Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

bài giảng tích hợp liên môn Lý THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.02 KB, 11 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ TẬP HUẤN (9/2016)
Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp liên môn
Tên chủ đề: “ÁP SUẤT VÀ MÔI TRƯỜNG”
I. THÔNG TIN CHUNG:
1. Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Dầu Tiếng
2. Lĩnh vực: Khoa học Tự Nhiên
3. Thông tin nhóm 4( THCS Định An + THCS Minh Tân)
STT

Họ và tên

Môn học

Điện

Ghi chú

thoại/email
1
2
3
4
5

Lưu Bình Giang
Đỗ Tuấn Cảnh
Hoàng Trung Thành
Trịnh Thị Minh Phương
Nguyễn Thị Thanh Huyền

Vật Lý


Vật Lý
Vật Lý
Vật Lý
Vật Lý

I. NỘI DUNG:
A. GIỚI THIỆU CHUNG:
I. Tên chủ đề tích hợp:
CHỦ ĐỀ: “ÁP SUẤT VÀ MÔI TRƯỜNG” (4 tiết).
* Liên môn:
- Môn Sinh học: Bài 20, bài 21 sinh 8,bài 21 sinh 9,bài 29 sinh 9,bài 54 sinh
9,bài 59,bài 60 sinh 9.
- Môn Hóa học: Bài 24,bài 25 hóa 8,bài 28 hóa 8,bài 36 hóa 8
- Môn Vật Lí: Bài 7 vật lí 7,bài 7 lớp 8,Bài 8 lớp 8,bài 9 lớp 8.
II. Mục tiêu dạy học:
1. Về kiến thức:
* Sau khi học xong chủ đề này học sinh phải:
- Hiểu được khái niệm chung về áp lực,áp suất của các chất và các tác dụng của
môi trường sống của sinh vật, con người.
1


- Hiểu được con người cần phải bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
* Thông qua chủ đề các em:
- Thấy được cách làm giảm áp lực,áp suất khi làm việc,trong công việc,ứng dụng
trong thực tế.(Kiến thức vật lí 8 bài 7.Áp suất, bài 8 .Áp suất chất lỏng,bài 9. Áp
suất khí quyển)
- Ảnh hưởng của môi trường đến con người trong cuộc sống như thế nào?(Kiến
thức Vật lí 7 bài 16: Ô nhiễm tiếng ồn)
- Nắm được tại sao khi trồng nhiều cây xanh lại hạn chế ô nhiễm môi trường, công

dụng của cây xanh trong cuộc sống. (Kiến thức bài 24 Hóa học 8: Tính chất của
oxi,bài 25. Sự oxi hóa,phản ứng hóa học - Ứng dụng của oxi ,bài 28. Không khí
và sự cháy.)
- Thấy được hậu quả của ô nhiễm môi trường do tác nhân vật lí và hóa học gây ra
dẫn đến hiện tượng đột biến và một số bệnh, tật di truyền ở người nói riêng và sinh
vật nói chung. (Kiến thức bài 21 Sinh học 9 đó là: Đột biến gen; bài 29: Bệnh và
tật di truyền ở người). Từ đó nêu được vai trò của đột biến đối với sinh vật.
- Nắm được thế nào là ô nhiễm môi trường và các nguyên nhân gây ô nhiễm. (Kiến
thức hóa học8 bài 36. Nước, bài 54 Sinh học 9: Ô nhiễm môi trường)
- Con người tác động đến môi trường và cần bảo vệ,gìn giữ thiên nhiên. (bài 59
Sinh học 9 Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã; bài 60 sinh 9:
Luật bảo vệ môi trường).
2. Về kỹ năng:
- Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày 1 vấn đề.
- Kĩ năng khi vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế.
- Kỹ năng lắng nghe, hoạt động nhóm.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về áp
lực,áp suất và môi trường trong cuộc sống.
- Kĩ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn lí- hóa – sinh.
3. Thái độ:
* Qua chuyên đề:
- Biết cách làm giảm lực trong các công việc.
2


- Biết được áp suất của nước gây ra với thợ lặn.
- Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.
- Giúp HS thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học.
- Yêu thích các môn học :Lí – Hóa – Sinh.

III. Đối tượng dạy học của dự án:
Học sinh khối 8 cấp THCS .
IV. Ý nghĩa của dự án:
Qua dạy học thực tế nhiều năm bản thân tôi thấy rằng việc tích hợp kiến
thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là
việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ
môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn
phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác để giúp
các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và
hiệu quả nhất.
Đối với việc tích hợp kiến thức các môn toán, hóa học, sinh học vào bài dạy
“Áp suất và môi trường” sẽ giúp các em nắm được, hiểu rõ khi làm việc dùng
những dụng cụ có tiết diện nhỏ giúp con người làm việc nhẹ nhàn hơn,những
người thợ lặn ngoài có trang phục chịu áp suất lớn còn phải có sức khỏe tốt, hệ
thần kinh và hệ tim mạch tốt;vấn đề ô nhiễm môi trường; Sự sinh tồn của các loài
động vật dưới nước khi môi trường nước không bị ô nhiễm; Biết cách thở khi rơi
xuống nước. Từ đó, các em có ý thức bảo vệ môi trường bằng một số biện pháp
thiết thực của bản thân.
Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các
môn học khác sẽ giúp học sinh tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn
đề đặt ra trong SGK. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú
bài học, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn
đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn.
- Học sinh được rèn luyện thói quen, tư duy nhận thức một vấn đề nào đó một
cách có hệ thống và logic.
- Gắn kết được các kiến thức, kĩ năng và thái độ của các môn khoa học khác với
nhau làm cho học sinh yêu thích môn học hơn.
V. Thiết bị dạy học, học liệu:
1. Đối với giáo viên (GV):
Chuẩn bị:

* Bảng phụ, bút dạ
3


* Một số tranh về chiếc xẻng có tiết diện khác nhau…..và hình ảnh về người thợ
lặn ở các độ sâu khác nhau do áp suất của nước gây ra, hai ống pittong có tiết diện
khác nhau,dây nối hai pittong tạo ra áp suất chất lỏng;của khí quyển(hộp sữa…).
* Clip về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
* Sách giáo khoa và giáo viên: Sinh 8,Sinh 9, hóa học 8; vật lí 7, vật lí 8.
* Phòng bộ môn có sử dụng công nghệ thông tin.
* Việc thiết kế GAĐT được chuẩn bị như sau:
Bước 1: GV soạn GAĐT các slide của bài dạy.
Bước 2: Tiến hành soạn GA WORD để giảng dạy trên lớp.
- Xác định nội dung bài dạy, phần kiến thức cần ghi bảng để HS theo dõi bài.
Bước 3: Chú ý:
+ GAĐT không thể thay thế giáo án truyền thống mà đó chỉ là phương tiện hỗ trợ
cho GV trong việc thực hiện các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới
phương pháp, các khâu của quá trình dạy học.
+ GAĐT giúp GV tiết kiệm thời gian, góp phần thể hiện đồ dùng dạy học, thay
thế hệ thống bảng phụ cồng kềnh cho GV, trình chiếu các tư liệu dạy học mà GV
dùng để minh hoạ cho bài học.
2. Đối với học sinh (HS):
* Sách giáo khoa.
* Tìm hiểu thông tin về các dạng áp suất của chất rắn,lỏng,khí,môi trường và các
nhân tố trong các môn học: Lí 7,Lí 8,Hóa 8,Sinh 8,Sinh 9,
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
1. Ổn dịnh tổ chức:
2. Bài mới:
Như các em đã biết trong cuộc sống những áp lực, áp suất của các chất rắn ,chất
lỏng, chất khí đã ảnh hưởng đến con người và môi trường như thế nào? Và có mối

quan hệ khắng khít với nhau ra sao ? Tác động lẫn nhau và tác động qua lại với
nhau như thế nào?. Để hiểu rõ mối quan hệ này từ đó giúp con người đề ra các
biện pháp giảm áp lực,áp suất ở các chất và ứng dụng trong thực tế ra sao,thầy trò

4


chúng ta cùng nghiên cứu: Dạy học tích hợp các môn: Sinh học, Hóa học, Vật Lí
và Ứng dụng CNTT. Thông qua chủ đề: “Áp suất và môi trường” .
B/ KẾ HOẠCH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: Áp lực,áp suất của các chất :
- GV: Chiếu tranh Hình 7.1 SGK và ĐV Đ: Tại sao máy kéo nặng nề lại chạy được
bình thường trên nền đất mềm,còn ôtô nhẹ hơn nhiều lại có thể bị lún bánh và sa
lầy trên chính quãng đường đó?
- HS: Làm việc nhóm, quan sát hình 7.1 nêu được các yếu tố gây ra lực phụ thuộc
vào bề mặc tiếp xúc.
- GV: Yêu cầu liên hệ thực tế.
- HS: Cho ví dụ thực tế: móng nhà,móng cầu,lót kê:bàn,ghế,tủ,giường…
- GV: Kết luận và ghi bảng.
-Áp lực là lực tác dụng vuông góc với mặt phẳng bị ép.
-Áp suất là áp lực tác dụng lên một đơn vị diện tích bị ép.
-Công thức:P= F/S
*Cách làm giảm áp suất:-Tăng diện tích bị ép.
- GV: Chiếu một số hình ảnh về động vật, thực vật. Yêu cầu HS hoàn thành bảng
41.1 về môi trường sống của sinh vật.Giới thiệu về môi trường sống của sinh vật.
- HS: Quan sát và liên hệ thực tế để hoàn thành bảng 41.1 theo nhóm (4 nhóm).
Đại diện 2 nhóm lên trình bày, 2 nhóm còn lại đối chiếu với kết quả của nhóm
mình để nhận xét và bổ sung nếu có.
- GV: Chiếu đáp án.
- HS: Phân tích từ đáp án để phân chia thành 4 loại môi trường sống chủ yếu.

- GV: Kết luận và ghi bảng.
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh
chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của
sinh vật.
- Có 4 loại môi trường chủ yếu:
+ Môi trường nước
5


+ Môi trường trên mặt đất - không khí.
+ Môi trường trong đất.
+ Môi trường sinh vật.
- GV: Kiểm tra lại sự tiếp thu kiến thức về phân loại môi trường bằng cách chiếu
tranh câm mô tả môi trường sống của sinh vật, gọi một em lên chỉ các loại môi
trường của sinh vật
- 1 em lên chỉ các em còn lại chú ý lắng nghe, sau đó nhận xét.
- GV tích hợp: (Kiến thức bài 54 Sinh học 9: Ô nhiễm môi trường và Kiến thức
bài 16 Vật Lí 7: Chống Ô nhiễm tiếng ồn)
- GV: Em hãy cho biết tình hình môi trường hiện nay thông qua?
- GV chiếu câu truyện ngắn: ”CON RÙA VÀNG” lên màn hình và gọi 1 em đọc to
rõ ràng cho cả lớp nghe.
Chuyện kể rằng: Vào một ngày chủ nhật trời nắng nóng, một tốp học sinh đang
đi dạo quanh hồ thì nhìn thấy một chú rùa vàng nổi lên mặt nước. Các em dừng lại
quan sát.
Rùa vàng đang bơi và cố tìm cách lên bờ, trông nó thật vất vả mà không tìm được
lối lên. Một học sinh đi lại gần rùa, cúi xuống đua tay ra định giúp rùa, xong cậu
ta đứng phắt dậy. Có tiếng hỏi:
- Sợ à! Sợ gì để tớ!
Cậu kia đáp
- Không sợ rùa mà sợ mùi hôi thối!

Anh bạn kia vừa cúi xuống, còn xa mới tới mặt nước rùa đang bơi, nhưng cũng
vội đứng lên ngay vì không chịu nổi mùi nước hồ xông lên.
Đúng vậy nước hồ thối quá, đi thôi!
Mọi người nhìn hồ chới với, ai cũng cảm nhận như là rùa đang trách cứ mình
- 1 HS lên đọc các em còn lại chú ý lắng nghe để hiểu được thông điệp về môi
trường mà câu truyện mang tới.
- GV: qua câu truyện hình ảnh rùa và nước nói lên điều gì?
- HS thấy được môi trường sống của sinh vật đang bị ô nhiễm trầm trọng.
- GV: đưa ra một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường
6


- HS: từ hình ảnh các em thấy được không chỉ có môi trường nước bị ô nhiễm mà
các loại môi trường đều bị ô nhiễm. Từ đó các em hình thành khái niệm ô nhiễm
môi trường là gì?
- GV: kết luận và ghi bảng.
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời
các tính chất lí học, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi.
- GV: Vậy tính chất lí học, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi thì dẫn
đến hiện tượng gì?
- GV tích hợp: Kiến thức bài 21, 22, 23 trong Sinh học 9 là hiện tượng Biến dị và
đưa ra sơ đồ khái quát và giảng sơ đồ.
- HS: quan sát chú ý lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.
- GV: Đưa ra một số hình ảnh đột biến ở người và động vật
- HS: qua hình ảnh thấy được hậu quả của ô nhiễm môi trường và liên hệ đến nạn
nhân chất độc màu da cam và tại sao ở Phú thọ lại có làng được gọi là làng ung thư
- GV: chiếu 1 số hình ảnh về các vụ cháy nổ. Vậy nguyên nhân là do đâu?
- HS: nêu được nguyên nhân chủ yếu là do con người
- GV: kết luận ghi bảng
- Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra còn do

một số hoạt động của tự nhiên.
- GV tích hợp: Kiến thức bài 29 trong Sinh học 9 là Bệnh và tật di truyền ở người.
- HS: nêu hậu quả của ô nhiễm môi trường.
- GV: kết luận ghi bảng
- Gây ra các bệnh di truyền nguy hiểm và các dị tật bẩm sinh ở người.
? Em hãy kể tên một số bệnh và tật di truyền ở người.
- GV: Chiếu 1 đoạn clip về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- HS: Theo dõi ghi nhớ thông tin từ đó đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường.
7


- GV: Cung cấp thêm tranh ảnh một số biện pháp bảo vệ môi trường ở những địa
phương khác để các em học tập.
- HS: Quan sát → từ đó áp dụng đối với địa phương mình.
- GV: Kết luận ghi bảng.
- Biện pháp bảo vệ ô nhiễm môi trường:
+ Xử lí rác thải có khoa học,hạn chế khí thải...
+ Chống sản xuất, sử dụng vũ khí hạt nhân.
+ Tích cực trồng cây xanh
+ Tuyên truyền công tác giữ gìn vệ sinh khu dân cư.
+ Hạn chế phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...
- GV: Nêu câu hỏi tại sao phải tích cực trồng cây xanh?
GV tích hợp kiến thức bài 52 trong Hóa học 9: Tinh bột và xenlulozơ
HS: Nêu được CO2 tham gia vào quá trình quang hợp theo phản ứng.
6nCO2 + 5nH2O

ánhsáng
Clorophin,

→


(-C6H10O5-)n + 6nO2

Do vậy lượng CO2 trong không khí giảm.
- GV: Đưa ra câu vấn đề tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường và tài nguyên
thiên nhiên.
- HS: Dựa vào kiến thức ở phần trên kết hợp với hiểu biết thực tế và nêu được môi
trường hiện nay đang bị ô nhiễm và tài nguyên thiên nguyên ngày càng cạn kiệt,
điều quan trọng các em thấy được bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
chính là bảo vệ môi trường sống của mỗi chúng ta từ đó các em rút ra được môi
trường có ý nghĩa và vai trò gì?
- GV: Kết luận và ghi bảng:
- Vai trò của môi trường:
+ Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế văn hoá xã hội .
+ Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ đạo đức
+ Tạo cuộc sống tinh thần làm cho con người vui tươi khoẻ mạnh .
- GV: Cho HS quan sát lại tranh đáp án các yếu tố ảnh hưởng đến con Hươu và GV
giảng những yếu tố ảnh hưởng đến con Hươu người ta gọi là nhân tố sinh thái.
8


- GV: Nêu vấn đề, vậy thế nào là nhân tố sinh thái? các em đi nghiên cứu hoạt
động 2.

HOẠT ĐỘNG 2: Các nhân tố sinh thái của môi trường.
- HS: Dựa vào đáp án khái quát thành khái niệm nhân tố sinh thái.
- GV: Kết luận và ghi bảng.
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật
- GV: Yêu cầu các em phân chia các nhân tố sinh thái trên thành các nhóm (dựa
vào những điểm khác nhau).

- HS: Dựa vào sự sống của các yếu tố hoặc khả năng lớn lên, sinh sản... để phân
chia
Nhóm không sống: Ánh sáng, nhiệt độ, không khí...
nhóm cơ thể sống: Thực vật, thú dữ, giun sán...
- GV: Kết luận và ghi bảng.
- Các nhân tố sinh thái được chia thành 3 nhóm:
+ Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình...
+ Nhân tố hữu sinh (Nhân tố sinh vật): VSV, nấm, động vật, thực vật,
+ Nhân tố sinh thái: con người
- HS: Giải thích tại sao con người được xếp vào nhóm nhân tố sinh thái riêng
- GV: Chiếu bảng 41.2 SGK T 119 sinh 9 lên máy để kiểm tra kiến thức các em
vừa thu được
- HS: Hoạt động nhóm hoàn thành bảng
- GV: Gọi 2 nhóm lên thuyết minh 2 nhóm còn lại theo dõi và so sánh với kết quả
của nhóm mình để nhận xét và bổ sung. Sau đó GV chốt đáp án trên máy.
- HS: Từ phần hoạt động nhóm của mình để thấy được những hoạt động của con
người tới môi trường (cả tích cực và tiêu cực).
- GV: Kết luận và ghi bảng.
9


- Nhân tố con người: Tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép.... tác động
tiêu cực: săn bắn, đốt phá làm cháy rừng...
- GV Tích hợp: Kiến thức bài 53 Sinh học 9 Tác động của con người tới môi
trường. Con người tác động đến môi trường qua những thời kì nào?
- HS: Suy nghĩ độc lập đưa ra được 3 thời kì:
+ Thời kì nguyên thủy
+ Thời kì xã hội nông nghiệp
+ Thời kì xã hội công nghiệp
- GV: Đưa một số hình ảnh về tác động của con người tới môi trường qua 3 thời kì.

- HS: Quan sát và nêu những hiểu biết về từng thời kì. Đặc biệt là thời kì nguyên
thủy
- GV: Kết luận và ghi bảng.
- Tác động của con người tới môi trường qua 3 thời kì:
+ Thời kì nguyên thủy
+ Thời kì xã hội nông nghiệp
+ Thời kì xã hội công nghiệp
- GV: Nhờ sự hiểu biết về thời kì nguyên thủy của các em để giáo dục các em biết
yêu quê hương đất nước, biết quý trọng quá khứ.
- GV: Yêu cầu HS trình bày được ví dụ về sự thay đổi của các nhân tố sinh thái và
ảnh hưởng của chúng tới sinh vật qua một số câu hỏi:
+ Trong 1 ngày ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào?
+ Nước ta độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau?
+ Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế nào?
- Nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới, sự phân hóa ra 4 mùa không rõ rệt. Ở Miền
Nam, hầu như nóng quanh năm, chỉ có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa.
- Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay đổi theo từng môi trường và thời
gian.
10


3. Củng cố:
- GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cần nhớ của chủ đề.
- Yêu cầu các em xây dựng lại nội dung của chuyên đề dưới dạng bản đồ tư duy.
(Cá nhân xây dựng).
- GV: Dán một số sản phẩm của các em lên bảng và yêu cầu học sinh nhận xét và
bổ sung.
4. Hướng dẫn học bài:
- Học và trả lời câu hỏi SGK trang 85,160, 165.
- Xem trước nội dung bài 61.

- Tìm hiểu các bộ luật về bảo vệ môi trường.

11



×