Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Sức mạnh của Van hoa Đông Nam Á đến Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.32 KB, 61 trang )

Trờng đại học s phạm hà nội
khoa VIệT NAM HọC
----------------

BàI ĐIềU KIệN
MÔN: VĂN HOá VIệT NAM TRONG bối cảnh ĐÔNG NAM á

Đề tài:

Sức mạnh mềm văn hoá
trong thời đại toàn cầu hoá

Giảng viên

: PGS.TS Trần Lê Bảo

Sinh viên

: Nguyễn Thị Thuyên
Nguyễn Thị Thanh Vân
Nguyễn Thị Nhàn
Đỗ Thị Hồng Nhung
: K60B - VNH

Lớp

Hà Nội - 2012

1



MỤC LỤC
2./Các dấu hiệu của toàn cầu hoá..................................................................................9

2


A.MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Những năm gần đây, khái niệm "sức mạnh mềm" đã được chấp nhận
rộng rãi, bởi nó thể hiện một tư tưởng mới không dựa vào sức mạnh quân
sự, chính trị mà dựa vào quan niệm giá trị văn hóa để triển khai mức độ ảnh
hưởng, tham dự sự vụ quốc tế. Hiện nay, “sức mạnh mềm” đã trở thành chủ
đề “nóng” trong việc nâng cao sức cạnh tranh quốc gia và quản lý khu vực
trong phạm vi quốc tế, là khái niệm không thể thiếu trong phân tích thời sự
chính trị quốc tế, cạnh tranh "sức mạnh mềm" trở thành một hình thái cơ
bản của cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia. sức mạnh mềm là một
công cụ quan trọng trong việc thực thi chính sách đối ngoại. Trong quan hệ
quốc tế, một quốc gia có thể tác động vào một quốc gia khác “một cách tự
nhiên” thông qua các giá trị như ý chí, kỹ năng ngoại giao, khả năng huy
động sự ủng hộ nội bộ hay hệ tư tưởng, tôn giáo... Và khi giá trị của một
quốc gia được nhiều nước khác chia sẻ thì quốc gia đó sẽ dễ dàng gây ảnh
hưởng lên hành vi của quốc gia khác.Chính vì vậy, sức mạnh mềm đang trở
thành một đề tài được rất nhiều người quan tâm ,đặc biệt trong thời đại toàn
cầu hóa ngày nay.
Nghiên cứu đề tài “Sức mạnh mềm văn hóa trong thời đại toàn cầu
hóa” sẽ giúp chúng ta hiểu thế nào là “sức mạnh mềm văn hóa” ,đồng thời
chúng ta sẽ biết được sức mạnh mềm văn hóa Đông Nam Á, đặc biệt là sức
mạnh mềm văn hóa củaViệt Nam được thể hiện như thế nào và nó có tác
động như thế nào trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay.Từ đó, chúng ta biết
được việc nâng cao “sức mạnh mềm” văn hóa quốc gia là biện pháp chiến

lược quan trọng trong thời đại toàn cầu hóa. Hiện nay, văn hóa ngày càng
trở thành sức tụ hội dân tộc và mạch nguồn quan trọng của sự sáng tạo, là
nhân tố quan trọng của sức mạnh tổng hợp quốc gia.
Nghiên cứu đề tài “Sức mạnh mềm văn hóa trong thời đại toàn cầu
hóa” sẽ giúp chúng ta biết được trong thời đại tòan cầu hóa ngày nay thì
3


các nước Đông Nam Á đã xây dựng và sử dụng sức mạnh mềm trong quan
hệ với các nước láng giềng như thế nào và qua đó ta thấy được tiềm lực về
sức mạnh mềm của họ.
Văn hóa là tài nguyên quan trọng hàng đầu và sức cạnh tranh văn
hóa là nội dung cốt lõi của "sức mạnh mềm". Chính vì vậy, chúng ta càng
thấy được tầm quan trọng của văn hóa và có ý thức hơn trong việc giữ gìn
và phát huy truyền thống văn hóa.
Từ những lí do trên mà chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Sức
mạnh mềm văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa”.
2./Đối tượng nghiên cứu đề tài:
Đối tượng nghiên cứu: Sức mạnh mềm văn hóa của Đông Nam Á và
Trung Quốc trong thời đại toàn cầu hóa.
3./Phạm vi nghiên cứu:
Không gian:Văn hóa Đông Nam Á và Trung Quốc.

4


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ SỨC MẠNH MỀM
VÀ TOÀN CẦU HÓA
I. Khái niệm "sức mạnh mềm" và nội hàm cơ bản của nó::
1./Khái niệm sức mạnh mềm:

"Sức mạnh mềm" (soft power - còn có thể gọi là quyền lực mềm,
thực lực mềm) là một khái niệm mới do Joseph Nye - giáo sư Đại học
Haward (Mỹ) đề ra năm 1990 trong cuốn sách Nhất định lãnh đạo: diễn
biến của bản chất sức mạnh nước Mỹ và trong bài Sức mạnh mềm đăng
trên Tạp chí "Chính sách ngoại giao". Tháng 4 - 2004, một tác phẩm mới
của vị giáo sư này ra đời với tựa đề Sức mạnh mềm: con đường giành thắng
lợi trong chính trị thế giới càng làm cho thế giới bàn luận sôi nổi. Ông đã
chia sức mạnh tổng hợp quốc gia thành hai loại hình: "sức mạnh cứng" và
"sức mạnh mềm". "Sức mạnh cứng" được hiểu là tổng hòa các yếu tố
chiếm vị trí chi phối, bao gồm tài nguyên cơ bản (như diện tích đất đai, dân
số, tài nguyên tự nhiên), sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế và sức mạnh
khoa học - kỹ thuật; còn "sức mạnh mềm" là sức hội tụ quốc gia, mức chấp
nhận văn hóa và trình độ tham dự tổ chức quốc tế, là sức mạnh để người
khác làm theo ý muốn của mình một cách tự nguyện, nó bắt nguồn từ sức
thu hút của văn hóa và hình thái ý thức.

Giáo sư Joseph S. Nye của Đại Học Harvard - cha đẻ của học thuyết
"sức mạnh mềm"
5


Những năm gần đây, khái niệm "sức mạnh mềm" đã được chấp nhận
rộng rãi, bởi nó thể hiện một tư tưởng mới không dựa vào sức mạnh quân
sự, chính trị mà dựa vào quan niệm giá trị văn hóa để triển khai mức độ ảnh
hưởng, tham dự sự vụ quốc tế. Hiện nay, “sức mạnh mềm” đã trở thành chủ
đề “nóng” trong việc nâng cao sức cạnh tranh quốc gia và quản lý khu vực
trong phạm vi quốc tế, là khái niệm không thể thiếu trong phân tích thời sự
chính trị quốc tế, cạnh tranh "sức mạnh mềm" trở thành một hình thái cơ
bản của cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia. Văn hóa là tài nguyên
quan trọng hàng đầu và sức cạnh tranh văn hóa là nội dung cốt lõi của "sức

mạnh mềm". Điều đáng chú ý ở chỗ, bối cảnh thời đại quan trọng khi J.Nye
nêu ra khái niệm này là, tình hình của những nơi như Irắc, Triều Tiên,
Xudăng và xung đột Paletxtin - Ixaren ngày càng lún sâu vào vũng lầy đều chứng tỏ, bất cứ quốc gia nào, kể cả nước lớn, siêu cường trên thế giới
như nước Mỹ, nếu chỉ dựa vào "thực lực cứng" để thực hiện đường lối đối
ngoại theo kiểu "chủ nghĩa đơn phương", thì dù có "sức mạnh cứng" với ưu
thế áp đảo chăng nữa cũng không thể dự phòng chiến tranh hoặc khôi phục
được hòa bình. Ngược lại, sự ngông cuồng tự cao tự đại, coi thường nước
khác và chỉ biết đến lợi ích quốc gia hẹp hòi sẽ khiến "chủ nghĩa đơn
phương" phá hoại "sức mạnh mềm" của nước Mỹ.
2./Nội hàm cơ bản của sức mạnh mềm:
Theo lý luận của J.Nye, đối với một quốc gia, giống như "sức mạnh
cứng", "sức mạnh mềm" cũng là một tồn tại khách quan quan trọng.
Trước hết, "sức mạnh mềm" đối lập với "sức mạnh cứng", là cái vô
hình mà hữu hình. "Sức mạnh mềm" đâu phải "mềm", nó chính là sự thể
hiện của "sức mạnh cứng". Không có "sức mạnh cứng" thì không có cái gọi
là "sức mạnh mềm"; ngược lại, "sức mạnh mềm" mở rộng ra, cũng sẽ xúc
tiến tăng trưởng "sức mạnh cứng". "Sức mạnh cứng" là sự chuyển tải hữu
hình vật hóa của "sức mạnh mềm", còn "sức mạnh mềm" là sự vươn dài vô
hình của "sức mạnh cứng". Nói cách khác, "sức mạnh cứng" khá dễ dàng lý
6


giải, còn "sức mạnh mềm" thì lại phức tạp hơn. "Sức mạnh mềm" có thể
khái quát thành lực hướng dẫn, lực thu hút và lực mô phỏng bắt chước; nó
là một loại thực lực kiểu đồng hóa - lực hấp dẫn tư tưởng và năng lực định
hướng chính trị của một quốc gia. Trong "phương trình quốc lực" nổi tiếng,
"mục tiêu chiến lược" và “ý chí quốc dân" cũng là phần hợp thành quan
trọng đánh giá sức mạnh quốc gia. "Mục tiêu chiến lược" hay "ý chí quốc
dân" đều là những nhân tố vô hình cực kỳ phức tạp, cũng có thể gọi là "sức
mạnh mềm", rất khó dùng tiêu chuẩn trạng thái tĩnh để cân nhắc, đánh giá.

Tính thống nhất dân tộc, trình độ tổng hợp xã hội, tính ổn định chính trị, nội
lực quốc dân… đều là "sức mạnh mềm". Mặt khác, tính hợp pháp cũng là
yếu tố cốt lõi của "sức mạnh mềm".
Thứ hai, "sức mạnh mềm" và "sức mạnh cứng", về căn bản, dựa vào
nhau để cùng tồn tại, tác động và chuyển hóa lẫn nhau. "Sức mạnh mềm"
cần có "sức mạnh cứng" nhất định làm cơ sở. Chúng ta không thể tưởng
tượng được một quốc gia kinh tế lạc hậu và không có vị thế quốc tế lại có
thể có "sức mạnh mềm" đáng kể.
Thứ ba, một quốc gia vốn có "sức mạnh cứng" rất mạnh, nhưng nếu
"sức mạnh mềm" lại không theo kịp, thì tầm ảnh hưởng quốc tế của nó bị
giảm đi rất nhiều. Những năm 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản là một điển
hình "sức mạnh cứng - mềm không cân bằng". Khi đó, "sức mạnh cứng"
của Nhật Bản (trừ quân sự) hầu như có thể sánh ngang với Mỹ. Nhưng,
cho dù khi đó Nhật Bản xếp trên Mỹ rất nhiều ngành nghề (như sản xuất ô
tô, gang thép, chất bán dẫn), song quốc gia này vẫn không có vị trí và ảnh
hưởng tương ứng trong cộng đồng quốc tế. Nói cụ thể hơn, Nhật Bản
không có lực thu hút về mặt chính trị, văn hóa đại chúng của Nhật Bản lại
càng không thể cạnh tranh được với Mỹ, đặc trưng tự đóng kín và bài ngoại
của xã hội Nhật Bản so sánh với tính chất mở cửa của xã hội Mỹ càng tỏ ra
ít sức hấp dẫn.

7


Thứ tư, mềm và cứng là tương đối, trong những điều kiện nhất định
nào đó chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau. Văn hóa của một nước là một
phần của "sức mạnh mềm", nhưng công nghiệp văn hóa cũng là một bộ
phận hợp thành quan trọng của buôn bán quốc tế và tổng giá trị sản xuất
trong nước. Công nghiệp văn hóa của nước Mỹ là một phần cực kỳ quan
trọng của kinh tế Mỹ, có sự cạnh tranh rất mạnh trên thị trương. Trong bối

cảnh toàn cầu hóa, thông tin hoá và trào lưu mạng điện tử hóa phủ khắp
toàn cầu hiện nay, tầm quan trọng của "sức mạnh cứng" đối với một quốc
gia rất dễ nhận thấy, "sức mạnh mềm" có tính bành trướng và tính truyền
dẫn siêu mạnh, vượt qua thời gian, không gian, có tác động to lớn đối với
phương thức sinh hoạt và chuẩn mực hành vi của con người. Hai vấn đề
này, về căn bản, dựa vào nhau cùng tồn tại, tác động lẫn nhau và tạo dựng
sức mạnh tổng hợp quốc gia của một nước; về lý luận và thực tiễn, chúng
đòi hỏi phải được coi trọng đúng mức, không được thiên lệch.
Thứ năm, "sức mạnh mềm" ở mức độ rất lớn bắt nguồn từ quan điểm
giá trị. Những quan điểm giá trị này biểu hiện qua nền văn hóa, chính sách
đối nội và những đóng góp của quốc gia trên trường quốc tế. Nhưng J.Nye
cũng cho rằng, "sức mạnh mềm" không chỉ là lực ảnh hưởng văn hóa mà
chính phủ phải bảo vệ những hành vi trong nước (dân chủ), hành vi trong
quan hệ quốc tế (lắng nghe ý kiến người khác) và chính sách ngoại giao (đề
xướng hòa bình và nhân quyền) tác động đến định hướng giá trị của nước
khác. Ở thời đại thông tin, cùng với sự tăng nhanh không ngừng của tin tức
hóa xã hội, phát triển nhanh mạng hóa tin tức, tác dụng kích thích sản sinh
và thúc đẩy của quan điểm giá trị đối với "sức mạnh mềm" sẽ ngày càng trở
nên quan trọng.
Trong quan hệ quốc tế hiện nay, do tác động của "sức mạnh mềm"
ngày càng tăng, các nước lớn trên thế giới khi chú trọng xây dựng sức
mạnh cứng, cũng rất coi trọng tăng cường “sức mạnh mềm”. Các quốc gia
phương Tây, đứng đầu là Mỹ, dựa vào thế mạnh kinh tế, quân sự và sức
8


mạnh khoa học - kỹ thuật, ra sức phổ biến rộng rãi các “giá trị” của họ, như
dân chủ, nhân quyền. Đây chính là phương thức lấy “sức mạnh cứng” làm
chỗ dựa để mở rộng, khuếch trương "sức mạnh mềm”.
II./Toàn cầu hóa:

1./Khái niệm toàn cầu hóa:
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội
và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng
tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh
tế, v.v... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá
hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do
hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế,
người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các
dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá.
2./Các dấu hiệu của toàn cầu hoá
Có thể nhận biết toàn cầu hoá thông qua một số xu hướng, hầu hết
các xu hướng đó bắt đầu từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong số đó có
lưu thông quốc tế ngày càng tăng đối với hàng hoá, tiền tệ, thông tin và
người; cùng với việc phát triển các công nghệ, tổ chức, hệ thống luật lệ và
cơ sở hạ tầng cho việc lưu thông này. Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận
xung quanh sự tồn tại của một số xu hướng.
- Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng
kinh tế thế giới
- Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
- Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các
công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại
- Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu
các văn hoá phẩm như phim ảnh hay sách báo.
- Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người
chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên
9


của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma tuý và vấn đề nâng cao mức sống ở các
nước nghèo.

- Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có
xu hướng hướng đến đa dạng văn hoá, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng
văn hoá thông qua sự đồng hoá, lai tạp hoá, Tây hoá, Mỹ hoá hay Hán hoá
của văn hoá.
- Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông qua
các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO và OPEC
- Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế
- Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép
- Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu
- Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế
- Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia
- Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF
chuyên xử lý các giao dịch quốc tế
- Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu; v.d. luật bản quyền
Các rào cản đối với thương mại quốc tế đã giảm bớt tương đối kể từ
Chiến tranh thế giới lần thứ hai thông qua các hiệp ước như Hiệp ước
chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). Các đề xuất của GATT cũng như
WTO bao gồm:
- Thúc đẩy thương mại tự do
+ Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan; xây dựng các
khu mậu dịch tự do với thuế quan thấp hoặc không có
+ Về tư bản: giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát tư bản
+ Giảm, bỏ hẳn hay điều hoà việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa
phương
- Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ
+ Hoà hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia (nói chung là thắt
chặt hơn)
10



+ Công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước (v.d. bằng sáng
chế do Việt Nam cấp có thể được Mỹ thừa nhận)
Có khá nhiều thảo luận mang tính học thuật nghiêm túc quanh việc
xem toàn cầu hoá là một hiện tượng có thật hay chỉ là một sự đồn đại. Mặc
dù thuật ngữ này đã trở nên phổ biến, nhiều học giả lý luận rằng các tính
chất của hiện tượng này đã từng được thấy ở một thời điểm trước đó trong
lịch sử. Tuy vậy, nhiều người cho rằng những dấu hiệu làm người ta tin là
đang có tiến trình toàn cầu hoá, bao gồm việc gia tăng thương mại quốc tế
và vai trò ngày càng lớn của các tập đoàn gia quốc gia, thực sự không rõ
ràng như ta tưởng. Do vậy, nhiều học giả thích dùng thuật ngữ "quốc tế
hoá" hơn là "toàn cầu hoá". Để cho đơn giản, vai trò của nhà nước và tầm
quan trọng của các quốc gia lớn hơn nhiều trong khái niệm quốc tế hoá,
trong khi toàn cầu hoá lại loại trừ vai trò các nhà nước quốc gia theo bản
chất thực sự của nó. Chính vì vậy, các học giả này xem biên giới quốc gia,
trong một nghĩa rộng, còn lâu mới mất đi, do vậy tiến trình toàn cầu hoá
căn bản này vẫn chưa thể xảy ra, và có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra vì dựa
trên lịch sử thế giới người ta thấy rằng quốc tế hoá sẽ không bao giờ biến
thành toàn cầu hoá — chẳng hạn như trường hợp Liên hiệp châu Âu và
NAFTA hiện tại.

11


CHƯƠNG II: SỨC MẠNH MỀM CỦA VĂN HOÁ ASEAN TRONG
THỜI KÌ TRƯỚC TOÀN CẦU HOÁ
1. Sức mạnh mềm của văn hóa các nước ASEAN
1.1 Biểu hiện.
Thời điểm thập niên 90 của thế kỉ trước chỉ là lúc sức mạnh mềm
được chỉ rõ và được đặt tên gọi. Trên thực tế, nó đã được hầu hết các quốc
gia trên thế giới sử dụng trong đối ngoại từ lâu như một thủ pháp nhằm thu

phục đối phương.
Trong thực tế lịch sử chính trị - xã hội cho thấy ý nghĩa của các sức
mạnh mềm phụ thuộc vào mục đích sử dụng của từng quốc gia, nhằm tranh
giành ảnh hưởng bên ngoài với các quốc gia khác hay đấu tranh xây dựng
và bảo vệ đất nước. Song có một điểm chung là một quốc gia nào có ảnh
hưởng sâu rộng, cả về chính trị, văn hóa và kinh tế, thì quốc gia đó cần phải
sử dụng song song hiệu quả cả sưc mạnh cứng và sức mạnh mềm.
Được thành lập từ 1967, các quốc gia ASEAN là những quốc gia
được hình thành lâu đời dựa trên nền văn minh lúa nước, một số là du mục,
du canh và chịu ảnh hưởng lớn từ nền văn minh Trung Hoa, Ấn Độ, Hồi
Giáo và sau này là văn minh phương Tây. Những quốc gia cổ đại tại Đông
Nam Á có thời kì đã lên đến con số hơn hai mươi nước liên tục rồi hợp rồi
tan, tan rồi hợp, không khác gì đế chế Trung Hoa thời chiến quốc, rồi ngũ
đại thập quốc.Sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và cách trở bởi biển Đông
khiến khu vực này phát triển riêng các đặc sắc của mình mãi đến thế kỉ 16
khi các đoàn thương thuyền và thực dân đã “ mở rộng” giao lưu, và phần
nào bổ sung cho ảnh hưởng của Trung Quốc, Ấn Độ ở khu vực.
Bàn về sức mạnh mềm, ASEAN có đặc điểm chung của một vùng
Châu Á có lịch sử, văn minh, ngôn ngữ đa dạng cùng các mối giao lưu hiền
hòa, đa văn hóa, đa tôn giáo, từ Hindu giáo, Phật giáo, lão giáo, Hồi giáo,
Thiên chúa giáo đến bái vật giáo, thờ cúng tổ tiên…v.v…Trước thế kỉ 16
12


ảnh hưởng khá nhiều của Trung Hoa và Ấn Độ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của
Ấn Độ, khác với ảnh hưởng Trung Hoa- không có tác động chính trị- trong
quá trình được các xã hội bản xứ ở Đông Nam Á hấp thụ, nó biến đổi
nhiều, như ảnh hưởng của Hy Lạp cổ ở Tây Âu.Dẫu vậy, các xung đột tiềm
ẩn luôn song hành với những cuộc hiệp sinh hàng ngàn năm qua. Văn hóa,
nhân văn, địa lý, lịch sử, ẩm thực ngành nghề mưu sinh gắn với biển đảo đã

tạo nên sự khác biệt của một vùng đất tuy gần gũi nhưng không đồng hòa
với văn minh Trung Hoa, Ấn Độ. Sự đa dạng hóa xuyên suốt thời gian có
sự giao thoa của kiến trúc, ngôn ngữ, nghệ thuật, cả ẩm thực từ bản địa và
từ phương Tây mang đến.
1.2 Tác động
Về văn hóa, ngày nay ở các nước Asean và trên thế giới người ta
thường nói
đến nền văn hóa Đông Nam Á giàu bản sắc nhưng “thống nhất trong
đa dạng”. Đó làthành tựu 40 năm qua của mỗi nước trong sự nghiệp bảo
tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc của mình. Các quốc gia Đông Nam Á
đều đa tộc người, mỗi tộc người có di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Mỗi tộc người có khi cư trú ở nhiều quốc gia.
Vì vậy nhìn tổng thể trong tiến trình lịch sử tộc người ở Đông Nam
Á diễn ra sự giao lưu, tiếp xúc ngôn ngữ, văn hóa, tạo ra một bức tranh
khảm văn hóa đa chiều đa sắc hết sức phong phú. Tiến trình giao lưu, hợp
tác văn hóa giữa các nước Asean trên nhiều cấp độ khác nhau làm cho nhân
dân Đông Nam Á càng hiểu biết, cảm thông lẫn nhau. Ở tầm cao là những
Festival, những giải thưởng văn hóa nghệ thuật Asean để tôn vinh những
giá trị văn hóa Đông Nam Á và giới thiệu với bạn bè quốc tế.
Nền giáo dục ở các nước Asean trong 40 năm qua có những bước
tiến vượtbậc. Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á là vùng đất
nghèo nàn lạc hậu, từ 70

13


đến 90% dân số mù chữ. Nhưng đến nay nền giáo dục ở các nước
Đông Nam Á đều phát triển rộng khắp, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục phổ
thông; hệ thống giáo dục đại học và chuyên nghiệp hình thành và phát
triển. Asean còn xây dựng mạng lưới các trường đại học, liên kết hợp tác

phát triển giữa các trường đại học hàng đầu trong khu vực với các trường
tiên tiến hàng đầu trên thế giới.
2. Sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam.
2.1 Biểu hiện.
“Sự phản kháng mang tính truyền thống của Việt Nam đối với những
ảnh hưởng của văn hóa không mong muốn đến từ phương Bắc giờ đây
cũng chính là trở ngại rõ rang khác mà Trung Quốc phải vượt qua nếu như
họ muốn chiến dịch khuếch trương sức mạnh mềm của mình gặt hái được
thành công ở quốc gia láng giềng phía Nam đặc biệt này”.
Lịch sử Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước, là quốc
gia nhỏ lại thường xuyên bị các nước hùng mạnh xâm chiếm và có nền văn
hóa phát triển bậc nhất nhì thế giới nên người Việt Nam, một mặt tiến hành
cuộc đấu tranh giành độc lập, mặt khác phải tiếp nhận văn hóa của chính kẻ
thù đi xâm lược mình để tạo nên sức mạnh văn hóa và bản lĩnh dân tộc theo
kiểu “ gậy ông đập lưng ông”. Như vạy có thể tháy rằng sức mạnh của dân
tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước chính là sức mạnh
văn hóa ( chứ chưa phải là kinh tế ). Vì vậy, văn hóa bao giờ cũng đi trước
trong sự phát triển của đất nước.
Việt Nam có thể coi là quốc gia hán hóa mạnh nhất ở Đông Nam Á,
nơi mà ảnh hưởng của Ấn Độ có phần nổi trội hơn.Đây là quá trình của sự
tương tác sâu sắc kéo dài hơn 2000 năm giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc chỉ hình thành lên một lớp trong bản
sắc văn hóa Việt Nam mà thôi. Nền tảng quan trọng nhất của bản sắc văn
hóa Việt Nam vẫn gắn liền vời các giá trị, truyền thống hay tập quán bản

14


địa, trong khi những vay mượn văn hóa Đông Nam Á và phương Tây thành
một lớp khác của bản sắc văn hóa Việt Nam.



Sức mạnh mềm văn hóa bao hàm



Một là sự ra đời của những nhân tố văn hóa mới, chữ quốc

ngữ, nhà trường tân học, báo chí xuất bản, các ngành văn hóa nghệ thuật
hiện đại ( kiến trúc, hội họa, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu…) và những nhân
tố xã hội mới có quan hệ chặt chẽ với văn hóa đó là tầng lớp tân học, thị
dân, công đồng Thiên chúa giáo v.v…Lần đầu tiên trong xã hội Việt Nam
xuất hiện tầng lớp người trí thức sống tự do bằng lao động trí óc: dạy học,
viết văn, vẽ tranh…


Hai là sự tiếp biến văn hóa đan xen, thâm nhập không thể tách

rời: Đó là quá trình dân tộc hóa và yếu tố ngoại sinh và hiện đại hóa yếu tố
nội sinh. Ở đây đã diễn ra cuộc vật lộn, giằng xé, trăn trở…và cuối cùng đi
đến một chỗ “lột xác” để tạo nên hình hài mới hẳn của nền văn hóa hiện
đại, trong đó yếu tố nội sinh đóng vai trò cơ tầng và yếu tố ngoại sinh đóng
vai trò cơ chế có cấu trúc hiện đại.
Quá trình dân tộc hóa những yếu tố văn hóa bên ngoài, cái gì không
phù hợp với tâm hồn con người Việt Nam sẽ bị loại bỏ ngay.


Ba là, sự đổi mời của nền văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỉ

XX trong sự tiếp xúc văn hóa phương Tây trong một thời gian ngắn đã tạo

ra bước nhảy vọt từ truyền thống đến hiện đại
Bên cạnh đó là sự phát triển của các làng nghề truyền thống, ở mỗi
khu vực, mỗi dân tộc lại có những nghề truyền thống riêng, nó vừa thể hiện
khả năng đáp ứng nhu cầu đời sống vừa thể hiện nét văn hóa đặc thù của
mỗi vùng miền.
Mà để làm được điều này có lẽ phải vừa am tường thấu đáo cái vốn
văn hóa dân tộc lại vừa hiểu ngọn ngành những xu thế mới, và chỉ có như
vậy chúng ta mới có thể quảng bá ra thế giới những giá trị Chân, Thiện, Mỹ
đích thực của dân tộc và quốc tế hóa cái đẹp Việt Nam .
15


Chẳng hạn như nghệ thuật sơn mài hay áo dài, món phở và nem rán đã
trở thành những giá trị toàn cầu mang tên đất nước, vì người nghệ sĩ Việt Nam
đã biết làm một điều mà như nhà văn hóa Phan Ngọc đã nhận xét:
“Không bê nguyên xi cái dân tộc mà chọn lấy một mảnh nào đó hay
những mảnh nào đó (segmentation), rồi kết hợp với cái hiện đại, theo đúng
yêu cầu của kỹ thuật, cảm thức hiện đại, đề tài hiện đại, chứ không phải là
giữ nguyên cái xưa rồi sau đó khoác lên một y phục hiện đại…”.
Sở dĩ tranh Bùi Xuân Phái được phương Tây ham chuộng vì ông đã đạt
được trình độ rất cao về tranh sơn dầu, lại nói được cái có thực trong lòng
người phương Tây là nỗi lo âu trước một cái đẹp xưa đang tàn lụi không
cứu vãn nổi, đồng thời một cô đơn rất hiện đại mà người phương Tây có
trong lòng nhưng lại được diễn tả bằng ngôn ngữ riêng của Bùi xuân Phái
mà họ không làm được.
Với thiên nhiên có nhiều cảnh quan tuyệt mỹ độc nhất vô nhị và nền
văn hóa đa dạng của hơn 53 dân tộc anh em, chúng ta có nhiều chất liệu để
xây dựng “quyền lực mềm Việt Nam” ngày một lan tỏa.



Chính sức mạnh mềm văn hóa ấy đã lí giải tại sao một đát

nước nhỏ bé, nghèo khổ như Việt Nam lại chiến thắng các lực lượng xâm
lược hùng mạnh nhất thế giới từ đế quốc Nguyên-Mông đến thực dân Pháp
và cuối cùng là can thiệp Mĩ.
2.2 Tác động.
Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, Việt Nam đang chìm trong
hiện tượng có thể gọi là một “ cơn sóng thần văn hóa” gây nên bởi sự thành
công của các bộ phim truyền hình, âm nhạc, điện ảnh hay tiểu thuyết kiếm
hiệp có nguồn gốc văn hóa Trung Quốc.
Liên tục tổ chức những lễ hội văn hóa – du lịch của các tỉnh thành,
vùng miền trong thời gian qua là một cách Việt Nam đã lựa chọn để phô
sắc khoe hương trước công chúng trong và ngoài nước, chứng minh “sức
mạnh mềm” của mình.
16


Nhưng có rất nhiều lộn xộn xảy hoặc nhạt nhòa xảy ra trong các lễ
hội. Dần dần mất đi những nét đẹp của văn hóa truyền thống, việc tổ chức
các lễ hội nhăm quảng bá văn hóa Việt Nam cho bạn bè quốc tế lại tạo điều
kiện cho các trái chiều trái tác dụng phát huy như làm mất trật tự an toàn xã
hội là nét điển hình.
Hòa vào những ngày hội của phố, của tỉnh thành, của đất nước kể
trên có thể thấy những thành công bước đầu và sức lan tỏa văn hóa từ đó là
rất đáng ghi nhận, được đo đếm bằng những con số. Kết quả tích cực đó
hầu như đều gắn với những tỉnh, thành có điều kiện tự nhiên ưu đãi, có vốn
văn hóa, di sản được đánh giá cao không chỉ ở cấp quốc gia mà còn ở cấp
thế giới. Khi có được những giá trị đặc sắc như thế, nếu không khai thác tốt
thì chắc chắn, ai cũng sẽ nói đó là điều rất đáng tiếc.
Các lễ hội được tổ chức thì “ chất” phải nhiều hơn “ lượng” nhưng

dường như số lượng các lễ hội ( bao gồm cả Festival và Carnaval ) được tổ
chức ngày càng nhiều với quy mô rầm rộ nhưng chất lượng của các lề hội
ngày càng ít đi.
Làm sao để khắc phục tình trạng các tỉnh thành đua nhau tổ chức hội
hè nhưng lại thiếu chiều sâu, thiếp hấp dẫn, rập khuôn nhau ?. Làm sao để
những sự lãng phí lớn không diễn ra qua các lễ hội được đầu tư nhiều tỉ
nhưng rồi rơi tõm vào quên lãng ? . Và làm sao để mỗi lễ hội có sức quảng
bá mạnh mẽ hơn, trên cơ sở có quy hoạch tổng thể của Bộ Văn hóa – Thể
thao – Du lịch.
Những điều đó cần được chính người xây dựng lễ hội và cả người
thưởng thức lễ hội đặt lên bàn cân, để hiệu ứng từ văn hóa Việt, giá trị Việt
thực sự "mềm" và "mạnh".

17


CHƯƠNG III: SỨC MẠNH MỀM CỦA VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á
TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU HÓA
3.1 Tổng quan về sức mạnh mềm.
Trong quan hệ quốc tế hiện nay, do tác động của "sức mạnh mềm"
ngày càng tăng, các nước lớn trên thế giới khi chú trọng xây dựng sức
mạnh cứng, cũng rất coi trọng tăng cường “sức mạnh mềm”. Các quốc gia
phương Tây, đứng đầu là Mỹ, dựa vào thế mạnh kinh tế, quân sự và sức
mạnh khoa học - kỹ thuật, ra sức phổ biến rộng rãi các “giá trị” của họ, như
dân chủ, nhân quyền. Đây chính là phương thức lấy “sức mạnh cứng” làm
chỗ dựa để mở rộng, khuếch trương "sức mạnh mềm”.
Sức mạnh mềm có ba trụ cột văn hóa, giá trị, định hướng (thể chế và
phương hướng) ứng với lịch sử, các giá trị hiện tại và sự dấn bước đến
tương lai của một dân tộc trong hình thành và phát triển, trong lao động và
chiến đấu giữ nước.

“Sức mạnh mềm cũng là một dạng quyền lực; nếu không hợp nhất
được sức mạnh mềm vào chiến lược quốc gia sẽ là một sai lầm nghiêm
trọng.” Joseph Nye người đúc kết lại quyền lực mềm mại, nhu chế cương,
nhuyễn khắc ngạnh, đã nhấn mạnh tầm quan trọng phải phát triển sức mạnh
mềm và liên kết yếu tố này với các yếu tố truyền thống trong chiến lược
quốc gia của Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng đã nhắc đến yếu tố sức
mạnh mềm trong văn kiện đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ
17.Trung Quốc tập trung hướng sức mạnh mềm đến Đông Á, Châu Phi và
Châu Mỹ La tinh. Ngoài hàng loạt viện trợ, hiệp định thương mại và đầu tư
cũng như cam kết đầu tư, ở cả ba khu vực trên, Trung Quốc tích cực tuyên
truyền văn hóa, ẩm thực, xiếc, múa truyền thống, phim ảnh và thảo dược.
Họ đã xây dựng được 128 viện Khổng Giáo trên toàn thế giới và có kế
hoạch xây thêm hàng trăm viện nữa nhằm truyền bá văn hóa ngôn ngữ
18


Trung Quốc. Trong khi những tài sản của quyền lực cứng như quyền điều
động quân đội hoàn toàn thuộc nhà nước để bảo vệ lợi ích công cộng,
những tài sản khác của chung quốc gia như dầu khí, tài nguyên, công
xưởng, máy bay dân dụng… có thể được chuyển giao cho sự kiểm soát tập thể
trong tình hình khẩn cấp. Trái lại, nhiều nguồn lực của quyền lực mềm gần như
tách riêng khỏi nhà nước và chỉ đóng góp một phần khi được huy động. Trong
thời kỳ chiến tranh Việt Nam, văn hoá đại chúng Mỹ thường đối đầu với các
chính sách nhà nước. Nếu cuộc chiến của chính giới là nhân danh tự do, thì các
cuộc phản chiến cũng đã trưng ra tính chất cởi mở của nền dân chủ Mỹ và là
chất xúc tác hàn gắn quan hệ Việt Mỹ những năm sau.
Sức mạnh mềm có mặt tại nhiều thực thể và phương diện đa dạng
của quan hệ quốc gia và khu vực.
3.2 Sức mạnh mềm văn hóa ASEAN

Để ASEAN có thể giữ vững độc lập đồng thời duy trì quan hệ hòa
bình với Trung Quốc, cần có nhiều phương cách tổng hợp. Các yếu tố dòng
chính như ngoại giao, khả năng phòng thủ, sức mạnh kinh tế là hiển nhiên,
song những yếu tố khác tuy có thể khó nhận ra nhưng cũng không kém
quan trọng. Ngoài các trụ cột như kinh tế, chính trị, quân sự, còn một yếu
tố tổng hợp mà người Việt đã vận dụng trong phát triển kinh tế và xây dựng
đất nước. Đó là sức mạnh mềm, vốn vẫn có mặt tại các phương diện của
đời sống đất nước. Theo Joseph Nye, giáo sư Mỹ, sức mạnh mềm được biết
đến gồm ba trụ cột là văn hóa, giá trị và thể chế (định hướng). Sức mạnh
mềm có mặt trong nhiều phương diện của các quan hệ Việt Nam với bên
ngoài. Tuy nhiên sức mạnh mềm chủ yếu thể hiện ở lĩnh vực văn hóa.
Được thành lập từ 1967, các quốc gia ASEAN là những quốc gia
hình thành lâu đời dựa trên nền văn minh lúa nước, một số là du mục, du
canh và chịu ảnh hưởng lớn từ các nền văn minh Trung Hoa, Ấn Độ, Hồi
Giáo và sau này là văn minh phương Tây. Những quốc gia cổ đại tại Đông
Nam Á có thời kỳ đã lên đến con số hơn hai mươi nước liên tục hợp rồi tan,
19


tan rồi hợp, không khác gì đế chế Trung Hoa thời chiến quốc, rồi ngũ đại
thập quốc. Sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và cách trở bởi biển Đông
khiến khu vực này phát triển riêng các đặc sắc của mình mãi đến thế kỷ 16
khi các đoàn thương thuyền và thực dân đã “mở rộng” giao lưu, và phần
nào bổ sung cho các ảnh hưởng của Trung Quốc, Ấn Độ ở khu vực. Phần
lớn là những nước giành độc lập từ tay thực dân phương Tây từ sau thế
chiến thứ hai, các quốc gia ASEAN có một sự cảnh giới ngầm và giữ cân
bằng với các thế lực lớn vốn luôn tìm cách gây ảnh hưởng tại khu vực.
(Quan hệ Mỹ- Philippines trước và sau khi Mỹ rút khỏi vịnh Subic, quan hệ
Việt - Mỹ trước và sau 1975, quan hệ Campuchia- Trung Quốc trước và
sau thời kỳ Khmer Đỏ). ASEAN luôn tham gia vào tiến trình phát triển của

cộng đồng quốc tế song song với sự quan ngại thường trực đối với các thế
lực lớn. Khai sinh vào những năm khốc liệt của chiến tranh Việt Nam
(8/8/1967) như một tấm phên che chắn làn sóng xích hóa, sau đó khối này
mở rộng đối với các quốc gia Đông Dương vào cuối thập kỷ 1990, một lần
nữa trong một thế hợp quần gây sức mạnh, nâng giá trị của mình trong bàn
cờ quốc tế. Tuy nhiên, sự lien kết này có lúc như đi vô định do ở trọng
lượng các vấn đề nặng tính quốc gia- sự ích kỷ cục bộ, dẫn đến thua thiệt
cho sức mạnh chung cả khối nếu không có hiểu biết và hành động đúng
mức, đúng lúc. Có thể lấy một ví dụ: Philippines đã phản đối hồ sơ chung
Việt Nam - Malaysia vào 2009, tự tách rời khỏi những nước nhỏ như Việt
Nam, Malaysia, Brunei trong cuộc tranh chấp chung và sau đó đã nhận chịu
sự áp chế gia tăng của Trung Quốc, trước khi tỉnh thức và điều chỉnh
phương lược năm 2011.
Với tổng diện tích chiếm 3%, dân số chiếm gần 9% thế giới và, nếu
xem như một nền kinh tế, tổng GDP đứng thứ 9 thế giới, ASEAN có vị trí
quan trọng về mặt kinh tế, văn hóa, địa chính trị trên diễn đàn quốc tế.

20


Bàn về sức mạnh mềm, ASEAN có đặc điểm của một vùng châu Á
có lịch sử, văn minh, ngôn ngữ đa dạng cùng các mối giao lưu hiền hòa, đa
văn hóa, đa tôn giáo, từ Hindu, Phật, Lão, Hồi giáo, Thiên chúa giáo đến
bái vật giáo, thờ cúng tổ tiên..vân vân. Trước thế kỷ 16, ảnh hưởng Trung
Hoa và Ấn Độ là khá lớn. Tuy nhiên “ảnh hưởng của Ấn Độ, khác với ảnh
hưởng của Trung Quốc - không có tác động chính trị - trong quá trình được
các xã hội bản xứ ở Đông Nam Á của Hy Lạp cổ ở Tây Âu.” Dẫu vậy, các
xung đột tiềm ẩn luôn song hành với những cuộc hiệp sinh hàng ngàn năm
qua. Văn hóa, nhân văn, địa lý, lịch sử, ẩm thực, khí hậu, thiên nhiên, cự ly,
ngành nghề mưu sinh gắn với biển đảo đã tạo nên sự khác biệt của một

vùng đất tuy gần gũi nhưng không đồng hóa với văn minh Trung, Ấn. Sự
đa dạng văn hóa xuyên suốt thời gian có cả sự giao thoa của kiến trúc, ngôn
ngữ, nghệ thuật, cả ẩm thực từ bản địa và từ phương Tây mang đến.
Sự hợp lực và giao lưu của các nước nhỏ Đông Nam Á đã từng diễn
ra trong triều đại vua Kertanagara; vị vua cuối cùng của nước Singosari
(Java, Indonesia) đã có kế hoạch xây dựng một liên bang Indonesia, liên
minh với Champa và Sumatra để chống lại Hốt Tất Liệt trước khi bị lật đổ
năm 1293. Tuy nhiên chưa thấy nói đến liên minh nào giữa Đại Việt với
các nước Đông Nam Á trước và sau trận thắng Nguyên Mông lần 3 (1288).
Có vẻ như người Việt chưa quen liên minh với các nước xung quanh từ
Champa, Lâm Ấp, Lào, Khmer, Phù Nam mà thiên về khơi dậy nội lực và
đoàn kết với các dân tộc anh em Tày Nùng… trên đất Việt Nam khi phải
chiến đấu. Liên kết của Nguyễn Ánh và Xiêm năm 1785 là một quan hệ
hiếm hoi, nhưng đã bị Tây Sơn kết thúc. Rộng hơn thì thấy gần đây có khối
ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đoàn kết chống Pháp đến 1954 và
sau đó là những chuyển hướng. Theo D.G.E. Hall, Ấn Độ đã từng thiết lập
hội Đại Ấn Độ năm 1926 để xác nhận các vùng ảnh hưởng của mình, song
hội này đã giải tán sau các phản đối của các nước Đông Nam Á. Lịch sử
vẫn có dịp quay lại trên những lối cũ có tuổi ngót ngàn năm: Trung Quốc
của những năm 1407 cũng dương uy xâm chiếm Việt Nam để răn đe các
nước Đông Nam Á.
21


Trong giấc mơ về một cuộc thoát Trung triệt để, người Việt có thể
hỏi liệu việc chọn Nho Giáo thay cho Phật Giáo làm nền tảng văn hóa sau
khi nhà Minh đã phá hoại gần như toàn bộ văn hóa Việt – sức mạnh mềm
phải chăng là một sai lầm của Lê Lợi và Nguyễn Trãi ở thế kỷ 15.
Nét độc đáo tạo nên giá trị. Sự năng động của hiện tại và tư thế buộc
phải dấn thân giải quyết vấn đề sau khi Trung Quốc tăng cường lấn chiếm

biển Đông cũng là một hình ảnh tích cực của ASEAN. Tương tự như Tây
Tạng sau khi bị xâm chiếm thì được thế giới biết đến nhiều và sức mạnh
mềm của Mật Tông, của Đạt Lai Lạt Ma trở nên nổi tiếng thế giới.
Sức mạnh mềm của ASEAN còn nằm ở định hướng và thể chế mà
khối này đã kết thành bao nhiêu năm qua. Các chính thể, chính phủ mọc lên
và giải tán, các nhà lãnh đạo lên nắm quyền và rời quyền lực. Bất luận mức
độ vì dân, vì cộng đồng ASEAN của họ ít hay nhiều, các văn bản họ ký kết
thường là thể hiện ý chí chính đáng của toàn dân ASEAN.
Dù có các cân nhắc cẩn trọng với tình hình Pret Vihia, sông Mê
Kông, thiết quân luật Myanmar hay Biển Đông, khi lãnh đạo tương tác
cùng 9 bên đồng nhiệm, hẳn nhiên các ý kiến và hành động có tính xây
dựng nhất sẽ được hướng đến. DOC 2002, và tương lai là COC hay những
nỗ lực nâng dậy hòa bình, phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, bổ túc năng
lực phòng thủ trong các năm 2011 là những hình ảnh tích cực với thế giới.
Khi ngôn từ được gieo trồng chính đáng thì sẽ có quả hành động theo sau.
Những động thái gần đây của ASEAN (sau 26/05/2011) như ra nghị quyết
ASEAN 7 kêu gọi không sử dụng vũ lực, ASEAN (cùng Trung Quốc)
thông qua quy tắc hướng dẫn thực thi DOC tại ARF Bali (21/7/2011), rồi
lời kêu gọi của Indonesia và Mỹ một cách mạnh mẽ trong các chương trình
nghị sự về Biển Đông, tăng đa phương ngoại giao đã gia tăng uy tín của
ASEAN đáng kể.
Dẫu vậy, ASEAN vẫn cần phải học sức mạnh mềm của một Trung
Quốc cần cù lao động, một Châu Âu khoan dung và tự do, một nước Mỹ
năng động, những nhà sư Thái Lan, những trẻ em Hy Lạp góp tiền cứu

22


nguy nên kinh tế suy thoái, những gia đình Nhật gởi tiết kiệm với lãi suất
bằng 0% để giúp nước, giúp cộng đồng khi lâm vào cảnh khó khăn.

• Ngoại giao
Tận dụng các thể chế, hội nghị, các diễn đàn khu vực một cách bền
bỉ và khôn khéo. Các hội nghị cấp cao (người đứng đầu chính phủ và các
bộ trưởng), hội nghị ngoại trưởng, bộ trưởng quốc phòng, các sinh hoạt
giao lưu giữa không quân, hải quân, quân y, các đoàn nghị sĩ các nước
ASEAN cần được chú trọng để phổ biến chính sách ngoại giao và đối nội
của Việt Nam đến 9 nước ASEAN còn lại. Trong các hội nghị này sẽ có
nhiều đồng nhiệm, quan sát viên và cả giới thông tấn các nước liên quan
như Nga, Nhật, Mỹ, Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc. Do vậy, nếu tận
dụng được các thể chế này để biến thành các diễn đàn PR cho hình ảnh
Việt Nam, tranh thủ thêm bạn bè quốc tế, vạch trần những nội dung sai trái
của những thế lực tiêu cực thì sẽ là những cuộc chinh phục nhân tâm bên
ngoài biên giới quốc gia. Ngoài việc tiết kiệm tài chính cho đất nước - ít
tốn kém hơn khi tổ chức trong nước, các hoạt động này cũng chính là
những cơ hội để rèn luyện đội ngũ lãnh đạo hiểu biết về thể chế, các cơ chế
hợp tác ASEAN và đa phương khác. Đương nhiên các chuyên gia ngoại
giao này cần hội đủ đạo đức và năng lực giải quyết vấn đề.

Cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo của tổ chức ASEAN
với nhà lãnh đạo của nước Mỹ
23


Định hướng chính xác là nhằm phát triển một nền ngoại giao mềm
dẻo có thể hạn chế ngộ nhận, hạ nhiệt cực đoan và bảo đảm độc lập tự chủ
của đất nước và ASEAN. Các vận động ngoại giao mềm dẻo mà nguyên
tắc và tối đa hóa lợi ích, tối thiểu hóa tổn thất.
Định hướng “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” cần điều
chỉnh cơ bản vì định hướng này sẽ đánh đồng những quốc gia có bề dày
hữu nghị với những nước sơ giao, làm lãng phí quốc lực, khiến các đại diện

văn hóa ngoại giao bị mơ hồ, sa vào bệnh mông lung và phi thực tế.
Định nghĩa đồng chí cũng cần phải có sự chuẩn xác lịch sử. Cần cân
nhắc mức độ các đảng viên cộng sản Trung Quốc, Nga, Nhật, Pháp, Ý…
tôn trọng tinh thần quốc tế, sự thật khách quan và tự trọng dân tộc của nền
ngoại giao Việt Nam trước những thách thức và thay đổi toàn cầu.Biện biệt
rõ các phạm trù này cũng chính là trang bị cho các nhà ngoại giao Việt
Nam (cũng là những con người xã hội) vũ khí lý luận, niềm tin và sự khôn
khéo trong đấu tranh ngoại giao mà vẫn tôn trọng lý tưởng xã hội của các
tổ chức đứng trước các vấn đề dân tộc và thế giới.
Tại thời điểm tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp, khi cả nước hướng về và
cần sự tập trung cao của các nhà làm chính sách thì lại có thông tin về sự cố
nhân viên ngoại giao tổ chức buôn lậu. Những chi tiết nhỏ sẽ làm hỏng uy
tín lớn và làm suy yếu sức mạnh tổng hợp của đất nước.
Ngoại giao nhân dân là một bộ phần không thể tách rời ngoại giao
quốc gia vì ngoại giao nhân dân bổ trợ cho ngoại giao chính thức, có lúc
phát ngôn thay cho đất nước, hợp lực cho sức mạnh mềm. Trung Quốc đã
cam kết và ký kết những gì, nhân dân ASEAN cần biết để thông tin và tác
động đến người dân Trung Quốc. Trong các thông tin tuyên truyền gần
đây, theo các diễn giả trên CCTV thì DOC 2002 chính là văn bản do Trung
Quốc đề xuất, bảo vệ và tôn trọng, dù thực chất thì các văn bản này do
chính Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei khởi xướng.Các thông tin
này cũng tuyên bố các nước Việt Nam và Philippines là những nước đã phá
24


vỡ những ký kết này. Như vậy, trách nhiệm của giới chức ngoại giao và
truyền thông của Việt Nam là đưa đến cho nhân dân ASEAN và thế giới
những sự thật khách quan đã và sẽ diễn ra.
Những khái niệm triết lý và chính trị hòa bình của Trung Quốc như
“xã hội hài hòa”, “thiên hạ vi công”, “mục lân”, “cầu đồng tồn dị” cần

được vận dụng và phổ biến để nhân dân ASEAN có thể tác động lại nhân
dân Trung Quốc. Lưu ý những lời lẽ khẩu Phật tâm xà của nhà cầm quyền
Trung Quốc, và sử dụng những lời tốt miệng Phật của họ để rang buộc họ,
hạn chế leo thang vũ lực.
Dĩ nhiên, các tác nhân và đối tượng của ngoại giao nhân dân hướng
Trung hoặc hướng ASEAN có những khác biệt nhất định và cần được
nghiên cứu thật thấu đáo.Có thể tham khảo các cách thức nâng cao vị thế
ngoại giao nhân dân kết hợp ngoại giao nhà nước của Philippines. Chính
phủ Philippines đã tích cực đưa ra nhiều đề xuất giải quyết hòa bình các
xung đột từ đưa tranh chấp ra trước Tòa án quốc tế đến sáng kiến ký Bộ
Luật ứng xử Philippines - Trung Quốc tháng 8/1995, rồi đồng tác giả với
Việt Nam dự thảo Bộ luật ứng xử ASEAN - Trung Quốc 1999-2002, ký kết
Tuyên bố ASEAN - Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông
2002, chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học Việt Nam – Philippines
JOMRSE...Sơ suất đáng tiếc của Philippines năm 2004 và 2009 đã
được rút kinh nghiệm và sửa sai kịp thời.
Ngoại giao kênh hai, một gạch nối giữa ngoại giao chính thức và
ngoại giao nhân dân cũng có vị trí quan yếu không kém. Nước đi đầu trong
vận động kênh hai là Indonesia. Cần có những phân tích để nâng cao sức
mạnh của kênh hai. Từ 1990 đến 2010, với sự điều phối của Giáo Sư
Hasjim Djalal, Indonesia đã chủ trì tổng cộng 29 trong số 57 cuộc hội thảo
kênh hai. Đây là kênh đàm phán phi chính thức, không thuộc phạm vi của
giới chức các nước mà chỉ nhằm mục đích chia sẻ thông tin, xây dựng lòng
tin của các học giả và giới nghiên cứu, tạo điều kiện mổ xẻ sâu hơn về các
25


×