Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

thuong vu van tai 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.46 KB, 25 trang )

Môn: Thương vụ vận tải

ĐỀ TÀI: HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA
TRONG VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

1.
2.
3.
4.

Thành viên nhóm:
Lê Thị Thủy
Hoàng Thị Kim Cúc
Nguyễn Thị Bảo Trâm
Lê Thị Quy

PHẦN 1: HÀNG HÓA NÓI CHUNG
I. Khái niệm về hàng hoá và đặc tính của hàng hoá.
1. Khái niệm về hàng hoá (nói chung).
Hàng hoá (nói chung) là vật thể nhờ những thuộc tính của mình, thoả mãn
được nhu cầu nào đó của con người. Hàng hoá là một phạm trù lịch sử, là sản
phẩm lao động của xã hội. Để trở thành hàng hoá thì sản phẩm lao động, trước hết
thoả mãn nhu cầu của con người, phải có ích; mặt khác phải nhằm mục đích trao
đổi thông qua mua bán trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường với những đặc
trƣng của nó vai trò của hàng hoá được đề cao; người tiêu dùng sẽ lựa chọn những
sản phẩm hợp thị hiếu và có chất lượng.
Hàng hoá có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.


- Giá trị sử dụng nói lên tính có ích của hàng hoá, khả năng của hàng hoá thoả
mãn nhu cầu nào đó của con người. Giá trị sử dụng được quyết định bởi những


thuộc tính tự nhiên của vật như tính chất vật lý, hoá học, sinh học và những thuộc
tính do kết quả lao động của con ngƣời tạo ra cho nó. Nói đến giá trị sử dụng, tính
có ích của hàng hoá là phải gắn với công dụng của vật phẩm hàng hoá. Công dụng
của một vật làm cho vật ấy có giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện qua
sử dụng hay tiêu dùng. Cùng với sự tiến hoá của lịch sử loài người, sự phát triển
của sản xuất xã hội và những tiến bộ của khoa học công nghệ, con người tạo ra sản
phẩm càng nhiều thuộc tính mới, đặc trưng mới và do đó làm tăng tính đa dạng của
giá trị sử dụng. Đặc điểm giá trị sử dụng của hàng hoá là nó phải thoả mãn nhu cầu
của người mua, thoả mãn nhu cầu xã hội, nó phải thể hiện với tư cách là giá trị sử
dụng xã hội. Vật phẩm không được mua bán trong quá trình trao đổi sẽ mất đi giá
trị sử dụng của mình. Khác với trường hợp sản phẩm đƣợc làm ra không nhằm
mục đích trao đổi mà chỉ phục vụ nhu cầu cá nhân người làm ra nó, thì giá trị sử
dụng đó là giá trị sử dụng cá biệt và đương nhiên sản phẩm đó chƣa phải là hàng
hoá. Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá có mối quan hệ gắn bó hữu cơ. trong
điều kiện sản xuất hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi mà ẩn sau
là giá trị.
- Giá trị là lao động xã hội đã vật hoá trong hàng hoá. Mọi sản phẩm do con
người
tạo ra đều chứa đựng lao động, nhưng chỉ trong những điều kiện lịch sử nhất
định lao động đó mới mang hình thức xã hội của giá trị. Lượng giá trị của hàng hoá
được quyết định bởi số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó.
2. Khái niệm về hàng hoá trong vận tải (gọi tắt là hàng hoá).
Khái niệm về hàng hoá trong kinh tế học nói chung khác với khái niệm hàng
hoá trong vận tải. Trong vận tải, hàng hoá được định nghĩa như sau: Tất cả nguyên
liệu, nhiên liệu, vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, nông lâm thổ sản, cây con
các loại ... mà đơn vị vận tải nhận để vận chuyển kể từ lúc xếp hàng lên phương
tiện ở nơi gửi đến khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện ở nơi nhận được gọi là hàng
hoá. Đặc tính vận tải của hàng hoá. Tổng hợp những tính chất, đặc điểm để từ đó
xác định điều kiện và kỹ thuật vận chuyển xếp dỡ và bảo quản hàng hoá được gọi
là đặc tính vận tải của hàng hoá.

Đặc tính vận tải của hàng hoá bao gồm:
- Đặc tính khối lượng và thể tích của hàng hoá. Đặc tính khối lượng và thể
tích (khối lượng riêng và thể tích đơn vị) cho phép xác định việc sử dụng hợp lý
dung tích và trọng tải thực tế của phương tiện.
- Tính chất vật lý, hoá học của hàng hoá. Tính chất vật lý, hoá học của hàng
hoá cùng với các điều kiện khác ảnh hưởng đến việc xác định quy trình công nghệ
vận chuyển hàng hoá đó.


- Bao bì và cách đóng gói hàng hoá. Bao bì và cách đóng gói có tác dụng bảo
đảm an toàn trong quá trình vận tải. Cùng một loại hàng hoá, nếu vận chuyển
không có bao bì sẽ có yêu cầu kỹ thuật hoàn toàn khác so với vận chuyển có bao
bì.
· Những hàng hoá thoả mãn yêu cầu về an toàn (cho người, phƣơng tiện và
hàng hoá) trong các khâu: bảo quản; xếp dỡ và vận chuyển được coi là những hàng
hoá đủ điều kiện về mặt an toàn vận tải.
· Về mặt tổ chức quản lý vận tải: Đơn vị vận tải được quyền từ chối vận
chuyển hàng hoá thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Hàng cấm lưu thông.
- Hàng được lưu thông nhưng phải có giấy phép mà chủ hàng không có giấy
phép kèm theo.
- Hàng cần có thiết bị để đảm bảo chát lượng, an toàn trong quá trình vận tải
nhưng cả hai bên đều không có thiết bị đó
. - Bao bì không đảm bảo an toàn cho quá trình vận tải (vận chuyển, xếp dỡ và
bảo quản).
- Hàng cần được bảo quản, chăm sóc đặc biệt mà bên vận tải không đủ điều
kiện đảm nhận hoặc bên có hàng không cử người đi áp tải.
- Hàng hoá có thuộc tính hao hụt tự nhiên mà chƣa thống nhất tỷ lệ hao hụt tự
nhiên.


II. Phân loại hàng hoá trong vận tải.
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu khác nhau, có thể có nhiều cách phân loại
hàng hoá vận tải theo các tiêu thức sau:
 Phân loại theo danh điểm hàng hoá.
Ở nước ta bảng danh điểm hàng hoá vận tải đƣợc thực hiện thống nhất cho tất
cả các ngành vận tải để xây dựng cước phí, xác định chi phí vận chuyển, xếp dỡ,
tập hợp khối lượng hàng hoá vận tải (thống kê loại hàng vận tải) theo 23 loại hàng:
1. Than đá.
2. Xăng, dầu mỡ.
3. Quặng kim khí.
4. Máy móc, dụng cụ.
5. Vật liệu kim khí.
6. Quặng apatít
7. Phân bón.
8. Hoá chất.
9. Xi măng.
10. Đất, đá, cát, sỏi.
11. Vôi, gạch, ngói.


12. Gỗ, vật liệu gỗ.
13. Lâm thổ sản.
14. Nông sản (mía cây, hoa quả tươi ... ).
15. Thóc, gạo, bột.
16. Ngô.
17. Muối.
18. Thực phẩm (đƣờng, hàng đông lạnh ... ).
19. Vải.
20. Bông và nguyên liệu dệt.
21. Bách hoá.

22. Súc vật sống.
23. Hàng khác
 Theo trạng thái vật lý của hàng hoá vận chuyển được chia thành 3
nhóm:
- Hàng hoá ở thể rắn.
- Hàng hoá ở thể lỏng.
- Hàng hoá ở thể khí.
 Theo phương pháp và kỹ thuật bảo quản gồm 3 nhóm:
- Hàng quý, dễ hỏng do ẩm ướt và do thay đổi của nhiệt độ - những loại hàng
này thường được bảo quản trong kho kín.
- Hàng dễ hỏng do ẩm ướt nhưng không bị ảnh hƣởng của nhiệt độ - những
loại hàng này được bảo quản trong kho có mái che.
- Hàng không bị ảnh hưởng của môi trường xung quanh – những loại hàng
này thường được bảo quản ở bãi.
 Theo tính chất hàng hoá được chia thành:
- Hàng mau hỏng.
- Hàng ổn định.
· Để phục vụ cho công việc định mức xếp dỡ, hàng hoá đƣợc chia ra :
- Hàng đóng gói và hàng đơn chiếc.
- Hàng nặng và hàng qúa khổ.
- Kim loại và sản phẩm kim loại.
- Hàng gỗ và sản phẩm của gỗ.
- Hàng rời, hàng đổ đống.
 Theo cách phân loại đặc trưng chung cho ngành vận tải, được chia
hàng hoá thành các nhóm:
- Hàng có khối lượng lớn. Hàng có khối lượng lớn: gồm hàng lỏng, hàng rời
và hàng đổ đống. Đặc điểm của nhóm này là có khối lượng vận chuyển nhiều và


tƣơng đối ổn định. Khối lượng vận chuyển một lần lớn, mức xếp dỡ cao, vận

chuyển nguyên hầm, nguyên tàu, nguyên toa hoặc bằng tàu chuyên dùng, sử dụng
các thiết bị xếp dỡ chuyên dùng.
- Hàng thông dụng. Hàng thông dụng gồm hàng bao, kiện, thùng, hòm,
container, kim loại và sản phẩm kim loại, hàng nặng và hàng quá cỡ, hàng đơn
chiếc và các
loại hàng khác. Đặc điểm của nhóm hàng này là có hình dạng kích thước rất
khác nhau. Nhóm này được vận chuyển bằng phương tiện thông thường. Đối với
hàng container được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dùng.
- Hàng đặc biệt. Hàng đặc biệt gồm: các loại hàng phóng xạ nguy hiểm, hàng
chóng hỏng, hoa quả tươi và súc vật sống. Đặc điểm của nhóm hàng này là được
bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển theo những nguyên tắc, quy định riêng về nhiệt độ,
độ ẩm, chế độ vệ sinh, cách ly, phòng chống cháy nổ, kiểm dịch ...
Ngoài ra, hàng hoá vận tải còn dựa vào những đặc trưng khác biệt như:
- Kích thước và trọng lượng của hàng hoá (hàng siêu trường, hàng siêu trọng);
- Hệ số sử dụng trọng tải tĩnh của phương tiện (hàng loại 1, 2, 3, 4, 5);
- Giá trị hàng hoá vận tải (bậc hàng: 5, 4, 3, 2, 1)
- Cự ly vận chuyển (vận chuyển đường ngắn, trung bình, đƣờng dài);
- Vị trí giao nhận hàng (vận tải trong nước và quốc tế);
- Số lượng địa điểm giao nhận trên hành trình (vận chuyển suốt và vận chuyển
hàng lẻ);
- Hệ số sử dụng quảng đường có hàng (hàng đi, hàng về);
- Mức độ nguy hiểm của hàng hoá vận tải (hàng nguy hiểm: chất nổ và vật
liệu nổ; các chất ô xy hoá; khí nén và khí hoá lỏng, các chất dễ cháy; chất độc ...).

PHẦN 2: HÀNG HÓA TRONG VẬN TẢI SẮT
I. Các nguyên tắc vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt
1. Điều kiện của hàng hóa được nhận vận tải trong đường sắt
a) Doanh nghiệp nhận vận tải tất cả các loại hàng hóa trừ những trường hợp
sau:
- Hàng hóa thuộc loại cấm lưu thông;

- Hàng hóa không phù hợp với điều kiện kỹ thuật khai thác vận tải bằng
đường sắt.
b) Khi hàng hóa cần vận chuyển theo những yêu cầu đặc biệt phải được sự
thỏa thuận giữa Doanh nghiệp với người thuê vận tải
2. Thứ tự ưu tiên trong vận tải hàng hóa đường sắt
Doanh nghiệp phải thực hiện vận tải hàng hóa đường sắt theo thứ tự ưu tiên
sau đây:


a)Hàng vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt
b) Hàng hóa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì hàng hóa nhận
được trước vận chuyển trước, hàng hóa nhận được sau vận chuyển sau:
c) Hàng hóa cùng nhận được vào một thời điểm thì theo thứ tự sau đây:
- Hàng nguy hiểm, thi hài, hài cốt;
- Động vật sống, hàng mau lỏng, hàng nhanh giảm trọng lượng;
- Các loại hàng khác.
3. Hàng hóa lưu kho, lưu bãi
- Ở ga gửi, đến được Doanh nghiệp chấp nhận, người thuê vận tải có thể đưa
hàng hóa vận chuyển đến ga trước kỳ hạn nhưng phải trả tiền lưu kho, bãi
tính từ lúc đưa hàng vào ga đến kỳ hạn mang hàng đến ga gửi theo quy định
tại Điều 22 của Quy định về việc vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia.
- Ở ga đến, đối với hàng hóa không thuộc trách nhiệm của Doanh nghiệp bảo
quản hoặc quá kỳ hạn nhận hàng quy định tại Điều 41 của Quy định về việc
vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia. Người nhận hàng chưa nhận hàng
hoặc đã nhận hàng nhưng chưa đưa hết ra khỏi ga đúng với thời gian quy
định, Doanh nghiệp được quyền thu tiền lưu kho, bãi.
4. Hàng hóa không xếp chung vào cùng một toa xe
Hàng hóa không được xếp chung vào cùng một toa xe trong những trường
hợp sau:
- Hàng dễ hư thối với hàng không hư thối;

- Hàng thực phẩm với hàng hôi thối;
- Chất lỏng với hàng hóa kỵ ẩm ướt;
- Hàng nguy hiểm với hàng không nguy hiểm;
- Hàng nguy hiểm với hàng có tính chất tăng cường hoặc tạo sự nguy hiểm
cao hơn;
- Hàng vận chuyển theo điều kiện đặc biệt với hàng vận chuyển theo điều kiện
bình thường.
5. Bao cọc, đóng gói hàng hóa đường sắt
- Tùy theo tính chất của hàng hóa, người gửi hàng phải bao bọc, đóng gói
đúng quy cách để đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng, đổ vỡ, rơi vãi, xô lệch hoặc
gây ảnh hưởng đến các hàng hóa khác trong quá trình xếp, dỡ và vận chuyển.
- Các loại hàng bao bọc, đóng gói bằng hòm, kiện, thùng v.v… phải được ghi
nhãn hiệu, dấu hiệu, ký hiệu, biểu trưng đặc tính của hàng hóa (nếu có), trọng
lượng, tên đầy đủ của hàng hóa, bảo đảm chính xác, rõ ràng bằng chất liệu khó
phai.
- Thi hài trong quan tài, hài cốt phải đóng gói theo quy định của pháp luật.


- Doanh nghiệp được quyền kiểm tra việc bao bọc, đóng gói hàng hóa và yêu
cầu người thuê vận tải bổ sung đúng quy định trước khi nhận vận chuyển

II. Bao bì, ký mã hiệu của hàng hóa trong vận tải sắt
1. Bao bì
a) Khái niệm bao bì
Những vật liệu dùng để đặt hay gói sản phẩm, hàng hóa vào bên trong nhằm
đảm bảo được chất lượng và số lượng hàng hóa tròng quá trình bảo quản vận
chuyển và xếp dỡ hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ được gọi là bao bì (bao
gói)
b) Phân loại
 Bao bì bên trong ( bao bì thương phẩm, bao bì lần đầu) có tác dụng

phòng ẩm, phòng chấn động, khắc phục thiếu sót của bao bì bên ngoài
Vật liệu làm bao bì là chất dẻo, kim loại dát mỏng, giấy chống ẩm, giấy nến,
 Bao bì bên ngoài (bao bì vận tải) có tác dụng giữ cho hàng khong bị hư
hỏng rơi vãi khi va chạm ngăn ngừa tạp chất bên ngoài lẫn vào hàng
hóa
Vật liệu làm bao bì gồm:
+Gỗ, bìa cát tông
+Kim loại
+Giấy, vải, đay, nilon, cói
+Sành sứ
+Tre nứa
Hiện nay, container là bao bì vận tải có hiệu quả kinh tế cao do sử dụng được
nhiều lần, chứa được nhiêu loại hàng hóa khác nhau, cơ giới hóa toàn bộ công tác
xếp dỡ, sử dụng phương tiện thiết bị chuyên dùng
 Vật liệu đệm lót được đặt giữa bao bì bên ngoài với phương tiện hoặc
giữa bao bì bên ngoài với bao bì bên trong
Yêu cầu: xốp nhẹ, giữ được cố định hàng hóa và chống ẩm tốt
c) Khi chất xếp các loại hàng có bao bì khác nhau, cần lưu ý những điểm sau:
- Hàng đóng trong hòm gỗ kín khít hoặc hòm gỗ thưa (wooden cases)
Loại bao bì này có sức chịu đựng giàn đều trên bề mặt, nên nếu xếp chồng
thành tầng thì phải xếp thẳng hàng, các hộp có góc cạnh bằng nhau theo kiểu “xây
tường”, giúp cho các tầng liên kết bám tựa vào nhau để tránh bị tách biệt, dễ rơi
đổ.
- Hàng đóng kiện (baled cargo).
Loại bao bì này bản thân khá chắc chắn xếp lên container như các hòm gỗ.
Nhưng lưu ý:


+ Không dùng móc câu để di chuyển hàng vì vật liệu đóng kiện thường bằng
vải hoặc tấm nhựa PVC dễ bị thủng, rách gây rơi vãi hàng.

+ Không xêp chung hàng đóng kiện với các loại hàng nặng khác, có bao bì
hình dáng sắc cạnh.
+ Khi bốc dỡ bằng xe nâng, cần đề phòng quá tải trên mặt sàn container.
+ Đề phòng cháy vì vật liệu đóng kiện thường thuộc loại dễ cháy.
- Hàng đóng bao túi (bagged cargo)
Vật liệu làm bao túi thường là: giấy dày (đựng xi măng, phân bón, đường…)
đay dệt (đựng ngũ cốc), vải dày (đựng bột) v.v….
+ Hàng đựng trong bao túi thường là các loại hạt, viên nhỏ hoặc dạng bột nên
dễ rơi vãi do đó cần dùng tấm lót phủ mặt dàn container trước khi xếp hàng vào.
+ Khi xếp hàng nhiều tầng phải tùy độ bền chắc của vật liệu bao túi và nên
xếp theo chiều ngang container để giảm bốt áp lực ép lên bên bức vách.
+ Tránh dùng móc câu để xê dịch hàng vì nó dễ gây rách, thùng làm rơi vãi
hàng.
+ Tuân thủ định mức tải trọng tối đa và lưu ý phân bố đều trọng lượng hàng
trên mặt dàn container.
+ Tùy theo tính kỵ ẩm ướt của hàng mà có thể phủ thêm vải dầu hoặc vải bạt
lên trên bề mặt đề phòng hiện tượng đọng hơi nước.
- Hàng đóng thùng tròn (drums)
+ Bao bì đóng thùng tròn thường dùng để đựng chất lỏng có đặc tính dễ lăn
trượt và khi chất xếp với nhau không tránh khỏi độ rỗng chất xếp (broken stowage)
+ Cần lưu ý đề phòng rò rỉ bằng cách xem xét kỹ bao bì, hướng miệng và nút
bao bì lên trên và được đóng chặt.
+ Thùng được xếp thẳng đứng, được chèn buộc cẩn thận hoặc đặt trên pa-lết
để cố định vị trí, nếu phải xếp dỡ thì phải bảo đảm miệng nút bao bì khít kín và
tăng cường việc nêm chèn, chống đỡ.
- Hàng đóng thành cuộn (rolled and coiled cargo)
+ Nên xếp cuộn theo chiều thẳng đứng, nếu cuộn hàng đủ sức chịu đựng.
+ Phải xếp khít sát các cuộn hàng, ở giữa các cuộn có thể độn lót vật liệu
mềm và nếu phải xếp thành chồng, tầng thì giữa các chồng, tàng7 cần độn lót vật
liệu mềm.

+ Tránh xếp trực tiếp sát vách hoặc cửa container, nên dành khe hở nhỏ cho
việc chèn đệm.
- Hàng đóng pa-lết (pallettized cargo)
+ Kích thước của pa-lết phải chịu phù hợp với kích thước của container để
tiện đưa hàng vào.


+ Kiểu container mặt bằng thường được sử dụng, nhưng khi xếp hàng không
được quá khổ container trên 1 foot (0,3048m)
+ Container chở hàng quá khổ thường phải xếp bên trên boong bởi vậy cần
chằng buộc cẩn thận để cố định vị trí.
- Hàng không bao bì
Hàng không bao bì, được chở trần thường là máy móc, sắt thép thô, năng nên
chủ yếu sử dụng container mặt bằng để vận chuyển.
Cần lưu ý đặc biệt các khâu:
+ Cách vận chuyển hàng ra cảng gửi hoặc từ cảng vào kho nội địa bằng
phương tiện vận tải thích hợp
+ Bốc dỡ hàng nặng hoặc siêu nặng phải tính toán đến năng lực của cẩu, phải
chuẩn bị chu đó các dụng cụ bốc dỡ như: dây cáp, dây xích, thừng chảo, móc kẹp.
+ Chọn lựa cách tiếp nhận qua xà lan hoặc thẳng trực tiếp lên bãi.
- Hàng lỏng và chất khí (liquid and gaseous cargo)
+ Hàng lỏng gồm có: Nhiên liệu, thực phẩm lỏng… được chở bằng container
bồn có cấu trúc và hình dáng thích hợp với tính chất, đặc điểm của từng loại. Rút
hàng vào ra bồn thường dùng máy bơm.
+ Vì là hàng lỏng nên cần kiểm tra kỹ độ chắc chắn, kín nước của bồn, của
nắp đậy đề phòng rò rỉ.
+ Đối với hàng lỏng thuộc diện hàng nguy hiểm dễ cháy, độc hại… thì phải
tuân thủ “Quy tắc vận chuyển hàng nguy hiểm” của IMO (IMDG Code) và có biện
pháp phòng tránh thích hợp.
+ Đối với hàng lỏng là thực phẩm thì phải bảo đảm tốt điều kiện vệ sinh trong

bốc dỡ và vận chuyển (rươu, bia, sữa tươi)
- Hàng khô rời (dry bilk cargo)
Loại hàng này không có bao bì và có nhiều dạng, dạng hạt như ngũ cốc (thóc
gạo, ,lúa mạch…), dạng viên nhỏ như hóa chất, thức ăn gia súc, dạng bánh hoặc xỉ,
bã của các phế thải quặng nhơm, nhựa…
Loại hàng này thường được chở bằng container hàng khô rời hoặc container
mái mở, hàng được rót vào container từ miệng phễu bố trí ở phần mái container và
được thoát ra từ miệng thoát ở phần dưới của vách container bằng máy bơm, máy
hút, ống mềm hoặc cẩu ngọam hay bằng thủ công
Hàng chở rời có đặc tính xê dịch nên cần lưu ý san cào bằng mặt đến tận các
góc container phân bổ khối lượng và trọng lượng làm cho container có thể ổn định
và cân bằng trong khi bốc dỡ và vận chuyển.
Đối với một số hàng thuộc diện hàng nguy hiểm hoặc đặt dưới chế độ kiểm
dịch như hóa chất độc, thức ăn gia súc thì cần phải tuân thủ các chế độ quy định
quốc tế hoặc địa phương tương ứng.


- Hàng mát, đông lạnh (cool, cold and frozen cargo)
Trừ rau quả tươi vận chuyển trên đường gần, trong thời gian ngắn theo cách
vận chuyển thông thường, còn đại bộ phận hàng tươi sống khác dễ bị thiu thối đều
được chở bằng container mát hoặc đông lạnh, dưới một nhiệt độ thấp được duy trì
trong suốt thời gian vận chuyển.
Tùy theo yêu cầu độ lạnh, hàng tươi sống được phân thành 3 loại, mỗi loại
thích hợp cho nhiệt độ quy định riêng.
+ Hàng đông (frozen cargo): yêu cầu nhiệt độ trong container được duy trì ở
độ lạnh từ -60C trở xuống gồm có các loại thịt, cá, tôm, bơ…
+ Hàng lạnh (cold cargo): yêu cầu bảo quản ở độ lạnh trên bề mặt từ -10C đến
+ 50C như trứng, trái cây…
+ Hàng mát (cool cargo): yêu cầu bảo quản ở độ mát từ +50C đến +160C như
rau quả tươi, một số dược phẩm, phim ảnh.

Trước khi chất xếp hàng hóa cần:
+ Kiểm tra kỹ container như độ khô ráo, không mùi hôi, độ lạnh đạt yêu cầu.
+ Nếu có điều kiện chọn thời điểm xếp hàng vào buổi sáng hoặc chiều, khí
hậu mát.
+ Khi chất xếp không được che kín miệng ống dẫn hơi lạnh, bít kín lưu thông
hơi lạnh trong container (không vượt vạh đỏ quy định mức chất xếp phía trên).
+ Vật liệu chèn lót phải sạch, khô ráo.
+ Khi chất xếp xong, kiểm tra độ lạnh nếu đạt yêu cầu thì đóng kín các lỗ
thông hơi để duy trì tốt nhiệt độ.
+ Khi chở rau quả tươi là loại hàng đòi hỏi trao đổi không khí (thở thực vật)
thì phải thông gió đúng kỹ thuật để tăng lượng ô-xy và thải khí CO2 ra ngoài.
+ Tránh xếp lẫn lộn các loại hàng có yêu cầu độ lạnh khác nhau trong cùng
một container.
- Hàng xếp hỗn hợp chung một container
Khi phải xếp nhiều loại hàng chung một container (trường hợp vận chuyển
theo phương thức hàng lẻ- LCL), cần chú ý các điểm sau:
+ Xem xét, kiểm tra tính chất, đặc điểm, hình dáng bên ngoài thích hợp hay
không thích hợp cho việc xếp hỗn hợp.
+ Thông thường, cần tránh xếp chúng các hàng khô với hàng lỏng ẩm ướt, xếp
chung các loại hàng có mùi khắc kỵ nhau như trà với thuốc lá, cà phêm, bột cá, các
loại hàng nguy hiểm độc hại cần phải tách biệt nhau hoặc cách xa các loại
thực phẩm…
+ Trong điều kiện cho phép xếp hỗn hợp cũng cần có thêm biện pháp ngăn
cách, phòng tránh tiếp xúc để đảm bảo an toàn hàng hóa.
2. Mã vạch hàng hóa cách đọc mã số mã vạch


Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý
kho người ta thường in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã
vạch của hàng hoá.

Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và mã vạch là
phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc.
a)

Khái niệm

Mã vạch của hàng hóa là một dãy con số dùng để phân định hàng hoá, áp dụng
trong quá trình luân chuyển hàng hoá từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho,
phân phối, bán lẻ tới người tiêu dùng. Nếu thẻ căn cước giúp ta phân biệt người
này với người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá, giúp ta
phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.
b) Cách đọc mã số mã vạch
Trong hệ thống mã số EAN (do Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế – EAN
International cấp cho các quốc gia thành viên) cho sản phẩm bán lẻ có hai loại.
Một loại sử dụng 13 con số (EAN-13) và một loại 8 con số (EAN-8). Mã số EAN13 gồm 13 con số có cấu tạo từ trái qua phải như sau:Theo đó, mã quốc gia gồm
hai hoặc ba con số đầu. Mã doanh nghiệp có thể gồm bốn, năm hoặc sáu con số.
Mã mặt hàng có thể là ba, bốn hoặc năm con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp.
Số cuối cùng là số kiểm tra sản phẩm.
Để bảo đảm tính thống nhất là duy nhất của mã số, mã vạch quốc gia thì EAN
International quy định cụ thể riêng cho mỗi nước. Mã số của Việt Nam là 893.
Theo quy định, mã doanh nghiệp (mã M) tại Việt Nam do EAN-VN cấp cho các
doanh nghiệp thành viên. Mã mặt hàng (mã I) do nhà sản xuất quy định cho hàng
hóa của mình. Nhà sản xuất phải bảo đảm mỗi mặt hàng chỉ có một mã số mà
không được có bất kì sự nhầm lẫn nào. Số kiểm tra (C) là một con số được tính dựa
vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên.
- Cấu trúc của EAN -13:
Mã số EAN -13 là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy số
chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau:
Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ)



Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.
Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.
Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra
Ví dụ theo quy ước trên, số kiểm tra (C) có ý nghĩa về quản lý đối với việc đăng
nhập, đăng xuất của các loại sản phẩm hàng hóa của từng loại doanh nghiệp.
Ví dụ: Mã số 8 9 3 3 4 8 1 0 0 1 0 6 – C:
Bước 1 – Xác định nguồn gốc hàng hóa: 893 là MSHH của quốc gia Việt Nam;
3481 là MS doanh nghiệp thuộc quốc gia Việt Nam; 00106 là MSHH của doanh
nghiệp.
Bước 2 – Xác định C.
Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự lẻ bắt đầu được tính từ phải sang trái của dãy
MS (trừ số C), ta có : 6 + 1 + 0 + 8 + 3 + 9 = 27 (1)
Nhân tổng của (1) với 3, ta có: 27 x 3 = 81 (2)
Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự chẵn còn lại, ta có :
0 + 0 + 1 + 4 + 3 + 8 = 16 (3)
Cộng giá trị (2) với (3), ta có : 81 + 16 = 97 (4)
Lấy giá trị của (4) làm tròn theo bội số của 10 (tức là 100) sát nhất với giá trị của
(4) trừ đi giá trị của (4) ta có: 100 – 97 = 3. Như vậy C = 3.
Trong trường hợp này mã số EAN – VN 13 có MSHH đầy đủ là:
893 3481 00106 3
- Cấu trúc của EAN – 8:
Về bản chất tương tự như EAN-13 chỉ khác là EAN-8 gồm 8 chữ số nguyên, tuỳ
theo sắp xếp và lựa chọn các chữ số từ số 0 đến số 9 được chia làm 3 nhóm:
Mã số quốc gia: Gồm 3 chữ số đầu tiên (bên trái)
Mã số hàng hóa: Gồm 4 chữ số tiếp theo.


Mã số kiểm tra: Gồm 1 chữ số đứng cuối cùng. Nhận dạng số C cũng được tính từ
7 số đứng trước nó và cách tính cũng tương tự như EAN-13.

Cần lưu ý rằng, việc sử dụng EAN-13 hay EAN-8 là do Tổ chức EAN thế giới
phân định. Sau khi EAN Việt Nam được cấp MS, các doanh nghiệp của Việt Nam
muốn sử dụng mã số EAN-VN thì phải có đơn đệ trình là thành viên EAN-VN, sau
đó đăng ký xin EAN-VN cấp cho MS cho đồng loại hàng hóa. Việc cấp đăng ký
MS cho sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam do các tổ chức EAN-VN
có thẩm quyền cấp và được EAN thế giới công nhận, được lưu trữ trong ngân hàng
dữ liệu EAN thế giới.

III. Bảo quản hàng hóa
> . Doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản hàng hóa kể từ lúc nhận chở hàng
đến khi giao hàng cho người nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 38
của Quy định về việc vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia.
> Trước khi nhận chở ở ga đi, nếu người thuê vận tải yêu cầu, Doanh nghiệp
có thể nhận bảo quản từ lúc hàng đưa đến ga và thu tiền bảo quản. Ở ga đến, đối
với loại hàng Doanh nghiệp phải bảo quản, nếu quá kỳ hạn nhận hàng quy định tại
điều 41 của Quy định về việc vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia mà người
nhận hàng chưa nhận hàng thì Doanh nghiệp tiếp tục bảo quản và được thu tiền
bảo quản.
1. Nội dung nghiệp vụ bảo quản
Bảo quản hàng hoá là hệ thống các mặt công tác nhằm đảm bảo giữ gìn
nguyên vẹn số lượng và chất lượng hàng hoá trong quá trình dự trữ, tận dụng đến
mức cao nhất diện tích và dung tích kho, nâng cao năng suất thiết bị và lao động
kho.
Trong toàn bộ quá trình nghiệp vụ kho, bảo quản hàng hoá là công đoạn
nghiệp vụ cơ bản và phức tạp nhất, quyết định chất lượng công tác kho, thực hiện
tốt chức năng cơ bản của kho hàng hoá; công đọan nghiệp vụ này có ảnh hưởng rõ
rệt đến chất lượng của công đoạn nghiệp vụ tiếp nhận và phát hàng, thực hiện mục
tiêu của quá trình nghiệp vụ kho.
Công đoạn nghiệp vụ bảo quản hàng hoá ở kho phải thực hiện những yêu cầu
sau:

* Phải giữ gìn tốt số lượng và chất lượng hàng hoá bảo quản ở kho, phấn đấu
giảm đến mức thấp nhất hao hụt hàng hoá ở kho.


* Tận dụng diện tích và dung tích kho, nâng cao năng suất các loại thiết bị và
lao động kho; tạo điều kiện để thực hiện tốt nhất quá trình nghiệp vụ kho.
Quá trình bảo quản hàng hoá ở kho bao gồm 3 mạt công tác cơ bản: Phân bố
và chất xếp hàng hoá ở kho; chăm sóc và giữ gìn hàng hoá bảo quản ở kho; quản
trị định mức hao hụt hàng hoá ở kho.
2. Phân bố và chất xếp hàng hoá ở kho
Phân bố và chất xếp hàng hoá ở kho là sự qui hoạch vị trí của hàng hoá bảo
quản, là phương pháp để hàng hoá tại những nơi qui định thích hợp với đặc điểm,
tính chất hàng hoá, kho, bao bì và thiết bị kho.
Phân bố và chất xếp hàng hoá hợp lý ở kho sẽ đảm bảo thuận tiện cho việc
bảo quản hàng hoá, tiếp nhận và phát hàng, đồng thời tận dụng tốt nhất diện tích và
dung tích kho hàng hoá.
Nguyên tắc của phân bố và chất xếp hàng hoá: Phải theo khu vực và theo loại
hàng, tránh ảnh hưởng có hại lẫn nhau giữa các loại hàng hoá và môi trường bảo
quản và bố trí lân cận những hàng hoá có liên quan với nhau trong tiêu dùng; đảm
bảo trật tự và vệ sinh- dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm kê hàng hoá; đảm bảo mỹ quan cho
kho hàng hoá.
Có nghĩa những hàng hoá giống nhau về điều kiện và kỹ thuật bảo quản thì có
thể bảo quản trong cùng một khu vực kho; tuy nhiên, đối với nhiều loại hàng hoá
do đặc tính thương phẩm mà ảnh hưởng có hại lẫn nhau tuy rằng có cùng điều kiện
bảo quản, thì cần phải để cách ly nhau như chè, thuốc lá,. ..
Do những hàng hoá có liên quan trong tiêu dùng thường được phát trong cùng
một lô hàng, cho nên để thuận tiện cho phát hàng, cần được bố trí gần nhau.
Yêu cầu chung trong phân bố và chất xếp: Đảm bảo thuận tiện cho việc tiến
hành các nghiệp vụ kho; đảm bảo an toàn cho con người, hàng hoá và phương tiện;
bảo đảm tiết kiệm sức lao động, giảm chi phí, không ngừng nâng cao năng suất lao

động, tận dụng sức chứa của kho, công suất thiết bị
Những căn cứ để tiến hành phân bố và chất xếp: Tính chất, đặc điểm của hàng
hoá, kho và thiết bị; các phương pháp và điều kiện kỹ thuật bảo quản hàng hoá;
điều kiện khí hậu khu vực kho; các tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật đối
với con người, hàng hoá và thiết bị.
Nội dung của phân bố và chất xếp hàng hoá trong kho:
a) Phân loại hàng hoá bảo quản theo các đặc trưng kinh tế và kỹ thuật:
Những đặc trưng kinh tế đối với hàng hoá bảo quản bao gồm: qui mô lưu
chuyển và dự trữ hàng hoá, tốc độ chu chuyển hàng hoá, tính liên quan trong tiêu
dùng hàng hoá. Những hàng hoá có tốc độ chu chuyển nhanh, cường độ xuất nhập
cao sẽ được phân bố ở những vị trí thuận tiện cho di chuyển và xếp dỡ; những
hàng hoá có liên quan trong tiêu dùng được bố trí lân cận nhau,. ..


Những đặc trưng kỹ thuật đối với hàng hoá: tính chất và đặc điểm thương
phẩm của hàng hoá.
b) Xác định các phương pháp chất xếp hàng hoá trong kho:
Phương pháp chất xếp là cách thức để hàng tại những vị trí bảo quản hàng
hoá. Mỗi loại hàng hoá khác nhau với những tính chất và bao bì khác nhau có thể
áp dụng các phương pháp chất xếp khác nhau. Mỗi loại phương pháp chất xếp có
những ưu và nhược điểm nhất định, và có tải trọng chất xếp trên một đơn vị diện
tích khác nhau. Có 3 phương pháp chất xếp phổ biến:
* Phương pháp đổ đống: Thường áp dụng đối với những hàng hoá ở dạng hạt
rời và không có bao bì.
Ưu điểm của phương pháp này là: Sử dụng triệt để diện tích và dung tích nhà
kho, đỡ tốn chi phí bao bì trong quá trình bảo quản hàng hoá tại kho.
Nhược điểm: Cần phải có thiết bị ngăn ô phức tạp, khó khăn cho quá trình di
chuyển hàng hoá trong kho, đặc biệt là những kho chưa được cơ giới hoá; khó
kiểm tra, phát hiện hàng hoá bị hư hỏng, kém chất lượng.
* Phương pháp xếp trên giàn, giá, bục, tủ: Thường áp dụng để chất xếp những

hàng hoá đã mở bao, hàng lẻ, hàng xuất còn thừa,hoặc hàng cần bảo quản trên giá
tủ chuyên dùng.
- Ưu điểm của phương pháp này: Có chiều cao chất xếp lớn, đảm bảo tính
chính xác của quá trình công nghệ kho, thuận tiện cho cơ giới hoá kho.
- Nhược điểm: Giá trị của các thiết bị chứa đựng khá cao, hệ số sử dụng diện
tích và dung tích không lớn, phải có các thiết bị xếp dỡ phức tạp, nhất là khi chiều
cao chất xếp lớn.
* Phương pháp xếp hàng thành chồng: Thường sử dụng đối với hàng hoá bảo
quản nguyên bao, nguyên kiện.
- Ưu điểm: Đảm bảo tính trật tự của các chồng hàng, có thể sử dụng tốt diện
tích, dung tích nhà kho khi bao bì đảm bảo; thuận tiện cho công tác xuất nhập,
kiểm kê, kiểm tra và bảo quản hàng hoá.
- Nhược điểm: Không thật sử dụng triệt để dung tích nhà kho, kém an toàn
cho con người và hàng hoá.
Phương pháp xếp thành chồng hiện nay được áp dụng phổ biến ở nước ta. Tuỳ
thuộc vào đặc điểm của hàng hoá, mà có các loại hình chất xếp thành chồng: chồng
hình vuông, hình chữ nhật và hình chóp. Xếp chồng hình chóp áp dụng cho các
loại hàng đóng bao như muối, đường, gạo đỗ,. ..;xếp theo hình chữ nhật và hình
vuông áp dụng khi bao bì chắc chắn. Xếp chồng hình chữ nhật có 6 kiểu: 1- Xếp
thẳng thành chồng; 2- Xếp cách ván thành chồng; 3- Xếp đứng thành chồng; 4-Xếp
chéo thành chồng (kiểu chữ thập); 5- Xếp ngược thành chồng; và 6- Xếp miệng
giếng thành chồng.


Dựa vào các phương pháp chất xếp và đặc điểm của hàng hoá, xác định tiêu
chuẩn chất xếp trên một đơn vị diện tích bảo quản.
c) Tính toán diện tích bảo quản:
Trên cơ sở qui mô hàng hoá nhập kho và tiêu chuẩn chứa hàng trên một đơn
vị diện tích, có thể xác định được diện tích cần thiết để bảo quản hàng hoá.
d) Xác định vị trí phân bố hàng hoá:

Vị trí phân bố hàng hoá bảo quản thường được xác định tuỳ thuộc vào hệ
thống qui hoạch diện tích bảo quản. Trong kho, có 2 hệ thống qui hoạch: qui hoạch
động và qui hoạch cố định.
* Hệ thống qui hoạch động (định vị động): cho phép định vị hàng hoá bảo
quản trong kho thay đổi theo thời gian nhập lô hàng mới với mục đích sử dụng
hiệu quả dung tích kho.
* Hệ thống qui hoạch cố định: Mỗi loại hàng hoá được định vị lâu ở khu vực
lựa chọn. Lợi thế của hệ thống này là xác định ngay được vị trí bảo quản hàng hoá
để đưa hàng vào và lấy hàng ra. Tuy nhiên, hệ thống này sử dụng không hiệu quả
diện tích và dung tích bảo quản hàng hoá ở kho.
e) Tiến hành chất xếp hàng hoá vào vị trí bảo quản - đánh dấu hoặc ghi ký, mã
hiệu hàng hoá lên sơ đồ qui hoạch diện tích bảo quản hàng hoá.
Tiến hành chất xếp hàng hoá vào vị trí bảo quản theo các phương pháp dự
tính. Di chuyển và chất xếp hàng hoá là loại lao động nặng nhọc, cần phải được cơ
giới hoá. Đồng thời để xác định nhanh chóng vị trí bảo quản hàng hoá, đáp ứng
yêu cầu của nghiệp vụ phát hàng, cần phải đánh dấu vị trí phân bố hàng hoá trên sơ
đồ qui hoạch. Trong trường hợp tự động hoá quá trình công nghệ kho, cần phải mã
hoá khu vực bảo quản.
3. Chăm sóc, giữ gìn hàng hoá bảo quản ở kho
Hàng hoá trong thời gian bảo quản tại kho, dưới ảnh hưởng của các yếu tố
bên ngoài có thể bị suy giảm số lượng và chất lượng. Để tạo nên điều kiện thích
hợp bảo quản hàng hoá, phát hiện hàng hoá bị giảm sút chất lượng, đề phòng hàng
hoá mất mát, phải sử dụng một hệ thống các mặt công tác: Quản lý nhiệt độ, độ
ẩm; vệ sinh, sát trùng ở kho; phòng cháy, chữa cháy, phòng gian bảo mật; kiểm tra
và giám sát chất lượng hàng hoá.
a) Quản lý nhiệt độ, độ ẩm hàng hoá và kho
Nhiệt độ và độ ẩm là 2 yếu tố cơ bản của điều kiện bảo quản hàng hoá. Do
tính chất thương phẩm mà mỗi loại hàng hoá có những khác nhau trong việc chống
lại những tác động của môi trường, và do đó, đòi hỏi phải được bảo quản ở nhiệt
độ và độ ẩm nhất định.

Quản lý nhiệt độ, độ ẩm ở kho là một hệ thống các biện pháp khác nhau nhằm
tạo ra cũng như duy trì nhiệt độ và độ ẩm thích hợp với yêu cầu bảo quản hàng
hoá.


Nội dung của quản lý nhiệt độ, độ ẩm ở kho bao gồm 2 công tác cơ bản: Xây
dựng chế độ về nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho từng loại hàng hoá khác nhau; và
kiểm tra và tạo lập, duy trì nhiệt độ độ ẩm theo yêu cầu.
Các biện pháp tạo ra và duy trì nhiệt độ, độ ẩm ở kho bao gồm: Thông gió;
dùng chất hút ẩm; sấy, và bịt kín.
- Thông gió
Thông gió là quá trình làm thay đổi không khí trong kho để cải thiện điều kiện
bảo quản:
điều hoà nhiệt độ, độ ẩm thích hợp với yêu cầu bảo quản hàng hoá, loại trừ
các khí có hại trong kho ra ngoài (CO2, NO2, NH3,. ..)
Có 2 phương pháp thông gió: thông gió tự nhiên và nhân tạo.
- Dùng chất hút ẩm
Là sử dụng một số chất có khả năng hấp thụ hơi nước trong không khí nhằm
giảm độ ẩm trong kho.
Dùng chất hút ẩm chỉ có khả năng làm giảm độ ẩm chứ không giảm được
nhiệt độ và thay đổi thành phàan không khí trong kho.
Những yêu cầu khi sử dụng chất hút ẩm: Kho phải kín, chất hút ẩm phải có
năng suất hút ẩm cao, không làm nhiễm bẩn môi trường, gây mùi lạ đối với hàng
hoá, độc với người, giá thành hạ, sử dụng nhiều lần, tốn ít thể tích.
Những chất hút ẩm thường dùng:
CaCl2: là chất hút ẩm mạnh nhất, có thể hút ẩm đến 200% trọng lượng của
nó, nhưng giá đắt.
CaO (vôi sống): có khả năng hút ẩm 30%. Khi hút ẩm, vôi sống toả nhiệt và
tăng thể tích 2- 3 lần, và sau đó bở ra thành vôi bột có thể bay trong không khí làm
ảnh hưởng đến hàng hoá. Tuy nhiên, vôi sống rẻ và dễ tìm.

Ngoài ra, tuỳ loại kho và hàng hoá, có thể dùng các chất chống ẩm khác, như
tro, than, trấu,.
- Phương pháp sấy hàng hoá
Dùng nhiệt độ cao để chống ẩm cho hàng hoá. Sấy làm giảm hàm lượng nước
ở hàng hoá đến độ ẩm an toàn.
Có thể dùng ánh nắng mặt trời để sấy, hoặc trong những trường hợp nhất
định, có thể sấy bằng lò, bằng hơi nóng, bằng ánh điện, bằng tia hồng ngoại, và đặc
biệt có thể sấy chân không nhiệt độ thấp.
- Phương pháp bịt kín
Nhằm ngăn cách môi trường bảo quản với môi trường bên ngoài, tạo nên điều
kiện bảo quản phù hợp vơí yêu cầu và tính chất của hàng hoá.


Phương pháp này giữ được độ ẩm không khí an toàn đối với một số hàng dễ
hút ẩm như chè, thuốc lá, hàng khô,. ..,giữ được chất lượng đối với một số hàng vị
giác và hương phẩm, tránh ảnh hưởng có hại của một số hàng có mùi vị lạ.
Có nhiều cách bịt kín: trong chum, vại, thùng,. ..Với một số lượng lớn có thể
áp dụng một số phương pháp sau:
* Bịt kín toàn kho: lô hàng lớn và ít nhập xuất.
* Bịt kín từng ô gian, đống hàng: lượng hàng hoá nhỏ, hàng đống gói lẻ.
Yêu cầu đối với hàng hoá đưa vào bảo quản bịt kín là phải có thuỷ phần an
toàn
b) Vệ sinh, sát trùng ở kho
Là một hệ thống các biên pháp để tiêu diệt sinh vật, vi sinh vật và loại trừ các
tạp chất ảnh hưởng có hại đối với hàng hoá và kho.
Những căn cứ để làm vệ sinh, sát trung ở kho:
* Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá và bao bì
* Căn cứ vào tập tính sinh hoạt của từng loại sinh vật và vi sinh vật.
* Căn cứ vào vị trí và tình trạng kiến trú nhà kho, điều kiện thiết bị bảo quản
và làm vệ sinh sát trùng.

Nội dung của công tác vệ sinh sát trùng ở kho:
 Đảm bảo những điều kiện vệ sinh, phòng ngừa trùng bọ phát sinh
* Điều kiện vệ sinh kho tàng: Phải thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh
trong và ngoài kho. Trong kho không được tạo nên những điều kiện cho sinh vật
làm tổ. Trước khi nhập hàng, phải sát trung kho. Phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm
trong kho thích hợp với hàng hoá.
* Điều kiện hàng hoá: Hàng hoá phải sạch sẽ, đảm bảo các tiêu chuẩn bảo
quản, đặc biệt đảm bảo thuỷ phần an toàn, không bị nhiễm trùng; cách ly hàng hoá
nhiễm và không nhiễm trùng, hàng tốt và hàng bị giảm chất lượng.
* Điều kiện bao bì và thiết bị: Bao bì và thiết bị cũng phải luôn luôn sạch sẽ,
không bị nhiễm trùng.
* Điều kiện con người: Người làm công tác kho cũng phải đảm bảo luôn luôn
sạch sẽ.
 Xây dựng và tổ chức thực hiện các chế độ kiểm tra vệ sinh, chế độ vệ
sinh sát trùng kho, hàng hoá và thiết bị.
 Sử dụng hiệu quả các phương pháp diệt trùng:
* Phương pháp lý học, cơ học: Dùng nhiệt độ cao như ánh sáng mặt trời, sấy,
dùng ánh sáng hấp dẫn côn trùng để tập trung tiêu diệt, dùng tia cực tím, sóng điện
từ,. ..;Dùng bẫy đánh bắt,. ..


* Phương pháp sinh thái học: Thay đổi môi trường sống của trùng bọ bằng
cách thay đổi hàng hoá bảo quản trong kho nhằm hạn chế tốc độ sinh trưởng hoặc
tiêu diệt chúng.
* Phương pháp hoá học: Đây là phương pháp phổ biến tiêu diệt triệt để các
loại sinh vật và vi sinh vật trên phạm vi rộng.
c) Phòng cháy chữa cháy, phòng gian bảo mật
Cháy là hiện tượng thường dễ xảy ra do sơ suất trong sản xuất, sinh hoạt như:
hút thuốc lá không đúng nơi qui định, mang xách những vật có lửa không thận
trọng, hệ thống dây điện, thiết bị điện, lò sấy, ống khói không đảm bảo an toàn, so

các thiết điện, thiết bị sản xuất, động cơ đốt trong không có vật bảo hiểm, do sấm
sét, và thậm chí còn do sản phẩm tự bốc cháy.
Cháy làm tổn thất nghiêm trọng tài sản của doanh nghiệp và xã hội, do đó
phòng chống cháy là công tác cần phải được quan tâm đặc biệt. Ở kho có thể sử
dụng các biện pháp phòng chống chaý sau:
* Biện pháp về tổ chức
* Biện pháp về sử dụng thiết bị - Biện pháp kỹ thuật
* Biện pháp có tính chế độ
* Những biện pháp phòng ngừa, chữa cháy
* Những biện pháp phòng hoả tĩnh điện
* Những biện pháp trong thiết kế xây dựng Những biện pháp bảo mật phòng
gian:
* Phải xây dựng nội qui phòng gian bảo mật và kiểm tra, đôn đốc nhân viên
kho thực hiện tốt chế độ và nội qui đó.
* Tổ chức lực lượng bảo vệ kho tàng, hàng hoá. Thường xuyên tuần tra, canh
gác, xây dựng các phương án bảo vệ kho và hàng hoá.
* Xây dựng và trang bị các công trình, thiết bị bảo vệ: nhà kho phải có khoá
chắc chắn, có điện bảo vệ ban đêm, có hàng rào xung quanh kho,. ..
* Giáo dục và nêu cao tinh thần cảnh giác phòng chống trộm cắp cho cán bộ
và nhân kho.
d) Giám sát và kiểm tra hàng hoá, kho tàng.
Giám sát và kiểm tra là 2 mặt công tác có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Giám sát là là hoạt động có tính chất thường xuyên nhằm theo dõi quá trình nghiệp
vụ kho, tình trạng kho, hàng hoá, thiết bị, phát hiện kịp thời những hiện tượng bất
thường để có biện pháp xử lý. Kiểm tra là tập hợp những thao tác cụ thể nhằm xác
định cụ thể tình trạng kho, hàng hoá, thiết bị, tình hình thực hiện các chế độ, nội
qui, qui trình, qui phạm kỹ thuật,. ..tại một thời điểm nhất định để có biện pháp xử
lý kịp thời.



Phải qui định chế độ kiểm tra thường kỳ, lúc cần thiết có thể kiểm tra đột
xuất; nếu theo dõi thấy hiện tượng khác thường cũng phải tổ chức kiểm tra ngay để
phát hiện ra nguyên nhân, từ đó có biện pháp xử lý.
4. Quản lý định mức hao hụt hàng hoá
Quản trị định mức hao hụt hàng hoá là việc sử dụng những biện pháp tổ chức
và kỹ thuật nhằm giảm đến mức thấp nhất hao hụt tự nhiên và loại trừ hao hụt do
chủ quan gây ra.
a) Xây dựng định mức hao hụt
Định mức hao hụt hàng hoá là việc xác định lượng tiêu hao vật chất cần thiết
và hợp lý, phù hợp với những điều kiện kinh tế, kỹ thuật và xã hội trong bảo quản
hàng hoá tại kho.

IV. Xếp dỡ hàng hóa trong vận tải sắt.
1.Kỹ thuật xếp hàng lên toa xe.
Trọng lượng, thể tích của từng loại hàng hóa tương ứng với từng loại toa xe
trên từng tuyến đường do doanh nghiệp quy định để đảm bảo an toàn trong quá
trình vận chuyển.
a) Khi xếp hàng, người thuê vận tải phải thực hiện:
- Nếu xếp ít hơn trọng tải kỹ thuật hoặc thể tích quy định cho từng loại hàng,
loại toa xe trên từng tuyến đường thì phải trả cước phí đúng với trọng tải kỹ thuật
của toa xe sử dụng;
- Nếu người thuê vận tải xếp hàng vào toa xe không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
quy định về trọng lượng, thể tích hoặc quy cách xếp hàng thì phải xếp lại và phải
chịu chi phí xếp dỡ hoặc chi phí phát sinh khác do chậm trễ gây ra;
- Người thuê vận tải không được xếp quá trọng kỹ thuật cho phép của toa xe.
Nếu vi phạm, người thuê vận tải phải dỡ bớt phần hàng xếp vượt; chịu mọi phí tổn
về dỡ hàng, xếp lại, tiền đọng toa xe;
- Khi xếp hàng lên toa xe, đối với những loại hàng hóa, toa xe có quy định
mức tải trọng tối thiểu thì phải xếp đủ mức quy định để bảo đảm an toàn vận tải.
Khi xếp hàng hóa lên toa xe không mui, ngoài những quy định tại khoản 2

điều này, người thuê vận tải không được xếp quá khổ giới hạn xếp hàng, đồng thời
phải thực hiện đúng quy định về biện pháp xếp và gia cố hàng hóa của doanh
nghiệp.
Doanh nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát người thuê vận tải trong
quá trình thực hiện. Nếu phát hiện sai phạm thì phải yêu cầu người thuê vận tải
khắc phục trước khi nhận chở.
b) Trách nhiệm xếp, dỡ hàng hóa
Trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa được quy định như sau:
- Hàng lẻ do doanh nghiệp xếp, dỡ


- Hàng nguyên toa do người thuê vận tải tự xếp, người nhận hàng tự dỡ, trừ
khi hợp đồng vận tải có quy định khác;
- Nếu người thuê vận tải, người nhận hàng thuê Doanh nghiệp xếp, dỡ thì
người thuê vận tải phải chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát quá trình xếp, dỡ
theo quy định đối với các mặt hàng sau:
+ Hàng nguy hiểm;
+ Động vật sống;
+ Hàng hóa thuộc loại tươi sống, mau hỏng phải có biện pháp bảo quản đặc
biệt khi vận chuyển;
+ Hàng chất lỏng, hàng rời vận chuyển bằng toa xe chuyên dùng;
+ Hàng phải xếp dỡ bằng thiết bị đặc biệt;
+ Hàng siêu trường, siêu trọng.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc xếp hàng đúng quy
định về kỹ thuật xếp để bảo đảm tính nguyên vẹn và an toàn hàng hóa trừ những
hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều này. Nếu người thuê vận tải xếp không đúng
quy cách, Doanh nghiệp có quyền yêu cầu sửa chữa cho phù hợp.
c) Thời gian xếp dỡ
- Việc xếp dỡ hàng hóa ở các địa điểm xếp dỡ được thực hiện liên tục cả ngày
lẫn đêm, ở tất cả các ngày trong năm.

- Thời gian xếp dỡ cho một toa xe được tính từ toa xe đã được đưa vào địa
điểm xếp dỡ và Doanh nghiệp đã báo cho người thuê vận tải hoặc người nhận
hàng.
- Thời gian xếp dỡ tối đa cho một cụm toa xe có cùng định mức thời gian xếp
dỡ tốid 9a cho một toa xe trừ khi hợp đồng vận tải có thỏa thuận khác.
- Định mức thời gian xếp dỡ tối đa cho một toa xe, cụm toa xe do Doanh
nghiệp quy định.
- Người thuê vận tải, người nhận hàng phải trả phí đọng toa xe do thời gian
xếp, dỡ vượt quá định mức thời gian xếp dỡ tối đa cho một toa xe. cụm toa xe.
d) Hàng hóa không xếp chung vào cùng một toa xe
Hàng hóa không được xếp chung vào cùng một toa xe trong những trường
hợp sau:
- Hàng dễ hư thối với hàng không hư thối;
- Hàng thực phẩm với hàng hôi thối;
- Chất lỏng với hàng hóa kỵ ẩm ướt;
- Hàng nguy hiểm với hàng không nguy hiểm;
- Hàng nguy hiểm với hàng có tính chất tăng cường hoặc tạo sự nguy hiểm
cao hơn;
- Hàng vận chuyển theo điều kiện đặc biệt với hàng vận chuyển theo điều kiện


V. Ưu điểm của vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt
- Có tính chất thường xuyên liên tục không bị gián đoạn không bị ảnh hưởng
bởi thời tiết thiên nhiên.
- Đủ năng lực vận chuyển hàng khối lượng lớn siêu trường siêu trọng trong
vận chuyển hàng hóa đường dài.
- Có hệ thống an toàn cao do chạy trên đường riêng.
- Giá cước rẻ.
- Sự đổi mới về trang thiết bị phương tiện, phương thức tổ chức vận tải và
công tác thương vụ trong vận chuyển hàng hóa được thực hiện nhanh chóng thuận

tiện chu dáo.
- Vận tải đường sắt nối liền các mối giao thông quan trọng với nhau, vận
chuyển khối lượng hàng hóa lớn cho xí nghiệp nhà máy từ nơi sản xuất đến nơi
tiêu dùng và chuyên chở nguyên nhiên liệu cung cấp quá trình sản xuất phục vụ
cho xuất khẩu hàng.
Nâng cao cải tạo trang thiết bị phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác như
cầu đường thông tin tín hiệu, đầu máy, toa xe, nhà ga, tổ chức chạy tàu để hoàn
thành vận chuyển hàng hóa hành khách chất lượng.
Như vậy, vận tải đường sắt đóng vai trò rất quan trọng trong ngành giao thông
vận tải cũng như trong nền kinh tế quốc dân.

VI. Thực trạng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt
Giá rẻ nhưng chậm và độc quyền
Mặc dù được đánh giá là có giá cước vận chuyển rẻ hơn so với vận tải đường
bộ, song đa phần các Tập đoàn, Tổng Công ty có nhu cầu vận chuyển hàng hóa
khối lượng lớn đều ngán ngẩm với những hạn chế cố hữu của phương thức vận tải
đường sắt, đó chính là vấn đề thời gian, năng lực vận chuyển, tốc độ bốc xếp, trung
chuyển hàng hóa quá chậm chạp.
Hơn nữa, những phương thức vận tải này đang vừa thiếu, vừa yếu sự kết nối
đồng bộ bởi hạn chế về hạ tầng đã khiến cho chi phí bốc dỡ, bến bãi tăng lên đáng
kể, gây nên sự bất tiện cho các chủ hàng. Đó là chưa kể đến nhiều thủ tục nhiêu
khê, thái độ làm việc độc quyền, tiêu cực gây phiền toái cho doanh nghiệp.
- Vận chuyển không triệt để, bị hạn chế bởi điều kiện địa hình.
- Cơ sở trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, chắp vá.
-

VII. Giải pháp
1. Về tăng cường công tác quản lý nhà nước
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt phù hợp với
chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.



- Nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức
đơn giá... trong lĩnh vực đường sắt.
- Tổ chức thực hiện tái cơ cấu ngành đường sắt theo các đề án được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
- Tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện
chiến lược, quy hoạch đường sắt, dành quỹ đất cho phát triển đường sắt và bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
2. Về huy động nguồn vốn
- Chủ động bố trí vốn từ ngân sách nhà nước; ưu tiên nguồn vốn ODA, vốn
vay ưu đãi của Chính phủ các nước và các nhà tài trợ quốc tế (ADB - nguồn OCR;
WB - nguồn IBRD...), phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp...
để đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt quốc gia huyết mạch trọng yếu, các tuyến
đường sắt đô thị.
- Xây dựng và ban hành cơ chế đặc thù khuyến khích mọi thành phần kinh tế
tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải đường sắt theo các
hình thức Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Hợp đồng BOT), Hợp
đồng xây dựng - chuyển giao (Hợp đồng BT), đối tác công tư (PPP)...
- Xây dựng cơ chế khai thác quỹ đất từ các dự án nhất là các dự án đường sắt
qua đô thị, các công trình nhà ga... để huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng đường sắt quốc gia đối với các tuyến và các đoạn tuyến có lợi thế khai thác
theo quy hoạch và quản lý của Nhà nước.
- Đẩy mạnh chính sách xã hội hóa trong kinh doanh vận tải đường sắt; thu hút
mạnh các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư
phương tiện vận tải, các công trình hỗ trợ cho hoạt động vận tải (kho, bãi hàng,
phương tiện xếp dỡ...).
- Có cơ chế hỗ trợ các cơ sở công nghiệp đường sắt đầu tư nhập khẩu dây
chuyền công nghệ mới hiện đại của các nước tiên tiến, theo chương trình cơ khí

trọng điểm nhà nước để hình thành các cơ sở công nghiệp lắp ráp đầu máy, sản
xuất toa xe và các phụ tùng, phụ kiện đường sắt, từng bước thay thế các phương
tiện vận tải lạc hậu, công suất nhỏ, tiêu tốn năng lượng.
3. Về phát triển nguồn nhân lực
- Đầu tư hợp lý cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng
chính sách khuyến khích và thu hút các nhà chuyên môn giỏi làm việc trong lĩnh
vực giao thông vận tải đường sắt, đặc biệt là đường sắt tốc độ cao.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới chương trình và mở rộng
các hình thức đào tạo; coi trọng công tác xã hội hóa trong đào tạo, bảo đảm đủ
nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển đường sắt
hiện đại.


- Có chính sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ đối với người lao động làm
việc trong điều kiện đặc thù của ngành đường sắt, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa,
vùng khó khăn.
- Thành lập cơ sở nghiên cứu để đào tạo, nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực
đường sắt, đầu tư nâng cấp trường nghề đường sắt để có đủ năng lực đào tạo nguồn
nhân lực đáp ứng được nhu cầu phát triển đường sắt.
- Ưu tiên dành chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài về chuyên ngành đường sắt.
4. Về khoa học và công nghệ
- Có chính sách khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học
công nghệ; ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới trong đào tạo, khai thác
vận tải, xây dựng và bảo trì kết cấu hạ tầng, công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt chú
trọng áp dụng công nghệ thông tin để lập kế hoạch tổ chức khai thác, thu thập và
xử lý thông tin khách hàng; phát triển hệ thống bán và kiểm soát vé tự động, đề cao
công tác quản lý chất lượng, tiêu chuẩn hóa các sản phẩm công nghiệp theo quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế khác (ISO,
UIC...).
- Xây dựng chính sách khuyến khích việc hợp tác nghiên cứu, chuyển giao

công nghệ tiên tiến từ nước ngoài trong lĩnh vực đường sắt, đặc biệt là đường sắt
tốc độ cao.
5. Về hợp tác quốc tế
Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với những nước có ngành đường sắt phát
triển, tranh thủ tiếp thu những kinh nghiệm tiên tiến trong quá trình đầu tư, quản
lý, khai thác đường sắt; hợp tác trong việc đào tạo nguồn nhân lực để tiếp nhận,
chuyển giao những công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại trước mắt đáp ứng nhu cầu
phát triển trong nước, mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và trên thế
giới trong tương lai.
6. Về phát triển vận tải
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia
kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.
- Xây dựng hệ thống giá, phí làm công cụ điều tiết vĩ mô, định hướng cho
việc phát triển hợp lý giao thông vận tải đường sắt.
- Phát triển vận tải đường sắt và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt, bảo đảm
chất lượng, nhanh chóng, an toàn, tiện lợi, tiết kiệm chi phí xã hội. Phát triển mạnh
vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics trong vận tải hàng hóa.
- Gắn kết kinh doanh vận tải đường sắt với kinh doanh ngoài vận tải đường
sắt (hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại...) tại các nhà ga đường sắt để tạo sự
thuận tiện tối đa cho hành khách.


- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra chất lượng phương tiện và chất lượng
dịch vụ vận tải đường sắt, đặc biệt là đối với vận tải hành khách. Phát triển các tổ
chức, hiệp hội bảo vệ quyền lợi khách hàng.
7. Về phát triển công nghiệp đường sắt
Xây dựng chính sách khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các doanh
nghiệp công nghiệp đường sắt mở rộng liên doanh, liên kết trong nước và nước
ngoài để huy động vốn, chuyển giao công nghệ, trao đổi kinh nghiệm quản lý, điều
hành và thực hiện lộ trình nội địa hóa trong lắp ráp, chế tạo đầu máy, toa xe, thiết

bị, phụ tùng phục vụ ngành đường sắt. Đồng thời, khuyến khích các ngành công
nghiệp khác trong cả nước tham gia vào chuỗi quá trình sản xuất công nghiệp
đường sắt, đặc biệt là ngành cơ khí phụ trợ.
8. Về đảm bảo an toàn giao thông đường sắt
- Tích cực triển khai Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Đẩy nhanh việc đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, bảo đảm
hành lang an toàn, xử lý điểm đen trên tuyến..., phấn đấu giảm số vụ, số người
chết, số người bị thương do tai nạn giao thông đường sắt hàng năm.
- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật kết hợp với tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật đối với hành vi
vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt.
- Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn để giảm thiểu tổn thất khi xảy ra tai
nạn giao thông đường sắt.
9. Về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- Từng bước kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường
do hoạt động giao thông vận tải đường sắt, nhất là xử lý rác thải. Nâng cao hiệu
quả sử dụng năng lượng, nhanh chóng phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại các
thành phố lớn theo đúng quy hoạch.
- Tăng cường năng lực của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt để
thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, phương tiện sử dụng năng lượng hiệu quả;
ứng dụng nhiên liệu sạch, năng lượng tái tạo và các dạng năng lượng thay thế khác
trong hoạt động giao thông vận tải đường sắt.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×