Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 25 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ý thức được tầm quan trọng của việc nhận thức các vấn đề xã hội, đời sống,
tư tưởng, đạo lý, lần đầu tiên Bộ giáo dục đã đưa nghị luận xã hội vào đề thi là
trong kì thi học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn năm học 2006 - 2007. Ngay sau
bước thử nghiệm đầy táo bạo đó, từ năm 2009 nghị luận xã hội đã nhanh chóng
được đưa vào đề thi ĐH-CĐ dành cho mọi đối tượng với thang điểm 3/10. Đến
nay, chúng ta đã quan tâm nhiều hơn đến việc học một cách bài bản nghị luận xã
hội trong trường THPT. Trong chương trình Ngữ văn THPT, nghị luận xã hội
chiếm thời lượng khá lớn từ Ngữ văn 10 đến Ngữ văn 12, với hai dạng bài chính là
nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý và nghị luận xã hội về một hiện tượng đời
sống. Học sinh được làm quen và chuẩn hóa từ cách thức lập luận đến kĩ năng sử
dụng thao tác và dẫn chứng. Từ thói quen làm câu hỏi nghị luận xã hội theo kiểu
“tầm chương trích cú”, học sinh đã biết vận dụng linh hoạt các kiến thức đời sống
và kiến thức sách vở để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Vì vậy thay vì “sợ”
như trước kia, học sinh lại thấy hứng thú với dạng câu hỏi này và coi đó như một
cơ hội được bày tỏ những suy nghĩ của bản thân.
Nhưng vấn đề SKKN muốn đặt ra ở đây không phải cái hay của dạng câu hỏi
nghị luận xã hội, cũng không phải vấn đề làm văn nghị luận xã hội như thế nào
hoặc đưa ra một công thức nào đó cho dạng bài này. Tôi chỉ xin đề cập đến một vấn
đề rất nhỏ là: khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn dẫn chứng phong phú từ mạng
internet trong văn nghị luận xã hội. Một bài văn nghị luận xã hội hay không thể
không có dẫn chứng và dẫn chứng phải được chọn lựa kĩ càng, phù hợp với vấn đề
và phải có tính mới. Trong khi đó, internet là một kho thông tin khổng lồ, chúng ta
chỉ cần vào google, gõ tìm kiếm là lập tức có hàng nghìn kết quả. Nhưng cái khó là
trong hàng nghìn kết quả ấy, ta chỉ chọn khoảng 5 đến 10 kết quả làm dẫn chứng
cho bài văn của mình. Vậy chọn lựa như thế nào?

1


Tôi thiết nghĩ vấn đề không phải chỉ là học sinh cần làm gì để lựa chọn dẫn


chứng mà còn là việc giáo viên định hướng cho học sinh ra sao. Qua bài học, người
giáo viên bằng những hiểu biết về đời sống của mình giúp học sinh từ chỗ “vỡ lẽ”
ra nhiều vấn đề phức tạp trong cuộc sống đến chỗ nhận thức những đúng – sai, tốt –
xấu để có bài học nhận thức và hành động đúng đắn cho bản thân. Nếu ta chỉ nói
những điều mang tính chất sách vở, “biết rồi, khổ lắm nói mãi” thì học sinh sẽ rơi
vào tình trạng buồn ngủ, không tập trung. Nhưng nếu ta kể những câu chuyện ngụ
ngôn, chuyện đời thường, cho học sinh “mắt thấy, tai nghe” những điều xung
quanh mình, những giai điệu cất lên từ tình yêu thương con người và sự trăn trở
trước cuộc đời thì chắc chắn các em sẽ vô cùng hứng thú với tiết học Ngữ văn và sẽ
nhớ mãi không quên những dẫn chứng ấy để đưa vào bài làm của mình. Từ việc ghi
nhớ một cách chủ động, tự nhiên dẫn chứng, các em tự mình “ngộ ra” những chân
lí của cuộc sống, rút ra những bài học làm người sâu sắc. Thế nên mới nói, học văn
là học cách làm người.
Dẫn chứng trong văn nghị luận xã hội là vấn đề không mới. Chúng ta chỉ cần
search “Dẫn chứng trong văn nghị luận xã hội” là lập tức có khoảng 92.100 kết quả
trong 0.19 giây. Điều đó có nghĩa là rất nhiều đồng nghiệp của chúng ta đã suy
nghĩ, trăn trở về vấn đề này, nhiều học sinh của chúng ta đã rút ra những kinh
nghiệm quý báu từ các kì thi để sưu tầm dẫn chứng phục vụ cho bài làm của mình.
Nhưng tất cả mới dừng lại ở việc học sinh cần dùng những dẫn chứng nào, cung
cấp một số dẫn chứng để các em học thuộc. Tôi cũng xin mạnh dạn nói rằng, là
giáo viên dạy văn, chúng ta có thể làm cho các em nhiều hơn thế. Vẫn là kho tài
nguyên bất tận của internet đó thôi, nhưng chúng ta có thể khai thác để bồi đắp tâm
hồn các em, khiến các em tự giác tiếp nhận chứ không thụ động tiếp thu. Khi các
em rùng mình về các con số, khi các em phải rơi nước mắt trước những bức hình,
khi tim nhói đau vì một hành động nhỏ, và khi hân hoan, vui sướng trước những
điều giản đơn,… khi ấy, các em sẽ tự giác ghi nhớ như một trải nghiệm của bản
thân và thấy rằng, nghị luận xã hội gần cuộc đời và cần cho cuộc đời lắm.
2



Khi viết SKKN này, tôi đã tham khảo nhiều tài liệu và ý kiến của các bạn
đồng nghiệp trên internet. Tôi khẳng định vấn đề tôi nêu ra và giải quyết trong
SKKN là hoàn toàn mới mẻ, được đúc rút rừ quá trình giảng dạy của bản thân tôi,
cùng vui, cùng buồn, cùng suy ngẫm với học sinh của mình. Vì vậy, tôi hi vọng vấn
đề nhỏ tôi đặt ra ở đây sẽ góp phần giúp học sinh hứng thú hơn với văn nghị luận
xã hội, giúp giáo viên đa dạng hóa các dẫn chứng và truyền ngọn lửa của lòng yêu
nghề, yêu người, yêu đời đến những học trò thân yêu.

3


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Phần 1: Thực trạng của vấn đề
1. Đặc điểm tình hình:
Đối với chương trình SGK phổ thông: nghị luận xã hội và nghị luận văn học
được tìm hiểu chung ở các vấn đề: các thao tác nghị luận, lập luận trong văn nghị
luận, chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận, diễn đạt trong văn nghị luận, rèn luyện
kĩ năng viết mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận. Ở học kì I lớp 12, học sinh
được học 2 tiết về nghị luận về một một tư tưởng, đạo lý và nghị luận về một hiện
tượng đời sống. Trong 2 tiết đó, giáo viên chủ yếu cung cấp cho học sinh “công
thức” để làm từng dạng bài. Như vậy, có thể thấy, phần dẫn chứng hoàn toàn bỏ
trống, chỉ là lưu ý của giáo viên đối với học sinh, nói cách khác, dẫn chứng không
được coi trọng.
Đối với việc giảng dạy của giáo viên: do thời lượng mỗi tiết học 45 phút chỉ
đủ cho việc giải quyết các vấn đề trong SGK nên giáo viên khó có thể mở rộng cho
học sinh những thông tin, những vấn đề từ đời sống. Giáo viên có nói đến cũng chỉ
là giới thiệu vào bài, nêu qua trong khi liên hệ đến vấn đề. Do đó, học sinh muốn
nhớ cũng khó chứ không nói đến việc tự giác tiếp nhận, thẩm thấu.
Đối với học sinh: thời gian trên lớp là thời gian chính trong ngày của các em.
Với học sinh miền núi, nông thôn, các em có thể có thêm buổi chiều ở nhà. Buổi

chiều đó, các em có thể xem tivi, vào mạng tìm kiếm thông tin để biết thêm về đời
sống. Nhưng tất nhiên, số học sinh ấy là không nhiều, vì thời gian rỗi không phải
đến trường, các em còn phải làm nhiều công việc phụ giúp gia đình. Với học sinh
thành phố, các em học cả hai buổi, sáng học chính, chiều học ôn, thậm chí, buổi tối
nhiều gia đình vẫn đưa con đến các lớp học ôn, hoặc thuê gia sư về kèm cặp thêm
cho con. Nghĩa là thời gian biểu của các em dày đặc những học là học! Các em chỉ
tập trung vào việc học để thi mà xa rời thực tế quá.

4


Sở dĩ, Bộ giáo dục đã đưa nghị luận xã hội vào đề thi là vì nhìn thấy những
bất cập ấy và muốn giáo viên thay đổi phương pháp, học sinh thay đổi cách học.
Nhưng học sinh không có điều kiện tiếp xúc thực tế, tìm kiếm thông tin thì giáo
viên có thể làm giúp và các em chỉ cần học thuộc, biến hóa nó vào bài thi của mình.
Cứ xem những bản tin Chuyển động 24h thì rõ. Học sinh có thể không biết Nguyễn
Huệ và Quang Trung là một nhưng có thể viết rõ ràng trong bài làm Nguyễn Huệ là
anh hùng dân tộc “áo vải cờ đào/ giúp dân dựng nước xiết bao công trình”. Bài văn
của các em chắc chắn sẽ được điểm cao nhưng có lẽ các em cũng không biết mình
viết gì.
Thực tế ấy thật đáng buồn!
2. Những ưu điểm và tồn tại:
2.1. Ưu điểm:
Việc đưa nghị luận xã hội vào chương trình SGK phổ thông hiện hành và đề
thi THPT quốc gia đã khiến người dạy, người học phải ý thức hơn về những vấn đề
xung quanh mình. Cùng với những kiến thức chuyên biệt của phần Làm văn, phần
Đọc văn cũng được bổ sung các văn bản nhật dụng như Thông điệp nhân ngày thế
giới phòng chống AIDS, 1-12-2013 (Cô-phi An-nan), văn bản nghiên cứu chuyên
sâu như Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu), hồi kí như Những ngày
đầu tiên của nước Việt Nam mới (Võ Nguyên Giáp), kịch hiện đại như Hồn Trương

Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)… đã giúp học sinh có thêm những hiểu biết về
đời sống, đặt ra những vấn đề tư tưởng, chẳng hạn như thế nào là sống toàn vẹn, thế
nào là hạnh phúc…
Chương trình SGK và cách dạy của giáo viên giúp học sinh có nền tảng kiến
thức và kĩ năng tương đối vững chắc. Học sinh biết làm gì để xử lí các đề nghị luận
xã hội, hoàn toàn có thể chủ động về kiến thức.

5


2.2. Tồn tại:
Học sinh thiếu những trải nghiệm cần thiết (qua phóng sự, phim, ảnh, nhạc,
và thực tiễn) nên học không cốt để hiểu, để trưởng thành, để nên người mà chỉ là để
thi, và thi đạt điểm cao.
Giáo viên thiếu đi sự tìm tòi, niềm say mê. Nghị luận xã hội gần cuộc sống,
là cuộc sống nên nếu giáo viên chỉ cung cấp cho học sinh những tập tài liệu về dẫn
chứng thì cơ hồ đã làm mất giá trị giờ giảng văn, giá trị nhận thức và giáo dục của
văn học cũng vì thế mà giảm đi nhiều.
3. Nguyên nhân dẫn đến tình hình đó:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Do xã hội vẫn đặt nặng vấn đề thi cử, gây áp lực không hề nhỏ với gia đình
học sinh, cơ sở giáo dục và bản thân người học.
+ Do sự thiếu thốn về phương tiện dạy học hiện đại ở nhiều trường học dẫn
đến việc đem đến cho học sinh những trải nghiệm qua video, clip, báo chí, âm
nhạc, hội họa… là rất khó khăn.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Ở giáo viên: xem nhẹ kiến thức đời sống, không chủ động trong tìm tòi, tra
cứu tài liệu, chưa đa dạng hóa các hình thức truyền thụ và tiếp nhận.
+ Ở học sinh: mang nặng tâm lí học để thi, thời gian dành cho các hoạt động
thực tiễn ít.


6


Phần 2: Các biện pháp để giải quyết vấn đề
1. Khái lược về dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội:
1.1. Khái niệm dẫn chứng:
Trong một số tài liệu về từ điển, internet cho ra các kết quả sau:
Dẫn chứng: dẫn thí dụ hoặc tài liệu làm bằng chứng kể ra một câu chuyện.
Nguồn: tratu.soha.vn
Dẫn chứng: I. đgt. Dẫn thí dụ, bằng cớ để chứng minh cho điều nói ra, viết ra
là đúng, là có cơ sở: dẫn chứng ra nhiều cứ liệu xác thực. II. dt. Cái được đưa ra để
chứng minh làm cơ sở cho điều nói ra, viết ra: tìm được nhiều dẫn chứng sinh
động, cụ thể. Nguồn: informatik.uni-leipzig.de, vdict.com
Dẫn chứng: Cái được đưa ra để chứng minh làm cơ sở cho điều nói ra, viết
ra. Nguồn: vi.wiktionary.org
Từ đây chúng ta có thể hiểu ngắn gọn, đơn giản:
Dẫn chứng là những minh hoạ, những bằng chứng, ví dụ cụ thể làm cơ sở
cho điều nói ra, viết ra.
1.2. Vai trò của dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội:
Trong bài văn nghị luận xã hội, dẫn chứng giữ một vai trò vô cùng quan
trọng làm cho lí lẽ, luận điểm của bài văn nghị luận chặt chẽ, lập luận càng thêm
thuyết phục. Có thể nói, nếu không có dẫn chứng, tất cả những điều chúng ta nói
chỉ là nói suông, không tạo nên độ tin tưởng ở người nghe, người đọc. Nghị luận xã
hội bàn về những vấn đề tư tưởng, đạo lý hay hiện tượng đời sống thì đều gắn liền
với cuộc sống của con người, đặt ra những vấn đề mang tính chất cấp bách cần
được tháo gỡ, giải quyết, do đó, nhất định phải khiến cho người ta tin, từ tin dẫn
đến việc sửa đổi và làm theo.
1.3. Các nguồn dẫn chứng từ internet:
a. Các bài báo, các phóng sự:

Ví dụ: Nghị luận xã hội về bạo lực học đường
7


8


b. Video, clip:
Ví dụ: Nghị luận xã hội về nghị lực sống: video về Lizzie Velasques, Nick
Vujicic, Nguyễn Công Hùng, ca khúc Sống như những đóa hoa

9


c. Câu chuyện Quà tặng cuộc sống: mỗi câu chuyện nêu ra một vấn đề tư
tưởng, đạo lý bằng những hình ảnh sống động, cụ thể giúp học sinh nhanh chóng
nhận ra ý nghĩa gửi gắm trong đó.
-

2. Những yêu cầu sử dụng dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội:
Dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội có thể được lấy từ rất nhiều nguồn
trên internet như bản tin, phóng sự, các clip, video ca nhạc, các câu chuyện về cuộc
đời một cá nhân, các câu chuyện ngụ ngôn, bài học cuộc sống…nhưng phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
a. Dẫn chứng phải phù hợp với vấn đề nghị luận mà đề bài nêu ra: Đây là yêu
cầu bắt buộc, bởi nếu dẫn chứng không hợp lí, bài làm sẽ rơi vào tình trạng “râu ông
nọ cắm cằm bà kia”.

10



b. Dẫn chứng phải chính xác, trung thực: tức là có nguồn gốc, xuất xứ rõ
ràng, phản ánh đúng người, đúng việc.
c. Dẫn chứng phải có tính mới: tức là cập nhật những thông tin đang diễn ra,
những người, những việc trong thời đại của chúng ta (đặc biệt nếu đưa ra các số liệu
thì số liệu ấy phải được thống kê trong thời gian gần nhất).
d. Dẫn chứng khi sắp xếp vào bài cần đảm bảo tính toàn diện: Bên cạnh
những dẫn chứng đã quen thuộc như tấm gương Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh,
Nguyễn Ngọc Kí,… cần có cả những gương mặt mới của hiện tại như: Ngô Kim
Lai, Ngô Bảo Châu, Nguyễn Thị Ánh Viên…Bên cạnh những dẫn chứng từ đời
sống có thể lấy cả dẫn chứng trong văn học như ca dao, cổ tích, truyện ngắn Chiếc
lá cuối cùng (O Henri), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân)…
e. Dẫn chứng phải vừa đủ: trong mỗi luận điểm chúng ta có thể lấy 1 – 2 dẫn
chứng, cả bài có thể có từ 5 – 10 dẫn chứng. Chú ý phân loại những dẫn chứng nào
chỉ nêu, những dẫn chứng nào cần phân tích, lí giải để làm rõ vấn đề.
3. Cách tích lũy dẫn chứng
Học sinh có thể tự tích lũy dẫn chứng bằng cách tự học, tự đọc các tài liệu
tham khảo, xem các video, bài báo, nghe các bài hát có liên quan đến vấn đề xã hội
hoặc tư tưởng, có thể tích lũy qua sự trang bị kiến thức của thầy cô. Tuy nhiên, đọc,
xem hoặc nghe một cách ồ ạt, tràn lan, không có định hướng sẽ khiến các em bị rối,
không biết xử lí những thông tin ấy như thế nào. Vậy nên, các em hãy đặt ra các câu
hỏi sau và trả lời:
Ghi dẫn chứng vào đâu? Các em cần có một cuốn sổ tay, luôn mang theo để
cập nhật những thông tin mới nhất.
Ghi dẫn chứng như thế nào? Dẫn chứng cần được ghi một cách có hệ thống
theo các tiêu chí sau:
Ghi dẫn chứng theo nhóm: dẫn chứng văn học, dẫn chứng xã hội
Ghi dẫn chứng theo chủ đề: tấm gương người tốt việc tốt; lòng vị tha, bao
dung; nghị lực sống; theo đuổi ước mơ…
11



Ghi ngắn gọn, khoa học, nhấn mạnh được ý nghĩa của từng dẫn chứng.
Cập nhật, bổ sung những dẫn chứng mang tính thời sự.
Học sinh có thể tham khảo cách ghi dẫn chứng sau:
Vấn đề: Thành công nhờ sự tự học và niềm đam mê theo đuổi ước mơ.
• Dẫn chứng văn học:
Tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
• Dẫn chứng xã hội:
Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ ông đã say
mê toán học, từng đậu vào nghành luật của trường đại học Harvad nhưng với niềm
say mê máy tính ông đã nghỉ học và cùng với một người bạn mở công ty Microsoft.
Vượt qua nhiều khó khăn ông đã trở thành người giàu nhất hành tinh và hiện nay
ông giành 95% tài sản của mình để làm từ thiện.
Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, cuộc sống nghèo khổ,
không lúc nào có đủ bành mì để ăn. Đi học lại luôn bị bạn bè chê cười vì ngoại
hình xấu xí. Vượt qua tất cả với ước mơ trở thành nghệ sĩ, Andecxen đã lang thang
lên thành phố Copenhaghen, đóng những vai kịch tầm thường, làm quét dọn. Cuối
cùng nghị lực và tình yêu nghệ thuật đã giúp ông thành công. Những câu chuyện
của ông mãi mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc,
thắp lên những ước mơ đẹp.
Walt Disney là con thứ tư trong một gia đình nông dân nghèo, cha nghiện
rượu, bài bạc. Sáu tuổi đã phải ra đồng làm việc. Mê vẽ nhưng vì không có tiền nên
ông dùng than để vẽ lên giấy vệ sinh. Sau này cái tên W. Disney đã trở nên nổi
tiếng thế giới với những bộ phim hoạt hình đỉnh cao.
Tiến sĩ Trần Vinh Dự (sinh năm 1977) hiện là Chủ tịch trường CĐ Nghề
Việt Mỹ (VATC) và Chủ tịch trung tâm quốc tế của ĐG Broward College (Mỹ) tại
Việt Nam, là một người ham viết lách từ nhỏ, viết tiểu thuyết và làm thơ. Tiểu
thuyết và thơ chưa bao giờ được đăng. Nhưng niềm yêu thích viết lách thì ngày
một lớn. Cuối cùng, anh trở thành một nhà phân tích và bình luận về kinh tế và

12


quan hệ quốc tế. Trong mười năm nay, anh đã có gần một nghìn bài viết đăng tải
trên nhiều báo và tạp chí trong và ngoài nước. Đó là sở thích của anh. Nó làm anh
cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa.
4. Một số ví dụ về khai thác, sử dụng dẫn chứng trong bài văn nghị luận:
4.1. Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về những điều tuổi trẻ thường hay lãng
phí.
Đây là một đề nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống với vấn đề mở để học
sinh có thể suy nghĩ, lựa chọn, từ đó trình bày về những điều mà chính mình thường
lãng phí trong cuộc sống.
Thay vì áp đặt một lối suy nghĩ với những dẫn chứng định sẵn, giáo viên có
thể cho học sinh xem một vài video, clip hoặc tranh ảnh để các em tự rút ra.
Hãy thử để các em suy nghĩ về những điều chúng ta thường lãng phí trong
cuộc đời như thời gian, sức khỏe, tiền bạc, cơ hội…
Tôi đã giới thiệu với các em một bộ tranh đồ họa lấy cảm hứng từ một bài
note khá nổi tiếng, nhóm tác giả của Art & Design Center, một fanpage dành cho
cộng đồng những bạn trẻ đam mê đồ họa đã vẽ nên loạt tranh về những điều giới
trẻ đang hững hờ, không quan tâm hoặc vô tình bỏ sót, lãng phí. Theo nhóm tác
giả, hiện nay các teen đang gây phí phạm 10 điều quý giá, trong đó có những thứ
quan trọng chủ chốt như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và cả tuổi trẻ.

13


14


15



Hãy để các em nhìn lại bản thân mình và so sánh với những người xung
quanh… Và như thế các em sẽ tự tìm ra bài học nhận thức và hành động cho mình.

16


3.2. Đề 2: Martin Luther King – nhà hoạt động nhân quyền Mỹ gốc Phi,
người đã đoạt giải Nobel về hòa bình năm 1964 có cho rằng: "Trong thế giới
này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà
còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt". Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến
trên?
Đề bàn đến một vấn đề tư tưởng, đạo lý đó là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm,
vô cảm đối với những gì diễn ra xung quanh mình. Lời nói hành động của kẻ xấu
làm tổn hại đến con người, đến cộng đồng người lương thiện, và trật tự xã hội.
Sự im lặng của người tốt là cách dung túng cho cái xấu, kẻ xấu, đó là một cách làm
tổn hại đến những con người trong xã hội. Thái độ ấy dẫn đến những hậu quả
nghiêm trọng trong xã hội: Cái ác sẽ lộng hành trong xã hội. Cái thiện sẽ mất niềm
tin vào cuộc đời, những người yếu đuối bất hạnh sẽ không được bênh vực, che chở,
cái chân lý không được khẳng định, không được bảo vệ. Con người trở nên vô
cảm.
Vậy nên chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề: thế nào là người tốt? Không phải
chỉ làm những điều xấu, tổn hại đến người khác mới là người xấu, không phải chỉ
có những lời nói, hành động có hại cho mọi người, và xã hội mới là kẻ xấu mà
những người im lặng cho kẻ xấu cũng là cách dung túng cho cái xấu, làm cho cái
thiện, cái đẹp bị tổn hại. Và như vậy họ cũng không xứng đáng là người tốt đích
thực. Những phẩm chất cần có của người tốt phải là: Vị tha, dũng cảm, trung thực.
Với đề này, giáo viên có thể gợi ý cho học sinh dẫn chứng qua video, các bài
báo về bệnh vô cảm.


17


Phần 3: Hiệu quả của SKKN
18


Trên một con phốt tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), một ông lão đang đi
bỗng nhiên bị ngã sấp mặt xuống đất và không thể tự đứng dậy nổi. Người qua
đường qua lại đông đúc nhưng điều kỳ lạ là không một ai nhìn thấy ông lão.

19


20


Bằng những dẫn chứng cụ thể, xác thực có sức lay động ấy, học sinh
sẽ ý thức được điều gì đang diễn ra trong sự im lặng đáng sợ của chính chúng ta.
Thái độ ích kỉ, hèn nhát đã giết chết không chỉ một người, nhiều người mà còn hủy
hoại cả một xã hội, biến xã hội văn minh trở nên vô nhân tính!

21


(Hình ảnh được cắt từ clip)
Phần 3: Hiệu quả của SKKN
Trước khi viết SKKN này, tôi đã hướng dẫn học sinh ở các lớp mình dạy
cách lấy dẫn chứng, cách khai thác, sử dụng hiệu quả dẫn chứng trên internet, đồng

thời cung cấp cho các em các dẫn chứng cần thiết trong các tiết bám sát, các tiết rèn
kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội. Kết quả thu được khá khả quan. Từ chỗ sợ
phải nhớ dẫn chứng, các em đã chủ động, tự giác tiếp nhận thông tin, thậm chí còn
ham thích tìm tòi dẫn chứng làm giàu thêm cho sổ tay của mình. Nhiều em từ chỗ
không thích học văn bởi lúng túng, không biết xử lí dẫn chứng đã trở nên tự tin hơn
và yêu thích môn học này. Kết hợp cả kiến thức văn học và xã hội các em có khả
năng mở rộng tầm hiểu biết cho bản thân. Từ đó mà tự rèn luyện cho mình tư
tưởng, tình cảm tốt đẹp.
Điều quan trọng là chất lượng học tập của học sinh từng bước được nâng
lên. Với quá trình công tác 6 năm ở trường THPT Hương Cần, tôi đã có điều kiện
khảo sát học sinh qua các năm học.
Từ năm 2010 đến năm 2013, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn
nhiều thiếu thốn. Cả trường có một phòng chuẩn được trang bị máy chiếu, tivi.
Giáo viên chỉ sử dụng phòng này cho các giờ thực tập, thao giảng. Do đó, chúng tôi
chỉ có thể cung cấp cho học sinh những dẫn chứng nghị luận xã hội qua các câu
chuyện, các mẩu tin mà mình sưu tầm. Học sinh cũng chỉ được tiếp cận qua lời kể
của thầy mà không được nhìn, được nghe, được cảm nhận trực tiếp qua các video,
clip, các bài hát hay tranh ảnh.
Từ năm 2013 đến năm 2016, cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư phát
triển. Đặc biệt năm 11/2015, nhà trường vinh dự được công nhận trường đạt chuẩn
quốc gia. Từ chỗ chỉ có 1 phòng chuẩn được trang bị máy chiếu, trường đã có
21/21 phòng học có máy chiếu. Những giờ học văn sử dụng công nghệ thông tin
ngày càng trở nên phổ biến. Giáo viên có thể mang đến cho học sinh những cảm
22


nhận chân thực nhất về cuộc sống qua các câu chuyện được ghi lại bằng hình ảnh,
âm thanh. Để từ đó đánh thức trong các em các cung bậc cảm xúc, khơi dậy những
trăn trở, băn khoăn về các vấn đề đời sống. Các em sẽ dùng chính ngôn ngữ của
mình để thể hiện quan điểm riêng trước những vấn đề ấy.

Xét về kĩ năng, nếu trước đây, học sinh phải học cách ghi nhớ để đưa các dẫn
chứng vào bài viết và cố viết cho đúng vấn đề, thì bây giờ, các em không chỉ viết
mà còn có thể tự tin thuyết trình bằng những kiến thức đời sống phong phú của
chính mình. Tôi cũng rất vui mừng khi thay vì những ca khúc tình yêu ủy mị, chạy
theo thị hiếu thời thượng, các em hát “Nhắn tuổi hai mươi”, “Khát vọng tuổi trẻ”,
“Sống như những đóa hoa”, “Hãy đến với con người Việt Nam tôi”,… đầy say sưa,
hào hứng. Điều đó chứng tỏ, nghị luận xã hội không còn nằm trên trang giấy, gắn
với trách nhiệm thi cử nặng nề mà đã đi vào tâm hồn, trái tim, thắp lên ngọn lửa
tình yêu cuộc sống, tình yêu con người trong các em.
Xét về chất lượng bài viết, tính riêng phần làm văn Nghị luận xã hội theo
thang điểm 3/10 trong tổng điểm của môn Ngữ văn, tôi đã so sánh kết quả khảo sát
các lớp khối 12 có đầu vào tương đương nhau (trung bình 15 điểm/học sinh) trong
3 năm chưa áp dụng SKKN và 3 năm áp dụng SKKN như sau:
Năm học
2010-2011
2011-2012
2012-2013

12D (38)
12AD (36)
12A5 (37)

Năm học

Số học sinh

2013-2014
2014-2015
2015-2016


0
0 (0%)
0 (0%)
0 (0%)

Loại điểm
0,5→ 1
1,5→ 2
20 (52,6%) 17(44,7%)
18(50%)
16 (44,4%)
18 (48,6%) 16(43,3%)

2,5→ 3
1 (2,7%)
2(5,6%)
3(8,1%)

0
0 (0%)
0 (0%)
0 (0%)

Loại điểm
0,5→ 1
1,5→ 2
15(41,6%)
19(52,8%)
13(37,2%) 18 (51,4%)
12(33,3%)

19(52,8%)

2,5→ 3
2 (5,6%)
4(11,4%)
5(13,9%)

Số học sinh

12A5 (36)
12A3 (35)
12A4 (36)

23


Kết quả trên với tôi có thể nói là chưa thật khả quan. Nhưng bước đầu đã thể
hiện tính khả thi trong phương pháp giảng dạy của mình. Tuy các em làm bài đạt
điểm giỏi chưa nhiều nhưng điểm yếu-kém từng bước được khắc phục đặc biệt là
điểm khá đã tăng lên rõ rệt. Theo tôi, bước tiến bộ nêu trên là dấu hiệu đáng mừng
bởi vì với học sinh trường THPT Hương Cần - một trường miền núi và đối tượng
học sinh là con em dân tộc còn nhiều khó khăn và thời gian cũng như điều kiện tự
học ở nhà không phải em nào cũng có, nên việc năng cao chất lượng không phải là
chuyện của một sớm một chiều.
Tuy nhiên trong từng môn học ở nhà trường phổ thông, chất lượng không chỉ
hoàn toàn biểu hiện bằng điểm số mà còn biểu hiện trong những tiết học khi học
sinh hứng thú, chủ động, tích cực, yêu thích môn học thì nhất định sẽ đạt được kết
quả tốt. Vì vậy, tôi tin rằng trong những năm tới bằng sự cố gắng của cả thầy và trò
chất lượng môn Ngữ văn nói chung và làm văn Nghị luận xã hội nói riêng nhất
định sẽ được nâng lên.


24


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
SKKN trình bày một số kinh nghiệm về khai thác, sử dụng hiệu quả dẫn
chứng từ internet để làm văn nghị luận xã hội cho học sinh THPT với mong muốn
góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn. Và kết quả thực nghiệm cũng
đã cho thấy khi có sự chủ động, tự giác thì kết quả của các em có sự chuyển biến
tích cực.
Thế nhưng, để những đề xuất này có thể đạt được kết quả cao thì ngoài lí
thuyết đã nêu còn nhiều yếu tố khác: đó là sự truyền đạt của giáo viên, hệ thống bài
tập rèn luyện phù hợp, sự tìm tòi, ham hiểu biết của học sinh….
Trên tinh thần không ngừng học hỏi và gắn bó với công việc dạy học Ngữ
văn, tôi hi vọng vấn đề mà SKKN đề xuất sẽ tiếp tục được nghiên cứu, đưa ra
những phương pháp mới và hiệu quả hơn nữa để các em học sinh có thể viết những
bài văn nghị luận xã hội hay, phản ánh đúng suy nghĩ, tình cảm của các em. Từ đó
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao
của giáo dục và xã hội, để phát huy chức năng của nó là giáo dục con người, hoàn
thiện nhân cách con người.
2. Những ý kiến đề xuất
Trong quá trình dạy học đọc văn, trong các buổi rèn kĩ năng, giáo viên có thể
linh hoạt sử dụng công nghệ thông tin để cung cấp, trang bị cho học sinh những
kiến thức đời sống chân thực, gần gũi nhất bằng các hình ảnh, bài hát,… Nhờ đó
không chỉ đánh thức các giác quan mà còn đánh thức cả tâm hồn các em.
Học sinh cần chủ động trang bị cho mình một sổ tay dẫn chứng được ghi
chép khoa học, có hệ thống để có thể tự tin khi làm bài nghị luận xã hội và giải
quyết các vấn đề đời sống. Qua các vấn đề ấy, các em tự rút ra cho mình những bài
học bổ ích và ý nghĩa, để từ đó có nhìn nhận đúng đắn, toàn diện về con người,

cuộc đời, góp phần bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, nêu cao tinh thần đấu tranh
chống lại cái xấu, cái ác, cái tiêu cực, hoàn thiện nhân cách.
25


×