Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Hướng dẫn vận hành lọc bụi điện MT01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 13 trang )

Mã hiệu :
Ban hành :
Lần :
Ngày:
Sửa đổi :
Lần :
Ngày :

CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 2
HA TIEN 2 CEMENT JOINT STOCK COMPANY

`

Địa chỉ: Thị trấn Kiên Lương - Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang
Điện thoại: (84-77) 3853 004 - Fax: (84-77) 3853 005
Website: www.xmht2.com.vn - Email:

HD03.17
02
10-02-2009
00

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH
LỌC BỤI ĐIỆN MT01

Biên soạn :

Kiểm tra :

Phê duyệt :


Vũ Ngọc Hoàng

- Đốc công

Trần Hữu Du

- Quản đốc

Phạm Văn Thông

- P. Giám đốc - QMR

Hướng dẫn này ban hành với mục đích :
• Hướng dẫn cho thợ vận hành trung tâm lò 1 & 2 cách thức sử dụng máy tính để vận hành các
thiết bị thuộc hệ thống lọc bụi điện MT01 và các thiết bị khác thuộc lò nung 1 & 2 kết hợp trên
cùng một máy tính điều khiển.
• Hướng dẫn cho công nhân vận hành tại chỗ các thiết bị đầu lò và cụm thiết bị thuộc dây
chuyền MT01 nhằm bảo đảm An toàn cho người và thiết bị trong vận hành.
Trang 1/13


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH LỌC BỤI ĐIỆN MT01 - HD03.17

10-02-2009

1. Định nghĩa - viết tắt :






Thợ lò : Công nhân vận hành trung tâm lò nung số 1 & 2.
MT01 : Mã hiệu của hệ thống lọc bụi tĩnh điện hai lò nung 1 & 2.
Quạt IDF : quạt gió thứ cấp của lò nung, số hiệu 95-1A (lò 1) và 95-2A (lò 2).
BDA : biến áp cao thế cho lọc bụi tĩnh điện.

2. Nội dung :
2.1. Điều kiện nhân lực :
2.1.1. Điều kiện :
- Chỉ những người được đào tạo và được cấp trên phân công mới được phép vận hành các
máy thuộc lọc bụi điện MT01.
- Công nhân vận hành phải được trang bị đầy đủ Bảo hộ lao động theo qui định của Công ty.
2.1.2. Phân nhiệm trong vận hành :
2.1.2.1. Thợ lò :
- Đảm nhiệm công việc vận hành hệ thống từ trung tâm thông qua máy tính.
- Theo dõi hoạt động hệ thống từ trung tâm, điều chỉnh các thông số bảo đảm cho hệ thống
hoạt động ổn định với hiệu suất cao nhất có thể.
- Kết hợp với công nhân trực tại chỗ trong công tác vận hành hệ thống.
• Những điều không được làm:
+ Không được tự điều chỉnh các thông số bảo vệ đã cài đặt trên hệ thống điều khiển. Đặc
biệt là trị số CO cảnh báo và ngắt lọc bụi.
2.1.2.2. Trực lọc bụi tại chỗ :
- Kết hợp với Thợ lò trong công tác vận hành hệ thống.
- Phụ trách việc kiểm tra thiết bị, vận hành và theo dõi thiết bị hoạt động tại chỗ, vệ sinh bảo
dưỡng thiết bị.
- Vận hành hệ thống bơm bụi thu hồi về lò 3.
• Những điều không được làm:
+ Can thiệp vào các tủ điện điều khiển.
+ Can thiệp vào hệ thống cao thế đã ngăn cách bằng hàng rào.
2.2. Khái quát :

2.2.1. Thiết bị hệ thống MT01 :
Hệ thống MT01 có nhiệm vụ thu hồi bụi từ khí thải của lò nung nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường. Hệ thống có thể chia làm 3 cụm như sau :
- Quạt IDF - quạt gió thứ cấp của lò nung.
- Hệ thống lọc bụi tĩnh điện gồm buồng lọc và các BDA (biến áp cao thế).
- Hệ thống hoàn bụi bao gồm các vis tải và bơm bụi thu hồi về lò 3 .
Các thiết bị MT01 được điều khiển bằng hệ thống PLC kết hợp với máy tính tại phòng điều
khiển trung tâm lò 1 & 2.
2.2.2. Các thiết bị khác :
- Hệ thống gàu đong bùn vào lò : Bao gồm gàu đong bùn và hệ thống lường bùn vào lò. Chỉ
báo vòng quay của gàu được đưa về trung tâm điều khiển lò để kiểm soát. Đo lượng bùn
vào lò được tính ra từ thời gian hệ thống gầu đong bùn đổ đầy một thùng lường.
- Hệ thống kích lò : Tiếp xúc giữa vòng lăn và con lăn thường không đều do bề mặt không
phẳng và do độ giãn dài vỏ lò. Để sự mài mòn con lăn và vòng lăn do tiếp xúc trải đều hơn,
kích thuỷ lực sẽ đẩy lò trượt lên xuống và được điều khiển tự động theo cữ hành trình.
Trang 2/13


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH LỌC BỤI ĐIỆN MT01 - HD03.17

10-02-2009

2.2.3. Vận hành thiết bị bằng máy tính :
2.2.3.1. Chức năng máy tính trong vận hành :
Máy tính được sử dụng để vận hành thiết bị bao gồm hai chức năng sau :
+ Hiển thị các thông số vận hành và trạng thái của thiết bị.
+ Đưa lệnh vận hành thiết bị như : khởi động, điều chỉnh , dừng thiết bị.
Khi sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ để vận hành thiết bị, người vận hành cần có
một số kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính và các thiết bị ngoại vi như bàn phím (keyboard) ,
con chuột (mouse) …Một cách khái quát, có thể hình dung màn hình máy tính được sử dụng để

thay thế bảng điện điều khiển và các máy tự ghi thông thường. Các nút nhấn sẽ được thao tác
thông qua việc nhắp chuột. Các nút vặn điều chỉnh thông số sẽ được thao tác thông qua việc nhập
các giá trị bằng bàn phím…
2.2.3.2. Thao tác cơ bản máy tính:
a - Khởi động máy tính :
Để có thể dùng máy tính vận hành thiết bị, máy tính phải được chuẩn bị qua một quá trình
khởi động bao gồm :
+ Khởi động hệ điều hành (HĐH) : là quá trình khởi tạo cơ bản để máy tính hoạt động. Ví dụ
Microsoft Windows XP…
+ Khởi động phần mềm ứng dụng : phần mềm ứng dụng (vd : RSView, Rslink …) chạy trên
nền của HĐH dùng phục vụ cho các chương trình ứng dụng cụ thể.
+ Khởi động chương trình ứng dụng : chương trình ứng dụng được viết cụ thể trên nền phần
mềm ứng dụng để điều khiển thiết bị. (vd : Chương trình ứng dụng “Lọc bụi lò 1 & 2”
được xây dựng trên nền phần mềm ứng dụng RSView32).
Như vậy, để có thể điều khiển thiết bị, cần khởi động ba phần sau :
Hệ điều hành (Microsoft Windows XP) à RSView32 Works à Lọc bụi lò 1 & 2.
Tuy nhiên, toàn bộ quá trình khởi động HĐH và phần ứng dụng là tự động, người vận hành
chỉ cần bật điện máy tính và chờ đến khi xuất hiện màn hình điều khiển.
Nếu màn hình điều khiển không xuất hiện, cần kích hoạt chương trình qua biểu tượng trên
màn hình.
b - Nhập dữ liệu bằng bàn phím :
Tất cả các trường hợp cần nhập dữ liệu điều khiển bằng bàn phím đều phải được xác nhận lần
cuối trước khi nhập vào máy bằng phím “Enter” hoặc nhắp chuột vào nút nhấn mang nghĩa “đồng
ý”, “tiếp tục”… (tùy từng hộp đối thoại cụ thể). Vấn đề này sẽ là mặc nhiên và không nhắc lại từ
phần này trở xuống.
c - Sử dụng chuột :
Chuột là thiết bị trỏ của máy tính. Sử dụng chuột cần lưu ý các điểm sau :
- Thao tác nhắp (click) chuột cần dứt khoát, không quá mạnh tay sẽ dễ gây các lỗi sau :
+ Chuột bị di chuyển trong lúc nhắp, máy sẽ lầm sang việc nhắp rê chuột và thao tác nhắp sẽ
không hoàn thành.

+ Nhắp đúp (nhắp 2 lần liên tiếp – Double click) không hoàn thành do thời gian giữa hai lần
nhắp kéo dài quá quy định.
Trong hướng dẫn này, từ nhắp chuột sẽ được sử dụng mô tả cho việc nhắp nút trái chuột.
- Khi di chuyển chuột trên các vị trí, các biểu tượng hoặc hình vẽ mà có xuất hiện sự thay đổi
trên vị trí, biểu tượng hoặc hình vẽ đó (như xuất hiện một khung bao, biểu tượng đổi màu
v.v…) là điều kiện đủ để biết tại vị trí đó đáp ứng một lệnh nào đó khi ta nhắp chuột lên.
Do đó, nếu nhắp đơn (nhắp chuột một lần) mà máy không đáp ứng thì vị trí đó đòi hỏi một
nhắp kép (nhắp chuột nhanh hai lần liên tiếp).
- Khi nhắp chuột lên một nút hoặc một biểu tượng có một lệnh phía sau, sẽ có một trong 3
trường hợp sau xảy ra :
+ Đưa ra một lệnh trực tiếp điều khiển thiết bị.
+ Đưa ra một lệnh mở một trang màn hình hoặc một hộp đối thoại khác mà thông qua đó, sẽ
Trang 3/13


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH LỌC BỤI ĐIỆN MT01 - HD03.17

10-02-2009

tiếp tục đưa lệnh điều khiển thiết bị.
+ Đưa ra một lệnh mở một trang màn hình chứa các thông số vận hành.
Có thể dùng bàn phím thay cho chuột. Trong đó, phím “Tab” sẽ lần lượt chuyển vị trí qua
từng nút nhấn hoặc biểu tượng có đáp ứng lệnh (tương đương với việc đưa chuột đến vị trí đó),
phím “Enter” thay thế cho động tác nhắp chuột lên nút nhấn hoặc biểu tượng hiện hành.
2.2.3.3. Lưu ý về tốc độ truyền :
Các lệnh, dữ liệu sẽ được truyền qua lại giữa các tủ điều khiển tại chỗ của thiết bị và máy tính
lần lượt theo chu kỳ. Vì thế khi thao tác vận hành hoặc xem đọc các thông số, cần lưu ý đến thời
gian chờ tín hiệu chuyển đi về trước khi kết luận về thông số và trạng thái của thiết bị.
Không ảnh hưởng đến các thiết bị đang vận hành trong trường hợp thiết bị chạy ổn định mà
cần bảo trì, sửa chữa máy tính có các thao tác tắt mở, khởi động lại máy tính.

2.3. Sử dụng phần mềm vận hành :
2.3.1. Khái quát:
2.3.1.1. Màn hình điều khiển :
Màn hình điều khiển có thể chia làm ba phần sau :

- Hình 1 - Phần trên bao gồm : Tiêu đề của chương trình - Các nút chuyển trang màn hình - Ngày giờ
của hệ thống – Nút thoát chương trình.
- Phần giữa hiển thị các trang màn hình vận hành thiết bị.
- Phần dưới là nút tắt chuông cảnh báo lỗi.
Hai phần trên và dưới là phần cố định của màn hình điều khiển, phần giữa sẽ hiển thị theo yêu
cầu người vận hành.
Có thể nhắp chuột vào các nút chuyển để chuyển các trang màn hình. Bao gồm :
- Màn hình chính, mô tả toàn bộ và vận hành tổng quát dây chuyền lọc bụi hai lò.
Trang 4/13


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH LỌC BỤI ĐIỆN MT01 - HD03.17

10-02-2009

- Màn hình Đong bùn, mô tả và điều chỉnh thông số gàu đong bùn vào lò của hai lò.
- Màn hình Lọc bụi lò1, mô tả và điều chỉnh thông số vận hành lọc bụi lò 1.
- Màn hình Lọc bụi lò 2, mô tả và điều chỉnh thông số vận hành lọc bụi lò 2.
- Màn hình Kích lò, mô tả và điều khiển kích cho lò lên xuống của hai lò.
- Màn hình liệt kê các thông báo lỗi của dây chuyền.
2.3.1.2. Trạng thái thiết bị :
Thiết bị được hiển thị bằng hình vẽ và các đèn báo hoặc các nút nhấn. Trạng thái thiết bị hoặc
động cơ được hiển thị qua màu sắc (phần nền hoặc viền bao ) gồm :
- Màu sáng : thiết bị đang hoạt động.
- Màu tối : thiết bị đang dừng..

Trường hợp nhấp nháy là báo có lỗi thiết bị hoặc cảnh báo (thông số tới hạn).
2.3.1.3. Chế độ điều khiển : có hai chế độ điều khiển
• Chế độ từ xa : Các cụm thiết bị được điều khiển từ máy tính trung tâm và được kiểm soát liên
động có nghĩa là việc khởi động các thiết bị phải tuân thủ tuần tự theo quy trình đã được thiết đặt
trước (thiết bị đầu ra khởi động trước). Nếu thiết bị đầu ra chưa hoạt động thì các thiết bị phía
trước không thể hoạt động .
• Chế độ tại chỗ : Các cụm thiết bị không được kiểm soát. Chế độ này chỉ sử dụng khi sửa
chữa thiết bị .
Lưu ý : Việc chuyển đổi chế độ điều khiển của hệ thống chỉ được thực hiện khi các cụm thiết
bị đang ngừng. Ngược lại, hệ thống sẽ báo lỗi .
2.3.1.4. Reset các lỗi :
Lệnh khởi động thiết bị chỉ được chấp nhận khi không còn lỗi trong dây chuyền. Do đó, sau
khi sửa chữa thiết bị gây lỗi, cần phải Reset tất cả các lỗi gây ngừng máy mới có thể khởi động
dây chuyền.
2.3.1.5. Khởi động dây chuyền :
Khởi động dây chuyền từ xa dùng để khởi động từng cụm dây chuyền cũng như khi muốn
chạy các động cơ riêng lẻ. Sau lệnh này, hệ thống sẽ lần lượt kiểm tra các động cơ chưa chạy và
cho hoạt động theo chế độ kiểm soát liên động.
Khởi động từ xa chỉ được chấp nhận khi hội đủ các điều kiện sau :
- Chế độ điều khiển đặt ở “từ xa”.
- Tất cả các động cơ chưa hoạt động đều ở chế độ sắn sàng.
- Dây chuyền không bị lỗi gây ngừng máy.
- Van gió tươi (số hiệu 81) đóng và van tiết lưu (số hiệu 95-1B, 95-2B) ở vị trí mở 0% nếu
quạt IDF (số hiệu 95-1A, 95-2A) chưa chạy.
Nhấn nút “Start” trên màn hình để khởi động dây chuyền.
2.3.1.6. Thời gian khởi động :
Khi lệnh khởi động được thực hiện, hệ thống sẽ duy trì lệnh trong một khoảng thời gian quy
định trước. Trong khoảng thời gian này, các động cơ sẽ được nhận các lệnh hoạt động theo thứ tự
liên động và lập lại theo chu kỳ đến khi hoàn tất (tất cả các động cơ đều hoạt động). Nếu quá thời
gian này mà quá trình khởi động chưa hoàn tất thì hệ thống sẽ báo lỗi và hủy bỏ lệnh khởi động

(nhưng không ngừng các động cơ đang hoạt động).
2.3.1.7. Dừng dây chuyền :
Khi người vận hành ra lệnh ngừng dây chuyền từ xa “Stop”, hệ thống sẽ hỏi xác nhận lại. Khi
nhận được trả lời “Yes”, hệ thống sẽ bắt đầu ngừng thiết bị theo trình tự ngược lại khi khởi động.
2.3.1.8. Điều khiển riêng biệt từng động cơ :
a - Chế độ điều khiển :
Mỗi động cơ có hai chế độ điều khiển là tại chỗ (điều khiển tại vị trí đặt động cơ) và điều
khiển từ xa (tại máy tính Phòng điều hành). Việc lựa chọn chế độ điều khiển được thực hiện
Trang 5/13


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH LỌC BỤI ĐIỆN MT01 - HD03.17

10-02-2009

thông qua công tắc chuyển mạch tại bảng điều khiển lắp gần động cơ.
• Chế độ tại chỗ : Việc khởi động thiết bị được thực hiện qua nút nhấn tại bảng điều khiển gần
động cơ. Khi chuyển cộng tắc sang chế độ tại chỗ (LOCAL), đèn vàng tại bảng sẽ sáng.
Lưu ý : Một số động cơ có cơ chế chọn chế độ điều khiển “Bằng tay” hoặc “Tự động”. Ở chế
độ “Bằng tay” sẽ không có sự kiểm soát liên động. Ngược lại, ở chế độ “Tự động” thì vẫn
có kiểm soát liên động giữa các thiết bị. Nghĩa là nếu thiết bị đầu ra chưa chạy hoặc có lỗi
thì thiết bị trước không thể hoạt động.
• Chế độ từ xa : Khi chuyển cộng tắc sang chế độ từ xa (REMOTE), động cơ sẽ được điều
khiển từ xa và sẽ luôn có sự kiểm soát liên động giữa các thiết bị.
b - Khởi động một động cơ :
- Ở chế độ tại chỗ, thực hiện qua nút nhấn tại bảng điều khiển gần động cơ.
- Ở chế độ từ xa, khởi động như trường hợp khởi động dây chuyền.
Riêng các van gió, do đặc thù, được thiết kế riêng biệt có thể quay động cơ theo hai chiều
thuận và nghịch. Điều khiển động cơ van gió có thể nhấn trực tiếp trên màn hình với các nút nhấn
hai bên để mở hoặc đóng van. Ngoài ra, có thể đặt tỷ lệ mở van, chương trình sẽ tự động đóng mở

đúng tỷ lệ yêu cầu.
c - Dừng một động cơ :
- Tại chỗ động cơ : Nhấn nút STOP tại bảng điều khiển gần động cơ.
- Trên màn hình máy tính : Nhấn nút STOP trên màn hình máy tính. Chỉ có thể dừng từng
cụm động cơ
Lưu ý : Nếu chế độ điều khiển của dây chuyền liên động, việc dừng các thiết bị đầu ra cũng sẽ
dừng các thiết bị trước đó.
2.3.1.9. Xem các thông số vận hành :
Các thông số vận hành quan trọng luôn hiện lên và được cập nhật liên tục trên màn hình
chính. Có thể xem diễn biến một số thông số dưới dạng đồ thị khi nhấn vào các nút “TREND” :
2.3.1.10. Đặt ngưỡng đóng cắt BDA :
Để bảo đảm an toàn cho lọc bụi, có thể thiết đặt các thông số đóng cắt lọc bụi theo tỷ lệ CO
trong khí thải.

Lưu ý : Người vận hành không được tự ý thay đổi các thông số mức độ cảnh báo, dừng máy.
Chỉ cán bộ kỹ thuật, Quản đốc Phân xưởng mới được thay đổi các thông số này.
2.3.2. Màn hình chính :
Màn hình chính lọc bụi MT01 hiển thị toàn bộ và vận hành tổng quát dây chuyền lọc bụi hai
lò và động cơ chính hai lò. Tất cả các thiết bị được mô tả bằng các hình vẽ biểu trưng và số hiệu
bên cạnh.
Từ màn hình chính (hình 1), người vận hành có thể thực hiện các công việc sau :
- Chạy / dừng động cơ chính hai lò.
- Chạy / dừng quạt gió hút hai lò (95-1A, 95-2A)
- Chạy / dừng hệ thống vis tải bụi.
- Điều chỉnh các thông số vận hành : tốc độ lò, tốc độ đong bùn, van gió của quạt gió hút.
- Xem trạng thái các động cơ và chuyển chế độ vận hành cho các động cơ (chạy từ xa hoặc
chạy tại chỗ, chạy bằng tay hoặc chạy liên động)
- Xem hầu hết các thông số quan trọng cần thiết trong vận hành như : dòng các động cơ ; Tỷ lệ
ô-xy, CO khí thải ; Nhiệt độ vùng xích, buồng khói , buồng lọc bụi ...


Trang 6/13


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH LỌC BỤI ĐIỆN MT01 - HD03.17

10-02-2009

2.3.3. Trang màn hình đong bùn :

Màn hình đong bùn hiển thị hệ thống lường bùn vào hai lò, người vận hành có thể thực hiện
các công việc sau :
- Chạy / dừng hệ thống đong bùn.
- Thử thời gian đổ đầy thùng lường và điều chỉnh tốc độ gàu đong bùn.
- Xem trạng thái các động cơ.
Trang 7/13


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH LỌC BỤI ĐIỆN MT01 - HD03.17

10-02-2009

2.3.4. Trang màn hình lọc bụi tĩnh điện :

Phần trên của trang màn hình thể hiện các giá trị : nhiệt độ, hàm lượng oxy, CO trong lọc bụi
và các lỗi gây ngừng lọc bụi.
Phần còn lại của trang màn hình chia làm ba phần tương ứng với ba bộ biến áp của lọc bụi.
Mỗi phần màn hình hiển thị các thông số cơ bản sau :
- Dòng thứ cấp của biến áp BDA*
- Điện thế thứ cấp của biến áp BDA*
- Tình trạng lỗi và trạng thái lọc bụi

- Công tắc chọn lựa điều khiển BDA : bằng tay / tự động
- Đèn báo trạng thái BDA, các động cơ gõ rung.
- Nhiệt độ BDA.
- Màn hình điều khiển điện áp thứ cấp của BDA.
Góc bên dưới có các nút TREND để mở trang đồ thị các thông số lọc bụi đã lưu (không giới
hạn thời gian).

Trang 8/13


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH LỌC BỤI ĐIỆN MT01 - HD03.17

10-02-2009

2.3.5. Trang màn hình kích lò :

Màn hình kích lò hiển thị hệ thống kích thuỷ lực cho lò lên xuống, người vận hành có thể thực
hiện các công việc sau :
- Chạy / dừng kích cho từng lò..
- Xem trạng thái của vị trí lò.
- Xem trạng thái các động cơ.
2.3.6. Trang màn hình tổng hợp lỗi toàn bộ hệ thống :
Trang này thể hiện lịch sử các lỗi hệ thống ghi nhận theo thứ tự thời gian xảy ra lỗi. Người
vận hành có thể chấp nhận lỗi bằng cách đánh dấu ACK; có thể xóa lỗi bằng cách nhấn DELETE.

2.4. Vận hành hệ thống lọc bụi điện :
2.4.1. Khởi động các thiết bị trong khu vực:
2.4.1.1. Kiểm tra kỹ tình trạng thiết bị trước khi khởi động :
- Kiểm tra quạt IDF (95-1A hoặc 95-2A):
+ Khớp nối lò xo hoặc hệ thống dây Curoa.

+ Tình trạng bôi trơn các ổ đỡ . Hệ thống Carter che chắn Turbine quạt .
+ Van gió (95-1B hoặc 95-2B) chuyển về 0%
- Kiểm tra các vis tải, hệ thống bơm bột thu hồi .v.v...
Trang 9/13


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH LỌC BỤI ĐIỆN MT01 - HD03.17

10-02-2009

2.4.1.2. Khởi động thiết bị tại chỗ :
Chế độ chạy thiết bị tại chỗ (cả cụm thiết bị MT01) chỉ áp dụng kiểm tra chạy thử các thiết bị
trước khi đưa hệ thống vào hoạt động chính thức.
+ Chuyển tất cả các công tắc chuyển mạch lắp gần động cơ sang chế độ LOCAL.
+ Trước tiên khởi động quạt IDF (95-1A hoặc 95-2A). Sau khi quạt khởi động xong, tiến
hành khởi động các thiết bị tiếp theo (theo trình tự liên động).
2.4.1.3. Khởi động dây chuyền từ xa :
- Chuyển tất cả các công tắc chuyển mạch tại chỗ về REMOTE hoặc AUTO .
- Tất cả các cửa của lọc bụi phải được đóng kín.
- Van gió tươi và van 95-1B (hoặc 95-2B) đóng.
- Kiểm tra trạng thái các động cơ phải “sẵn sàng” (nút “sẵn sàng hiện mầu xanh).
- Khi còn lỗi hệ thống, thử nhấn các nút RESET. Nếu không hết, kiểm tra lại vị trí báo lỗi,
sửa chữa và RESET lại hệ thống .
Khởi động dây chuyền như phần 2.3.1.5
Lưu ý :
+ Những thiết bị nào để ở chế độ LOCAL thì người vận hành tại chỗ phải tự khởi động trong
thời gian chu trình khởi động. Nếu quá thời gian trên mà quá trình khởi động chưa hoàn tất
thì phải khởi động lại (Các thiết bị đã khởi động không bị ngừng)
+ Không được khởi động 02 dây chuyền cùng một lúc, chỉ khởi động dây chuyền còn lại khi
dây chuyền kia đã hoạt động ổn định .

2.4.1.4. Đóng cao áp các trường lọc bụi :
• Chỉ được đóng cao áp các trường lọc bụi nếu thoả mãn các yêu cầu sau :
- Lò nung đã hoạt động ổn định.
- Hệ thống phân tích CO, O2 hoạt động tốt (Xem Biểu đồ ghi (TREND) có sự thay đổi hình
răng cưa)
- Hàm lượng CO trong khí thải ổn định và nhỏ hơn giá trị cài đặt bảo vệ an toàn .
- Hệ thống bảo vệ an toàn nổ CO của lọc bụi hoạt động tốt (Khi CO cao hơn giá trị cài đặt thì
lọc bụi phải cắt cao áp)
- Kiểm tra kỹ hệ thống cấp điện, hệ thống đóng dao đất phải hoàn chỉnh .
- Khi thoả mãn các yêu cầu trên chỉ được đóng lọc bụi khi có yêu cầu của PX.
• Đóng điện cho BDA :
- Công tắc chuyển mạch tại chỗ (Trên tủ điện và BDA của các trường) đặt chế độ LOCAL
(nếu điều khiển BDA tại chỗ) hoặc REMOTE (nếu điều khiển BDA từ trung tâm).
- Ấn nút START, hệ thống cấp điện cho các trường sẽ làm việc.
- Điều chỉnh giá trị điện áp bằng cách điều chình núm xoay trên BDA (ở chế độ LOCAL)
hoặc từ máy tính trung tâm (ở chế độ REMOTE – Xem phần 2.3.4)
Lưu ý :
+ Khi mới đóng BDA, điều chỉnh điện áp các trường từ 15 – 20 KV. Sau khoảng vài phút ổn
định mới tăng từ từ điện áp các trường lên đến giá trị cài đặt .
+ Không được đóng điện áp hoặc duy trì điện áp các trường lọc bụi khi áp suất trong lọc bụi
dương (Khi đóng kín van gió 95 – 1B hoặc 95-2B).
2.4.1.5. Hệ thống thu hồi bụi :
Hệ thống thu hồi bụi phải khởi động thứ tự ngược đường đi của bụi bắt đầu từ bơm bột thu
hồi, vis tải, phễu trung gian tới các vis tải đáy lọc bụi.
- Chạy hệ thống vis tải bụi trên màn hình chính (ở chế độ REMOTE) hoặc chạy tại chỗ (ở
chế độ Local).
- Chạy hệ thống bơm bột thu hồi đẻ bơm sang si-lô lò 3. Tủ điều khiển bơm bột thu hồi đặt
cạnh bơm . Sau đây là sơ đồ bảng điều khiển :

Trang 10/13



HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH LỌC BỤI ĐIỆN MT01 - HD03.17

10-02-2009

Chọn chế độ
Liên động Tại chỗ

Máy nén

Vis tải

Rung phễu

Chạy

Chạy

Chạy

Chạy

Dừng

Dừng

Dừng

Dừng


Báo sự cố điện

Báo sự cố điện

Đèn báo

Nút nhấn

2.4.2. Kiểm tra và Xử lý một số sự cố trong quá trình vận hành :
Thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị để kịp thời phát hiện sự cố và có
hướng khắc phục sớm .
2.4.2.1. Sự cố phóng điện trường ở lọc bụi điện :
- Đưa điện áp về 0 KV
- Chuyển về chế độ rung cưỡng bức khoảng 3 – 5 phút .
- Nâng lại điện áp lúc đầu .
Trong trường hợp vẫn còn phóng điện thì có thể giảm bớt điện áp và tíến hành kiểm tra lại hệ
thống gõ rung cũng như hệ thống BDA .
2.4.2.2. Hàm lượng CO trong khí thải cao :
Khi hàm lượng CO trong khí thải cao hơn giá trị cài đặt thì hệ thống điều khiển sẽ cắt điện áp
lọc bụi . Điều chỉnh chế độ vận hành lò cho CO nằm trong giới hạn cho phép và RESET sự cố, hệ
thống sẽ tự động đóng điện lại.
2.4.3. Dừng các thiết bị của dây chuyền :
2.4.3.1. Ngừng toàn bộ hệ thống :
Ngừng toàn bộ hệ thống chỉ nên áp dụng ngừng từ xa. Mở trang màn hình chính và nhấn nút,
xác nhận lại theo yêu cầu thì tất cả các thiết bị sẽ ngừng lần lượt theo thứ tự.
2.4.3.2. Ngừng các thiết bị riêng lẻ :
Có thể ngừng các thiết bị riêng lẻ tại chỗ, khi ngừng bất kỳ thiết bị riêng lẻ nào thì các thiết bị
(theo cụm) phía sau sẽ ngừng theo .
- Dừng từ xa : chỉ có thể dừng từng cụm thiết bị, nhắp lên nút STOP sẽ ngừng thiết bị.

- Dừng tại chỗ : Ấn nút STOP trên các bảng điện gần thiết bị .
Lưu ý :
+ Động cơ quạt IDF có thể hoạt động độc lập nhưng khi quạt này ngừng thì tất cả các thiết bị
khác trong hệ thống đều ngừng theo (Bất cứ chế độ chạy nào) .
2.5. Vận hành hệ thống đong bùn :
2.5.1. Cấu tạo :
Hệ thống gầu đong bùn sẽ cung cấp bùn vào lò đều đặn. Chỉ báo vòng quay của gàu được đưa
về trung tâm điều khiển lò để kiểm soát.
Đo lượng bùn vào lò được tính ra từ thời gian hệ thống gầu đong bùn đổ đầy một thùng lường.
Có một hệ thống điện dùng đo thời gian này.
Trang 11/13


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH LỌC BỤI ĐIỆN MT01 - HD03.17

10-02-2009

Hệ thống cấp bùn vào lò bao gồm :
- Bùn từ hồ dự trữ được bơm đến hệ thống đong bùn bằng bơm bùn số hiệu 75.
- Thùng giữ mực (hình chữ nhật) có chia làm nhiều ngăn với mục đích giữ ổn định mực bùn
cung cấp, giảm thiểu tối đa dao động mực bùn do quá trình múc của gàu đong bùn và thay
đổi áp bơm bùn. Cũng từ thùng giữ mực lượng bùn dư sẽ được hồi lưu trở lại hồ dự trũ. Hai
cây song làm tiếp điểm của một mạch đèn báo sẽ được đặt tại dòng chảy của bùn hồi lưu và
dẫn báo về trung tâm. Thợ lò có thể theo dõi sự chớp tắt của đèn báo để đánh giá được
lượng bùn hồi lưu
- Một hệ thống gàu đong bùn bố trí trên một trống quay sẽ múc bùn đổ vào một máng hứng
xuống thùng lường và dẫn vào lò
- Thùng lường bùn với thể tích đã được đo trước dùng đo lượng bùn vào lò.
2.5.2. Các nguyên nhân làm sai lệch kết quả đo lượng bùn vào lò:
- Độ cao của mức bùn trong thùng giữ mực có ảnh hưởng đến độ đong đầy của gàu. Độ cao

cần phải giữ ổn định bằng cách điều chỉnh áp bơm 75, khi độ cao này thay đổi, độ đong đầy
của gàu sẽ thay đổi và khi đó, với một vòng quay gầu đong bùn ổn định lượng bùn vào lò
sẽ thay đổi. Đánh giá độ cao này tại chỗ bằng một cữ cố định. Từ phòng điều khiển, có thể
đánh giá độ cao này bằng thời gian nhấp nháy của đèn báo bùn hồi lưu.
- Thể tích thùng giữ mực có ảnh hưởng nhiều đến ổn định mực bùn trong thùng. Một nguyên
nhân làm giảm thể tích thùng thường do sạn trong bùn lắng đọng. Thể tích thùng lường nhỏ
lại khiến mực bùn dao động mạnh mỗi khi gầu đong múc bùn.
- Thể tích thùng lường sai so với số đo trước đó do thùng bị bùn bám đóng làm thể tích nhỏ
lại, thời gian đổ đầy thùng lường sẽ nhanh hơn. Nếu khi đó thợ lò giảm vòng quay gàu
đong bùn thì lượng bùn vào lò sẽ bị giảm so với thực tế.
- Nút chận đáy thùng lường không kín làm kéo dài thời gian đổ đầy thùng lường. Nếu khi đó
thợ lò tăng vòng quay gàu đong bùn thì lượng bùn vào lò sẽ bị tăng lên so với thực tế.
2.5.3. Kiểm tra giám sát hệ thống :
Theo dõi hệ thống cung cấp bùn vào lò nhằm bảo đảm sự ổn định và chính xác của hệ thống.
Hệ thống đong bùn vào lò ổn định giúp đỡ rất nhiều cho việc ổn định quá trình nung clinker. Căn
cứ vào một số nguyên nhân gây sai lệch hệ thống đong bùn nói trên, giám thị lò cần làm các công
việc sau:
- Thử thời gian đổ đầy thùng lường tại chỗ bằng đồng hồ bấm giây, báo lại cho thợ lò để so
sánh với đồng hồ đếm tại trung tâm.
- Mỗi ca một lần, giám thị lò cần vệ sinh,cào sạn lắng trong thùng giữ mực (thùng vuông)
- Hai cây song của mạch đèn báo đặt tại dòng chảy của bùn hồi lưu bị dơ hoặc điều chỉnh
khoảng cách không đúng có thể khiến báo sai như : chập tiếp điểm làm đèn báo sẽ cháy
suốt, từ trung tâm có thể lầm với việc hồi lưu quá lớn; khoảng cách quá xa khiến đèn không
báo, từ trung tâm có thể lầm với việc mất bùn hồi lưu. Giám thị lò cần thường xuyên vệ
sinh sạch hai cây song này, chỉnh cho hai cây thẳng song song với nhau và ở vị trí giữa
dòng bùn hồi lưu.
- Vệ sinh thường xuyên thùng lường không để bùn bám đóng gây sai lệch thể tích thùng.
Kiểm tra nút chặn đáy thùng lường để phát hiện trường hợp nút chặn không kín (bằng cách
nghe tiếng bùn chảy vào lò khi đã đóng nút xuống).
- Kiểm tra hệ thống gàu đong để phát hiện các gàu bị lệch, lủng hoặc các hư hỏng cơ khí

khác.
Lưu ý : điện áp trên hai cây song là điện 24V, an toàn khi vệ sinh.
Bất cứ sự cố nào không tự mình giải quyết được thì phải báo lại cho thợ lò.
2.5.4. Vận hành trên máy tính :
Hệ thống điều khiển đong bùn và đèn báo được thể hiện trên máy tính bao gồm :
- Chạy / dừng hệ thống đong bùn.
Trang 12/13


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH LỌC BỤI ĐIỆN MT01 - HD03.17

10-02-2009

- Thử thời gian đổ đầy thùng lường và điều chỉnh tốc độ gàu đong bùn.
- Xem các trạng thái của bùn hồi, gàu đong bùn, các động cơ, hệ thống lường bùn ... thể hiện
bằng hình vẽ và màu sắc trên màm hình điều khiển.
2.6. Vận hành kích lò :
Tiếp xúc giữa vòng lăn và con lăn thường không đều do bề mặt không phẳng và do độ giãn
dài vỏ lò. Để sự mài mòn con lăn và vòng lăn do tiếp xúc trải đều hơn, phải tiến hành cho lò trượt
lên xuống. Bộ phận kích đẩy thủy lực gắn ở bệ 3 để cho lò lên xuống. Điều khiển kích bằng hệ
thống điện và các cữ hành trình. Việc lên xuống của lò được tiến hành tự động theo nguyên tắc :
- Khi lò chạm cữ ở vị trí thấp sẽ hoạt động bơm thủy lực để đẩy lò trượt lên.
- Khi lò chạm cữ ở vị trí cao sẽ tắt bơm thủy lực. Dưới tác động của trọng lực và lực quay lò
sẽ đưa lò trượt xuống.
Vị trí của lò được đánh dấu bằng một thước đo chia vạch trên cây sắt bắt ngang con lăn bệ 3,
lấy điểm mép phía cuối lò của vòng lăn bệ 3 như điểm trỏ. khoảng di chuyển chia làm 5 số.
Hệ thống điều khiển bơm và đèn báo được thể hiện trên máy tính bao gồm :
- Các nút nhấn để chạy và ngừng bơm kích.
- Các đèn báo vị trí lò :
+ Thấp : bơm kích sẽ chạy để đưa lò lên.

+ Cao : bơm kích sẽ ngừng để lò xuống.
+ Rất cao và rất thấp (C.Cao; TThấp): Báo động việc lò tiếp tục đi vượt quá cữ hành
trình. Nếu không khắc phục được sau một thời gian định trước, hệ thống động cơ
quay lò sẽ ngừng.
Công nhân cần theo dõi, kiểm tra, ghi nhận vào sổ giao ca chu kỳ hoạt động của bơm kích.
Kiểm tra nhớt thủy lực và hệ thống ống dẫn.
Nếu chu kỳ lên xuống của lò không đều hoặc trường hợp lò lên quá cao (đèn báo “Rất cao”
sáng) có thể sẽ phải can thiệp thủ công, cần báo đốc công để có hướng xử lý.

3. Hồ sơ :
Phiếu vận hành tại chỗ hệ thống MT01 : HD03.17.01.
Ca sáng mỗi ngày có nhiệm vụ đem nộp phiếu điều hành ngày hôm trước lên phòng Đốc công
trước 7g00.
Phiếu sẽ được lưu tại Văn phòng Phân xưởng trong thời hạn 1 năm.

4. Tài liệu viện dẫn và phụ lục :
• Quy trình vận hành lò nung số 1&2. (QT03.01)
• Biểu mẫu HD03.17.01 : Phiếu điều hành MT01.

Trang 13/13



×