MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
- Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở nước ta đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng có hiệu quả các công cụ,
chính sách tài chính, tiền tệ, đặc biệt là chính sách thu, chi ngân sách
nhà nước mới có thể quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, động
viên toàn bộ nguồn lực để phát triển KT - XH, đáp ứng yêu cầu của
công cuộc đổi mới đất nước.
- Việc quản lý nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố
Việt Trì trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập do đó, tăng cường
quản lý ngân sách nhà nước, đổi mới quản lý thu, chi ngân sách trên
địa bàn thành phố Việt Trì nhằm tăng thu ngân sách và sử dụng ngân
sách quốc gia hiệu quả là là một yêu cầu cần thiết và quan trọng để
thành phố Việt Trì thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa. Xuất phát từ lý do trên, tôi lựa chon đề tài “Tăng
cường quản lý ngân sách Nhà nước của thành phố Việt Trì, tỉnh
Phú Thọ” làm đề tài của luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu từ nguồn tài liệu sách, báo, thông tin, các
Websites liên quan đến lĩnh vực tài chính và quản lý ngân sách.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Tập trung làm rõ thực trạng quản lý ngân sách nhà
nước của thành phố Việt Trì giai đoạn 2006 - 2013 để thấy được
những thành công cũng như những tồn tại, hạn chế. Từ đó đề xuất ra
một số giải pháp giúp công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa
bàn thực sự có hiệu quả.
1
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hoá những cơ sở lý luận về quản lý ngân sách.
+ Phân tích thực trạng quản lý ngân sách nhà nước ở thành phố
Việt Trì.
+ Đề xuất một số gợi ý về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác quản lý ngân sách của thành phố Việt Trì.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản lý ngân sách của thành
phố Việt Trì.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý
ngân sách nhà nước của thành phố Việt Trì từ năm 2006 đến năm
2013.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn sử dụng phương pháp điều tra, thu thập thông tin, số
liệu; phương pháp xử lý số liệu; phương pháp tổng hợp, phân tích,
thống kê có chọn lọc kết hợp với phương pháp so sánh.
- Sử dụng các bảng biểu so sánh để làm tăng tính trực quan và sức
thuyết phục của đề tài.
6. Những kết quả dự kiến đạt được của luận văn.
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động quản lý
ngân sách nhà nước.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả của công tác quản lý
ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Việt Trì từ năm 2006 -
2012. Chỉ ra nguyên nhân, hạn chế hiệu quả của công tác quản lý
ngân sách nhà nước của thành phố Việt Trì.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 – 2015.
2
7. Cấu trúc của luận văn:
- Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về quản lý ngân sách
nhà nước.
- Chương 2. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước của thành phố
Việt Trì giai đoạn 2006 - 2012.
- Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Việt Trì.
3
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quản lý ngân sách
nhà nước.
1.1. Ngân sách nhà nước.
1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước.
1.1.1.1. Khái niệm chung về ngân sách nhà nước
Luật NSNN được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
khóa XI, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 16/12/2002 đã xác định:
NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm
để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thu
chi NSNN có thể hiểu là một kế hoạch tài chính quốc gia bao gồm
chủ yếu các khoản thu và chi của Nhà nước được mô tả dưới hình
thức cân đối bằng giá trị tiền tệ. Phần thu thể hiện các nguồn tài
chính được huy động vào NSNN; phần chi thể hiện chính sách phân
phối các nguồn tài chính đã huy động được để thực hiện mục tiêu
KT-XH. NSNN được lập và thực hiện cho một thời gian nhất định,
thường là một năm và được Quốc hội phê chuẩn thông qua.
NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Quỹ này thể hiện
lượng tiền huy động từ thu nhập quốc dân để đáp ứng cho các khoản
chi tiêu của Nhà nước, có hai mặt đó là: mặt tĩnh và mặt động. Mặt
tĩnh thể hiện các nguồn tài chính được tập trung vào NSNN mà
chúng ta có thể xác định được vào bất kỳ thời điểm nào. Mặt động
thể hiện các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với quỹ
tiền tệ tập trung vào NSNN và từ NSNN phân bổ các nguồn tài chính
cho các ngành, các lĩnh vực, các địa phương của nền kinh tế quốc
dân.
4
NSNN là một phạm trù kinh tế tài chính, được coi là một hệ
thống quan hệ kinh tế tồn tại khách quan. Hệ thống các quan hệ kinh
tế này được đặc trưng bởi quan hệ tiền tệ phát sinh trong quá trình
phân phối các nguồn tài chính và bằng các quan hệ kinh tế đó mà quỹ
tiền tệ tập trung của nhà nước được tạo lập và sử dụng. Hệ thống các
quan hệ kinh tế này được thể hiện:
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa NSNN với các quan hệ kinh tế
1.1.1.2. Khái niệm thu ngân sách nhà nước
1.1.1.3. Khái niệm chi ngân sách nhà nước
1.1.2. Vai trò của ngân sách nhà nước.
1.2. Quản lý ngân sách nhà nước.
1.2.1. Khái niệm, vai trò và chức năng của quản lý ngân sách nhà
nước.
1.2.1.1. Khái niệm quản lý ngân sách nhà nước
+ Khái niệm chung về quản lý thu NSNN
+ Khái niệm chung về quản lý chi NSNN
1.2.1.2. Vai trò và chức năng của quản lý NSNN
1.2.2. Nguyên tắc và nội dung của quản lý NSNN.
1.2.2.1. Nguyên tắc của quản lý NSNN.
5
NSNN
Khu vực
doanh nghiệp
Các tầng
lớp
dân cư
Thị trường
tài chính
Các đơn vị
HC sự nghiệp
1.2.2.2. Nội dung của quản lý NSNN.
+ Nội dung cơ bản về quản lý thu NSNN
(+) Quản lý thu thuế
(+) Quản lý thu phí, lệ phí
+ Nội dung cơ bản về quản lý chi NSNN
(+) Quản lý chi đầu tư phát triển
(+) Nội dung quản lý chi thường xuyên
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý NSNN.
1.2.3.1. Nhân tố về thể chế tài chính.
1.2.3.2. Nhân tố về bộ máy và cán bộ.
1.2.3.3. Nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập.
1.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách ở một số địa phương.
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý thu - chi NSNN huyện Hưng Hà, tỉnh
Thái Bình
1.3.2. Kinh nghiệm tăng cường, nuôi dưỡng nguồn thu thông qua
thu hút đầu tư nước ngoài tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
6
Chương 2: Thực trạng quản lý NSNN của thành phố Việt Trì
giai đoạn 2006 - 2012.
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của TP. Việt Trì.
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên và địa lý hành chính.
2.1.2. Về kinh tế - xã hội.
Trong những năm qua, nền kinh tế của thành phố Việt Trì tiếp tục
tăng trưởng cao giai đoạn 2006 - 2013 GDP tăng bình quân 13,6%.
Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố thể hiện nền
kinh tế đang từng bước đi vào khai thác các lợi thế so sánh của trung
tâm đô thị vùng.
Bảng 2.1: Dân số và lao động TP. Việt Trì giai đoạn 2006 – 2013
S
TT
CHỈ TIÊU
Đơn
vị
Kết quả thực hiện giai đoạn 2006 - 2013
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
I Tổng dân số
1.000
người
176,5
179,
2
182,3 184,8 185,5
189,
8
192,5 193,9
II Lao động
1
Tổng số lao động
đang làm việc
1.000
người
92,8 93,6 94,3 95,0 99,7
102,
0
103,1
104,
3
Trong đó: Công nghiệp
- xây dựng
1.000
người
29,5 30,7 31,6 32,6 39,9 42,7 43,8 45,2
- Dịch vụ
1.000
người
30,3 30,5 31 31,3 31,5 31,9 32,1 32,8
- Nông lâm - thuỷ sản
1.000
người
33 32,4 31,7 31,1 28,3 27,4 27,2 26,8
2 Cơ cấu lao động % 100 100 100 100 100 100 100 100
Trong đó: Công nghiệp
- xây dựng
% 32 33 34 34 40 42 43 44
- Dịch vụ % 33 33 33 33 32 31 31 31
- Nông lâm - thuỷ sản % 36 35 34 33 28 27 26 25
Nguồn:Báo cáo kinh tế xã hội TP. Việt Trì giai đoạn 2006 –2013
7
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất và cơ cấu phân tích theo ngành giai
đoạn 2006 - 2013 của thành phố Việt Trì (theo giá cố định 1994)
S
CHỈ TIÊU
Đơn vị
tính
Kết quả thực hiện giai đoạn 2006 - 2013
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
1 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 5.275,0 6.431,6 7.271,0 7.659,6 8.592,2 9.337,9 9.138,4 9.829,6
1.1
GTSX công nghiệp -
xây dựng
Tỷ đồng 4.205,0 5.256,0 5.911,0 6.478,0 7.228,0 7.801,1 7.390,3 7.884,0
1.2 Thương mại - dịch vụ Tỷ đồng 962,6 1.050,7 1.240,3 1.052,5 1.237,6 1.410,0 1.626,0 1.824,7
2.3
Giá trị sx nông - lâm -
thuỷ sản
Tỷ đồng 107,4 124,9 119,7 129,1 126,6 126,8 122,1 120,9
2 Cơ cấu % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
2.1
Công nghiệp - xây
dựng
% 79,7 81,7 81,3 84,6 84,1 83,5 80,9 80,2
2.2 Thương mại - dịch vụ % 18,2 16,3 17,1 13,7 14,4 15,1 17,8 18,6
2.3 Nông lâm - thuỷ sản % 2,0 1,9 1,6 1,7 1,5 1,4 1,3 1,2
Nguồn:Báo cáo tình hình phát triển kinh tế- xã hội 2006-2013 của
TP Việt Trì
Trong thời gian qua, thành phố đã huy động các nguồn lực để phát
triển KT - XH, nhất là huy động các nguồn lực xây dựng hạ tầng đô
thị và hạ tầng kinh tế - xã hội đạt kết quả khá. Công tác xây dựng và
quản lý đô thị, phong trào xây dựng đô thị xanh - sạch - đẹp dần đi
vào nề nếp.
- Thành phố bước đầu đáp ứng yêu cầu là trung tâm một số ngành
đào tạo văn hóa, thể thao của vùng; Chất lượng giáo dục - đào tạo đ-
ược nâng lên; Hoạt động văn hoá - thông tin - thể thao, y tế, chăm sóc
và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và thực hiện các chính sách xã hội được
thực hiện kịp thời, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân
lực, ổn định xã hội, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
8
- Công tác quốc phòng - an ninh được thực hiện tốt, góp phần
quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội,
tạo điều kiện thuận lợi cho KT - XH hội phát triển.
Trong cơ cấu kinh tế của thành phố Việt Trì thì giá trị sản xuất của
ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%). Tính
theo giá cố định năm 1994, tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp -
xây dựng thành phố Việt Trì đạt 7.958,4 tỷ đồng (năm 2013), trong
đó công nghiệp là 6.416,4 tỷ đồng, xây dựng 1.542 tỷ đồng (xem biểu
2.3).
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng ngành công
nghiệp - xây dựng thành phố Việt Trì (giá cố định 1994)
S
CHỈ TIÊU
Đơn vị
tính
Kết quả thực hiện giai đoạn 2006 - 2012
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
1
GTSX công nghiệp -
xây dựng
Tỷ
đồng
4.205,0 5.256,0 5.911,0 6.478,0 7.228,0 7.801,1 7.390,3 7.958,4
Tăng trưởng % 100,0 125,0 112,5 109,6 111,6 107,9 94,7 107,7
1.1 GTSX công nghiệp
Tỷ
đồng
3.564,5 4.298,2 4.839,1 5.385,4 6.116,0 6.600,1 5.995,3 6.416,4
Tăng trưởng % 100,0 120,6 112,6 111,3 113,6 107,9 90,8 107,0
1.2 GTSX xây dựng
Tỷ
đồng
640 958 1.072 1.093 1.112 1.201 1.395 1.542
Tăng trưởng % 100,0 149,7 111,9 102,0 101,7 108,0 116,2 110,5
2
Cơ cấu ngành công
nghiệp - xây dựng
% 100 100 100 100 100 100 100 100
2.1 Công nghiệp % 85 82 82 83 85 85 81 81
2.2 Xây dựng % 15 18 18 17 15 15 19 19
Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển KT - XH 2006 - 2013 của TP.
Việt Trì
9
Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự phát triển một cách toàn
diện của thành phố Việt trì hiện nay thì vẫn chưa đáp ứng. Công tác
quản lý thu, chi NSNN trên địa còn hạn chế, khả năng tích luỹ từ nội
bộ thành phố vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới.
2.2. Thực trạng công tác quản lý NSNN TP. Việt Trì giai đoạn
2006 – 2013
2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nước của
thành phố Việt Trì
2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý NSNN trên địa bàn TP.
Việt Trì
2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý NSNN của thành phố Việt
Trì.
2.2.2. Thực trạng thu NSNN
2.2.2.1. Giá trị nguồn thu NSNN của thành phố Việt Trì
Kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và trên
địa bàn thành phố Việt Trì thể hiện qua biểu 2.4.
10
Biểu 2.4: Thu NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và thành phố
Việt Trì (Theo giá cố định 1994).
Đơn vị tính: triệu đồng
S
TT
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Ước thực
hiện 2013
I Thu NSNN
1
Thu NSNN trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ
763.724 994.072 1.268.778 1.446.521 1.741.288 3.068.193 2.507.672 2.043.546
2
Thu NSNN trên địa bàn
TP Việt Trì
504.182 546.640 867.861 1.042.475 1.296.183 1.703.975 1.097.450 882.218
3
Cơ cấu Thu NSNN trên
địa bàn thành phố so với
toàn tỉnh
66% 55% 68% 72% 74% 56% 44% 35%
4
Tốc độ tăng trưởng
nguồn thu NSNN trên
địa bàn thành phố Việt
Trì
100% 108% 159% 120% 124% 131% 64% 80%
II
Số thu trên địa bàn
thành phố Việt Trì
1
Số thu trên địa bàn TP
do Cục thuế tỉnh thu
389.833 403.681 691.338 829.583 982.816 1.242.738 621.205 492.184
2
Số thu do thành phố
được phân cấp thu
114.349 142.959 176.523 212.892 313.367 461.237 476.245 390.034
3
Cơ cấu số thu trên địa
bàn do thành phố thực
hiện thu (TP được phân
cấp thu) so với tổng thu
NSNN
23% 26% 20% 20% 24% 27% 43% 44%
Số liệu biểu 2.4 cho thấy, tổng thu NSNN trên địa bàn thành phố
chiếm tỷ trong lớn so với toàn tỉnh và có xu hướng tỷ trọng tăng dần.
Số thu thành phố được phân cấp thu ngân sách đạt thấp (dưới
50%) trong tổng số thu trên địa bàn. Đến nay, thành phố vẫn không
tự cân đối được ngân sách để chi thường xuyên và chi cho đầu tư
phát triển; hàng năm thành phố phải nhận trợ cấp từ ngân sách tỉnh để
chi thường xuyên.
11
Bảng 2.5: Tổng hợp thu ngân sách trên địa bàn thành phố theo
từng lĩnh vực (phần do TP thực hiện thu theo phân cấp)
Đơn vị tính: Triệu đồng
S
TT
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Ước thực
hiện 2013
Tổng thu NSNN trên
địa bàn (1+2+3+4)
192.21
8
243.389 300.919 356.453
463.94
1
879.84
1
1.097.45
0
882.218
Tăng trưởng 100% 126,6% 123,6% 118,5% 130,2% 189,6% 124,7% 80,9%
1
Thu NS được hưởng
theo phân cấp
114.349 142.959 176.523 212.892 313.367 386.882 402.419 390.034
Tăng trưởng 100% 125,0% 123,5% 120,6% 147,2% 123,5% 104,0% 98,3%
2
Các khoản thu để lại chi
quản lý qua NSNN
1.389 11.995 35.646 29.147 27.516 11.095 11.515 42.000
3
Thu bổ sung từ NS cấp
trên
62.680 82.212 83.938 103.767 118.785 319.827 502.548 354.489
4 Thu kết dư ngân sách TP 13.800 6.223 4.812 10.647 4.273
5
Thu chuyển nguồn ngân
sách TP
162.037 180.968 95.695
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách Thành phố Việt Trì từ năm
2006 đến 2012 và Báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngân sách 2013.
Từ số liệu Biểu 2.5, cho thấy tổng thu NSNN trên địa bàn thành phố
Việt Trì ngày một tăng, nhất là năm 2011 tăng trưởng đạt 89,6%.
2.2.2.2. Cơ cấu các khoản thu NSNN của thành phố Việt Trì.
Trong tổng thu NSNN trên địa bàn thành phố thì khoản thu ngân
sách được hưởng theo phân cấp chiếm tỷ trọng lớn nhất, nó bao gồm 9
khoản mục thu (xem biểu 2.6).
Bảng 2.6: Giá trị các khoản thu NSNN trên địa bàn TP. Việt Trì
12
Đơn vị tính: triệu đồng
S
TT
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Ước thực
hiện 2013
Tổng thu NSNN trên địa
bàn(I + II + III + IV + V) 192.218 243.389 300.919 356.453 463.941 879.842 1.097.450 882.218
I Thu cân đối NSNN
114.34
9
142.95
9
176.52
3 212.892 313.367 314.354 329.575 390.034
1
Thu từ khu vực kinh tế
NQD 61.753 63.759 67.871 72.907 77.802 96.362 115.668 147.000
2 Lệ phí trước bạ 2.332 2.259 21.751 30.494 42.634 55.527 58.646 68.000
3
Thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp 3.180 4.758 5.424 7.347 6.267 7.305 2.901 2.500
4
Thu cho thuê mặt đất, mặt
nước 8.898 14.734 16.372 16.420 17.884 1.747 2.169 23.000
5 Thu phí và lệ phí 2.022 3.699 3.110 6.545 5.591 3.443 2.773 2.634
6 Thuế thu nhập cá nhân 2.392 3.896 5.457 4.646 7.152 8.270 8.264 8.500
7 Thu quỹ đất công ích 1.413 2.764 3.970 1.482 1.297 1.133 1.177 1.400
8 Thu khác 10.249 9.379 6.994 2.574 3.685 3.589 5.143 5.000
9 Thu tiền sử dụng đất 22.110 37.711 45.574 70.477 151.055 136.978 132.834 132.000
II
Các khoản thu để lại chi
quản lý qua NSNN 1.389 11.995 35.646 29.147 27.516 83.624 84.359 42.000
III
Thu bổ sung từ NS cấp
trên 62.680 82.212 83.938 103.767 118.785 319.827 502.548 354.489
Bổ sung cân đối NS 32.591 28.548 22.000 27.390 22.978 108.250 145.499 214.489
Bổ sung có mục tiêu 30.089 53.664 61.938 76.377 95.807 211.577 357.049 140.000
IV Thu kết dư ngân sách TP 13.800 6.223 4.812 10.647 4.273
V
Thu chuyển nguồn ngân
sách TP 162.037 180.968 95.695
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách Thành phố Việt Trì từ năm
2006 đến 2012 và Báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngân sách 2013.
Bảng 2.7. Cơ cấu các khoản thu cân đối ngân sách nhà nước
13
Đơn vị tính: %
S
TT
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Ước thực
hiện 2013
I Thu cân đối NSNN 100 100 100 100 100 100 100 100
1 Thu từ khu vực kinh tế NQD 54 45 38 34 25 31 35 38
2 Lệ phí trước bạ 2 2 12 14 14 18 18 17
3
Thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp
3 3 3 3 2 2 1 1
4 Thu cho thuê mặt đất, mặt nước 8 10 9 8 6 1 1 6
5 Thu phí và lệ phí 2 3 2 3 2 1 1 1
6 Thuế thu nhập cá nhân 2 3 3 2 2 3 3 2
7 Thu quỹ đất công ích 1 2 2 1 0 0 0 0
8 Thu khác 9 7 4 1 1 1 2 1
9
Thu tiền sử dụng đất (để đầu tư
xây dựng hạ tầng)
19 26 26 33 48 44 40 34
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách Thành phố Việt Trì từ năm
2006 đến 2012 và Báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngân sách 2013.
Số liệu ở các biểu 2.6, biểu 2.7 nêu trên cho thấy:
Nguồn thu của ngân sách thành phố tương đối ổn định, tuy nhiên
cơ cấu nguồn thu chưa thật sự vững chắc, còn phụ thuộc rất lớn vào
phân cấp của tỉnh. Từ năm 2008 trở lại đây để thực hiện ý kiến của
Tỉnh ủy phải đảm bảo ngân sách thành phố tự cân đối nên tỉnh đã
phân cấp thêm nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh về Chi cục thuế
quản lý thu thuế nên đã tạo thuận lợi nhất định cho thành phố trong
việc chủ động cân đối, điều hành ngân sách.
14
2.2.3. Thực trạng chi ngân sách nhà nước
2.2.3.1. Giá trị các khoản chi ngân sách của thành phố Việt Trì
Chi ngân sách thành phố những năm qua đã tập trung vào nhiệm
vụ chi đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu các khoản chi sự nghiệp
trên các lĩnh vực, chi cho bộ máy quản lý hành chính, đảm bảo an
ninh quốc phòng và bổ sung cân đối ngân sách xã, phường. Điều này
phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố.
Bảng 2.8: Tổng hợp chi ngân sách thành phố Việt Trì(2006-2013)
Đơn vị tính: Triệu đồng
S
TT
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Ước thực
hiện 2013
Tổng chi ngân sách địa
phương (1 + 2 +3 +4)
128.18
6
220.873
244.69
0
297.522
476.51
6
879.842
1.097.45
0
882.218
Tăng trưởng 100% 172% 111% 122% 160% 185% 125% 80%
1 Chi cân đối NSĐP 83.321 152.266 180.611 191.315 265.022 485.376 658.144 511.516
Tăng trưởng 100 183 119 106 139 183 136 78%
2
Chi các nhiệm vụ đã phân bổ
vốn từ năm trước
4.778 8.060 10.134 13.493 45.270 180.968 95.695 94.183
Tăng trưởng 100% 169% 126% 133% 336% 400% 53% 98%
3
Chi chương trình mục tiêu từ
nguồn ngân sách cấp trên
28.092 24.900 28.338 28.862 33.817 117.803 247.770 276.519
Tăng trưởng 100% 89% 114% 102% 117% 348% 210% 112%
4 Chuyển nguồn sang năm sau 11.995 35.647 25.607 63.852 132.407 95.695 95.841
Tăng trưởng 100% 297% 72% 249% 207% 72% 100% 0%
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách Thành phố Việt Trì từ năm
2006 đến 2012 và Báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngân sách 2013.
2.2.3.2. Cơ cấu các khoản chi NSNN tại thành phố Việt Trì
Bảng 2.9: Quyết toán chi ngân sách thành phố Việt Trì
(2006-2012)
15
Đơn vị tính: Triệu đồng
S
TT
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Tổng chi ngân sách địa phương
(A+B+C+D)
128.18
6
220.873 244.690 297.522 476.516 879.842 1.097.450
A Chi cân đối NSĐP 83.321 152.266 180.611 191.315 265.022 467.746 712.146
1 Chi đầu tư phát triển 13.035 27.576 50.545 46.172 63.777 179.072 275.974
2 Chi thường xuyên 70.286 124.690 130.066 145.143 201.245 288.674 436.172
2.1 Chi thực hiện cải cách tiền lương 18.607 16.540 13.535 10.998 13.402
2.2 Chi sự nghiệp kinh tế 8.307 10.976 12.496 18.892 23.189 27.202 40.999
2.3 Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 28.197 63.534 65.829 77.394 97.058 135.741 199.351
2.4 Chi sự nghiệp y tế 82 270 107 63 96 400 384
2.5
Chi sự nghiệp Văn hóa thông tin,
Truyền thanh, Thể thao
1.322 1.248 1.330 2.563 3.118 5.958 12.136
2.6 Chi đảm bảo xã hội 483 1.145 4.980 5.341 5.843 16.471 21.468
2.7 Chi quản lý hành chính 7.046 12.307 12.738 13.863 21.618 71.662 97.873
2.8 Chi An ninh quốc phòng 640 1.851 1.504 1.713 2.026 5.242 8.756
2.9 Chi khác ngân sách 1.340 2.949 1.508 1.489 1.771 1.417 26.629
2.10 Bổ sung cân đối NS xã, phường 4.344 13.870 16.039 12.827 33.124 24.581 28.576
B
Chi các nhiệm vụ đã phân bổ
vốn từ năm trước
4.778 8.060 10.134 13.493 45.270 153.238 180.968
C
Chi chương trình mục tiêu từ
nguồn ngân sách cấp trên
28.092 24.900 28.338 28.862 33.817 77.890 108.641
D Chuyển nguồn sang năm sau 11.995 35.647 25.607 63.852 132.407 180.968 95.695
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách TP. Việt Trì từ năm 2006 – 2012
Qua các biểu 2.8 và biểu 2.9 ta thấy chi ngân sách thành phố trên
các lĩnh vực qua các năm không ngừng tăng lên, nhất là từ năm 2008
trở lại đây khi tỉnh tăng cường phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách
thành phố.
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý NSNN ở tp. Việt Trì
giai đoạn 2006 - 2012.
2.3.1. Kết quả đạt được về quản lý thu, chi NSNN
16
2.3.1.1. Kết quả đạt được về quản lý thu NSNN
2.3.1.2.Kết quả đạt được về quản lý chi NSNN của thành phố Việt
Trì giai đoạn 2006-2012.
2.3.2. Những hạn chế, yếu kém trong quản lý thu, chi NSNN
giai đoạn 2006 - 2012.
2.3.2.1. Hạn chế, yếu kém về quản lý thu NSNN
2.3.2.2. Tồn tại, yếu kém về quản lý chi NSNN
* Đối với quản lý chi đầu tư phát triển
* Đối với quản lý chi thường xuyên
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém về quản lý
thu, chi NSNN
2.3.3.1. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém về quản lý thu NSNN
* Đối vối công tác quản lý thu thuế
* Đối với công tác quản lý thu phí, lệ phí
2.3.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém về quản lý chi
NSNN
* Đối với quản lý chi đầu tư
* Đối với công tác quản lý chi thường xuyên
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ
3.1. Quan điểm
Quá trình phát triển đi lên của thành phố Việt Trì trong những
năm tới đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý thu,
chi NSNN của thành phố để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển
KT-XH của thành phố đến năm 2015.
17
3.2. Phương hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác
quản lý NSNN TP Việt Trì
3.2.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả công tác quản lý
NSNN trên địa bàn thành phố Việt Trì:
Để xây dựng được một NSNN lành mạnh, cân đối, vững chắc, tích
cực, việc hoàn thiện quản lý NSNN phải theo hướng củng cố kỷ luật
tài chính, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tiền của nhà nước, tăng tích luỹ
đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH, nâng cao đời sống nhân dân
đảm bảo an ninh - quốc phòng và thực hiện công bằng xã hội theo
các hướng cơ bản.
3.2.2. Mục tiêu quản lý NSNN trên địa bàn TP Việt Trì trong
thời gian tới.
Quản lý NSNN là mối quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và
của mọi cấp, mọi ngành, với mục tiêu là đảm bảo mọi hoạt động thu -
chi NSNN theo đúng chế độ, phù hợp với đường lối phát triển của
Đảng về kinh tế và Ngân sách. Để phù hợp với điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế, nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển
kinh tế- xã hội của tỉnh như Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII
(nhiệm kỳ 2011-2015) và Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội 5
năm giai đoạn 2011-2015 đã được HĐND tỉnh thông qua là “Nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; tăng cường
hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp; phát huy dân chủ
và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự
an toàn xã hội. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, lợi
thế của tỉnh; tập trung thực hiện 3 khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ
tầng then chốt, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển du lịch để kinh
tế phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân, sớm đưa Phú Thọ ra khỏi tỉnh nghèo, tạo nền tảng
18
đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp”.
3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý NSNN
của TP Việt Trì
3.3.1. Nhóm giải pháp quản lý thu ngân sách nhà nước
3.3.1.1. Nhóm giải pháp về quản lý thu thuế
Để nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế có hiệu quả cần thực hiện
tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, Đổi mới cơ chế quản lý thu thuế
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp
thuế
Thứ ba, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thuế, kiên
quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
Thứ tư, Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý thu
thuế
Thứ năm, Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
quản lý thu thuế nhằm nâng cao hiệu quả công tác thuế
Thứ sáu, Mở rộng công tác ủy nhiệm thu thuế cho các xã, phường
nhằm tăng cường trách nhiệm của địa phương trong công tác thuế,
chống thất thu và giảm chi phí quản lý thu thuế
Thứ bảy, Nuôi dưỡng và mở rộng nguồn thu trên địa bàn
Thứ tám, Tăng cường vai trò lãnh đạo của Thành ủy, UBND
thành phố đối với ngành thuế; xây dựng, củng cố mối quan hệ giữa
ngành thuế với các ngành có liên quan và với UBND các xã, phường
3.3.1.2. Các biện pháp quản lý thu ngoài thuế
- Đối với các xã, phường
- Thành phố
- Ngành tài chính cần phối hợp với các ngành có liên quan để
quản lý tốt các khoản thu ngoài thuế.
19
- Đối với tiền sử dụng đất, tiền cho thuê mặt đất, mặt nước
3.3.2. Nhóm giải pháp quản lý chi ngân sách nhà nước
3.3.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư phát triển
Để nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư cần tập trung thực hiện
một số giải pháp sau:
Thứ nhất, việc xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm phải tuân thủ
chặt chẽ quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.
Thứ hai, cần tập trung rà soát đánh giá hiệu quả đầu tư ở giai
đoạn vừa qua, nhất là đánh giá các công trình thuộc các chương trình
KT - XH của thành phố.
Thứ ba, tập trung chấn chỉnh và nâng cao chất lượng các đơn vị
thực hiện công tác tư vấn trong tất cả các khâu.
Thứ tư, nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án.
Thứ năm, nâng cao năng lực của các Ban quản lý dự án và các
Chủ đầu tư theo đúng Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của
Chính phủ để đảm đương được nhiệm vụ.
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong thủ tục đầu
tư, ban hành quy trình công tác của các cơ quan chuyên môn của
UBND thành phố.
Thứ bảy, chấp hành nghiêm túc Luật đấu thầu và các văn bản
hướng dẫn thực hiện.
Thứ tám, thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra đối
với công tác đầu tư và xây dựng để kịp thời phát hiện sai phạm, tham
mưu cho người có thẩm quyền xử lý kiên quyết những sai phạm, tiến
hành thu hồi nộp vào ngân sách các khoản tiền vi phạm.
Thứ chín, thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về công tác
giám sát, đánh giá đầu tư. Công tác giám sát, đánh giá đầu tư là
nhiệm vụ quan trọng được quy định tại Nghị định 07/2003/NĐ-CP
20
ngày 30/1/2003, Chỉ thị số 29/2003/CT-CP của Thủ tướng chính phủ.
Tăng cường công tác giám sát cộng đồng theo Quyết định
80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ mười, thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
3.2.2.2. Giải pháp quản lý chi thường xuyên
Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác lập, quyết định và phân
bổ dự toán ngân sách của các đơn vị thụ hưởng ngân sách, cơ quan
tài chính, HĐND và UBND thành phố.
Thứ hai, thành phố cần phải tiến hành soát xét lại hệ thống các
định mức sử dụng ngân sách hiện hành.
Thứ ba, thay đổi phương thức thực hiện, quản lý đối với một số
khoản chi thường xuyên lớn, cụ thể là đối với khoản chi SNKT.
Thứ tư, thực hiện nghiêm quy định của Luật phòng chống tham
nhũng, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các văn bản dưới
luật, đặc biệt là tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả Chương trình
thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí do UBND thành
phố ban hành.
Thứ năm, triển khai thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP của
Thủ tướng Chính phủ về “Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với
các cơ quan nhà nước” đối với tất cả các đơn vị trực thuộc thành phố,
kể cả các đơn vị thuộc khối Đảng, Đoàn thể.
Thứ sáu, triển khai thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
theo nghị định 43/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ đối với các
đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố.
3.3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi ngân sách
của KBNN
21
3.3.2.4. Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy và sự điều hành
của UBND thành phố Việt Trì đối với quản lý chi NSNN
3.3.2.5. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan tài
chính, thuế, kho bạc Nhà nước và các cơ quan liên quan trong công
tác quản lý ngân sách
3.3.3. Nhóm các giải pháp khác
3.3.3.1. Tăng cường công tác công tác thanh tra, kiểm tra trong
lĩnh vực tài chính, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp
vi phạm
3.3.3.2. Thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính các cấp
3.3.3.3. Hoàn thiện công nghệ thông tin trong quản lý NSNN.
3.3.3.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý NSNN.
KẾT LUẬN
Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính quan trọng để nhà nước
quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
hướng tới tăng trưởng, phát triển và thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, cho đến nay việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa
bàn thành phố Việt Trì cũng còn một số hạn chế, tồn tại. Những tồn
tại, hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng
22
chủ yếu là do hệ thống cơ chế, chính sách và quản lý NSNN chưa
hoàn chỉnh, trình độ quản lý của cán bộ ngành tài chính còn nhiều
hạn chế bất cập nhất là cán bộ tài chính cấp cơ sở. Sự phối hợp giữa
các cơ quan chức năng trong quản lý NSNN nhiều khi chưa đồng bộ.
Hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của
thành phố Việt Trì hiện nay là một yêu cầu cấp thiết có tính khách
quan. Cụ thể, luận văn đã đưa ra một số nhóm giải pháp, đó là:
- Nhóm giải pháp tăng thu NSNN.
- Nhóm giải pháp giám sát chi NSNN.
- Nhóm các giải pháp khác.
Thời gian tới, để tăng cường quản lý NSNN, làm cho ngân sách
trở thành công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tác giả xin đưa
ra một số kiến nghị như sau:
1. Đối với cấp Trung ương và cấp tỉnh:
- Kiến nghị Tỉnh và Bộ Tài chính xóa bỏ những văn bản chế độ đã
lỗi thời không phù hợp với thực tế, ban hành các định mức, chế độ tài
chính mới.
- Kiến nghị Chính phủ và UBND Tỉnh tiếp tục ban hành hệ thống
các văn bản hoàn thiện cơ chế khoán biên chế và khoán chi hành
chính này cũng như ban hành các văn bản quy định các tiêu chí để
đánh giá, lượng hóa mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị
nhận khoán vì đây là căn cứ để các đơn vị này xây dựng các định
mức công việc nội bộ, phục vụ cho việc đánh giá mức độ hoàn thành
nhiệm vụ của cán bộ, công chức.
- Kiến nghị UBND tỉnh ban hành văn bản điều chỉnh một số định
mức chi tiêu đã lạc hậu như chế độ đi phép, công tác phí, chế độ đi
học…; nghiên cứu tăng định mức chi hành chính do thực tế là đã qua
23
nhiều lần thực hiện cải cách tiền lương nhưng định mức chi hành
chính tăng không đáng kể.
2. Đối với UBND thành phố Việt Trì:
- Cần tăng cường quản lý khai thác tốt nguồn thu, quản lý chặt chẽ
mọi khoản chi NSNN.
- Tiếp tục hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý NSNN.
- Đổi mới công tác tổ chức và cán bộ để đồng bộ với việc đổi mới
cơ cấu tài chính, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tài chính.
- Nâng cao năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ.
Ủy ban nhân dân thành phố, các cấp, các ngành chức năng, các tổ
chức chính trị - xã hội từ thành phố cho đến xã phường cần phải quan
tâm đúng mức và coi công tác quản lý ngân sách nhà nước là trách
nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm của mình chứ không riêng gì các cơ
quan tài chính./.
24