Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.4 KB, 16 trang )

O B XIấNG_ TRNG THPT BC KHC THA D_ NINH
GIANG HI DNG> hp th dt: Đề
tài :Một số biện pháp dạy đọc - hiểu
văn bản nghị luận xã hội trung đại.
A.Lí do chọn đề tài.
I.Cơ sở lí luận.
Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã
hội của con ngời, có vai trò rèn luyện t duy lôgic, năng lực biểu đạt những quan
niệm, t tởng sâu sắc trớc đời sống.
Văn chơng trung đại là phần đã đợc đánh giá ổn định. Đó là những tác phẩm
tiêu biểu có giá trị nhất trong lịch sử giữ nớc, dựng nớc thời phong kiến. Nó là
tiếng của cha ông thuở trớc, góp phần xứng đáng làm nên và hun đúc những
truyền thống quý báu của dân tộc. Nó là quyền tự hào chính đáng của mỗi ngời
Việt Nam chúng ta.
Sách Ngữ văn 10 và Ngữ văn 11, phần văn học trung đại đã tăng một số lợng đáng
kể những văn bản nghị luận, trong đó có cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Coi trọng đúng mức những tác phẩm văn học chính luận, những tác phẩm có màu
sắc học thuật để tăng cờng, tô đậm bản chất văn hoá của văn học.
Đa thêm văn nghị luận, tăng cờng bản chất văn hoá của văn học là để giúp
học sinh vận dụng văn học vào cuộc sống. Văn nghị luận gắn với học sinh giúp các
em về phơng pháp t duy, cách lập luận đến cách viết bài văn nghị luận
II.Cơ sở thực tiễn.
Khi thực hiện chơng trình và sách giáo khoa Ngữ văn mới, một số anh chị
em giáo viên cảm thấy lúng túng về phơng pháp dạy đọc hiểu một số văn bản nghị
luận xã hội trung đại vì có nhiều bỡ ngỡ khi gặp một số thể loại mới nh : chiếu, văn
1
bia, tựa. Đối với học sinh thì việc đọc hiểu một số văn bản văn học trung đại đã
khó thì việc đọc hiểu một văn bản nghị luận xã hội trung đại càng khó hơn. Vì với
học sinh mọi kiến thức về phần này đều xa lạ. Từ quan hệ xã hội đến quan điểm
nghệ thuật, t tởng tác giả, ngôn ngữtất cả hầu nh lần đầu tiên các em mới biết
đến.


Đặc biệt là khả năng lập luận trong văn nghị luận của học sinh hiện nay rất yếu,
nhiều em khi viết bài văn tỏ ra rất lúng túng, thậm chí cha xác lập đợc một hệ thống
luận điểm luận cứ một cách rõ ràng và xác đáng, biến bài văn của mình thành một
rừng văn, bè văn. Đọc những rừng văn, bè văn đó, thì ngời đọc dù có
sáng mắt, sáng lòng, đọc toàn tâm, toàn ý và thức nhọn giác quan cũng khó mà
tìm đợc đờng đi lối lại. Trong khi những bài văn nghị luận xã hội trung đại trong
sách giáo khoa Ngữ văn mới có thể coi là những bài văn nghị luận mẫu mực trong
cách lập luận để học sinh học tập để khắc phục tình trạng trên. Việc dạy đọc hiểu
tốt các văn bản nghị luận nói chung và nghị luận xã hội trung đại nói riêng sẽ góp
phần rất lớn vào việc rèn luyện và nâng cao kĩ năng lập luận trong văn nghị luận
của học sinh.
Vì những lí do trên, sau một thời gian giảng dạy, tôi xin mạnh dạn trao đổi
với các đồng nghiệp:
Một số biện pháp dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận xã
hội trung đại.

B.Giải quyết vấn đề.
I. Một số biện pháp dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận xã hội trung đại.
1.Dạy đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội trung đại theo h ớng tích hợp.
1.1.Thế nào là dạy đọc hiểu theo hớng tích hợp?
a.Tích hợp ngang:
Tích hợp theo cả ba phần Văn, Tiếng Việt, Làm văn trong một đơn vị bài
học.
b. Tích hợp dọc:
2
Tích hợp theo từng vấn đề vấn đề đang dạy ở phần này có liên hệ đến các
nội dung khác đã dạy hoặc sẽ dạy ở hai phần kia hoặc vấn đề đó trong cả một giai
đoạn văn học.
1.2.Vận dụng nguyên tắc dạy đọc tích hợp vào một số văn bản nghị luận xã
hội trung đại.

a/ Vì nghệ thuật đặc sắc nhất của các văn bản nghị luận chính là hệ thống
luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc và cách lập luận chặt chẽ nên khi dạy đọc hiểu
các văn bản nghị luận xã hội trung đại, tôi đặc biệt chú trọng tới việc tích hợp với
phân môn Làm văn. Từ đó nhằm củng cố, rèn luyện và nâng cao khả năng lập luận
trong văn nghị luận của học sinh: Kĩ năng tổ chức kết cấu luận điểm, luận chứng
trong một bài văn nghị luận và vận dụng yếu tố biểu cảm và miêu tả trong văn nghị
luận.
a1/ .Điều này trớc hết đợc thể hiện ở việc hớng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục
của văn bản nghị luận xã hội trung đại.
Nếu trong các loại văn bản khác ta thờng hỏi: Sau khi tìm hiểu văn bản, em thấy
văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? thì đối với các văn
bản nghị luận không nên hỏi nh thế vì hỏi nh vậy không khai thác đợc đặc điểm nổi
bật thể loại nghị luận. Vậy giáo viên phải đặt câu hỏi nh thế nào đây?
Khi dạy văn bản: Trích diễm thi tập của tác giả Hoàng Đức Lơng, tôi đặt câu
hỏi nh sau:
-Theo em, văn bản Trích diễm thi tập gồm mấy luận điểm? Đó là những luận
điểm nào?
Có thể lúc đầu học sinh còn bỡ ngỡ trớc cách hỏi nh vậy nhng nếu giáo viên có sự
gợi dẫn tốt và thờng xuyên sử dụng kiểu câu hỏi nh vậy khi dạy đọc hiểu các văn
bản nghị luận thì các em sẽ trả lời đợc.
a2/.Việc tích hợp với phân môn Làm văn còn thể hiện ở bớc hớng dẫn học
sinh đọc hiểu chi tiết văn bản.
Để làm đợc điều này khi dạy văn bản Trích diễm thi tập, tôi sử dụng một hệ
thống câu hỏi sau:
3
Câu hỏi 1: Theo em, vấn đề nêu ra ở luận điểm một là gì?
Sau khi học trả lời : Vấn đề mà tác giả Hoàng Đức Lơng nêu ra ở luận điểm
một là: Những nguyên nhân làm cho thơ văn không lu truyền hết ở đời, ta sẽ đa ra
tiếp các câu hỏi sau:
Câu hỏi 2: - ở luận điểm một, tác giả Hoàng Đức Lơng đã đa ra những lí do nào

khiến thơ văn không lu truyền hết ở đời ?
Với câu hỏi này, giáo viên đã giúp học sinh phát hiện đợc: ở luận điểm một tác giả
đã nêu ra sáu lí do làm cho thơ văn không lu truyền hết ở đời.
-Bốn lí do chủ quan:
+ Chỉ có thi nhân mới thấy đợc cái hay, cái đẹp của thơ ca.
+ Ngời có học thì ít để ý đến thơ ca.
+ Ngời quan tâm đến thơ ca thì không đủ năng lực và kiên trì.
+ Chính sách in ấn của nhà nớc còn hạn chế.
-Hai lí do khách quan:
+Thời gian làm huỷ hoại sách vở.
+Chiến tranh, hoả hoạn làm sách vở rách nát, mai một.
Câu hỏi 3: Từ việc tìm hiểu các lí do trên, em thấy tác giả chọn cách lập luận nào
để luận chứng?
( Tác giả phân tích những luận cứ cụ thể về các mặt khác nhau để lí giải bản chất
của hiện tợng, vấn đề.)
Câu hỏi 4: Tại sao tác giả không bắt đầu bài tựa bằng cách trình bày những công
việc su tầm của mình mà lại giải quyết trớc hết luận điểm: Nguyên nhân làm cho
thơ văn không lu truyền hết ở đời?.
Câu hỏi này giúp học sinh nhận ra rằng: Sở dĩ tác giả mở đầu bằng luận điểm trên
vì hai lí do:
-Đó chính là luận điểm quan trọng nhất của bài tựa.
-Bởi ông muốn nhấn mạnh việc làm su tầm, biên soạn cuốn sách là xuất phát
từ yêu cầu cấp thiết của thực tế chứ không chỉ từ sở thích cá nhân và đó là công
việc khó khăn vất vả nhng nhất định phải làm.
4
Câu hỏi 5: Trớc những nguyên nhân làm cho thơ văn không lu truyền hết ở đời,
tâm trạng của tác giả ra sao? Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện tâm trạng đó?
Câu hỏi 6: Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của tác giả khi su tầm biên soạn
sách?
Qua việc sử dụng các câu hỏi trên khi dạy đọc hiểu văn bản Trích diễm thi

tập, ta thấy:
-Đặt câu hỏi tích hợp ở cả bốn câu: 1,2,3,4 không chỉ giúp cho học sinh đọc - hiểu
đợc nội dung văn bản mà còn giúp các em thấy đợc nghệ thuật lập luận chặt chẽ,
logic của tác giả Hoàng Đức Lơng. Qua đó các em sẽ học tập đợc cách lập luận
trong văn nghị luận.
-Đặt câu hỏi tích hợp ở hai câu: 5, 6, đã tích hợp đợc với bài: Yếu tố biểu cảm, tự
sự trong văn nghị luận mà các em đã đợc học ở THCS. Việc tích hợp nh vậy sẽ
giúp các em hiểu đợc: Kết hợp nghị luận với biểu cảm, tự sự, làm bài tựa có tính
thuyết phục cao, tác động sâu sắc đến ngời đọc.
a.3. Cuối cùng việc tích hợp với phân môn Làm văn còn đợc thể hiện ở phần
củng cố bài học.
VD: Sau khi dạy xong các bài nghị luận xã hội trung đại, tôi thờng sử dụng câu hỏi:
Em hãy viết lại dàn ý của bài Tựa ( Chiếu, Văn bia)?
b.Tích hợp theo cụm thể loại.
b.1. Việc tích hợp theo cụm thể loại đạt đợc một số kết quả sau:
-Học sinh vận dụng đợc những tri thức đọc hiểu về thể loại mà bản thân các em đã
biết.
-Hình thành đợc tri thức đọc hiểu về thể loại cho học sinh.
b.2. Ví dụ.
-VD1: Dạy bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm, ta yêu cầu học sinh về nhà
xem trớc lại bài : Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn đã đợc học ở Lớp 8; Hiền tài
là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung.
Khi dạy ở trên lớp, ta có thể đặt câu hỏi:
5
+Qua bài Chiếu dời đô đã đợc học ở Lớp 8, em hiểu nh thế nào là thể chiếu? Câu
hỏi này sẽ giúp học sinh hiểu thêm về đặc điểm của thể chiếu - một thể văn nghị
luận xã hội trung đại
+Qua bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia đã đợc học ở lớp 10, em hiểu nh
thế nào là hiền tài?
-VD2: Sau khi dạy xong các văn bản nghị luận xã hội trung đại, ta sẽ đặt câu hỏi:

+Qua việc tìm hiểu: Trích diễm thi tập và Hiền tài là nguyên khí của quốc gia,
đã học ở Lớp 10 cùng Chiếu cầu hiền và Xin lập khoa luật, đã học ở Lớp 11
em nắm bắt đợc gì về đặc điểm thể loại của văn bản nghị luận xã hội trung đại?
+Đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội trung đại có gì giống và khác với đặc điểm
của văn bản nghị luận xã hội hiện đai?
c.Tích hợp với phân môn Tiếng Việt.
c1/ .Một trong những đặc điểm của văn nghị luận xã hội trung đại nói riêng
và văn học trung đại nói chung là sử dụng điển tích, điển cố. Vì vậy khi dạy đọc
hiểu văn bản nghị luận xã hội trung đại, giáo viên cần phải giúp học sinh thấy rõ đ-
ợc điều này.
Dạy bài Chiếu cầu hiền hoặc bài Xin lập khoa luật, ta có thể tích hợp với bài
Tiếng Việt học trớc đó: Thực hành về thành ngữ, điển cố.
VD: Trong đoạn đầu của văn bản Chiếu cầu hiền tác giả Ngô Thì Nhậm đã sử
dụng mấy điển tích, điển cố? Đó là những điển tích, điển cố nào? ý nghĩa của
việc sử dụng đó?
Hỏi nh vậy chắc chắn học sinh sẽ phát hiện và cảm nhận đợc: Chỉ trong một đoạn
văn ngắn, tác giả đã sử dụng 9 điển tích, điển cố đợc rút ra từ sách vở cổ xa, hàm ý
chỉ những ngời ẩn dật uổng phí tài năng, hoặc những ngời làm quan nhng còn nghi
ngại, kiêng dè, giữ mình mà không dám nói thẳng.
c.2.Tích hợp với Tiếng Việt để giúp học sinh thấy đợc việc sử dụng từ ngữ
chính xác, giàu giá trị biểu đạt, biểu cảm của văn bản nghị luận xã hội trung đại.
6

×