Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ MFN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.13 KB, 11 trang )

BÀI 5: CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHÔNG PHÂN BIỆT ĐÔI XỬ (MFN)

1. Mục tiêu cơ bản của nguyên tắc đối xử MFN tại Điều I:1 của GATT
1994 là gì ?
- Thực hiện mục tiêu tự do hóa thương mại của WTO
- Đảm bảo rằng việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu các sản phẩm tương tự từ
các nước thành viên WTO sẽ được đối xử bình đẳng và không phân biệt.
- Nhằm hướng tới tự do hóa thương mại nhưng vẫn chấp nhận một số ngoại
lệ đặc biệt nhằm đảm bảo sự hiệu quả và công bằng giữa các quốc gia khi thực thi
nguyên tắc này.
2. Để kết luận một biện pháp vi phạm quy định tại Điều I:1 của GATT
1994, cần chứng minh những yếu tố nào? Giải thích ngắn gọn những yếu tố
trên.
- Biện pháp xuất phát từ quốc gia nào và quốc gia nào bị ảnh hưởng lợi ích
từ biện pháp đó ?
Việc xác định chủ thể rất quan trọng vì nó xác định được biện pháp trên có
thuộc phạm vi điều chỉnh của GATT 1994 hay không.
- Biện pháp đó có nằm trong ngoại lệ của Điều I :1 mà quốc gia đó được áp
dụng hay không. Các ngoại lệ cần xác định :
+ Chế độ ưu đãi đặc biệt
+ Hội nhập kinh tế khu vực
+ Các biện pháp đặc biệt dành cho các nước phát triển

1


+ Các ngoại lệ khác(dùng biện pháp cần thiết nhằm mục đích để bảo vệ đạo
đức, trật tự công cộng, bảo vệ sinh mạng và cuộc sống con người, môi trường, tài
nguyên thiên nhiên,…..)

3. Những loại biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều I:1 ?


Thứ nhất, loại biện pháp ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến việc xuất
nhập khẩu hàng hóa (mọi khoản thuế quan hoặc khoản thu thuộc bất cứ loại nào
nhằm vào hay có liên hệ tới xuất nhập khẩu; mọi khoản thuế quan và khoản thu
đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu; phương
thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu; mọi luật lệ hay thủ tục xuất nhập khẩu).
Thứ hai, loại biện pháp ảnh hưởng đến phân phối hàng nhập khẩu trên thị
trường nhập khẩu (các khoản thuế hay khoản thu nội địa; các quy tắc và quy định
tác động đến bán hàng, chào bán, mua, chuyên chở, phân phối hoặc sử dụng hàng
trên thị trường quốc gia nhập khẩu).

4. Làm cách nào để xác định rằng hai sản phẩm là ‘tương tự’ trong
phạm vi Điều I:1 của GATT 1994 ? vì sao WTO không sử dụng thuật ngữ sản
phẩm ‘giống hệt’ mà lại là ‘tương tự’ ?
 Một số tiêu chí nhằm xác định tính tương tự của sản phẩm, đó là:

● Thành phần, tính chất vật lý sản phẩm
● Tính năng sử dụng cuối cùng của sản phẩm
● Thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng
● Phân loại trên biểu thuế quan ở các Công ước quốc tế
 Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, luật

pháp về sở hữu trí tuệ, cạnh tranh,…. thì việc sử dụng thuật ngữ sản phẩm
‘tương tự’ là hoàn toàn hợp lý. Vì những sản phẩm được sản xuất từ những công
2


ty khác nhau, quốc gia khác nhau, với tỷ lệ thành phần cấu tạo khác nhau thì sản
phẩm chỉ có thể giống nhau tương đối chứ không mang tính tuyệt đối.

5. Khi nào một lợi thế được kết luận là đã được áp dụng một cách ‘ngay

lập tức’ và ‘vô điều kiện’ trong phạm vi Điều I:1 của GATT?
- Một lợi thế được kết luận là đã được áp dụng một cách “ngay lập tức” và
“vô điều kiện” trong phạm vi Điều I:1 của GATT là khi có một “lợi thế” của một
thành viên WTO dành cho một nước thành viên cụ thể thì “lợi thế” đó sẽ áp dụng
ngay lập tức đến tất cả các sản phẩm tương tự bất kể của thành viên thứ ba nào
của WTO. Và một khi đã trao “lợi thế” thì không thể yêu cầu quốc gia khác cũng
cấp lại một “lợi thế” tương ứng. Vì vậy một nước thành viên WTO không dược đặt
thêm hoặc duy trì điều kiện bổ sung nào đối với việc dành lợi thế và cũng không
được trì hoãn việc dành lợi thế đó.
6. Các điều kiện nào cần có thể Thành viên WTO không thực hiện nghĩa
vụ đãi ngộ tối huệ quốc vì mục đích thành lập một liên minh thuế quan hay
khu vực thương mại tự do dưới quan điểm là hỗ trợ thương mại giữa các lãnh
thổ thành viên? Thế nào là liên minh thuế quan hay khu vực thương mại tự
do định nghĩa theo GATT 1994?
- Theo quy định tại Điều XXIV:8(a) của GATT 1994 thì liên minh thuế quan
là sự thay thế hai hay nhiều lãnh thổ thuế quan bằng một lãnh thổ thuế quan khi sự
thay đổi đó là hệ quả của hai động tác:
+ Những thuế quan và các quy tắc điều chỉnh thương mại có tính chất hạn
chế được triệt tiêu cơ bản trong trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ hợp thành
liên minh. Tức mức thuế quan giữa các các nước này đều được bỏ đi.
+ Các thành viên phải áp dụng cơ bản như nhau các mức thuế quan và các
quy định hạn chế thương mại đối với các bên thứ ba.
3


- Theo quy định tại Điều XXIV:8(b) của GATT 1994 thì khu vực thương mại
tự do được định nghĩa là một nhóm gồm hai hay nhiều lãnh thổ thuế quan mà thuế
quan và các quy tắc hạn chế thương mại được triệt tiêu về cơ bản trong trao đổi
thương mại các sản phẩm có xuất xứ từ các lãnh thổ lập thành khu vực thương mại
tự do. Còn thuế quan và các quy tắc hạn chế thương mại đối với các nước không là

thành viên vẫn được giữ nguyên, không có sự thống nhất giữa các nước thành viên.
- Để thành viên WTO không thực hiện nghĩa vụ đãi ngộ tối huệ quốc vì mục
đích thành lập một liên minh thuế quan hay khu vực thương mại tự do dưới quan
điểm là hỗ trợ thương mại giữa các lãnh thổ thành viên thì phải cần có các điều
kiện:
Thứ nhất, các bên ký kết thừa nhận lòng mong muốn thương mại được tự do
hơn thông qua các hiệp định được ký kết tự nguyện. Các bên cũng thừa nhận rằng
việc lập ra một liên minh thuế quan hay khu vực thương mại tự do phải nhằm mục
đích là tạo thuận lợi cho thương mại giữa các lãnh thổ thành viên và không tạo
thêm trở ngại cho thương mại của các thành viên khác với các lãnh thổ này. (theo
Điều XXIV:4 GATT 1994)
Thứ hai, phải đảm bảo các điều kiện bên trong như đã phân tích về liên minh
thuế quan (Điều XXIV:8(a) của GATT 1994) và khu vực tự do thương mại (Điều
XXIV:8(b) của GATT 1994)
Thứ ba, phải đảm bảo các quy định cụ thể theo Điều XXIV:5 trong việc
thành lập một liên minh thuế quan hay khu vực thương mại tự do:
+ Thuế quan hay các quy định hạn chế thương mại của các thành viên sau
khi các khối này được thành lập không được áp dụng với mức cao hơn hay gây hạn
chế hơn so với mức tại thời điểm trước khi thành lập.
+ Mọi hiệp định phải bao gồm một kế hoạch và một chương trình thành lập
liên minh thuế quan hay khu vực thương mại tự do trong một thời hạn hợp lý.
4


7. Vì sao WTO lại cho phép ngoại lệ này? Việc cho phép một ngoại lệ
như vậy có làm xói mòn các nguyên tắc nền tảng của WTO (về không phân
biệt đối xử)?
WTO cho phép các ngoại lệ này là vì hợp nhất kinh tế khu vực là tính tất yếu
phát triển thương mại quốc tế. Đây là hành động giúp tạo ra các liên kết thương
mại giữa các quốc gia gần gũi về vị trí địa lý, chính trị (NAFTA, ASEAN, EU...).

Hơn thế nữa còn thúc đẩy các vấn đề thương mại nhạy cảm trong hệ thống thương
mại đa phương (môi trường, lao động, đầu tư....). Như vậy, ngoại lệ này không làm
xói mòn nguyên tắc nền tảng của WTO cũng như không phân biệt đối xử vì khi
thành lập liên minh thuế quan giữa các nước thì các nước thành viên trong liên
minh sẽ dành cho nhau những lợi ích nhất định thông qua những cam kết, các nước
còn lại sẽ coi đó là động lực thúc đẩy chính đất nước đó tham gia vào các liên minh
thuế quan và khu vực thương mại tự do.
8. Tóm tắt án lệ Spain – Unroasted Coffee
 Các dữ kiện chính của vụ kiện (Facts)

Tên vụ kiện: Biện pháp đánh thuế hải quan của Tây Ban Nha lên cà phê
chưa rang
Nguyên đơn: Brazil
Bị đơn: Tây Ban Nha (TBN)
Tranh chấp chính: biện pháp đánh thuế lên cà phê chưa rang do Brazil nhập
khẩu vào Tây Ban Nha

Vấn đề tranh chấp: Trước ngày 1/3/1980, cà phê chưa rang nhập khẩu vào
Tây Ban Nha được xếp vào cùng một nhóm. Sau ngày này, quyết định của chính

5


phủ số 1764/79 đã phân loại mặt hàng này vào năm dòng thuế quan khác nhau như
sau:
Cà phê nhẹ Columbia (Columbia mild) Miễn thuế
Các loại cà phê nhẹ khác Miễn thuế
Arập nguyên chất (Unwashed Arabica) 7 % ad valorem
Robusta 7 % ad valorem
Khác 7 % ad valorem

Nhập khẩu cà phê chưa rang từ Brazil vào Tây Ban Nha hầu như là loại A
rập nguyên chất.
Ngày yêu cầu tham vấn: 26/3/1980, người đại diện của Brazil yêu cầu tham
vấn đối với Tây Ban Nha về vấn đề nói trên.
18/6/1980, do sự tham vấn không đi đến kết quả mà 2 bên mong muốn nên
Brazil đề nghị thành lập ban hội thẩm theo XXIII:2 GATT 1947
9/10/1980, ban hội thẩm được thành lập
Lập luận của Tây Ban Nha:
''Hiệp định GATT không quy định nghĩa vụ cho các bên ký kết phải tuân thủ
một hệ thống phân loại hàng hoá đặc biệt nào”, vì vậy chính phủ TBN có quyền
xây dựng 1 biểu thuế quan phù hợp nhất với tình hình thương mại của TBN dựa
trên sự phân loại của những tổ chức quốc tế phải kể đến hiệp hội cà phê quốc tế
(ICO)
Để quyết định xem TBN có vi phạm nguyên tắc đối xử tối huệ quốc đối với
cà phê chưa rang do Brazil nhập khẩu vào TBN hay không thì theo TBN phải xét
xem sản phẩm cà phê chưa rang đó có phải sản phẩm tương tự với những loại cà
phê đề cập ở trên hay không, và có tồn tại sự đối xử kém thuận lợi hơn đối với loại
cà phê đó hay không?
6


Chính phủ TBN đưa ra bản sao của giấy phép nhập khẩu cấp cho Brazil sau
1/3/1980 là bằng chứng cho rằng sự phân loại thuế quan mới được áp dụng tùy
thuộc vào đặc tính tự nhiên của sản phẩm, hoàn toàn độc lập với nguồn gốc của
quốc gia nhập khẩu. Bằng chứng đó chứng minh rằng cà phê đã rang của Brazil
được đánh thuế 0% khi nhập khẩu vào TBN
Người đại diện của TBN không đồng ý với việc giải thích cà phê đã rang của
Brazil là sản phẩm tương tự như cà phê A rập và Robusta vì:
Không thể cho rằng sản phẩm được xếp cùng một tiêu đề thuế quan là sản
phẩm tương tự, điều đó sẽ dẫn đến sai phạm nghiêm trọng vì chúng có thể khác

nhau hoàn toàn. Vd như “các loại sản phẩm khác” bao gồm nhiều loại sản phẩm
không đồng nhất với nhau hay những tiêu đề gồm những sản phẩm đồng nhất
nhưng trong nhiều trường hợp chúng không thể là sản phẩm tương tự, vd CCNN
tiêu đề số 15.07 bao gồm nhiều loại dầu thực vật.
Tồn tại sự khác nhau về chất lượng giữa những loại cà phê khác nhau tùy
thuộc điều kiện kĩ thuật, kinh tế. Hạt cà phê Robusta có hình thái khác cà phê A
rập, có thành phần cấu tạo vật lý khác nhau và tính chất vật lý khác nhau ( cà phê
Robusta ít thơm và hòa tan nhanh hơn cà phê Robusta)
Mặc dù cà phê nhẹ và cà phê chưa rang A rập đều thuộc nhóm Cà phê A rập
nhưng lại khác nhau về chất lượng do điều kiện thời tiết trồng trọt, kĩ thuật canh
tác khác nhau làm mùi hương, hương vị khác nhau quyết định đến sự tiêu thụ
những sản phẩm đó sẽ khác nhau.
Thị hiếu của người tiêu dùng cho những loại cà phê khác nhau cũng khác
nhau. Đa số mọi người thích cà phê trộn hơn. Điều đó chứng tỏ rằng đa số cà phê
không thể như nhau.

7


Chính sự khác nhau về thành phần, tính chất vật lý của sản phẩm và thị hiếu
thói quen của người tiêu dùng khác nhau nên không thể kết luận những sản phẩm
trên là sản phẩm tương tự.
Người đại diện của TBN giải thích cho việc đánh thuế nhập khẩu cà phê nhẹ
thấp hơn phản ánh quan tâm sâu sắc của chính phủ TBN về những tác động về giá
có thể xảy ra và nỗ lự thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại. Bên cạnh đó 1
lượng lớn cà phê nhẹ được tiêu thụ ở TBN, chính vì thế thông qua hệ thống giá
được chính phủ ban hành để duy trì được lượng lớn tiêu thụ cà phê nhẹ.
Từ những gì đã đề cập, chính phủ TBN cho rằng cách duy nhất để hòa hợp
thị hiếu của khách hàng và sự lưu thông buôn bán cà phê là thiết lập những giá trị
thuế suất khác nhau với 0% trên mặt hàng cà phê đắt nhất ví dụ như cà phê nhẹ.

Chính phủ TBN không hề có bất cứ suy nghĩ nhắm vào những nước sản xuất nhiều
loại cà phê giống nhau. Trên thực tế nhiều loại và nhóm cà phê khác nhau được
trồng cùng trong cùng 1 đất nước và hơn 30 quốc gia đang sản xuất cả 2 loại cà
phê A rập chưa rang và cà phê Robusta
Tranh luận của Brazil:
Người đại diện của Brazil cho rằng cà phê là loại sản phẩm đơn nhất theo
I:1 của GATT thì nên được xem như sản phẩm tương tự. Dù là cà phê nhẹ hay cà
phê chưa rang A rập đều từ cùng 1 giống cây
Về các lập luận liên quan đến khác biệt cảm quan do các yếu tố địa lý,
phương pháp trồng, chế biến hạt cà phê và yếu tố gen, các yếu tố này không đủ để
đối xử thuế quan khác nhau. Không có gì khác thường đối với trường hợp các sản
phẩm nông nghiệp khi mùi vị của sản phẩm cuối cùng lại khác nhau do một hay
nhiều yếu tố trên. Thực tế là cà phê chưa rang thường được bán dưới dạng hỗn hợp
bao gồm nhiều loại cà phê, và công dụng cuối cùng của cà phê được nhìn nhận
rộng rãi là một sản phẩm duy nhất để uống. Hơn nữa, không có nước thành viên
8


nào áp dụng thuế quan đối với cà phê chưa rang, chưa khử caffein như đối với các
loại cà phê khác nhau là đối tượng của các mức thuế quan khác nhau.
Còn liên quan tới vấn đề giải thích của TBN cho mục đích đánh thuế được
giới thiệu bởi hiệp hội cà phê quốc tế, mục đích thành lập hiệp hội này để có những
biện pháp nhất định trong việc giải quyết hạn ngạch xuất khẩu hướng tới sự thay
đổi giá của cà phê nhẹ, cà phê chưa rang A rập, cà phê Robusta. Sự sản xuất của
mỗi nước là thành viên trong hiệp hội phụ thuộc vào quyết định hàng năm của hiệp
hội nhưng từ năm 1972 hiệp hội này chỉ làm được 1 việc là thống kê

 Vấn đề đặt ra cho cơ quan xét xử để giải quyết (Issues)

Vấn đề pháp lý: Cà phê nhẹ (Mild coffee) và cà phê nguyên chất (Unwashed

coffee) có phải là những sản phẩm tương tự trong phạm vi của Điều I.1 GATT
1994 về đãi ngộ tối huệ quốc?
 Cơ sở pháp lý để giải quyết (Law)

Cơ sở pháp lý: điều I:1 GATT 1947
Brazil cho rằng Tây Ban Nha đã vị phạm nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc với
“sản phẩm tương tự” theo I:1 GATT 1947 cụ thể là biện pháp đánh thuế kém thuận
lợi hơn đối với sản phẩm cà phê do Brazil nhập khẩu so với 2 loại cà phê tương tự
khác( cà phê A rập chưa rang và cà phê Robusta)

 Kết luận của cơ quan giải quyết tranh chấp (Holdings)

Quyết định của ban hội thẩm:
Sau khi tiến hành kiểm tra những thông tin thực tế và xét những ý kiến tranh
luận của 2 bên, ban hội thẩm kết luận rằng Cà phê nhẹ (mild coffee) và cà phê
nguyên chất (unwashed coffee) là những sản phẩm tương tự trong phạm vi của
9


Điều I:1 GATT 1994 về đãi ngộ tối huệ quốc, do sự khác biệt cảm quan không đủ
để tạo thành sự khác biệt về tính chất vật lý, không có sự phân biệt về công dụng
cuối cùng của các loại cà phê khác nhau và không có sự khác biệt về phân loại thuế
quan.

 Lập luận chính của cơ quan giải quyết trnah chấp để đi đến kết luận

(Reasoning)
Sau khi xem xét nghị định 1764/79 , Nhóm chuyên gia của GATT đã đi đến
kết luận như sau: ''Hiệp định GATT không quy định nghĩa vụ cho các bên ký kết
phải tuân thủ một hệ thống phân loại hàng hoá đặc biệt nào. Tuy nhiên, Điều I.1

của GATT quy định nghĩa vụ của các Bên ký kết phải dành một sự đối xử như
nhau cho những sản phẩm tương tự.
Lập luận của Tây Ban Nha biện minh cho sự cần thiết phải có sự đối xử khác
nhau đối với từng loại cà phê khác nhau chủ yếu dựa trên những yếu tố như địa lý,
phương pháp trồng trọt, quá trình thu hoạch hạt và giống. Những yếu tố này tuy có
khác nhau nhưng không đủ để Tây Ban Nha có thể áp dụng những thuế suất khác
nhau đối với từng loại cà phê khác nhau.
Ðối với tất cả những người tiêu thụ cà phê trên thế giới thì cà phê chưa rang
được bán dưới dạng hạt cho dù thuộc nhiều loại khác nhau cũng chỉ là một sản
phẩm cùng loại, có tính năng sử dụng duy nhất là để uống mà không phân biệt độ
cafein mạnh hay nhẹ. Năm loại cà phê chưa rang nhập khẩu có tên trong danh mục
thuế quan của Tây Ban Nha đều là những sản phẩm cùng loại. Việc Tây Ban Nha
áp dụng một mức thuế quan cao hơn đối với hai loại cà phê Arập và Robusta, được
nhập khẩu từ Braxin mang tính chất phân biệt đối xử đối với những sản phẩm cùng
loại và như vậy trái với quy định của Ðiều I, khoản 1 hiệp định GATT.

10


11



×