Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Định hướng cho sự phát triển dịch vụ giáo dục Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.78 KB, 15 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Định hướng cho sự phát triển dịch vụ giáo dục Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu
hóa
3.1 Gia tăng ảnh hưởng của giáo dục đối với thương mại quốc tế
3.1.1 Phát triển giáo dục theo hướng xuất khẩu giáo dục
Nước ta đang là quốc gia chủ yếu nhập khẩu giáo dục, đặc biệt là từ các nước phương
Tây, Mỹ và Liên Xô. Hoạt động dịch vụ giáo dục toàn câu đang mang lại lợi nhuận
không lồ cho các quốc gia xuất khẩu giáo dục như Úc, Mỹ, Anh....Việt Nam cũng đã
xuất khẩu giáo dục, nhưng với số lượng cực kỳ hạn chế. Đó là du học sinh sinh viên
sang Việt Nam học tập từ Lào, Campuchia và Trung Quốc và một phần rất nhỏ từ các
nước phương Tây và Mỹ sang tìm hiểu nghiên cứu văn hóa Việt Nam.
Vơi lợi thế hiện tại, trong tương lai gần chúng ta có thế hướng thị trường xuất khẩu của
chúng ta vào các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, các tỉnh biên giới của Trung
Quốc, Myanma. Khi đã hệ thống giáo dục đào tạo đã phát triển hoàn thiện hơn và Việt
Nam đã có những trường học và đại học đạt đẳng cấp quốc tế, chúng ta có thể hướng
thị trường ra xa hơn, thậm chí là thu hút du học sinh từ các nước phát triển bởi vì Việt
Nam luôn có một lợi thế là nền chính trị và xã hội ổn định.
3.1.2 Giáo dục đào tạo ngành nghề hướng đến những chuỗi giá trị toàn câu mới
Như đã phân tích, các chuỗi giá trị toàn câu liên quan đến Việt Nam thường dựa trên lý
do là Việt Nam có nguồn nhân lực đông giá rẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú. Tham gia vào các chuỗi này Việt Nam chỉ thường thu được khoản giá trị rất nhỏ so
vợi lượng giá trị khổng lồ mà cả chuỗi tạo ra. Bởi sản phẩm của chúng ta có hàm lượng
chất xám ít, thậm chí là không có.
Do đó, Giáo dục đào tạo cần tạo ra được nguồn đội ngũ nhân lực thực sự có chất lượng
cao và khác biệt với đội ngũ ta đã có trước đây. Ví dụ như khâu nghiên cứu và phát
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
triển trong một chuỗi giá trị toàn câu có thể được làm tại Việt Nam. Điều này đang là “
không thể” ở thời điểm hiện tại do lao động trí tuệ trình độ cao ở nước ta còn thiếu và
yếu.
Chúng ta nên học tập cách làm của các nước Đông Á như Đài Loan hay Hàn Quốc, họ


đã thanh công trong việc chuyển lên một giai đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị toàn câu.
Nói chung chúng ta nên nhìn nhận một chuỗi giá trị toàn câu sinh ra thì phải có giai
đoạn lao động “trí tuệ” , giai đoạn lao động “chân tay”. Hiện nay chúng ta đang bị
“chìm” vào hoạt động sản xuất giản đơn quá nhiều và nhường “nhiều đất” cho các quốc
gia khác cho giai đoạn của họ, ví dụ như khâu thiết kế sản phẩm được làm ở Đài Loan
hay Hàn Quốc và dồn toàn bộ hoạt động sản xuất cho chúng ta hay Indonesia. Cốt yếu
cơ bản không phải là phá vỡ những chuỗi đang có mà chúng ta nên hướng tới chuỗi
mới, ví dụ chúng ta có thể làm nhà thiết kế và chuyển khâu sản xuất lại cho Indonesia
hay Trung Quốc. Chẳng nhẽ không có một doanh nghiệp thiết kế nào ở Việt Nam làm
được khâu thiết kế mẫu mã quần áo hay bất kì sản phẩm tương tự? Nếu các doanh
nghiệp này “thẩm thấu” nhu câu của thị trường quần áo từ Trung Quốc hay ngay tại
Việt Nam thôi thì đó là một đối trọng lợi thế lớn trong quá trình đàm phán với các nhãn
hiệu thời trang lớn để đồng ý cho các doanh nghiệp này thiết kế quần áo thời trang cho
cả khu vực Việt Nam và Trung Quốc!!! Khi đó Việt Nam giống như là Đài Loan hay
Hàn Quốc bây giờ. Xu hướng này sẽ đến, nhưng trong thời gian dài hay ngắn tùy thuộc
hoàn toàn vào khả năng bứt phá của nguồn nhân lực. Hay nói cách khác tùy thuộc vào
sự phát triển đột phá của khu vực giáo dục đào tạo.
3.2 Giáo dục đào tạo ở Việt Nam và sự thu hút FDI
3.2.1 Tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực giáo dục đào tạo
Tham gia vào sân chơi WTO Việt Nam đã công nhận giáo dục là một ngành dịch vụ
trong hệ thống các ngành thương mại dịch vụ. Do đó, Nhu câu đầu tư vào giáo dục để
tìm kiếm lợi nhuận sẽ đưa các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam. Vốn FDI này
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nên khuyến khích đầu tư vào bất cứ khâu nào của hệ thống giáo dục tại Việt Nam, có
thể cho thành lập các trường tiểu học, trung học, phổ thông và đại học cao đẳng, các
trường dạy nghề...có vốn FDI từ các tổ chức, trường học quốc tế. Bởi các tổ chức này
luôn có đầy đủ tiềm lực về vốn, công nghệ và nhân lực trong lĩnh vực giáo dục và đây
là cách nhanh nhất để chúng ta tiếp cận với chuẩn giáo dục đào tạo quốc tế.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta đã từng kì vọng sẽ có các nhà đầu tư lớn

trong lĩnh vực giáo dục đến đầu tư tại Việt Nam. Nhưng thực tế không phải vậy, chỉ có
một số chương trình hợp tác giáo dục đào tạo như đã trình bày. Vậy nguyên nhân là do
đâu? Vấn đề cơ bản vẫn là chính sách chưa hợp lý và môi trường đầu tư chưa thực sự
thông thoáng và rõ ràng minh bạch. Nhìn sang những quốc gia láng giếng như
Singapore hay Malaysia, tại sao bọn họ lại rất thành công trong việc thu hút FDI trực
tiếp vào giáo dục đào tạo? Do đó trong những năm sắp tới Việt Nam nên cải thiện
nhanh chóng môi trường đầu tư, quảng bá thị trường tiềm năng và có những chính sách
thu hút đầu tư thật hấp dẫn để các ông lớn trong giáo dục đào tạo vào Việt Nam, như
Havard hay MIT chẳng hạn.
Tuy nhiên trong quá trình thu hút đầu tư sắp tới, chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận
những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia như Caribean. Nơi mà một số dự án FDI
đầu tư vào giáo dục lại chỉ để phục vụ người học đến từ các nước khác, trong trường
hợp này là những sinh viên từ Mỹ( kiểu các trường Offshore). Các dự án FDI vào giáo
dục nên dựa trên một nguyên tắc đảm bảo là phải có lợi cho người Việt Nam có thể
tham gia học tập ở đó, có thể theo tỷ lệ nhất định.
3.2.2 Giáo dục đào tạo không những đáp ứng được các nhu câu nguồn nhân lực từ
các dự án FDI mà còn tạo ra đội ngũ nhân lực có “tiếng” để thu hút FDI.
Các dự án FDI xuất hiện và nhu câu mới về nguồn nhân lực luôn phát sinh. Các công ty
đa quốc gia nếu không tuyển đủ nhân lực trong nước họ có thể tuyển từ nước ngoài.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cho nên mục tiêu của giáo dục là hướng đến đạo tạo nhân lực không phải chỉ biết học
và thi giỏi như hiện nay mà phải biết làm việc thực sự hiệu quả, có khả năng làm việc
trong môi trường làm việc quốc tế.
Không những thế, cải cách giáo dục cần hướng đến đội ngũ lao động có khả năng nắm
bắt và sử dụng những công nghệ mới nhất. Đôi ngũ này phải đông và giỏi chuyên môn,
có khả năng làm việc tốt trong môi trường làm việc quốc tế để có thể thu hút FDI vào
các chương trình công nghệ cao, cái tạo ra sản phẩm có giá trị thăng dư rất lớn.
3.3 Giáo dục và sự di trú
3.3.1 Thu hút hơn nữa sự tham gia của Việt Kiều vào công tác giáo dục đào tạo của

nước nhà.
Việt Nam đang có một đội ngũ rất lớn các giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, ... đang tham
gia giảng dạy và nghiên cứu ở nước ngoài. Đội ngũ này đã được các trường nước ngoài
công nhận đẳng cấp quốc tế. Do đó đây là cách nhanh nhất để chúng ta đưa chất lượng
đào tạo của Việt Nam gần về chất lượng quốc tế. Bởi dân tộc Việt Nam luôn có truyền
thống yêu nước nồng nàn, chỉ cần có chính sách hợp lý, các Việt kiều sẽ về nước làm
việc.
Hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam theo xu hướng sẽ còn tiếp diễn. Đây gần
như là một hiện tượng khách quan khi mà Việt Nam vẫn là quốc gia đang phát triển mà
ở ngoài kia, có rất nhiều quốc gia phát triển hùng mạnh. Cho nên rất khó để ngăn chặn
hiện tượng nay, nhưng chúng ta sẽ có chính sách hợp lý để thu hút đội ngũ này về nước
làm việc sau một khoảng thời gian làm việc tại nước ngoài.
3.3.2 Thu hút các nhà khoa học trên thế giới về nghiên cứu và giảng dạy tại Việt
Nam.
Để tạo ra được một hệ thống giáo dục mang tầm đẳng cấp quốc tế thì ở các trường đại
học của Việt Nam cần có hoạt động nghiên cứu “sôi động”. Do đó, thu hút các nhà khoa
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
học trên thế giới về làm việc và giảng dạy tại Việt Nam là cách để chúng ta cải thiện
phần “chất” của hệ thống giáo dục.
3.4 Định hướng chính sách chính phủ nhằm làm cho nguồn nhân lực phù hợp hơn
trong thời kỳ toàn câu hoá
Hiệu quả của chính sách chính phủ tới việc “dung hoà” quá trình toàn cầu hoá với giáo
dục nhằm đem lại lợi ích cho phát triển. Như chúng ta thấy, toàn cầu hoá đang đặt ra
những yêu cầu đối với giáo dục và đào tạo, sẽ xuất hiện những khó khăn nếu hệ thống
giáo dục và đào tạo không đáp ứng đủ yêu cầu. Nhưng sẽ có lợi cho phát triển nếu hệ
thống giáo dục đào tạo là thích hợp. Vấn đề cốt yếu là phải đảm bảo nguồn cung về
giáo dục đào tạo phù hợp với những nhu cầu mới từ quá trình toàn cầu hoá. Do đó, yêu
cầu phải có chính sách thích hợp để đảm bảo rằng phát triển nguồn lực con người đang
phù hợp với những cơ hội mà toàn cầu hoá nền kinh tế mang lại

Toàn cầu hoá và cạnh tranh yêu cầu lao động có kĩ năng cao hơn, cả những công ty hiện
đại và các doanh nhân nhỏ đều mong muốn như vậy. Nhưng chúng ta phải thừa nhận
rằng những thất bại của thị trường trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo cũng
được coi là một đặc điểm của thất bại thị trường.
Chúng ta sẽ xem xét 4 nhóm chính sách của chính phủ nhằm làm “dung hoà” quá trình
toàn cầu hóa với giáo dục: chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách đầu tư,
chính sách thương mại, chính sách di trú.
Một điểm quan trọng nữa là chính phủ cần sử dụng kết hợp các chính sác này một cách
đúng đắn và hợp lý.
3.4.1Chính sách phát triển nguồn nhân lực
 Can thiệp vào phát triển nguồn nhân lực
Chính phủ có thể muốn giải quyết thất bại của thị trường trực tiếp bằng cách khuyến
khích đào tạo ở các công ty đa quốc gia. Toàn cầu hoá có nghĩa là sự tăng lên về phát
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
triển công nghệ, các “dòng” công nghệ chảy qua các quốc gia và làm tăng sự chuyên
môn hóa. Khi mà những công nghệ mới đang phổ biến ngày càng nhanh hơn trên thế
giới, thì cũng đặt ra những yêu cầu mới nhất đối với phát triển nguồn nhân lực để giải
quyết thất bại thị trường. Những chính sách cố gắng “dung hoà” giữa lượng cung và cầu
cho giáo dục trong thời kỳ toàn cầu hoá, ví dụ như kết hợp những ý kiến của khu vực tư
và khu vực công nhằm quyết định những yêu cầu của nguồn nhân lực...có rất nhiều cách
để khuyến khích mối quan hệ của khu vực tư và công để thúc đẩy đào tạo trong các công
ty, có thể dùng các khoản trợ cấp hoặc miễn thuế cho các chương trình đào tạo của các
công ty đa quốc gia, thu thuế và đầu tư vào giáo dục đào tạo, chia sẻ chi phí với người
làm nghề giáo,...Chính phủ cũng khuyến khích hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu công
với các công ty đa quốc gia. Những quốc gia như Việt Nam có thể cho xây dựng các
trung tâm nghiên cứu và phát triên mới. Và quan trọng hơn hết, hệ thống trường học cơ
sở phải phù hợp, đó là nhân tố cơ bản cho phát triển xa hơn nữa giáo dục và đào tạo.
 Chính sách phát triển nguồn nhân lực hợp lý
Có nhiều quốc gia thành công với chương trình phát triển nguồn nhân lực như ở

Malaysia hay Singapore, trong khi một vài chương trình tương tự lại không phát huy
hiệu quả như ở các quốc gia Nam Mĩ( trừ Chile và Costa Rica).
Giáo dục là nhân tố hêt sức quan trong khả năng cạnh tranh của các con hổ kinh tế ở
Đông Á. Với việc có chính sách nguồn nhân lực hết sức phù hợp như ở Singapore, Hàn
quốc, Đài Loan đã làm cho lực lượng lao động luôn biến đổi phù hợp với sự biến đổi
của nền kinh tế. Họ coi những “phép lạ” trong phát triển kinh tế bắt nguồn từ những “
phép lạ” trong giáo dục. Hệ thống giáo dục chủ đạo của các quốc gia này là các trường
học, trường bách khoa, các trường đại học và các trung tâm đào tạo của tư nhân cũng
như của chính phủ. Những cải cách trong hệ thống giáo dục được bổ sung bằng hệ
thống đào tạo hiện đai và phức tạp của chính phủ, những sự cải cách sẽ bao gồm việc
chi nhiều tiền hơn cho giáo dục và đầu tư nhiều vào hệ thống giáo dục cơ sở. Ở Đài
Loan, họ đã cung cấp đủ những kĩ năng nghề nghiệp cho lực lượng lao động của họ sẵn
6

×