Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG: Tổng phụ trách Đội trong trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.64 KB, 19 trang )

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
Học phần: TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI TRONG TRƯỜNG HỌC
Phạm Phúc Tuy
Khoa CBQL & Nghiệp vụ
CĐSP Bình Dương
Chương I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHỤ TRÁCH ĐỘI TNTP.
HỒ CHÍ MINH
1. Khái quát chung:
1.1 Khái niệm cán bộ
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ
1.3 Vấn đề cán bộ phụ trách thiếu nhi:
+ Vấn đề ôn: ( thảo luận )
- Mục đích của Đội TNTP.Hồ Chí Minh
- Hệ thống tổ chức Đội
- Hội đồng đội
+ Khái niệm: Cán bộ phụ trách công tác thiếu nhi là những người được Đảng,
Nhà nước và Đoàn TNCS.HCM cử ra thay mặt Đảng, Nhà nước và Đoàn làm nòng
cốt trong việc tổ chức,hướng dẫn, phụ trách tổ chức và hoạt động Đội TNTP.HCM;
các phong trào của thiếu nhi Việt Nam, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng
CSVN, trực tiếp là mục tiêu giáo dục của Đội TNTP.HCM.
+ Cán bộ phụ trách thiếu nhi gồm có:
- Cán bộ phụ trách công tác thiếu nhi các cấp ( thuộc hệ thống tổ chức của
Đảng, Nhà nước, Đoàn )
- Cán bộ trong Hội đồng Đội các cấp.
- Cán bộ phụ trách Đội ở cơ sở gồm: Tổng phụ trách Đội, phụ trách chi đội
( trong nhà trường ),phụ trách đội ở địa bàn dân cư.
+ Phụ trách Đội không nhất thiết phải còn ở trong độ tuổi đoàn viên.
1.4 Cán bộ phụ trách Đội trong trường phổ thông:
+ Phụ trách Đội trong nhà trường bao gồm: Tổng phụ trách, phụ trách chi đội
+ Đặc trưng của cán bộ phụ trách Đội trong trường phổ thông: Vừa là đại diện
của Đoàn phụ trách công tác thiếu nhi,vừa là một giáo viên của nhà trường.


- Là người đại diện của Đoàn phụ trách công tác thiếu nhi, người phụ trách
phải có năng lực tổ chức và quản lý công tác Đội;biết vận dụng đường lối, chính sách
của Đảng, Nhà nước và chủ trương của Đoàn vào công tác Đội; Biết tổ chức chỉ đạo,
phối hợp các LLGD trong và ngoài nhà trường tham gia công tác giáo dục thiếu
nhi;Có phẩm chất của một nhà giáo dục; Nắm vững kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội,
các nguyên tắc hoạt động đội;Có lòng yêu trẻ, thích công việc và hoạt động với trẻ,
say mê công tác phụ trách đội.
- Là giáo viên:Phụ trách đội phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giảng
dạy vững vàng;có hiểu biết sâu sắc khoa học tâm lý, giáo dục;Không ngừng tự học, tự
bồi dưỡng thông qua thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ.
1
2. Phẩm chất và năng lực cơ bản của phụ trách Đội TNTP.HCM:
2.1 Phẩm chất:
a/ Phẩm chất tư tưởng – chính trị:
+ Bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đường đi lên
CNXH.
+ Thực hiện nghiêm chỉnh đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
chủ trương và kế hoạch của Đoàn.
+ Kiên quyết đấu tranh chống lại các âm mưu chống phá cách mạng của các
thế lực thù địch.
b/ Phẩm chất đạo đức cách mạng:
+ Tinh thần trách nhiệm công tác gắn liền với hiệu quả hoạt động đội
+ Nói đi đôi với làm,thiết thực phục vụ thiếu nhi và tổ chức Đội.
+ Tận tâm, tận lực phục vụ thiếu nhi, tổ chức Đội.
+ Trung thực, dám đấu tranh cho lẽ phải.
+ Luôn nghiêm khắc với bản thân, không tham nhũng, kiên quyết đấu tranh
chống tham nhũng.
+ Có lối sống lành mạnh, mô phạm, gương mẫu.
+ Biết hy sinh lợi ích cá nhân, đặt lợi ích của Tổ quốc, tổ chức Đội và tập thể
lên trên.

c/ Phẩm chất trí tuệ:
+ Có óc quan sát, tri giác, trí nhớ tốt.
+ Có trí tưởng tượng, óc tư duy, năng lực ngôn ngữ, sự chú ý.
+ Linh hoạt, thông minh, nhạy bén.
d/ Phẩm chất ý chí:
+ Có chí hướng, có mục đích.
+ Quyết đoán, đấu tranh với bản thân.
+ Có tinh thần vượt khó khăn ( ý chí, quyết tâm cao ) để hoàn thành nhiệm
vụ được giao.
2.2 Năng lực:
a/ Yêu cầu chung:
+ Trình độ kiến thức và năng lực: toàn diện, rộng, sâu.
+ Giỏi chuyên môn, nắm vững những kiến thức liên quan đến nghiệp vụ tổ
chức, chỉ đạo công tác Đội.
+ Khả năng nắm bắt và xử lý thông tin.
+ Nắm bắt quy luật kinh tế-xã hội để vận dụng có hiệu quả trong công tác tổ
chức, chỉ đạo hoạt động Đội.
+ Đạt trình độ chuẩn về lý luận và nghiệp vụ công tác Đội TNTP.HCM.
b/ Năng lực cơ bản:
+ Năng lực định hướng chính trị:
- Nhạy bén với tình hình chính trị - xã hội của đất nướcvà địa phương.
- Biết vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, kế hoạch
của Đoàn vào thực tiễn phong trào Đội ở địa phương, trường.
2
- Kịp thời phát hiện và nhân rộng những phong trào điển hình cho thiếu
nhi.
- Phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành động xâu ảnh hưởng đến
công tác giáo dục thiếu nhi.
+ Năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn:
- Năng lực thiết kế và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động.

- Biết biến chủ trương, kế hoạch công tác Đội thành hiện thực, thành
phong trào hành động của thiếu nhi.
+ Năng lực tập hợp lực lượng chăm sóc giáo dục thiếu nhi, lôi cuốn quần
chúng thiếu nhi vào các hoạt động đội:
- Biết tập hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường vào công tác
chăm sóc, giáo dục thiếu nhi.
- Biết lối cuốn tất cả thiếu nhi vào hoạt động đội, thông qua hoạt động
để giáo dục thiếu nhi.
+ Năng lực chuyên môn và nghiệp vụ công tác Đội:
- Hiểu biết sâu sắc về tổ chức Đội TNTP.HCM và lý luận phương pháp
công tác Đội.
- Có năng lực chuyên môn ở các lĩnh vực KH tự nhiên, xã hội và nhân
văn, tin học, tật học, môi trường…
- Biết sử dụng nhiều trang thiết bị trong học tập và hoạt động Đội, các
phương tiện nghe nhìn, biết khai thác thông tin trên mạng internet phục vụ cho công
tác giáo dục thiếu nhi.
2.3 Những tiêu chuẩn cơ bản về phẩm chất, năng lực đối với người cán bộ
phụ trách Đội trong tình hình hiện nay:
+ Có phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức tốt.
+ Có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ đạt tiêu chuẩn quy định.
+ Có đủ sức khỏe theo yêu cầu công tác.
+ Có lý lịch bản thân rõ ràng, trong sáng.
( Đọc sách, trang 25 – 28 )
THẢO LUẬN:
+ Vai trò của phụ trách Đội trong tình hình hiện nay?
+ Phẩm chất, năng lực của phụ trách Đội trong tình hình hiện nay?
-------------------------------
Chương I : TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1. Vị trí, vai trò của tổng phụ trách:
1.1 Vị trí, vai trò:

+ Phụ trách tổ chức, hướng dẫn một liên đội TNTP.HCM
+ Là người chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng công tác đội trong nhà
trường, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường
phổ thông.
a/ GV-TPT Đội là một nhà giáo dục:
3
+ Là người tổ chức giáo dục các em thông qua các hoạt động đội.
+ Thể hiện trình độ đào tạo về KHGD, kỹ năng nghiệp vụ công tác thiếu nhi.
+ Có phẩm chất phù hợp công tác thiếu nhi, có khả năng giao tiếp, cùng hoạt
động với thiếu nhi.
+ Biết làm việc với trẻ em, khả năng cảm hóa, thu phục các em bằng tấm
gương của bản thân.
b/ GV-TPT Đội là một nhà quản lý:
+ Có khả năng tổ chức các em tham gia vào các hoạt động đội.
+ Có khả năng tổ chức xây dựng đội ngũ cán bộ Đội có đủ năng lực và phẩm
chất làm công tác thiếu nhi.
+ Có khả năng thiết kế, sáng tạo các mô hình hoạt động Đội và tổ chức chỉ đạo
thực hiện các mô hình đó.
c/ GV-TPT Đội là một cán bộ chính trị- xã hội:
+ Có lập trường chính trị vững vàng.
+ Có trình độ lý luận chính trị, có ý thức, thái độ và niềm tin chính trị.
+ Luôn thể hiện nghĩ đúng, nói đúng và làm có hiệu quả.
d/ GV-TPT Đội là lực lương kế cận, bổ sung cho đội ngũ CBQL nhà trường
1.2 Tiêu chuẩn chức danh “ GV – TPT Đội “:
+ Phải có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng chính trị rõ ràng.
+ Có lòng nhân ái, yêu mến trẻ, thích hoạt động và giao tiếp với trẻ.
+ Có năng lực sư phạm vững vàng.
+ Có khả năng tổ chức và chỉ đạo các hoạt động Đội.
+ Có nghiệp vụ và phương pháp công tác Đội tốt.
+ Có khả năng giảng dạy từ loại khá trở lên ( Về chuyên môn khoa học cơ bản

được đào tạo )
1.3 Về danh hiệu phụ trách đội giỏi:
Chương trình rèn luyện phụ trách Đội TNTP:
+ Đạt tiêu chuẩn giỏi cấp huyện ( hạng ba )
+ Đạt tiêu chuẩn giỏi cấp tỉnh, thành phố ( hạng nhì )
+ Đạt danh hiệu giỏi toàn quốc ( hạng nhất )
2. Các mối quan hệ của tổng phụ trách Đội trong trường phổ thông:
2.1 Quan hệ với ban giám hiệu:thể hiện qua hai chức năng cơ bản là tham mưu và
phối hợp
+ Chức năng tham mưu:
- Tham mưu cho ban giám hiệu về công tác đội, các hình thức phối hợp công
tác đội và chương trình hoạt động GDNGLL
- Xây dựng kế hoạch công tác đội trở thành một bộ phận của kế hoạch giáo
dục của nhà trường.
- Tham mưu lựa chọn, bố trí GVCN – PTCĐ
- Đề xuất, yêu cầu nhà trường hỗ trợ kinh phí, CSVC cho công tác đội.
- Tham mưu về việc khen thưởng cho giáo viên có thành tích trong công tác
đội.
+ Chức năng phối hợp:
4
Chủ động phối hợp với ban giám hiệu trong việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt
động của Liên đội, HĐGDNGLL.
2.2 Quan hệ với tổ chức Đảng và công đoàn nhà trường:
+ Với chi bộ Đảng: tham mưu về công tác đội trong nhà trường đưa nội dung
công tác đội thành một bộ phận nghị quyết của chi bộ,tạo nên sự thống nhất, đồng bộ
trong việc chỉ đạo và phối hợp.
+ Với BCH Công đoàn:chủ động phối hợp để vận động, thuyết phục đoàn viên
công đoàn tham gia tích cực vào công tác đội.
2.3 Quan hệ với hội đồng sư phạm:
+ Là thành viên hội động SP, có trách nhiệm hình thành và phát triển mối quan

hệ hợp tác cao.
+ Cùng HĐSP xây dựng các hình thức phối hợp, tổ chức các hoạt động GD
thiếu nhi.
+ Xây dựng trách nhiệm của mỗi thành viên HĐSP trong công tác đội.
+ Hàng tháng dự họp vào báo cáo kết quả hoạt động và công tác phối hợp
trong công tác đội.
2.4 Quan hệ với tổ chức Đoàn TNCS.HCM:
+ Là cán bộ Đoàn, đại diện cho Đoàn phụ trách Đội.
+ Tham mưu cho Đoàn trường về chủ trương công tác Đội.
+ Cùng BCH Đoàn trường lựa chọn, phân công, giao nhiệm vụ cho đoàn viên
làm công tác Đội.
+ Báo cáo định kỳ về công tác Đội.
+ Xây dựng và phát triển mối quan hệ với tổ chức Đoàn ở địa phương để làm
công tác giáo dục thiếu nhi.
+ Thường xuyên quan tâm đến việc chung của Đoàn trường và địa phương.
+ Phối hợp tổ chức hoạt động hè cho HS ở địa phương.
2.5 Quan hệ với Liên đội TNTP.HCM:
+ Là người đứng đầu về công tác đội trong nhà trường cho nên mối quan hệ
mang tính lãnh đạo.
+ Xây dựng mối quan hệ mang tính hợp tác, cộng đồng trách nhiệm với
BCH.LĐ và các chi đội.
+ Hiểu rõ năng lực, phẩm chất, sở trường và hạn chế của từng thành viên
BCH.LĐ.
+ Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội và tạo dựng uy tín cho
BCH.LĐ.
+ Phát huy vai trò tự quản của BCH.LĐ, chi đội.
2.6 Quan hệ với phụ trách chi đội ( PTCĐ ):
+ Quan hệ vừa mang tính lãnh đạo, vừa mang tính phối hợp.
+ Chăm lo xây dựng đội ngũ PTCĐ đoàn kết, hỗ trợ nhau trong việc chung.
+ Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp công

tác đội cho PTCĐ
+ Phối hợp với PTCĐ trong việc tổ chức hoạt động cho các em.
2.7 Quan hệ với các LLGD trong và ngoài nhà trường:
5
Tổ chức, tập hợp, phối kết hợp các LLGD để làm tốt công tác đội.
3. Chức năng, nhiệm vụ của tổng phụ trách đội:
3.1 Chức năng của GV-TPT Đội: có 2 chức năng cơ bản là tổ chức quản lý và
chức năng giáo dục
a/ Chức năng tổ chức quản lý:
+ TPT chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, điều hành công tác đội một cách
toàn diện.
+ Là chức năng quan trọng, thể hiện:
- Tổ chức quản lý toàn diện bộ máy phụ trách đội và chỉ huy đội.
- Tổ chức, điều hành các hoạt động đội.
- Tham mưu về công tác đội cho chi bộ, BGH, tổ chức Đoàn
b/ Chức năng giáo dục:
Là chức năng chủ đạo, thể hiện:
+ GD đội viên thông qua tổ chức hoạt động đội
+ Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác đội cho PT đội, chỉ huy đội
+ Tự rèn luyện, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ mọi mặt.
+ Vận động, phối hợp các LLGD trong công tác GD thiếu nhi.
3.2 Nhiệm vụ của GV – TPT Đội:
a/ Nhiệm vụ xây dựng tổ chức Đội:
+ Xây dựng đội ngũ phụ trách chi đội,chi đội mạnh,xây dựng và kiện toàn
BCH Đội các cấp, các nhóm nòng cốt.
+ Là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa to lớn, quyết định chất
lượng, hiệu quả công tác của GV – TPT Đội.
+ Mục tiêu của nhiệm vụ:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ Đội đủ năng lực, nhiệt tình, say mê công tác.
- Xây dựng bầu không khí đoàn kết, hợp tác trong liên đội.

+ Các biện pháp cần tiến hành:
- Tham mưu cho BGH và chi ủy nhà trường về công tác đội
- Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ công tác thiếu nhi cho
PTCĐ, phụ trách nhi đồng.
- Hướng dẫn đội viên lựa chọn và bầu BCH Đội.
- Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ chỉ huy Đội.
b/ Nhiệm vụ tổ chỉ đạo hoạt động toàn diện của Đội trên cơ sở phát huy
vai trò tự quản của Đội:
Là nhiệm vụ trọng tâm của người GV – TPT ĐộiGồm 2 nội dung cơ bản:
* Thiết kế nội dung, chương trình và lập kế hoạch thực hiện thực hiện
hoạt động GD của Đội:
+ Yêu cầu cơ bản:
- Tính cụ thể, khoa học
- Đánh giá được
- Khả năng thành công cao ( có tính khả thi )
- Có giới hạn về thời gian ( cụ thể, chi tiết về thời gian thực hiện : Bắt
đầu, kết thúc )
6
+ Căn cứ để xây dựng nội dung, chương trình hoạt động:
- Nhiệm vụ chính trị của trường, chủ trương công tác của Đoàn.
- Kế hoạch tổng thể của nhà trường.
- Khả năng thực tế của trường, liên đội, nhu cầu và nguyện vọng của
đội viên.
- Đặc điểm, yêu cầu của địa phương
- Điều kiện về kinh phí, CSVC
+ Các bước tiến hành:
- Điều tra cơ bản ( thu thập thông tin, phân tích, xử lý, tổng hợp …)
- Xây dựng dự thảo
- Lấy ý kiến ( các chi đội, hội đồng sư phạm…)
- Hoàn thiện kế hoạch

* Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động cụ thể của toàn liên đội:
Cần tập trung:
+ Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để đội viên hiểu biết sâu sắc
chương trình, kế hoạch công tác của liên đội.
+ Tạo sự quan tâm ủng hộ hợp tác của HĐSP, PTCĐ
+ Tổ chức tốt công tác thi đua, chỉ đạo điểm
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác của các đơn vị.
c/ Nhiệm vụ tham mưu phối hợp với tổ chức Đảng, chính quyền nhà
trường, các ban ngành đoàn thể và các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài
nhà trường để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi
đồng:
* Đối với BGH, HĐSP nhà trường:
+ Tham mưu đưa kế hoạch công tác đội trở thành một bộ phận của nhà
trường
+ Báo cáo định kỳ cho BGH để tham mưu và thỉnh thị ý kiến
+ Dự họp thường xuyên các cuộc họp liên tịch, HĐSP để đưa nội dung
công tác đội vào các cuộc họp này.
* Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường:
+ Phải xây dựng được kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo dục
+ Phối hợp với các LLGD của địa phương để xây dựng nội dung, chương
trình hoạt động GD phù hợp.
+ Sự phối hợp phải tòan diện, liên tục ( trong xây dựng kế hoạch, tổ chức
chỉ đạo thực hiện KH )
+ Ký kết văn bản liên tịch với các ngành, các lực lượng để thực hiện có
hiệu quả.
3.3 Những công tác chủ yếu của tổng phụ trách: ( đọc sách, trang 50 )
THẢO LUẬN: Những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ cơ bản của TPT Đội trong nhà trường ? Những biện pháp để thực
hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ đó ?
7

×