Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BỘ NỘI VỤ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.72 KB, 34 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài nghiên cứu do chính bản thân em tìm hiểu và
hoàn thành. Những thông tin và nội dung trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu
thực tế và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực tế tại Bộ Nội vụ,em xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo
Văn phòng và các anh, chị trong cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho em có
những buổi thực tế tại cơ quan, chỉ bảo tận tình, tư vấn cho em để em có thể
hoàn thành tốt bài nghiên cứu khoa học, đồng thời giúp em hiểu thêm về tầm
quan trọng và ý nghĩa về quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô TS. Lê Thị Hiền đã nhiệt tình chỉ
bảo, hướng dẫn em hoàn thành đề tài này, cảm ơn cô đã động viên, cũng như
chia sẻ những kinh nghiệm của mình, giải đáp những thắc mắc trong quá trình
làm đề tài, để em có thể hoàn thành bài tiểu luận kết thúc học phần môn Nghiên
cứu khoa học.
Trong quá trình Nghiên cứu làm đề tài. Khó tránh khỏi những sai sót, rất
mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý thuyết cũng như kinh
nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em học thêm
được nhiều kinh nghiệm và hoàn thành tốt bài nghiên cứu.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn./.


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện nay,
bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra những cách riêng giúp làm việc nhanh hơn và
đạt hiệu quả cao hơn thì có một cách khá tốt để xây dựng giá trị bản thân đó là
hình thành những thói quen, lề lối làm việc, phương cách ứng xử cùng hành vi
văn minh, lịch sự chốn công sở.
Văn hóa giao tiếp nơi công sở được hình thành trong quá trình hoạt động
của công sở, góp phần tạo dựng niềm tin, sự đoàn kết nhất trí, sự đồng thuận của
cả tập thể nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Trên thực tế, văn hóa ứng xử giao tiếp nơi công sở đã và đang mang lại
cho mỗi cá nhân, mỗi tập thể cũng như toàn xã hội rất nhiều lợi ích khác nhau.
Văn hóa giao tiếp nói chung và văn hóa giao tiếp nơi công sở nói riêng chính là
chuẩn mực đạo đức, là thước đo sự văn minh, tiến bộ của mỗi cán bộ, công
chức, viên chức, lao động trong mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức. Nói cách khác,
văn hóa giao tiếp, ứng xử nơi công sở là tổng thể những triết lý, giá trị, niềm tin
được cụ thể hóa bằng những chuẩn mực đạo đức, những quy tắc, quy định để có
thể hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ được phân công.
Việc xây dựng văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Nội
vụ là nhằm góp phần xây dựng chiến lược, định hướng phát triển của cơ quan,
đơn vị; nó là tài sản tinh thần quý giá, góp phần quảng bá thương hiệu, tạo dựng
hình ảnh của cơ quan, đơn vị; góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc và xây dựng nền văn minh tiên tiến, hiện đại,...
Là một sinh viên chuyên ngành Quản trị văn phòng nghiên cứu văn hóa
ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức là quan trọng có ích trong tác nghiệp
chuyên môn cũng như yêu thích công việc này lâu lên em muốn làm trên thực tế
và nghiên cứu.
Với những lý do trên em đã chọn đề tài “ Văn hóa ứng xử của cán bộ,
công chức, viên chức Bộ Nội vụ” làm đề tài viết tiểu luận bài tập lớn thi kết thúc
học phần môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học”.
4



2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức,
viên chức Bộ Nội vụ.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Một số đề tài, công trình khoa học tiêu biểu về văn hóa ứng xử có thể nêu
như sau:
-

Cẩm nang văn hóa ứng xử và giao tiếp công sở của tác giả Võ Bá Đức.

-

Nghệ thuật giao tiếp và ứng xử nơi công sở do tác giả Thu Uyên sưu tâm và biên
soạn.

-

PGS.TS Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.
Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên) (1995), Tâm lý và nghệ thuật
giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch, Nxb Thống kê.
4. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

-

Tìm hiểu cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và

-

khái quát về Bộ Nội vụ.

Thực trạng về văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Nội vụ.
Từ đó, đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng văn hóa ứng xử
của cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ Nội vụ.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong bài nghiên cứu này em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu là:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp điều tra, phân tích…
6. Đóng góp của đề tài
Bài nghiên cứu đã phát hiện ra những ưu điểm và mặt còn hạn chế trong
văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Nội vụ. Giải pháp đưa ra
có thể áp dụng vào thực tế góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện văn
hóa ứng xử tại cơ quan. Kết quả đạt được của đề tài có thể trở thành tư liệu
nghiên cứu phục vụ cho các cơ quan về văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức,
viên chức.
7. Cấu trúc của đề tài
5


-

Mở đầu, kết luận.
Tài liệu tham khảo và phụ lục.
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên
chức và khái quát về Bộ Nội vụ
Chương 2: Thực trạng văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
tại Bộ Nội vụ
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về văn hóa ứng xử của cán

bộ, công chức, viên chức Bộ Nội vụ

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC VÀ KHÁI QUÁT VỀ BỘ NỘI VỤ
1.1.

Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức

1.1.1. Một số khái niệm
-

Văn hóa là những hành vi ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người
qua quá trình tiếp xúc hàng ngày hoặc trong giao tiếp ngôn ngữ được thể hiện
bằng những câu nói mang tính chuẩn mực đảm bảo tính lịch sự cho một quá

-

trình nói năng. [ 3; tr1]
ứng xử là phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình
trong một tình huống cụ thể nhất định. Ứng xử là phản ứng có lựa chọn tính
toán, là cách nói năng tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi

-

người nhằm đạt kết quả cao nhất trong giao tiếp. [5; tr1]
Văn hóa ứng xử là thế ứng xử, sự thể hiện triết lý sống, các lối sống, lối suy

nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc trong việc ứng xử và
giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ vi mô
(gia đình) đến vĩ mô (nhân gian). [7; tr1]
1.1.2. Nội dung về văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
* Nội dung

-

Văn hóa ứng xử hiện hữu trong nhiều mối quan hệ khác nhau như: quan hệ vua
tôi, quan hệ thầy trò, quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ với con cái và quan hệ
bạn bè đồng nghiệp. Tuy nhiên, bài viết này chỉ chọn để cập đến văn hóa ứng xử
trong mối quan hệ giữa bạn bè, đồng nghiệp. Đây là mối quan hệ xuất hiện phổ
biến khi xã hội phát triển với nhiều cơ quan, công sở, nơi làm việc, đòi hỏi mỗi
cá nhân phải có cách ứng xử phù hợp với môi trường công việc của mình để
đảm bảo bầu không khí làm việc ổn định, tích cực, hướng đến mục tiêu là đem

-

lại hiệu quả trong công việc và tạo ra thành quả lao động của mỗi cá nhân.
Công sở là môi trường để các cá nhân được cống hiến sức lao động và năng lực
nghề nghiệp của bản thân và vì vậy yêu cầu đối với công sở luôn được đặt lên
hàng đầu. Một công sở đạt tiêu chuẩn phải là nơi có không gian làm việc tốt, cơ
sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, đáp ứng được đòi hỏi của người lao
7


-

động và giúp hỗ trợ tối đa trong quá trình thực hiện công việc.
Công sở hiểu chung nhất là nơi công chức, viên chức làm việc, là nơi các cơ

quan, ban ngành, đơn vị hành chính, sự nghiệp, công ty, xí nghiệp… đứng chân.
Nói rộng ra, công sở là nơi một cơ quan có chứng chỉ pháp nhân, mà ở đó công
chức, viên chức đến để thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Do vậy,
công sở luôn có những quy chế, quy định riêng nhằm để mọi ngưòi tuân thủ,

-

thực hiện, tạo nên sự thống nhất trong công việc, trong ý chí và hành động.
Cấu trúc nội dung của văn hóa công sở:
+ Giá trị này là giá trị biểu hiện các mối quan hệ bên trong của tổ chức
công sở: quan hệ giữa cấp trên - cấp dưới, quan hệ giữa thành viên - thành viên
và quan hệ giữa tổ chức công sở với xã hội, công dân.
+ Quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới: ở nước ta, quan hệ giữa cấp trên và
cấp dưới xây dựng trên sự dân chủ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Những giá trị
đó được biểu hiện trong việc lựa chọn cấp trên của mình bằng việc tín nhiệm và
bầu cử.
+ Quan hệ giữa thành viên - thành viên trong công sở: Quan hệ này bao
gồm ứng xử của hành viên này với thành viên khác ở các bộ phận khác nhau
trong công sở và trong cùng một bộ phận. Trong xã hội hiện đại những giá trị
đích thực mà chúng ta trân trọng và lưu giữ mang tính truyền thống như thương
yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, tinh thần xây dựng một tập thể đoàn kết vững
mạnh, tôn trọng nhân cách của nhau, là “làm theo năng lực, hưởng theo lao
động”, đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong công vụ.
+ Quan hệ giữa các tổ chức công sở với xã hội công dân: Quan hệ này
được biến đổi theo các hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Ngày nay các giá trị
về tính phục vụ cộng đồng, phục vụ cho lợi ích của nhân dân được thể hiện qua
sự ứng xử tốt đẹp của cán bộ, công chức, viên chức với nhân dân.
+ Về qui mô tổ chức: Giá trị cấu trúc trong văn hóa công sở còn biểu hiện
ở quy mô tổ chức trong công sở, ở số lượng các mối quan hệ trong các hình thái
tổ chức và vai trò của những thành viên trong các hình thái đó. Đó là hình thái

cấu trúc tổ chức công sở theo chính thể của mỗi chế độ xã hội.
1.1.3. Vai trò văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
8


-

Văn hóa ứng xử góp phần nâng cao hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức
Nếu trong mỗi cán bộ, công chức, viên chức của Bộ có văn hóa ứng xử
tốt, thì mọi người sẽ thấy sự tự tin, luôn tìm thấy niềm vui trong công việc, luôn
tích cực, hăng hái. Cũng như góp phần cho mỗi cá nhân thêm yêu nghề, có trách
nhiệm với nghề để đóng góp nhiều cho Bộ. Ngược lại, người không có văn hóa
ứng xử tốt thường có tâm lý thiếu tự tin, luôn mặc cảm, chán nản, bực tức hoặc
luôn bất mãn làm giảm hiệu quả công việc.
Xây dựng được một nền văn hóa ứng xử tại cơ quan sẽ góp phần xây
dựng nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương dân chủ nhờ đó góp phần tạo ra sự
đoàn kết cao, chống lại sự lệch lạc, quan liêu, hách dịch tạo ra được nhiều niềm
tin của cán bộ, công chức, viên chức đối với Bộ Nội vụ, cũng như với nhân dân

-

với cán bộ hành chính, góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Bộ.
Văn hóa ứng xử góp phần làm cầu nối giữa nhân và các cán bộ, công chức, viên
chức,
thực hiện văn hóa ứng xử là thể hiện bộ mặt của Bộ Nội vụ vì đó là nơi
tiếp nhân dân và đang làm việc vì dân là đại diện cho nhân dân vì những câu nói
và hành vi ứng xử cũng phải thể hiện được tinh thần: phục vụ nhân dân. Để có
nếp sống văn minh, văn hóa thì các cán bộ, công chức, viên chức Bộ Nội vụ cần
phải trau dồi đạo đức tác phong làm việc và văn hóa giao tiếp ứng xử. Vì thế văn
hóa ứng xử rất quan trọng trong mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, vì

những hành vi ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức thể hiện rõ được hình

-

ảnh Bộ Nội vụ trong mắt nhân dân như thế nào.
Văn hóa ứng xử đóng vai trò là mục tiêu để phát triển
Đối với Bộ khi thực hiện công việc của mình đều hướng đến những giá
trị nhất định về mục tiêu hoạt động cũng như những nét ứng xử quan trong trong
Bộ. Nói tới văn hóa ứng xử là nói tới việc phát huy năng lực, bản chất của cán
bộ, công chức, viên chức nhằm hoàn thiện chế độ công vụ, công chức. Hình ảnh
tốt hay xấu của Bộ đều có thể thấy qua con người nhất là những cán bộ, công
chức, viên chức đang giữ những vị trí then chốt, những người phản ánh chất
lượng, hiệu quả hoạt động của Bộ. Bộ muốn tồn tại bền vững, hoạt động có
hiệu lực, hiệu quả và phát triển ngày càng tốt đẹp thì phải dựa vào trình độ văn
hóa, trình độ ứng xử giữa người với người của các cán bộ, công chức, viên chức.
9


1.2.

Khái quát về Bộ Nội vụ

1.2.1. Sự hình thành và phát triển
Ngày 28 tháng 8 năm 1945, Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam tự cải tổ
thành Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính phủ lâm
thời gồm 13 Bộ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, trong đó có Bộ Nội vụ do
đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng. Trong cơ cấu Chính phủ lâm thời, Bộ
Nội vụ có vai trò rất quan trọng, Bộ Nội vụ vừa có chức năng tổ chức xây dựng
và củng cố hệ thống chính quyền cách mạng, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự
trị an, vừa đảm nhiệm một phần chức năng của Chủ tịch phủ, theo dõi và điều

hành công tác nội trị, pháp chế, hành chính công và là đầu mối phối hợp hoạt
động của các Bộ khác.
Sau khi Chính phủ lâm thời cải tổ thành Chính phủ liên hiệp lâm thời
(ngày 1/01/1946), ngày 19/01/1946 Bộ Nội vụ đã ra Nghị định quy định tổ chức
của Bộ Nội vụ. Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 –
1950), Bộ Nội vụ phải chuyển lên chiến khu Việt Bắc. Cũng trog thời gian này,
tổ chức, biên chế của Bộ có thay đổi đáng kể, ngoài số nhân viên cơ quan Bộ
còn có 08 cán bộ phụ trách, Bao gồm một Đổng lý Văn phòng, một phó Đổng lý
văn phòng, một Chánh Văn phòng và 5 trưởng phòng các phòng chức năng.
Tháng 2 năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Thứ Bộ Công
an thuộc Bộ Nội vụ và đến tháng 8 năm 1953, Hội đồng Chính phủ quyết định
đổi Thứ Bộ Công an thành Bộ Công an. Từ đây, Bộ Công an tách ra khỏi Bộ Nội
vụ, trở thành một bộ của Chính phủ. Bộ Nội vụ đã tập trung thực hiện tốt công
tác xây dựng, củng cố bộ máy chính quyền các cấp.
Từ tháng 8/1961, đặc biệt là từ sau khi có Nghị định 130 của Hội đồng
Chính phủ, Bộ đã quyết định hợp nhất một số tổ chức bộ máy trong cơ quan Bộ.
Qua đó, Bộ Nội vụ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, đóng góp to
lớn cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, góp phần tích cực cho
đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bộ Nội vụ đã tham mưu
cho Đảng, Chính phủ xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
từ Trung ương đến địa phương nhằm cải tiến tổ chức, lề lối làm việc, tác phong
quân sự hóa, kỷ cương, kỷ luật hành chính chặt chẽ, đảm bảo bộ máy hành chính
10


hoạt động có hiệu quả.
Trong giai đoạn 1968 – 1970, cơ cấu tổ chức của Bộ đã được thay đổi,
điều chỉnh nhiều lần theo sự chỉ đạo của Hội đồng Chính phủ. Từ cuối năm
1970, tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ chỉ còn các đơn vị làm công tác thương
binh, liệt sỹ và chính sách xã hội. Như vậy từ năm 1971 đến năm 1973, Bộ Nội

vụ tập trung thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thương binh – xã hội.
Trong những năm gần đây, Sự phát triển, trưởng thành của Bộ Nội vụ đã
góp phần tích cực vào bước chuyển mình lớn lao của đất nước với những thành
tựu quan trọng của công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong
những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.

11


1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ
(Xem phụ lục số 01)

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ
12


* Tổng số cán bộ, công chức, viên chức của Bộ gồm 530 người, trong đó:
- Theo giới tính:
+ Nam: Chiếm 57% trên tổng số
+ Nữ: Chiếm 43% trên tổng số
-

-

Theo độ tuổi được chia thành như sau:
+ Độ tuổi lao động duới 25 tuổi: 7%
+ Độ tuổi lao động từ 26 – 35 tuổi: 25%
+ Độ tuổi lao động từ 36 – 55 tuổi: 60%

+ Còn lại: 8%
Tổ chức hành chính sự, nghiệp nhà nước: Trình Chính phủ đề án cơ cấu tổ chức
của Chính phủ theo nhiệm kỳ Quốc hội; Thẩm định các dự thảo nghị định của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ trì phối hợp với Văn
phòng Chính phủ và các Bộ… cơ quan thuộc Chính phủ trước khi trình Thủ
tướng Chính phủ ký, ban hành; Hướng dân tiêu chí chung để thực hiện phân

-

loại; Hướng dẫn kiểm tra rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ.
Chính quyền địa phương: Trình Chính phủ ban hành các quy định về phân loại
đơn vị hành chính các cấp..; Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn
kết quả bầu cử thành viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Giúp Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh; Hướng dẫn thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân

-

dân, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật và thống kê số lượng.
Quản lý biên chế: Bổ sung biên chế công chức cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và
Ủy ban nhân dân; giao biên chế làm việc ở nước ngoài; Tổng hợp, báo cáo

-

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về biên chế công chức.
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức: Hướng dẫn kiểm ta việc thực
hiện quy hoạch, kế hoach đào tạo; tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng

-


quản lý, phân bổ, hướng dẫn, kiểm tra việc đào tạo bôi dưỡng cán Bộ.
Chính sách Tiền lương: Hướng dẫn việc xếp ngạch, bậc lương đối với cán bộ,

-

viên chức
Về công tác văn thư, lưu trữ nhà nước: Hướng dẫn kiểm tra các cơ quan nhà

-

nước thực hiện các quy định về quản lý công tác văn thư, lưu trữ.
Vụ Tổ chức – Biên chế được tổ chức 02 phòng, Vụ Chính quyền địa phương
được tổ chức 04 phòng, Vụ Công chức – Viên chức được tổ chức 01 phòng, Vụ
13


Kế hoạch – Tài chính được tổ chức 03 phòng, Thanh tra Bộ được tổ chức 03
phòng, Văn phòng Bộ được tổ chức 09 phòng.
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
-

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ theo Nghị định 61/NĐ- CP
Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
các ngành, lĩnh vực: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; Chính quyền địa
phương, địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; hội, tổ
chức phi chính phủ; thi đua khen thưởng; tôn giáo; văn thư, lưu trữ nhà nước;
thanh niên và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý của
Bộ theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ và quyền hạn


-

Trình dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật:
+ Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án
pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội..
+ Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản

-

khác thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ Nội vụ quản lý hoặc phân công.
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước
của Bộ, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.
+ Ban hành thông tư; quyết định, chỉ thị và các văn abnr khác thuộc phạm
vi quản lý của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài bạn,

-

năm năm, hàng năm và các dự án.
Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực:
+ Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước.
+ Về chính quyền địa phương.
+ Về địa giới hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
+ Quản lý biên chế
+ Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
+ Chính sách Tiền lương
+ Về tổ chức hội và các tổ chức phi chính phủ

+ Về Thi đua, khen thưởng
+ Công tác tôn giáo
+Công tác văn thư, lưu trữ nhà nước
+ Cải cách hành chính nhà nước
+ Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
14


+ Về hợp tác quốc tế
+ Quản lý nhà nước về công tác thanh niên
+ Thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ
theo quy định của pháp luật.
+ Về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham
nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các ngành, lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành giải quyết kiến nghị của các cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội theo phân công của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc cho phép các cơ quan, tổ chức được sử dụng
con dấu và việc quản lý, sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật
+ Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học và ứng
dụng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ
+ Tổ chức, chỉ đạo ứng dụng công nghệ và dữ liệu thông tin, thống kê các
-

lĩnh vực quản lý của Bộ
Về quản lý công tác nội bộ của Bộ
Về thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và
theo quy định của pháp luật.
TIỂU KẾT

Như vậy ở chương 1, em đã trình bày tóm tắt cơ sở lý luận về văn hóa ứng
xử của cán bộ, công chức, viên chức và giới thiệu vài nét về Bộ Nội vụ. Từ đó
chúng ta có thể lắm được nội dung và vai trò của văn hóa ứng xử, sự hình thành
và phát triển, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ.

15


16


Chương 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN
CHỨC BỘ NỘI VỤ
2.1. Phạm vi điều chỉnh
Văn hóa ứng xử là các chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức của
Bộ Nội vụ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội. Trách
nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong Bộ có thẩm quyền trong việc
thực hiện và xử lý vi phạm.
2.2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của văn hóa ứng xử này là cán bộ, công chức, viên
chức làm việc trong Bộ Nội vụ bao gồm:
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ.
- Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các Vụ.
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức hành
chính, làm việc trong cơ quan Bộ Nội vụ.
- Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan Bộ
Nội vụ.
2.3. Cách ứng xử trong hành vi, tôn trọng, bình đẳng của cán bộ, công
chức, viên chức

2.3.1. Tôn trọng
Trong những năm gần đây Bộ luôn đặt nguyên tắc tôn trọng lên hàng đầu
trong văn hóa ứng xử cũng như trong cuộc sống đời thường. Nhiều cán bộ, công
chức, viên chức thể hiện sự tôn trọng bằng những cách khác nhau chẳng hạn
như:
-

Chào hỏi khi gặp mặt, gọi tên, bắt tay, nét mặt thoải mái và sử dụng các từ ngữ

-

phù hợp khi giao tiếp với mọi người dân cũng như đồng nghiệp của mình.
Với người cao tuổi hoặc cấp trên thì cán bộ, công chức, viên chức của Bộ luôn

-

thể hiện sự tôn trọng đây cũng là thái độ đúng mực, thân tình.
Với người trẻ hơn, nhỏ hơn Bộ thể hiện bằng sự quan tâm, nhẹ nhàng, khuyến

-

khích.
Đặc biệt hơn cán bộ, công chức, viên chức đề cao đối phương của mình bằng
17


cách gọi tên của họ đầy đủ chức vị….
Điệu bộ cử chỉ phù hợp của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Nội vụ đều
là những cách thể hiện sự tôn trọng đối với những người xung quanh , đồng thời
cũng là tôn trọng chính mình.

2.3.2. Sự bình đẳng
Mọi cán bộ, công chức, viên chức đều được bình đẳng. Đó là quyền được
sống, được lao động, học tập và làm việc….Vậy nên trong giao tiếp Bộ luôn tôn
trọng sự bình đẳng, tránh xúc phạm đến đối phương đang giao tiếp với mình.
Cán bộ, công chức, viên chức của Bộ đều không phân biệt đối xử vì vậy
tình đoàn kết luôn được thắt chặt góp phần tạo nên sự vững mạnh trong Bộ.
2.3.3. Hành vi
Các hành vi của cán bộ, công chức, viên chức của Bộ khi giao tiếp luôn
dừng lại ở mức vừa phải để không gây tranh cãi nhau mất tình đoàn kết. Không
to tiếng khi không cần thiết hoặc thay vì lời lẽ thô tục để quát mắng nhân viên
cấp dưới Lãnh đạo Bộ lại sử sụng sự phê bình, nhắc nhở. Như vậy vừa hài hòa
vừ đẹp lòng ta và cấp dưới.
2.4. Tình hình thực hiện văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên
chức Bộ
2.4.1. Cách chào hỏi và giờ giấc làm việc
- Giờ giấc làm việc:
+ Buổi sáng từ 07g 00 đến 11g 30
+ Buổi chiều từ 13g 30 đến 17g00
-

Các cụ xưa có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.
Đến với Bộ Nội vụ đầu tiên chúng ta sẽ cảm thấy một sự thân thiện từ
chú bảo vệ đến các cán bộ, công chức, viên chức chỉ qua những lời chào hỏi rất
thiện cảm và chân phương nhất, đặc biệt khi đó đi kèm với một nụ cười thân
thiện lên sức mạnh của lời chào càng được nhân lên.
Đối với Bộ, lời chào có ý nghĩa hơn bao giờ hết, là sợi dây liên kết các cá
nhân, kết nối và mở đầu cho những câu chuyện, sự hỏi thăm của đồng nghiệp
với nhau.Ở Bộ khi gặp nhau thì nam chào nữ trước, cấp dưới chào cấp trên, trẻ
18



chào già trước, người mới đến chào người đã đến trước, người từ ngoài vào chào
người ở trong phòng. Khi các cán bộ, công chức, viên chức gặp nhau ở hành
lang cũng chào hỏi nhau, thay vì cúi mặt hoặc nhìn đi chỗ khác. Câu chào hỏi
có thể muôn hình, muôn vẻ và được biến tấu linh hoạt trong từng hoàn cảnh cụ
thể, sao cho người đối diện có thể dễ dàng tiếp nhận và coi đó là lời chào đầy
thành ý: "Anh/chị khoẻ không ?"; "Đi đâu vội thế, anh/chị?”; "Thời tiết hôm nay
nóng/lạnh quá anh/chị nhỉ?"...
Một điều thú vị hơn hết là các cán bộ, công chức, viên chức khi kết thúc
một ngày làm việc, đồng nghiệp cùng phòng không bao giờ quên chào nhau và
thậm chí là chào những người gặp ở nhà để xe. Kết thúc một tuần làm việc, các
nhân viên luôn dành cho nhau những lời chúc như "Chúc cuối tuần vui vẻ" để
xoa dịu bầu không khí căng thẳng của công việc và thắt chặt mối quan hệ giữa
đồng nghiệp với nhau tạo lên sự đoàn kết chặt chẽ. Những người lãnh đạo ở Bộ
cũng vậy luôn dành lời chào, hỏi thăm đến nhân viên, cấp dưới của mình.
2.4.2. Cách xưng hô và cách bắt tay
Trong khi làm việc cán bộ, công chức, viên chức của Bộ xưng hô: tôi, em
và gọi những nguời khác theo chức vụ hoặc anh, chị.
Cán bộ, công chức, viên chức của Bộ luôn coi bắt tay là một nghi thức xã
giao có tính phổ biến, luôn thể sự tôn trọng và thái độ thân thiện, hợp tác với đối
tượng giao tiếp. Khi bắt tay cán bộ, công chức, viên chức đều luôn giữ lịch sự,
không bắt tay quá lâu, quá chặt và trong khi bắt tay không nhìn người đối diện
thẳng con mắt, lắc tay mạnh.
Khi có nhiều người cùng giơ tay để bắt, thì các cán bộ, công chức, viên
chức của Bộ Nội vụ sẽ phải bắt tay người có tuổi tác, cương vị cao hơn trong xã
hội và không nắm chặt tay phụ nữ nhưng để tỏ rõ sự tôn kính thì nên đưa cả hai
tay ra đón lấy tay người hơn mình về cương vị xã hội và tuổi tác. Khi bắt tay đều
không xảy ra trường hợp người nọ chéo tay người kia mà họ kiên nhẫn đợi đến
lượt mình. Khi bắt tay cũng chưa có ai vừa hút thuốc, hoặc tay kia đút túi quần
điều này thể hiện rất rõ trong các giao tiếp hàng ngày của Bộ.

2.4.3. Giao tiếp ứng xử
19


Người xưa khuyên dạy:” Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức Bộ luôn có
thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp thì rõ ràng, mạch lạc; không
xảy ra hiện tượng nói tục, nói tiếng lóng, tiếng địa phương, không to tiếng
hoặc quát nạt.
Các cán bộ, công chức, viên chức luôn trang bị cho bản than một kỹ
năng nghe thật tốt. Chú ý nghe người khác nói thể hiện sự tôn trọng, và sự
đồng cảm với người khác. Đặc biệt khi chú ý nghe thì các cán bộ, công chức,
viên chức lắm bắt được tính cách và quan điểm của người nói, hiểu được
những thông điệp qua những ẩn ý của lời nói điều này giúp giải quyết công
việc một cách hiệu quả.
-

Giao tiếp và ứng xử với nhân dân
Cán bộ, công chức, viên chức trong khi giao tiếp với nhân dân đều thể
hiện thái độ nhã nhặn, văn minh, lịch sự:
+Lắng nghe nhân dân trình bày ý kiến, nguyện vọng; và trả lời những
yêu cầu chính đáng của nhân dân;
+ Giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến
giải quyết công việc;
+ Không xảy ra thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà,
khi thực hiện nhiệm vụ.
+ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cũng vậy. Đây là bộ phận trực tiếp làm
việc, tiếp xúc với người dân, vì vậy cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở bộ
phận này cần luôn có thái độ mềm mỏng, lịch thiệp, không hách dịch, cửa
quyền. Mặt khác, bản thân cán bộ, công chức, viên chức đó là người có trình độ

chuyên môn tốt, nắm vững các quy chế, nguyên tắc, thủ tục; hướng dẫn nhẹ
nhàng, tỷ mỷ cho người dân cũng như khách đến làm việc, ít có trường hợp để
khách phải đi lại nhiều lần; khi có công việc đột xuất,các cán bộ, công chức,
viên chức cần nghỉ phải thì đều lêu rõ lý do, … Đến giao dịch tại cơ quan được
cán bộ, công chức, viên chức nhiệt tình hướng dẫn và giải quyết công việc đúng
giờ như vậy, hẳn người dân sẽ rất hài lòng và quan niệm cơ quan hành chính nhà
20


nước toàn “hành là chính” sẽ được hiểu theo đúng nghĩa của nó.
-

Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp
Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức
Bộ đều có thái độ lịch sự, trung thực, thân thiện, hợp tác.
Cấp dưới luôn thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, nếu không đồng ý thì cán
bộ, công chức, viên chức đều trình bày ý kiến của mình và tranh luận, nhưng
không to tiếng, và không dùng lời xúc phạm lẫn nhau.

-

Giao tiếp qua điện thoại
Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức luôn bắt đầu
với câu: "Alô, phòng (tên đơn vị), (hoặc tên người) xin nghe. Xin lỗi, ông (bà)
muốn gặp ai ạ?"; Bởi khi gọi đi như vậy các cán bộ, công chức, viên chức xác
nhận là mình gọi đúng đơn vị hoặc người khách mà mình cần giao tiếp không, ví
dụ như:”Xin lỗi, có phải (tên dơn vị hoặc người cần gặp) không?”; nếu bị người
khác gọi hoặc chúng ta gọi nhầm thì phải xin lỗi, ví dụ: “Xin lỗi tôi bị nhầm,
cám ơn….” Hay “Xin lỗi, anh (chị) đã gọi nhầm”.
Đặc biệt trong khi nói chuyện điện thọai cán bộ, công chức, viên chức

điều chỉnh âm giọng nói của mình vừa đủ nghe, tránh nói to ảnh hưởng đến công
việc của người xung quanh. Kết thúc buổi nói chuyện họ cũng không bao giờ
quên câu chào, ví dụ như: "Xin cám ơn. Chúc ông (bà) khỏe. Hẹn gặp lại!" hay “
chào(ông, bà, cô, chú)...” và gác máy nhẹ nhàng.
Cũng chưa có trường hợp nào đang nói chuyện mà cán bộ, công chức,
viên chức ngắt điện thoại đột ngột.

-

Sử dụng điện thoại di động trong hội nghị, cuộc họp
Trong các hội nghị, cuộc họp, cán bộ, công chức, viên chức đều tự ý
thức được không để điện thoại di động ở chế độ chuông, không nói to trong
trao đổi điện thoại làm ảnh hưởng đến đại biểu tham dự hội nghị vậy lên khi
có nhu cầu cần thiết thì các cán bộ, công chức, viên chức đều xin phép chủ trì
ra ngoài nghe và trả lời điện thoại. Như vậy tạo cho cuộc hội nghị hội họp có
tính chất được tôn trọng.
2.4.4. Trang phục và lễ phục
21


* Trang phục
Ấn tượng ban đầu để đánh giá về mỗi người chính là qua trang phục.Vấn
đề trang phục thì ở Bộ thực hiện rất là tốt như:
- Trong khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức đều mặc
trang phục gọn gàng, lịch sự, đi giày hoặc dép có quai hậu phù hợp với thời
tiết, tính chất công việc cụ thể như sau:
+ Đối với nam: Mặc quần âu, áo sơ mi;
+ Đối với nữ: Mặc quần âu hoặc váy dài (váy dài qua đầu gối), áo sơ
mi có ve cổ; hoặc comple.
- Không có tình trạng mặc quần jeans, áo pull và áo không có ve cổ

hoặc màu vải có hoa văn sặc sỡ đi làm việc.
- Cán bộ, công chức lúc nào trên người cũng đeo thẻ công chức khi làm
việc và khi thực hiện nhiệm vụ bên ngoài cơ quan.
* Lễ phục
Lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức ở Bộ là trang phục chính thức
được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể mà Ban tổ chức quy định
- Đối với nam: quần âu, áo sơ mi, cravat hoặc bộ comple.
- Đối với nữ: áo dài truyền thống hoặc bộ comple nữ.
2.4.5. Phong cách làm việc
- Phong cách làm việc ở Bộ được thể hiện đầu tiên đó là đi làm đúng giờ,
mỗi người - trong Bộ đều tự ý thức riêng cho mình giờ giấc chuẩn để làm việc,
luôn hạn chế tối đa tình trạng đi làm muộn, về sớm, không có tình trạng sử dụng
thời gian ở nơi làm việc để thực hiện công việc cá nhân.
- Sự chuyên nghiệp trong cách làm việc ở Bộ còn thể hiện ở việc các cán
bộ, công chức, viên chức đều biết cách tự giới thiệu bản thân một cách ngắn gọn
nhưng đầy đủ (về tên, chức danh, nơi làm việc, mục đích trao đổi) khi gặp đối
tác. Bên cạnh đó, việc tự tin nói chuyện trước đám đông không còn là một nối lo
sợ của cán bộ, công chức, viên chức ở Bộ vì mỗi người đều tự thể hiện và
chứng tỏ khả năng của mình. Việc trình bày trước đám đông cũng không cần có
sự chuẩn bị kỹ càng vì mỗi cá nhân luôn có trong mình một phong cách làm
22


việc chuyên nghiệp lên nội dung trình bày ngắn gọn, rành mạch, dễ hiểu, đầy đủ
và đảm bảo được độ tin cậy.
- Trong Bộ luôn có biển cấm hút thuốc lá, các cán bộ, công chức, viên
chức luôn ý thức được tác hại của việc hút thuốc lá đối với chình bản thân họ và
với những người xung quanh đặc biệt là cả không gian môi trường làm việc.
- Với vai trò là nhân viên , các cán bộ, công chức, viên chức luôn hoàn
thành công việc với tinh thần cầu tiến cao nhất. Hơn ai hết cán bộ, công chức,

viên chức luôn sẵn sàng hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định của bản
thân.
- Khai mạc và bế mạc những buổi mít tinh, lễ kỷ niệm, trao tặng và đón
nhận danh hiệu của Nhà nước thì Bộ luôn làm lễ chào cờ và hát Quốc ca.
2.4.6. Cộng tác – hài hòa lợi ích và cách trao danh thiếp
- Cộng tác – hài hòa lợi ích: Trong thời đại hiện nay, do tác động của công
nghệ thông tin và sự phát triển về dân trí , giao tiếp công vụ của Bộ Nội vụ luôn
hướng tới sự hài hòa lợi ích của các bên để đảm bảo phát triển lâu dài. Đó là
thỏa mãn lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức – công dân. Điều này giúp Bộ
luôn chú ý tìm hiểu mong đợi của đối tượng giao tiếp, cố gắng đáp ứng một
phần hoặc toàn bộ mong đợi đó, đồng thời cũng là vì lợi ích của cơ quan mình.
-

Đây cũng là một nét đẹp của văn háo ứng xử.
Cách trao danh thiếp: các cán bộ, công chức, viên chức luôn chuẩn bị sẵn danh
thiếp trước khi gặp khách, khi trao và nhận thì luôn bằng hai tay. Cán bộ, công
chức, viên chức rất khéo léo khi trao danh thiếp.Tthông thường gặp gỡ lần đầu
người có địa vị cao hươn thì sẽ chủ động đưa danh thiếp trước. Khi tiếp xúc đa
phương, ngang hàng, ngang cấp thì cán bộ, công chức, viên chức có nhu cầu,
người đó chủ động trao danh thiếp trước. Cán bộ, công chức, viên chức nhận
danh thiếp luôn trân trọng và dành thời gian xem các thông tin trên danh thiếp
hoặc hỏi thêm người trao danh thiếp một số chi tiết để tạo sự gần gũi và thân
thiện.
2.5. Cách bài trí của Bộ Nội vụ
2.5.1. Cách treo Quốc huy, Quốc kỳ và Biển tên, nội quy của Bộ
- Treo Quốc huy và Quốc kỳ:
Bộ Nội vụ đã treo Quốc kỳ tại cổng chính của tòa nhà chính và Quốc kỳ
23



treo đã đúng tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc đã được Hiến pháp quy định.
- Biển tên, nội quy cơ quan:
Bộ Nội vụ đã có biển tên được đặt tại cổng chính, trên đó cũng ghi rõ tên
gọi đầy đủ bằng tiếng Việt và địa chỉ của cơ quan.
2.5.2. Phòng làm việc
- Phòng làm việc của Bộ trước cửa đều biển ghi tên phòng và mỗi cá
nhân cũng có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh cán bộ, công
chức,viên chức, tại bàn làm việc đã đầy đủ biển tên và chức danh của cán bộ,
công chức, viên chức.
- Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc đã bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp,
sạch sẽ, khoa học, hợp lý, có ý thức bảo vệ tài sản của Nhà nước, của đơn vị, có
ý thức, trách nhiệm trong việc vệ sinh chung trong cơ quan, công sở và nơi công
cộng.
- Có khu vực thuận tiện để phương tiện giao thông cho cán bộ, công chức,
viên chức và của khách đến giao dịch tại cơ quan.
- Đặc biệt hơn là không có tình trạng lập bàn thờ, thắp hương trong phòng
làm việc.
-

Bàn, ghế: Được thiết kế phù hợp với vóc dáng, tư thế ngồi và đặc điểm
công việc của người sử dụng đảm bảo cho cán bộ, công chức, viên chức cảm
thấy thoải mái, dễ chịu trong khi làm việc.

-

Chiều cao của ghế phù hợp với chiều cao của người ngồi, ghế điều chỉnh
được chiều cao và xoay được không cần phải đứng lên…

-


Tủ để hồ sơ, tài liệu đã bố trí gần chỗ làm việc của người sử dụng nó, và
đã kê xoay hướng vào nhau. Tủ để hồ sơ, tài liệu có nhiều ngăn lên dễ dàng
trong việc phân lạo tài liệu phục vụ cho công tác được thuận lợi

-

Đã đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị cần thiết
- Các điều kiện khác như: ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn, màu sắc, vệ sinh
rất được quan tâm và bố trí phù hợp.
2.5.3. Các hành vi bị cấm
- Tổ chức chơi chơi cờ bạc dưới mọi hình thức trong phòng làm việc,
24


trong khuôn viên của Bộ Nội vụ;
- Hút thuốc lá, chơi game trong phòng làm việc và có mùi rượu, bia trong
khi làm việc.
- Sử dụng đồ uống có cồn tại công sở, trừ trường hợp được sự đồng ý của
lãnh đạo Bộ vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao.
TIỂU KẾT
Như vậy ở chương 2, em đã tìm hiểu và đánh giá thực trạng văn hóa ứng
xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Nội vụ. Từ đó, chúng ta có thể lắm
được thực trạng nội, dung thực hiện và hoạt động của văn hóa ứng xử của cán
bộ, công chức, viên chức Bộ Nội vụ.

Chương 3
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ
CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BỘ NỘI VỤ
3.1. Đánh giá thực trạng về văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức,
viên chức Bộ Nội vụ

3.1.1. Những thành công trong việc thực hiện văn hóa ứng xử của cán
25


×