Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tóm tắt Luận Văn HĐGDNGLL Tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.48 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN DUY TÂN

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

Chun ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60140114

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NINH VĂN BÌNH

Huế, năm 2015


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1



BCĐ

Ban chỉ đạo

2

BGH

Ban giám hiệu

3

CBQL

Cán bộ quản lý

4

CLB

5

CMHS

Cha mẹ học sinh

6

CSVC


Cơ sở vật chất

7

GD-ĐT

Giáo dục và Đào tạo

8

GV

9

GVCN

10

Câu lạc bộ

Giáo viên
Giáo viên chủ nhiệm

HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

11

HS


Học sinh

12

HT

Hiệu trưởng

13

LLGD

14

NV

15

QLGD

Quản lý giáo dục

16

THCS

Trung học cơ sở

17


TPTĐ

Tổng phụ trách Đội

Lực lượng giáo dục
Nhân viên


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục có vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, không những thế giáo dục còn được coi là nền móng của
sự phát triển khoa học - kĩ thuật, là một trong những yếu tố quyết
định cho sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội. Trong chiến
lược phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia,
mũi đột phá chú trọng đầu tiên chính là giáo dục phổ thông.
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục phổ
thông. Ở bậc tiểu học, việc giáo dục cho học sinh (HS) được thực
hiện thông qua hai con đường: dạy học các môn học và tổ chức các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL), hai bộ phận
này gắn bó, hỗ trợ mật thiết với nhau trong quá trình giáo dục. Cùng
với việc dạy học ở trên lớp, HĐGDNGLL là một bộ phận rất quan
trọng và vô cùng cần thiết trong toàn bộ quá trình giáo dục ở nhà
trường, giúp hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho HS.
Trong thời gian qua, HĐGDNGLL ở các trường tiểu học huyện
Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy
nhiên công tác quản lý HĐGDNGLL ở các trường học còn nhiều bất
cập dẫn đến chất lượng và hiệu quả của HĐGDNGLL còn nhiều hạn
chế. Xuất phát từ những cơ sở về lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi
đã chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ

lên lớp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Trảng Bom,
tỉnh Đồng Nai”, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục trong giai đoạn
hiện nay tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Trảng Bom.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát đánh giá thực trạng
HĐGDNGLL và công tác quản lý HĐGDNGLL của hiệu trưởng (HT)
các trường tiểu học, đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở các
trường tiểu học huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả tổ chức HĐGDNGLL các trường tiểu học trên địa bàn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý HĐGDNGLL của
HT trường tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý của HT đối với
HĐGDNGLL ở các trường tiểu học huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
4. Giả thuyết khoa học


Nếu đánh giá đúng thực trạng công tác quản lí HĐGDNGLL ở
các trường tiểu học huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, đề xuất và
thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý khoa học, phù hợp với thực
tiễn và có tính khả thi thì có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả
HĐGDNGLL, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối
với HS các trường tiểu học trên địa bàn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý
HĐGDNGLL của HT các trường tiểu học.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác quản lý
HĐGDNGLL của HT ở các trường tiểu học huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý đối với HĐGDNGLL của
HT các trường tiểu học huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập và phân tích, tổng hợp, phân loại các tài liệu có liên
quan đến đề tài, nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra, phỏng vấn, thống kê, tổng kết kinh
nghiệm nhằm thu thập thông tin, đánh giá thực trạng xây dựng cơ sở
thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp. Phương pháp lấy ý kiến
chuyên gia nhằm khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý HĐGDNGLL của
HT các trường tiểu học huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp ở các trường tiểu học.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp của HT các trường tiểu học huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
NỘI DUNG


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2. Các khái niệm liên quan của đề tài
1.2.1. Quản lí giáo dục
1.2.1.1. Quản lí
Quản lí là một quá trình tác động có tổ chức, có mục đích của
chủ thể quản lí đến khách thể quản lí trong một tổ chức bằng việc vận
dụng các chức năng, phương pháp, phương tiện quản lí, nhằm sử
dụng có hiệu quả nhất những tiềm năng, cơ hội của tổ chức, làm cho
tổ chức đó vận hành hợp quy luật, đạt được mục tiêu đặt ra.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục.
Quản lí giáo dục (QLGD) là hệ thống những tác động có mục
đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến đối tượng và
khách thể quản lí trong hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo
dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và
bồi dưỡng nhân tài.
1.2.1.3. Quản lí nhà trường
Quản lí nhà trường được hiểu là hệ thống những tác động sư
phạm hợp lý, có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên
(GV) và HS, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm
huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động
của nhà trường hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả
mục tiêu giáo dục dự kiến.
1.2.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.2.2.1. Hoạt động
Hoạt động là phương thức tồn tại và phát triển của con người
trong xã hội và trong môi trường xung quanh, là sự thể hiện mối quan
hệ tích cực giữa con người (chủ thể) với thế giới (khách thể) nhằm
thỏa mãn những nhu cầu nhất định.
1.2.2.2. Hoạt động giáo dục

Hoạt động giáo dục là hoạt động có mục đích, có tổ chức, có
kế hoạch của thầy và trò, diễn ra trong các môi trường giáo dục và
ngoài cộng đồng xã hội. Trong đó, HS có vai trò chủ động lĩnh hội tri
thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ đúng đắn dưới sự tổ chức,
điều khiển của GV.


1.2.2.3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HĐGDNGLL là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài thời
gian học trên lớp, là sự tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động
dạy học. Là một trong hai hoạt động giáo dục cơ bản, được thực hiện
một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần hình
thành và phát triển nhân cách toàn diện cho HS.
1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Quản lí HĐGDNGLL là quá trình tác động có hướng đích của
chủ thể quản lí đến đối tượng và khách thể quản lí trong việc tổ chức
các HĐGDNGLL đạt mục tiêu đã đề ra.
1.3. Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1. Vị trí trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học
1.4. Hiệu trưởng trường tiểu học và quản lí HĐGDNGLL
1.4.1. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của HT trường tiểu học
1.4.2. Nội dung quản lý HĐGDNGLL
1.4.2.1. Quản lí thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ HĐGDNGLL
Mục tiêu của HĐGDNGLL ở trường tiểu học mang tính đa dạng,
gồm: mục tiêu giáo dục và mục tiêu xã hội. Mục tiêu giáo dục có 4 nội
dung là: Trí dục, Đức dục, Thể chất, Thẩm mĩ. Mục tiêu xã hội là phát
huy chức năng văn hóa, khoa học kĩ thuật của nhà trường ở địa phương.
Nhiệm vụ của HĐGDNGLL là giáo dục về nhận thức, thái độ
và rèn luyện kĩ năng cho HS.

1.4.2.2. Quản lí việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL
Việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL cần đảm bảo phù
hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương, đảm bảo mục
tiêu cũng như nội dung, chương trình quy định. Trong kế hoạch cần lựa
chọn các hoạt động phù hợp, xác định trọng điểm cho từng giai đoạn.
1.4.2.3. Quản lí việc chỉ đạo và triển khai thực hiện nội
dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL
Nội dung và hình thức HĐGDNGLL ở trường tiểu học rất
phong phú và đa dạng, được xây dựng theo một hệ thống gồm 9 chủ
điểm (tương ứng 9 tháng trong năm học) và được thực hiện đồng tâm
từ lớp 1 đến lớp 5. Công tác này nhằm đảm bảo nội dung và hình
thức tổ chức HĐGDNGLL sao cho phù hợp với tình hình nhà trường,
địa phương và vừa sức, hấp dẫn đối với học sinh, đảm bảo thực hiện
đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ của HĐGDNGLL.
1.4.2.4. Quản lí việc đảm bảo các điều kiện tổ chức


HĐGDNGLL
Quản lí việc đảm bảo các điều kiện tổ chức HĐGDNGLL cần
đảm bảo thường xuyên khảo sát, đánh giá các điều kiện phục vụ cho
HĐGDNGLL. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (CSVC),
mua sắm trang thiết bị, tài liệu về HĐGDNGLL. Thực hiện tốt công
tác xã hội hóa giáo dục, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn
kinh phí cho HĐGDNGLL.
1.4.2.5. Quản lí việc kiểm tra và đánh giá HĐGDNGLL
Quản lí việc kiểm tra và đánh giá trong HĐGDNGLL là tổ
chức thực hiện đầy đủ và hiệu quả các nội dung: Kiểm tra, đánh giá
việc thực hiện hồ sơ sổ sách, việc thực hiện nội dung và hình thức,
việc sử dụng trang thiết bị, công tác thi đua khen thưởng trong quá
trình tổ chức HĐGDNGLL.

1.4.3. Phương pháp quản lý HĐGDNGLL
HT cần phải có phương pháp quản lí khoa học, sử dụng những
cách thức tác động khác nhau đến CB, GV, HS, lực lượng xã hội, CSVC...
nhằm đạt mục tiêu giáo dục nhân cách toàn diện cho HS. Sử dụng linh
hoạt và phù hợp các phương pháp quản lí như: phương pháp hành chính pháp luật; phương pháp giáo dục tâm lí; phương pháp kích thích.
1.4.4. Các yêu cầu đối với công tác quản lý HĐGDNGLL
Cần có nhận thức đầy đủ về HĐGDNGLL trong trường tiểu
học: vai trò, mục tiêu nhiệm vụ, nội dung và hình thức tổ chức, đối
tượng tham gia, các yếu tố tác động...
Bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, liên tục trong việc tổ chức
HĐGDNGLL.
1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
HĐGDNGLL
Thời lượng có hạn trong khi chương trình nội dung của
HĐGDNGLL lại đa dạng, phong phú.
Một bộ phận lực lượng giáo dục (LLGD) trong và ngoài nhà
trường còn xem nhẹ vai trò của HĐGDNGLL trong công tác giáo dục
HS.
Điều kiện CSVC cho HĐGDNGLL còn nhiều thiếu thốn, kinh
phí tổ chức hoạt động hạn hẹp.
Đa số GV còn hạn chế về năng lực tổ chức HĐGDNGLL, một
bộ phận GV chưa tích cực trong việc tổ chức các HĐGDNGLL.
Tiểu kết chương 1


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục đào tạo

huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
2.1.1. Về địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội
2.1.2. Về tình hình phát triển giáo dục đào tạo
2.1.2.1. Quy mô phát triển mạng lưới trường, lớp, học sinh
Trong các năm qua, mạng lưới trường, lớp ở huyện Trảng Bom
được phát triển khá nhanh và đều khắp. Hiện nay, Phòng giáo dục và
đào tạo (GD-ĐT) huyện Trảng Bom quản lí 76 đơn vị trường học
trực thuộc. (Gồm có: 26 trường mầm non, 32 trường tiểu học, 18
trường trung học cơ sở (THCS)).
Bảng 2.1. Tổng số lớp học và HS trong giai đoạn 2010-2015
Mầm non
Tiểu học
THCS
Tổng cộng
Năm học
Số
Số
Số
Số
Số
Số
Số
Số
lớp HS
lớp
HS
lớp
HS lớp HS
1081
2041

1271 141
2010 - 2011 369
695
346
44021
0
5
8
0
1207
2093
1278 146
2011 - 2012 412
696
353
45800
4
7
9
1
1352
2184
1285 148
2012 - 2013 434
705
350
48217
3
7
2

9
1455
2319
1327 158
2013 - 2014 500
729
357
51024
2
3
9
6
1563
2480
1372 163
2014 - 2015 534
738
362
54164
3
8
3
4
(Nguồn thông tin từ Phòng GD - ĐT Trảng Bom)
2.1.2.2. Đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học
Trong những năm qua, công tác xây dựng CSVC luôn được sự
quan tâm của các cấp, các ngành. Tuy nhiên CSVC ở nhiều trường
1



học chưa đáp ứng kịp với yêu cầu đổi mới giáo dục như thiếu các
phòng học chức năng, diện tích khuôn viên nhỏ hẹp.

2


2.1.2.3. Công tác phát triển đội ngũ
Bảng 2.2. Tổng số CB, GV, NV ở bậc mầm non, tiểu học và THCS
Cán bộ quản lí
Giáo viên
Nhân viên
Năm học
Tổng số
Nữ
Tổng số Nữ Tổng số Nữ
2010 - 2011
172
115
1939 1764
438
349
2011 - 2012
164
109
1947 1721
398
320
2012 - 2013
172
117

1943 1681
455
309
2013 - 2014
177
119
2091 1808
469
355
2014 - 2015
175
116
2117 1819
474
361
(Nguồn thông tin từ Phòng GD - ĐT Trảng Bom)
2.1.2.4. Kết quả chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục phổ thông hàng năm luôn có sự tiến bộ, là
một trong những huyện có chất lượng giáo dục cao của tỉnh Đồng Nai.
2.1.3. Đánh giá chung
* Mặt mạnh: Mạng lưới trường lớp phát triển nhanh và khá đều
khắp. Đội ngũ CB, GV cơ bản đáp ứng đủ về số lượng theo quy định,
tỷ lệ trình độ đào tạo trên chuẩn đạt mức cao. Công tác bồi dưỡng
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ được quan tâm thường xuyên. Kết
quả chất lượng giáo dục hàng năm được duy trì ổn định, là một trong
những địa phương có kết quả chất lượng giáo dục tốt của tỉnh Đồng
Nai.
* Mặt hạn chế: Việc bố trí sắp xếp đội ngũ GV chưa đồng đều,
các trường ở vùng xa có tỷ lệ GV trẻ nhiều hơn hẳn so với các trường
gần trung tâm. Ở bậc tiểu học, nhiều trường học còn hạn chế về

CSVC, diện tích khuôn viên chật hẹp, thiếu các phòng học chức
năng, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp.
2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích
Tìm hiểu thực trạng HĐGDNGLL và quản lý HĐGDNGLL ở
các trường tiểu học trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai .
Đề xuất các biện pháp có tính khả thi trong công tác quản lý
HĐGDNGLL ở các trường tiểu học huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
2.2.2. Nội dung
2.2.3. Phương pháp
2.2.4. Đối tượng
2.3. Thực trạng HĐGDNGLL ở các trường tiểu học huyện
Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
3


2.3.1. Việc thực hiện mục tiêu HĐGDNGLL ở các trường
tiểu học
Trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL của các trường tiểu học
huyện Trảng Bom, nhìn chung đảm bảo thực hiện khá đầy đủ các
mục tiêu về trí dục và đức dục. Các mục tiêu về thể chất và thẩm mỹ
còn nhiều hạn chế.
2.3.2. Nhận thức của CB, GV, HS, CMHS đối với
HĐGDNGLL
Nhìn chung cán bộ quản lí (CBQL), GV, HS và CMHS hầu hết
đều nhận thức được vai trò, tác dụng của HĐGDNGLL trong quá
trình tổ chức thực nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, một
bộ phận GV, HS và CMHS chưa nhận thức đầy đủ về HĐGDNGLL,
còn coi trọng việc học tập trên lớp mà xem nhẹ HĐGDNGLL, từ đó
chưa tích cực và nhiệt tình tham gia, ủng hộ các HĐGDNGLL ở nhà

trường.
2.3.3. Nội dung, hình thức và quy mô HĐGDNGLL
2.3.3.1. Về nội dung HĐGDNGLL
Thực trạng nội dung của HĐGDNGLL ở các trường tiểu học huyện
Trảng Bom nhìn chung được thực khá hiện đầy đủ và phong phú. Cơ bản
nội dung các chủ đề đều được quan tâm và thực hiện khá tốt, góp phần quan
trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ mục tiêu giáo dục của nhà trường. Bên
cạnh đó, các nội dung như tham gia các hoạt động của địa phương, tổ chức
hoạt động lao động công ích, lao động tự phục vụ, các hoạt động khoa học kĩ thuật, TDTT, giáo dục sức khỏe thể chất… chưa thật sự được sự quan
tâm, đầu tư chưa đúng mức nên hiệu quả giáo dục chưa cao, chưa đảm bảo
được việc giáo dục toàn diện đối với HS.

2.3.3.2. Về hình thức tổ chức HĐGDNGLL
Hình thức tổ chức HĐGDNGLL ở các trường học đảm bảo
tương đối phong phú, một số hình thức được đánh giá cao như văn
nghệ, hội thi, chào cờ. Tuy nhiên còn khá nhiều hình thức chưa được
thực hiện tốt như sinh hoạt nhóm năng khiếu, giao lưu, lao động.
2.3.3.3. Về quy mô tổ chức HĐGDNGLL
Quy mô tổ chức HĐGDNGLL theo lớp học và toàn trường
được nhiều ý kiến đánh giá ở mức độ tốt. Quy mô tổ chức theo nhóm,
CLB và quy mô khối lớp thực hiện chưa được đảm bảo và chưa
thường xuyên.
2.3.4. Tác động của HĐGDNGLL đối với sự phát triển
nhân cách HS
4


HĐGDNGLL ở các trường học đã có nhiều tác động tích cực
đến sự phát triển nhân cách HS, tuy nhiên sự tác động về phát triển
thể chất cho HS còn nhiều hạn chế.

2.4. Thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL ở các
trường tiểu học huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
2.4.1. Quản lí thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ HĐGDNGLL
Công tác quản lí thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của
HĐGDNGLL ở các trường học được thực hiện khá đảm bảo, tỷ lệ ý
kiến đánh giá ở mức tốt và khá đạt trên 70%. Tuy nhiên còn đáng kể
các ý kiến đánh giá ở mức chưa đạt yêu cầu (8,3% đến 13,2%). Để
việc tổ chức HĐGDNGLL đạt hiệu quả, HT các trường học cần hết
sức chú ý đến việc triển khai, giám sát, đánh giá thực hiện đối với
mục tiêu, nhiệm vụ của HĐGDNGLL.
2.4.2. Quản lý việc xây dựng kế hoạch tổ chức
HĐGDNGLL
Công tác chỉ đạo xây dựng và triển khai kế hoạch
HĐGDNGLL ở nhiều trường học đã có sự quan tâm và thực hiện khá
đảm bảo, tuy nhiên, còn không ít các ý kiến đánh giá ở mức chưa đạt
yêu cầu đối với các nội dung như: việc đánh giá thực hiện kế hoạch
(21,5%), xây dựng kế hoạch của khối, lớp (17,6%). Chưa thường
xuyên trong việc đánh giá thực hiện kế hoạch, dẫn đến thiếu kịp thời
trong việc nhắc nhở, rút kinh nghiệm, sự phối hợp trong tổ chức thực
hiện thiếu chặt chẽ và hiệu quả.
2.4.3. Quản lí việc chỉ đạo và triển khai thực hiện nội dung
và hình thức tổ chức HĐGDNGLL
Công tác quản lí, chỉ đạo và triển khai thực hiện nội dung, hình
thức tổ chức HĐGDNGLL ở các trường học đã thực hiện khá tốt việc
triển khai chương trình, xây dựng nội dung và hình thức. Đối với việc
thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ), tập huấn bồi dưỡng cho GV cần sự
quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa.
2.4.4. Quản lí việc đảm bảo các điều kiện tổ chức
HĐGDNGLL
Công tác đảm bảo các điều kiện tổ chức HĐGDNGLL ở các

trường học còn nhiều hạn chế. Nhiều ý kiến đánh giá thực hiện “chưa
đạt yêu cầu” các nội dung như: Kinh phí cho tổ chức HĐGDNGLL
(32,7%); Trang bị tài liệu hướng dẫn, sách tham khảo (27,3%); Đầu tư
xây dựng CSVC, mua sắm các thiết bị cần thiết ( 17,6%). Nguyên nhân chủ

5


yếu là do sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành chưa đồng bộ,
chưa thực sự quan tâm đầu tư xây dựng CSVC cho bậc tiểu học.
2.4.5. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá HĐGDNGLL
Nhiều trường học, còn hạn chế công tác kiểm tra, đánh giá đối
với đối với HĐGDNGLL: chưa quan tâm kiểm tra, đánh giá việc sử dụng trang
thiết bị cho HĐGDNGLL, việc thực hiện hồ sơ sổ sách
Công tác thi đua khen thưởng trong HĐGDNGLL ở nhiều trường

học cũng chưa được đẩy mạnh và phát huy.
2.5. Đánh giá chung thực trạng HĐGDNGLL
2.5.1. Ưu điểm và hạn chế của việc tổ chức HĐGDNGLL
* Ưu điểm:
Đội ngũ CB, GV, NV các trường tiểu học huyện Trảng Bom
có trình độ đào tạo đạt chuẩn là 100%, trong đó trên chuẩn là 73,2%,
có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề nghiệp.
Đa số CBQL và GV ở nhiều trường học đã nhận thức được vai
trò của HĐGDNGLL đối với nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, quan
tâm đến việc tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL cho HS.
Các trường đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động, bám sát nội
dung chủ đề của HĐGDNGLL. Phần lớn HS có nhiều cố gắng, tích
cực tham gia các HĐGDNGLL do trường và lớp tổ chức.
* Hạn chế:

Việc thực hiện một số mục tiêu HĐGDNGLL của một số
trường chưa đảm bảo. Nội dung, hình thức tổ chức HĐGDNGLL của
một số trường còn thiếu tính đa dạng, phong phú, chưa đảm bảo được
sự phát triển toàn diện cho HS.
Năng lực tổ chức các HĐGDNGLL ở một số Tổng phụ trách
Đội (TPTĐ) và GVCN lớp còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong tổ
chức, hướng dẫn. Phần lớn GV chưa có sự đầu tư nhiều trong công
tác chuẩn bị về nội dung, hình thức tổ chức các HĐGDNGLL. Nhiều
trường học chưa quan tâm thực hiện công tác tập huấn bồi dưỡng các
nội dung về HĐGDNGLL cho GV.
Trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL, công tác kiểm tra, đánh
giá và thi đua khen thưởng ở nhiều trường học còn xem nhẹ và chậm
được đổi mới, chưa phát huy được hiệu quả.
Những hạn chế về CSVC, đầu tư kinh phí cho tổ chức
HĐGDNGLL còn chậm được khắc phục.
2.5.2. Nguyên nhân của thực trạng
6


* Nguyên nhân chủ quan:
Nhận thức chưa đúng và thiếu đầy đủ về HĐGDNGLL của
một bộ phận không nhỏ các lực lượng giáo dục nên còn xem nhẹ và
chưa nhiệt tình tham gia đối với hoạt động này.
Một số CBQL thiếu quan tâm công tác xây dựng CSVC, mua
sắm trang thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL. Chưa tích cực tham
mưu, đề xuất với các cấp chính quyền trong việc xây dựng cơ bản.
Năng lực quản lí HĐGDNGLL của một bộ phận CBQL còn
hạn chế, năng lực tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL của nhiều GV
chưa đáp ứng yêu cầu.
Công tác kiểm tra, đánh giá đối với HĐGDNGLL chưa đảm

bảo sâu sát, thiếu những quy định, tiêu chí cụ thể. Công tác thi đua
khen thưởng trong HĐGDNGLL chưa được quan tâm, chưa thực sự
chú ý đến việc đánh giá, động viên HS tích cực tham gia các
HĐGDNGLL.
* Nguyên nhân khách quan:
Đa số GV không được đào tạo có hệ thống các kiến thức, kĩ
năng về tổ chức HĐGDNGLL trong quá trình đào tạo ở các trường
sư phạm. Việc lưu hành các tài liệu, sách hướng dẫn về HĐGDNGLL
ở bậc tiểu học còn hạn chế về số lượng và chưa phổ biến.
Nhiều trường học hạn chế về diện tích khuôn viên, các
HĐGDNGLL thường tổ chức vào các ngày nghỉ ảnh hưởng nhiều
đến thời gian của GV và HS. Thiếu diện tích đất để xây dựng các
công trình, các phòng chức năng phục vụ cho HĐGDNGLL. Ngân
sách cho hoạt động của nhà trường nói chung và HĐGDNGLL nói
riêng còn eo hẹp, thủ tục cấp phát còn rườm rà.
Trong quy chế kiểm tra, đánh giá, chưa có chuẩn quy định đối với
HĐGDNGLL, vì vậy chưa thúc đẩy được sự tích cực, tự giác của GV
và HS trong HĐGDNGLL.
Tiểu kết chương 2

7


CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI
3.1. Cơ sở xác lập biện pháp
3.1.1. Định hướng chung
3.1.2. Nguyên tắc xác lập biện pháp

3.1.2.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục của bậc học
3.1.2.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ
3.1.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi
3.1.2.4. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển
3.2. Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở các trường tiểu
học huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
3.2.1. Nâng cao nhận thức về HĐGDNGLL cho giáo viên,
học sinh và các LLGD khác
3.2.1.1. Ý nghĩa của biện pháp
Thời gian qua, ở các trường tiểu học huyện Trảng Bom, nhận
thức về HĐGDNGLL của đội ngũ CB, GV, NV, HS và các LLGD
khác đã có sự chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được
nhiều so với yêu cầu. Vì vậy, nâng cao nhận thức về HĐGDNGLL
của các LLGD trong và ngoài nhà trường là nhiệm vụ cấp bách, nhất
là trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
* Đối với đội ngũ CB, GV
Tăng cường phổ biến quán triệt đến đội ngũ CB, GV về vị trí,
vai trò và mục tiêu, nhiệm vụ của HĐGDNGLL trong nhà trường tiểu
học, giúp cho CB, GV thấy rõ được tầm quan trọng của
HĐGDNGLL trong nhà trường.
Đẩy mạnh việc tổ chức các chuyên đề về HĐGDNGLL nhằm
giúp GV có nhận thức đầy đủ hơn về nội dung và hình thức của
HĐGDNGLL ở trường tiểu học.
* Đối với HS
Tăng cường giáo dục tuyên truyền cho HS về ý nghĩa, vai trò
của HĐGDNGLL đối với quá trình học tập, rèn luyện của các em.
Chỉ đạo GVCN, thông qua các tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần,
cần phổ biến cho HS nắm rõ mục đích, yêu cầu của các HĐGDNGLL


8


nhằm giúp HS thấy được tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong
việc học tập, rèn luyện của bản thân.
* Đối với CMHS
Cùng với việc triển khai nội dung các văn bản pháp luật theo
quy định, cần thường xuyên thực hiện việc tuyên truyền đến CMHS
về vị trí, tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong việc hình thành và
phát triển nhân cách toàn diện cho HS.
Tăng cường tuyên truyền về vai trò của gia đình trong việc
giáo dục HS. Giúp CMHS thấy được rằng sự tin tưởng, động viên và
tạo điều kiện của gia đình là nguồn cổ vũ to lớn đối với HS khi tham
gia HĐGDNGLL.
* Đối với các LLGD khác
Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nghĩa, thăm
hỏi giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường. Thông qua các
buổi giao lưu, cần trao đổi nói rõ hơn về vai trò, mục tiêu của
HĐGDNGLL trong quá trình giáo dục HS.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến những văn bản chỉ thị
về HĐGDNGLL cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thảo về
HĐGDNGLL nhằm giúp CB, GV nâng cao nghiệp vụ, từ đó tự tin
hơn và tích cực trong việc tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL.
Trong việc tổ chức các đại hội, hội nghị, hội thi, hái hoa dân chủ...
chú ý tăng cường các nội dung tham luận, tìm hiểu đối với vị trí, vai trò
và mục tiêu, nhiệm vụ của HĐGDNGLL trong trường tiểu học.
Trong các tiết chào cờ đầu tuần, thường xuyên tuyên truyền
cho HS về tầm quan trọng của HĐGDNGLL.

GVCN cần thường xuyên trao đổi nhằm giúp CMHS hiểu rõ
hơn về vai trò của HĐGDNGLL trong việc giáo dục HS.
Hàng tháng, HT cần trao đổi về tình hình công tác giáo dục của
nhà trường, thông qua kế hoạch HĐGDNGLL với các thành viên
trong Ban đại diện CMHS.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
BCĐ HĐGDNGLL cần có kế hoạch tuyên truyền nhằm nâng
cao nhận thức về vai trò, mục tiêu của HĐGDNGLL cho các LLGD
trong và ngoài nhà trường, kế hoạch phải đảm bảo phù hợp với đối
tượng và thời gian tuyên truyền.

9


HT cần chú ý tạo được bầu không khí thân thiện, cởi mở trong
tập thể sư phạm nhà trường, nhằm tạo sự đoàn kết, đồng thuận, từ đó
góp phần nâng cao sự nhiệt huyết của CB, GV đối với việc tổ chức
thực hiện HĐGDNGLL.
3.2.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL đảm bảo cụ
thể, chi tiết và tính khả thi
3.2.2.1. Ý nghĩa của biện pháp
Việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL một cách cụ thể, chi tiết
và đảm bảo tính khả thi còn giúp cho CBQL, GV và HS chủ động
hơn trong việc tổ chức các hoạt động, trong việc phối hợp các lực
lượng tham gia, đồng thời giúp cho việc kiểm tra, đánh giá thực hiện
một cách thuận lợi.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL của tập thể và
cá nhân phải đảm bảo cụ thể, chi tiết và tính khả thi, đó là:
* Về hình thức: Kế hoạch phải có đầy đủ các phần: căn cứ

pháp lí; mục đích, yêu cầu; chuẩn bị; nội dung; tổ chức thực hiện.
* Về nội dung: Phần mục tiêu và yêu cầu phải được xác định
một cách cụ thể, đảm bảo được tính toàn diện, với 4 mục tiêu cơ bản:
đức, trí, thể, mĩ.
Phần chuẩn bị, nêu cụ thể những nội dung cần chuẩn bị đối với
GV, HS và các lực lượng tham gia phối hợp.
Phần nội dung, căn cứ vào từng chủ đề, mục tiêu, điều kiện cụ
thể để xác định nội dung và hình thức thích hợp. Cần nêu cụ thể chi
tiết các nội dung hoạt động, gắn liền với các hình thức phù hợp và
phải đảm bảo được tính hệ thống, tính đa dạng, phong phú. Đối với
những HĐGDNGLL cần có sự phối hợp, phải nêu rõ lực lượng phối
hợp, nội dung phối hợp.
Phần tổ chức thực hiện, cần đảm bảo sự phân công nhiệm vụ
cụ thể cho các lực lượng tham gia (GV, HS, các lực lượng phối hợp).
Ngoài ra, sự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch trong quá trình thực
hiện cũng là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo phù hợp với
những thay đổi trong thực tiễn.
3.2.2.4. Cách thức thực hiện biện pháp
Chỉ đạo TPTĐ cùng BCĐ HĐGDNGLL thực hiện đúng quy
trình xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL chung cho cả năm học. Nhằm
đảm bảo nội dung kế hoạch phù hợp với tình hình đặc điểm nhà

10


trường và địa phương, thể hiện rõ các mục tiêu hoạt động, nội dung
và lực lượng phối hợp trong tổ chức HĐGDNGLL.
HT cần quan tâm chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch của tổ khối,
của các lớp theo từng tháng, từng chủ đề, xây dựng kế hoạch đối với
những hoạt động cần có sự phối hợp như: hội thi, hội diễn, giao lưu...

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc xây dựng cũng
như việc thực hiện kế hoạch HĐGDNGLL của cá nhân và tập thể,
nhằm thúc đẩy, tư vấn GV trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức
HĐGDNGLL đảm bảo cụ thể, chi tiết và tính khả thi.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
CB, GV phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng kế
hoạch nói chung, cũng như việc xây dựng kế hoạch đảm bảo cụ thể,
chi tiết và tính khả thi nói riêng đối với quá trình tổ chức
HĐGDNGLL ở nhà trường.
Cần phải tìm hiểu và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sở
thích của HS, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, của CMHS để xây
dựng kế hoạch phù hợp.
3.2.3. Cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra,
đánh giá HĐGDNGLL đạt kết quả và chất lượng. Đẩy mạnh
công tác thi đua khen thưởng trong HĐGDNGLL
3.2.3.1. Ý nghĩa của biện pháp
Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong HĐGDNGLL ở
các trường tiểu học huyện Trảng Bom còn nhiều bất cập, việc kiểm
tra chủ yếu thông qua hồ sơ sổ sách, việc đánh giá hoạt động chủ yếu
dựa trên kết quả mà chưa quan tâm đánh giá tính hiệu quả và việc
thực hiện mục tiêu chung của HĐGDNGLL. Do đó để nâng cao hiệu
quả HĐGDNGLL, cần phải cải tiến nội dung, phương pháp, hình
thức kiểm tra, đánh giá HĐGDNGLL đạt kết quả và chất lượng.
Thi đua, khen thưởng là một trong những biện pháp quản lý,
điều hành nhà trường có hiệu quả, thực sự có tác dụng động viên CB,
GV, và HS hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Thay đổi từ việc coi hoạt động kiểm tra của thành viên trong
BCĐ là chủ yếu, sang việc coi trọng hoạt động tự kiểm tra, đánh giá
và kiểm tra, đánh giá chéo giữa các lớp, nhằm tạo điều kiện cho HS

được trực tiếp tham gia kiểm tra, đánh giá.
Cần chuyển việc kiểm tra theo định kì sang việc kiểm tra
thường xuyên, bằng hình thức trực tiếp tham gia hoặc quan sát các
11


hoạt động của HS, trao đổi với HS nhằm đánh giá thực chất kết quả
đạt được của HS về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Qua kiểm tra thực
hiện tốt việc thúc đẩy, tư vấn cho GV trong quá trình tổ chức
HĐGDNGLL.
Nắm bắt kết quả đạt được của HS qua HĐGDNGLL cần được
thực hiện bằng nhiều kênh thông tin (GV, HS, CMHS, các LLGD
khác). Khi đánh giá kết quả HĐGDNGLL không chỉ dừng lại ở việc
đánh giá về mặt tinh thần thái độ tham gia của HS, mà quan trọng
hơn là đánh giá được mức độ tích cực bên trong, những kết quả đạt
được về mặt kiến thức, kĩ năng, hành vi, thái độ ứng xử, những tiến
bộ cũng như những hạn chế của HS sau khi tham gia các hoạt động.
Việc đánh giá phải dựa trên hai cấp độ:
Đối với cá nhân: Đánh giá về nhận thức, về tinh thần thái độ, ý
thức trách nhiệm, tính tích cực, năng lực của cá nhân và những đóng
góp của cá nhân trong hoạt động chung của tập thể.
Đối với tập thể: Đánh giá về tinh thần tham gia của tập thể, đánh
giá về ý thức hợp tác, sự phối hợp, cộng đồng trách nhiệm của tập thể,
đánh giá công tác chuẩn bị, đánh giá về công tác tổ chức hoạt động, về
thành tích, kết quả, rút ra những ưu điểm, tồn tại khi tổ chức hoạt động.
Để đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng trong
HĐGDNGLL, HT nhà trường cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Nội dung thi đua phải gắn với việc thực hiện chủ đề HĐGDNGLL
của các tháng, với các mốc thời gian cụ thể. Lấy kết quả của công tác
kiểm tra, đánh giá làm cơ sở chính cho việc bình xét thi đua.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Từ đầu năm học, cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và
thi đua khen thưởng đối với HĐGDNGLL. Thống nhất những tiêu
chuẩn đánh giá chung cho từng hoạt động cụ thể để đảm bảo việc
kiểm tra, đánh giá chính xác, khoa học. Thống nhất những nội dung
và chỉ tiêu thi đua cũng như mức khen thưởng đối với cá nhân và tập
thể đạt thành tích trong HĐGDNGLL.
HĐGDNGLL có nội dung rất phong phú vì vậy cần có nhiều
nội dung khen thưởng, tuy nhiên, mỗi nội dung khen thưởng cần đảm
bảo thể hiện được sự nổi bật, vượt trội của HS, tránh cào bằng, khen
thưởng tràn lan gây phản tác dụng.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Khi kiểm tra, đánh giá cần xây dựng các tiêu chí cụ thể rõ ràng
cả về định tính và định lượng, tránh trường hợp đánh giá theo cảm
12


tính. Trong đánh giá cần đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống, sự
trung thực, khách quan, công bằng, tránh tình trạng nể nang, định
kiến.
Phải tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, liên tục, đồng
thời không ngừng cải tiến, đổi mới phương pháp đánh giá. Sau mỗi
lần kiểm tra cần kịp thời xây dựng báo cáo, trong đó xác định cụ thể
những bài học kinh nghiệm, giúp cho việc uốn nắn, điều chỉnh, bổ
sung trong HĐGDNGLL. Đồng thời, sau khi kiểm tra cần có những
hình thức xử lí đối với những cá nhân tập thể thực hiện chưa đạt yêu
cầu trong HĐGDNGLL.
Trong công tác thi đua, khen thưởng phải đảm bảo công khai,
công bằng, dân chủ. Việc khen thưởng, động viên, khích lệ cần thực
hiện kịp thời, thường xuyên và nhiều hình thức.

3.2.4. Trong công tác quản lý các hoạt động dạy - học, chú
trọng việc tích hợp HĐGDNGLL vào các môn học
3.2.4.1. Ý nghĩa của biện pháp
Biện pháp này nhằm thực hiện một cách đầy đủ mục tiêu và
nội dung theo quy định của HĐGDNGLL.
Tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động dạy - học trên lớp và
HĐGDNGLL. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ đổi mới nội dung,
phương pháp dạy - học, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của HS.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Trong công tác chỉ đạo hoạt động chuyên môn, luôn quan tâm
việc hướng dẫn, giúp đỡ GV trong việc tích hợp nội dung
HĐGDNGLL vào các môn học. Tùy theo nội dung từng bài học, môn
học để lựa chọn và tích hợp nội dung HĐGDNGLL một cách phù
hợp. Các môn học thích hợp cho việc tích hợp HĐGDNGLL như:
Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Kĩ thuật, Thể dục...
Trong các tiết luyện tập của tất cả các môn học, GV có thể tích
hợp nội dung HĐGDNGLL bằng cách kết hợp hướng dẫn cho HS
luyện tập để chuẩn bị cho một số HĐGDNGLL như: thi Rung
chuông vàng, thi Violympic Toán, thi vở sạch chữ đẹp, thi văn nghệ,
thi đấu thể thao...
3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Tạo điều kiện tổ chức thường xuyên các chuyên đề dạy học có
tích hợp nội dung HĐGDNGLL, nhằm giúp cho GV có điều kiện để

13


học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong việc tổ chức dạy học có tích hợp
nội dung HĐGDNGLL.

Trong công tác kiểm tra các HĐGDNGLL dạy - học, quan tâm
kiểm tra đánh giá việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, chú
ý thúc đẩy, tư vấn GV trong việc tích hợp nội dung HĐGDNGLL
nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, đồng thời thực hiện tốt mục tiêu
của HĐGDNGLL.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Việc tích hợp phải thực hiện trên cơ sở đảm bảo mục tiêu của
bài dạy và phù hợp với nội dung bài dạy, cần có sự chuẩn bị kĩ càng
của GV trong giáo án. Phải đảm bảo sự thống nhất trong tổ khối cũng
như trong chuyên môn nhà trường.
BGH cần thường xuyên quan tâm giúp đỡ, động viên GV trong
việc thực hiện công tác chuyên môn, kịp thời giúp đỡ và tạo điều kiện
cho GV trong việc tích hợp HĐGDNGLL vào các môn học.
3.2.5. Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,
nâng cao năng lực tổ chức HĐGDNGLL cho đội ngũ giáo viên
3.2.5.1. Ý nghĩa của biện pháp
Những bất cập về nội dung, hình thức và sự phối hợp trong tổ
chức HĐGDNGLL đã ảnh hưởng hạn chế đáng kể đến chất lượng và
hiệu quả của hoạt động này. Vì vậy, tăng cường công tác bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực tổ chức HĐGDNGLL cho
đội ngũ GV là một nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao chất
lượng HĐGDNGLL ở nhà trường.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
Tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn
nghiệp vụ cho GV, thực hiện tốt việc bồi dưỡng các nội dung về
HĐGDNGLL theo từng chủ đề nhằm cung cấp và nâng cao một cách hệ
thống, khoa học những kiến thức, kĩ năng cho GV trong việc tổ chức các
HĐGDNGLL. Cần chú ý tập huấn, bồi dưỡng những nội dung, hình
thức tổ chức HĐGDNGLL mà GV còn lúng túng khi thực hiện.
Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và hiệu quả công tác bồi dưỡng

thường xuyên của đội ngũ CB, GV nhà trường.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Tổ chức hiệu quả các hội thi cấp trường dành cho GV như: Hội
thi GV dạy giỏi, thi GVCN giỏi, thi GV viết chữ đẹp, thi kể chuyện
về tấm gương đạo đức Bác Hồ... Cần quan tâm lựa chọn những kiến
thức, kĩ năng về HĐGDNGLL để đưa vào nội dung các cuộc thi.
14


Quan tâm công tác chỉ đạo, xây dựng nề nếp hoạt động thư
viện - thiết bị. Huy động hiệu quả các nguồn ngân sách trong việc
mua sắm trang thiết bị, tài liệu hướng dẫn, tham khảo nhằm đảm bảo
nhu cầu học tập, nghiên cứu của GV và HS. Trang bị đầy đủ tài liệu
về HĐGDNGLL nhằm phục vụ thuận lợi cho GV trong việc học tập
và nghiên cứu.
Nội dung sinh hoạt tổ khối cần đi sâu vào việc học hỏi, trao đổi
kinh nghiệm về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hình thức, phương
pháp và tổ chức các hoạt động dạy - học và HĐGDNGLL..
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Cần phải xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cụ thể chi tiết
ngay từ đầu năm học. Thực hiện tốt việc huy động các nguồn kinh
phí nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu về kinh phí cho công tác tổ chức
tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV.
Chương trình và nội dung tập huấn, bồi dưỡng cần đảm bảo
phù hợp với yêu cầu thực tế của đơn vị, giải quyết, khắc phục được
những vấn đề nổi cộm trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
của đội ngũ GV.
3.2.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và tài
chính đảm bảo thực hiện tốt HĐGDNGLL
3.2.6.1. Ý nghĩa của biện pháp

Để tổ chức tốt HĐGDNGLL, bên cạnh các yếu về nguồn lực
con người, về nội dung và chương trình, yếu tố về CSVC, thiết bị và
tài chính cũng có vai trò quan trọng. CSVC và thiết bị là điều kiện
cần thiết, là cầu nối để GV và HS cùng nhau tham gia các hoạt động
nhắm chiếm lĩnh nội dung và thực hiện mục tiêu của HĐGDNGLL.
Tăng cường CSVC, thiết bị và tài chính cho HĐGDNGLL là nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động này.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
Trước hết cần phát huy, sử dụng có hiệu quả CSVC hiện có ở
trường như: đồ dùng dạy học, thiết bị nghe nhìn, thư viện, sân chơi,
bãi tập... Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng trang
thiết bị trong tổ chức các hoạt động.
Đẩy mạnh phong trào GV tự làm đồ dùng dạy học trong giảng
dạy và trong HĐGDNGLL. Tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí, kịp thời
giúp đỡ, động viên GV trong việc làm đồ dùng dạy học.
Với nguồn ngân sách được cấp cho các hoạt động còn hạn chế,
HT nhà trường cần phải tổ chức thực hiện tốt công tác khảo sát, đánh
15


giá các điều kiện đảm bảo cho HĐGDNGLL. Trên cơ đó, cần phải
xây dựng kế hoạch ngắn hạn cũng như kế hoạch lâu dài trong nhiều
năm đối với việc đầu tư CSVC, trang thiết bị và tài chính cho
HĐGDNGLL.
HT cần tăng cường công tác tham mưu, đề xuất với lãnh đạo
các cấp về việc quy hoạch và xây dựng những hạng mục CSVC lớn,
như: hội trường, phòng truyền thống, hồ bơi, sân bóng đá, nhà thi đấu
đa năng...
Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, vận động sự hỗ trợ,
đóng góp của các LLGD nhằm tăng cường CSVC và nguồn tài chính

cho HĐGDNGL.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia HĐGDNGLL
khi sử dụng CSVC, trang thiết bị, đảm bảo tính hiệu quả, đồng thời
có tinh thần trách nhiệm trong việc bảo quản, cất giữ. Hỗ trợ kịp thời
GV trong việc sử dụng hiệu quả các trang thiết bị trong quá trình tổ
chức các HĐGDNGLL.
Thực hiện khoa học và hợp lí việc quy hoạch khuôn viên nhà
trường, dành những khu vực phù hợp để tạo điều kiện tổ chức cho
HS tham gia lao động xây dựng: vườn cây cảnh, vườn rau, vườn cây
thuốc nam...
Trong công tác huy động các nguồn lực, cần phải xây dựng kế
hoạch cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo sự phối hợp
chặt chẽ với các LLGD, nhằm huy động tốt nhất các nguồn lực cho
HĐGDNGLL.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Trước hết, phải tổ chức khai thác, sử dụng hiệu quả các điều
kiện CSVC hiện có, biết kích thích phát huy khả năng nội lực của GV
và HS, tích cực, sáng tạo trong việc tự làm đồ dùng dạy học và sử
dụng hiệu quả CSVC cho HĐGDNGLL.
Việc tham mưu, đề xuất với các cấp lãnh đạo về xây dựng
CSVC cần phải đảm bảo tính khả thi và phù hợp với tình hình thực tế
của nhà trường, của địa phương.
3.2.7. Đẩy mạnh phối hợp giữa các LLGD trong việc tổ
chức HĐGDNGLL
3.2.7.1. Ý nghĩa của biện pháp
Quá trình giáo dục HS luôn phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa
nhà trường, gia đình và xã hội. Việc phối hợp chặt chẽ với các LLGD
16



trong và ngoài nhà trường sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp thúc đẩy
nâng cao chất lượng, hiệu quả HĐGDNGLL của nhà trường.
3.2.7.2. Nội dung của biện pháp
* Đối với các LLGD trong nhà trường
Tổ chức tốt việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL chung của
nhà trường trong năm học, nhằm đảm bảo sự thống nhất về nội dung,
hình thức tổ chức, về nội dung và lực lượng phối hợp trong tổ chức
HĐGDNGLL.
Quá trình tổ chức thực hiện HĐGDNGLL, cần xác định rõ vai
trò, trách nhiệm của tập thể, cá nhân, xây dựng quy chế phối hợp
giữa các LLGD trong nhà trường. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ,
thường xuyên và liên tục giữa TPTĐ và GVCN, giữa các GVCN
trong cùng khối lớp.
* Đối với các LLGD ngoài nhà trường
Trong công tác chỉ đạo HĐGDNGLL, cần căn cứ trên mục
tiêu, nhiệm vụ của HĐGDNGLL để xác định nội dung và lực lượng
phối hợp một cách phù hợp. Cụ thể phối hợp với các lực lượng như:
CMHS; lực lượng công an, ngành tư pháp; cơ quan y tế; hội cựu
chiến binh, cơ quan quân sự ; các đoàn thể địa phương (Đoàn thanh
niên, hội phụ nữ, hội Chữ thập đỏ, hội khuyến học...); các trung tâm,
các cơ sở, các công ty...
3.2.7.3. Cách thức thực hiện biện pháp
GVCN cần xây dựng kế hoạch kết hợp với TPT trong việc tổ
chức các HĐGDNGLL cho HS ở lớp. Mặt khác GVCN cần tổ chức
và hướng dẫn HS thực hiện tốt các nhiệm vụ mà TPTĐ phân công.
Trong công tác bố trí, sắp xếp nhân sự, cần chú ý đảm bảo sự
phối hợp chặt chẽ giữa GVCN và GV bộ môn trong các
HĐGDNGLL, tạo điều kiện về mặt thời gian để GV bộ môn tham gia
HĐGDNGLL của các lớp, nhất là các hoạt động mang tính chuyên

môn như: hát, múa, vẽ, thể thao.
Cần phân công thành viên BCĐ trực tiếp liên hệ với lực lượng
phối hợp, trao đổi, thống nhất kế hoạch tổ chức hoạt động, xác định
cụ thể mục đích, yêu cầu, nội dung và thời gian, địa điểm phối hợp.
HT và GVCN cần phải liên hệ thường xuyên với Ban đại diện
CMHS của các lớp và nhà trường, trao đổi về nội dung kế hoạch
HĐGDNGLL, bàn bạc cụ thể những nội dung phối hợp, thống nhất
nội dung tuyên truyền vận động sự tham gia và ủng hộ của CMHS

17


3.2.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Việc phối hợp trong các HĐGDNGLL phải đảm bảo tính đồng
bộ, nhất quán giữa các LLGD, tuân thủ theo các văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn của các ngành, các cấp.
Trong quá trình phối hợp, cần tạo được sự đồng thuận, chân
thành, cởi mở, chia sẻ, hợp tác giữa các lực lượng tham gia. Đòi hỏi
người HT phải thường xuyên nắm bắt các thông tin và tình hình cuộc
sống hàng ngày trên địa bàn, phải năng động sáng tạo trong công
việc, linh hoạt, khéo léo trong giao tiếp.
Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, tùy nội dung, hình thức
và quy mô tổ chức HĐGDNGLL để lựa chọn nội dung và lực lượng
phối hợp một cách linh hoạt, phù hợp, tránh sự đơn điệu hoặc ôm
đồm, máy móc.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp quản lí HĐGDNGLL ở các trường tiểu học
huyện Trảng Bom được đề xuất dựa trên việc phân tích thực trạng
HĐGDNGLL và công tác quản lí HĐGDNGLL của HT các trường
tiểu học thuộc địa bàn. Mỗi biện pháp đều có những khả năng riêng

nhất định song chúng đều có cùng mục đích là thực hiện có chất
lượng và hiệu quả các mục tiêu của HĐGDNGLL, cùng một đối
tượng tác động là phẩm chất nhân cách của người HS. Do đó các biện
pháp trên có mối quan hệ mật thiết và biện chứng, tương hỗ lẫn nhau,
thực hiện hiệu quả biện pháp này là cơ sở, điều kiện để thực hiện tốt
các biện pháp kia.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp.
Qua kết quả khảo nghiệm trên cho thấy, 7 biện pháp đề xuất
đều được đánh giá cao tính cần thiết và tính khả thi. Điều đó thể hiện
sự đồng thuận cao của các đối tượng được khảo nghiệm về tính cần
thiết và tính khả thi của 7 biện pháp mà chúng tôi đưa ra để vận dụng
vào công tác quản lí HĐGDNGLL ở trường tiểu học trên địa bàn
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Tiểu kết chương 3

18


×