Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VÕ THỊ SOA

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

VÕ THỊ SOA

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Đinh Thị Thanh Vân


XÁC NHẬN CỦA CẢN BỘ

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

TS. Đinh Thị Thanh Vân

TS. Nguyễn Trúc Lê

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi với sự cố vấn của ngƣời hƣớng dẫn khoa hoc TS. Đinh Thị Thanh Vân. Kết
quả luận văn là trung thực. Các tài liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học trƣờng Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
TS. Đinh Thị Thanh Vân – ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tác giả với những
chỉ dẫn khoa học vô cùng quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và
hoàn thành đề tài "Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại
Vietinbank – chi nhánh Hà Tĩnh”
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt
những kiến thức khoa học chuyên ngành quản lý kinh tế cho bản thân tác giả

trong những năm qua.
Xin gửi tới Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh Hà
Tĩnh lời cảm ơn sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu
thập số liệu cũng nhƣ những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài
luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. i
CHƢƠNG I ........................................................................................................ 5
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI
RO TÍN DỤNG .................................................................................................. 5
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG. ............................................................. 5
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG ............................................. 8
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ..................................................................... 8
1.2.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp .............. 9
1.2.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng ................................................................ 13
1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ........................ 15
1.3.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng ...................................................... 15
1.3.2. Nguyên tắc chung của Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel trong quản
lý rủi ro tín dụng ........................................................................................... 16
1.3.3. Các công cụ quản lý rủi ro tín dụng ................................................... 18
1.3.4. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng ........................................................ 26
1.3.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý rủi ro tín dụng........................... 35
1.3.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng ....... 37
1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG .. 37
1.4.1. Kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng ............................................. 37

1.4.2. Bài học cho Vietinbank Hà Tĩnh ....................................................... 41
KẾT LUẬN CHƢƠNG I ................................................................................. 44
CHƢƠNG II ..................................................................................................... 45
PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................................... 45
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 45
2.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 46
2.2.1. Xác định vấn đề nghiên cứu. .............................................................. 46
2.2.2. Nghiên cứu các khái niệm, lý thuyết và tìm hiểu các nghiên cứu có
liên quan trƣớc đây. ...................................................................................... 46
2.2.3. Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu. ........................................................ 46
2.2.4. Thu thập dữ liệu, thông tin. ................................................................ 48


2.2.5. Phân tích dữ liệu................................................................................. 51
KẾT LUẬN CHƢƠNG II ................................................................................ 53
CHƢƠNG III.................................................................................................... 54
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH HÀ TĨNH .............. 54
3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIETINBANK – CN HÀ TĨNH .................. 54
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. .................................................... 54
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của VietinBank Hà tĩnh ............................................ 54
3.1.3. Tổng quan hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank – CN Hà
Tĩnh. ............................................................................................................. 55
3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK – CN HÀ TĨNH ............................... 64
3.2.1. Thực trạng RRTD trong cho vay DN tại Vietinbank Hà Tĩnh .......... 64
3.2.2. Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại
Vietinbank – chi nhánh Hà Tĩnh .................................................................. 73
3.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH HÀ

TĨNH. ............................................................................................................... 89
3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ..................................................................... 89
3.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân ............................................................ 91
KẾT LUẬN CHƢƠNG III............................................................................... 99
CHƢƠNG IV ................................................................................................. 100
GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ RỦI
RO TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK – CN HÀ TĨNH ................................. 100
4.1. ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI
VIETINBANK – CN HÀ TĨNH .................................................................... 100
4.1.1. Định hƣớng hoạt động tín dụng tại Vietinbank Hà Tĩnh. ................ 100
4.1.2. Định hƣớng quản lý rủi ro tín dụng của Vietinbank – CN Hà Tĩnh.101
4.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH HÀ TĨNH ............................... 101
4.2.1. Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh
.................................................................................................................... 101
4.2.2. Tuân thủ đầy đủ các bƣớc quy trình kiểm tra giám sát nhằm hoàn
thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng ........................................................ 103


4.2.3 Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ thẩm định ............................... 104
4.2.4. Ứng dụng thông lệ quốc tế Basel II trong công tác xây dựng mô hình
quản lý RRTD tại chi nhánh ...................................................................... 106
4.3. KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 107
4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ............................................................ 107
4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nƣớc ......................................... 108
4.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam ....... 109
KẾT LUẬN CHƢƠNG IV ............................................................................ 110
KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 112



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

RRTD

Rủi ro tín dụng

2

HĐQT

Hội đồng quản trị

3

DPRR

Dự phòng rủi ro

4

NHTM


Ngân hàng thƣơng mại

5

TSĐB

Tài sản đảm bảo

6

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

7

CBCNV

8

NQH

Nợ quá hạn

9

TCTD

Tổ chức tín dụng


10

QHKH

Quan hệ khách hàng

11

CBTD

Cán bộ tín dụng

12

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

13

DN

Doanh nghiệp

14

PKH

Phòng khách hàng


15

GHTD

Giới hạn tín dụng

16

PGD

Phòng giao dịch

17

Vietinbank Hà Tĩnh

Cán bộ công nhân viên

Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam
chi nhánh Hà Tĩnh

i


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
STT Bảng/Hình

Nội dung


Trang

1

Bảng 1.1

Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

25

2

Sơ đổ 3.1

Bộ máy tổ chức tại Vietinbank Hà Tĩnh

52

3

Bảng 3.1

Tình hình hoạt động cho vay từ năm 2012-2015

53

4

Bảng 3.2


Tình hình cho vay DN theo kỳ hạn từ 2012-2015

56

5

Bảng 3.3

Tình hình cho vay DN theo TSBĐ

57

6

Bảng 3.4

Tình hình cho vay DN theo ngành kinh tế

58

7

Bảng 3.5

Tình hình NQH trong cho vay DN từ 2012-2015

59

8


Bảng 3.6

9

Bảng 3.7

10

Bảng 3.8

11

Bảng 3.9

Tỷ trọng nợ xấu trong cho vay DN

76

12

Bảng 3.10

Tình hình nợ mất vốn trong cho vay DN

79

13

Bảng 3.11


Trích lập dự phòng RR qua các năm 2012-2015

80

14

Bảng 3.12

Phân luồng thẩm định và quyết định TD

82

15

Sơ đồ 3.1

Bộ máy tổ chức tại Vietinbank – Hà Tĩnh

83

16

Sơ đồ 3.2

Mô hình tổ chức QLRRTD tại Vietinbank Hà Tĩnh

85

17


Sơ đồ 3.3

Chu trình kiểm soát tín dụng liên tục

86

Tƣơng quan tốc độ tăng trƣởng tín dụng và gia tăng
NQH
Tình hình NQH trong cho vay DN theo kỳ hạn
Tình hình NQH trong cho vay DN theo ngành kinh
tế

ii

65
61
63


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với tất cả các quốc gia hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn là huyết
mạch của nền kinh tế, sự ổn định, lành mạnh của hệ thống ngân hàng giữ vai
trò trọng yếu trong việc duy trì ổn định và phát triển nền kinh tế đất nƣớc. Với
vai trò là trung gian tài chính quan trọng trên thị trƣờng tài chính, việc một
ngân hàng bị phá sản có thể kéo theo sự sụp đổ của nhiều ngân hàng khác, từ
đó đe doạ đến sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay, cùng
với việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, hệ thống ngân hàng đang
phát triển nhanh cả về quy mô và chất lƣợng dịch vụ, đặc biệt là trong hoạt
động tín dụng - hoạt động cơ bản, quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động

của NHTM.
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất nhƣng
cũng là hoạt động chứa đựng rất nhiều rủi ro và phức tạp nhất của ngân hàng.
Trong kinh doanh ngân hàng, rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, thƣờng
xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề, có khi dẫn đến phá sản ngân hàng. Đây
là loại rủi ro phức tạp nhất, việc quản lý và phòng ngừa nó rất khó khăn, nó có
thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào…. Thực tế đã chứng minh, không một
ngành nào mà khả năng dẫn đên rủi ro lại lớn nhƣ trong lĩnh vực kinh doanh
tiền tệ - tín dụng. Rủi ro tín dụng của ngân hàng không những là cấp số cộng
mà có thể là cấp số nhân rủi ro của nền kinh tế. Vì vậy, phòng ngừa và hạn
chế rủi ro tín dụng đang trở thành một vấn đề hết sức cấp bách, không chỉ là
vấn đề sống còn đối với Ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh
tế, góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.
Mặt khác, trƣớc xu hƣớng toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, việc mở
cửa thị trƣờng tài chính, ngân hàng làm các ngân hàng Việt Nam phải đối
mặt với cạnh tranh gay gắt hơn từ các ngân hàng nƣớc ngoài, làm gia tăng rủi
ro và tính nhạy cảm của thị trƣờng tài chính trong nƣớc đối với các biến động
1


trên thị trƣờng thế giới, đồng thời các NHTM phải đối mặt với nhiều rủi ro
bắt nguồn từ sự lan truyền của các cuộc khủng hoảng, các cú sốc kinh tế tài
chính khu vực và trên thế giới. Hoạt động của các ngân hàng nói chung và
NHTMCP Công thƣơng Việt Nam – CN Hà Tĩnh nói riêng cũng chịu những
tác động và ảnh hƣởng của quy luật chung đó.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp tại ngân hàng công thƣơng Việt Nam - chi nhánh Hà Tĩnh” đƣợc
lựa chọn để nghiên cứu.
Nội dung của đề tài nghiên cứu rất phù hợp với định hƣớng kinh doanh
của Vietinbank – CN Hà Tĩnh hiện nay. Khi Ban lãnh đạo thƣờng xuyên đƣa

ra chỉ đạo cho các phòng ban tập trung phát triển khách hàng tốt, tiềm lực tài
chính lành mạnh, làm tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng nhằm hạn chế rủi ro.
Làm thế nào để nâng cao chất lƣợng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng
trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank – CN Hà Tĩnh? là câu hỏi mà
trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn muốn tìm hƣớng trả lời phù hợp và
đúng đắn nhất hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích nguyên nhân của rủi ro tín dụng, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý
rủi ro tín dụng , những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng
trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank - CN Hà Tĩnh. Từ đó, đề xuất các
giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp tại Vietinbank – CN Hà Tĩnh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro
tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại.
2


- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho
vay doanh nghiệp tại Vietinbank – CN Hà Tĩnh.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động quản lý rủi ro tín
dụng tại Vietinbank – CN Hà Tĩnh
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu về rủi ro tín dụng và hoạt động quản lý rủi
ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại.
-

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong


cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank – CN Hà Tĩnh trong giai đoạn từ 2012- 6
tháng đầu năm 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài luận văn vận dụng tổng hợp một số phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Thống kê,
phân tích tổng hợp, so sánh, hệ thống, khái quát hoá, cụ thể hoá, để thu thập và
xử lý dữ liệu trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử nhằm tiến hành phân tích, đánh giá.
Trong quá trình phân tích đề tài quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp tại Vietinbank – CN Hà Tĩnh luận văn cũng sử dụng các công thức toán
học, bảng biểu , sơ đồ để làm tăng tính trực quan cho đề tài.
Số liệu sử dụng: Luận văn sử dụng các số liệu trong báo cáo tài chính của
Vietinbank – CN Hà Tĩnh trong các năm từ 2012-2015.
5. Những đóng góp của đề tài
Trên cơ sở kế thừa và phát huy các công trình nghiên cứu trƣớc đây, đề tài
nghiên cứu tình hình quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại
Vietinbank – CN Hà Tĩnh với những đóng góp sau:
Thứ nhất: Tổng hợp những vấn đề lý luận về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng
trong cho vay tại các NHTM.
3


Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong
cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank – CN Hà Tĩnh, chỉ ra những kết quả đạt
đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân.
Thứ ba:Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động
quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank – CN Hà Tĩnh.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn đƣợc kết cấu thành 4
chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luậnvề quản lý rủi ro tín dụng.

Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp tại Vietinbank – chi nhánh Hà Tĩnh.
Chƣơng 4: Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín
dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank – chi nhánh Hà Tĩnh.

4


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG.
Trong thời gian qua, vấn đề rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động cấp tín
dụng của các tổ chức tín dụng Việt Nam đã trở nên hết sức bức thiết khi các con
số về nợ xấu liên tục đƣợc công bố. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro rất đa dạng,
phức tạp và rất khó quản lý, gây tác hại nghiêm trọng không chỉ với ngân hàng
mà còn cả với nền kinh tế và xã hội. Chính vì vậy, quản lý rủi ro tín dụng luôn là
vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu. Cho đến nay, quản lý RRTD luôn là vấn đề thu
hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu cũng nhƣ các chuyên gia
ngân hàng. Và đây là nguồn tƣ liệu tham khảo vô cùng quý báu cho việc nghiên
cứu và hoàn thành luận văn:
Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Trung Tƣờng với đề tài: “Quản trị
tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn TP HCM”, Trƣờng Đại học Ngân hàng
TPHCM, TPHCM (2011). Luận án đã nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lý
luận về quản trị tín dụng trong các NHTM dƣới khía cạnh tăng trƣởng bền vững
lợi nhuận và gắn phát triển thị phần với kiểm soát tín dụng, hạn chế rủi ro, đề cập
đến các công cụ thực hiện quản trị tín dụng của NHTM bằng những công cụ trực
tiếp và gián tiếp nhƣ hạn mức, tiêu chuẩn cấp tín dụng, mạng lƣới và cơ cấu bộ

máy quản lý tín dụng, công cụ lãi suất, thực hiện dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh
toán và một số tỷ lệ an toàn khác. Luận án làm rõ nội dung cơ bản quản trị tín
dụng của NHTM nhƣ quản lý nguồn vốn vay, chính sách khách hàng vay, giới
hạn tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng...và đề cập chính
sách nhận biết và quản lý nợ có vấn đề. Luận án đề cập đến các nội dung về đánh
giá hiệu quả quản trị tín dụng NHTM thông qua kết quả hoạt động tín dụng, và
5


đề cập các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị tín dụng NHTM nhằm chỉ rõ hơn về
những liên quan trong quản trị tín dụng của NHTM.
Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Vũ Mai Hƣơng với đề tài: “Giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Công thương – chi nhánh
Thanh Hóa”, Học viện Tài Chính, Hà Nội (2011) trình bày về: Rủi ro tín dụng,
các tiêu chí phân loại rủi ro tín dụng, đồng thời làm rõ về nội dung quản lý rủi ro
tín dụng, đƣa ra một số mô hình định lƣợng rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, luận
văn cũng đề cập đến kinh nghiệm quản lý tín dụng của một số nƣớc trên thế giới,
trên cơ sở đó rút ra những nội dung then chốt có ý nghĩa, những bài học kinh
nghiệm đối với các ngân hàng Việt Nam trong quản lý tín dụng.
Bài viết: “Một số giải pháp cụ thể phân tán rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và
hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam” của tác giả
Lê Thị Quyên – Khoa kinh tế - KTQD đăng ngày 29/10/2014 trình bày các vấn
đề:Một số vấn đề rủi ro tín dụng và quản trị tín dụng; Các biện pháp quản trị rủi
ro tín dụng, bao gồm: Phân tán rủi ro tín dụng, thực hiện tốt việc thẩm định
khách hàng và khả năng trả nợ, Bảo hiểm tiền vay, chính sách tín dụng hợp lý và
duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro, chấp hành tốt trích lập dự
phòng để xử lý rủi ro. Trong đó, đi sâu nghiên cứu về các giải pháp nhằm phân
tán rủi ro tín dụng.
Bài viết “Hiệp ước vốn Basel (Basel I và Basel II)”, đăng trên báo Hiệp hội ngân
hàng Việt Nam ngày 25/11/2011 cung cấp một số vấn đề xung quanh hiệp ƣớc

vốn Basel và việc áp dụng hiệp ƣớc này tại Châu Á.
Bài viết “Basel II, tác động và thách thức với Việt Nam” của tác giả Phạm
Bảo Khánh, đăng trên báo Đầu tƣ chứng khoán ngày 05/11/2014 cho biết:
- Tác động của việc triển khai hiệp ƣớc Basel II đến nền kinh tế và đến
hoạt động ngân hàng.
- Sự phức tạp của hiệp ƣớc Basel II.
6


- Thách thức đối với Việt Nam trong việc triển khai hiệp ƣớc Basel II.
- Đề xuất cho Việt Nam để từng bƣớc đƣa hoạt động ngân hàng phù hợp với
Hiệp ƣớc Basel II.
Bài viết về hội thảo “Giảm trừ và giải quyết nợ xấu 2015 dưới góc nhìn pháp lý”
đăng trên báo Hiệp hội ngân hàng ngày 15/06/2015. Hội thảo đề cập đến ba vấn
đề chính là:
- Đánh giá tổng quan thực trạng nợ xấu Việt Nam và các bài học kinh nghiệm.
- Tổng quan ý kiến khách quan của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh
tế về vấn đề pháp lý để giải quyết nợ xấu.
- Một số giải pháp để giải quyết nợ xấu đáng xem xét.
Hội thảo đã phần nào lý giải đƣợc nguyên nhân tồn đọng nợ xấu với tỷ lệ cao
nhƣ hiện nay. Đồng thời có những giải pháp, kiến nghị cụ thể với các cơ quan
quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền, đặc biệt, có nhiều đề xuất, kiến nghị với cơ
quan lập pháp, cơ quan tƣ pháp và các nhà hoạch định chính sách, để bổ sung,
chỉnh sửa một số những quy định của pháp luật dân sự, thi hành án, xây dựng
các chế tài đủ mạnh để xử lý quyết liệt, nhanh chóng các khoản nợ xấu tồn đọng,
dây dƣa hoặc cố tình chây ì, để từ đó các tổ chức tín dụng giải phóng đƣợc
nguồn vốn tín dụng đang bị ách tắc dƣới dạng nợ xấu.
Riêng tại NHTMCP Công Thƣơng VN chi nhánh Hà Tĩnh vẫn chƣa có đề tài nào
nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng. Trên thực tế, hầu hết những bài nghiên
cứu nêu trên đều nêu lên đƣợc tính cấp thiết của đề tài, làm rõ những lý luận về

hoạt động tín dụng cũng nhƣ rủi ro tín dụng, phân tích thực trạng hoạt động kinh
doanh tín dụng tại ngân hàng đang làm việc, đề ra những giải pháp hay nhằm hạn
chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, mỗi một tác giả với đề tài của mình đều có những
phong cách riêng về nội dung, hình thức thể hiện cũng nhƣ định hƣớng của đề tài
hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào từng thời điểm nghiên cứu, hoàn cảnh kinh tế
- xã hội, đối tƣợng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu. Trong đề tài này, tác giả
7


thực hiện nghiên cứu với định hƣớng riêng cụ thể nhƣ sau: Năm 2013- 2014 và
đầu năm 2015, nền kinh tế chƣa thoát ra khỏi giai đoạn trì trệ, tiếp tục tăng
trƣởng nhƣng với tốc độ chậm, điều này đã tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến
hoạt động tín dụng tại ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng doanh nghiệp.
Tác giả khi thực hiện đề tài sẽ chú trọng xem xét, đánh giá ảnh hƣởng của sự
biến động này đến hoạt động cho vay doanh nghiệp tại NHTMCP Công Thƣơng
VN chi nhánh Hà Tĩnh, tìm ra những nguyên nhân tác động đến khả năng trả nợ
ngân hàng của doanh nghiệp, đồng thời đề ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa,
hạn chế những rủi ro xảy ra tại chi nhánh. Mục tiêu của tác giả khi xây dựng giải
pháp là không tập trung vào việc xây dựng những giải pháp mang tính vĩ mô,
những kiến nghị mang tính chất bao quát vì sẽ rất khó cho ngân hàng nếu muốn
ứng dụng vào thực tế. Tác giả chú trọng đến những giải pháp cụ thể, mang tính
khả thi cao và phù hợp với chi phí và khả năng của chi nhánh.Ngoài ra, những đề
tài trƣớc đây chủ yếu đƣa ra phƣơng pháp chỉ đơn thuần dựa trên những phân
tích về thực trạng hoạt động của ngân hàng. Trong nghiên cứu của mình, tác giả
sẽ tiến hành khảo sát thu thập thông tin thực tế tại chi nhánh thông qua việc
phỏng vấn, phát phiếu điều tra để tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa dẫn đến
rủi ro tín dụng về phía doanh nghiệp và ngân hàng.
Vì vậy, đề tài luận văn viết về quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp tại NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh Hà Tĩnh tuy có kế
thừa một số kết quả của các nghiên cứu trƣớc đó, nhƣng vẫn bảo đảm hoàn toàn

độc lập, không bị trùng lắp với các công trình đã công bố.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống
đốc NHNN Việt Nam ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng
dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
8


dụng, rủi ro tín dụng đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Rủi ro tín dụng trong hoạt
động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt
động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”
Trong kinh doanh ngân hàng, rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất,
thƣờng xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề có khi dẫn đến phá sản ngân
hàng.Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phức tạp nhất, việc quản lý và phòng ngừa
nó rất khó khăn, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và do nhiều
nguyên nhân gây ra. Do vậy, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách
quan, có thể đề phòng, hạn chế, chứ không thể loại trừ.
1.2.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
1.2.2.1. Nguyên nhân khách quan
a. Môi trường tự nhiên
Điề u kiê ̣n tƣ̣ nhiên là yế u tố khó dƣ̣ báo

, nó thƣờng xảy ra bất ngờ với

thiê ̣t ha ̣i lớn nằ m ngoài tầ m kiể m soát của con ngƣời . Vì vậy khi thiên tai , đich
̣
họa xảy ra sẽ ảnh hƣởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, gây tổn thất lớn cho
các chủ thể trong nền kinh tế, điề u đó đồ ng nghiã với viê ̣c ngân hàng cùng gánh

chịu rủi ro với khách hàng của miǹ h . Rủi ro do những diễn biến bất lợi của môi
trƣờng tƣ̣ nhiên là loa ̣i rủi ro bấ t khả kháng và khi nó xảy ra thƣờng đem la ̣i thiê ̣t
hại lớn cho các đơn vị kinh doanh và cho các ngân hàng tài trợ.
b. Môi trường chính trị - pháp luật
Hoạt động của ngân hàng cũng nhƣ tất cả các chủ thể trong nền kinh tế
đều phải chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng chính trị và hệ thống pháp luật. Sƣ̣ bấ t
lơ ̣i của môi trƣờng pháp lý , sƣ̣ kém hiê ̣u quả của cơ quan quản lý các cấp trong
viê ̣c triể n khai các quy đinh
̣ của pháp lu ật sẽ đẩ y ngân hàng vào điề u kiê ̣n kinh
doanh tín du ̣ng với nhiề u rủi ro.
9


Nếu môi trƣờng pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở, các yếu
tố pháp lý không phù hơ ̣p với

yêu cầ u phát triể n của nề n kinh tế thì mo ̣i hoa ̣t

đô ̣ng của nề n kinh tế đó không thể tiế n hành trôi chảy đƣơ ̣c . Mặt khác, sự biến
động về chính trị - xã hội trong và ngoài nƣớc cũng gây ra nhiều khó khăn cho
các chủ thể trong nền kinh tế. Điều này có thể đẩ y các đơn vi ̣kinh doanh gă ̣p rủi
ro trong khi tham gia các quan hê ̣ tài chiń h ,…và quan hê ̣ tiń du ̣ng của ngân hàng
cũng không thể tránh khỏi rủi ro.
Sƣ̣ thanh tra , kiể m tra, giám sát của NHNN còn chƣa hiệu quả , hoạt đô ̣ng
thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hê ̣ thố ng còn đƣ ợc tổ chức mô ̣t cách thu ̣
đô ̣ng theo kiể u xƣ̉ lý vu ̣ viê ̣c đã phát sinh , ít có khả năng ngăn chặn và phòng
ngƣ̀a rủi ro, vi pha ̣m.
c. Môi trường kinh tế
Môi trƣờng kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong sự vận động và phát
triển của thị trƣờng, ảnh hƣởng đến sức mạnh tài chính c ủa cả ngƣời đi vay và

ngƣời cho vay.Các vấn đề nhƣ tính chu kỳ của nền kinh tế, lạm phát, thất nghiệp,
tỷ giá, lãi suất… sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các chủ thể
trong nền kinh tế. Khi nề n kinh tế ở giai đoa ̣n hƣng thinh
̣

, ngƣời đi vay hoa ̣t

đô ̣ng kinh doanh tố t hơn, các nhân tố tài chính an toàn hơn, do đó rủi ro tiń du ̣ng
giảm. Và trong trƣờng hợp ngƣợc lại sẽ gây ra những tốn thất ngoài dự kiến và
đó có thể là nguyên nhân sâu xa làm rủi ro tiń du ̣ng tăng lên với ngân hàng.
Bên cạnh đó, quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế cùng với sự
thiếu quy hoạch, phân bổ đầu tƣ không hợp lý cũng có thể làm cho nơ ̣ xấ u gia
tăng khi ta ̣o ra môi trƣờng ca ̣nh tranh gay gắ t , hay sự tăng trƣởng nóng trong một
số ngành khiế n hầ u hế t các doanh nghiê ̣p , nhƣ̃ng khách hàng thƣờng xuyên của
ngân hàng phải đố i mă ̣t với nguy cơ thua lỗ dẫn đến rủi ro tín dụng tăng lên.
d. Môi trường thông tin
10


Nếu nhƣ các ngân hàng đƣa ra quyết định tín dụng khi đã biết đƣợc mọi
thông tin đáng tin cậy về khách hàng thì khả năng xảy ra rủi ro sẽ giảm đi đáng
kể. Tuy nhiên, hiện nay, những thông tin mà ngân hàng thu thập đƣợc không
phải lúc nào cũng chính xác, ngoài ra, thông tin cũng chƣa đầy đủ và chất lƣợng
thông tin chƣa cao. Chính sự thiếu thông tin hoặc có thông tin sai lệch về khách
hàng vay dẫn đến việc rủi ro tín dụng có thể tăng lên.
Hiện nay ở Việt Nam chƣa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về
doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của
Ngân hàng Nhà Nƣớc đã cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín
dụng nhƣng chƣa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách
độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật. Do đó, các

ngân hàng vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng và kiểm soát tín
dụng khi thiếu một hệ thống thông tin đầy đủ và cập nhật.
1.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
a. Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng
- Năng lực chuyên môn và uy tín của ngƣời lãnh đạo: Lãnh đạo là một
yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình tài chính của một doanh
nghiệp. Nếu ngƣời lãnh đạo không có uy tín và nhân cách, năng lực quản lý yếu
kém, trình độ học vấn chƣa cao và chƣa có nhiều kinh nghiệm quản lý thì dễ dẫn
đến tình trạng doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, làm mất khả năng trả nợ
cho ngân hàng, gây nên rủi ro tín dụng.
- Khách hàng cung cấp số liệu không trung thực: Thực tế hiện nay các
doanh nghiệp vay vốn vẫn đang tìm cách đối phó với ngân hang bằng việc cung
cấp các số liệu không trung thực, mặc dù các số liệu này đã đƣợc các cơ quan
chức năng kiểm duyệt. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm
soát tình hình hoạt động kinh doanh, quản lý vốn vay của doanh nghiệp.

11


- Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, không có thiện chí trong
việc trả nợ: Đa số các doanh nghiệp khi đến vay vốn đều đƣa ra phƣơng án sản
xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số trƣờng hợp
doanh nghiệp cố tình làm đẹp báo cáo tài chính, các phƣơng án để chiếm dụng
vốn của ngân hàng dùng cho mục đích khác, dẫn đến kinh doanh thua lỗ. Mặt
khác, cũng có một số trƣờng hợp khách hàng vay vốn kinh doanh tốt nhƣng lại
không có thiện chí trả nợ, cố ý chiếm đoạt vốn của ngân hàng.Những điều này đã
trực tiếp gây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
b. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng
- Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng không hợp lý: Bất kỳ một lỗi
nhỏ nào trong chính sách tín dụng và quy trình tín dụng cũng đều có thể gây ra

rủi ro cho ngân hàng. Nếu nhƣ chính sách tín dụng của ngân hàng quá đề cao
mục tiêu lợi nhuận mà không chú trọng đến mục tiêu an toàn, hay việc thiết kế
danh mục cho vay không hợp lý, không phù hợp với nhu cầu của khách hàng,
chính sách lãi suất không hiệu quả…sẽ dẫn đễn giảm sút chất lƣợng tín dụng,
nguy cơ rủi ro tín dụng tăng lên.
- Thiếu sự giám sát và quản lý sau khi cho vay: Một thực tế hiện nay là các
ngân hàng rất thiếu sự giám sát và quản lý các khoản tín dụng sau khi cho vay,
mặc dù theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ
quan hệ khách hàng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Điều này dẫn đến
ngân hàng không đánh giá, kiểm soát đƣợc rủi ro của các khoản vay trong quá
trình sử dụng để có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế kịp thời, hiệu quả.
- Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ:Cán bộ
thẩm định và cán bộ quan hệ khách hàng thiếu năng lực, trình độ còn hạn chế,
thiếu kinh nghiệm trong việc thẩm định, đánh giá tín dụng, hay quyền phán
quyết tín dụng đƣợc phân bổ cho những cán bộ còn yếu, tính nhất quán chƣa cao,
thì sẽ xảy ra tình trạng cho vay những khách hàng có chất lƣợng kém, dự án
12


thiếu tính khả thi. Hoặc là cán bộ ngân hàng còn thiếu tinh thần trách nhiệm,
chƣa chấp hành đúng quy trình cho vay, vi phạm đạo đức kinh doanh, thông
đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, nhằm chuộc lợi cá nhân. Do đó,
việc bố trí cán bộ phù hợp với trình độ và chuyên môn là vô cùng quan trọng.
- Sự hợp tác lỏng lẻo giữa các ngân hàng thƣơng mại: Kinh doanh ngân
hàng mang tính chất hệ thống. Vì vậy các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ
với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Khi có một khách hàng vay vốn tại nhiều ngân
hàng, nếu thiếu sự trao đổi thông tin giữa các ngân hàng sẽ dẫn đến việc nhiều
ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vƣợt quá hạn mức tối đa cho
phép thì rủi ro sẽ chia đều cho tất cả các ngân hàng.
1.2.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng

1.2.3.1. Đối với ngân hàng
Tín dụng là một nội dung quan trọng, chiếm khoảng 60-80% trong toàn bộ
hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các rủi ro tín dụng vì thế có ảnh hƣởng rất lớn
tới ngân hàng, thông thƣờng các rủi ro tín dụng vào khoảng 90% các rủi ro cơ
bản. Khi ngân hàng không kiểm soát đƣợc rủi ro tín dụng sẽ gây nên nhiều bất
lợi:
- Giảm lợi nhuận: Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó thu
hồi, và trƣớc tiên, lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng sẽ bị ảnh hƣởng. Bởi vì
vốn của ngân hàng bị ứ đọng dẫn đến làm giảm vòng quay vốn. Mặt khác, ngân
hàng phải phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu hồi nợ..., bên cạnh
đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động đƣợc. Kết quả là lợi
nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm sút và ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng mở
rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Giảm khả năng thanh toán:Nếu các khoản tiền vay của khách hàng không
đƣợc hoàn trả đúng hẹn, trong khi các khoản tiền gửi vẫn phải đƣợc thanh toán
đầy đủ theo đúng kỳ hạn đã cam kết thì sẽ dẫn đến việc mất cân đối dòng tiền
13


của ngân hàng và gây ra khó khăn trong khâu thanh toán.
- Giảm uy tín và năng lực cạnh tranh: Nếu tình trạng mất khả năng thanh
toán tái diễn nhiều lần hay những thông tin về rủi ro tín dụng của ngân hàng bị
tiết lộ ra công chúng thì uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng tài chính sẽ bị giảm
sút nghiêm trọng. Hơn nữa, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ cao cũng là một chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá không tốt về tình hình hoạt động của ngân hàng, điều
này sẽ ảnh hƣởng đến tâm lý đối tác của ngân hàng, dẫn đến việc huy động vốn
trở nên khó khăn hơn và gặp nhiều trở ngại trong cạnh tranh với các ngân hàng
khác.
- Phá sản ngân hàng: Nếu rủi ro tín dụng xảy ra ở mức độ nhỏ thì ngân hàng
có thể bù đắp bằng khoản dự phòng rủi ro và bằng vốn tự có. Tuy nhiên, Nếu

xảy ra ở mức độ lớn, nguồn vốn của ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng
bị thiếu, lòng tin của khách hàng bị giảm sút nghiêm trọng thì tất nhiên sẽ dẫn tới
phá sản ngân hàng.
1.2.3.2. Đối với khách hàng
- Đối với bản thân chủ thể không có khả năng hoàn trả vốn (lãi) cho ngân
hàng thì họ gần nhƣ không có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng và thậm
chí là cả những nguồn khác trong nền kinh tế do đã mất đi uy tín
- Cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng của các chủ thể đi vay khác cũng bị hạn chế
hơn khi rủi ro tín dụng buộc các NHTM phải thắt chặt cho vay hay thậm chí phải
thu hẹp quy mô hoạt động.
- Còn các chủ thể gửi tiền vào ngân hàng có nguy cơ không thu hồi đƣợc
khoản tiền gửi và lãi nếu nhƣ các ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản.
1.2.3.3. Đối với nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên quan đến
rất nhiều các thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế, cho

14


tới các tổ chức tín dụng khác. Do đó, rủi ro tín dụng có ảnh hƣởng trực tiếp đến
nền kinh tế.
Ở mức độ thấp, rủi ro tín dụng khiến cơ hội tiếp cận vốn mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của các khách hàng bị hạn chế, ảnh hƣởng xấu
đến khả năng tăng trƣởng của nền kinh tế.
Ở mức độ cao hơn, khi có một ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn dẫn
đến phá sản thì hiệu ứng dây chuyền rất dễ xảy ra trong toàn bộ hệ thống ngân
hàng, gây nên khủng hoảng đối với toàn bộ nền kinh tế, ảnh hƣởng tiêu cực đối
với đời sống xã hội và sự phát triển của đất nƣớc.
Ngoài ra, nền kinh tế của mỗi quốc gia hiện nay đều phụ thuộc vào nền
kinh tế khu vực và thế giới, do đó rủi ro tín dụng cũng sẽ ảnh hƣởng đến cả nền

kinh tế thế giới.
1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

1.3.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng
Quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng là thông qua một hệ thống các công cụ
tác động tới rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nhằm tìm ra nguyên nhân
và xử lý các tình huống xảy ra RRTD với mục tiêu giảm thiểu các tổn thất do rủi
ro gây ra. Nội dung quản lý này đƣợc thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng cả về kỹ
thuật, kỹ năng, phƣơng pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro và xử lý RRTD. Trên cơ
sở nguyên tắc chuẩn mực quản lý rủi ro quốc tế, hệ thống quản lý rủi ro tín dụng
bao gồm các vấn đề cơ bản nhƣ: Cơ sở pháp lý cho hoạt động cấp tín dụng,
nguồn nhân lực cho quản lý rủi ro, xây dựng hệ thống phân khúc thị trƣờng,
phân khúc khách hàng, thẩm định và phê duyệt hồ sơ tín dụng, cấu trúc hệ thống
các bộ phận tham gia vào việc tìm kiếm khách hàng, xem xét và quyết định tín
dụng, các quy trình cụ thể điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng, vấn đề cảnh báo
sớm, cơ cấu khoản nợ và thu hồi nợ.

15


1.3.2. Nguyên tắc chung của Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel trong quản lý
rủi ro tín dụng
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đƣợc thành lập vào năm 1974 bởi một
nhóm các ngân hàng Trung ƣơng và cơ quan giám sát của 10 nƣớc phát triển
(G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm đảm bảo những nguyên tắc giám sát
về yêu cầu vốn của các ngân hàng quốc tế để chống đỡ rủi ro trong hoạt động
ngân hàng.
Tháng 7/2004, Ủy ban Basel cho ra đời “hiệp ƣớc quốc tế về tiêu chuẩn
vốn và đo lƣờng rủi ro” hay còn gọi là hiệp ƣớc Basel II. Nội dung chính của
Basel II đƣợc tóm tắt trong 3 trụ cột:

Thứ nhất: Xoay quanh rủi ro tín dụng, yêu cầu vốn tối thiểu, đƣa ra yêu cầu về
mức vốn tối thiểu và phƣơng pháp đánh giá rủi ro.
Thứ hai: Quy định về giám sát hoạt động ngân hàng.
Thứ ba: Yêu cầu về việc công bố thông tin hoạt động ngân hàng cho tất cả các
đối tƣợng liên quan.
Trong đó, nội dung cơ bản của Basel II là đƣa ra các phƣơng pháp và
nguyên tắc về quản lý rủi ro tín dụng, kiểm soát nợ xấu, bao gồm:
* Thiết lập một môi trƣờng tín dụng thích hợp:
- Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét chiến lƣợc rủi ro tín dụng theo định kỳ,
xem xét những vấn đề nhƣ: mức độ rủi ro có thể chấp nhận đƣợc, mức độ khả
năng sinh lời.
- Nguyên tắc 2: Thực hiện chiến lƣợc chính sách tín dụng. Xây dựng các
chính sách tín dụng.Xây dựng các quy trình thủ tục cho các khoản vay riêng lẻ
và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, quản lý và kiểm soát rủi
ro tín dụng.
- Nguyên tắc 3: Xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong tất cả các sản phẩm
và các hoạt động. Đảm bảo rằng các sản phẩm và hoạt động mới đều trải qua đầy
16


×