Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Hướng dẫn vận hành một số thiết bị sản xuất xi măng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 16 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 2
HA TIEN 2 CEMENT JOINT STOCK COMPANY

`

Địa chỉ: Thị trấn Kiên Lương - Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang
Điện thoại: (84-77) 3853 004 - Fax: (84-77) 3853 005
Website: www.xmht2.com.vn - Email:

Mã hiệu :
Ban hành :
Lần :
Ngày:
Sửa đổi :
Lần :
Ngày :

HD03.63
02
02-02-2009
00

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH
GÀU NÂNG KK02

Biên soạn :

Kiểm tra :

Phê duyệt :


Nguyễn Hoàng Chương

- Đốc công

Trần Hữu Du

- Quản đốc

Phạm Văn Thông

- P. Giám đốc - QMR

Hướng dẫn thao tác vận hành gàu nâng KK02 cho nhân viên vận hành tại chỗ để :
• Thống nhất phương pháp vận hành để thiết bị hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn thiết bị và
an toàn lao động trong dây chuyền sản xuất.
• Áp dụng cho tất cả các công nhân các tổ lò và nhân viên vận hành phòng điều khiển trung tâm.
Trang 1/3


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH GÀU NÂNG KK02- HD03.63

02-02-2009

1. KÝ HIỆU THIẾT BỊ :
-

KK01 : Là ký hiệu của máng trượt khí động vận chuyển bột.
KK02 : Là ký hiệu của gàu nâng tải bột lên phễu cân KK04.

2. NỘI DUNG :

2.1. Cấu tạo và chức năng thiết bị :
Chức Năng : Vận chuyển bột liệu từ máng trượt KK01 lên phễu cân KK04.
Cấu tạo : Được bao kín trong một hộp gồm 2 nhánh khép kín : nhánh nâng (có tải) và nhánh
về (không tải). Vòng nhánh là một xích liên tục có gắn gàu có dung tích nhất định cách đều nhau.
- Hệ thống cung cấp truyền động được đặt ở bên ngoài hộp phía trên đầu chủ động gồm :
- Hộp giảm tốc truyền động chính có gắn hệ thống chống quay ngược.
- Khi hộp giảm tốc phụ truyền độngù có gắn ly hợp được đóng lại khi cần sửa chữa và
tách ra khi hộp giảm tốc chính hoạt động.
- Động cơ chính và động cơ phụ cung cấp truyền động cho hộp giảm tốc chính và phụ
theo công suất phù hợp.
+ Động cơ chính truyền động cho hộp giảm tốc chính, khi vận hành liên động (từ xa).
+ Động cơ phụ truyền động cho hộp giảm tốc phụ phục vụ cho công tác sửa chữa (tại chỗ).
- Dưới cùng của hộp gàu (đầu bị động) có các cửa thăm để tháo liệu mất phẩm chất hoặc
vật lạ lẩn vào.
- Chú ý : chế độ chạy tại chỗ (quay chậm) chỉ dùng cho công tác bảo dưỡng hoặc sửa
chữa thiết bị... không dùng để hoạt động mang tải liên tục.
2.2. Kiểm tra chuẩn bị trước khi vận hành :
- Kiểm tra siết toàn bộ boulon : Chân đế hộp giảm tốc, động cơ,... sau 2000 giờ chạy máy
và kiểm tra toàn bộ các thiết bị mỗi lần chạy máy.
- Kiểm tra nhớt máy như : hộp giảm tốc chính (bộ chống quay ngược), phụ, khớp nối thủy
lực... và bổ sung theo đúng hướng dẫn của cấp trên.
- Lò xo khớp nối răng lược phải vào mỡ đúng sau 3000 giờ chạy máy.
- Kiểm tra các mắt xích sau 2000 giờ chạy máy. Nếu có dấu hiệu mòn đứt phải thay mới,
kiểm tra các boulon bắt chặn gàu,chốt và vòng chặn (vòng chặn số 8), nếu có dấu hiệu
không an toàn phải thay mới.
- Kiểm tra từng gàu một không để cho gàu bị mòn thủng hoặc biến dạng hình học.
- Kiểm tra độ bám của liệu trên thành hộp bao che dẫn hướng mỗi tuần 1 lần, làm sạch và
tháo các vật liệu không đúng sản phẩm ra bên ngoài. Đục sạch các vật liệu bám cứng
dưới đáy hộp,kiểm tra và làm kín các cửa thăm trước khi chạy máy.
2.3. Vận hành :

Thực hiện các bước kiểm tra và chuẩn bị trước khi vận hành :
2.3.1. Vận hành liên động :
Công tắc tại chỗ phải chuyển về D. Sau khi máy hoạt động phải theo dõi quá trình máy khởi
động và hoạt động. Phải kiểm tra kỹ hoạt động của từng cụm máy...
2.3.2. Vận hành đơn động :
Chế độ này chỉ dùng cho kiểm tra sửa chữa.
Công tắc tại chỗ phải ở vị trí “A” (dừng), “L” (chạy tại chỗ), “M” (khởi động). Trước khi chạy
tại chỗ phải làm sạch liệu bên trong gàu nâng và thực hiện các bước sau :
+ Cảnh giới người làm việc tại máy.
+ Khởi động các máy phía sau gàu tải tính theo dây chuyền.
+ Khởi động máy bằng công tắc tại chỗ.
Chú ý : Nếu động cơ không khởi động được thì phải dừng ngay (trả công tắc về A), kiểm tra
kỹ điều kiện chạy máy và phần điện.
Trang 2/3


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH GÀU NÂNG KK02- HD03.63

02-02-2009

Cần thiết phải mở cửa thăm để xem xét sự hoạt động bên trong của xích có ổn định không, các
cửa thăm phải kín.
2.3.3. Dừng máy tại chỗ :
1. Dừng thiết bị nạp liệu cho gàu trước.
2. Chờ thời gian sau 2 phút để liệu trong gàu thoát hết qua công đoạn sau,thì dừng máy lại.
3. Dừng các công đoạn sau.
- Công nhân vận hành gàu nâng KK02 cập nhật vào phiếu HF03.63.01.
2.4. Bảo dưỡng máy :
2.4.1. Bôi trơn :
- Các ổ đỡ trục tang phải vào mỡ sau 100 giờ chạy máy, mỡ MU2.

- Các ổ đỡ động cơ điện phải vào mỡ sau 2500 giờ chạy máy, mỡ MU3. Bơm theo hướng
dẫn của cấp trên.
2.4.2. Vệ sinh :
- Hằng tuần kiểm tra bên trong hộp, loại các vật lạ và nguyên liệu kém phẩm ra ngoài.
- Hằng ngày vệ sinh xung quanh máy, hộp bao che, hộp giảm tốc, động cơ điện, các mắt
thăm dầu nhớt.
- Sau 3000 giờ vệ sinh từng mắt xích.

3. HỒ SƠ :
Phiếu vận hành tại chỗ thiết bị khu vực định lượng lò được phân xưởng Sản xuất Chính lưu trữ
theo ngày trong thời hạn 1 năm.

4. TÀI LIỆU VIỆN DẪN VÀ PHỤ LỤC:
• Qui trình công nghệ sản xuất clinker hệ khô – QT07.03.
• Qui trình vận hành trung tâm lò nung số 3 – QT03.03.
- Phiếu vận hành tại chỗ thiết bị khu vực định lượng lò – HF03.63.01.

Trang 3/3


- Oil separator (tách dầu)

Compressor Outlet
(Áp ngõ ra)

6.4 bar

Automatically Loaded
(Chế độ tải tự động)
Menu

Unload

Automatic Operation
(Vận hành tự động)
Local Control
(Điều khiển từ xa)
Weed Timer Active
(Rờle thời gian được kích hoạt)
Main screen
Help Extra

Status Data
(Tình trạng dữ liệu)
Meansured Data
(Thông số dữ liệu)
Counters
(Bộ đếm)
Mainsceen (Màn hình chính)

All Conditions Are OK
(Tất cả các điều kiện đều tốt)

Status Data
(Tình trạng dữ liệu)
Meansured Data
(Thông số dữ liệu)
Counters
(Bộ đếm)
Mainsceen (Màn hình chính)


Compressor Outlet 5.4 bar
(Áp ngõ vào)
Dp Oil Separator 1.1 bar
(Sụt áp tách dầu)
Dp oil Filter
0.02 bar
(Sụt áp lọc dầu)
Menu

Status Data
(Tình trạng dữ liệu)
Counters
(Bộ đếm)
Test
Mainsceen
Counters
(Bộ đếm)
Test
Modify Parameters
(Thay đổi thông số)
Mainsceen
Test
Modify Parameters
(Thay đổi thông số)
Service
(Bảo trì)
Mainsceen

Modify Parameters
(Thay đổi thông số)

Service
(Bảo trì)
Saved Data
(Lưu dữ liệu)
Mainsceen

Modify Parameters
(Thay đổi thông số)
Service
(Bảo trì)
Saved Data
(Lưu dữ liệu)
Mainsceen

Menu

Help

Running Hours
1016 hrs
(Số giờ chạy)
Load Hours
980 hrs
(Số giờ tải)
Motor Starts
945 number
(Số lần khởi động)
Menu
Display Test
(Kiểm tra màn hình)

Safety Vanle Test
(Kiểm tra van an toàn)

Menu
Parameters
(Thông số)
Protections
(Bảo vệ)
Service Plan
(Kế hoạch bảo trì)
Menu

Service time
(Thời gian bảo trì)
Running Hours
(Số giờ hoạt động)
130 hrs
Menu

Last Shutdown 1
(Sự cố dừng lần 1)
Last Shutdown 2
(Sự cố dừng lần 2)
Last Shutdown 3
Sự cố dừng lần 3
Menu

Maximum Presure 8.3 bar
(Áp cực đại)
Running Hours

016 hrs
(Số giờ chạy)
Loaded Hours
980 hrs
(Số giờ tải)
Main screen
Help Extra

- Motor Starts (Động cơ khởi động)
- Module Hours (Số giờ đo)
- Load Relay (Thờ gían tải trễ)
- Compressor Outlet (Áp ngõ ra)
- Dp oil separator (Độ sụt áp ở tách dầu)
- Dp air Filter (Độ sụt áp ở lọc khí)
- Oil injection element (phần tử/béc phun
dầu)
- Compressor Outlet (Áp ngõ ra)
- Element 1 Outlet (Ngõ ra phần tử nén 1)
- Element 2 Outlet (Ngõ ra phần tử nén 2)
- Cooling medium (Làm mát trung gian)

- Oil injection Element (Béc phun dầu)
- Compressor Outlet (Áp ngõ ra)
- Element 1 Outlet (Ngõ ra máy nén 1)
- Element 2 Outlet (Ngõ ra máy nén 2)
- Cooling medium (Làm mát trung gian)
- Oil separator (Tách dầu)
- Dryer LAT (Sấy khô)
- Emergency Stop (Dừng khẩn cấp)


- Dryer LAT (Thiết bị sấy LAT)
- Emergency Stop (Dừng khẩn cấp)
- Remote Start/Stop (Điều khiển từ xa)
- Remote Load/Uload
- Remote pressure sensing (Thông tin
áp được điều khiển từ xa)
- Overload Motor (Quá tải động cơ)
- Overload Fanmotor (Quá tải động cơ
quạt)
- Starter Feedback Contact (Bộ điều
khiển liên lạc phản hồi)
- PB1 open/ PB2 closed
- Overload dryer/dryer fan (Quá tải
máy sấy/quạt sấy)

- Remote Start/Stop (Khởi động/Dừng từ xa)

- Remote Load/Unload (Tải/Không tải đk từ xa)
- Remote pressure sensing (Điều khiển áp từ xa)
- Overload Motor (Quá tải động cơ)
- Overload Fanmotor (Quá tải động cơ quạt)
- Starter Feedback Contact
- PB1 open/ PB2 closed (Sử dụng dải tần 1)
- Overload Dryer/Dryer Fan (Quá tải máy sấy/Quạt
sấy)

- Module Hours (Đơn vị đo giờ)
- Load Relay (Chậm tải)
- Unloading Pressure 2 (Áp không tải máy 2)
- Y-Time (Thời gian khởi động sao)

- Load Delay (Thời gian tải trễ)
Loading Pressure
6.4 bar
- Nr Of Starts/ Day (Số lần khởi động/ ngày)
(Áp mang tải máy nén 1)
- Minimum Stop Time (Thời gian dừng tối thiểu)
Unloading Pressure 7.0 bar
- Programmed Stop Time (Lập trình thời gian dừng)
(Áp không tải)
- Permissive Start Time (T.gian khởi động cho phép)
Loading Pressure 2 6.0 bar
- Communication Time-out (T.gian liên lạc bên ngoài)
(Áp mang tải máy nén 2)
Menu

Parameters
(Thông số)
Protections
(Bảo vệ)
Service Plan
(Kế hoạch bảo trì)
Menu

Compressor Outlet 5.4 bar
(Áp ngõ ra)
Dp Oil Separator 1.1 bar
(Sụt áp tách dầu)
Dp oil Filter
-0.011 bar
(Sụt áp lọc dầu)

Menu

Protections
(Bảo vệ)
Service Plan
(Kế hoạch bảo trì)
Clock Function
(Đồng hồ chức năng)
Menu

Servive Time
(Thời gian bảo trì)
Running Hours
(Số giờ hoạt động)

Service Plan
(Kế hoạch bảo trì)
Clock Function
(Đồng hồ chức năng)
Configuration
(Cấu hình)
Menu

Clock Function
Đồng hồ chức năng
Not Activated
(Không kích hoạt)

Service Plan
(Kế hoạch bảo trì)

Clock Function
(Đồng hồ chức năng)
Configuration
(Cấu hình)
Menu

Time
10:54
(Thời Gian)
Date
03/05/01
(Ngày/tháng/năm)
Date Format DD/MM/YY
Mặc định theo ngày/tháng/n ăm

130 hrs
Menu

- Oil injection Element
(Béc phun dầu)
- Compressure Outlet (Áp ngõ ra)
- Element 1 Outlet (Ngõ ra máy 1)
- Element 2 Outlet (Ngõ ra máy 2)
- Cooling Medium
(Làm mát trung gian)
- Oil Separator (Tách dầu)
- Dryer LAT (Sấy)
- Emergency Stop (Dừng khẩn cấp)
- Remote Start/Stop
(Khởi động/dừng từ xa)

- Remote Load/Unload
- Remote Pressure Sensing
- Overload Motor (Quá tải động cơ)
- Overload Fanmotor
(Quá tải động cơ quạt)
- Starter Feedback Contact
- PB1 open/ PB2 closed
- Overload Dryer/ Dryer Fan
(Quá tải máy sấy/ Quạt sấy )

Menu Modify Delete (hủy
bỏ)

Menu
Modify

PHỤ LỤC : HỆ THỐNG MENU MÁY NÉN KHÍ ATLAS COPCO

- Language In Use
(Ngôn ngữ sử dụng)
- Pressure Unit (Đơn vị áp suất)
- Temperature Unit
(Đơn vị nhiệt độ)
- Vibration Unit (Đơn vị dao động)
- Level Unit (Cấp đơn vị)
- Pressure Band Used
(Dải tầng áp suất sử dụng)
- Start Mode
(Cách/chế độ khởi động)
- CCM (control mode)

(Chế độ điều khiển)
- Automatic Restart
(Khởi động lại tự động)
- Password (Mật mã)
- Node ID
- Digital Presband Selec


CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 2
HA TIEN 2 CEMENT JOINT STOCK COMPANY

`

Địa chỉ: Thị trấn Kiên Lương - Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang
Điện thoại: (84-77) 3853 004 - Fax: (84-77) 3853 005
Website: www.xmht2.com.vn - Email:

Mã hiệu :
Ban hành :
Lần :
Ngày:
Sửa đổi :
Lần :
Ngày :

HD03.64
02
10-03-2009
00


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH
THIẾT BỊ KÍCH LÒ KK16.57

Biên soạn

:

Trần Khắc Duy Vũ

- P.Quản đốc PX.SXC

Kiểm tra

:

Trần Hữu Du

- Quản đốc PX.SXC

Phê duyệt

:

Phạm Văn Thông

- P. Giám đốc - QMR

• Hướng dẫn thao tác vận hành kích lò KK16.57 cho nhân viên vận hành tại chỗ.
• Thống nhất phương pháp vận hành để thiết bị hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn thiết bị và
an toàn lao động trong dây chuyền sản xuất.

• Áp dụng cho toàn bộ công nhân vận hành tại chỗ khu lò 3.
Trang 1/3


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THIẾT BỊ KÍCH LỊ KK16.57- HD03.64

10-03-2009

1. THUẬT NGỮ :
• KK16.57 : ký hiệu của kích đẩy lò.
• Galet butée : Con lăn đẩy.
• Verin : Kích thủy lực.

2. NỘI DUNG :
2.1. Cấu tạo và chức năng :
2.1.1. Chức năng :
Kích lò có chức năng đẩy lò lên và hãm bớt lò trong q trình đi xuống. Nhằm đảm bảo sự tiếp
xúc giữa các bề mặt của bandage và galet được tiếp xúc đồng đều, tránh sự ma sát và ăn mòn cục
bộ.
2.1.2. Cấu tạo :
Tồn bộ thiết bị được đặt trong hộp kín gồm :
• 01 Động cơ điện 0,15KW.
• 01 Hộp giảm tốc truyền động cho 1 bơm Piston có lưu lượng 0.007 lít/31 vòng, tương
đương với 0.235 cm3/ vòng. Lưu lượng nhớt cung cấp cho Verin là 0.437 lít/giờ.
• 01 bình tích áp khí Ni tơ (ắc qui dầu).
• 02 Bộ van giới hạn áp suất.
• 02 van điện.
• 02 Bộ tiết lưu để điều khiển 2 đường nhớt tác dụng lên Verin lò lên hoặc xuống. Thời
gian lò lên từ 3 – 4 giờ, thời gian lò xuống từ 6 – 8 giờ.
• 01 Verin được cấp nhớt áp lực cao để đẩy Piston Φ200 mm tác động vào Galet Butée,

Galet Butée tiếp xúc và quay theo Băng đa bệ 1. Khi Piston lên hoặc xuống sẽ đưa Galet
Butée và quay theo băng đa bệ 1 đẩy lò lên, đỡ lò xuống theo chu trình đặt.

Gallet butee

Kích (Piston)
B?nh tích áp (Accu)
Lọc

Mức thăm nhớt

Van điện

Van điện

Van giới
han áp
suất (
400bar

Van tay
Van tiết lưu

Van tay
Van một chiều

Van tiết lưu

Van giới han áp suất (
400bar

Motor (0.15kw)

Bơm (0.25 l/h)

Sơ đồ kích thủy lực
2.2. Kiểm tra chuẩn bị trước khi vận hành :
- Chuyển cơng tắc tại chỗ về “A”.
- Kiểm tra boulon chân đế động cơ phải siết chặt, hộp giảm tốc và các racord nối ống phải
siết chặt khơng rò rỉ.
- Kiểm mức nhớt trong bồn chứa qua kính thăm (nhớt phải sạch và mức nhớt phải đủ ở
vạch giữa).
Trang 2/3


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THIẾT BỊ KÍCH LÒ KK16.57- HD03.64

10-03-2009

- Kiểm tra van tay đường hồi đóng kín, mở 2 van tay từ bồn đến bơm và lên đồng hồ kiểm
soát áp.
- Đường ống cứng (ống thép) và mềm (ống nối mềm cao su) không bị gãy, gập và không
bệ rò rỉ nhớt.
Khi kiểm tra nếu các điều kiện trên không đảm bảo hoặc những vấn đề phát sinh người vận
hành tại chỗ cần báo ngay cho người có trách nhiệm và tiến hành sử lý sự cố.
2.3. Vận hành :
2.3.1. Vận hành đơn động :
- Báo trạm 243 đóng điện, chuyển công tắc tại chỗ sang “L” và march cho động cơ chạy.
- Kiểm tra độ rung của động cơ và hộp giảm tốc.
- Khi nhớt đã đầy đường ống, tiến hành kiểm tra xem có chỗ nào xì, rỉ không? Xả gió trong
đường ống.

- Kiểm tra xong, chuyển công tắc về “D”. Báo cáo trung tâm các điều kiện đầy đủ,tốt của
thiết bị.
2.3.2. Vận hành liên động :
- Sau khi chuyển công tắc về “D”. Báo cáo trung tâm thiết bị sẵn sàng hoạt động.
- Sau khi lệnh phát động của trung tâm phát đi và khởi động máy xong thì tiến hành kiểm
tra các tuyến ống dẫn nhớt, các racord, các ống nối mềm dẫn nhớt vào kích, kiểm tra kỹ
piston và verin đảm bảo không bị rò rỉ.
- Về phần điện kiểm tra động cơ có nóng không (các ổ bi động cơ), van điện có trong tình
trạng hoạt động tốt không. Đồng thời liên hệ trung tâm để xem tín hiệu lò lên xuống có
đúng như đèn báo tín hiệu tại trung tâm, biểu đồ tự ghi theo dõi hành trình lò lên xuống có
đúng theo thời gian qui định không (nhằm tiến hành điều chỉnh lại cho thích hợp) …
- Hằng giờ báo cáo về trung tâm giá trị áp lực đẩy của kích lò.
2.3.3. Các sự số thường gặp cách khắc phục:
Stt Sự cố
Khắc phục
1 Áp suất dầu thủy lực quá cao từ 240÷ 300 bar Xả gió cho hệ thống
2 Bơm không lên áp
Kiểm tra mức nhớt trong thùng chứa
3 Kích lò không đẩy lò lên
Bơm tay trợ lực, chỉnh van tiết lưu
4 Kích không làm việc theo hành trình
Kiểm tra lại thời gian đặt hành trình
5 Kích lò ở vị trí thấp hoặc cao quá lâu
Kiểm tra lại các giới hạn hành trình FDC
2.4.
-

Bảo dưỡng thiết bị :
Sau 100 giờ chạy phải tiến hành rửa bộ lọc.
Thay nhớt cho máy sau 12 tháng.

Định kỳ bơm mỡ cho galet butée 1 tuần/lần theo phiếu bôi trơn của Đốc công phụ trách.
Phớt của verin sẽ được thay theo định kỳ mỗi năm (nếu có điều kiện).

Trang 3/3


CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 2
HA TIEN 2 CEMENT JOINT STOCK COMPANY

`

Địa chỉ: Thị trấn Kiên Lương - Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang
Điện thoại: (84-77) 3853 004 - Fax: (84-77) 3853 005
Website: www.xmht2.com.vn - Email:

Mã hiệu :
Ban hành :
Lần :
Ngày:
Sửa đổi :
Lần :
Ngày :

HD03.39
02
02-02-2009
00

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH
LỌC BỤI TĨNH ĐIỆN KM01


Biên soạn :

Kiểm tra :

Phê duyệt :

Nguyễn Thanh Việt

- Đốc công

Trần Hữu Du

- Quản đốc

Phạm Văn Thông

- P. Giám đốc - QMR

Hướng dẫn này dùng cho vận hành trung, Công nhân vận hành trạm điện 274 và công nhân
vận hành tại chỗ khu vực lọc bụi tĩnh điện nhằm:
• Hướng dẫn vận hành kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lọc bụi tĩnh điện KM01 .
• Thống nhất phương pháp vận hành để thiết bị hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn thiết bị và
an toàn lao động trong dây chuyền sản xuất.
Trang 1/4


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH LỌC BỤI TĩNH ĐIỆN KM01- HD03.39

02-02-2009


1. KÝ HIỆU THIẾT BỊ :
-

KM01 : ký hiệu của lọc bụi tĩnh điện.
KM02 : ký hiệu của quạt gió.
KM03 : ký hiệu của xích cào.
KM04 : ký hiệu của các cửa quay.
TA : bộ báo động nhiệt độ.
TC : bộ kiểm soát nhiệt độ.

2. NỘI DUNG:
2.1. Sơ lược chức năng:
Chức năng của lọc bụi tĩnh điện là thu hồi bột mịn thành phẩm của máy nghiền bột sống,
chuyển tiếp vào dây chuyền cung cấp cho lò 3, làm sạch khí thải ra môi trường.
2.2. Cấu tạo:
Cấu tạo lọc bụi điện được chia làm 4 buồng làm việc gồm trong mỗi buồng gồm 2 hệ thống
cực lắng và cực phóng:
- Cực lắng cực dương (anốt): Là các bảng tole dài 12m x 480mm được xếp thành 36 hàng
mỗi hàng được ghép 5 bảng cực, mỗi hàng cách nhau khoảng 240 ÷ 250mm, được đặt xuôi
theo chiều gió vào lọc bụi, mỗi bảng cực được treo cố định bằng các ắc vào các thanh kẹp
phía trên (các thanh kẹp trên được liên kết trực tiếp vào khung sườn lọc bụi) và phía dưới
là các thanh kẹp có mang đầu đe để búa gỏ gỏ vào, đầu còn lại được giữ bằng thanh sắt Þ20
tạo hình L, để giữ cho thanh kẹp không dịch chuyển ngang mà chỉ trựợt dọc khi búa gỏ gỏ
vào, ở giữa các bản cực được lắp các tấm gài để liên kết các tấm bản cực thành một khối.
- Cực phóng cực âm (catốt): Là thanh cực có gai dài 12m (2 đọan/thanh) được thiết kế 36
hàng, mỗi hàng 5 thanh được lắp cách điều giữa 2 hàng bảng cực lắng, cực phóng được liên
kết một đầu phía trên với khung treo của dàn treo cực phóng, đầu còn lại được lắp các quả
tạ được giữ liên kết với nhau bằng vĩ thép để khống chế cho cực phóng không bị xô lệch
gây chạm.

Mỗi dàn cực được thiết kế một trục mang 36 búa gỏ để giũ bụi cho từng buồng (cả cực lắng và
cực phóng).
Đáy của lọc bụi điện được phân làm 2 nhánh, mỗi nhánh có 1 xích cào (xích cào KM03.03/13)
để cào bột xuống các cửa quay KM04 tới máng trượt khí động vận chuyển bột chuyển tiếp.
2.3. Chuẩn bị trước khi khởi động :
2.3.1. Kiểm tra tĩnh :
• Điều kiện : đã cắt điện cao thế bằng khóa liên động.
• Phần cơ: Do Công nhân vận hành tại chỗ khu vực lọc bụi điện thực hiện.
- Xích KM03 không biến dạng, đủ điều kiện họat động.
- Hệ thống bản cực : điện cực thẳng, gai điện cực không đóng bụi, không vênh.
- Các bản cực nằm tự do trong khe định vị.
- Búa gõ : bu lông còn tốt, đầu búa, đe không mòn quá 5 mm, con lăn và trục không mòn quá
1 mm.
- Cóc của bộ phận truyền động không mòn quá 0.2 mm.
- Các cửa thông áp còn đủ và gài kín.
• Phần điện: Do Công nhân trực trạm điện 274 thực hiện..
- Sứ cao thế ở trạm và trên lọc bụi phải sạch, nếu bẩn thì vệ sinh bằng giẻ sạch.
- Máy biến áp phải sạch đủ dầu và không rỉ.
- Điện cao thế phải cách vật bất kỳ > 15 cm.
- Các hộp nối hạ thế phải kín, tốt.
- Các bộ TA đặt 60oC.
- Các bộ TC đặt 80oC.
Trang 2/4


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH LỌC BỤI TĩNH ĐIỆN KM01- HD03.39

02-02-2009

Khi kiểm tra thấy 1 trong những điều kiện trên không đạt yêu cầu thì cần phải báo ngay cho

người phụ trách để tiến hành sửa chữa điều chỉnh.
2.3.2. Kiểm tra động :
Cao thế vẫn cắt điện:
- Chạy hệ thống tải bột đưới đáy lọc bụi cho sạch mới tiến hành các bước tiếp theo.
- Chạy hệ thống búa : Kiểm tra búa không khựng, không cọ xát, không trả ngược hai con cóc
làm việc đều đặn, ăn khớp.
- Kiễm tra ở trạm điện 274: Cơ cấu đóng ngắt tiếp đất bằng khí nén. Kiểm tra hệ thống khí
nén (4 – 5 bar). Bộ báo áp thấp làm việc tốt.
- Quạt làm mát máy biến áp làm việc tốt.
Phần điện:
- Điện trở sấy có làm việc và bộ điều nhiệt đóng ngắt tốt.
- Đèn báo trong tủ điện báo đủ điều kiện.
- Khi một trong các điều kiện trên không đạt yêu cầu thì cần phải báo ngay cho người phụ
trách để tiến hành sửa chữa.
2.4. Chuẩn bị đóng điện cao thế :
- Chọn chế độ chạy cho búa (liên tục hoặc theo chu kỳ).
- Máy nén khí phải hoạt động trước.
- Chuyển tất cả các vị trí công tắc của hệ thống búa gỏ về “D”.
- Chọn chế độ điều chỉnh dòng cao thế Auto hay Manu.
2.5. Vận hành lọc bụi tĩnh điện :
2.5.1. Điều kiện cho phép đóng điện :
1. Điện trở sấy sứ phải làm việc trước đó ít nhất là 10 giờ.
2. Chỉ đóng lọc bụi khi chỉ báo CO ở tủ dưới ngưỡng báo 0,5% (tốt nhất là 0%).
2.5.2. Vận hành :
• Trách nhiệm:
- Công nhân vận hành trạm điện 274 có trách nhiệm vận hành và kiểm tra phần điện.
- Công nhân vận hành khu vực lọc bụi điện có trách nhiệm vận hành và kiểm tra phần cơ khí
1. Khi đóng điện:
- Nếu chạy tự động thì kiểm tra tần số phóng điện đặc biệt là hồ quang nếu tần suất 1
phút/lần là không tốt phải báo về trung tâm.

- Nếu điều chỉnh tay thì tăng dần biến trở, nếu không phóng hồ quang thì tăng 100%.
Hiện tượng phóng điện vây quanh là bình thường khi đang đóng điện.
2. Chế độ vận hành:
Có 2 chế độ vận hành là vận hành liên động và vận hành tại tủ điện.
a/-Vận hành liên động:
- Công tắc tại tủ CM08.09 của nhóm I phải được để ở vị trí “D”.
- Công tắc tại tủ CM08.40 của nhóm II phải được để ở vị trí “D”.
- Hội đủ các phần liên động như : xích cào bột KM03 chạy, quạt gió KM02 chạy, áp
suất khí nén phải đủ để đóng – cắt terre.
- Hội đủ các phần bảo vệ tại tủ : các động cơ búa gõ cực phóng không hư hỏng, các
động cơ búa gõ cực lắng không hư hỏng, kiểm soát độ cách điện của sứ phải tốt
(không ẩm) và các phần an toàn khác phải được đảm bảo (dao cao thế không được nối
terre, khí CO không được vượt quá ngưỡng cho phép).
- Sau khi có đủ điều kiện khởi động (lệnh khởi động) thì bật công tắc KM 01.17/1 sang
vị trí “1” và marche thì lọc bụi nhóm I được hoạt động. Tương tự bật công tắc KM
01.17/2 sang vị trí “1” và marche thì lọc bụi nhóm II được hoạt động.
- Nếu muốn dừng nhóm nào của lọc bụi thì chuyển công tắc của nhóm đó về vị trí “0”
là ngưng hoạt động.
b/-Vận hành tại tủ điện:
Trang 3/4


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH LỌC BỤI TĩNH ĐIỆN KM01- HD03.39

-

02-02-2009

Ở chế độ này lọc bụi điện hoạt động không phụ thuộc vào các phần liên động trong
dây chuyền mà chỉ hoạt động đơn động.

Ở đây chỉ hội đủ các phần bảo vệ tại tủ (như đã nói ở trên).
Bật công tắc CM08.09 (công tắc tại chỗ) sang vị trí “M” thì lọc bụi điện nhóm I hoạt
động.
Bật công tắc CM08.40 (công tắc tại chỗ) sang vị trí “M” thì lọc bụi điện nhóm II hoạt
động.
Nếu muốn dừng nhóm nào của lọc bụi thì chuyển công tắc của nhóm đó về vị trí “A”
là ngưng hoạt động.

2.6. Bảo dưỡng:
1. Phần cơ:
- Bôi trơn theo phiếu của Đốc công phụ trách.
- Định kỳ kiểm tra nhớt các hộp giảm tốc búa gỏ cực lắng và cực phóng.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống gỏ của lọc bụi.
2. Phần điện:
- Vệ sinh sứ cách điện trạm 274 khi kiểm tra thấy đóng bám bụi nhiều.

3. HỒ SƠ:
Cập nhật tình trạng họat động của hệ tống búa gỏ vào phiếu điều hành tại chỗ khu nghiền bột
sống HF03.36.01, sổ giao ca khu vực sàn KD21

4. TÀI LIỆU VIỆN DẪN :
-

Qui trình công nghệ sản xuất clinker hệ khô – QT07.03.
Qui trình vận hành trung tâm máy nghiền bột sống – QT03.04.
Qui trình vận hành trung tâm lò nung số 3 – QT03.03.

Trang 4/4



CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 2
HA TIEN 2 CEMENT JOINT STOCK COMPANY

`

Địa chỉ: Thị trấn Kiên Lương - Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang
Điện thoại: (84-77) 3853 004 - Fax: (84-77) 3853 005
Website: www.xmht2.com.vn - Email:

Mã hiệu :
Ban hành :
Lần :
Ngày:
Sửa đổi :
Lần :
Ngày :

HD03.37
02
02-02-2009
00

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH
CÁC MÁNG TRƯỢT KHÍ ĐỘNG

Biên soạn :

Kiểm tra :

Phê duyệt :


Nguyễn Thanh Việt

- Đốc công

Trần Hữu Du

- Quản đốc

Phạm Văn Thông

- P. Giám đốc - QMR

Hướng dẫn này dành cho các công nhân vận hành trung tâm và trực tại chỗ khu vực nhằm:
• Hướng dẫn thao tác vận hành, kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống máng trượt khí động trong
dây chuyền.
• Thống nhất phương pháp vận hành để thiết bị hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn thiết bị
và an toàn lao động trong dây chuyền sản xuất…
Trang 1/4


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CÁC MÁNG TRƯỢT KHÍ ĐỘNG- HD03.37

02-02-2009

1. KÝ HIỆU THIẾT BỊ :
KE05:
H1;H2:
S1;S2:
KM04:

KK02:
KK04:
KK09:
KG01:

Là ký hiệu phân ly động.
Là ký hiệu silô đồng nhất bột sống.
Là ký hiệu silo tồn trữ bột sống.
Là ký hiệu cửa quay thu hồi liệu.
Là ký hiệu gàu nâng liệu.
Là ký hiệu phễu cân bột sống vào lò
Là ký hiệu bình bơm bột vào lò.
Là ký hiệu bình bơm bột.

1.1. Các máng trượt khu nghiền bột sống:
- KE06:
Là ký hiệu máng trượt hồi lưu về máy nghiền.
- KM09:
Là ký hiệu máng trượt vận chuyển bột.
- KG02:
Là ký hiệu máng trượt vận chuyển bột.
1.2. Các máng trượt khu định lượng cấp liệu vào lò:
- KH03:
Là ký hiệu máng trượt vận chuyển bột.
- KK01:
Là ký hiệu máng trượt vận chuyển bột.
- KK08.03:
Là ký hiệu máng trượt vận chuyển bột.

2. NỘI DUNG:

2.1. Sơ lược về chức năng và cấu tạo:
2.1.1. Chức năng :
Các máng trượt khí động được sử dụng để vận chuyển các vật liệu dạng bột mịn và bột thô từ
vị trí cao xuống thấp hơn, nên cần độ nghiêng và khí tạo nên sự trượt của vật liệu từ trên cao
xuống thấp hơn.
- Máng trượt KE06: Chuyển bột hồi lưu từ phân ly động KE05 đưa trở lại máy nghiền.
- Máng trượt KM09: Chuyển bột thành phẩm từ các cửa quay KM04 đến bình bơm KG01.
- Máng trượt KG02 : Vận chuyển bột từ sau bình bơm KG01 đổ vào Si lô H1 và H2.
- Máng trượt KH03 : Tháo bột từ si lô H xuống si lô S.
- Máng trượt KK01 : Tháo bột từ si lô S đến gàu nâng KK02.
- Máng trượt KK08.03 : Vận chuyển bột từ phễu cân KK04 đến bình bơm KK09 cấp cho lò.
2.1.2. Cấu tạo :
Các máng thường có cấu tạo giống nhau gồm: Một hộp vuông, dài nối 2 bộ phận cấp và
chuyển nguyên liệu, hộp có 2 nửa cách nhau bằng lớp vải Polyeste, dưới lớp vải là lớp lưới hoặc
gân chịu lực đỡ lấy lớp vải. Đối với vật liệu thô thì trên mặt lớp vải phải có thêm lớp lưới thép
chịu mòn (máng trượt hồi lưu KE06).
- Nửa trên của máng lớn hơn phần dưới khá nhiều, bề rộng của máng tùy thuộc vào năng
suất của công đoạn vận chuyển.
- Dọc máng phía trên có các nắp thăm có joint làm kín để kiểm tra khi cần.
- Dọc bên hông máng có các kính (nhìn thấy bên trong máng) để kiểm tra dòng vật liệu và
cũng được làm kín.
- Nửa dưới của máng được nối với hệ thống ống, các van gió, quạt gió nhằm mục đích đưa
gió vào nửa dưới với áp suất dương từ 1000÷2000 mmH2O. Giữa các quạt và các ống dẫn
gió là các ống nối mềm. Gió qua quạt được lọc bởi các tấm lưới, có thể tháo lắp được để dễ
dàng vệ sinh lưới lọc. Các ống gió đưa vào máng được phân bố đều dọc theo máng. Nửa
trên của máng có các đường ống thông nhau nếu các máng đôi và các ống nối đều trên dọc
tuyến máng trượt, các ống này nối về lọc bụi tay áo của khu vực với mục đích tạo nên một
áp suất âm cho nửa trên của máng, hình thành tuyến thoát gió từ nửa dưới lên trên qua mặt
lớp vải.
Trang 2/4



HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CÁC MÁNG TRƯỢT KHÍ ĐỘNG- HD03.37

02-02-2009

Vật liệu được đưa xuống máng trượt thường được cấp trực tiếp như: rút từ đáy si lô do vật
liệu được lưu chất hóa bằng sục khí, hoặc được đưa xuống bằng các máng phân hạt, phân ly
động, qua các van lật, hoặc đưa xuống từ các cửa quay, vis tải với mục đích cách ly gió với các
thiết bị khác nhau trong công đoạn.
- Các mối ghép của máng luôn làm kín để chống mất áp và nước mưa xâm nhập vào bên
trong.
- Vấn đề chủ yếu của các máng trượt để hoạt động tốt là lớp vải thông tốt (không lủng, rách),
kín và tạo được áp suất âm ở nửa trên.
2.2. Vận hành :
2.2.1. Kiểm tra chuẩn bị trước khi vận hành :
- Kiểm tra toàn bộ máng trượt các nắp thăm, kính thăm, của vỏ máng trượt bị lủng cần phải vá
lại. Độ kín của toàn máng phải đảm bảo tốt.
- Các van gió trên đường ống phải luôn mở và thường xuyên xoay van để không phải bị đóng
cứng trục van. Khi máy hoạt động các van tay này luôn mỡ hết 100%.
- Các van lật phải đảm bảo quay tốt, đậy kín tuyến ống và chỉ đưa từng đợt liệu xuống máng,
nếu van không lật hoặc hành trình làm việc chậm thì chỉnh lại đối trọng cho đúng vị trí (các
van lật trước máng trượt KE06).
- Các tuyến gió hút và cấp phải đảm bảo thông suốt, không bị tắt khi vận hành ( chú ý các tuyến
ống nhỏ, ống nằm nghiêng có độ dốc không lớn).
- Các lưới lọc đường hút của quạt gió luôn vệ sinh sạch trước khi vận hành máy.
- Vệ sinh xung quanh quạt cấp gió, động cơ, palier quạt và dọc tuyến máng. Đảm bảo sự đi lại
cần thiết khi sự cố xảy ra.
- Chuẩn bị sẵn các dụng cụ thông máy (cào liệu, búa tay), đề phòng các trường hợp tắt máng,
thiếu gió do sự cố nghẹt lọc bụi tay áo.

2.2.2. Vận hành đơn động : Dùng để kiểm tra thiết bị.
Chạy động cơ quạt (chạy riêng cho từng quạt) kiểm tra độ kín của máng trượt, sức ép của gió
từ quạt cung cấp có đủ hay không. Ngoài ra còn dùng chế độ này để chạy bảo trì lớp vải của máng
trượt.
• Chú ý : Không nên dùng chế độ vận hành đơn động để chạy có tải.
Khi chạy đơn động một động cơ của máng trượt cần thực hiện các công tác sau:
+ Khóa các van hút đưa về lọc bụi tay áo.
+ Khóa các van cấp gió từ các quạt đưa về máng trượt.
+ Động cơ phải đang ở trạng thái dừng, hoặc trạng thái đang quay xuôi chiều quạt.
Nếu không đảm bảo các yêu cầu trên, quạt sẽ quay ngược dù không đóng điện chạy máy, khởi
động sẽ quá tải (quá dòng).
Khi khởi động quạt gió bật công tắc qua vị trí Local on, theo dõi quá trình khởi động đến khi
tốc độ ổn định mới kiểm tra các công việc cần làm với quạt và máng trượt.
Nếu có hiện tượng bất thường trong khởi động hoặc sau khởi động, máy không chạy thì dừng
ngay A và kiểm tra lại chi tiết trước khi khởi động lại. Báo cáo cấp trên kiểm tra lại các yếu tố.
Sau khi quạt chạy ổn định, mở lại các van gió cần thiết đối với tuyến hút và cấp gió. Kiểm tra
áp lực của máng với quạt gió đang hoạt động.
*Dừng máy: khi thấy máy hoạt động mất an toàn.
Chuyển công tắc tại chỗ về A. Kiểm tra lại các thiết bị có vấn đề gì cần sửa chữa hoàn chỉnh
trước khi vận hành chính thức không.
2.2.3. Vận hành liên động :
Sử dụng ở chế độ mang tải phục vụ cho sản xuất:
Thường thì các máng trượt được khởi động trước các máy chính, cùng với lọc bụi tay áo. Khi
có sự cố nó cũng bị dừng theo tính chất liên động của dây chuyền.
- Kiểm tra chuẩn bị trước khi vận hành, thực hiện các bước kiểm tra (xem mục 2.2.1).

Trang 3/4


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CÁC MÁNG TRƯỢT KHÍ ĐỘNG- HD03.37


02-02-2009

-

Chuyển công tắc tại chỗ về D, cảnh giới thiết bị, người trong khu vực, báo Vận hành trung
tâm thiết bị trong trạng thái sẵn sàng.
- Chờ lệnh phát động máy (Vận hành trung tâm gọi phôn đến khu vực báo trước) và theo dõi
quá trình khởi động của máy.
Sau khi máy hoạt động xong cần thực hiện các công tác sau :
- Kiểm tra các gối đỡ palier quạt gió sau khởi động 30 phút và hằng giờ, nhiệt độ cho phép
< 75 oC (sờ bằng tay đếm đến 10 giây là được).
- Kiểm tra dòng liệu trong máng qua kính thăm xem vật liệu có di chuyển không.
- Kiểm tra các tuyến cấp liệu xuống qua van lật (van phải có sự đóng, mở đều đặn).
- Dòng liệu bên trong máng phải luôn chảy, nếu tắc phải báo ngay về vận hành trung tâm
chờ lệnh xử lý và điều động của cấp trên.
• Công đoạn dừng máy do điều khiển trung tâm thực hiện và thông báo xuống từng vị trí.
2.2.4. Bảo dưỡng thiết bị :
* Trong ca trực:
- Vệ sinh sạch sẽ thiết bị và xung quanh thiết bị.
- Vệ sinh cho lọc gió hằng tuần/lần hoặc mỗi lần dừng máy.
- Bảo dưỡng các van cấp và hút gió (xoay tay đóng mở van 1 à 2 vòng).
- Kiểm tra thông các tuyến cấp gió mỗi lần dừng máy.
- Kiểm tra lớp vải cho mỗi lần dừng máy, vệ sinh lau các kính thăm bị mờ.
* Định kỳ bôi trơn cho thiết bị:
- Phải bơm mỡ cho các ổ bi palier quạt sau 200 giờ chạy, bằng mỡ MU2, số lượng theo
hướng dẫn của người giao công tác bôi trơn.
- Phải bơm mỡ cho 2 đầu ổ bi động cơ sau 3000 giờ chạy, bằng mỡ MU2, số lượng theo
hướng dẫn của người giao công tác bôi trơn.
- Kiểm tra siết chặt lại toàn bộ các bu lông chân đế động cơ và quạt sau 3000 giờ chạy.


3. HỒ SƠ:
Cập nhật tình trạng thiết bị hằng ca vào phiếu điều hành HF03.47.01, HF03.63.01 và sổ giao
nhận ca tại chỗ cho các khu vực.

4. TÀI LIỆU VIỆN DẪN:
• Qui trình sản xuất clinker hệ khô QT07.03
• Qui trình vận hành trung tâm lò 3 QT03.03
• Qui trình vận hành trung tâm máy nghiền bột sống QT03.04

Trang 4/4


1

2

3

4

7

Mỏng 96A

5

6

8


9

10

11

7

Si-lụ
96B

8

9

12

13

14

10

11

Si-lụ Si-lụ Si-lụ
TCa Puz. Clink.
o


12

15

16

17

13

18

19

ỏ dm
(G)

6


(F)

5

Clinker
(E)

Thch cao
(B)


4

Puzolan
(D)

3

Phu Puzolan
(A)

2

BN

1

Clinker ph phm
â

BO TR MAậT BAẩNG KHO HE ệễT

Si-lụ


14

15

16


17

18

19



×