Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Hoạt động của Nhà văn hóa quận Tây Hồ thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 89 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu khoa học là một quá trình, quá trình đó đòi hỏi người thực
hiện phải tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi, đi sâu đi sát thực tế rất nhiều. Đây vốn là
một hoạt động thiết thực và có ý nghĩa rất lớn bởi nghiên cứu khoa học không
chỉ giúp sinh viên làm quen, tiếp cận các vấn đề liên quan đến chuyên ngành mà
còn là cơ hội để sinh viên vận dụng những kiến thức đã học cũng như vốn hiểu
biết của mình vào hoạt động nghiên cứu thực tiễn, tạo tiền đề cho quá trình học
tập và làm việc sau này.
Để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu khoa học này, chúng em xin chân
trọng cám ơn các thầy cô giáo đang giảng dạy tại trường Đại Học Nội Vụ Hà
Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng em được tiếp xúc, làm quen với
hoạt động nghiên cứu khoa học. Cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Văn
hóa – Thông tin và Xã hội đã hướng dẫn tận tình cho chúng em trong từng bước
làm đề tài.
Chúng em chân trọng cám ơn cô giáo, Thạc sỹ Trần Phương Thúy đã
quan tâm, giúp đỡ và tận tình hướng dẫn chúng em hoàn thành báo cáo nghiên
cứu khoa học này.
Đồng thời, chúng em cũng xin chân trọng cám ơn các ban lãnh đạo, đội
ngũ cán bộ công chức và nhân viên của Nhà văn hóa quận Tây Hồ và Quận Ủy
Tây Hồ đã cung cấp thông tin, hướng dẫn và giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt
đề tài nghiên cứu khoa học.
Tuy đã có nhiều cố gắng và nỗ lực hết mình nhưng do còn thiếu kinh
nghiệm nên trong quá trình nghiên cứu báo cáo đề tài sẽ không tránh khỏi những
thiếu xót.
Do vậy, kính mong Ban giám hiệu trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội cùng
các thầy cô giáo đóng góp ý kiến để đề tài của chúng em hoàn thiện hơn.


Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2012
Nhóm thực hiện

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

3

ST

VIẾT TÁT

T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14


BGĐ
CBCC
CBCNV
CLB
ĐBHĐND
ĐBQH
HĐND
LĐTBXH
QU
TDTT
UBND
VHNT
VH - TT & DL
VHVN

CỤM TỪ
Ban Giám Đốc
Cán Bộ Công Chức
Cán Bộ Công Nhân Viên
Câu Lạc Bộ
Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân
Đại Biểu Quốc Hội
Hội Đồng Nhân Dân
Lao Động Thương Binh Xã Hội
Quận Ủy
Thể Dục Thể Thao
Ủy Ban Nhân Dân
Văn Hóa Nghệ Thuật
Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch

Văn Hóa Văn Nghệ


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản lý thiết chế văn hóa là một trong những môn học quan trọng của
chuyên ngành Quản lý văn hóa, nó giúp cho sinh viên có những kiến thức cơ
bản về nghiệp vụ quản lý các hoạt động của ngành văn hóa thông qua chức
năng, nhiệm vụ cũng như cơ chế vận hành của các thiết chế như: Thư viện, Bảo
tàng, Nhà hát, Nhà văn hóa…
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và
có những chủ trương, chính sách để xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, trong đó
có xây dựng phát triển hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở.
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu: “Tiếp tục đưa văn
hoá - thông tin về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
phát động phong trào toàn dân đoàn kết tham gia thực hiện nếp sống văn minh,
gia đình, làng, bản văn hoá, tiến tới hoàn chỉnh hệ thống thiết chế văn hoá bằng
nguồn lực Nhà nước và mở rộng xã hội hoá, làm cho văn hoá thấm sâu vào
từng khu vực dân cư”...
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định việc:
Xây dựng và tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá ở
tất cả các cấp…
Hiện nay, toàn quốc có 72 thiết chế văn hoá cấp tỉnh, có 542/698 quận,
huyện có Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Trung tâm Văn hoá - Thể thao, có
4.823/11.100 xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hoá - Thể thao, có
45.259/101.231 thôn, làng, ấp, bản, buôn, khu phố có Nhà văn hoá.
Thiết chế văn hoá cơ sở từ cấp tỉnh tới các thôn, làng, ấp, bản là công cụ
trực tiếp và đắc lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo quần chúng thực
hiện các nhiệm vụ chính trị.
Các nội dung hoạt động phong phú, thiết thực của hệ thống thiết chế văn

hoá đã tạo điều kiện cho sinh hoạt văn hoá cộng đồng, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc
dân tộc. Nhiều điển hình về cơ chế xây dựng, quy hoạch thiết chế văn hoá và cách
4


làm sáng tạo trong nhân dân đã góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
Tuy vậy, thực tế xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở hiện nay còn
nhiều bất cập. Nhiều huyện, xã, thôn, làng, ấp bản, tổ dân phố, khu công nghiệp,
khu chế xuất không có thiết chế văn hoá phục vụ đời sống văn hoá tinh thần của
người lao động… vì vậy cần có những giải pháp để khắc phục những tồn tại đó.
Nhà văn hóa quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội là một thiết chế văn hóa
có một bề dày thành tích trong hoạt động văn hóa ở cơ sở, là một trung tâm sinh
hoạt chính trị văn hóa của quần chúng nhân dân trên địa bàn quận Tây hồ và địa
bàn xung quanh. Nhiều năm qua Nhà văn hóa đã xây dựng, hoàn thiện, củng cố
hệ thống, chú trọng đổi mới nội dung hoạt động của hệ thống nhà văn hoá, phục
vụ tốt nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt
động theo nguyên tắc chuyên nghiệp hoá tất cả các bộ phận trong cơ cấu của
một thiết chế văn hoá.
Để nâng cao nhận thức thực tiễn về hoạt động văn hóa ở cơ sở bổ trợ
thêm kiến thức trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt là nhận thức được
tầm quan trọng của thiết chế văn hóa trong đó có Nhà văn hóa. Vì vậy, chúng
em chọn đề tài “Hoạt động của Nhà văn hóa quận Tây Hồ thực trạng và giải
pháp” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay các công trình nghiên cứu khoa học về thiết chế Nhà văn hóa
rất ít. Vấn đề xây dựng thiết chế Nhà văn hóa còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa
thống nhất, thực tế hoạt động của nhà văn hoá chưa phong phú chưa đáp ứng
được nhu cầu về văn hoá của đông đảo quần chúng nhân dân. Qua tìm tòi và tìm
hiểu có một số đề tài và bài viết liên quan đó là:

+ Các phương pháp nghiên cứu văn hóa học của G.A.Avanesova:
“Phương pháp nghiên cứu của văn hóa học là tập hợp các phương thức, thao tác
và biện pháp được sử dụng để phân tích văn hóa ở mức độ nhất định, tạo nên đố
tượng của văn hóa”
+ Về phương pháp luận nghiên cứu văn hóa và con người: “Bài viết đề
cập và gợi mở nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp luận nói chung và phương
5


pháp luận nghiên cứu văn hóa và con người nói riêng. Cụ thể là tác giả đó đưa ra
những ý kiến trao đổi xoay quanh hệ vấn đề khái niệm phương pháp luận, phương
pháp luận nghiên cứu văn hóa, phương pháp luận nghiên cứu con người, phương
pháp luận nghiên cứu con người, phương pháp luận nghiên cứu phức hợp,
phương pháp luận về khái niệm người Việt, phương pháp luận về tính cách dân
tộc nhằm góp phần vào việc nghiên cứu văn hóa và con người một cách đầy đủ
hơn, hiệu quả hơn” - PGSTS Hồ Sĩ Quý Viện khoa học thông tin xã hội.
+ Báo cáo nghiên cứu khoa học “Thiết chế xã hội truyền thống của các tộc
người dân tộc thiểu số ở Việt Nam” - TS.Vũ Trường Giang HVHC- KVI
+ Bài viết ở Báo Lạng Sơn “Để thiết chế văn hóa phát huy hiệu quả”.
+ “Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một chủ trương lớn của Đảng
và nhà nước ta là một trong những nhiệm vụ then chốt của ngành văn hóa thể
thao và du lịch” Bài viết của tác giả Thanh Hồng - phòng nghiệp vụ văn hóa –
Thành phố Hà Nội
+ Hội thảo khoa học “đào tạo quản lý văn hóa - thực trạng và giải pháp” Bài
viết của tác giả Phạm Bích Huyền - ngày 27/6/2011 tại trường ĐHVH Hà Nội
+ Quản lý văn hóa ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt
Nam - Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn. TSKH viện văn hóa nghệ thuật Việt
Nam - TS. viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
+ Quản lý phát triển văn hóa - tác giả Phan Công Khanh
+ Thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở “làm sao để phát huy hiệu

quả ?” của tác giả Phi Long
+ Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở của tác giả Nguyễn Thu Hiền.
+ Chú trọng xây dựng thiết chế văn hóa ở vùng nông thôn và miền núi của
tác giả Nguyễn Quốc Thanh.
+ Xây dựng thiết chế văn hóa ngõ phố ở thành phố Vinh của tác giả Phạm
Thị Quỳnh Trang.
+ Xây dựng thiết chế văn hóa Thông tin - Thể thao ở Diễn Châu - Anh Tuấn.
+ Nỗ lực xây dựng thiết chế văn hóa ở Tân Kỳ của tác giả Đức Chuyên Báo Nghệ An.
6


+ Đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở của tác giả Hoàng Nga.
Từ thực trạng trên cho thấy những công trình nghiên cứu, hội thảo…,
những bài viết trên mới chỉ đề cập một cách chung chung về vấn đề quản lý văn
hóa mà chưa đề cập một cách chi tiết cụ thể về quản lý thiết chế Nhà văn hóa ở
nước ta hiện nay.
Ở Hà Nội cũng chưa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Vì
vậy chúng em mạnh dạn đưa ra và nghiên cứu để tài về hoạt động của thiết chế
Nhà văn hóa quận Tây Hồ với mong muốn có cái nhìn toàn diện về hệ thống
thiết chế Nhà văn hóa, đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện chặt chẽ về hệ
thống thiết chế Nhà văn hóa ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ
Nghiên cứu, khảo sát hoạt động của Nhà văn hoá quận Tây Hồ để đưa ra
những giải pháp duy trì, phát triển hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức,
tham gia hoạt động văn hoá của nhân dân trên địa bàn quận và địa phương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động của Nhà văn hóa quận Tây Hồ
trong 5 năm trở lại đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp lịch sử và logic, phương
pháp liên ngành, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát phỏng
vấn, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp điền dã…để làm rõ vấn đề
cần trình bày.
6. Cái mới của đề tài
- Đề tài góp phần làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn về hoạt động của các
thiết chế văn hoá. Đặc biệt là thiết chế Nhà văn hoá cấp quận, huyện.
- Đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của Nhà văn hoá
quận Tây Hồ trong thời gian tới.
- Đề tài là tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên khi giảng dạy và
học tập môn Thiết chế văn hóa.
7


7. Nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về Nhà văn hóa và những khái quát về
lịch sử văn hóa quận Tây Hồ.
Chương 2. Thực trạng hoạt động của Nhà văn hóa quận Tây Hồ.
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Nhà văn hóa
quận Tây Hồ thành phố Hà Nội.

8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÀ VĂN HÓA
VÀ NHỮNG KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ VĂN HÓA QUẬN TÂY HỒ
1.1. Một số vấn đề lý luận về Nhà văn hoá

1.1.1. Khái niệm về thiết chế và thiết chế xã hội
1.1.1.1. Thiết chế
Trong Đại từ điển Tiếng Việt quan niệm:
“Thiết chế” như “thể chế” là: “lập nên” hay “tạo dựng nên”. Khái niệm
này chỉ toàn bộ hệ thống tổ chức và hệ thống giám sát mọi hoạt động của xã hội.
Thiết chế là những tụ điểm, là 1 trung tâm, hay 1 cơ quan; tổ chức các
hoạt động có mục đích tuyên truyền giáo dục về một tư tưởng, lĩnh vực nào đó
phục vụ công tác chính trị tư tưởng hay nghiên cứu khoa học kỹ thuật - lịch sử
văn hóa nghệ thuật, được tổ chức theo những quy chế nội quy nhất định, được
thể chế hóa pháp luật do nhà nước ban hành, được xã hội công nhận và tuân thủ,
có mục đích, yêu cầu và những chức năng riêng được xã hội quy định.
Nhờ các thiết chế mà các quan hệ xã hội kết hợp lại với nhau, đảm bảo
cho các cộng đồng hoạt động nhịp nhàng.
Về mặt tổ chức, thiết chế xã hội là hệ thống các cơ quan quyền lực, các
đại diện cho cộng đồng, đảm bảo những hoạt động đáp ứng những nhu cầu khác
nhau của cộng đồng và cá nhân.
Ngoài việc giám sát của các hệ thống tổ chức, còn có hệ thống giám sát
không mang những hình thức có tổ chức. Đó là phong tục, tập quán, dư luận, luôn
luôn đánh giá và điều chỉnh hành vi của các thành viên trong cộng đồng xã hội.
- Các thiết chế xã hội đều có nhiệm vụ: đáp ứng các loại nhu cầu khác nhau
của cộng đồng và của các thành viên, điều chỉnh hoạt động của các bộ phận trong
cộng đồng và của các thành viên, kết hợp hài hoà các bộ phận, đảm bảo sự ổn
định của cộng đồng.
- Có nhiều loại thiết chế khác nhau:
+ Thiết chế kinh tế bao gồm những thiết chế liên quan đến việc sản xuất
và phân phối của cải, điều chỉnh sự lưu thông tiền tệ, tổ chức và phân công lao
9


động xã hội.

+ Thiết chế chính trị là những thiết chế như chính phủ, quốc hội, các đảng
phái và tổ chức chính trị...
+ Thiết chế tinh thần là những thiết chế liên quan đến các hoạt động văn
hoá, nghệ thuật, giáo dục, khoa học, tôn giáo.
+ Thiết chế giao tiếp công cộng bao gồm tất cả các khuôn mẫu và phương
thức hành vi trong sự giao tiếp công cộng. Các mối quan hệ xã hội giữa người
với người đều thông qua những thiết chế. Những thiết chế này đều có tính độc
lập tương đối so với các quan hệ xã hội ấy. Thiết chế thường có tính chất lạc hậu
hơn so với các biến đổi của các quan hệ xã hội. Việc cải biến và thay đổi các
thiết chế xã hội liên quan trực tiếp đến quản lí xã hội và các chính sách xã hội.
1.1.1.2. Khái niệm thiết chế xã hội
“Là tập hợp các khuôn mẫu tác phong được đa số chấp nhận (các vai trò)
nhằm thỏa mãn một nhu cầu cơ bản của một nhóm xã hội”1.
Thiết chế điều chỉnh hành vi con người phù hợp với quy phạm và chuẩn
mực. Ngăn chặn và kiểm soát, giám sát những hành vi sai lệch với chuẩn mực
qua hệ thống pháp luật hoặc dư luận xã hội.
1.1.2. Khái niệm thiết chế văn hóa
Thời đại nào, chế độ nào cũng cần đến những thiết chế văn hoá để truyền
tải văn hoá chính thống của nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời tổ
chức những hoạt động văn hoá phù hợp với yêu cầu tư tưởng, với chuẩn mực
đạo đức, lối sống, nếp sống của chế độ, thời đại đó. Như vậy trong thực tiễn có
cả thiết chế văn hoá truyền thống và thiết chế văn hoá mới.
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam thiết chế văn hoá là thuật ngữ
được sử dụng rộng rãi trong ngành Văn hoá Việt Nam từ những năm 70 thế kỷ
XX: “Thiết chế văn hoá là chỉnh thể văn hoá hội tụ đầy đủ các yếu tố: cơ sở vật
chất, bộ máy tổ chức, hệ thống biện pháp hoạt động và kinh phí hoạt động cho
thiết chế đó”.
1. (Ficher, 1971). (Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (2008), NXB Thế giới.)

10



1.1.3. Nhà văn hóa
1.1.3.1. Khái niệm
Nhà văn hóa là một cơ quan giáo dục xã hội chủ nghĩa ngoài nhà trường, là
một trung tâm tổ chức hoạt động văn hóa xã hội có nhiệm vụ chuyển tải những
giá trị tinh hoa nghệ thuật của dân tộc và nhân loại cho nhân dân hưởng thụ, đồng
thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để quần chúng nhân dân tạo ra các giá trị văn hóa
nghệ thuật; để gìn giữ bảo lưu và xây dựng các nền văn hóa dân chủ mới để đáp
ứng và thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mình trong thời gian nhàn rỗi.
Hoạt động văn hoá, hiểu theo thuật ngữ kinh tế học, là hoạt động sản xuất
bảo quản, phân phối trao đổi và tiêu dùng những giá trị văn hoá do loài người
sáng tạo ra trong tiến trình lao động xã hội. Nhà khoa học tìm tòi những quy luật
vận động trong thiên nhiên, trong xã hội và trong tư duy của con người. Nhà
nghệ sĩ sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật, đó là hoạt động sản xuất văn
hoá. Viện bảo tàng, thư viện lưu trữ những sản phẩm văn hoá của nhân loại, đó
là hoạt động bảo quản văn hoá. Người thầy thuốc chữa bệnh, nhà giáo truyền thụ
kiến thức cho thế hệ tương lai, diễn giả thuyết trình trước cử toạ, nghệ sĩ biểu
diễn trước công chúng… đó là sự phân phối văn hoá. Những người tham gia trao
đổi, thảo luận, toạ đàm tại câu lạc bộ, tham dự các ngày lễ hội, các cuộc thi tài,
cung cấp cho nhau những thông tin mới, đó là hoạt động trao đổi văn hoá. Công
chúng tham dự các buổi chiếu phim, xem biểu diễn nghệ thuật, đọc sách báo,
xem triển lãm, bảo tàng, đi chơi công viên hoặc tham quan du lịch, đó là sự tiêu
dùng các giá trị văn hoá.
1.1.3.2. Đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ hoạt động của Nhà văn hoá
a. Đặc điểm
* Thiết chế đa năng tổng hợp
Nhà văn hoá là nơi tổ chức các cuộc họp dân làng, nhằm phổ biến các chủ
trương, chính sách của các cấp Đảng, chính quyền, đoàn thể ; là nơi tổ chức các
buổi sinh hoạt Đảng, đoàn thể; là nơi tổ chức tuyên truyền thông tin khuyến

nông, khuyến lâm, học tập kiến thức nâng cao cho mọi người; là nơi tổ chức các
hoạt động tiêu dùng các sản phẩm văn hoá như đọc sách báo, xem văn nghệ,
11


xem truyền hình, xem phim...; là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục
thể thao, biểu diễn văn nghệ...
Tính đa năng của thiết chế Nhà văn hoá còn được thể hiện ở sự phong phú
về phương pháp hoạt động với mục đích phổ biến những hoạt động có hàm
lượng văn hoá cao tới đông đảo quần chúng nhân dân. Những giá trị văn hoá đó
đến với chủ thể sử dụng một cách tự nhiên.
* Thiết chế sử dụng thời gian rỗi
Thời gian rỗi, là một phần tất yếu của cuộc sống của mỗi con người. Thời
gian rỗi là thời gian không tham gia lao động sản xuất vật chất, là khoảng thời
gian con người nghỉ ngơi và khôi phục thể lực sau một ngày làm việc vất vả.
Con người ngay từ xa xưa đã biết sử dụng thời gian rỗi cho hoạt động văn
nghệ đó là lời ca, tiếng hát, đó là các hoạt động vui chơi, giải trí. Ngay trong
chính thời gian rỗi này con người đã không ngừng sáng tạo, tạo ra các giá trị văn
hoá bất hủ, những giá trị văn hoá đó trở thành một phần không thể thiếu của nền
văn hoá Việt Nam.
* Thiết chế hoạt động tự nguyện và vận dụng phương thức xã hội hoá
Nhà văn hoá tổ chức các hoạt động văn hoá phục vụ quần chúng nhân dân
và mọi người dân tham gia các hoạt động đó một cách tự nguyện, tham gia theo
nhu cầu của bản thân và gia đình. Quá trình tham gia là quá trình lựa chọn hoạt
động phù hợp với sở thích.
b. Chức năng
* Chức năng giáo dục
Là hình thức giáo dục ngoài nhà trường; với tính chất tự do, tự giác và tự
nguyện thông qua các hình thức tổ chức tham gia các hoạt động văn hóa – nghệ
thuật, với đặc trưng ngôn ngữ của từng loại hình nghệ thuật tác động vào nhận

thức con người bằng cảm xúc thông qua cảm thụ chủ quan như một giá trị tự tại
mục đích tự nó điều chỉnh mình thể hiện mình đạt tới mức chung của xã hội.
* Chức năng giao tiếp
Giao tiếp là sự giao lưu tiếp xúc nhằm đón nhận thông tin trao đổi và xử
lý thông tin với mục đích tự hoàn thiện mình của mỗi người. Ngôn ngữ giao tiếp
12


được chia thành ba loại: giao tiếp truyền thống, giao tiếp chức năng và giao tiếp
tự do (giao tiếp tự do là giao tiếp của văn hóa).
Giao tiếp được xem là chức năng đặc thù của hoạt động Nhà văn hoá, nó
biểu hiện thông qua hoạt động của các hiệp hội câu lạc bộ.
* Chức năng sáng tạo không chuyên
Sáng tạo là thuộc tính của văn hóa, là bản chất và quyền năng của con
người. Đây là sự sáng tạo mang tính ngẫu hứng của quần chúng nhân dân thông
qua sự sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa nghệ thuật để đáp ứng và thỏa mãn nhu
cầu của mình đồng thời tạo ra các giá trị góp phần xây dựng các nền văn hóa mới.
Hoạt động sáng tạo không chuyên không chỉ nhằm vào hoạt động văn
nghệ, mà còn thể hiện trong nghiên cứu khoa học, khoa học ứng dụng và trong
lĩnh vực hoạt động xã hội nữa. Dẫu sao hoạt động văn nghệ không chuyên vẫn
được xem có vai trò chủ chốt trong hoạt động sáng tạo của Nhà văn hoá.
* Chức năng nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí
Một trong những đặc điểm của thời đại công nghiệp là lao động được
chuyên môn hoá, tức là mỗi người làm việc khẩn trương trong một hệ thống
thao tác nhất định. Do lao động với tiết tấu dồn dập dẫn đến sự mệt mỏi. Căng
thẳng về tinh thần. Tổ chức nghỉ ngơi giải trí là nhằm đáp ứng nhu cầu giải tỏa
căng thẳng, lập lại thế cân bằng cho mỗi người và cho toàn xã hội. Toàn bộ
khung cảnh, nhịp điệu hoạt động bề nổi của Nhà văn hoá phải tạo ra được không
khí vui tươi thoải mái, góp phần tạo ra tâm lí lạc quan, yêu đời. Đó là Nhà văn
hoá thực hiện chức năng tổ chức nghỉ ngơi giải trí cho quần chúng.

* Chức năng hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, nghệ thuật.
Nhà văn hóa là đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện cơ chế “lấy thu bù
chi”. Phát huy ưu thế chuyên môn, khai thác triệt để nguồn nhân lực và cơ sở
vật chất hiện có. Tổ chức các hoạt động kinh doanh ấn phẩm văn hóa, các
hoạt động dịch vụ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, theo đúng đường lối,
chính sách và pháp luật, quy định của Đảng, nhà nước đã ban hành.
c. Nhiệm vụ
- Tổ chức hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp và
13


không chuyên nghiệp, chiếu phim video.
- Tổ chức hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động
- Hoạt động xây dựng nếp sống, tổ chức lễ hội
- Hoạt động mở các lớp bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, các CLB sở thích
- Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí
- Tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ
1.1.4. Vai trò của thiết chế văn hóa trong đời sống cộng đồng
Chúng ta xác định Nhà văn hoá là thiết chế văn hoá thực hành giáo dục
ngoài nhà trường, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục xã hội
chủ nghĩa, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược xây dựng con người phát triển
toàn diện. Tính ưu việt của hoạt động Nhà văn hoá thể hiện ở chức năng tổng
hợp của nó vừa tuyên truyền giáo dục, kết hợp giải trí, tái sáng tạo và khả năng
tổ chức tập hợp quần chúng.
Đến với Nhà văn hoá, quần chúng được phổ biến kiến thức chính trị, nâng
cao tri thức khoa học kỹ thuật, Văn hoá văn nghệ, hưởng thụ những giá trị văn
hoá truyền thống và hiện đại, bồi dưỡng năng khiếu, sở trường, khả năng sáng
tạo, được tổ chức nghỉ ngơi, giải trí, giao lưu – giao tiếp văn hoá xã hội… giúp
cho mỗi người tự hoàn thiện mình. Lê Nin đã nói “Công tác giáo dục ngoài nhà
trường rất quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng toàn bộ cuộc sống”. Đó cũng

chính là mục đích và nhiệm vụ giáo dục mà xã hội đặt ra cho mỗi Nhà văn hoá và
cũng thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa Nhà văn hoá của Việt Nam với nhiều nước
trên thế giới.
Nhà văn hoá thể hiện vai trò của một cơ quan hướng dẫn nghiệp vụ văn hoá
- nghệ thuật quần chúng. Quần chúng tự làm văn hoá, khát vọng sáng tạo nghệ
thuật được động viên khuyến khích, phát triển. Đó chính là chính sách văn hoá xã hội ưu việt. Có thể nói, Nhà văn hoá là cơ quan nghiệp vụ bồi dưỡng hạt nhân
phong trào, duy trì, nâng cao, thúc đẩy hoạt động văn hoá cơ sở, làm nền tảng cho
sự phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Vì lẽ đó, Nhà văn hoá ở nước ta được Đảng và Nhà nước quan tâm xây
dựng và tổ chức, có quy chế, chế độ, chính sách… tạo mọi điều kiện thuận lợi để
14


phát triển. Có thể nói, Nhà văn hoá là một thiết chế đa chức năng được xã hội
thiết lập tổ chức, đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hoá, tiếp nhận thông tin, nâng
cao hiểu biết, hưởng thu, sáng tạo giá trị văn hoá - nghệ thuật, nghỉ ngơi, giải trí
lành mạnh … cho mọi tầng lớp nhân dân nhằm mục tiêu giáo dục phát triển con
người toàn diện.
1.2. Khái quát về quận Tây hồ
1.2.1. Khái quát chung về truyền thống lịch sử văn hóa quận Tây Hồ
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ những năm 90 của thế kỷ XX,
cùng với nhịp độ phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hoá trên địa bàn Hà Nội diễn ra
ngày càng nhanh. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô trong thời kỳ
công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước đã chủ động mở rộng nội thành
Hà Nội, ngày 28/10/1995, Chính phủ ra Nghị định số 69/CP về việc thành lập
Quận Tây Hồ. Tổ chức bộ máy của Quận chính thức đi vào hoạt động từ tháng
1/1996.
Quận Tây Hồ nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, phía Nam giáp quận
Ba Đình, phía Đông Bắc và Đông Nam giáp huyện Đông Anh và huyện Gia
Lâm, phía Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy. Quận Tây Hồ có diện

tích 2400 ha, dân số 130.000 người, bao gồm 8 phường: Bưởi, Thuỵ Khuê, Yên
Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng; 12 cơ quan chuyên
môn thuộc Uỷ ban nhân dân Quận giúp việc trong công tác quản lý hành chính
nhà nước ở địa phương bao gồm: phòng Nội vụ, phòng Tư pháp, phòng Tài
chính - Kế hoạch, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội, phòng Văn hoá và Thông tin, phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng
Y tế, Thanh tra Nhà nước, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân,
phòng Kinh tế, phòng Quản lý đô thị.
Quận Tây Hồ có địa hình tương đối cao so với thành phố Hà Nội. Cấu tạo
địa chất ở khu vực trong đê thuận lợi cho xây dựng các công trình cao tầng. Đất
đai, khí hậu thuận lợi cho việc trồng các loại lúa, hoa, cây cảnh, các sản phẩm
nhiệt đới.
Quận Tây Hồ với Hồ Tây là trung tâm - một hồ lớn của Thành phố, rộng
15


526 ha mặt nước, với chu vi quanh hồ 18km. Hồ nằm ở phía Tây Bắc Hà Nội.
Với không gian thoáng rộng, phong cảnh đẹp và yên tĩnh, Hồ Tây thích hợp cho
phát triển các loại hình dịch vụ và du lịch văn hoá của Thủ đô.
Là vùng đất cổ, quận Tây Hồ có nhiều di tích lịch sử cách mạng. Trong 63
di tích đã có 33 di tích được xếp hạng, trong đó nhiều di tích là di vật quý. Tây
Hồ là quận trung tâm của các di tích lịch sử văn hoá, có những di tích tuổi đời
hàng trăm hàng nghìn năm, rất có giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điển hình như:
chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên, phủ Tây Hồ, đền Voi Phục, đền Đồng Cổ...
Ngoài ra, còn có các di tích cách mạng như: nhà bà Hai Vẽ thôn Phú Gia là nơi
ở và làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng những năm 1941-1945, nhà ông
Công Ngọc Kha là nơi đầu tiên được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu về ở
và làm việc từ tối 23/8 đến 25/8/1945.
Ngoài các di tích lịch sử và cách mạng, Tây Hồ còn là một vùng văn hoá nổi
tiếng với các lễ hội dân gian tiêu biểu của kinh đô Thăng Long xưa như: Hội chèo

thuyền cạn ở làng Hồ, hội Thề Đồng Cổ ở làng Đông (phường Bưởi)... Vùng đất
Tây Hồ nổi tiếng với cảnh đẹp của mây, nước, chim muông, cây cỏ, sương sớm...
Theo người xưa, Tây Hồ bát cảnh có nghĩa là Tây Hồ có tám cảnh đẹp nổi tiếng,
đó là: Bến trúc Nghi Tàm, Rừng bàng Yên Thái, Đàn thề Đồng Cổ, Phật say làng
Thuỵ, Sâm Cầm rợp bóng, Đồng bông Nghi Tàm, Chợ đêm Khán Xuân, Tiếng đàn
hành cung.
Vùng ven Tây Hồ ngoài nghề làm ruộng là nghề gốc, còn có nhiều làng
nghề truyền thống - những dấu tích từ đời xưa để lại đã trở thành nét đặc trưng
đậm đà bản sắc riêng của Quận như: nghề trồng hoa, quất cảnh ở Quảng Bá,
Nghi Tàm, Tứ Liên. Đặc biệt nghề trồng hoa đào truyền thống ở Nhật Tân với
nhiều nghệ nhân trình độ cao đã được cả nước biết đến. Cây đào Nhật Tân đã đi
vào tâm tưởng của bao thế hệ mỗi khi Tết đến, Xuân về. Tây Hồ còn có nghề
nuôi cá cảnh ở Yên Phụ, nghề làm giấy Dó ở các làng Yên Thái, An Thọ, Đông
Xã, Hồ Khẩu thuộc phường Bưởi, lại có nghề dệt lụa dệt lĩnh ở Trích Sài, trồng
dâu nuôi tằm ở Tứ Liên.
Quận Tây Hồ là một vùng đất có bề dày lịch sử, một trong những nơi hội
tụ của dân cư đất Việt, đã từng góp phần làm nên nền văn minh sông Hồng rực
16


rỡ, luôn gắn liền với sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội. Trải qua quá trình
dựng nước và giữ nước, các thế hệ nhân dân vùng Tây Hồ luôn mang trong
mình truyền thống yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm, cần cù sáng tạo
trong lao động và xây dựng truyền thống văn hoá mang đậm bản sắc quê hương.
Gần một thế kỷ qua, kể từ ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân
dân vùng Tây Hồ sớm đi theo Đảng, tích cực tham gia các phong trào cách
mạng. Trên vùng đất này, Trung ương Đảng, Xứ uỷ Bắc Kỳ và Thành uỷ Hà nội
đã xây dựng thành an toàn khu để lãnh đạo cách mạng khởi nghĩa giành chính
quyền thắng lợi.
Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược đất nước ta một lần nữa, nhân dân vùng

Tây Hồ đã anh dũng đứng lên chiến đấu góp phần làm nên bản hùng ca bất diệt.
Sau ngày Thủ đô giải phóng, nhân dân vùng Tây Hồ tiếp tục phát huy truyền
thống anh hùng cách mạng, cùng nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
xây dựng Chủ nghĩa xã hội miền Bắc và góp phần giải phóng miền Nam.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, giang sơn thu về một
mối, nhân dân vùng Tây Hồ đã vượt lên khó khăn, tiếp tục xây dựng quê hương
giàu đẹp. Là Quận nội thành của Thủ đô Hà Nội, Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân quận Tây Hồ không ngừng phát huy truyền thống cách mạng, đã lập nên
nhiều thành tích đáng tự hào.
1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Quận Tây Hồ
* Về kinh tế
Phát triển kinh tế ở Tây Hồ được chú trọng với mục tiêu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, trong đó coi trọng
phát triển dịch vụ đô thị, giữ gìn và nâng cao các nghề truyền thống như: hoa
đào, quất cảnh, các loại hoa chất lượng cao. “Từ năm 2005 - 2011, giá trị thương
mại - dịch vụ - du lịch chiếm 51,8%; Công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm
43,2%; Nông nghiệp chiếm 5%. Số liệu trên cho thấy cơ cấu phát triển kinh tế ở
quận Tây Hồ đã đi đúng định hướng đề ra. Giá trị sản phẩm trồng trọt theo giá
thực tế bình quân hàng năm đạt trên 130 triệu đồng/ha đất canh tác”1.
1. Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tây Hồ, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IV Đảng bộ quận
Tây Hồ, Hà Nội, 2010. Tr.17.

17


Hàng năm, thu ngân sách Quận đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức
kế hoạch Thành phố giao, năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng bình quân là
18,2% trong đó thu thuế ngoài quốc doanh đạt 596,204 tỷ đồng. Quận đã tập
trung chỉ đạo thực hiện thu đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng kỹ thuật đạt 795,921 tỷ đồng. Việc chi ngân sách đảm bảo đúng

quy định của Luật ngân sách, đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên và đột xuất của
Quận, trong đó tập trung chi cho phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, văn hoá
và đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
* Về văn hoá - xã hội
Hoạt động văn hóa - xã hội có chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân không ngừng cải thiện.
Các chương trình như: Xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng người Hà
Nội thanh lịch, văn minh và giải quyết những vấn đề bức xúc; Xây dựng phường
văn hóa trên địa bàn Quận Tây Hồ đã được tổ chức và triển khai thực hiện
nghiêm túc, chất lượng và hiệu quả. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá ngày càng có chất lượng tốt hơn. Tỷ lệ gia đình văn hoá hàng năm
đạt trên 85%. Phong trào thể dục thể thao phát triển rộng khắp với nhiều hình
thức tổ chức và hoạt động phong phú, thu hút đông đảo các tầng lớp, đối tượng
tham gia: tỷ lệ người tham gia luyện tập thể thao thường xuyên đạt 33%, tỷ lệ gia
đình luyện tập thể thao thường xuyên đạt 30%. Ngoài ra, hoạt động thể thao của
Quận đã giành được hàng trăm huy chương vàng, huy chương bạc và huy chương
đồng ở nhiều nội dung như bơi lội, cờ vua, võ thuật...
Hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hóa văn nghệ được triển khai sâu
rộng, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của Quận. Công tác quản lý nhà nước
về văn hóa được quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Công tác tổ chức và quản lý lễ
hội được thực hiện đúng quy định, đảm bảo văn minh nơi thờ tự. Đặc biệt công tác
quản lý, nâng cấp các di tích lịch sử được quan tâm chỉ đạo. Trong những năm gần
đây đã đầu tư tu bổ, tôn tạo 36 di tích với tổng kinh phí gần 80 tỷ đồng.
“Sự nghiệp giáo dục - đào tạo” được quan tâm phát triển toàn diện. Chất
18


lượng dạy và học trong các nhà trường được nâng lên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi và
tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp năm sau cao hơn năm trước, giáo viên và học
sinh đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi cấp Thành phố. 100% giáo viên đạt trình

độ chuẩn, trong đó 53% đạt trên chuẩn; 100% trường học được nối mạng, triển
khai phần mềm phục vụ công tác quản lý, giảng dạy và học tập; trẻ em 5 tuổi
được học chương trình mẫu giáo lớn đạt 99,8%; tỷ lệ học sinh tiểu học học 2
buổi/ngày đạt 76,4%; tỷ lệ học sinh Trung học cơ sở học 2 buổi/ngày đạt
48,46%; hoàn thành điều tra phổ cập bậc trung học phổ thông. Cơ sở vật chất
được quan tâm đầu tư đáp ứng yêu cầu dạy và học. Hiện nay, trên địa bàn Quận
Tây Hồ có tổng số 15 trường đạt chuẩn quốc gia. Đặc biệt, quán triệt quan điểm
chỉ đạo của Đảng về xây dựng xã hội học tập, 8/8 phường đã thành lập và đưa
vào hoạt động có hiệu quả Trung tâm học tập cộng đồng”.1
Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được duy trì và phát
triển, thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia. Mạng lưới y tế cơ sở được
củng cố, trang thiết bị y tế được đầu tư. 100% các Trung tâm y tế phường đạt
chuẩn quốc gia. Duy trì thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra nên không để
xảy ra các vi phạm trong lĩnh vực y tế.
Công tác dân số - gia đình và trẻ em vẫn được duy trì và đảm bảo tốt. Đội
ngũ cộng tác viên dân số được củng cố, kiện toàn. Công tác truyền thông dân số,
lồng ghép dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đã được triển khai thường xuyên với
nhiều biện pháp tích cực. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được
quan tâm chỉ đạo thực hiện. 100% con em các gia đình chính sách được thăm
hỏi, tặng quà nhân các dịp lễ, tết; trợ cấp thường xuyên cho 100% trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chăm lo đối tượng chính sách
xã hội được đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trong những năm gần đây đã
giải quyết và tham gia giải quyết việc làm cho 22.373 lao động; giảm 443 hộ
nghèo; trên địa bàn Quận không còn hộ đói, không còn hộ nghèo thuộc diện gia
1. Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tây Hồ, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IV Đảng bộ quận
Tây Hồ, Hà Nội, 2010. Tr 19.

19



đình chính sách. Chính quyền Quận đã chỉ đạo giải quyết tốt chế độ trợ cấp ưu
đãi cho những người có công, xây dựng mới và sửa chữa nhiều nhà tình nghĩa.
Công tác phòng chống tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý được triển
khai tích cực, thực hiện tốt mục tiêu ngăn chặn, kiềm chế tốc độ gia tăng người
nghiện mới. Công tác cứu trợ nhân đạo được quan tâm thực hiện.
Ngày nay, với những đặc điểm của một vùng đất nhiều tầng lớp văn hóa
vô cùng phong phú và đặc trưng, đang được các cấp lãnh đạo, ban, ngành của
Quận ủy - UBND quận chăm lo, bảo tồn, quy hoạch, khai thác tiềm năng du
lịch, mang lại giá trị về kinh tế, đồng thời qua đó để quảng bá rộng rãi văn hóa
truyền thống cũng như hình ảnh con người Tây Hồ tới mọi miền.
Nhận thức được văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là nhân tố quan
trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội, là hệ điều tiết của mọi hoạt động kinh tế;
Đảng bộ, Chính quyền các cấp của quận Tây Hồ đã hết sức chăm lo cho sự
nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa trong quy hoạch tổng thể từng giai đoạn
phát triển quận đến năm 2020, làm nên một diện mạo mới của quận trong những
năm gần đây. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, không gian văn hóa được mở
rộng, giao thoa, không chỉ vùng, lãnh thổ, quốc gia mà trên toàn thế giới, cùng
với sự tác động của nền kinh tế thị trường, lối sống thực dụng, chạy theo đồng
tiền, xem nhẹ giá trị đạo đức, đã ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu, định hướng
văn hóa của con người. Mặt trái phong phú, đa dạng của các loại hình dịch vụ
văn hóa, đã tác động không nhỏ tới thuần phong mỹ tục, môi trường văn hóa.
Các giá trị văn hóa, các chuẩn mực của xã hội đang có sự chuyển biến mạnh mẽ,
phức tạp trong đời sống văn hóa của nhân dân thành phố. Tất cả những điều đó
đã ảnh hưởng không nhỏ tới nội dung cũng như hiệu quả quản lý nhà nước về
văn hóa của địa phương.
* Tiểu kết chương 1
Trong hệ thống các thiết chế văn hóa hiện nay, Nhà văn hóa có vai trò rất
quan trọng. Nhà văn hoá là thiết chế văn hoá thực hành giáo dục ngoài nhà
trường, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa,

nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược xây dựng con người phát triển toàn diện.
20


Nhà văn hoá thể hiện vai trò của một cơ quan hướng dẫn nghiệp vụ văn hoá nghệ thuật quần chúng. Quần chúng tự làm văn hoá, khát vọng sáng tạo nghệ
thuật được động viên khuyến khích, phát triển, đó chính là chính sách văn hoá xã hội ưu Việt. Nhà văn hoá là cơ quan nghiệp vụ bồi dưỡng hạt nhân phong
trào, duy trì, nâng cao, thúc đẩy hoạt động văn hoá cơ sở, làm nền tảng cho sự
phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Nhà văn hóa,
trước hết cần có những nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là phải có
sự khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa các cơ sở.
Tây Hồ là quận văn hóa - du lịch của Thủ đô Hà Nội, có lịch sử, văn hóa
lâu đời, nơi lưu giữ những giấu ấn của quá trình hình thành và phát triển của
kinh thành Thăng Long. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, sự xâm nhập của văn
hóa độc hại, sự lai căng văn hóa, lối sống thực dụng và những tiêu cực khác của
nền kinh tế thị trường... đã và đang ảnh hưởng, làm mất đi những giá trị văn hóa
truyền thống địa phương, tới đời sống văn hóa của nhân dân. Các hoạt động văn
hóa tại quận diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp trong mọi mặt của đời sống xã
hội, cần phải có sự tăng cường công tác quản lý về văn hóa của cả hệ thống chính
trị trong việc vận hành thể chế cũng như các thiết chế văn hóa, nhằm nâng cao
hiệu lực, chất lượng quản lý văn hóa trên địa bàn quận.
Kết quả nghiên cứu về phương diện lý luận ở chương 1 là tiền đề có ý
nghĩa để khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của Nhà văn hóa của quận Tây
Hồ trong thời gian qua, làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp nâng cao chất
lượng hoạt động của Nhà văn hóa quận tây Hồ trong thời gian tới. Để tìm hiểu,
nghiên cứu sâu và rõ nét hơn chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở chương 2.

21



Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ VĂN HÓA QUẬN TÂY HỒ
2.1. Khái quát về Nhà văn hóa quận Tây Hồ
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành Nhà văn hoá quận Tây Hồ
Từ năm 1996 đến hết năm 2001 quận Tây Hồ đã có Phòng văn hóa nhưng
chưa có Trung tâm, chưa có Nhà văn hóa. Công tác sự nghiệp, phong trào được
tổ chức và diễn ra ở quy mô cấp quận trở lên đều do Phòng Văn hóa Thông tin
thể dục thể thao tổ chức thực hiện. Các mặt như tuyên truyền cổ động trực quan,
văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao còn tổ chức được do tận dụng các sân bãi của
các Phường, các trường học… nhưng có những phần việc không triển khai được
trong đó có công tác thư viện…
Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của quận, nhu cầu đẩy mạnh các hoạt động
phong trào ngày càng đòi hỏi ra đời một tổ chức phong trào sự nghiệp của cấp quận.
Vì vậy, ngày 17 tháng 12 năm 2004 UBND quận Tây Hồ đã ra Quyết định Số
8894/QĐ - UBND thành lập Nhà văn hóa – Thể dục thể thao quận Tây Hồ.
Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, sự đồng thuận của các tầng lớp
nhân dân, cuối năm 2003 lãnh đạo quận Tây Hồ quyết định khởi công xây dựng
hóa Nhà văn hóa quận tại khu vực Hồ Ao Vả ven đường Lạc Long Quân thuộc
đất của phường Phú Thượng. Năm 2004 quyết định khởi công xây dựng Trung
tâm Thể dục thể thao ven trục đường Xuân La - Xuân Đỉnh… Lúc này Trung
tâm Văn hóa thể dục thể thao quận Tây Hồ được tách làm 2: Nhà Văn hoá quận
Tây Hồ đặt tại Nhà văn hóa phường Nhật Tân, Trung tâm thể dục thể thao ở nhà
điều hành của hồ bơi Quảng Bá. Đến đầu năm 2006, Nhà văn hóa chuyển từ
Nhà văn hóa phường Nhật Tân về địa điểm của Nhà văn hóa đang xây dựng sắp
xong, vừa điều hành các hoạt động phong trào vừa giám sát thi công…đến ngày
28/4/2006, tòa nhà Nhà văn hóa đã khánh thành và chính thức đi vào hoạt động
từ ngày 01/5/2006.
Nhà văn hoá tọa lạc tại số nhà 691 Lạc Long Quân thuộc phường Phú
Thượng với tổng diện tích 7000m2 trong đó có 2100m2 được xây 3 tầng với đầy
22



đủ các phòng cức năng hoạt động gồm:
+ 01 Rạp hát 500 chỗ
+ 06 phòng mỗi phòng 200m2 để làm thư viện và các buồng nghiệp vụ
+ 09 phòng x 45m2/phòng để tổ chức các hoạt động, các lớp học thuộc
lĩnh vực văn hóa - văn nghệ…
+ 4900m2 sân để tổ chức hoạt động phong trào.
Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quận ủy - HĐND - UBND
quận Tây Hồ, sự quan tâm chỉ đạo về chuyên môn của Sở Văn hóa Thông Tin
(nay là Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hà Nội), đặc biệt là sự phối hợp của các
đoàn thể chính trị quận, phường, các đơn vị trong quận, sự hưởng ứng của mọi
tầng lớp nhân dân… trong đó có sự nỗ lực cố gắng vươn lên của cán bộ Nhà văn
hóa quận Tây Hồ, Nhà văn hóa quận Tây Hồ luôn là một trong những đơn vị tốp
đầu của các Trung tâm, các Nhà văn hóa ở Hà Nội, cả ở hoạt động phong trào,
kết quả của các kỳ hội thi, hội diễn và công tác chú trọng nâng cao đời sống cán
bộ công nhân viên.
Hiện nay Nhà văn hóa quận Tây Hồ có địa chỉ tại số 651 Lạc Long Quân Tây Hồ - Hà Nội.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức của Nhà văn hóa quận
Tây Hồ.
* Chức năng
- Nhà Văn hoá Quận Tây Hồ trực thuộc UBND Quận Tây Hồ, chịu sự chỉ
đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở VHTT&DL Thành phố Hà Nội.
- Nhà Văn hoá Quận Tây Hồ là một đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo
một phần chi phí hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước theo quy định. Nhà văn hoá Quận
Tây Hồ trực thuộc UBND Quận Tây Hồ, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp
vụ của Sở VHTT$DL Thành phố Hà Nội.
* Nhiệm vụ
- Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ

văn hóa của nhân dân địa phương.
23


- Tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn
hóa xã hội theo đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thực
hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa của Quận.
- Tổ chức các hoạt động Thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên
cứu và giải trí của cán bộ và nhân dân trên địa bàn quận.
- Hướng dẫn và tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công
tác văn hóa, thông tin cơ sở. Tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng
nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
- Tổ chức các dịch vụ công về văn hóa, văn nghệ.
- Tổ chức chiêu sinh, mở lớp năng khiếu thiếu nhi.
- Giúp đỡ chuyên môn các loại hình CLB trong lĩnh vực văn hóa - văn
nghệ trên địa bàn quận
- Xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác hàng
năm nhằm thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch của quận và thành phố.
- Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động trực quan, văn
hóa nghệ thuật, giới thiệu sách - báo, các hình thức giáo dục truyền thống, chiếu
phim, câu lạc bộ - đội - nhóm sở thích, lớp năng khiếu nghệ thuật, kỹ năng
ngành nghề.
- Tổ chức các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng. tổ
chức các lớp hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn hóa nghệ thuật quần chúng để
góp phần xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa cơ sở.
- Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu văn hóa - văn nghệ.
- Tổ chức các hoạt động tác nghiệp chuyên môn, các hoạt động dịch vụ
văn hóa đáp và các hoạt động dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của nhân dân, đảm
bảo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn
vị.

- Thực hiện nghĩa vụ thu nộp ngân sách nhà nước. Quản lý công chức,
viên chức, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do QU – HĐND – UBND quận Tây Hồ giao.
* Quyền hạn
24


- Tham mưu, đề xuất với QU –HĐND – UBND quận Tây Hồ về các hoạt
động nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà văn hóa; đề xuất khen
thưởng cấc tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động văn hóa.
- Giao lưu, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động trong lĩnh
vực văn hóa với các Nhà văn hóa, Nhà văn hóa quận, huyện, tỉnh, thành phố.
- Được liên doanh, liên kết hợp tác với các đơn vị, tổ chức cá nhân trong
việc tổ chức các hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao và các hoạt động khác
nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong quận, và phù hợp với điều kiện cơ sở
vật chất của Nhà văn hóa, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
- Được quyết định ký hợp đồng thuê, khoán công việc, thôi việc, chấm
dứt hợp đồng làm việc, khen thưởng, kỹ kuật thuộc thẩm quyền quản lý theo quy
định của pháp luật.
2.2. Cơ cấu tổ chức và quy chế làm việc của Nhà văn hóa quận Tây Hồ
2.2.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Nhà văn hóa quận Tây Hồ gồm:
1. Ban Giám đốc: 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc
2. Bộ phận nghiệp vụ:
* Tổ chuyên môn bao gồm:
- Bộ phận phụ trách công tác tuyên truyền cổ động trực quan
- Bộ phận phụ trách công tác văn hóa văn nghệ:
+ Phụ trách phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng
+ Phụ trách các câu lạc bộ và các lớp năng khiếu
- Bộ phận phụ trách công tác thư viện

* Tổ kế toán – văn phòng bao gồm:
- Bộ phận phụ trách công tác kế toán
- Bộ phận phụ trách công tác văn phòng, văn thư - lưu trữ:
+ Phụ trách công việc tạp vụ
+ Phụ trách quản lí cơ sở vật chất
* Tổ bảo vệ
2.2.2. Quy chế làm việc
2.2.2.1. Giám đốc
Giám đốc là người đứng đầu Nhà văn hóa. Lãnh đạo và điều hành toàn
diện mọi hoạt động của Nhà văn hóa theo thẩm quyền, chức năng được cấp trên
giao. Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ hoạt động của Nhà văn hóa.
Giám đốc có quyền hạn và trách nhiệm:
25


×