Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.44 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

02

2. Mục đích nghiên cứu

03

3. Đối tượng nghiên cứu

04

4. Giả thuyết khoa học

04

5. Phạm vi ngiên cứu

04

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

04

7. Nội dung nghiên cứu



04

8. Phương pháp nghiên cứu

05

B. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận

06

2. Cơ sở thực tiễn

07

3. Vai trò của môn Thể dục ở Tiểu học

07

4. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

08

5. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:

10

6. Kết quả đạt được


10

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

15

1. Kết luận

16

2. Khuyến nghị

15

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Người thực hiện: Nguyễn Văn Khoa

18

Trang 1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thể dục thể thao ra đời cùng với xã hội loài người và tồn tại mãi mãi về
sau với ý nghĩa là một trong những điều kiện tất yếu của nền sản xuất xã hội
và nhu cầu cuộc sống bản thân con người .Trong lĩnh vực về phương pháp
đào tạo con người Các Mác có nói: “ Giáo dục trong tương lai sẽ thống nhất
trong lao động sản xuất với giảng dạy và thể dục, sự thống nhất đó không chỉ

là phương pháp nâng cao lao động sản xuất xã hội mà còn là phương pháp
độc nhất để đào tạo những con người phát triển toàn diện”. Vì vậy thể dục thể
thao có vị trí đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống con người. Con người
không có thể dục thể thao mau già cỗi, đặc biệt là không có biện pháp hữu
hiệu để giải toả những nỗi nhọc nhằn, sự mệt mỗi sau những lúc lao động mệt
nhọc.
Ngày 27/3/1946 chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh dân có cường thì
nước mới thịnh và Người đã ra lời kêu gọi tập luyện thể dục thể thao để phát
triển con người một cách toàn diện đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Người
nói: “Mỗi một người dân khoẻ mạnh thì làm cho cả nước khoẻ mạnh , mỗi
một người dân yếu ớt thì làm cho cả nước yếu ớt và bản thân tôi ngày nào
cũng

tập

luyện

thể

dục

thể

thao”

Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói
riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện . Thể dục
là môn học có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ học sinh , nhằm cung cấp cho
học sinh những kiến thức vận động cơ bản , làm cơ sở cho học sinh và rèn
luyện


thân thể, bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới.

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Điều 41
có ghi: "Quy định chế độ Giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học". Điều
này xuất phát từ ý nghĩa to lớn của Giáo dục thể chất trong nhà trường. Phân
Người thực hiện: Nguyễn Văn Khoa

Trang 2


môn thể dục cùng với các phân môn khác trong nhà trường, có nhiệm vụ
quan trọng trong hình thành ở người học những nhân cách sống của con
người lao động mới, trong thời đại mới, mà mục tiêu giáo dục của Đảng ta là
đào tạo con người: Tự chủ - năng động - sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn
đề thực tiễn đặt ra, tự do được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc
sống. Qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn
minh. Không những thế, Giáo dục thể chất cho thế hệ thanh niên là một mặt
của nền giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát
triển của một xã hội văn minh nói chung và của công cuộc xây dựng XHCN,
bảo vệ Tổ quốc nói riêng. Phân môn thể dục còn mang lại cho thế hệ trẻ cuộc
sống vui tươi, lành mạnh và tác động mạnh mẽ đến các mặt giáo dục như:
Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, lao động thẩm mĩ nhằm góp phần đào tạo
thế hệ thanh niên Việt Nam thành những người "phát triển cao về trí tuệ,
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức"
.
Thể dục thể thao càng quan trọng hơn đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là đối
với học sinh, đây là một trong những nội dung quan trọng của nhà trường
nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VIII. Mục tiêu của giáo dục thể chất là phát triển toàn diện

các tố chất thể lực, hình thể, nâng cao sức khoẻ phát triển các thành tích thể
dục thể thao đồng thời góp hai mặt về hữu cơ nhau, hoạt động dạy của giáo
viên và hoạt động học của học sinh. Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy
nhưng cũng lại là chủ thể của hoạt động học tập với hai chức năng tiếp thu và
tự chỉ đạo tự tổ chức.
Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh tiểu học việc rèn luyện thể chất cho các em
thông qua các bài tập thể dục là một việc làm hết sức quan trọng đối với giáo
viên giảng dạy thể dục. Vì thế tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh
học học tốt bài thể dục phát triển chung lớp 5, trường Tiểu học Ea Lâm”
Người thực hiện: Nguyễn Văn Khoa

Trang 3


2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu một số phương pháp dạy học các bài thể dục phát triển chung
- Tìm hiểu thực trạng tình hình học bài thể dục phát triển chung của học
sinh lớp 5, trường Tiểu học Ea Lâm.
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả học thể dục phát triển chung của
học sinh lớp 5, trường Tiểu học Ea Lâm.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Sách giáo viên môn Thể dục lớp 5
- Học sinh khối 5, trường Tiểu học Ea Lâm
4. Giả thuyết khoa học:
Học sinh của trường Tiểu học Ea Lâm đa số là người dân tộc thiểu số việc
tiếp thu theo sự hướng dẫn của giáo viên còn hạn chế dẫn đến hiệu quả học
các bài thể dục phát triển chung chưa cao. Nếu có các biện pháp hướng dẫn
phù hợp sẽ giúp học sinh hứng thú hơn với môn Thể dục và hiệu quả học các
bài thể dục sẽ được nâng cao.
5. Phạm vi nghiên cứu:

Để hoàn thành đề tài này tôi đã nghiên cứu trong 1 năm học (2014-2015)
ở học sinh khối 5 trường Tiểu học Ea Lâm, xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh, tỉnh
Phú Yên.
Thời gian nghiên cứu: 10/2014- 5/2015
6. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp dạy học môn thể
dục nói chung và thể dục lớp 5 nói riêng.
- Mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá thực trạng một số biện pháp nâng
cao hiệu quả học thể dục phát triển chung của học sinh lớp 5.
- Nhằm xác định một số biện pháp nâng cao hiệu quả học thể dục phát
triển chung của học sinh lớp 5. Từ đó đề xuất các biện pháp, giải pháp, kiến
nghị cần thiết để góp phần môn thể dục đạt hiệu quả.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Khoa

Trang 4


7. Nội dung nghiên cứu:
- Cơ sở lí luận liên quan tới vấn đề nghiên cứu của đề tài.
- Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
- Một số biện pháp, giải pháp về vấn đề nghiên cứu.
- Kết luận – đề xuất – kiến nghị.
8. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu (Phương pháp chủ đạo)
- Phương pháp quan sát (Phương pháp chủ đạo)
- Phương pháp phỏng vấn (Phương pháp bổ trợ)
- Phương pháp điều tra (Phương pháp bổ trợ)

Người thực hiện: Nguyễn Văn Khoa


Trang 5


B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, giáo dục thể chất có vai trò quan
trọng trong sự phát triển của cơ thể. Những tác động của giáo dục thể chất tới
con người về các mặt trí lực, đây là điều đặc biệt vì tập thể thao tăng cường trí
thông minh. Hoạt động thể chất giúp tạo ra các tế bào não mới trong khu vực
liên quan đến trí nhớ. Khi chơi thể thao sẽ cảm thấy đầu óc thư thái hơn, tâm
lý thoải mái và có những giây phút thực sự sảng khoái, giảm bớt stress và từ
đó tăng khả năng tiếp thu kiến thức trên lớp.
Về đạo đức, tập luyện thể dục thể thao cũng tác động đến đạo đức của
học sinh. Lòng kiên trì trau dồi trong quá trình tập luyện sẽ giúp học sinh rất
nhiều trong cuộc sống. Khi đối mặt với khó khăn sẽ không chùn bước mà sẽ
kiên nhẫn tìm giải pháp để vượt qua.
Về thể lực, đây chính là mục tiêu cơ bản của môn giáo dục thể chất. Trên
cơ sở đó hình thành cho học sinh, thái độ tôn trọng, yêu quý, giữ gìn bảo vệ
cái đẹp. Đồng thời hình thành thái độ không khoan nhượng trước những biểu
hiện vô cảm, thiếu trung thực, thiếu văn hóa hoặc trước những hành động tiêu
cực trong thể thao nói riêng, trong cuộc sống của con người và xã hội nói
chung.
Việc vận động thể lực ngay từ khi còn là học sinh tiểu học sẽ có tác động
toàn diện đến các bộ phận của cơ thể. Một học sinh tập luyện thể dục thể thao
thường xuyên sẽ có cơ thể khỏe mạnh và cao hơn những người không tập
luyện từ 4-6cm với một cơ thể cường tráng. .

Người thực hiện: Nguyễn Văn Khoa

Trang 6



Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học riêng, cũng như tất các đối tượng khác
nói chung thì hoạt động thể chất, thể lực rất quan trọng. Bởi không chỉ tác
động đến phát triển thể chất mà còn phát triển tinh thần và trí tuệ. Tham gia
hoạt động thể chất sẽ giúp con người năng động hơn, giúp phát triển hoàn
chỉnh cơ quan bộ máy trong cơ thể”.
Thời gian học tập trên lớp của học sinh thường chiếm nhiều thời gian nên
nếu không hoạt động toàn thân sẽ dẫn đến các bệnh về xương khớp, cột sống
có thể bị cong vẹo và một số bệnh lý.
2. Cơ sở thực tiễn
- Chương trình thể dục lớp 5 được thực hiện theo phân phối chương
trình và chuẩn kiến thức kỉ năng cụ thể là:
+ Mỗi tuần học 2 tiết/ lớp, mỗi tiết học trung bình 35 phút, cả năm học
gồm 70 tiết, trong đó học kỳ I là 18 tuần dạy 36 tiết, học kỳ II là 17 tuần, dạy
34 tiết.
+ Ở lứa tuổi học sinh lớp 5, cơ thể các em tương đối đã hoàn thiện hơn so
với ở lứa tuổi học sinh lớp 1, 2, 3, 4 tốc độ phát triển cũng tăng lên rõ rệt các
em đã biết hành động theo sự hướng dẫn của giáo viên ở mức độ cao hơn.
3. Vai trò của bài môn Thể dục ở Tiểu học
- Góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh phát triển các tố chất
thể lực , tiếp tục hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể thao cho học
sinh
- Trang bị cho học sinh một số hiểu biết những kỹ năng cơ bản về đội hình đội
ngũ, thể dục rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản , củng cố và làm giàu
thêm vốn kỹ năng vận động cơ bản cần thiết thường gặp trong đời sống hàng ngày
như : Đi, chạy, nhảy, ném, mang vác… được phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của
lứa tuổi, gới tính của các em

Người thực hiện: Nguyễn Văn Khoa


Trang 7


- Góp phần giáo dục đạo đức, và rèn luyện cho học sinh có được nề nếp tập
luyện thể dục thể thao, có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và nếp sống vui tươi lành
mạnh có tính kỹ thuật cao trong tập luyện.
Tạo điều kiện cho học sinh vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để tự
tập luyện và vui chơi hàng ngày

4. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
4.1. Thuận lợi:
Điều kiện sân bãi tương đối thuận lợi cho việc dạy - học: sân trường rộng
rãi, bằng phẳng; sạch sẽ và nhiều cây che bóng mát. Nhiều học sinh yêu thích
môn Thể dục và đi học đều, chăm chỉ luyện tập.
4.2. Thực trạng:
- Trường tiểu học EaLâm trường ở vùng sâu vùng xa so với địa bàn thị
trấn, có điểm trường chính và nhiều điểm trường lẻ, đa số là học sinh dân tộc
thiểu số Êđê, Tày…, diện tích đất ở các điểm trường lẻ còn hẹp và nhiều
chướng ngại vật, mùa nắng thì oi bức không có bóng cây che mát, làm cho
việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc tập luyện của học sinh còn gặp
nhiều khó khăn.
- Đa số các em học sinh của trường hầu hết là người dân tộc thiểu số, nên
khi giáo viên dùng lời nói hướng dẫn hoặc dùng một số khẩu lệnh một số em
không được hiểu hoặc hiểu chậm dẫn đến việc giảng dạy việc tập luyện của
học sinh còn hạn chế.
- Một số học sinh luyện tập thiếu nhiệt tình, thiếu chủ động, tinh thần
luyện tập của các em không cao, khiến không khí buổi tập không được hào
hứng và sôi nổi.


Người thực hiện: Nguyễn Văn Khoa

Trang 8


- Trang phục của các em học sinh không đồng đều (Chưa có đồng phục
quy định của nhà trường) vì hoàn cảnh gia đình còn gặp khó khăn dẫn đến
việc tập luyện của các em không được thoải mái, tập không hết biên độ động
tác.
5. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
Năm học 2014-2105 tôi được phân công giảng dạy tấ cả các lớp ở khối 5,
trường Tiểu học Ea lâm. Qua thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu, đúc kết kinh
nghiệm, tôi xin trình bày một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài Thể dục
phát triển chung như sau:

5.1. Đổi mới công tác chuẩn bị bài giảng của giáo viên:
- Giáo viên cần nắm vững nội dung, kiến thức, kĩ năng của từng bài học,
đồng thời tìm ra những phương pháp, hình thức dạy học mới, độc đáo để áp
dụng cho từng bài sao cho có hiệu quả cao nhất. Giáo viên phải có ý thức soạn
bài công phu, tỉ mỉ, kĩ càng, có kế hoạch bài dạy rõ ràng và chi tiết. Cụ thể:
+ Kiến thức và kĩ năng cần đạt được trong một giờ học phải lấy nội dung
tập luyện để giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực làm trọng tâm.
+ Dung lượng kiến thức và kĩ năng của mỗi bài học phải đảm bảo tính
vừa sức, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ nhớ và hấp dẫn học sinh.
- Phương pháp chủ đạo trong tiết dạy là làm mẫu, thực hành, ôn luyện
nhiều lần ở các dạng hoạt động khác nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Đặc
biệt giáo viên cần có những hoạt động phát huy tính chủ động và sáng tạo của
học sinh trong từng tiết học.
- Phương pháp và các thủ pháp dạy học phải luôn luôn được cải tiến,
sáng tạo, phù hợp với điều kiện, khả năng học tập của từng lớp thậm chí của

từng học sinh.

Người thực hiện: Nguyễn Văn Khoa

Trang 9


- Nên dành nhiều thời gian cho việc rút kinh nghiệm, uốn nắn và sửa sai
cho học sinh.
5.2. Những chú ý trước khi dạy bài Thể dục phát triển chung
- GV thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh về tình hình học tập
con em và giờ giấc học tập, theo dõi tình trạng sức khỏe của học sinh nhằm
phát hiện sớm một bệnh như bệnh tay chân miệng .... từ đó có hướng giải
quyết phù hợp.
- Trước giờ dạy cần nắm chắc những diễn biến sức khoẻ hoạt động học
tập, lao động, sinh hoạt, kết quả của bài trước những thay đổi tổ chức học tập,
những vấn đề chung của lớp và những em cá biệt. Từ đó kịp thời điều chỉnh
kế hoạch mức độ hình thức, phương pháp lên lớp.
- Trước giờ dạy giáo viên kiểm soát sân bãi, kiểm tra sự an toàn của học
sinh.
- Khi hướng dẫn một nội dung nào đó trong tiết dạy giáo viên phải phối
hợp tốt với cán sự lớp để giúp giáo viên điều khiển lớp tập, giáo viên đi quan
sát sửa chữa, uốn nắn, giúp đỡ những em tập chưa hoàn chỉnh đặc biệt cần
chú trọng đến khâu bảo hiểm để phòng ngừa chấn thương cho các em.
- Giáo viên là người trực tiếp hướng dẫn, uốn nắn từng động tác cho học
sinh của mình, vì thế trước khi lên lớp phải đảm bảo nắm vững cách thực hiện
từng động tác sẽ dạy cho học sinh.
- Phải nhớ chính xác các khẩu lệnh bởi khẩu lệnh của giáo viên phát ra

xác định nội dung chính xác, bắt buộc học sinh phải hành động theo.

Ví dụ: Khi hô động tác “ Vươn thở” giáo viên dùng khẩu lệnh điều hành
động tác vươn thở...chuẩn bị” sau đó hô nhịp cho học sinh tập luyện. Khẩu
lệnh đưa ra phải đúng lúc, lời phát ra cần có sức truyền cảm, rõ, nhanh, chính
xác. Lệnh phát ra kéo dài hợp lý, đủ để cho học sinh chuẩn bị thực hiện khi
lệnh phát ra. Trong giảng dạy thể dục, khẩu lệnh áp dụng rộng rãi, song đối

Người thực hiện: Nguyễn Văn Khoa

Trang 10


với học sinh tiểu học không nên sử dụng quá nhiều vì sẽ gây căng thẳng trong
tiết học.
5.3. Khi dạy bài thể dục phát triền chung:
- GV nêu một động tác nào đó cần nói rõ tên động tác .
- Hướng dẫn học sinh xem tranh, phân tích kỹ thuật động tác.
- GV làm mẫu 2 lần 8 nhịp cho lớp xem vừa làm mẫu vừa phân tích kỹ
thuật cho lớp nghe và giáo dục học sinh, tinh thần học tập cũng như tác dụng
của bài tập.
- GV gọi một hay nhiều em lên thực hiện lại, cho lớp quan sát, GV cùng
học sinh nhận xét tuyên dương.
- GV điều khiển lớp tập , hô nhịp chậm đều và đi quan sát sửa sai cho các
em .
- GV cho cán sự lớp điều khiển lớp tập 2 lần 8 nhịp , giáo viên đi giúp đỡ
học sinh sửa sai.
- Chia nhóm cho các em tập theo từng khu vực đảm bảo an toàn , qui
định thời gian cụ thể cho các em tập , giáo viên nhắc nhỡ học sinh sửa sai .
- Tổ chức thi đua tổ với nhau từ đó đưa ra hình thức khen và hình thức
phạt.
VD: Khi hướng dẫn động tác "vươn thở" giáo viên cho lớp quan sát

tranh, phân tích kỷ thuật động tác nêu rõ tác dụng của động tác và giáo dục
các em, rèn luyện thường xuyên, phát triển tốt sức khỏe, tập kết hợp hít sâu
thở ra và chú ý tập trung theo sự hướng dẫn của giáo viên .
- GV làm mẫu động tác hướng dẫn thật kỹ “hô nhịp chậm kéo dài kết
hợp hít sâu thở ra” chẳng hạn ( hít bằng mũi, thở ra bằng miệng).
- Nên cho 1 hay nhiều em học sinh tập thử 2 lần 8 nhịp, lớp nhận xét
tuyên dương.
- GV hô nhịp chậm kéo dài cho lớp tập, quan sát sửa sai cho học sinh.
- Cán sự lớp hô theo nhịp lớp tập , giáo viên giúp đỡ sửa sai cho các em.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Khoa

Trang 11


- GV chia nhóm tập theo từng khu vực, qui định thời gian, quan sát giúp
đỡ học sinh sửa sai.
- Tổ chức thi đua tổ với nhau, giáo viên nhận xét tuyên dương.
- Đại diện tổ thi đua, giáo viên cùng học sinh nhận xét tuyên dương.
+

Một số lỗi học sinh thường sai: Tập trước nhịp, đưa tay dang ngang

lên cao chưa thẳng chưa ngẩng đầu và hít vào. Vì vậy giáo viên cần cho học
sinh xác định rõ hướng đưa tay lên cao, nhớ rõ ngẩng đầu và hít sâu thật kỹ.
+

Khi hô nhịp, phân tích động tác hướng dẫn bài tập các em chưa hiểu

(hiểu chậm), giáo viên cần hướng dẫn giải thích thêm để các em hiểu bằng
cách: làm mẫu nhiều lần, cho học sinh tập thử lớp quan sát nhận xét tuyên

dương. tổ chức thi đua tổ với nhau nhằm phát huy tính tích cực của các em.
VD: Hướng dẫn học sinh học"động tác toàn thân" giáo viên nêu rõ tác
dụng của động tác và giáo dục các em phải có tinh thần học tập động tác này
có tác động đến toàn thân, sự phối hợp nhịp nhàng, Hướng dẫn thật kỹ như
nhịp 1 bước chân trái sang ngang một bước rộng hơn vai, đồng thời gập thân
sâu, bàn tay phải chạm mũi chân trái, thẳng chân, tay trái giơ thẳng lên cao,
mặt hướng sang trái. Nhịp 2 nâng thân thành đứng thẳng, hai tay chống hông
( ngón cái ở phía sau ) căng ngực, mắt nhìn phía trước. Nhịp 3 gập thân căng
ngực, ngẫng đầu, mắt nhìn thẳng. Nhịp 4 về tư thế chuẩn bị. nhịp 5,6,7,8 như
nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi bên. Trong khi tập luyện học sinh thường tập không
hết biến độ động tác như ở nhịp 1 tay phải các em chưa chạm được mũi chân
trái, chân không thẳng, tay trái giơ chưa thẳng lên cao. từ đó gây ảnh hưởng
rất nhiều đến tác dụng động tác (giáo viên phải thường xuyên giúp đỡ các em
sửa sai, giải thích thêm) để các em tập không còn mất phải khuyết điểm.
- Giáo viên cho học sinh tập thử một đến nhiều em, nêu rõ tác dụng động
tác, biến độ động tác và giáo viên cùng lớp nhận xét tuyên dương.
- Học sinh tiến hành tập chính thức, giáo viên đi quan sát giúp đỡ sửa sai.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Khoa

Trang 12


- Trong quá trình tổ chức cho học sinh tập luyện động tác giáo viên phải
hết sức chú ý về sân bãi, dụng cụ tập luyện, biến độ động tác cũng như
phương pháp tổ chức. Nếu giáo viên không làm tốt vấn đề này thì khi tập
luyện các em dễ bị chấn thương gây tâm lý không an tâm cho học sinh trong
lúc tập luyện thì hiệu quả của động tác không cao cả về mặt thể lực cũng như
sự phát triển về trí thức của các em.
VD: Khi hướng dẫn học sinh học“động tác nhảy” giáo viên cho lớp quan
sát tranh, phân tích kỷ thuật động tác, giáo viên làm mẫu 2 lần 8 nhịp. Gọi

học sinh tập thử, lớp quan sát nhận xét tuyên dương, GV điều khiển lớp tập
giúp đỡ sửa sai cho các em. Chia học sinh trong lớp thành các nhóm tập theo
khu vực có qui định thời gian, vệ sinh sân bãi sạch sẽ để khi học sinh tập luyện
không bị vấp phải gây chấn thương cho học sinh. GV nên tổ chức thi đua tổ
với nhau, nhận xét tuyên dương.
+ Giáo dục học sinh tinh thần học tập, sức nhanh và kỹ năng bật nhảy
cho học sinh, cần có tinh thần đoàn kết .
+ Cho học sinh đại diện nhóm thi đua tổ với nhau, giáo viên cùng lớp
nhận xét tuyên dương .
+ Học sinh thường tập trước lệnh hoặc trước khi hô nhịp, nâng cánh tay
chưa bằng vai ngón tay chưa khép lại . Học sinh đưa tay dang ngang lên cao
hai tay vỗ vào nhau chưa ngẩng đầu.
- Khi học sinh đã tập được động tác, giáo viên cần tổ chức các hình thức
tập luyện phong phú sao cho phù hợp, hấp dẫn và sinh động để học sinh hứng
thú tập luyện. Cần động viên rằng “Phải mạnh dạn hỏi giáo viên khi chưa
hiểu bài”, xen kẽ giữa các lần tập giáo viên cần nhận xét và trực tiếp sửa sai
cho những em thực hiện chưa đúng động tác.
- Khi ôn tập động tác, giáo viên luôn luôn thay đổi các hình thức tập
luyện để học sinh không bị nhàm chán. Trước hết, giáo viên cho cả lớp ôn lại,
nêu những cử động khó trọng tâm của động tác, sau đó chia tổ và phân khu
Người thực hiện: Nguyễn Văn Khoa

Trang 13


vực cho học sinh tập luyện. Giáo viên nên kết hợp cho học sinh tập luyện với
hình thức thi đua hoặc tổ chức trò chơi để kích thích các em tích cực tập
luyện.
- Trong giảng dạy phải phát huy tính tích cực của học sinh bằng các biện
pháp thi đua, thi đấu, biểu dương khen thưởng, cần nâng cao tính tự giác khả

năng tự quản của học sinh để phát huy tính chủ động tích cực trong học tập.
- Phối hợp tốt giữa luyện tập chính khoá và luyện tập ngoại khoá: giờ ra
chơi, sinh hoạt dưới cờ, tập thể dục giữa giờ, tổ chức phong trào thể dục thể
thao cho các em học sinh chào mừng các ngày lễ lớn, từ đó tuyển chọn những
em có năng khiếu thể thao vào vận động viên của trường.
Tăng cường đổi mới cách tổ chức dạy học theo nhóm, để các em thi đua
với nhau, nhận xét lẫn nhau kiểm tra theo dõi bạn, để mang tính tích cực, tính
tự giác trong học tập.
* Tóm lại: Để các em học tốt bài thể dục phát triển chung giáo viên cần:
+ Chuẩn bị sân bãi trước khi lên lớp.
+ Sân bãi phải sạch và không có chướng vật.
+ Dụng cụ tập luyện đầy đủ (như tranh, động tác mẫu ....)
+ Giáo viên nêu tác dụng động tác (giáo dục học sinh).
+ Hướng dẫn động tác rõ ràng chính xác.
+ Giáo viên làm mẫu, phân tích kỹ thuật động tác .
+ Học sinh lên tập thử , lớp quan sát nhận xét tuyên dương.
+ GV điều khiển lớp tập, quan sát giúp đỡ học sinh sửa sai.
+ Chia nhóm tập theo từng khu vực, giáo viên cần qui định thời gian cụ
thể.
+ Tổ chức thi đua tổ ( nhóm) với nhau lớp nhận xét tuyên dương .
+ Đại diện tổ ( nhóm ) thi đua với nhau GV cùng HS nhận xét tuyên
dương .
6. Kết quả đạt được
Người thực hiện: Nguyễn Văn Khoa

Trang 14


Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi thấy bản thân tự tin và chủ động
hơn khi dạy bài thể dục phát triển chung, tiết dạy trở nên sôi động, học sinh

tích cực học tập và tham gia nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện. Các em
tham gia các hoạt động trong tiết học nhiệt tình, thực hiện các động tác chuẩn
xác hơn. Kết quả cuối năm học 2014 - 2015, 100% học sinh thuộc và thực hiện
chuẩn xác các động tác của bài Thể dục phát triển chung lớp 5.

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Người thực hiện: Nguyễn Văn Khoa

Trang 15


- Trong quá trình giảng dạy và áp dụng một số biện pháp để uốn nắn sửa
sai cho học sinh khi thực hiện động tác thể dục, bạn thân tôi rút ra một số
kinh nghiệm như sau:
- Chuẩn bị đầy đủ về tranh ảnh trực quan, đồ dùng dạy học như: còi,
bóng, cầu, cờ, sân bãi.v.v… Dạy học cần phối hợp hài hoà các phương pháp.
- Nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, sức khoẻ của từng học sinh,
giáo viên trực tiếp sửa sai uốn nắn điều chỉnh sai sót kịp thời, để tổ chức cho
các em luyện tập đạt hiệu quả cao nhất.
- Luôn luôn tuyên dương kịp thời những cái đúng, cái hay, cái đẹp của
học sinh.
- Hướng dẫn các em tập ở nhà dần dần hình thành thói quen luyện tập để
bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực, phẩm chất đạo đức cho các
em, để đất nước ta có một thế hệ trẻ mạnh về thể chất nhưng trong sáng về
tâm hồn có đủ sức khoẻ để tham gia lao động sáng tạo trong các hoạt động
khác.
- Sau mỗi tiết dạy giáo viên cần rút kinh nghiệm bổ sung những thiếu sót
để tiết sau được hoàn thiện hơn.
- Trong giờ học thể dục, học sinh thể hiện được tính tích cực, tính tự giác,

luyện tập sôi nổi, hào hứng khi tham gia thi đua các bài tập thể dục, các em
tập rất nhiệt tình, tính đồng đội của học sinh cũng được nâng lên.
- Vận dụng được kiến thức học ở trong nhà trường vào cuộc sống hằng
ngày, trong gia đình cũng như ngoài xã hội như: đi, đứng, chạy, nhảy, mang,
vác…
* Từ những kinh nghiệm trên, tôi thấy học sinh trường Tiểu học EaLâm
ngày một ham thích hăng hái và say mê tập luyện thể dục cũng như tham gia
vào trò chơi đầy nhiệt tình và tự giác hơn, sức khoẻ và tinh thần của các em
tốt hơn.

Người thực hiện: Nguyễn Văn Khoa

Trang 16


2 . Kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả dạy học môn Thể dục nói chung và các bài Thể dục
phát triển chung nói riêng, tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến như sau:
- Đối với giáo viên:
+ Không ngừng học tập, rèn luyên, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ
+ Tham gia dự giờ, thao giảng... để rút kinh nghiệm
+ Chuẩn bị kĩ lưỡng bài dạy và tìm hiểu kĩ các điều kiện dạy học trước
khi lên lớp
+ Quan tâm đến đúng mực đến học sinh: Sức khỏe, tâm-sinh-lí, ...
- Đối với học sinh:
+ Thường xuyên luyện tập để nâng cao sức khoẻ và hoàn thành tốt các
bài tập thể dục mà giáo viên giao cho.
+ Các em phải có tính trung thực trong luyện tập cũng như trong khi
chơi trò chơi và biết vận dụng vào cuộc sống.

+ Tập luyện ở nhà vào buổi sáng hằng ngày nhằm nâng cao sức khõe.
Hình thành thói quen tập luyện, nâng cao kỹ thuật động tác .
+ Các em phải có tính bảo quản đồ dùng của giáo viên và chính của các
em.
+ Tham gia đầy đủ các cuộc vui chơi do nhà trường tổ chức.
+ Cần phải có trang phục thể dục để tập luyện thoại mái và tự tin hơn .
- Đối với nhà trường:
+ Đầu tư nhiều hơn cho việc mua sắm các dụng cụ, thiết bị phục vụ cho
việc học môn Thể dục
+ Khắc phục điều kiện sân bãi ở các điểm trường phụ.

Người thực hiện: Nguyễn Văn Khoa

Trang 17


+ Kết hợp Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt
động thi đấu, vui chơi nhằm giúp cho các em thích học môn thể dục, luôn
siêng năng và rèn luyện thân thể, sức khoẻ các em ngày càng nâng lên.
+ Quan tâm giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn để các em có điều
kiện học tập và tập luyện thể dục nâng cao sức khoẻ.
- Đối với phụ huynh học sinh:
+ Cần phải quan tâm nhiều đến sức khoẻ của các em để các em có đủ sức
khoẻ tập luyện hàng ngày.
+ Chuẩn bị trang phục , dụng cụ thể dục cho các em.
+ Thường xuyên nhắc các em tập ở nhà những bài đã được học ở nhà
trường để rèn luyện sức khoẻ.
+ Tạo cho các em vui chơi sau thời gian học tập và tập luyện mệt mỏi.
+ Dự họp phụ huynh đầy đủ, nhằm nắm được tình hình học tập của các
em.

+ Thường xuyên liên lạc với giáo viên thẽo dõi nề nếp học tập cũng như
thời gian học ở lớp.
- Đối với y tế địa phương: Công tác y tế rất quan trọng trong giảng dạy
môn thể dục nói chung bài thể dục phát triển chung nói riêng. thường xuyên
kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho các em để giúp giáo viên giảng dạy cho tốt đặc
biệt là một số em bị bệnh : tay chân miệng, tim, phổi…
Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển
chung lớp 5 trường tiểu học EaLâm. Do thiếu kinh ngiệm nên việc nghiên cứu
còn gặp nhiều khó khăn và kết quả nghiên cứu còn nhiều thiếu sót. Tôi rất
mong được sự góp ý chân thành của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tôi
xin chân thành cảm ơn !
Ea Lâm, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Người viết
Người thực hiện: Nguyễn Văn Khoa

Trang 18


Nguyễn Văn Khoa

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Sách Giáo viên Thể dục 5, Nhà xuất bản Giáo
dục, năm 2010.
Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, Tài liệu
đào tạo giáo viên Thể dục, Nhà xuất bản Đaị học sư phạm, năm 2007
Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, Phương
pháp dạy học thể dục và trò chơi vận động cho học sinh Tiểu học, Nhà xuất
bản Đaị học sư phạm, năm 2007
Luật Giáo dục Việt Nam.
Thông tư số 30/2014/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo.

Người thực hiện: Nguyễn Văn Khoa

Trang 19



×