Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tổng quan về đất nước Úc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.42 KB, 14 trang )

BÀI TẬP NHÓM
KINH TẾ PHÁT TRIỂN

GVHD: Huỳnh Nguyễn Vũ Lâm
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Họ và tên
Nguyễn Thị Kim Thoa
Bạch Thu Hằng
Trần Trung Hiệp
Trần Đăng Khoa
Trần Văn Thọ
Đặng Thị Huyền Trân

MSSV
B1401784
B1401749
B1401750
B1401755
B1401785
B1401795

ĐẤT NƯỚC AUSTRALIA

I. TỔNG QUAN VỀ AUSTRALIA


1. Tên

 Các nhà thám hiểm người Hà Lan khám phá ra lục địa vào năm
1606, sau đó 29 Nhà hàng hải người Hà Lan khác khám phá vùng bờ biển


miền tây và miền nam trong thế kỷ 17, và đặt cho lục địa tên gọi "Tân Hà
Lan".
 Tiếp đó, những nhà thám hiểm người châu Âu nối tiếp khám phá
lục địa, đến năm 1770 thì Thuyền trưởng James Cook lập bản đồ bờ biển
phía đông của Úc cho Anh Quốc và trở về với các báo cáo chủ trương thuộc
địa hóa tại vịnh Botany (hiện nằm trong thành phố Sydney) và ban đầu tiến
hành thuộc địa hóa bằng cách đày ải tội phạm đến thuộc địa New South
Wales từ ngày 26 tháng 1 năm 1788.
 Đất nước này có nhiều tên như nước Úc, Úc Đại Lợi, Liên Bang
Úc, hay thậm chí gọi Úc Châu, vì đó là nước duy nhất trên thế giới chiếm
hẳn một châu lục.
 Ngày 1 tháng 1 năm 1901, 6 thuộc địa liên hiệp, hình thành Thịnh
vượng chung Úc.
2. Vị trí địa lí và dân số:
 Liên bang Úc (The Commonwealth of Australia)
 Vị trí địa lý: Úc thuộc Châu Đại Dương, là lục địa ở Nam bán cầu,
nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Hình 1. Bản đồ Úc
2

 Diện tích: 7.741.220 km (2014), Úc là hòn đảo lớn nhất thế giới,

diện tích lớn thứ 6 thế giới sau Nga, Canada, Trung Quốc, Mỹ và Braxin.

 Dân số: 23,49 triệu người (Nguồn: World Bank 2014)
3. Khí hậu
 Thời tiết và khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng nhất bạn
cần quan tâm khi muốn học tập, lao động hay định cư tại Úc. Tuy diện tích
lãnh thổ rộng lớn nhưng khí hậu Úc chỉ chia làm 2 khu vực chính với khác
biệt nhỏ.


 Nước Úc với 6 bang và 2 vùng lãnh thổ mang các đặc trưng khí hậu
cũng không có sự khác biệt nhiều. Tuy diện tích lớn nhưng 80% dân số sống
ở các khu vực ven biển với thời tiết ôn hòa dễ chịu. Gần 1/3 nước Úc là khí
hậu nhiệt đới và phần còn lại là khu vực khí hậu ôn đới.
 Thời tiết ở Úc ôn hòa hầu như quanh năm, tuy nhiên khí hậu có thể
thay đổi do kích thước rộng lớn của châu lục này. Các bang phía bắc điển
hình với kiểu thời tiết ấm áp nhiều hơn, các bang phía nam lại trải nghiệm
mùa đông mát hơn.
 Đây là lục địa khô nhất thế giới với khí hậu vừa nhiệt đới (phía
Bắc) vừa ôn đới (phía Nam). Úc gặp nhiều thách thức trong việc duy trì
nguồn cung nước đầy đủ trong các điều kiện biến đổi khí hậu. Miền bắc có
khí hậu nhiệt đới. Mùa hạ từ tháng Một đến tháng ba khí hậu ẩm. Mùa đông
khô. Vùng nội địa rất nóng và khô. Vùng rìa ngoài của bờ biển phía nam có
khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới với mùa hè nóng ấm, mùa đông ôn hòa và có
mưa. Những thiên tai thường gặp: vòi rồng dọc bờ biển, hạn hán và cháy
rừng.
 Giống như tất cả các nước ở bán cầu Nam, các mùa ở Úc đối
lập với những nước ở bán cầu Bắc. Khi ở bán cầu Bắc là mùa đông thì ở Úc
là mùa hè ấm áp và ngược lại khi Úc chìm trong băng giá tháng 6 thì ở bán
cầu Bắc đang là mùa hè rực rỡ.
4. Tài nguyên thiên nhiên:
 Tổng giá trị tài nguyên: 19,9 nghìn tỷ USD

 Trữ lượng rừng (giá trị): 149,3 triệu hecta (5,3 nghìn tỷ USD)
 Trữ lượng vàng lớn nhất thế giới, chiếm 14,3% toàn cầu.
 Australia cũng sở hữu 46% trữ lượng uranium của thế giới.
 Tài nguyên thiên nhiên giàu có của Australia nằm ở các mỏ than,
đồng, quặng sắt và rừng gỗ.
 Khoáng sản: Boxit, than đá, quặng sắt, đồng, vàng, bạc, urani,

niken, thiếc, vonfram, chì, kẽm, kim cương, khí tự nhiên, dầu mỏ,…
 Thiên nhiên: Úc có một hệ sinh thái vô cùng phong phú và độc đáo

vào bậc nhất trên thế giới khá thuận lợi cho việc phát triển ngành nông
nghiệp và chăn nuôi.
 Úc là nước xuất khẩu than đá lớn nhất thế giới, chiếm tới 29% tổng

sản lượng xuất khẩu than của thế giới. Bên cạnh đó, Úc còn là một trong


những nước xuất khẩu nhiều nhất khoáng sản, năng lượng và các sản
phẩm nông nghiệp.
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Nước Úc đã có rất nhiều thay đổi kể từ khi những cư dân nguyên thủy,
tức là Thổ Dân Úc, sống trong các hệ thống xã hội phức tạp với những tập
tục truyền thống phản ảnh mối liên hệ mật thiết với đất đai và môi trường.
Từ thời gian nguyên thủy xa xôi đó cho đến lúc những nhà thám hiểm
Âu Châu da trắng đầu tiên, những kẻ tội phạm và những di dân tự do đầu
tiên đặt chân đến Úc, và gần hơn nữa là những đợt di dân từ khắp nơi trên
thế giới, nước Úc đã vươn lên tồn tại, vượt qua những đợt khủng hoảng kinh
tế, những cuộc chiến tranh cùng những vụ xì-căng-đan chính trị, tạo dựng
những thành phố năng động và những huyền thoại của “rừng hoang” và

“Aussie battler” (tạm dịch “chiến sĩ tranh đấu Úc”), tạo một xuất phát điểm
thuận lợi cho mọi cư dân đến từ khắp nơi trên thế giới, và chứng kiến quá
trình suy thoái và từ từ phục hồi phát triển của nền văn hóa Bản Địa.
Lịch sử Úc trước thế kỷ XX:
 Cư dân nguyên thủy ở Úc, thường được gọi là Thổ Dân Úc hay
Người Bản Địa Úc, có nền văn hóa tiếp nối lâu đời nhất trên thế giới, bắt
nguồn từ Kỷ Băng Hà. Mặc dù truyền thuyết và tranh luận đã khiến nhiều
lãnh vực của thời tiền sử Úc trở nên mơ hồ nhưng nói chung người ta vẫn
chấp nhận một điều là tổ tiên của Người Thổ Dân có nguồn gốc từ Indonesia
và họ đã vượt biển tới đây từ khoảng 70.000 năm trước.
 Người Âu Châu bắt đầu thám hiểm Úc Châu vào thế kỷ XVI.
 Thoạt tiên là các nhà hàng hải Bồ Đào Nha và sau đó là các nhà
thám hiểm Hà Lan và tên hải tặc bạo gan người Anh William Dampier.
 Vào năm 1770, thuyền trưởng James Cook đã lái thuyền đi dọc toàn
bộ bờ biển phía đông Úc Châu và đã ghé vào vịnh Botany Bay. Ngay sau đó
thuyền trưởng Cook tuyên bố vùng lục địa này thuộc chủ quyền của Anh
Quốc và đặt tên là New South Wales.
 Đến năm 1779, Joseph Banks (một nhà tự nhiên học trên chuyến du
hành của James Cook) đưa ra ý kiến là Anh Quốc có thể giải quyết vấn đề
quá tải của nhà tù bằng cách chuyển bớt tù nhân đến New South Wales.


 Năm 1787, đoàn thuyền đầu tiên với 11 chiếc tàu chở 750 tù nhân
nam nữ đã khởi hành tới New South Wales và đã đến Úc ngày 26 tháng
Giêng năm 1788 nhưng sau đó đoàn thuyền đã đi lên mạn bắc đến Sydney
Cove nơi điều kiện đất đai và nước uống thuận tiện hơn.
 Đối với những người mới đặt chân đến Úc, New South Wales là nơi
khắc nghiệt và khủng khiếp, đó là chưa kể đến tình trạng thuộc địa mới này
bị đe dọa thiếu thốn thực phẩm trong nhiều năm trời. Để chống chịu với
cuộc đấu tranh chống lại thiên nhiên và một chính quyền áp bức, những cư

dân Úc mới đã xây dựng và phát triển một nền văn hóa và chính nền văn hóa
này đã trở thành nền tảng của huyền thoại “Aussie battler”.
 Trong mấy thập niên sau đó, Úc Châu trở thành nơi hấp dẫn những
người định cư tự do.
 Nhưng chỉ đến những năm của thập niên 1850, chính việc khám
phá vàng mới thực sự thay đổi vĩnh viễn thuộc địa này. Các làn sóng di dân
khổng lồ đã tràn đến Úc và việc khám phá một số mỏ vàng lớn đã góp phần
đẩy mạnh nền kinh tế cũng như thay đổi cơ cấu xã hội thuộc địa của Úc.
Những thành phần mới đến định cư đã tàn nhẫn xua đuổi người Thổ Dân và
chiếm đoạt đất đai của họ để cấy cày hoặc khai thác mỏ.
 Đến cuối thế kỷ 19, rất nhiều người đã có khuynh hướng lý tưởng
hóa “vùng rừng rậm” – “the bush” (tức là bất kỳ nơi nào ở cách xa thành
phố) và con người sinh sống ớ đấy. Một diễn đàn lớn về “chủ nghĩa quốc gia
vùng rừng rậm” (bush nationalism) chính là tạp chí Bulletin khá phổ biến.
Nội dung của tạp chí này chứa đầy những hình ảnh hài hước và tình cảm về
cuộc sống đời thường. Hai ngòi bút nổi tiếng nhất của tạp chí Bulletin chính
là hai huyền thoại Henry Lawson và 'Banjo' Paterson.
Lịch sử Úc TK XX:
 Úc chính thức trở thành một quốc gia vào ngày 1 tháng 1 năm 1901
qua sự thành lập một chính phủ liên bang bao gồm các thuộc địa riêng biệt.
 Lực lượng quân đội Úc đã sát cánh chiến đấu với lực lượng Anh
Quốc trong cuộc chiến Boer và Thế Chiến Thứ Nhất.
 Nền kinh tế Úc đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới vì hai sản phẩm kinh tế chiến lược của Úc là len và lúa mì bị
rớt giá thê thảm.


 Năm 1931, gần 1/3 lực lượng lao động của Úc lâm vào tình trạng
thất nghiệp và nạn nghèo khó đã lan rộng khắp nơi.
 Nhưng chỉ 2 năm sau đó, năm 1933, nền kinh tế Úc đã bắt đầu hồi

phục trở lại.
 Khi Thế Chiến Thứ Hai bùng nổ, quân Úc lại một lần nữa sát cánh
chiến đấu với lực lượng quân đội Anh Quốc ở Châu Âu. Nhưng chính Hoa
Kỳ là quốc gia đã giúp bảo vệ Úc khỏi sự tiến công của không lực Nhật bằng
chiến thắng trên Biển San Hô.
 Sau khi Thế Chiến Thứ Hai kết thúc, Úc lại tiếp nhận thêm một làn
sóng di dân mới từ Âu Châu. Những di dân này đã có những đóng góp đáng
kể cho nước Úc, làm hưng thịnh nền văn hóa và mở rộng tầm nhìn của đất
nước. Kỷ nguyên thời hậu chiến là thời gian nền kinh tế Úc phát triển bùng
nổ do nhu cầu cao về nguyên liệu.
III.

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế


Hình 2. Tổng quan về Kinh tế Úc 2013

Theo số liệu công bố hai tuần trước, kinh tế Australia trong quý 2 chỉ tăng
0,2%, mức thấp nhất trong hơn 2 năm qua, chủ yếu do xuất khẩu, vốn phụ
thuộc phần lớn vào đối tác buôn bán chính của nước này là Trung Quốc,
giảm mạnh. Trong khi đó, tỷ giá đồng đôla Australia (AUD) so với USD
cũng giảm, đã xuống dưới mức 0,70 USD đổi 1 AUD hôm 4/9 và là mức
thấp nhất trong 6 năm qua.
 GDP: 1.455 tỷ USD (năm 2014) đứng thứ 12 trên thế giới.
 Thu nhập bình quân đầu người: 61.899 USD (năm 2014)
 Lực lượng lao động: 11,466 triệu người (2014), trong đó lực lượng lao
động của nông nghiệp là 3,6%, công nghiệp 21,1% và dịch vụ là 75%.
 Nền kinh tế Úc mang tính cạnh tranh cao và nổi bật trên thế giới trong
những năm gần đây. Với tốc độ phát triển kinh tế ổn định khoảng 3,5% trên

năm trong vòng hơn 20 năm qua, lạm phát thấp và ổn định (2,5% trên năm
trong vòng 15 năm gần đây; giảm từ 3% trong năm 2011 xuống còn 1,6%
trong năm 2012, tuy nhiên tỷ lệ lạm phát tăng lên 2,2% trong năm 2013), tỷ


lệ thất nghiệp thấp (5,8% trong năm 2013 so với mức cao nhất 11% của năm
1992)
 Thương mại Úc tiếp tục xu hướng nhập siêu, trong 2013 Úc nhập siêu
648 triệu AU$.
 Úc đang được coi là nền kinh tế mở nhất trên thế giới, phát triển năng
động bậc nhất trong số các nước công nghiệp phát triển. Úc có một khu vực
kinh tế tư nhân hoạt động hiệu quả, một thị trường lao động năng động và
một khu vực thương mại rất có tính cạnh tranh.
 Nền kinh tế công, nông nghiệp khá phát triển. Trước kia hai ngành
chủ yếu và góp phần lớn vào GDP là chăn nuôi, trồng trọt. Từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai, Úc thay đổi cơ cấu kinh tế và nay ngành công nghiệp
chế tạo phát triển mạnh. Đặc biệt Úc là một trong số ít quốc gia có nền kinh
tế tri thức mạnh với ngành công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) làm mũi
nhọn. Thị trường ICT của Úc có trị giá 89 tỷ USD với hơn 25.000 công ty
đang hoạt động và với 236.000 nhân lực làm việc.
2. Các ngành kinh tế trọng điểm

Nguồn: World Bank
Hình 3. Biểu đồ cơ cấu GDP của Úc phân theo ngành kinh tế năm 2014
 Nông nghiệp:
 Sản phẩm nông nghiệp chính: Lúa mì, lúa mạch, mía, hoa quả, gia

súc, cừu, gia cầm,…



Hình 4. Những chú cừu Úc

Hình 5. Lúa mì

 Nông nghiệp ở Úc phát triển theo hướng hiện đại và thậm chí được
xem như một ngành công nghiệp, thu hút 420.000 lao động và đóng góp 3%
vào GDP.
 Sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi của Úc rất phong phú về chủng
loại. Chỉ 20% sản lượng được tiêu thụ trong nước, còn lại đáp ứng cho nhu
cầu xuất khẩu. Úc là quốc gia có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ tự do thương
mại trong lĩnh vực nông nghiệp. Trợ cấp nông nghiệp của nước này gần như
không đáng kể, mặc dù vẫn có bảo hộ trong một số “trường hợp ngoại lệ”
như khi xảy ra hạn hán.
 Nền nông nghiệp Úc phải đối mặt với một số thách thức như: vấn đề
bảo vệ nguồn nước để chống hạn hán, chống nhiễm mặn đất và cuộc tranh
cãi xung quanh việc phát triển thực phẩm biến đổi gen. Ở thị trường trong
nước, các doanh nghiệp kinh doanh nông phẩm phải cạnh tranh gay gắt để
giành cơ hội xuất khẩu.
 Úc là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới xuất khẩu thuốc phiện
hợp pháp để làm dược phẩm. Rượu, thịt bò, lông cừu là những sản phẩm nổi
tiếng của thị trường này.

Chế biến thực phẩm:
Ngành chế biến thực phẩm của Úc rất đa dạng về chủng loại sản phẩm
và là một thành phần thiết yếu của nền kinh tế quốc gia này. Đây là ngành
công nghiệp lớn nhất cả nước với doanh thu hơn 111.2 tỷ USD trong năm
2011-2012.


Hình 6. Sản phẩm nước sốt cà chua của công ty chế biến thực phẩm duy

nhất ở Australia SPC Ardmona
(Nguồn: abc.net.au)

Khai khoáng:
Khai khoáng là một trong những ngành công nghiệp xuất hiện sớm nhất
ở Úc. Quan trọng nhất phải kể tới ngành khai thác than đá. Than được khai
thác ở tất cả các bang của Úc.
 Nó được dùng để sản xuất nhiệt điện và xuất khẩu, khoảng 75% sản
lượng than được xuất khẩu, chủ yếu là tới thị trường các nước Đông Á.
 Than cung cấp 85% sản lượng điện tiêu thụ cho quốc gia này.
 Khai khoáng đóng góp 5.6% vào GDP, nhưng lại chiếm tới 35%
kim ngạch xuất khẩu của Úc. Đây là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới về than
đá, quặng sắt, chì, kim cương, titan, thiếc và riniconi; đứng thứ hai về vàng
và uranium; đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu nhôm.
 Thương mại
Bên cạnh việc duy trì tốc độ phát triển thương mại hàng hoá mạnh mẽ,
thị trường xuất khẩu các dịch vụ mới và các sản phẩm sản xuất chế tạo tinh
vi cũng đã phát triển.
Nhờ sự đa dạng hoá cơ sở xuất khẩu Úc hiện không chỉ là nước xuất
khẩu hàng hoá mà còn là nước có nền công nghiệp sản xuất chế tạo và công
nghiệp dịch vụ tinh vi. Thương mại hàng hoá của Úc phát triển mạnh, thị
trường xuất khẩu các dịch vụ mới và các sản phẩm sản xuất chế tạo tinh vi
cũng đã nổi lên.
Điểm mạnh nhất của hoạt động xuất khẩu Úc được thể hiện trong hoạt
động xuất khẩu các sản phẩm sơ cấp. Sản phẩm sơ cấp xuất khẩu của Úc bao
gồm nông sản, khoáng sản và sản phẩm năng lượng. Những sản phẩm này
có đóng góp rất to lớn đối với sự phát triển quốc gia.




Úc là nước dẫn đầu thế giới về hàng nông sản và thực phẩm chất lượng
cao. Úc cũng xuất khẩu những sản phẩm sơ cấp của mình dưới hình thức gia
công xuất khẩu. Những nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng và thay đổi to lớn
trong xuất khẩu của Úc bao gồm: sự đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị
trường mục tiêu và đổi mới, tạo giá trị gia tăng ngay từ sản phẩm gốc, tăng
nhu cầu của thế giới đối với đồ uống và thực phẩm gia công.
 Đầu tư
Úc là một địa chỉ đầu tư có sức cạnh tranh cao ở châu Á Thái Bình
Dương với khá nhiều lợi thế thu hút đầu tư như: kinh tế mở, lạm phát và lãi
suất thấp, lực lượng lao động tận tụy, đáng tin cậy và tỷ lệ tranh chấp công
nghiệp thấp, lực lượng lao động biết sử dụng nhiều thứ tiếng, được đào tạo ở
trình độ cao, lành nghề, biết sử dụng máy vi tính, môi trường pháp lý có tính
mở và hiệu quả, thị trường nội địa có quy mô tương đối lớn và liên kết chặt
chẽ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương…
Giai đoạn 2012 - 2013, lượng đầu tư nước ngoài vào Úc đã đạt 135,7 tỷ
USD.
Sự phát triển công nghệ và đổi mới ngày càng trở nên quan trọng đối
với tăng trưởng kinh tế Úc. Trong suốt thập kỷ qua, Úc đã nhanh chóng thực
hiện phát triển công nghệ thông tin để tăng giá trị gia tăng cho các hoạt động
kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
 Dịch vụ
Trong những năm gần đây, các ngành dịch vụ (bao gồm du lịch, giáo
dục và dịch vụ tài chính) đã đóng góp vào nền kinh tế đất nước này khoảng
70% trong GDP.
 Giáo dục
Bên cạnh ngành công nghiệp khai khoáng truyền thống, cùng với dịch
vụ tài chính, sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp du lịch, giáo dục quốc tế
trở thành ngành dịch vụ đặc biệt quan trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế
của Úc. Theo báo cáo 2015 của cơ quan thương mại Úc (Austrade), tính đến
năm 2014, Úc là nước đứng thứ 4 thế giới về số lượng sinh viên quốc tế.

Dịch vụ giáo dục quốc tế đem lại 17 tỷ AUD cho nước này trong năm 2014,
chiếm 27% tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ và 5% tổng giá trị xuất khẩu chung
toàn quốc. Dịch vụ này cũng giúp tạo ra trên 150.000 việc làm toàn thời gian
cho xã hội Úc, chủ yếu là trong các lĩnh vực về nhà ở, thực phẩm và giáo
dục. Đặc biệt, giáo dục quốc tế là đòn bẩy quan trọng cho ngành dịch vụ du
lịch nước này. Thông qua lực lượng sinh viên quốc tế đang học tập tại đây,
Úc thu hút lượng lớn khách du lịch là người nhà du học sinh, đồng thời
quảng bá mạnh mẽ về du lịch quốc gia. Bên cạnh các thị trường truyền thống
như Anh, Mỹ, sự phát triển mạnh mẽ của các thị trường châu Á như Trung
Quốc, Ấn Độ, Hongkong, Malaysia và Singapore đã đưa ngành du lịch Úc


xếp thứ tám toàn cầu với doanh thu năm 2013 là 28,4 tỷ USD và dự kiến đạt
111 tỷ USD vào năm 2017-2018.
 Y tế, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em
Australia đang tập trung thúc đẩy mọi mặt của lĩnh vực chăm sóc y tế.
Trong đó, quá trình tạo ra một nguồn nhân lực có đủ khả năng đáp ứng được
yêu cầu của hệ thống chăm sóc y tế Australia đặc biệt được chú trọng bởi đất
nước này đang phải đối mặt với sự già hóa dân số, gia tăng các bệnh mãn
tính và yêu cầu ngày càng cao của người dân.
 Du lịch, khách sạn, cho thuê nhà
Là đất nước lớn thứ 6 trên thế giới, là nước duy nhất chiếm toàn bộ
một lục địa và cũng là nước lớn nhất trong khu vực Úc – Á (Australia) châu
Đại Dương. Đất nước Australia gồm một đảo lớn là Tasmania, một tiểu bang
của Úc và nhiều hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Là vùng
đất nước xinh đẹp với những vùng sa mạc rộng lớn, với những ngôi nhà
cùng những khu vườn đầy hoa rực rỡ, với những thành phố hiện đại, và
những bãi biển nổi tiếng thế giới. Thời tiết khí hậu Úc ôn hòa, dể chịu. Ở
Úc, du khách có thể làm mọi thứ và vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Vì thế, Úc dần trở thành nơi có tiềm năng phát triển các ngành du lịch

trong đó ngành kinh doanh khách sạn được đẩy mạnh và các nhà cho thuê
cũng phát triển theo. Đặc biệt là các nhà cho thuê dành cho sinh viên du học
ở các nước ngoài vào nước Úc du học.
 Thể thao và giải trí
Australia là một trong năm quốc gia đã tham gia vào tất cả các thế vận
hội mùa hè của kỷ nguyên hiện đại, và đã tổ chức các trò chơi hai lần: năm
1956 tại Melbourne và 2000. Ở Sydney Australia cũng đã tham gia vào mọi
Commonwealth Games, lưu trữ các sự kiện trong năm 1938, 1962, 1982,
2006 và sẽ tiếp tục đăng cai tổ chức Commonwealth Games vào năm 2018.
Các ngành giải trí của Úc cũng không không ngừng phát triển đáp ứng mọi
yêu cầu trong đời sống của người dân. Đầu tư phát triển các ngành giải trí ở
Úc cũng là mục tiêu quan trọng mà đất nước này muốn hướng tới.
IV.

TÍNH TOÁN
1. Tốc độ tăng trưởng GDP
Năm

Giá trị (tỷ USD)

2009
873,2

2010
863,0

2011
933,0

2012

968,1

2013
2014
1051,3 1077,9


 Tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm (gy)

Năm

2010
-1,17

2011
8,11

2012
3,76

2013
8,59

2014
2,53

Tốc độ tăng trưởng GDP
(%)
Tốc độ tăng trưởng GDP của Úc trong 5 năm gần đây có sự biến động
liên tục, thấp nhất là năm 2010 giảm 1,17% và tăng cao nhất là 2013 với

8,59%.
 Tốc độ tăng trưởng GDP trong 5 năm (2010 – 2014):
1077,9
−1
gy = ( 863
).100% = 5,72%
4

Tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm của Úc là 5,72% vẫn chưa
cao đối với nước phát triển như Úc.
2. Chỉ số HDI
Chỉ số tuổi thọ bình quân: X =

82,4 − 25
= 0,9567
85 − 25

Chỉ số tiếp cận giáo dục (theo public data): Y = 0,93
log(43902) − log(100)

Chỉ số thu nhập: Z = log(40000) − log(100) = 1,0155



HDI =

X + Y + Z 0,9567 + 0,93 + 1,0155
=
= 0,9674
3

3

HDI trong năm gần nhất của Úc là 0,9674, con số này được xem là rất
cao. Úc được xếp trong 10 quốc gia đáng sống nhất trên thế giới.
Úc đã được xếp hạng nhì thế giới trong Bản Chỉ số Phát triển Con
người (HDI-Human Development Index) hàng năm của Liên Hợp Quốc,
trong đó đánh giá các yếu tố như sức khỏe, giáo dục và thu nhập.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
truy cập lần cuối ngày
19/4/2016
truy cập lần cuối ngày 20/4/2016
truy cập lần
cuối ngày 15/4/2016
/>truy cập lần cuối ngày 20/4/2016
truy cập lần cuối ngày 19/4/2016


/>ds=ife8n327iup1s_&ctype=b&strail=false&bcs=d&nselm=s&met_x=ind
icator_137506&scale_x=lin&ind_x=false&met_y=indicator_103706&sc
ale_y=lin&ind_y=false&ifdim=country&tunit=Y&pit=1418533200000
&hl=en_US&dl=en_US&ind=false&icfg#!
ctype=l&strail=false&bcs=d&nselm=h&met_y=indicator_103706&scale
_y=lin&ind_y=false&rdim=country&idim=country:1103&ifdim=countr
y&hl=en_US&dl=en_US&ind=false truy cập lần cuối ngày 19/4/2016
/>


×