người
khác. Sau 3 năm kể từ ngày cấp giấy Chứng nhận đăng kí kinh doanh, cổ
phần ưu đãi biểu quyết sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông và được
tự do chuyển nhượng như cổ phần phổ thông được phát hành trước đó. Việc
cấm chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết nhằm đảm bảo cho những
thành viên sáng lập có thể duy trì được ý tưởng kinh doanh ban đầu của mình,
tránh cho công ty mất tính ổn định trong những năm đầu thành lập. Cổ phiếu
ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và cổ phiếu ưu đãi khác không bị điều
chỉnh trong Luật Doanh nghiệp 2014 nên tùy từng điều lệ của công ty qui
định những điều kiện để được chuyển nhượng khác nhau.

2.2.3Một số trường hợp đặc biệt trong chuyển nhượng cổ phần:
- Cổ phần phát hành riêng lẻ:
Chào bán cổ phần riêng lẻ là việc chào bán cổ phần hoặc quyền mua
cổ phần trực tiếp và không sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng cho
một trong các đối tượng sau: Các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
Dưới 100 nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Cổ
phần mà các công ty cổ phần khi phát hành riêng lẻ không được chuyển

5


nhượng trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành.(Theo nghị định số
01/2010/NĐ-CP ngày 04/01/2010 về chào bán cổ phần riêng lẻ).
Tuy qui định này sẽ gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp khi phát hành cổ
phiếu riêng lẻ, nhưng đây là một động thái tích cực nhằm ngăn chặn nguy cơ
đầu cơ và bán khống của các nhà đầu tư nếu không hạn chế thời gian chuyển
nhượng. Cụ thể, cổ phiếu A được bán cho nhà đầu tư chiến lược với giá
50000đ/CP. Ngay tại thời điểm chốt danh sách nhà đầu tư được phép mua
riêng lẻ, giá cổ phiếu A là 100000đ/CP, nhà đầu tư có thể mượn cổ phiếu để
giao dịch và sau đó sẽ trả lại khi cổ phiếu riêng lẻ được phát hành sau đó một
thời gian ngắn (vì cổ phiếu riêng lẻ chỉ được bán cho một số nhà đầu tư chiến
lược, với giá bán thấp hơn nhiều so với giá bán trên thị trường).
Đồng thời, qui định này cũng ngăn chặn được sự liên kết của những nhà đầu
tư và những cổ đông lớn của doanh nghiệp (cũng chính là những người có
quyền quyết định chào bán riêng lẻ) nhằm cố ý chấp nhận giảm giá trị vốn
góp ở công ty để phát hành cổ phiếu với giá rẻ hơn giá trị nội tại của công ty
nhằm chia lợi ích. Vì vậy, với qui định cấm chuyển nhượng cổ phiếu phát
hành riêng lẻ trong vòng một năm, vốn của nhà đầu tư sẽ bị chôn trong một
thời gian khá dài, thậm chí nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro cao nếu xu
hướng giá thị trường giảm mạnh. Do đó, nhà đầu tư khi muốn mua cổ phiếu

phát hành riêng lẻ thì buộc phâỉ hiểu rõ tình hình hoạt động của công ty cũng
như tin vào khả năng tăng trưởng trong tương lai của công ty.
- Đối với ngân hàng thương mại cổ phần:
Cổ phần phổ thông của thành viên sáng lập của ngân hàng thương mại
cổ phần mới thành lập, trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp giấy phép, chỉ
được chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong tổng số cổ phần góp vốn khi
thành lập ngân hàng cho cổ đông sáng lập khác.
Đối với cổ đông không phải thành viên sáng lập của ngân hàng, trong
thời gian 3 năm kể từ ngày cấp giấy phép thành lập, chỉ được phép chuyển

6


nhượng số cổ phần vốn góp của mình khi ngân hàng thành lập cho cổ đông
khác của ngân hàng.
Theo nghị định 59/2009/NĐ_CP ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt
động của ngân hàng thương mại thì đối với ngân hàng thương mại cổ phần,
những giao dịch chuyển nhượng sau cần có văn bản chấp thuận của thống đốc
ngân hàng nhà nước:
- Các giao dịch mua bán mức cổ phần trọng yếu (đây là giao dịch mua
bán của cổ đông nắm giữ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên); Các
giao dịch mua bán cổ phần dẫn đến cổ đông đang sở hữu mức cổ phần trọng
yếu trở thành không sở hữu cổ phần trọng yếu và ngược lại.
- Cổ đông cá nhân, cổ đông pháp nhân có người đại diện vốn góp là
thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc trong
thời gian đảm nhiệm chức danh và trong thời gian 01 năm, kể từ thời điểm
không đảm nhiệm chức danh, được chuyển nhượng cổ phần nhưng phải giữ
lại tối thiểu 50% tổng số cổ phần mà mình sở hữu vào thời điểm được Đại hội
đồng cổ đông bầu hoặc được Hội đồng quản trị bổ nhiệm và phải có văn bản
báo cáo Ngân hàng Nhà nước trước khi thực hiện việc chuyển nhượng cổ

phần tối thiểu 15 ngày làm việc đối với số cổ phần được phép chuyển
nhượng.
Trong thời gian đang xử lý các hậu quả theo nghị quyết của Đại hội
đồng cổ đông do trách nhiệm cá nhân, các thành viên Hội đồng quản trị, thành
viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc không được chuyển nhượng cổ phần, trừ
trường hợp các thành viên này:
- Là đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức bị sáp nhập, hợp
nhất, chia tách, giải thể, phá sản theo quy định pháp luật;
- Bị bắt buộc chuyển nhượng cổ phần theo quyết định của Tòa án.
Đồng thời, phải có sự chấp thuận của ngân hàng nhà nước nếu có sự
chuyển nhượng cổ phần của ngân hàng cổ phần do nhà nước nắm giữ trên
50% vốn điều lệ.
7


- Đối với nhà đầu tư nước ngoài
Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Chính
phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của Ngân hàng thương mại
Việt Nam. : Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan chỉ được
phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân
khác (kể cả trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau 5 năm kể từ khi trở thành
là nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại một ngân hàng Việt Nam. Tổ chức tín
dụng nước ngoài và người có liên quan sở hữu 10% vốn điều lệ tại một ngân
hàng Việt Nam chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình
cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau 3
năm kể từ khi sở hữu 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Đây
chính là những qui định chặt chẽ nhằm bảo vệ nhà đầu tư cũng như giữ vững
được sự ổn định của một hoạt động mang tính hệ thống và có tầm ảnh hưởng
lớn đến nền kinh tế như hoạt động ngân hàng. Đồng thời, các qui định trên
cũng ràng buộc lợi ích của thành viên sáng lập và đại diện pháp luật của ngân

hàng với ngân hàng Ngân hàng Nhà nước qui định các tổ chức tín dụng có thể
đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân
hàng Nhà nước nếu có nguy cơ mất khả năng chi trả; nợ không có khả năng
thu hồi; có nguy cơ mất khả năng thanh toán Thông tư 08/2010/TT-NHNN
quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam ban hành . Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, nghiêm cấm
chủ tịch và thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, tổng giám
đốc hoặc giám đốc chuyển nhượng cổ phần, chia cổ tức, cất giấu, tẩu tán, cầm
cố, thế chấp, chuyển nhượng hoặc có bất cứ giao dịch nào có liên quan; từ
chối hoặc giảm bớt quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với khách hàng.
2.3 Cách thức chuyển nhượng cổ phần:

8


2.3.1 Chuyển nhượng trực tiếp:
Đây là hình thức chuyển nhượng mà các cổ đông chuyển nhượng cổ
phần cho nhau hoặc chuyển nhượng cho người ngoài công ty thông qua trao
đổi trực tiếp. Ở đây có nghĩa là người bán và người mua gặp gỡ nhau trực
tiếp, tự thỏa thuận với nhau về giá cả, người mua trực tiếp tự kiểm tra, đánh
giá chất lượng của cổ phần chào bán. Hình thức này xảy ra với người chuyển
nhượng và người được chuyển nhượng thường là những người quen biết
nhau. Thủ tục giao dịch do hai bên tự thỏa thuận theo qui định của Luật dân
sự. Đối với các hành vi chuyển nhượng khác như cho - tặng, thừa kế… cũng
thuộc hình thức chuyển nhượng trực tiếp.
2.3.2 Chuyển nhượng gián tiếp:
Gồm 2 hình thức chuyển nhượng: Cổ phần được giao dịch trên Sở giao dịch
chứng khoán và Cổ phần giao dịch mua bán, chuyển nhượng tại thị trường phi
tập trung
- Đối với hình thức cổ phần được giao dịch trên Sở giao dịch chứng

khoán, có điều kiện niêm yết chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán như
sau:
Là CTCP có vốn điều lệ đã góp tai thời điểm đăng kí niêm yets từ 80 tỷ
đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng kí niêm yết phải có
lãi và không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng kí niêm yết.
Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100
cổ đông nắm giữ.
- Đối với hình thức chuyển nhượng tại thị trương phi tập chung:
Cả người mua và người bán đều mở tài khoản tại sàn giao dịch OTC.
Sauk hi người mua đặt lệnh mua cổ phiếu, người bán đặt lệnh mua cổ phiếu
thì các phiếu lệnh này sẽ được người giao dịch đưa vào thị trường OTC để
thực hiện lệnh.

9


II. Đánh giá việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần ở nước
ta hiện nay
Để việc mua cổ phần được dễ dàng, thuận lợi, luật pháp đã quy định
các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác (trừ một
số trường hợp và điều kiện pháp luật quy định nhằm bảo vệ lợi ích người
mua). Quy định cổ đông tự do chuyển nhượng cổ phần đã tạo nên thị trường
vốn, thị trường chứng khoán. Luồng vốn đầu tư xã hội sẽ được luân chuyển
trên thị trường, điều đó tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư thay đổi, điều chỉnh
mục tiêu đầu tư hết sức dễ dàng, tạo cho những ai có ý tưởng đầu tư vào một
lĩnh vực nào đó, có điều kiện thực hiện ý tưởng đầu tư của mình thông qua
việc mua cổ phần đến mức đủ lớn để có thể điều hành được công ty.
Nếu như giá trị doanh nghiệp được xác định chính xác, hợp lý, thì việc một số
người nào đó có thể trả giá rất cao cổ phần của công ty nào đó để có quyền sở

hữu và điều hành công ty cổ phần là việc hết sức bình thường. Việc thay đổi
các cổ đông trong công ty cổ phần cũng là điều bình thường, đó là dấu hiệu
phát triển công ty. Việc chuyển nhượng cổ phần một cách thuận lợi chính là
tạo điều kiện cho công ty cổ phần thu hút được năng lực đầu tư của xã hội:
tiền vốn và tri thức.
Từ thực tế nêu trên cho thấy, Nhà nước cần tạo cơ chế bán, mua cổ
phần hết sức thuận lợi cho người dân thực hiện.
Việc chuyển nhượng cổ phần giữa các cổ đông có thể được tiến hành
bằng hình thức trực tiếp và gián tiếp.
- Chuyển nhượng trực tiếp
Quy định các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số
cổ phần phổ thông có quyền chào bán là quy định bắt buộc có tính cứng nhắc
để ràng buộc nghĩa vụ vật chất của các cổ đông sáng lập đối với người mua,
tránh tình trạng tuyên truyền lừa đảo để thu hút người mua.
Quy định chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài công ty là quy định mềm
mang tính thỏa thuận giữa các cổ đông trong công ty. Việc thỏa thuận này có
10


thể được quy định trong điều lệ công ty hoặc trong nghị quyết họp đại hội
đồng cổ đông. Như vậy các cổ đông sáng lập có thể quy định một số người
phải giữ đủ 20% số cổ phần hoặc quy định mỗi người phải giữ 20% cổ phần.
Do vậy khi đánh giá sự vi phạm về việc chuyển nhượng cổ phần trong ba năm
đầu của công ty cổ phần cần xem xét ba điều kiện sau:
+ Cổ đông sáng lập là ai? Tổng số cổ phần các cổ đông sáng lập sở
hữu trong suốt thời gian ba năm đầu có dưới 20% hay không? Việc chuyển
nhượng có đúng điều lệ không?
+ Nếu các công ty cổ phần được thành lập trước khi Luật doanh nghiệp
có hiệu lực thì phải căn cứ vào điều lệ công ty và luật công ty, việc vận dụng
Luật doanh nghiệp không được áp đặt để hồi tố mà chỉ là một sự giải thích.

+ Luật công ty không định nghĩa sáng lập viên thì không thể áp đặt
khái niệm sáng lập viên trong Luật doanh nghiệp để suy luận xác định lỗi của
công ty hay lỗi của các cổ đông. Khi đó chỉ căn cứ vào điều lệ để xác định
việc chuyển nhượng cổ phần có phù hợp với điều lệ hay không.
- Chuyển nhượng gián tiếp

Các công ty cổ phần được bán cổ phần trên thị trường chứng khoán phải tuân thủ các điề

Những quy định chặt chẽ này nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho người mua, vì khi các cô
này cho thấy pháp luật về chứng khoán cần phải hết sức cụ thể, phải được thực hiện đầy
- Về cách thức chuyển nhuợng cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán.
Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các cổ đông của doanh nghiệp thực
hiện chuyển nhượng cổ phần một cách thuận lợi, nâng cao tính thanh khoản
cho cổ phần của các doanh nghiệp này. Đồng thời thông tin minh bạch giúp
giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư khi thực hiện giao dịch trên sở giao dịch
chứng khoán. Các báo cáo tài chính hàng năm của công ty cổ phần đã niêm
yết buộc phải được kiểm toán đồng thời, các giao dịch đều hạn chế được rủi
ro như lừa đảo hay mua bán không như cách giao dịch thông qua thị trường
phi tập chung. Tuy nhiên, số lượng công ty cổ phần đủ điều kiện để được
niêm yết trên sở giao dịch cứng khoán còn rất ít nên làm thị trường kém sôi
11


động, không đáp ứng được hết nhu cầu của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, cách
thức chuyển nhượng này không tránh được rủi ro trong quá trình nhập lệnh
vào hệ thống máy tính của các Brocker khi khối lượng giao dịch nhiều.
- Đối với cách thức chuyển nhượng cổ phần qua thị trường phi tập
chung.
Cách thức này sẽ tạo tính thanh khoản cho các cổ phiếu của các công ty
cổ phần chưa đủ điều kiện để niêm yết chứng khoán và tạo điều kiện thuận lợi

cho người mua và người bán cổ phiếu có thể giao dịch mua, bán, chuyển
nhượng cổ phần dù ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Cách thức này còn giúp cho
khối lượng cổ phiếu giao dịch lớn, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của các
nhà đầu tư. Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế nhất định đói với cách thức
chuyển nhượng này, đó là:
+ Khách hàng giao dịch trên thị trường gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thu
thập và tiếp cận thông tin.
+ Các nguồn thông tin không đủ căn cứ chính sác và độ tin cậy để giúp nhà
đầu tư đưa ra quyết định chính sác. Trong khi đó, việc các thủ tục sang tên
chuyển nhượng cổ phiếu lại chỉ được thực hiện sau khi đã đóng tiền đầy đủ.
Vì thế việc mua bán cổ phiếu này mang lại rất nhiều yếu tố ruỉ ro cho người
mua.
+ Dễ sảy ra tranh chấp trong quá trình mua bán chuyển nhượng cổ phiếu.
nguyên nhân chủ yếu là người mua và người bán không thỏa thuận rõ rang
trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu.
KẾT LUẬN
Chuyển nhượng cổ phần trong CTCP là một hình thức chuyển nhượng khá
phức tạp với nhiều cách thức khác nhau. Từ đó thấy rõ được tầm quan trọng
của Pháp luật trong nền kinh tế. Pháp luật có vai trò hướng dẫn và điều tiết
nền kinh tế, do đó mà các quy định, hướng dẫn cần rõ ràng, cụ thể. Điều này
giúp cho người dân nói chung và nhà đầu tư nói riêng có thể hiểu rõ, hiểu
đúng luật. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng cần nắm rõ Pháp luật đẻ tránh
12


những hiểu lầm, hiểu sai có thể gây ra thiệt hại không đáng cho bản thân và
để có một chiến lược đầu tư thành công.

13



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật doanh nghiệp năm 2014
2. />option=com_content&view=article&id=1039&Itemid=296&lang=vi
2.

/>
nghi-vu-cua-co-dong-phan-biet-giua-cong-ty-co-phan-va-cong-ty-tnhh-haithanh-16503/
3. Quy định của pháp luật về công ty cổ phần – NXB Chính trị quốc gia 2004.

14



×