Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Hệ thống cơ bản của nguyên lí đổi mới doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.86 KB, 8 trang )

Hệ thống cơ bản của nguyên lí đổi mới

Tìm ra được phương pháp hoạt động tốt nhất là kỹ thuật cơ bản để thúc đẩy
việc kinh doanh phát triển. Tuy nhiên có một số thực tế xảy ra với quá trình này:
thỉnh thoảng một số phương pháp nào đó ở cơ quan hay ngành kinh doanh này lại
không phù hợp với ngành kinh doanh khác và đôi khi các phương pháp này cũng
không được thực hiện đầy đủ. Điều này có xu huớng làm cho mọi người tuyên bố
rằng: ”chúng ta đã cố gắng nhưng điều này không có hiệu quả ở đây“. Thường
xuyên hơn, họ khái quát hoá thất bại để biện hộ cho việc gạt bỏ hoàn toàn óc sáng
kiến như sự đổi mới, chất lượng vân vân. Một sự lựa chọn khác để tập trung vào
các phương pháp hoạt động tốt nhất đó là xem xét những nguyên lí cơ bản của óc
sáng kiến. Ví dụ như khi bạn biết rằng hầu hết các công ty có tính chất đổi mới
đều tiến hành thành lập các nhóm làm việc có chức năng chéo, bạn có thể quyết
định rằng sẽ thực hiện phương pháp trên ở công ty của mình. Tuy nhiên giả sử là
có một số lí do như có sự chuyên quyền độc đoán hay một chuỗi những kết cấu tổ
chức chỉ huy, phương pháp này thất bại. Thất bại này có thể làm ngăn cản những
nỗ lực đổi mới xa hơn. Tuy nhiên nếu bạn tập trung vào những nguyên lí này và
biết rằng sự cộng tác là rất quan trọng cho công cuộc đổi mới, có thể bạn sẽ cố
gắng tìm ra phương pháp để khuyến khích sự cộng tác hoạt động tốt hơn theo kiểu
của bạn. Nắm vững được những nguyên tắc cơ bản của sự đổi mới sẽ giúp đỡ công
ty phát huy “khả năng có ý thức“ – điều có thể ngăn cản những thay đổi đối với hệ
thống hoặc văn hoá của công ty, những điều bất lợi đối với khả năng đổi mới. Vài
năm trước đây, như là một phần công việc nghiên cứu của các nghiên cứu sinh tại
đại học Innovation, chúng tôi quyết định tạo dựng lên một hệ thống cơ bản cho
những nguyên lí đổi mới – những điều mà chúng tôi biết là rất quan trọng với sự
sinh tồn của đổi mới.
Những điều này gắn liền tới kế hoạch có hệ thống, một phép ẩn dụ sinh
động cho hệ thống cơ bản này là chúng dựa trên cấu trúc di truyền học ADN. Việc
đổi mới ADN bao gồm 7 thao tác vận hành trên một “sân chơi“ của sự giáo dục,
bao quanh là phạm vi của thế giới.
Các nguyên lí hoạt động cơ bản là:


1. Thách thức (Đây chính là sức kéo): Theo định nghĩa, đổi mới có nghĩa
là tiến hành mọi việc theo một cách thức khác, khám phá những lĩnh vực mới và
chấp nhận rủi ro. Phải có lí do để làm con tàu lắc lư, một tầm nhìn về những gì có
thể hoặc là một nỗi lo sợ sâu kín về những gì có thể xảy ra nếu như mọi thứ không
thay đổi. Đây chính là thách thức. Thách thức và trách nhiệm càng lớn thì những
nỗ lực đổi mới càng cần nhiều nghị lực. Nói chung, chúng ta chỉ hay chú ý tới
những thách thức kịch tích như làm thế nào để đưa con người lên mặt trăng hay là
vẽ được bản đồ gen của con người nhưng mọi công ty đều có thể vạch ra những
thách thức với tương lai, khách hàng và các nhân viên của mình. Các chiến lược
không cần thiết phải bố trí một cách cụ thể. Công ty Capital One đã thành công
trong việc thu hút khách hàng bằng cách cho họ nợ nhiều nhưng với chương trình
tỉ lệ lãi xuất thấp rất hiệu quả… cho đến khi các công ty khác phải bắt chước
phương pháp này của họ. Do đó họ đã thay đổi phương pháp. Báo cáo hàng năm
của họ vào năm 1996 cho biết “ Rất nhiều cơ hội kinh doanh của chúng ta đều tồn
tại rất ngắn. Chúng ta cần phải hoạt động mạnh hơn để tiến lên và khai thác chúng
trước khi chúng biến mất.”
2. Tập trung vào khách hàng (sức đẩy): mọi sự đổi mới nên tập trung vào
việc tạo ra giá trị cho khách hàng dù đó là khách hàng nội bộ hay ở bên ngoài. Sự
ảnh hưởng với khách hàng và việc nắm được nhu cầu của họ là một trong những
yếu tố kích thích tốt nhất cho những tiềm năng mới và các yếu tố thúc đẩy thực
hiện chúng. Tại công ty Datex Ohmeda, đối với một chuyên viên thiết kế kiêm nhà
sản xuất sản phẩm gây mê và phân tích sản phẩm, một phần trong nỗ lực đổi mới
của họ là một chương trình gọi là “ Khám phá “để khuyến khích mọi người trong
việc quan sát khách hàng. Russ Ward giám đốc dự án phát biểu “Khi mọi người
thấy sản phẩm của chúng tôi được sử dụng trong những trường hợp thực tế họ sẽ
bị cuốn hút xa hơn ý thức bình thường của mình. Họ sẽ hiểu được vấn đề và nhu
cầu của mình theo một cách thức mới và biết cách nô để bước ra ngoài khỏi qúa
trình nhận thức thông thường.”
3. Sáng tạo (bộ não): Mọi thứ đều khởi đầu từ các ý tưởng và các công ty
đổi mới hiểu rằng mọi ý tưởng có thể xuất hiện từ bất cứ nơi đâu. Thay vì việc tập

trung sở hữu các ý tưởng các công ty này muốn sở hữu kết quả. Vào một ngày của
năm 1995 nhà tư tưởng không tuân theo các quy tắc của tổ chức ở công ty “Khám
phá cơ hội AT và T” đã treo một tấm bảng bằng sanwich như sau “Nếu khoảng
cách xa trở nên thông suốt thì sao ? “Hành động kì lạ này đã gây ra rất nhiều suy
nghĩ và đàm luận về khoảng cách xa trong tương lai.
4. Giao tiếp (nhân tố quyết định): Mở rộng giao tiếp thông tin, ý tưởng và
cảm xúc là những nhân tố quyết định đến sự đổi mới. Cả cơ sở hạ tầng và sự ủng
hộ tích cực đều phải tồn tại trong hệ thống công ty để phát huy dòng chảy thông
tin tự do. Công ty Cisco có thể giữ những đề tài của mình trong một ngày và có
thông tin hàng giờ về lợi nhuận, chiết khấu cũng như dự trự sản phẩm. Những
thông tin này cũng sẵn có cho các nhà giám sát để họ vận hành hoạt động của
mình. Thông tin thời gian hữu dụng là nền tảng của việc trao quyền thực sự bởi vì
nó giao cho những nhà quản lí quan trọng những thông tin có thể đi đến các quyết
định.
5. Sự cộng tác (giống như là trái tim): Đổi mới là một quá trình hợp thành
nhóm ,nó cung cấp sự tương tác, thông tin và sức mạnh cho cả đội. Nó bị giới hạn
bởi các kết cấu và chính sách hạn chế, điều này chẳng khác gì những hệ thống
khuyến khích chỉ thưởng công cho những nỗ lực của cá nhân. Khi công ty
Microsoft tạo ra mã Alpha được sử dụng rộng rã trên toàn thế giới vào lúc sớm
nhất có thể thông qua một website là “Công trình Alpha”. Quá trình hợp tác mở
rộng này hiện nay sử dụng hơn 200 công nghệ tạo nên một cộng đồng hợp tác thực
sự để đánh giá sản phẩm, nghiên cứu mối quan tâm của thị trường và tốc độ phát
triển .
6. Hoàn thành công việc (giống như các cơ) : Những đổi mới là các kế
hoạch được thực hiện thành công thông qua những quy trình cẩn thận ở cấp độ cao
và những kĩ năng thực hiện tốt như : quyết đinh, uỷ quyền, lập chương trình, kiểm
tra, thông tin phản hồi. Các công ty đổi mới cũng biết rằng sự khen ngợi cũng là
một phần quan trọng trong việc hoàn thành kế hoạch bất chấp tỉ lệ thành công của
nó là bao nhiêu. Tại trung tâm chăm sóc sức khoẻ Signa ở Arizona, văn phòng
quản lí dự án (PMO) khuyến khích các nhân viên trong việc đưa ra các kế hoạch

và thực hiện các dự án. Một trong những mục tiêu của PMO là đảm bảo cho dự án
được liên kết chặt chẽ với nhiệm vụ và mục tiêu của công ty.
7. Có sự suy tính: Đưa ra những đánh giá khách quan về lợi nhuận, chi phí
của dự án mới là rất quan trọng. Việc lượm lặt kinh nghiệm từ cả những kế hoạch
đã thành công lẫn thất bại sẽ dựng lên một nền tảng hiểu biết về chu trình vận
động của thành công. Chứng minh bằng tư liệu và đánh giá kế hoạch là một bước
then chốt trong việc duy trì đổi mới lâu dài. Tuy thế chúng ta thấy rằng đây là
bước mà hầu hết các công ty đều tránh dùng trong việc vội vàng để đi tới thành
công của kế hoạch tiếp theo. Công ty Neenan, một công ty xây dựng “mong muốn
được học hỏi“ có những người chuyên soạn thảo “kế hoạch học tập“ cho cả năm.
Những kế hoạch này không chỉ bao gồm những gì mà họ muốn học mà còn gồm
cả những điều mà họ muốn chỉ bảo lẫn nhau.
8. Văn hoá (đây chính là sân chơi): Văn hóa là sự phản chiếu khả năng
lãnh đạo, con người và các giá trị, vẻ bên ngoài và những biểu lộ có thể quan sát
được trong vấn đề họ làm việc ra sao và cư xử với nhau như thế nào .Một môi
trường linh hoạt, khuyến khích các ý tưởng ra đời, chấp nhận rủi ro, chào đón
thành công, tôn trọng lẫn nhau và ủng hộ khiếu hài hước là những điều cốt yếu đối
với việc đổi mới.
Văn hoá xuất phát từ 4 yếu tố sau đây:
Thứ nhất là khả năng lãnh đạo: Chúng ta nói làm theo các nhà lãnh đạo
của mình vì chúng ta tin rằng họ sẽ có những thành công trong tương lai và sẽ đưa
chúng ta đến thành công đó. Do đó theo định nghĩa sự đổi mới bao gồm hành trình
đi tới những gì chưa biết. Điều quan trọng là công ty có sự tự tin vào tầm nhìn
rộng cũng như các chiến lược lãnh đạo.
Thứ hai là nhân tố con người: Dĩ nhiên là sẽ chẳng có gì xảy ra nếu thiếu
con người. Mọi công ty đều có những đặc tính và năng lực xuất hiện từ những kĩ
năng, năng khiếu, đức tin, thái độ, cách cư xử của tập thể cũng như của cá nhân và
hầu hết là từ mối quan hệ giữa công ty và mọi người trong đó.
Thứ ba là những giá trị cơ bản: Có những nguyên tắc chân thành vạch rõ
đặc điểm của công ty như sự tin cậy và tôn trọng, hiểu biết, sự uỷ thác, sự đóng

góp. Chúng chuẩn bị đầy đủ kết cấu cho những quyết định ở mọi cấp độ khác
nhau.
Thứ tư là những giá trị đổi mới: Ngoài những giá trị cơ bản còn có một số
giá trị có thể chuyển những gì trần thế thành những gì thuyết phục và một dự án
bình thường thành một việc kinh doanh lớn. Tự do, trực giác, hiệp lực chỉ là một
trong số vài tiêu chuẩn tạo nên tâm trí sáng tạo nên “sự kì diệu“ trong việc đổi mới
công ty. Cuối cùng đó là môi trường xung quanh: Không gì có thể xảy ra trong
một sự đổi mới hoàn toàn rỗng tuếch. Trong thực tế điều hiển nhiên là khách hàng,
các nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh và nền kinh tế đều có ảnh hưởng đến
chúng ta, chúng ta cũng có sự ảnh hưởng định kì với Chính phủ, các sự kiện của
thế giới, cộng đồng và gia đình. Tất cả những sự ảnh hưởng này tạo nên môi
trường cho mọi hoạt động kinh doanh trong đó có cả sự đổi mới.


×