Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nghị quyết của các TCLCP có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành cũng như viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước và quy phạm tập quán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.74 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU……………………………………………………………….........
NỘI DUNG………………………………………………………………….
I.Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ - Một loại nguồn bổ
trợ của luật quốc tế…………………………………………………………..

2
2
2

II.Vai trò của nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ trong quá
trình hình thành cũng như viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước và quy
phạm tập quán……………………………………………………………….

4

1.Vai trò của nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ trong quá
trình hình thành cũng như viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước và quy
phạm tập quán……………………………………………………………….

4

2.Vai trò của một số Nghị quyết của Liên hợp quốc trong quá trình
hình thành cũng như viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước và quy phạm tập
quán………………………………………………………………………….
KẾT LUẬN…………………………………………………………….........

5
7


MỞ ĐẦU
1


Nguồn của luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lí và
thực tiễn vì nó liên quan chặt chẽ đến việc xác định sự hình thành của quan
hệ pháp luật quốc tế nói riêng và quá trình thực thi luật quốc tế nói chung.
Với vai trò là nguồn bổ trợ của luật quốc tế, nghị quyết của các tổ chức quốc
tế liên chính phủ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành cũng như
viện dẫn áp dụng các loại nguồn cơ bản của luật quốc tế, đó là điều ước quốc
tế và tập quán quốc tế. Để làm rõ hơn vấn đề này, em chọn đề tài “Chứng
minh rằng: Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình hình thành cũng như viện dẫn áp dụng quy
phạm điều ước và quy phạm tập quán” để chứng minh làm rõ vai trò của
loại nguồn bổ trợ này bằng các ví dụ thực tế, cụ thể.

NỘI DUNG

I.

Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ - Một loại
nguồn bổ trợ của luật quốc tế

Về nghĩa hẹp, nguồn của luật quốc tế là hình thức vật chất chứa đựng
hoặc biểu hiện các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế.
Về nghĩa rộng, nguồn của luật quốc tế được hiểu là những gì được sử
dụng để làm sáng tỏ hoặc chứng minh sự tồn tại của các nguyên tắc, các quy
phạm pháp luật quốc tế, những quy tắc được các bên thỏa thuận, sử dụng để
điều chỉnh một quan hệ pháp luật khi chưa có các nguyên tắc, các quy phạm
2



pháp luật quốc tế tương ứng, những gì làm căn cứ xác định quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm pháp lí của các bên tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế.
Cơ sở pháp lí để xác định nguồn của luật quốc tế là Khoản 1, Điều 38
Quy chế tòa án quốc tế Liên hợp quốc:
“1. Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các
vụ tranh chấp được chuyển đến tòa án, sẽ áp dụng:
a.

Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những

nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận;
b.

Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung,

được thừa nhận như những quy phạm pháp luật;
c.

Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa

d.

…các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn

nhận;

cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau cũng được coi là
phương tiện bổ trợ để xác định các quy phạm pháp luật quốc tế.”

Căn cứ pháp lí trên đã xác định hai loại nguồn cơ bản của luật quốc tế
là điều ước quốc tế và tập quán quốc tế . Hai loại nguồn này có nội dung chứa
đựng các quy phạm pháp luật quốc tế, trực tiếp điều chỉnh quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm pháp lí của các chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế. Ngoài ra cũng
xác định các loại nguồn bổ trợ là các nguyên tắc pháp luật chung, phán quyết
của Tòa án công lý quốc tế và học thuyết của các học giả có chuyên môn cao.
Tuy nhiên, thực tế quan hệ quốc tế còn xác định thêm hai nguồn bổ trợ nữa,
đó là nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ và hành vi pháp lí
đơn phương của quốc qia. Tuy đây là hai nguồn bổ trợ, nhưng cũng có vai trò

3


quan trọng trong việc hình thành và viện dẫn áp dụng các quy phạm pháp luật
quốc tế, đặc biệt là nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ.
Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ là văn bản do các cơ
quan có thẩm quyền của tổ chức quốc tế đó thông qua. Ở đây chúng ta chỉ xét
đến nghị quyết của các tổ chức liên chính phủ - chủ thể của luật quốc tế. Tổ
chức quốc tế liên chính phủ là tổ chức hình thành trên cơ sở sự liên kết của
các quốc gia, các chủ thể khác của luật quốc tế; có quyền năng chủ thể của
luật quốc tế; có hệ thống cơ cấu tổ chức nhằm thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ của mình.
II.

Vai trò của nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ trong
quá trình hình thành cũng như viện dẫn áp dụng quy phạm điều

ước và quy phạm tập quán
1. Vai trò của nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ trong quá
trình hình thành cũng như viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước và quy

phạm tập quán
Thông thường các tổ chức quốc tế liên chính phủ ban hành hai loại
nghị quyết:
+Nghị quyết mang tính bắt buộc đối với các quốc gia thành viên. Các
nghị quyết này thường liên quan đến các vấn đề về cơ cấu tổ chức, nghĩa vụ
đóng góp tài chính của các quốc gia thành viên… Những nghị quyết này sẽ là
nguồn luật được viện dẫn để giải quyết các quan hệ phát sinh giữa các quốc
gia thành viên của tổ chức đó.
+Nghị quyết mang tính khuyến nghị không có giá trị pháp lí bắt buộc
đối với các quốc gia thành viên. Nghị quyết này nêu quan điểm của tổ chức
quốc tế về một vấn đề nào đó và đề nghị các quốc gia thành viên xem xét.

4


Tính bổ trợ của loại nguồn này thể hiện ở chỗ nó có thể được các quốc
gia thành viên thừa nhận rộng rãi như tập quán quốc tế, hoặc trên cơ sở nghị
quyết của tổ chức quốc tế, các quốc gia thỏa thuận kí kết điều ước quốc tế
góp phần hình thành quy phạm pháp luật quốc tế mới. Hiện nay, số lượng các
tập quán quốc tế và điều ước quốc tế được hình thành bằng con đường này
ngày càng gia tăng làm cho quá trình xây dựng quy phạm pháp luật quốc tế
được rút ngắn lại.
2. Vai trò của một số Nghị quyết của Liên hợp quốc trong quá trình hình
thành cũng như viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước và quy phạm tập
quán
Để làm rõ hơn về vai trò của loại nguồn bổ trợ này, em xin phân tích
một số nghị quyết của một tổ chức quốc tế liên chính phủ có tính chất toàn
cầu, đó là Liên hợp quốc.
Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế liên chính phủ được hình thành trên
cơ sở của Hiến chương Liên hợp quốc ngày 24/10/1945 với 51 thành viên

ban đầu, tính đến cuối năm 2011 đã có 193 thành viên, mới nhất là Nam
Sudan. Đây là tổ chức trung tâm trong các hoạt động hợp tác của các quốc gia
trên toàn thế giới. Với tính chất toàn cầu như vậy, các nghị quyết của tổ chức
này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành cũng như viện dẫn áp
dụng quy phạm điều ước và quy phạm tập quán trong quan hệ quốc tế.
- Theo Nghị quyết số 3314 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày
14/12/1974 về định nghĩa xâm lược thì xâm lược là việc một nước sử dụng
lực lượng vũ trang tấn công, vi phạm đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc
nền độc lập chính trị của một nước khác, hoặc “dưới bất kì hình thức nào
khác” (Điều 1), theo đó các hành vi được quy định ở Điều 3 được coi là hành
vi xâm lược và ngoài ra Hội đồng Bảo an cũng có thể quy định thêm các hành
5


vi khác là hành vi xâm lược. Đây là nghị quyết có tính khuyến nghị của LHQ.
Việc các quốc gia đồng tình với nghị quyết trên về định nghĩa xâm lược đã
thể hiện sự thừa nhận hiệu lực thực tế của nghị quyết, để từ đó các quốc gia
hành động theo những chuẩn mực được quy định trong nghị quyết này. Điều
này cũng có nghĩa là các quốc gia đã thừa nhận áp dụng tập quán quốc tế mới
với tư cách là quy phạm pháp lí ràng buộc mình.
- Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người được thông qua trên cơ
sở Nghị quyết số 217A (III) của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày
10/12/1948. Tuyên ngôn là văn kiện pháp lí đầu tiên khẳng định lại nguyên
tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người được ghi nhận trong Hiến chương
Liên hợp quốc, xác định một cách khá toàn diện các quyền và tự do cơ bản
của con người cần được tôn trọng như quyền sống, quyền tự do, quyền bình
đẳng.... Tuyên bố chỉ có tính chất khuyến nghị đối với các thành viên của
Liên hợp quốc, nhưng có ý nghĩa chính trị - pháp lí rất lớn, có uy tín rộng rãi
và được viện dẫn nhiều trong quan hệ quốc tế, là cơ sở hình thành nên các
điều ước quốc tế về quyền con người sau này của Liên hợp quốc là Công ước

quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội và Công ước quốc tế về các
quyền dân sự và chính trị được thông qua ngày 16/12/1966… Hai công ước
này đã cụ thể hóa nhiều điều khoản trong Tuyên ngôn về quyền con người
năm 1948, tạo cơ sở pháp lí để viện dẫn áp dụng trong quan hệ quốc tế.
- Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ
hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp
quốc đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua trên cơ sở Nghị quyết
số 2625 (XXV) ngày 24/10/1970. Tuyên bố nêu ra 7 nguyên tắc cơ bản của
luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, đó là:
Cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; Giải quyết các tranh chấp quốc tế
bằng biện pháp hòa bình; Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc
6


gia khác; Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau; Các dân tộc có quyền
bình đẳng và tự quyết; Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia; Tự nguyện
thực hiện các cam kết quốc tế. Đây là tuyên bố có chức năng pháp điển hóa
các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, bởi phần lớn các nguyên tắc cơ bản
của LQT đều đã được quy định trong Hiến chương Liên hiệp quốc, nhưng hệ
thống các nguyên tắc này được ghi nhận chính thức là "các nguyên tắc cơ bản
của luật quốc tế" trong Tuyên ngôn 1970. Các nguyên tắc này có giá trị bắt
buộc chung (jus cogen) đối với các chủ thể của luật quốc tế, được viện dẫn,
áp dụng với tư cách là quy phạm tập quán trong quan hệ quốc tế. Nghị quyết
này đã có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành cũng như viện dẫn áp
dụng quy phạm tập quán trong quan hệ quốc tế.
Ví dụ: Ngày 9-4-1984, Nicaragoa gửi đến Tòa án Công lý quốc tế của
Liên hợp quốc ( ICJ ) khởi kiện Mỹ về việc Mỹ đã tiến hành các hoạt động
quân sự chống lại Nicaragoa. Tòa án sau khi xem xét đã đi đến kết luận: Mỹ
đã vi phạm các nguyên tắc tập quán của Luật quốc tế về cấm sử dụng vũ lực
và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế cũng như cấm can thiệp vào

công việc nội bộ của một quốc gia khác. Như vậy, Tòa án đã căn cứ vào
Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị
và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc để viện
dẫn hai nguyên tắc cơ bản mà Mỹ đã vi phạm nêu trên với tư cách là quy
phạm tập quán.

KẾT LUẬN

7


Như vậy, thông qua việc phân tích làm rõ một số Nghị quyết của Liên
hợp quốc – một tổ chức quốc tế liên chính phủ tiêu biểu trên thế giới, có thể
thấy: Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ là một loại nguồn bổ
trợ của luật quốc tế, có vai trò quan trọng trong trong quá trình hình thành
cũng như viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước và quy phạm tập quán. Vì
hiểu biết còn hạn chế, Công pháp quốc tế lại là một môn học khó, nên bài làm
của em còn rất nhiều khuyết điểm. Em hi vọng sẽ nhận được sự chỉ bảo,
hướng dẫn từ phía các thầy cô để có thể hoàn thiện tri thức cho mình. Em xin
chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

8


1.

Giáo trình luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà


Nội, 2004.
2.

Giáo trình luật quốc tế, Ths.Nguyễn Thị Kim Ngân, Ths.Chu Mạnh

Hùng, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2010.
3.

Luật quốc tế - Lí luận và thực tiễn, Lê Mai Anh & Trần Văn Thắng,

Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2001.
4.

Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970 về các nguyên tắc

cơ bản điều chỉnh quan hệ hợp tác giữa các quốc giao.
5.

Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người của Đại hội đồng Liên

hợp quốc năm 1948.
6.

Nghị quyết số 3314 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 14/12/1974

về định nghĩa xâm lược.

9




×