Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
LỜI MỞ ĐẦU
Theo điều 1 Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước cộng hòa xã
hội Việt nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 thì “môi
trường” bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật. Nhưng môi trường hiện nay đang ở trong tình trạng báo
động nghiêm trọng.
Nước là một nhân tố quan trọng cấu thành nên môi trường. Nước là
một dạng tài nguyên, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường,
quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng như của cả hành
tinh. Nhưng trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và khai thác quá
mức tài nguyên nước, các tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước,
việc phát triển đô thị và công nghiệp nhưng không có biện pháp quản lý chặt
chẽ và xử lý chất thải theo yêu cầu cũng đã làm ô nhiễm nguồn nước... Vì
vậy, Việt Nam ta đã được quốc tế xếp vào loại các quốc gia có tài nguyên
nước suy thoái. Sự ô nhiễm, suy thoái về nước và các sự cố về nước diễn ra
ngày càng ở mức độ cao đang đặt con người trước sự trả thù ghê gớm của tự
nhiên.
Bảo vệ tài nguyên nước nay đã trở thành một trong các chính sách quan
trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và chính sách khác
nhau, Nhà nước ta đã và đang can thiệp mạnh mẽ và các hoạt động cả cá nhân
và tổ chức trong xã hội để bảo vệ tài nguyên nước, ngăn chặn gây ô nhiễm và
suy thoái tài nguyên nước. Vai trò to lớn của nước đối với đời sống con người
cũng như tính phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khai
thác, sử dụng, tác động tới nước, tất yếu dẫn tới phải bảo vệ tài nguyên nước
bằng pháp luật với những quy định cụ thể về các nguồn nước và nghĩa vụ bảo
vệ tài nguyên nước.
1
Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
Việc bảo vệ tài nguyên nước, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài
nguyên nước bằng pháp luật là một biện pháp quan trọng và đem lại hiệu quả
cao, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn trong việc triển khai và thực hiện.
Chính vì vậy, chúng em đã chọn đề tài này với mong muốn tìm hiểu thêm về
những văn bản pháp luật hiện hành quy định về việc kiểm soát ô nhiễm và
suy thoái tài nguyên nước cũng như thực trạng áp dụng những văn bản này ở
Viêt Nam ta, từ đó đưa ra một số giải pháp chung để cải thiện và nâng cao
hơn nữa chất lượng cũng như hiệu quả thực tiễn của pháp luật trong việc kiểm
soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở nước ta.
2
Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
NỘI DUNG CHÍNH
I/ Tổng quan về tài nguyên nước:
1/ Khái niệm có liên quan:
Theo điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2005, nguồn nước là khái niệm chỉ
các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác sử dụng được,
bao gồm: sông, suối, kênh, rạch, biển, hồ, đầm, ao, các tầng nước dưới đất,
mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
Mặt khác, ta cũng cần phải hiểu, ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi
tính chất vật lý, tính chất hóa học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu
chuẩn cho phép.
Sự suy thoái, cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm về chất lượng và số
lượng của nguồn nước.
Như vậy, có thể hiểu, bảo vệ tài nguyên nước chính là biện pháp phòng,
chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, đảm bảo an toàn nguồn nước và bảo vệ
khả năng phát triển tài nguyên nước.
2/ Sự đa dạng của tài nguyên nước:
Tùy theo tính chất, đặc điểm của các nguồn nước cũng như yêu cầu
quản lý, sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau, pháp luật phân chia
nguồn nước nói chung thành từng loại cụ thể, như:
- Nước mặt: là nước tồn tại trên bề mặt đất liền hoặc hải đảo.
- Nước dưới đất: là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất.
- Nước sinh hoạt:là nước dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người
- Nguồn nước sinh hoạt: là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt
hoặc mới có thể xử lý thành nước sạch một cách kinh tế.
- Nguồn nước quốc tế: là nguồn nước từ lãnh thổ Việt Nam chảy sang
lãnh thổ các nước khác, từ lãnh thổ các nước khác chạy sang lãnh thổ
Việt Nam hoặc nằm trên biên giới giữa Việt Nam và nước láng giềng.
3
Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
Như vậy ta có thể thấy, tài nguyên nước ở Việt Nam ta rất đa dạng và
có vai trò vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Tuy nhiên hoạt động của
con người đã và đang tác động, gây ảnh hưởng rất xấu tới tài nguyên nước,
những ô nhiễm này diễn ra hầu như ở mọi nơi, trên mọi loại tài nguyên nước.
3/ Thực trạng về sự ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam:
Tài nguyên nước trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km 3.
Việt Nam là một trong những nước có nguồn tài nguyên nước phong phú, dồi
dào nhưng hiện nay, tài nguyên nước ở nước ta đang trong tình trạng suy
thoái cả về số lượng và chất lượng.
Về số lượng, Việt Nam hiện nay đang lâm vào tình trạng thiếu nước do
tài nguyên nước của Việt Nam phân bố không đều theo thời gian trong năm
và giữa các năm. Cùng với sự phân bố không đều giữa các vùng trong cả
nước cũng là một phần nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt nguồn nước.
Về chất lượng, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng tăng cả
về mức độ và quy mô. Nguồn nước dưới đất ở nhiều đô thị, một số khu vực
đồng bằng đã có biểu hiện ô nhiễm do các chất hưu cơ khó phân hủy và hàm
lượng vi khuẩn cao. Các biểu hiện suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất
đang ngày càng trở nên rõ rệt và phổ biến ở nước ta. Đáng lưu ý, trong Báo
cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2005 có nêu, nước dưới đất bị ô nhiễm
còn do việc chôn gia cầm bị dịch không đúng quy cách, điều này dẫn đến
nguy cơ ô nhiễm nước dưới đất từ các hốc chôn lấp, tiêu hủy gia cầm đầy
bệnh dịch là rất cao, đặc biệt là trong mùa mưa.
Ngoài ra, hiện trạng sự suy thoái môi trường còn được thể hiện ở con
số thông kê chỉ có 4,26% lượng nước thải công nghiệp được xử lý đảm bảo
tiêu chuẩn môi trường. Nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước rỉ từ
các bãi chôn lấp rác thải ngấm xuống đất và xâm nhập gây ô nhiễm các tầng
chứa nước dưới đất cũng là nguy cơ gây ô nhiễm kim loại nặng, nitơ và asen..
trong nước ngầm.
4
Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải này là rất cao, tương đương
với nước rác rò rỉ trong thời gian phân hủy sẽ kéo dài tới một vài năm, làm ô
nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nghiêm trọng vì đặc trưng của loại
nước thải này có hàm lượng chất gây ô nhiễm cao và có độ màu lớn. Hiện
tượng này đã xảy ra ở một số địa phương ở khu vực đồng bằng sông Cửu
Long.
Theo các nhà chuyên môn phân tích, nguy cơ ô nhiễm và suy thoái tài
nguyên nước ở nước ta đến từ mọi phía. Nước thải bệnh viện cũng là nguồn
gây các bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng. Hiện nay, cả nước có khoảng 1000
bệnh viện, mỗi ngày thải ra hàng trăm nghìn m 3 nước thải chưa qua xử lý
hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn môi trường.
Không chỉ có vậy, lượng hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng trong
nông nghiệp mỗi năm cũng khoảng 0.5-3,5 kg/ha/vụ gây ra phú dưỡng (nồng
độ N, P cao, yếm khí, nước màu xanh đen có mùi khai thối) hoặc nhiễm độc
nước. Ngoài ra còn có khoảng gần 1500 làng nghề trên cả nước gây ô nhiễm
trầm trọng cho nguồn nước tại nhiều điểm, đặc biệt là các làng nghề làm giấy,
dệt nhuộm, giết mổ gia súc...
Các chuyên gia còn phân tích, trong khu vực nội thành của các thành
phố lớn, hệ thống các hồ, ao, kênh, rạch và các sông nhỏ chính là nơi tiếp
nhận và vận chuyển nước thải của các khu công nghiệp, dân cư, Hệ thống này
hiện nay đang ô nhiễm nghiêm trọng vượt quá mức tiêu chuẩn 5-10 lần, các
hồ trong nội thành phần lớn ở trạng thái phú dưỡng, nhiều hồ bị phú dưỡng
hóa đột biến và tái nhiễm bẩn hữu cơ.
Trong nước dưới đất, nhiều nơi còn thấy dấu hiệu ô nhiễm phốt phát
và asen. Tại Hà Nội, một số giếng có hàm lượng phốt phát và asen cao hơn
mức cho phép là 71%.
Tất cả những ô nhiễm môi trường nước nêu trên đều tác động trực tiếp
đến sức khỏe, là nguyên nhân gây ra các bệnh tiêu chảy, lỵ, trực trùng, tả,
thương hàn, viên gan A, giun, sán... Các bệnh này gây ra rất nhiều bệnh nguy
5
Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
hiểm thậm chí còn nguy hiểm tới tính mạng. Vậy, nguyên nhân của tình trạng
ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước như trên là gì, ta hay cùng tìm hiểu!
4/ Nguyên nhân của sự ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam:
Trước yêu cầu sử dụng nước còn tiếp tục gia tăng trong khi tài nguyên
nước thì ngày càng bị suy thoái nên cần phân tích rõ các nguyên nhân suy
thoái, đặc biệt là các nguyên nhân về quản lý để có được các giải pháp nhằm
ngăn chặn và giảm thiểu sự suy thoái đang phát triển nghiêm trọng này. Có 5
nguyên nhân chính dẫn đến việc ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt
Nam:
- Do gia tăng nhanh về dân số. Sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia
tăng về nhu cầu nước sạch trong ăn uống và lượng nước cần dùng cho sản
xuất. Đồng thời, tác động của con người với môi trường tự nhiên nói chung và
tài nguyên nước nói riêng cũng ngày càng mạnh mẽ, có thể dẫn đến những
hậu quả rất nghiêm trọng.
- Do việc khai thác quá mức tài nguyên nước và các tài nguyên liên
quan đến nước như đất, rừng khiến tài nguyên nước bị suy kiệt.
Theo khuyến cáo của UNEP, WRI.. thì ngưỡng khai thác tài nguyên
nước chỉ nên giới hạn trong phạm vi 30% của dòng chảy, nhưng ở Việt Nam
có nhiều nơi như miền Trung, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên... đã khai thác trên
50% lượng dòng chảy về mùa kiệt, đặc biệt ở Ninh Thuận, Bình Thuận đã
khai thác tới 70-80% lượng dòng chảy về mùa kiệt.
Nhiều nơi do khai phá rừng và đất, đặc biệt là đất dốc, rừng đầu nguồn
đã làm suy kiệt dòng chảy. Sự suy giảm lưu lượng về mùa kiệt tới 50% của
một số đập như Liễn Sơn, Đồng Cam và nhiều nơi khác so với thiết kế ban
đầu là do hậu quả của khai thác quá mức rừng và đất đã chứng minh rõ cho
điều này.
- Do chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa quan tâm đầu tư thỏa
đáng cho các hệ thống thu gom, xử lý các chất thải lỏng, thải rắn.
6
Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
Những năm qua và những năm sắp tới, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp
hóa, làng nghề thủ công ngày càng mở rộng, lượng chất thải rắn, thải lỏng
chưa kiểm soát được thải vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm, suy thoái nhanh
các nguồn nước mặt, nước dưới đất, làm gia tăng tình trạng thiếu nước và ô
nhiễm nước nhất là về mùa khô.
Việc gia tăng sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, giệt cỏ trong thâm
canh lúa và các vườn cây cùng việc nuôi trồng thủy sản, giết mổ gia súc, chế
biến các sản phẩm nông nghiệp cũng làm ô nhiễm các nguồn nước mặt, nước
dưới đất.
- Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, khí hậu toàn cầu đang
nóng lên đã và sẽ gây tác động nhiều đến tài nguyên nước, như: làm giảm
tổng lượng dòng chảy, làm băng tan khiến cho nước biển dâng cao, mặn sẽ
xâm nhập sâu hơn ở những vùng đồng bằng thấp khiến nguồn nước ngọt phân
bổ trên các sông chảy ra biển sẽ bị đẩy lùi dần. Tất cả những điều này sẽ làm
suy thoái thêm nguồn nước, khiến không còn đủ nguồn nước ngọt để phục vụ
sản xuất đời sống.
- Do những nguyên nhân về quản lý: Trên thế giới khi đánh giá về
nguyên nhân suy thoái tài nguyên nước đã nhận định là quản lý có vai trò chi
phối và có tác động rất lớn.
Ở các nước phát triển, nhờ có quản lý tốt nên mặc dù tài nguyên nước
của họ không dồi dào, thậm chí nghèo nàn nhưng lại không bị ô nhiễm nhiều,
và những nơi bị suy thoái đã được khôi phục. Còn ở Việt Nam, tuy mới công
nghiệp hóa và mở rộng các đô thị nhưng ô nhiễm nước và suy thoái nước đã
phát triển rất nhanh, thậm chí đến mức báo động cũng là do chúng ta còn
những tồn tại lớn trong quản lý về mặt tổ chức, về quy hoạch, chính sách...
7
Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
II/ Đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và suy
thoái tài nguyên nước ở Việt Nam:
1/ Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên
nước:
Nhìn chung, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan đã xây dựng được nhiều văn bản
pháp luật quy định về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước.
Năm 1998, Quốc hội đã thông qua Luật tài nguyên nước để quản lý và
sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước và góp phần làm giảm thiểu
thách thức do tài nguyên nước gây ra. Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao
nhất trong các văn bản quy định về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên
nước. Trong văn bản này đã có một số quy định cụ thể về bảo vệ tài nguyên
nước (chương II Luật tài nguyên nước 1998) và các quy định về quản lý Nhà
nước về tài nguyên nước (chương VII Luật tài nguyên nước 1998).
Ngoài ra, còn có các quy định trong Luật bảo vệ môi trường (2005)
Luật đất đai (1993) Luật khoáng sản (1996), Tiêu chuẩn Vệ sinh nước ăn
uống(2002), Tiêu chuẩn nước sạch(2005). Bên cạnh đó, còn có một số tiêu
chuẩn ngành quy định đối với một số chỉ tiêu chất lượng nước ăn uống bề
mặt, nước thải …như tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng , Bộ Khoa Học và Công
nghệ.
Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết từ đầu năm 2007 đến nay, Bộ đã
thẩm định và cấp 23 giấy phép hoạt động tài nguyên nước; trong đó, thẩm
định và cấp 18 đơn xin cấp phép và gia hạn giấy phép về nước dưới đất, 3
giầy phép khai thác nước mặt và 2 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Sau đây là một số những văn bản quan trọng quy định về kiểm soát ô
nhiễm và suy thoái tài nguyên nước của Bộ và các cơ quan liên quan:
8
Bài tập nhóm tháng
STT
Ký hiệu
1
106/2007/BTCBTNMT
Môn: Luật môi trờng
Tên văn bản
Ngày ký
Sửa đổi bổ sung thông t liên tịch số 06.09.2007
125/2003/TTLT-BTC-BTNMT
ban
hnh
ngày 18/12/2003. Hớng dẫn thực hiện nghị
định số 67/2003/N-CP ngày 13062003 về
việc bảo vệ tài nguyên môi trờng đối với nớc
2
13/2007/QĐ-
thải
Ban hành quy định về việc điều tra đánh giá 04.09.2007
3
BTNMT
14/2007/BTNMT
tài nguyên nớc dới dất
Ban hành quy định về viẹc xử lý, trám lấp 04.09.2007
4
5
88/2007/NĐ-CP
04/2007/NĐ-CP
giếng không sử dụng.
Thoát nớc đô thị
28.05.2007
Quy định về việc sửa đổi bổ sung một số
điều của nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày
13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ
6
môi trờng đối với nớc thải
01/2007/TTLT/BTN Hớng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân 26.01.2007
MT-BTC-BKHĐT
sách Nhà nớc khi thực hiện các dự án thuộc
Đè án tổng thể về điều tra cơ bản và quản
lý tài nguyên môi trờng biển đến năm
7
137/2007/QĐ-TTg
2010và tầm nhìn đến năm 2020
Phê duyệt đề án tổ chức thông tin phục vụ 21.08.2007
8
9
67/2003/NĐ-CP
17/2006/QĐ-
công tá phòng, chống thiên tai trên biển
Phí bảo vệ môi trờng đối với nớc thải
13.06.2003
Quy định về việc cấp phép hành nghề khoan 12.10.2006
10
BTNMT
05/2005/TT-
đất dới nớc
Hớng dẫn
BTNMT
34/2005/NĐ-CP ngày 17.03.2005 của Chính
thi
hành
nghị
định
số 22.07.2005
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính
11
02/2005/TT-
trong lĩnh vực tài nguyên nớc
Hớng dẫn thực hiện nghị
BTNMT
149/2004/NĐ-CP
ngày
định
27.07.2004
số 24.06.2005
của
Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò,
khai thác, sử dụng tài nguyên nớc, xả nớc
12
02/2004/CT-
thải vào nguồn nớc
Về việc tăng cờng công tác quản lý tài 02.06.2004
13
BTNMT
57/2002/QĐ-
nguyên nớc dới đất
Về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt 05.08.2002
9
Bài tập nhóm tháng
Môn: Luật môi trờng
BKHCNMT
động của cơ quan đầu mối Quốc gia, Ban
chỉ đạo, cơ quan điều phối Quốc gia và cơ
quan thực hiện hợp phần của dự án Quốc gia
thuộc dự án Ngăn chặn xu hớng suy thoái
14
17/2006/QĐ-
môi trờng ở biển Đông va Vịnh Thái Lan
Quy định về việc cấp phép hành nghê khoan 12.10.2006
15
BTNMT
969/QĐ-BTNMT
nớc dới đát
Về việc uỷ quyền cho cục trởng cục quản lý 24.07.2006
tài nguyên nớc cấp phép thăm dò, khai thác,
sử dụng tài nguyên nớc và hành nghề khoan
16
05/2003/QĐ-
nớc dới đất
Quy điịnh cấp phép thăm dò, khai thác hành 04.09.2003
17
BTNMT
59/2006/QĐ-BTC
nghề khoan nớc dới đất
Về việc quy định mức thu, chế đọ thu, nộp, 25.10.2006
quản lý và sử dụngphí thẩm định, lệ phí cấp
phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên
nớc, xả nớc thải vào nguồn nớc và hành
18
81/2006/QĐ-TTg
nghề khoan nớc dới đát
Phê duyệt chiến lợc Quốc gia về tài nguyên 14.04.2006
19
05/2006/TT-BTC
nớc đến năm 2010
Hớng dẫn thuế tài nguyên đối với nớc thiên 19.01.2006
8/1998/QH
427/1997/QĐ-BCN
nhiên dùng để sản xuất thuỷ điện
Luật tài nguyên nớc
01.06.1998
Về việc thành lập ban quan lý dự án nớc 18.03.1997
20
21
ngầm đồng bằng sông Cửu Long.
Phi hp vi cỏc c quan Trung ng, cỏc c quan a phng cng
ó ban hnh ra cỏc vn bn hng dn thc hin chớnh sỏch ca ng v Nh
nc v kim soỏt ụ nhim v suy thoỏi ti nguyờn nc, c th nh sau:
stt tỉnh
1
(thành phố)
Hà Nội
ky hiệu
tên văn bản
27/2005/CT-UB
Về việc tăng cờng công tác 30.11.2005
quản lý hoạt đông, khai thác,
sử dụng nguồn tài nguyên nớcvà xả nớc thải vào nguồn nớc
trên địa bàn thành phố Hà Nội
10
ngày ký
Bài tập nhóm tháng
2
Hà Tĩnh
3
Hồ Chí Minh
Môn: Luật môi trờng
QĐ
Ban hành quy định quản lý tài 12.07.2007
nguyên nởctên dịa bàn tỉnh
Quy định về mức thu phí thẩm
định hồ sơ và lệ phí cấp giấy
phép thăm dò, khai thác, sử
dụng nớc và xả nớc vào nguồn
nớcvà hành nghề khoan nớc d-
4
ới đất
Quy định mức thu phí thâm
Nam Định
định báo cáo đấnh giá tác động
môi trờng và mức thu phí, lệ
phí về các hoạt động liên quan
5
6
Hồ Chí Minh
77/2007/QĐ-
đến tài nguyên nớc
Về quy định giá đánh thuế tài 22.05.2007
UBND
nguyên nớc trên dịa bàn thành
Bà Rịa Vũng 27/2007/QĐ-
phố Hồ Chí Minh
Ban hành quy định tạm thời về 20.04.2007
Tàu
quản lý, bảo vệ tài nguyên nớc
UBND
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng
7
Quảng Trị
10/2007/QĐ-
Tàu
Về việc ban hành quy định 15.06.2007
UBND
quan lý tài nguyên nớc trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị
2/ ỏnh giỏ:
2.1/ u im:
So vi cỏc nc phỏt trin khỏc, Vit Nam cú nhng vn bn phỏp lut
quy nh v bo v ti nguyờn nc ra i khỏ mun. C th nh cng hũa
Phỏp ban hnh Lut ti nguyờn nc vo nm 1964, õy l o lut u tiờn
ca Phỏp v ti nguyờn nc. iu ny to iu kin thun li cho Vit Nam
ta k tha c nhng u im trong hot ng lp phỏp t cỏc nc phỏt
trin i trc.
H thng vn bn quy nh v kim soỏt ụ nhim v suy thoỏi ti
nguyờn nc Vit Nam khỏ y v phong phỳ. Trong ú cú rt nhiu vn
11
Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
bản đã được trình Chính phủ ban hành thành Nghị định, trong đó có 1 số Nghị
định quan trọng như: Nghị định 149/2004/NĐ-CP về cấp phép thăm dò, khai
khác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, Nghị định
67/2003/NĐ-CP về phí nước thải, các Nghị định về thủy lợi phí 112 và 143...
Công tác quản lý tài nguyên nước trên cơ sở các quy định pháp luật tuy
mới được triển khai, nhưng cũng đã được kết quả nhất định và đang từng
bước đi vào nề nếp.
Một ưu điểm nữa là tài nguyên nước hiện nay được các Đảng và Nhà
nước cùng các Bộ và cơ quan có liên quan quan tâm, chú ý hơn trước. Bộ và
các cơ quan ngang bộ cùng với các địa phương đã chỉ đạo sát sao nhân dân ta
trong việc phòng và chống ô nhiễm nguồn nước, chống suy thoái tài nguyên
nước.
Nội dung chủ yếu của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái
nguồn nước cũng đã được xây dựng một cách khá đầy đủ và cụ thể, thể hiện ở
việc quy định về các nghĩa vụ của Nhà nước về kiểm soát ô nhiễm nguồn
nước, của các tổ chức cá nhân trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên nước.
Đồng thời, pháp luật rõ về các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.
2.1/ Nhược điểm:
Hiện nay tuy đã có rất nhiều văn bản pháp luật quy định về kiểm soát ô
nhiễm và suy thoái tài nguyên nước nhưng luật pháp và các quy định liên
quan tới nguồn tài nguyên nữa vẫn còn được soạn thảo một cách riêng rẽ. Về
mặt tự nhiên, việc quản lý như thế sẽ bị tách rời nên không thể tránh khỏi sự
chồng chéo về quyền hạn, thiếu sót trong theo dõi, sự cạnh tranh và trùng lặp
giữa các cơ quan khác nhau.
Ngoài ra, một số Nghị định của ta đang đứng trước khó khăn, xin đơn cử:
- Nghị định phí nước thải: có thể chưa lường trước được hậu quả của
tình hình ô nhiễm sẽ mở rộng nhanh và hậu quả ngày càng trầm trọng và sợ
12
Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
dân ta còn nghèo nên chưa mạnh dạn tiếp cận với quan điểm của thế giới về
phí nước thải. Trước đây, Bộ xây dựng chỉ đưa vào giá nước mức phụ thu là
10% để phục vụ cho việc nạo vét của việc thoát nước. Khi xây dựng chính
sách phí nước thải sinh hoạt, Bộ tài nguyên và môi trường cũng đưa vào một
tỉ lệ rất thấp: Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí nước thải chỉ quy định thu phí
nước thải với mức 10% của giá nước, trong khi thế giới thu bằng và lớn hơn
cả giá nước, như Mỹ thu bằng 135% giá nước, Pháp thu bằng giá nước. Công
hoà Pháp quản lý tài nguyên nước theo nguyên tắc người sử dụng nước và
người gây ô nhiễm nguồn nước phải trả tiền. Nguyên tắc được đề ra là “mỗi
giọt nước được cung cấp, mỗi giọt nước thải ra đều phải đóng tiền” để sử
dụng vào việc cung cấp nước và xử lý ô nhiễm nguồn nước. Giá thành của
một mét khối nước được tính chi tiết gồm:
+ Giá cơ bản để sản xuất một mét khối nước sạch, giá này do đơn vị
sản xuất nước sạch quyết định trên cơ sở giá thành sản xuất;
+ Chi phí đầu tư cho việc thoát nước, xử lý nước thải sau khi sử dụng,
giá này do đơn vị thoát nước quy định trên cơ sở chi phí đầu tư;
+ Thuế tài nguyên nước do Nhà nước (Bộ Tài chính) quy định;
+ Phí ô nhiễm nguồn nước do Uỷ ban từng lưu vực sông quyết định
hàng năm căn cứ trên mức độ ô nhiễm tính trên cơ sở số lượng dân cư, mật độ
khu công nghiêp, làng nghề…
Giá nước ở Cộng hoà Pháp được tính đầy đủ nguồn kinh phí để xử lý ô
nhiễm, cung cấp nước sạch cho các nhu cầu sử dụng nước trên toàn lãnh thổ
nước Pháp.
Nếu tình trạng thu phí nước thải thấp như thế này thì không thể tạo ra
nguồn tài chính để xử lý nước thải sinh hoạt trong khi ngân sách nhà nước của
ta lại không thể có đủ để đầu tư cho xây dựng và vận hành cách trạm xử lý
nước thải (33 trạm). Điều này sẽ khiến nguồn nước ngày càng trở nên suy
thoái. Tất cả các nước phát triển trên thế giới đều phải thực hiện nguyên tắc
13
Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
PPP (Polluter Pay Principle) để đưa phí ô nhiễm nước lên cao hơn mới có đủ
nguồn kinh phí để xử lý nước thải.
- Nghị định về thủy lợi phí: Việc thực hiện ở Việt Nam đang đứng
trước nguy cơ khó khăn lớn do chủ trương mở rộng miễn giảm và bỏ thủy lợi
phí. Trong tình hình nông nghiệp Việt Nam hiện sử dụng trên 80% nhu cầu
dùng nước của cả quốc gia và trước thực trạng nhiều công trình thủy nông
đang bị xuống cấp và chưa hoàn chỉnh, chưa chuyển giao cho các tổ chức hợp
tác xã trên diện rộng thì việc bỏ thủy lợi phí sẽ phải có những điều chỉnh về
chính sách và tổ chức quản lý để sao sử dụng tiết kiệm nguồn nước tưới.
Bên canh đó, cần phải kể đến những nhược điểm là: cơ cấu tổ chức của
bộ máy tài nguyên nước chưa được hoàn thiện, mạng lưới điều tra cơ bản về
tài nguyên nước và môi trường chưa được hoàn chỉnh, chưa thiết lập được
đầy đủ cơ sở dữ liệu, tài liệu cơ bản về tài nguyên nước, về sử dụng và ô
nhiễm để phục vụ cho hoạt động lập pháp nhằm quản lý và bảo vệ nguồn tài
nguyên này.
Hiện nay, chúng ta vẫn thực sự thiếu nhiều cán bộ để thực hiện nhiệm
vụ quản lý và chống suy thoái tài nguyên nước. Và việc quản lý chưa được
gắn bó cũng gây ra lãng phí cho ngân sách nhà nước.
Chính sách về tài nguyên nước chưa đầy đủ trong khi quản lý tài
nguyên nước là nhiệm vụ rất quan trọng, đòi hỏi cần có sự phối kết hợp thực
hiện hiệu quả giữa các ngành, các cấp và toàn thể xã hội.
III/ Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về việc kiểm soát ô
nhiễm và suy thoái tài nguyên nước tại Việt Nam:
Mặc dù Luật Tài nguyên môi trường nước đã được Quốc hội thông qua
hơn 4 năm nay và từ đó đến nay cũng đã có nhiều văn bản quy định về vấn đề
này nhưng việc quản lý bảo vệ nguồn lợi quý giá này vẫn chưa có biểu hiện
gì đáng kể. Trong khi đó tài nguyên nước đã và đang suy thoái dần, đồng thời
tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã trở thành mối đe doạ thường xuyên cho
14
Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
sản xuất và đời sống của nhân dân, đặc biệt là ở các thành phố lớn và các
khu công nghiệp.
Qua 7 năm thực hiện Luật Tài nguyên nước, công tác quản lý tài
nguyên nước đã dần đi vào cuộc sống, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát
triển KT-XH, đời sống dân sinh của đất nước. Tuy nhiên thực trạng quản lý
tài nguyên nước ở các địa phương còn rất nhiều vấn đề bất cập; đặc biệt trong
công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, bên cạnh đó là sự thiếu ý thưc
của các cá nhân cũng như tổ chức có liên quan.
1/ Về phía các cơ quan nhà nước:
Theo thanh tra các sở KHCNMT cho biết, dù Luật Tài nguyên môi
trường nước được Quốc hội thông qua đã hơn 4 năm nay, thế nhưng đến nay
họ vẫn chưa nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ phía các đơn vị của Bộ
NNPTNT trong việc bảo vệ và xử lý các vi phạm về tài nguyên, môi trường
nước. Trong buổi làm việc chiều 31.7 với phóng viên Báo Lao Động, ông Lê
Văn Kiều - Chánh thanh tra Bộ KHCNMT cho biết, đây là một trong những
lý do khiến số vụ việc vi phạm bảo vệ tài nguyên, môi trường nước bị phát
hiện và xử lý còn rất hạn chế. Ông Kiều cho rằng, trong ngần ấy năm, cả ông
và thanh tra các sở KHCNMT chưa bao giờ thấy thanh tra tài nguyên nước
hay các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên nước của Bộ NNPTNT
tham gia phát hiện và trực tiếp xử lý các vi phạm. Thanh tra Bộ KHCNMT
cũng chưa có bất kỳ cuộc tiếp xúc nào với các "đồng nghiệp" bên Bộ
NNPTNT, nhằm phân chia trách nhiệm quản lý giữa hai bên. Thế nên thanh
tra Bộ KHCNMT đành gánh hết phần việc, bao gồm cả "tài nguyên" lẫn "môi
trường". Trong khi đó, cơ sở để thanh tra Bộ KHCNMT hoạt động lại là Luật
Bảo vệ môi trường vốn rất rộng và không có các quy định cụ thể về bảo vệ tài
nguyên nước.
Một số cơ quan quản lý ở các cấp, ngành vẫn chưa coi nước là một tài
nguyên quan trọng; quan niệm “Nước là của trời cho, vô hạn” nên dùng vô tư,
không cần xin phép, không cần tiết kiệm, không biết bảo vệ, phòng chống ô
15
Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
nhiễm, suy thoái, tàng kiệt nguồn nước. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
luật về tài nguyên nước ở địa phương chưa được các cấp, các ngành quan tâm
đúng mức, càng làm cho việc quản lý tài nguyên nước kém hiệu quả.
Một thực tế hiện nay, cán bộ tài nguyên các xã, phường, thị trấn, Phòng
tài nguyên môi trường các huyện, thành, thị do ít người nhiều việc, phải trực
tiếp giải quyết công việc bức xúc và nhạy cảm hàng ngày, trong lĩnh vực quản
lý đất đai nên công tác quản lý về khoáng sản, tài nguyên nước, môi trường
chưa được quan tâm đúng mức. Hầu hết các địa phương chưa thống kê đầy đủ
các nguồn tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng; chưa quản lý chặt
chẽ hoạt động của các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước cho các mục
đích sản xuất nông, lâm, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch dịch vụ,
sinh hoạt đời sống...
UBND các huyện, thành, thị, UBND các xã, phường, thị trấn trong
công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước ở địa phương theo qui định
của pháp luật là phải bảo đảm việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước một
cách hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm; bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên
nước, ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, tầng
chứa nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra như
hạn hán, lũ, lụt, sụt lún đất.
Các hành vi vi phạm và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực tài nguyên nước đã được qui định chi tiết tại Nghị định số 34 của
Chính phủ Qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên
nước và Thông tư số 05 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thi
hành Nghị định số 34 của Chính phủ. Mọi hành vi vi phạm các qui định sau:
Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
không có giấy phép (trừ trường hợp không phải xin phép); vi phạm nội dung
qui định của giấp phép; cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng, sửa chữa nội
dung giấy phép; sử dụng giấy phép quá hạn; vi phạm qui định về hành nghề
khoan nước dưới đất; gây hư hại phương tiện, công trình, thiết bị trong hệ
16
Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
thống lưới trạm điều tra cơ bản tài nguyên nước; vi phạm các qui định về thu
nhập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước; cản
trở hoạt động quản lý Nhà nước về tài nguyên nước; các vi phạm khác trong
lĩnh vực tài nguyên nước như xả nước thải trái phép vào tầng chứa nước,
thuộc diện phải đăng ký nhưng không đăng ký, ngâm tre nứa lá gỗ... khai thác
cát sỏi làm ảnh hưởng dòng chảy và ô nhiễm nguồn nước, đều bị xử lý vi
phạm hành chính bằng các hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Ngoài ra
căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm còn có thể bị xử phạt bổ sung; buộc áp
dụng các biện pháp khắc phục hậu quả; nếu không tự nguyện thực hiện các
hình thức xử phạt thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải chịu mọi
chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Mức phạt tiền căn cứ theo
hành vi vi phạm có thể phạt từ 50.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Thẩm
quyền xử phạt của chủ tịch UBND cấp xã đối với tổ chức, cá nhân vi phạm
hành chính gồm: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng; tịch thu tang vật,
phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000
đồng; buộc tổ chức, cá nhân vi phạm khắc phục hậu quả theo qui định. Thẩm
quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với tổ chức, cá nhân vi
phạm hành chính gồm: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tịch thu
tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; tước quyền sử
dụng giấy phép; buộc các tổ chức, cá nhân vi phạm khắc phục hậu quả theo
qui định.
Sự phối hợp trong việc quản lý bảo vệ tài nguyên nước giữa các tỉnh
trong lưu vực chưa được chặt chẽ, thống nhất. Trong quá trình phát triển kinh
tế của mỗi tỉnh vì lợi ích riêng của mình dẫn đến còn có những bất cập gây
ảnh hưởng lẫn nhau như: các tỉnh nằm ở thượng và trung lưu như Phú Thọ,
Thái Nguyên quá trình sử dụng nước cho công nghiệp đã thải các chất độc hại
và nước thải thông qua xử lý làm ảnh hưởng tới chất lượng nước của các tỉnh
nằm dưới hạ lưu. Các tỉnh miền núi đã không kiểm soát được việc triển khai
rừng, khai thác khoáng sản bừa bãi đã gây ô nhiễm cạn kiệt nguồn nước và
17
Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
bồi lắng sông, hồ ở hạ lưu. Các tỉnh đồng bằng các sông, suối, kênh mương
liên quan đến nhiều tỉnh cũng có sự quá tải khi tiếp nhận nguồn nước thải của
các đô thị lớn và khu công nghiệp không qua xử lý gây ô nhiễm nguồn nước
của các địa phương lân cận. Những vấn đề trên chưa được giải quyết triệt để
vì chúng ta còn thiếu nhiều chế tài xử phạt hành chính, cấp phép sử dụng
nước và xả nước thải để điều chỉnh có tính chất vĩ mô giải quyết mâu thuẫn
trong việc quản lý nước theo ranh giới hành chính và ranh giới thuỷ văn của
hệ thống nguồn nước.
Sự phối hợp giữa các ngành vẫn còn có xảy ra những bất cập: Ví dụ
như ngành điện và nông nghiệp: ngành điện muốn có sản lượng điện cao thì
ngoài việc tích nhiều nước và xả qua tuabin yêu cầu lớn và đều nhưng nông
nghiệp lại cần điều tiết để bảo đảm đủ nước lúc kiệt nhất và giữ lại nước khi
phải tiêu úng, chống lũ...Đối với ngành thuỷ sản việc xây dựng các hồ chứa,
đập ngăn nước lớn đã làm giảm hẳn đôi khi mất đi những loài cá quý (cá Anh
Vũ trên sông Lô) hoặc làm cản trở các giống cá vùng nước lợ chuyên đẻ trứng
ở vùng nước ngọt vì vậy làm giảm nguồn cung cấp cá con cho sông ngòi. Còn
nữa, việc xây dựng các hồ chứa để tích nước điều tiết nước phục vụ cho mục
đích phát triển các ngành kinh tế quốc dân, nhưng với những hồ có cảnh quan
đẹp phù hợp với du lịch thì du lịch đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đã
xảy ra cạnh tranh gay gắt giữa du lịch và ban quản lý công trình thuỷ lợi như
hồ Đại Lải, hồ Đồng Mô – Nga Sơn. Giải quyết việc này đôi lúc phải đưa lên
cấp Chính phủ.
2/ Về phía các tổ chức, cá nhân:
-Cụ thể như các tổ chức cá nhân hành nghề khoan thăm dò nước, các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xả nước thải vào nguồn nước. Vì vậy tình
trạng khoan khai thác nước tùy tiện, xả nước thải vào nguồn nước, môi trường
bừa bãi đã gây nên hậu quả sụt lún đất, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tầng
chứa nước ngầm ngày càng gia tăng.
18
Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
Các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước, hành nghề khoan nước,
xả nước thải vào nguồn nước trong quá trình hoạt động chưa thực hiện đầy đủ
qui trình, qui phạm nhằm khai thác hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ tài
nguyên nước theo định hướng phát triển bền vững; chưa thực hiện việc xin
cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước theo qui định của Luật Tài nguyên nước. Trên địa bàn toàn tỉnh
có gần 80 công trình khai thác nước tập trung phục vụ sinh hoạt theo chương
trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn. 105 công trình trạm
bơm điện và nhiều công trình thủy nông tưới tiêu phục vụ sản xuất nông, lâm
nghiệp, hàng trăm nhà máy xí nghiệp sản xuất kinh doanh xả nước thải vào
nguồn nước đều phải xin cấp giấy phép theo qui định nhưng hiện tại mới chỉ
có 10 công trình có giấy phép thăm dò nước dưới đất, 4 công trình có giấy
phép khai thác nước mặt, 4 công trình có giấy phép khai thác nước dưới đất, 2
công trình có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Vì vậy để tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trong thời gian
tới không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước mà còn là trách
nhiệm của toàn dân. Luật Tài nguyên nước nêu rõ: “Tài nguyên nước thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Tài nguyên nước qui định
trong Luật bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất (nước
ngầm), nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ở Phú Thọ tài nguyên nước bao gồm nước mặt của các sông, suối, khe, lạch,
đầm, hồ, ao, nước dưới đất (nước ngầm) theo địa giới hành chính tỉnh. Vì vậy
để quản lý việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý,
hiệu quả, tiết kiệm, xả nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép vào nguồn nước
chúng ta cần phổ biến, tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân hiểu rõ mọi tổ
chức, cá nhân đều có quyền và nghĩa vụ trong việc khai thác, sử dụng tài
nguyên nước phục vụ đời sống và sản xuất, bảo vệ và phát triển bền vững tài
nguyên nước, phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo
qui định của pháp luật.
19
Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
Đối với qui định về việc xin cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng nước,
Nghị định số 149 của Chính phủ và Thông tư số 02 - BTNMT đã qui định:
Mọi tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước
đều phải xin cấp phép do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Bộ TNMT,
UBND tỉnh) cấp. Chỉ có các trường hợp sau đây không phải xin phép: Khai
thác nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp trong phạm vi gia đình không
vượt quá 0,2m3/s; khai thác nước mặt để phát điện không làm chuyển đổi
dòng chảy trong phạm vi gia đình có công suất lắp máy không vượt quá 50
KW; khai thác sử dụng nước mặt cho các mục đích khác trong phạm vi gia
đình không vượt quá 100m3/ ngày đêm; khai thác nước dưới đất (nước ngầm)
trong phạm vi gia đình không vượt quá 20m 3/ ngày đêm; xả nước thải vào
nguồn nước trong phạm vi gia đình không vượt quá 10m 3/ ngày đêm. Tuy
nhiên Luật cũng qui định trong một số trường hợp thuộc diện nêu trên tuy
không phải xin phép nhưng phải đăng ký để quản lý tài nguyên nước chặt chẽ,
chính xác; UBND tỉnh qui định giới hạn tối thiểu cần phải đăng ký.
Qua kết quả thanh, kiểm tra công tác BVMT tại các địa phương trong
thời gian qua cho thấy, việc xây dựng các công trình xử lý và BVMT đòi hỏi
kinh phí đầu tư lớn nên hầu hết các doanh nghiệp chưa muốn đầu tư xây dựng
các công trình xử lý môi trường; không chỉ do một số doanh nghiệp hoạt động
từ thời bao cấp với công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kỹ phát sinh nhiều chất thải
gây ô nhiễm môi trường mà phần lớn các KCN hiện đại cũng không có hệ
thống xử lý nước thải tập trung vì không đủ kinh phí để xử lý; cơ chế chính
sách hỗ trợ của nhà nước còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu BVMT.
Bên cạnh đó, khung pháp lý cho việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra
vẫn còn thiếu và chưa đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp phải thực thi công
tác BVMT
Như vậy, để tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên
nước, Bộ đang xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
20
Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về nguồn tài nguyên này, trong đó
có việc tổng kết, đánh giá 8 năm thực hiện Luật tài nguyên nước làm tiền đề
cho việc sửa đổi, bổ sung luật tài nguyên nước.
Tới đây các bộ ngành chức năng đều có chương trình hoàn thiện đánh
giá có liên quan đến quản lý ô nhiễm nguồn nước.
IV/ Giải pháp chung để nâng cao hiệu quả thực tiễn của pháp
luật về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước:
Các chuyên gia cho rằng, với những đặc điểm về tính không bền vững
của tài nguyên nước ở nước ta, công tác quản lý nhà nước đối với nguồn tài
nguyên quý báu này cần phải được tăng cường ở các cấp, các ngành ngay từ
bây giờ.
Thời gian tới, cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên nước, trong đó tập trung vào
việc sửa đổi Luật tài nguyên nước,...
Triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm
2020, tăng cường đầu tư thực hiện các dự án điều tra cơ bản, nắm chắc nguồn
nước, kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống
thông tin về tài nguyên nước, thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc khai thác,
sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước, xử lý triệt để các quy phạm pháp
luật trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh phải thường xuyên quản lý chặt chẽ
việc khoan thăm dò, khai thác sử dụng nước dưới đất; tuyên truyền sâu rộng
pháp luật về tài nguyên nước và bảo vệ nguồn nước trong nhân dân; kiến nghị
chính phủ sớm khắc phục sự chồng chéo về nhiệm vụ quản lý tài nguyên
nước; xem xét và ban hành nghị định của chính phủ về quản lý tổng hợp tài
nguyên nước và Bộ tài nguyên và môi trường đã trình.
Để tiếp cận một cách toàn diện và hỗ trợ cho phát triển bền vững cần
phải cải tiến và phát triển hệ thống thể chế và pháp luật phù hợp yêu cầu làm
hài hòa các quy định của pháp luật và có những tổ chức chính chịu trách
21
Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
nhiệm thực hiện và giám sát việc thực hiện những quy định đó một cách
thống nhất theo chiều ngang lẫn chiều dọc từ trên xuống đến cơ sở.
Về thuế tài nguyên nước ở Việt Nam cũng cần đánh giá lại mức thu,
tình hình thu để không bỏ sót đối với nhiều đối tượng có thể và cần thu.
Bên cạnh đó cần chú ý trong khai thác, sử dụng cũng như quản lý
nguồn nước phải đạt được yêu cầu bền vững, có nghĩa là: tài nguyên nước cần
phải được sử dụng một cách hợp lý, không vượt qua khả năng của nguồn
nước, để nước có thể hồi phục hay tái tạo theo chu trình thủy văn vốn có của
thủy văn. Điều đó đòi hỏi cần có những cơ quan dự báo, quy hoạch và sự điều
hành thống nhất. Tài nguyên nước phải được sử dụng tiết kiệm và thực sự
hiệu quả, phải được bảo vệ, kiểm soát cả về số lượng và chất lượng.
Trong việc quản lý sử dụng nước bằng pháp luật phải đảm bảo tính
cộng động và công bằng, phải có sự tham gia bình đẳng của tất cả các thành
phần có liên quan trong sử dụng nước và bảo vệ nguồn tài nguyên này. Điều
đó đòi hỏi phải có một tổ chức khách quan về điều hành, phân phối, cấp phép
trong việc sử dụng nước (nước ngầm, nước mặt trên sông suối, nước ở các hồ
chứa...).
Ngoài các giải pháp nêu trên, chúng ta cũng cần phải tiến hành tuyên
truyền, giáo dục pháp luật bằng các hình thức:
Trao đổi trực tiếp với các địa phương để phổ biến Luật Tài nguyên
nước và xem xét tình hình thực hiện. Lấy ý kiến của các địa phương về các
nội dung cần quy định trong các văn bản dưới luật.Xây dựng tổ chức thanh tra
chuyên ngành để nâng cao vai trò của công tácthanh tra pháp chế, xử lý vi
phạm trong việc thực thi pháp luật về tài nguyên nước.
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền về
pháp luật quy định đối với tài nguyên nước. Những biến động tự nhiên cùng
với sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng phát triển đang tạo ra những thay
đổi lớn về tài nguyên nước về chất và lượng. Nhận thức được những thay đổi
hiện tại cũng như dự đoán thay đổi trong tương lai là hết sức cần thiết để phối
22
Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
hợp giữa các ngành, các cấp trong sử dụng tổng hợp và bảo vệ tài nguyên
nước một cách hợp lý và bền vững.
Trên đây là một số giải pháp chung mà chúng em đã tổng hợp và đưa ra
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực tiễn pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và
suy thoái tài nguyên nước.
KẾT LUẬN
Từ những năm 80 của thế kỷ XX, thế giới đã ghi nhận nước là tài
nguyên thiên nhiên môi trường hàng đầu của nhân loại và là một trong những
tài nguyên thiên nhiên cần phải quản lý trong một môi trường bền vững.
Không chỉ coi nước là một tài nguyên có giá trị kinh tế như các tài nguyên
khoáng sản khác, mà trong sử dụng cần phải coi nước là một hàng hóa, phải
làm sao phát huy tối đa giá trị của tài nguyên nước.
23
Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
Đánh giá được tầm quan trọng của tài nguyên nước, Việt Nam ta cũng
đã có những sự quan tâm nhất định về bảo vệ và kiểm soát ô nhiễm, suy thoái
tài nguyên nước thể hiện thông qua việc ban hành hệ thống các văn bản quy
phạm cụ thể quy định về vấn đề này.
Ngoài ra, sự quan tâm này còn được thể hiện ở các điều ước quốc tế mà
Việt Nam đã ký kết. Bộ Tài nguyên môi trường Việt Nam cũng đã trao đổi
thống nhất hợp tác trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước với Bộ sinh thái,
phát triển và quy hoạch bền vững của cộng hòa Pháp. Đây là một trong những
lĩnh vực ưu tiên trong chương trình hợp tác phát triển giữa Chính phủ Việt
Nam và cộng hòa Pháp, nhằm góp phần củng cố mối quan hệ hợp tác về pháp
lý, hoàn thiện về thể chế hành chính, tăng cường hiệu lực và hiệu quả trong
quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam.
Tuy nhiên, việc thực hiện bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta còn nhiều
khó khăn cần khắc phục, vì vậy nên Đảng và Nhà nước cần có sự quan tâm và
chỉ đạo sát sao hơn nữa vấn đề này, động thời mỗi người dân cần tự nâng cao
ý thức của mình về bảo vệ nguồn tài nguyên quý hiếm này.
Chúng em lựa chọn đề tài này với mong muốn góp một phần hiểu biết
nhỏ bé trong hoạt động bảo vệ và kiểm soát ô nhiễm, suy thoái nguồn nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Môi trường - trường Đại học Luật Hà Nội
2. Luật bảo vệ môi trường 2005
3. Luật tài nguyên nước năm 1998
4. Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường
24
Bµi tËp nhãm – th¸ng
M«n: LuËt m«i trêng
5. Các trang web của Chính phủ, Bộ Tài nguyên môi trường...
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1 LỚP KT30G1
1. Lê Tuấn Anh
2. Nguyễn Như Giang
3. Nguyễn Vũ Thu Giang
4. Nguyễn Thu Hà
5. Lương Viết Sơn Hà
6. Nguyễn Việt Hùng
7. Nguyễn Thanh Huyền
8. Nguyễn Thị Thanh Hoà
9. Nguyễn Hoàng Mỹ Linh
10.Nguyễn Thị Thuỳ Linh
25