Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Phông ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc mỹ và tay sai ở miền nam việt nam – nguồn sử liệu về tội ác của đế quốc mỹ trong kháng chiến chống mỹ từ 1956 – 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.41 KB, 106 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
A. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................................5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................................5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................6
7. Bố cục của Khóa luận........................................................................................................7

B. PHẦN NỘI DUNG......................................................................................9
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÔNG ỦY BAN TỐ CÁO TỘI ÁC
CHIẾN TRANH CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀ TAY SAI Ở MIỀN NAM
VIỆT NAM.......................................................................................................9
1.1. Bối cảnh lịch sử ở Việt Nam sau năm 1954....................................................................9
Tình hình miền Bắc sau năm 1954........................................................................................9
Tình hình miền Nam sau năm 1954....................................................................................10
1.2 Những chính sách của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam...........................11
1.2.1 Chính sách của Mỹ trong chiến tranh đơn phương...................................................11
1.2.2 Chính sách của đế quốc Mỹ trong Chiến tranh Đặc biệt ở miền Nam Việt Nam (1961
– 1965)...............................................................................................................................12
1.2.3 Chính sách của Mỹ trong chiến tranh Cục bộ ở miền Nam Việt Nam (1965 – 1968). 13
1.2.4 Chính sách của Mỹ trong chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh................................13
1.3 Sự ra đời và hoạt động của Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai
ở miền Nam Việt Nam........................................................................................................14
1.3.1 Sự ra đời của Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam
Việt Nam.............................................................................................................................14
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ.................................................................................................15
1.4 Thành phần, đặc điểm, nội dung Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc
Mỹ và tay sai.......................................................................................................................17




1.4.1 Khái quát lịch sử Phông lưu trữ Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và
tay sai.................................................................................................................................17
1.4.2 Thành phần tài liệu....................................................................................................18
1.4.3 Đặc điểm tài liệu Phông lưu trữ Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và
tay sai ở miền Nam Việt Nam.............................................................................................21
1.4.3.1 Về thể thức văn bản................................................................................................21
1.4.3.2 Hình thức và ngôn ngữ trong tài liệu......................................................................25
1.4.3.3 Tình trạng vật lý của tài liệu....................................................................................27
1.4.3.4 Nội dung của tài liệu...............................................................................................28

Chương 2: GIÁ TRỊ SỬ LIỆU CỦA PHÔNG PHÔNG ỦY BAN............31
TỐ CÁO TỘI ÁC CHIẾN TRANH CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀ TAY SAI31
Ở MIỀN NAM VIỆT NAM..........................................................................31
2.1 Tội ác của Mỹ Ngụy về lập ấp chiến lược......................................................................31
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm Ấp chiến lược...........................................................................31
2.1.1.1 Khái niệm................................................................................................................31
2.1.1.2 Đặc điểm của Ấp chiến lược...................................................................................32
2.1.2 Những tội ác của đế quốc Mỹ và tay sai trong âm mưu lập ấp chiến lược đối với nhân
dân miền Nam Việt Nam....................................................................................................33
2.2 Tội ác của Mỹ - Ngụy đối với đồng bào tôn giáo...........................................................37
2.2.1 Đặc điểm tôn giáo ở miền Nam Việt Nam.................................................................37
2.2.2 Tội ác của đế Quốc Mỹ và tay sai đối với đồng bào tôn giáo ở miền Nam Việt Nam. 39
2.2.2.1 Tội ác của Mỹ ép đồng bào di cư.............................................................................39
2.2.2.2 Bao vây các nhà thờ, khủng bố, giết hại, hãm hiếp các đồng bào tôn giáo.............43
2.3 Tội ác của Mỹ - Ngụy về dùng chất độc hóa học hủy diệt môi trường sống..................45
2.3.1 Các loại chất độc hóa học mà đế Quốc Mỹ đã sử dụng ở Việt Nam..........................46
2.3.1.1 Phân loại các chất độc hóa học chiến tranh............................................................46
2.3.1.2 Các chất độc hóa học và hơi độc............................................................................47

2.3.1.3 Các loại phương tiện chiến tranh............................................................................49
2.3.2 Những tác hại của chất độc hóa học do Mỹ gây ra....................................................49
2.4 Tội ác của Mỹ - Ngụy đối với phụ nữ và trẻ em.............................................................54
2.5 Hậu quả các vụ thảm sát lớn do Mỹ - Ngụy gây ra........................................................59


Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU
LƯU TRỮ CỦA PHÔNG ỦY BAN TỐ CÁO TỘI ÁC CHIẾN TRANH
CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀ TAY SAI Ở MIỀN NAM VIỆT NAM.............65
3.1 Nhận xét, đánh giá giá trị tài liệu Phông lưu trữ Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế
quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam..........................................................................65
3.1.1 Về thể thức................................................................................................................65
3.1.2 Về hình thức..............................................................................................................66
3.1.3 Về tình trạng vật lý.....................................................................................................66
3.1.4 Về giá trị nội dung......................................................................................................66
3.1.4.1 Tài liệu lưu trữ Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh tái hiện lại một cách đầy đủ,
chân thực và khách quan nhất toàn bộ tội ác của đế quốc Mỹ và tay sai...........................67
3.1.4.2 Tài liệu lưu trữ Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh là nguồn sử liệu quý giá để
phục vụ nghiên cứu lịch sử.................................................................................................68
3.1.4.3 Tài liệu lưu trữ Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh giúp giải quyết các vấn đề xã
hội, khắc phục hậu quả sau chiến tranh.............................................................................71
3.1.4.4 Tài liệu lưu trữ Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh là những bằng chứng đanh
thép nhất để tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ trước Tòa án Quốc tế......................................72
3.1.5 Tình hình khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh
của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam..............................................................74
3.2 Giải pháp để phát huy giá trị tài liệu lưu trữ Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của
đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam.....................................................................78
3.2.1 Tăng cường công tác bảo quản đối với Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế
quốc Mỹ và tay sai..............................................................................................................78
3.2.2 Đổi mới công tác phục vụ độc giả đến khai thác tài liệu............................................79

3.2.3 Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cần phải đa dạng hóa các hình thức khai thác sử dụng
tài liệu lưu trữ.....................................................................................................................82
3.2.4 Xây dựng các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III thành các điểm đến của khách du lịch 85
3.2.5 Nâng cao nhận thức về giá trị của tài liệu lưu trữ......................................................88
3.2.6 Tuyên truyền về vai trò của công tác lưu trữ và giá trị của tài liệu lưu trữ đối với quần
chúng nhân dân..................................................................................................................89

C. KẾT LUẬN...............................................................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................95


D. PHỤ LỤC....................................................................................................1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ
nước, đã tạo nên những trang sử hào hùng, vẻ vang. Chiến tranh kết thúc, hòa
bình lập lại, toàn dân tộc bước vào trang sử mới. Song quá khứ của cha ông
để lại đã thực sự hun đúc cho chúng ta những kinh nghiệm, bài học đáng quý,
còn vẹn nguyên theo tháng năm. Và để lưu giữ những điều đó, chúng ta phải
nhờ đến Tài liệu lưu trữ, một nguồn thông tin mang tính chính xác, chân thực
để tái hiện lịch sử dân tộc, giúp cho người nghiên cứu tiếp cận sâu hơn những
vấn đề lịch sử.
Ngay từ những ngày đầu dân tộc ta giành được độc lập, Hồ Chí Minh Chủ tịch Chính phủ cách mạng Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
đã ký Thông đạt số 1C/VP ngày 03 tháng 01 năm 1946 về công tác công văn,
giấy tờ, trong đó Người đã chỉ rõ “Tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt về
phương diện kiến thiết quốc gia” và đánh giá “Tài liệu lưu trữ là tài sản quý
báu, có tác dụng rất lớn trong việc nghiên cứu tình hình, tổng kết kinh
nghiệm, định hướng chương trình, kế hoạch, công tác và phương châm chính

sách về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, cũng như khoa học kỹ thuật”.
Luật Lưu trữ năm 2011, văn bản có hiệu lực cao nhất trong ngành Lưu trữ
cũng khẳng đinh: “Tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động
thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ…”[1;36].
Như vậy, việc sử dụng tài liệu lưu trữ như một nguồn sử liệu để nghiên cứu
các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và nghiên cứu lịch sử nói riêng là
một vấn đề vô cùng cần thiết bởi tài liệu lưu trữ là những bản gốc, bản chính,
có tính chính xác cao.
Có thể nói, giai đoạn 1954 – 1975 là một giai đoạn gắn liền với những
sự kiện trọng đại, những chiến thắng vang dội. Chiến thắng Điện Biên Phủ
1


“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, thực dân Pháp phải rút về nước theo
Hiệp định Giơnevơ. Theo Hiệp định, đất nước ta bị chia cắt thành hai miền
Bắc, Nam bởi vĩ tuyến 17. Ngay sau khi thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam, đế
quốc Mỹ đã thay chân dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở Miền
Nam Việt Nam để thực hiện âm mưu biến Miền Nam Việt Nam thành thuộc
địa kiểu mới bằng các cuộc khủng bố, đàn áp dã man. “Tội ác của đế quốc
Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm gây ra không thể ghi hết được, có dùng
hàng vạn tấn giấy, hàng ngàn giờ để ghi lại những tội ác đó cũng không thể
nào hết được”[1;9] đó là lời thú nhận của tù binh Ro-que Matagulay, cố vấn
dân vệ Phan Thiết khi bị bắt đối với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam
Việt Nam. Nhắc đến cuộc chiến này, người ta nghĩ đến sự tàn khốc của chiến
tranh, sự gian khổ và hy sinh của nhân dân ta trong suốt 21 năm kháng chiến
trường kỳ chống Mỹ. Những mất mát, hy sinh của nhân dân ta thực chất là
hậu quả tất yếu của cuộc chiến tranh mang lại. Thực tế cho thấy, hiện nay thế
hệ trẻ chúng ta ít có cái nhìn chân thực về sự ác liệt của chiến tranh, có chăng
chỉ là qua tài liệu, sách báo, phim truyện. Vì thế việc tiếp cận Phông Ủy ban
tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam sẽ

giúp cho chúng ta có một cái nhìn chân thực, khách quan về sự hy sinh biết
bao xương máu của cha ông ta. Qua đó, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc,
giúp cho thế hệ trẻ hiểu được cái giá phải trả cho ba chữ “độc lập – tự do –
hạnh phúc”, để từ đó trân trọng những bài học lịch sử, có ý thức giữ gìn văn
hóa dân tộc, trong đó có những tài liệu lưu trữ - di sản văn hóa dân tộc.
Tài liệu lưu trữ về tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền
Nam Việt Nam trong Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ
và tay sai ở Miền Nam từ năm 1956 - 1975 là nguồn sử liệu chân thực, có giá
trị để nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Đây
là cuộc kháng chiến “toàn dân, toàn diện”. Nghiên cứu một giai đoạn lịch sử
2


hào hùng của dân tộc luôn là một việc cần thiết. Hiện nay, Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia III đang bảo quản Phông Lưu trữ Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của
đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam, đây thực sự là một nguồn tài liệu
quý để nghiên cứu sâu sắc và toàn diện hơn tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ
và tay sai trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài
“Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam
Việt Nam – nguồn sử liệu về tội ác của đế quốc Mỹ trong kháng chiến chống
Mỹ từ 1956 – 1975” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam đã có
không ít những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến ở nhiều
mức độ khác nhau, có thể nhìn nhận ở bình diện khái quát hoặc có thể đi sâu
vào từng vấn đề, thời kì, sự kiện lịch sử. Phần lớn, những tác phẩm, công
trình ấy đề cập đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng mới chỉ
dừng lại ở mức khái quát về chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai gây ra ở
miền Nam Việt Nam. Trong những năm qua cũng không ít những xuất bản
phẩm được biên soạn về tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai. Những

tội ác man rợ của đế quốc Mỹ và tay sai là những dấu ấn đậm nét để thu hút
sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu của nhiều nhà Khoa học.
Nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung và
tội ác của đế quốc Mỹ nói riêng, trong nước đã có những cuốn sách sau:
Bộ Quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) tập 1 và 2, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội,
1991; Bộ Quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Hậu phương chiến
tranh nhân dân Việt Nam (1945 -1975), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà
Nội, 1997; Viện sử học, Lịch sử Việt Nam từ 1954 – 1965 và Lịch sử Việt
Nam từ 1965 – 1975, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995 và 2002;
3


Trần Bá Đệ, Lê cung, Lịch sử Việt Nam tập VII từ 1954 – 1975, Nhà xuất bản
Đại học sư phạm, Hà Nội, 2012. Đây là những cuốn sách khái quát lịch sử
kháng chiến chống Mỹ qua các giai đoạn lịch sử. Nội dung của các cuốn sách
khái quát về quá trình đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam và các âm mưu và thủ
đoạn của Mỹ đã sử dụng khi tiến hành các cuộc chiến tranh. Bên cạnh đó còn
có cuốn sách Kí ức người lính tập 1 và 2, Nhà xuất bản thông tin và truyền
thông, Hà Nội, 2014. Nội dung cuốn sách là những câu chuyện thuật lại của
một người lính về chiến trường ác liệt khi ông đã từng là người cầm súng để
đấu tranh chống lại những tội ác tàn bạo đó.
Đối với các bài viết trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ, qua quá trình khảo
sát, tác giả nhận thấy cũng có rất nhiều bài viết về vấn đề tội ác của chiến
tranh điển hình như: Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Ba mươi năm nhìn lại tội ác
cưỡng ép dân di cư của Mỹ, ngụy ở miền Nam Việt Nam qua tài liệu lưu trữ
tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (1975-2005), Tạp chí Văn thư Lưu trữ
Việt Nam, số 6/2005, tháng 6.2005. Bài viết trình bày tội ác cưỡng ép dân di
cư sau khi Mỹ phải rút khỏi chiến trường Việt Nam gây ra cho đồng bào miền
Nam bao cảnh ly tán, thương tâm. Hay bài viết của tác giả Nguyễn Công

Trọng, Phản ánh của báo chí phương Tây về vụ thảm sát Sơn Mỹ năm 1969,
Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 4/2008, trang 23-24, tháng 4.2008. Bài
viết đưa ra vấn đề báo chí Phương Tây lên án về vụ thảm sát ở Sơn Mỹ vào
Tháng 3.1968…
Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu về tội ác chiến tranh cũng rất
nhiều. Ví dụ như cuốn sách “Không thể chuộc lỗi”, của tác giả Allen Hassan
được Nhà xuất bản trẻ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2007. Nội dung
của cuốn sách là những trăn trở về cuộc chiến tranh ở Việt Nam của một cựu
Lục quân Mỹ, cũng là một bác sĩ tình nguyện ở Việt Nam. Đồng thời cuốn
sách cũng là những điều chưa hề được tiết lộ về cuộc chiến đó là những cảnh
4


tàn sát, khủng bố dã man hay tình cảnh thương tâm của những thương binh
hạng nặng của Mỹ khi tập trung tại các lán trại Đông Hà không được đưa về
Mỹ chữa trị.
Các công trình, bài viết về cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt
Nam trong và ngoài nước là rất nhiều tuy nhiên việc sử dụng Tài liệu lưu trữ
để nghiên cứu về tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai gây ra ở miền
Nam Việt Nam chưa được thực hiện. Do vậy, đề tài “Phông Ủy bản tố cáo tội
ác chiến tranh của Đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam”- nguồn sử
liệu về tội ác của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam từ 1956 –
1975 là hoàn toàn mới và chưa có bất kì công trình nghiên cứu nào.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục tiêu:
Trước hết là khẳng định tài liệu lưu trữ trong Phông lưu trữ Ủy ban tố
cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam là
một nguồn sử liệu chân thực, có giá trị cao, phản ánh chính xác những tội ác
của đế quốc Mỹ và tay sai đã gây ra ở miền Nam Việt Nam từ 1956 – 1975.
Thứ hai, tác giả đưa ra những giải pháp để phát huy giá trị tài liệu lưu

trữ của Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở
miền Nam Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích đặt ra, đề tài phải tập trung thực hiện một số
nhiệm vụ sau:
- Khái quát về bối cảnh lịch sử Việt Nam sau năm 1954.
- Tìm hiểu về sự ra đời, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban tố cáo tội ác
chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam.
- Tìm hiểu khái quát về thành phần, nội dung, đặc điểm Phông Ủy ban
tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam.
5


- Nghiên cứu tìm hiểu nội dung tài liệu Phông Ủy ban tố cáo tội ác
chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam về các tội ác
chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai đã gây ra ở miền Nam Việt Nam từ
1956 – 1975.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn cộng với những khó khăn trong việc
tiếp xúc với tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III nên tác giả chỉ nghiên
cứu đề tài trong phạm vi sau:
- Về đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là những tội ác chiến tranh của
đế quốc Mỹ và tay sai gây ra từ 1956 – 1975.
- Về phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Để làm sáng tỏ vấn đề, tác giả tiến hành khai thác khối tài liệu trong
phạm vi Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở
miền Nam Việt Nam, đặc biệt là khối tài liệu nghiên cứu, điều tra tội ác của
đế quốc Mỹ và tay sai từ 1956 – 1975.
Do hoạt động của Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay

sai ở miền Nam Việt Nam gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đồng thời,
khối tài liệu Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở
miền Nam Việt Nam được hình thành trong quá trình hoạt động của Ủy ban từ
1956 – 1975, thông qua quá trình hoạt động của Ủy ban, tội ác của đế quốc Mỹ
và tay sai đã được thống kê một cách chân thực, rõ nét. Chính vì vậy, tác giả giới
hạn thời gian nghiên cứu của đề tài là từ năm 1956 – 1975.
6. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận của tác giả là kết quả của phương pháp hệ thống hóa nguồn
tư liệu có tại Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay
sai ở miền Nam Việt Nam. Từ đó đi sâu vào phân tích, tổng hợp nguồn tài
6


liệu lưu trữ liên quan đến đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó là kết quả của việc
tìm kiếm tài liệu và thông tin trên sách, báo, tạp chí Văn thư Lưu trữ… Đồng
thời tiến hành tổng kết, đánh giá, nhận xét vấn đề.
- Trước hết là việc hệ thống hóa nguồn tài liệu của Phông: Trước khi
bắt tay vào nghiên cứu, tác giả đã hệ thống hóa tài liệu của Phông theo các
vấn đề lớn để nghiên cứu. Việc hệ thống hóa hồ sơ tài liệu sẽ có cái nhìn tổng
thể về toàn bộ nội dung tài liệu của Phông.
- Thứ hai là phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp phân
tích là phương pháp chủ đạo trong Khóa luận. Phân tích sẽ giúp cho người đọc
thấy được các tội ác cụ thể của đế quốc Mỹ và tay sai gây ra qua các dẫn chứng
đi kèm. Từ việc phân tích, tác giả sẽ tổng hợp lại các tội ác chung của đế quốc
Mỹ để đi đến đánh giá giá trị sử liệu của các tài liệu lưu trữ thuộc Phông Ủy
ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam.
- Phương pháp Sử liệu học: nhằm đánh giá tính chân thực của các
nguồn thông tin.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu đề tài này, phần lớn thời gian thực hiện đề
tài được sử dụng tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Tác giả nghiên cứu trực

tiếp các hồ sơ đang được lưu trữ, phân tích nội dung và tập hợp các thông tin
thu thập được từ tài liệu hình thành các nhóm nội dung và giới thiệu với
người có nhu cầu khai thác sử dụng.
7. Bố cục của Khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận của tác giả gồm có
3 chương:
Chương 1: Khái quát về Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh
của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam. Ở chương này, tác giả
tập trung vào tìm hiểu quá trình hình thành, hoạt động của Ủy ban tố cáo tội
ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam. Qua quá
7


trình hoạt động, chúng ta sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn về Ủy ban. Đồng thời,
ngoài tìm hiểu về quá trình hoạt động, tác giả còn giới thiệu khái quát về
thành phần, đặc điểm và nội dung của Phông lưu trữ Ủy ban tố cáo tội ác
chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam đang được bảo
quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Chương 2: Giá trị sử liệu của Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến
tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam. Tác giả chủ yếu đi
sâu vào tìm hiểu tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai đã gây ra ở miền
Nam Việt Nam thông qua khối tài liệu theo các mục đã phân chia. Từ đó sẽ
giúp cho người đọc thấy được tính chân thực và giá trị sử liệu của khối tài liệu.
Chương 3: Giải pháp phát huy giá trị tài liệu lưu trữ Phông Ủy ban
tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt
Nam. Với nội dung này, tác giả đã đánh giá giá trị của tài liệu lưu trữ Phông
Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh từ đó đưa ra một số giải pháp để phát huy giá
trị của tài liệu lưu trữ.

8



B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÔNG ỦY BAN TỐ CÁO TỘI ÁC
CHIẾN TRANH CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀ TAY SAI Ở MIỀN NAM
VIỆT NAM
1.1. Bối cảnh lịch sử ở Việt Nam sau năm 1954
Hiệp định Giơnevơ được kí kết ngày 27.01.1954, đất nước ta tạm thời
bị chia cắt làm hai miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo sông Bến Hải –
Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở
hai bên giới tuyến. Hai miền Bắc, Nam hai nhiệm vụ khác nhau. Miền Bắc
tiến lên xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh thực hiện cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới thống nhất nước nhà.
Tình hình miền Bắc sau năm 1954
Sau hiệp định Giơnevơ, miền Bắc là nơi tập kết của cán bộ Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa và các lực lượng cách mạng. Ngày 10.10.1954, Pháp rút
khỏi Hà Nội, thủ đô được giải phóng. Ngày 01.01.1955 tại Quảng trường Ba
Đình, Hà Nội diễn ra một cuộc mít tinh trọng thể chào đón Hồ Chủ tịch,
Trung ương Đảng và Chính phủ về lại thủ đô. Cho đến ngày 16.5.1955 đơn vị
cuối cùng của Pháp rút khỏi đảo Cát Bà. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
Tuy nhiên, sau năm 1954 miền Bắc bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh.
Sau khi rút khỏi miền Bắc, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tiến hành nhiều hoạt
động chống phá như hành phá các nhà máy, xí nghiệp, công trình giao thông,
giết hại trâu bò. Không những vậy, miền Bắc còn chịu hậu quả nặng nề của
nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu do ruộng đất tập trung trong tay địa chủ. Đặc
biệt là vấn đề thiếu nhân lực lao động nghiêm trọng. Vì vậy, nhiệm vụ trước
mắt đặt ra là phải tiến hành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết
thương chiến tranh, cải tạo xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong buổi đầu xây
dựng đất nước, ta cũng khó tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế. Những
9



sai lầm trong khi thực hiện cải cách ruộng đất ảnh hưởng lớn đến tư tưởng
quần chúng nhân dân nhất là tầng lớp tư sản, tiểu tư sản, trí thức. Lực lượng
phản động trong và ngoài nước lợi dụng tình hình đó đã đẩy mạnh chống phá
cách mạng và gây bạo loạn ở một số nơi. Đồng thời, đế quốc Mỹ, bọn phản
động Pháp và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm đã tìm mọi cách gây khó
khăn, phá hoại việc thi hành hiệp định Giơnevơ, tiến hành dụ dỗ và cưỡng
bức một triệu đồng bào miền Bắc, chủ yếu là đồng bào Thiên chúa giáo di cư
vào Nam.
Do miền Bắc căn bản hoàn thành Cách mạng tư sản dân quyền nên đã tiến
lên xây dựng chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng cách mạng không ngừng của
Cương lĩnh chính trị. Khi miền Nam bị Mỹ và chính quyền tay sai khủng bố,
biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới thì miền Bắc thực hiện
nhiệm vụ của một hậu phương lớn cho một tiền tuyến lớn. Khi Mỹ leo thang bắn
phá miền Bắc Xã hội chủ nghĩa thì miền Bắc trực tiếp chiến đấu xây dựng Xã
hội chủ nghĩa, vừa ra sức chi viện cho miền Nam. Như vậy, miền Bắc sẽ là một
hậu phương lớn cho một tiền tuyến lớn miền Nam và đóng vai trò quyết định
cho sự thành công hay thất bại của cuộc chiến với đế quốc Mỹ và tay sai.
Tình hình miền Nam sau năm 1954
Hiệp định Giơnevơ được kí kết năm 1954, miền Nam là nơi tập kết của
quân Pháp, chính quyền Bảo Đại và rút dần trong hai năm. Tuy nhiên trên
thực tế khi quân Pháp chưa rút hết thì đế quốc Mỹ tìm cách thay chân Pháp
với việc gây sức ép với Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền
Nam Việt Nam. Dưới chính quyền Ngô Đình Diệm, Mỹ tiến hành khủng bố,
đàn áp miền Nam Việt Nam, xé toạc văn bản Hiệp định Giơnevơ biến miền
Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Miền Nam từ chỗ có chính quyền,
có quân đội, có vùng giải phóng giờ đây phần lớn là cán bộ, bộ đội miền Nam
tập kết ra miền Bắc, toàn bộ hoạt động của Cách mạng phải chuyển sang
10



phương thức vừa hợp pháp, vừa công khai, vừa bí mật. Đó là một đảo lộn lớn,
một tình thế nguy hiểm đối với cách mạng miền Nam. Sự thay đổi đó đã tác
động mạnh đến tâm tư, tình cảm của đồng bào, đồng chí hai miền Bắc Nam
và đặt ra cho cách mạng những nhiệm vụ mới vô cùng khó khăn.
Do miền Nam chưa hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
nên miền Nam sẽ tiếp tục đấu tranh chống mỹ và tay sai đòi thi hành hiệp
định Giơnevơ. Khi đế quốc Mỹ và tay sai không chịu thi hành Hiệp định mà
còn khủng bố, đàn áp, dựng lên chính quyền Việt Nam Cộng hòa, leo thang
thực hiện các loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới thì miền Nam Việt
Nam tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng miền Nam Việt
Nam bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất nước nhà. Nên miền Nam sẽ là một
tiền tuyến lớn và đóng vai trò quyết định trực tiếp cho sự thành công hay thất
bại của cuộc chiến chống Mỹ và tay sai.
1.2 Những chính sách của đế quốc Mỹ và tay sai ở
miền Nam Việt Nam
Từ năm 1950 – 1954, Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh
Đông Dương của Pháp. Với bản kế hoạch quân sự Cô Lin gồm sáu nội dung
nhằm can thiệp sâu vào miền Nam Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Trước hết là
lập ra chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, sau đó với cách đi bài bản, thâm
độc, đế quốc Mỹ từng bước thế chân thực dân Pháp ở miền Nam Việt Nam
lập ra ở đây một quốc gia riêng biệt nhưng thực chất là biến miền Nam Việt
Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Những chính sách đó được thể hiện
qua các cuộc chiến tranh mà đế quốc Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam.
1.2.1 Chính sách của Mỹ trong chiến tranh đơn phương
Chiến tranh đơn phương là loại hình chiến tranh can thiệp để xâm lược
miền Nam Việt Nam của đế quốc Mỹ thực hiện từ năm 1954 sau Hiệp định
Giơnevơ. Gọi là chiến tranh đơn phương còn là để tố cáo tội ác của Mỹ 11



Diệm khi chúng khủng bố, đàn áp cách mạng miền Nam Việt Nam. Trong đó
đồng bào miền Nam Việt Nam lại đấu tranh bằng phương pháp hòa bình,
chính trị thuần túy.
Mỹ can thiệp sâu vào miền Nam Việt Nam trên mọi lĩnh vực, dựng lên
miền Nam một chế độ độc tài gia đình trị thân Mỹ do Ngô Đình Diệm đứng
đầu. Được Mỹ giúp đỡ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thực hiện đả thực
(loại bỏ thực dân Pháp), bài phong (loại bỏ phong kiến), diệt cộng (tiêu diệt
cộng sản). Khi chúng phát hiện ra cộng sản là đối tượng nguy hiểm nhất thì
chúng đã tập trung cho chiến dịch “Tố cộng” và “Diệt cộng” trên toàn miền
Nam bằng việc ban hành Luật Phát xít năm 1957, lập các Khu trù mật tách
nhân dân ra khỏi cách mạng với phương châm “tát cạn nước bắt cá”. Tiến
hành nhiều vụ thảm sát đẫm máu như ở Vĩnh Trinh (Quảng Nam), Chợ Được,
Hướng Điền (Quảng Trị). Đặc biệt chúng còn gây ra vụ đầu độc tù nhân ở nhà
tù Phú Lợi (1958) làm 1000 người chết. Đầu năm 1959 Ngô Đình Diệm còn
ban hành Luật 10/59 với nội dung đặt các chiến sĩ cộng sản ngoài vòng pháp
luật, lê máy chém khắp miền Nam với phương châm “giết nhầm còn hơn bỏ
sót” làm cho mâu thuẫn xã hội gay gắt, khát vọng đấu tranh giải phóng của
đồng bào miền Nam Việt Nam ngày càng dâng cao.
1.2.2 Chính sách của đế quốc Mỹ trong Chiến tranh Đặc biệt ở
miền Nam Việt Nam (1961 – 1965)
Năm 1960, cách mạng thế giới và ở Việt Nam phát triển mạnh, trong
hoàn cảnh này Kenơđi lên làm Tổng thống đề ra chiến lược toàn cầu phản
cách mạng mang tên “phản ứng linh hoạt” với ba loại hình chiến tranh xâm
lược là chiến tranh Đặc biệt, Chiến tranh Cục bộ và chiến tranh Tổng lực.
Trong đó đưa chiến tranh Đặc biệt ở miền Nam Việt Nam với âm mưu dùng
người Việt đánh người Việt nhằm hạn chế tối đa sự tổn thất xương máu và chi
phí chiến tranh của người Mỹ, che lấp được bộ mặt xâm lược của Mỹ với
12



chiêu bài ở miền Nam Việt Nam đang có nội chiến. Tuy nhiên, sự có mặt của
hệ thống cố vấn và trang bị của Mỹ trên chiến trường đã chứng minh đây là
cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ. Đồng thời Mỹ mở một loạt các cuộc hành
quân với kế hoạch Stalay – taylo tiến hành trong 18 tháng. Khi 18 tháng trôi
qua, kế hoạch trên phá sản thì tiếp tục đưa kế hoạch Jonxon – Macnamara lập
hàng rào điện tử dọc bờ Nam sông Bến Hải nhằm ngăn chặn việc xâm nhập
miền Bắc vào miền Nam, dự kiến bình định trong vòng 24 tháng. Đồng thời
tiến hành dồn dân, lập ấp chiến lược. Như vậy, chiến tranh Đặc biệt là một
bước leo thang mới của Mỹ so với chiến tranh đơn phương. Nó thực sự thâm
độc, nham hiểm, quy mô lớn nhưng chiến tranh Đặc biệt là điều xảy ra ngoài
ý muốn của người Mỹ vì chiến tranh đơn phương bị phá sản.
1.2.3 Chính sách của Mỹ trong chiến tranh Cục bộ ở miền Nam
Việt Nam (1965 – 1968)
Đầu năm 1965 khi chiến tranh Đặc biệt có nguy cơ bị phá sản hoàn
toàn thì Jônxơn quyết định đưa chiến tranh Cục bộ vào miền Nam Việt Nam
thay cho chiến tranh Đặc biệt, đưa chiến tranh phá hoại ra miền Bắc để hỗ trợ
cho chiến tranh Cục bộ ở miền Nam. Để thực hiện chiến tranh Cục bộ, Mỹ đã
tăng cường đưa ồ ạt quân viễn chinh Mỹ và đồng minh vào miền Nam Việt
Nam, đưa các loại vũ khí hạng nặng kể cả bom Napan, chất độc điôxin, B52,
F111…vào Việt Nam. Khi đã có ưu thế hơn về quân số và vũ khí, Mỹ mở một
loạt những cuộc hành quân vào “đất thánh Việt cộng” với hai gọng kìm “Tiêu
diệt quân chủ lực và Bình định lại dân”. Quan trọng hơn, Mỹ mở rộng chiến
tranh phá hoại ra miền Bắc để phá miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa và chặn đường
chi viện cho miền Nam.
1.2.4 Chính sách của Mỹ trong chiến lược Việt Nam hóa chiến
tranh
Đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh với âm
13



mưu tiếp tục dùng người Việt đánh người Việt và mở rộng thành người Đông
Dương đánh người Đông Dương. Tăng cường viện trợ về vũ khí và kinh tế khoa học kĩ thuật cho chính quyền Sài Gòn để chính quyền Sài Gòn tự đứng
vững, tự gánh vác lấy chính trị khi người Mỹ rút hết. Bên cạnh đó, Mỹ sẽ mở
rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, tiến hành quan hệ ngoại giao với Liên
Xô và Trung quốc để cô lập Việt Nam.
Như vậy, từ 1954 đến 1975 Mỹ đã đưa hàng loạt các cuộc chiến tranh
vào miền Nam Việt Nam với âm mưu và dã tâm thâm độc biến miền Nam Việt
Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ nên đã gây ra bao đau thương, mất mát,
tổn thất cả về người lẫn vật chất cho đồng bào miền Nam Việt Nam. Đó là
những hậu quả tất yếu của cuộc chiến tranh. Có thể khẳng định tội ác của đế
quốc Mỹ và tay sai có dùng hàng ngàn giờ cũng không thể ghi hết được.
1.3 Sự ra đời và hoạt động của Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của
đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam
1.3.1 Sự ra đời của Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc
Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam
Với nhu cầu nắm bắt tình hình tài liệu, tập hợp tài liệu đầy đủ, chính xác
mọi mặt tội ác của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, quan trọng hơn là để tố cáo mạnh
mẽ, kịp thời, toàn diện, có hệ thống tội ác của đế quốc Mỹ và tay sai gây ra ở
miền Nam trước dư luận trong nước và nhân dân thế giới, tạo động lực cho
nhân dân miền Nam biến đau thương thành sức mạnh phá tan âm mưu của địch
nên Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam
Việt Nam ra đời. Hiện nay, chưa tìm thấy văn bản thành lập và giải thể Ủy ban
tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam
nhưng qua tìm hiểu nội dung hồ sơ, tài liệu có thể dự đoán cơ quan này thuộc
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam hoặc Chính phủ lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhằm phối hợp với Ủy ban điều tra tội ác chiến
14



tranh của đế quốc Mỹ và tay và sai ở miền Bắc để điều tra, thu thập các loại tội
ác của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai trên lãnh thổ Việt Nam để tố cáo trước dư
luận nước ngoài. Như vậy, mặc dù chưa xác định được chính xác thời gian hình
thành và giải thể của Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay
sai nhưng qua quá trình khảo sát khối tài liệu Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến
tranh của đế quốc Mỹ và tay sai đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia
III, tác giả dự đoán thời gian hình thành và giải thể của Ủy ban có thể trùng với
thời gian của tài liệu đó là từ năm 1956 đến năm 1975.
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ
Thực hiện âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới,
đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đã tiến hành những cuộc khủng
bố, đàn áp hết sức dã man đối với đồng bào miền Nam Việt Nam. Do vậy, Ủy
ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ra đời với những
nhiệm vụ:
- Điều tra, thu thập, xác minh tài liệu, lập hồ sơ và kết luận về tội ác
mọi mặt của đế quốc Mỹ xâm lược ở miền Nam Việt Nam.
- Tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam trước dư luận
của nhân dân trong nước và trên toàn thế giới.
- Cung cấp mọi loại tài liệu cần thiết về tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ
ở miền Nam Việt Nam cho các cơ quan, đoàn thể ở trong nước và ở nước ngoài.
- Hướng dẫn và phối hợp hoạt động của các ngành, các cấp trong việc
điều tra, lập hồ sơ và bảo quản những tài liệu, tang vật, và hiện vật về tội ác
chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.
Với những nhiệm vụ đặt ra, công tác điều tra, tố cáo tội ác chiến tranh
của đế quốc Mỹ và tay sai đối với đồng bào miền Nam Việt Nam sẽ do hai tổ
chức tiến hành đó là “Ban điều tra, tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ
và tay sai” và “Tổ điều tra, tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay
15



sai”.
Đối với Ban điều tra, tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay
sai có những nhiệm vụ sau:
- Điều tra, thu thập, sưu tầm, tập hợp, xác minh tài liệu, lập hồ sơ và kết
luận về tội ác của Mỹ đã gây ra ở miền Nam Việt Nam.
- Giữ gìn, bảo quản tang vật, hồ sơ, hiện vật có giá trị tố cáo tội ác của
đế quốc Mỹ trước nhân dân ta và thế giới.
- Cung cấp mọi tài liệu cần thiết về tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ
cho cấp Trung ương góp phần tố cáo những tội ác đó trước dư luận của nhân
dân trong nước và thế giới.
- Hướng dẫn tổ điều tra, tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ trong
việc điều tra, tố cáo, lập hồ sơ, bảo quản những tài liệu, tang vật, hiện vật về
tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ đối với miền Nam Việt Nam.
Đối với Tổ điều tra, tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay
sai ở miền Nam Việt Nam thì gồm có các nhiệm vụ sau:
- Điều tra, sưu tầm, thu thập, tập hợp, thống kê những tội ác chiến tranh
của đế quốc Mỹ và tay sai đối với các địa phương cấp cơ sở: như những tội ác
ném bom, bắn phá, uy hiếp, do thám, trinh sát, các tuyến đường giao thông
vận tải, đường hàng không…
- Giữ gìn và bảo quản tang vật, hiện vật, hiện trường điển hình, có giá
trị tố cáo mạnh mẽ tội ác giặc Mỹ, chuẩn bị những nhân chứng và nạn nhân
do những tội ác của đế quốc Mỹ gây ra để cung cấp, hiện vật và người cho
Ban điều tra, tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai.
- Cung cấp cho Ban điều tra, tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ
và tay sai mọi tài liệu cần thiết, thường xuyên và đột xuất các báo cáo và kịp
thời phản ánh tình hình hoạt động của đế quốc Mỹ đối với cơ sở mình.
16


- Dựa vào những tài liệu có sẵn về âm mưu, hành động, từ đó bố trí

việc chiến đấu, sơ tán, phân tán, tránh máy bay địch, hạn chế tổn thất đến mức
thấp nhất.
Do đó, với những nhiệm vụ đặt ra và trong quá trình hoạt động, Ủy ban
tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai đã thu thập được những
chứng cứ, số liệu, tài liệu, hết sức chân thực và có thể khẳng định tài liệu thuộc
Phông lưu trữ Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở
miền Nam Việt Nam là một nguồn tài liệu chính xác để nghiên cứu Lịch sử.
1.4 Thành phần, đặc điểm, nội dung Phông Ủy ban tố cáo tội ác
chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai
1.4.1 Khái quát lịch sử Phông lưu trữ Ủy ban tố cáo tội ác chiến
tranh của đế quốc Mỹ và tay sai
Trong khoảng thời gian ra đời và hoạt động Ủy ban đã hình thành nên một
khối lượng lớn hồ sơ, tài liệu. Đây là những tài liệu vô giá và có ý nghĩa lớn lao
vì chúng không những phản ánh hoạt động của một cơ quan, một tổ chức mà còn
phản ánh một giai đoạn lịch sử đầy bi hùng của dân tộc, số phận của hàng vạn
con người trong bối cảnh chiến tranh, đất nước phân chia, gia đình ly tán…
Toàn bộ tài liệu Phòng Lưu trữ Ủy ban Tố cáo tội ác chiến tranh gồm
hai khối chính:
- Khối tài liệu hành chính
- Khối tài liệu phim, ảnh
Do đặc điểm tài liệu phim ảnh khác về hình thức và nội dung nên để thuận
tiện cho việc khai thác, khối tài liệu phim ảnh đã được khai thác và bảo quản
bằng hệ thống công cụ tra cứu riêng. Đồng thời cũng do một số nguyên nhân
khách quan nên tác giả cũng chưa có điều kiện để tiếp cận với khối tài liệu này.
Trong mục 1.3.1 Lịch sử hình thành đã trình bày, sự ra đời của Ủy ban
tố cáo tội ác chiến tranh hiện nay chưa xác định chính xác là thuộc Mặt trận

17



Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam hoặc Chính phủ lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam nhưng thông qua khối tài liệu của Phông, có thể dự đoán
thời gian ra đời hoạt động trùng với thời gian của tài liệu đó là từ 1956 –
1975. Số lượng tài liệu trong Phông gồm 169 đơn vị bảo quản tương đương
với 2,2 m giá tài liệu. Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ
và tay sai là một phông đóng.
Có thể nói, tài liệu của Phông lưu trữ Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh là
một phông lưu trữ có giá trị. Đặc biệt là hiện nay Đảng và Nhà nước đang có
những chính sách đối với những người có công với Cách mạng, những người
tham gia kháng chiến và những nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam như:
+ Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16.7.2012 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu
đãi người có công với Cách mạng.
+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9.4.2013 về quy định chi tiết hướng
dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng.
+ Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH hướng dẫn khâu
giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa
học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ nên nhu cầu khai thác
sử dụng tài liệu của độc giả ngày càng cao hơn.
Vì vậy, tài liệu của Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc
Mỹ và tay sai có nhu cầu khai thác sử dụng ngày càng lớn, không chỉ cho việc
nghiên cứu lịch sử mà còn khai thác phục vụ nhu cầu của các gia đình nạn nhân
nhiễm chất độc màu da cam, gia đình chính sách, có công với cách mạng nhằm
hỗ trợ, bù đắp cho họ. Bên cạnh đó, hiện nay, để thuận tiện cho công tác tra cứu,
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã xây dựng mục lục hồ sơ để độc giả khai thác,
góp phần hiệu quả cho xã hội, phát huy tốt vai trò của tài liệu lưu trữ.
1.4.2 Thành phần tài liệu
18



Phông lưu trữ Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay
sai ở miền Nam Việt Nam là một Phông Lưu trữ có giá trị lịch sử thuộc
Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam. Phần lớn, tài liệu chủ yếu là bản gốc hình
thành trong quá trình hoạt động của Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế
quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam, phản ánh đúng chức năng, nhiệm
vụ của Ủy ban. Thành phần tài liệu chủ yếu gồm:
- Các văn bản chỉ đạo của Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam về tội ác chiến
tranh của đế quốc Mỹ và Ngụy quyền Sài Gòn.
- Các văn bản của Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và
tay sai ở miền Nam Việt Nam liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban.
- Tài liệu của các đơn vị, cơ quan khác có liên quan gửi đến để báo
cáo hoặc cùng phối hợp công tác…
Qua quá trình khảo sát, tìm hiểu Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh
của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam, Tài liệu trong Phong gồm có:
- Nghị quyết:
Ví dụ: Nghị quyết của Trung tâm Thông tin về tội ác chiến tranh của đế quốc
Mỹ và tay sai thông qua ngày 10.7.1968 [Hồ sơ số 131 – Đơn vị bảo quản số 8].
- Tuyên bố:
Ví dụ:
+ Tuyên bố của Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay
sai ở miền Nam Việt Nam và các tổ chức chính trị ở miền Nam Việt Nam về
những tội ác dã man của Mỹ - Ngụy đối với các thành phố và thị xã miền
Nam trong năm 1968 [Hồ sơ số 29 – Đơn vị bảo quản số 02].
+ Tuyên bố của Hội liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam
và Liên hiệp Công đoàn giải phóng miền Nam Việt Nam về việc Mỹ - Thiệu
giết hại bà Lê Thị Riêng (Phó Hội trưởng Hội liên hiệp phụ nữ giải phóng
19



miền Nam Việt Nam) và ông Trần Văn Kiểu (Ủy viên Trung ương liên hiệp
Công đoàn giải phóng miền Nam Việt Nam) năm 1968 [Hồ sơ số 37 – Đơn vị
bảo quản số 02].
- Thông báo:
Ví dụ:
+ Thông báo của Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam về kết quả điều tra sơ bộ các chất độc hóa
học mà Mỹ - Diệm đã rải ở miền Nam Việt Nam năm 1963 [Hồ sơ số 06 –
Đơn vị bảo quản số 1].
+ Thông báo của Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và
tay sai ở miền Nam Việt Nam về tội ác của đế quốc Mỹ trong năm 1971 [Hồ
sơ số 61 – Đơn vị bảo quản số 04].
- Báo cáo:
Ví dụ:
+ Báo cáo tổng kết hoạt động tố cáo tội ác chiến tranh của địch năm
1973 của Ban CP72 [Hồ sơ số 85 – Hộp số 05].
+ Báo cáo của ông Trần Công Tường về vấn đề Tòa án quốc tế năm
1966 [Hồ sơ số 125 – Đơn vị bảo quản số 08].
- Lời kêu gọi:
Ví dụ:
+ Lời kêu gọi của Bộ Ngoại Giao Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Ủy
ban miền Nam Việt Nam đấu tranh đòi tự do cho những người yêu nước, yêu
hòa bình, lên án Mỹ - Thiệu phá hoại việc trao trả nhân viên dân sự và quân
sự bị bắt và giam giữ năm 1974 [Hồ sơ số 101 – Đơn vị bảo quản số 06].
- Bản tự thuật:
Ví dụ:
+ Bản tự thuật của các nhân chứng tố cáo tội ác đối với tù nhân Chính
20



quyền sài Gòn năm 1974 [Hồ sơ số 116 – Đơn vị bảo quản số 06].
- Bản danh sách:
Ví dụ:
+ Bản danh sách tù chính trị năm 1974 [Hồ sơ số 109 – Đơn vị bảo
quản số 06].
- Công văn:
Ví dụ:
+ Công văn của Đoàn Đại biểu đặc biệt Cộng Hòa miền Nam Việt Nam
gửi T-72 về việc bà Sara Lipman (nữ văn sĩ Thụy Điển) đến Sầm Sơn để gặp
gỡ nhân chứng tù chính trị năm 1974 [Hồ sơ số 109 – Đơn vị bảo quản số 06].
- Tập tài liệu:
Ví dụ:
+ Tập tài liệu về nhà tù Côn Đảo năm 1973 [Hồ sơ số 95 – Đơn vị bảo
quản số 06].
- Tham luận:
Ví dụ:
+ Tham luận của Đoàn đại biểu Mặt trân Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam tại Hội thảo 2 – Chống chiến trạnh hủy diệt của Mỹ ở Việt Nam tại Cu
Ba vào tháng 10 năm 1968 [Hồ sơ số 130 – Đơn vị bảo quản số 8].
- Thư:
Ví dụ:
+ Thư của mẹ các tù nhân chính trị gửi Ủy ban Kiểm soát và giám sát
quốc tế Hội đồng thập tự quốc tế năm 1973 [Hồ sơ số ]
- Bản tin:
Ví dụ:
+ Bản tin đấu tranh thứ nhất năm 1965 của Việt Nam Thông tấn xã
1.4.3 Đặc điểm tài liệu Phông lưu trữ Ủy ban tố cáo tội ác chiến
tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam
1.4.3.1 Về thể thức văn bản
21



×