Tải bản đầy đủ (.doc) (523 trang)

VĂN HOÁ DÂN GIAN VÙNG BIỂN QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.38 MB, 523 trang )

VĂN HOÁ DÂN GIAN
VÙNG BIỂN QUẢNG NINH
(Khảo cứu, sưu tầm)

1


2


VĂN HOÁ DÂN GIAN
VÙNG BIỂN QUẢNG NINH
(Khảo cứu, sưu tầm)

3


LỜI TÁC GIẢ
4


Theo GS- TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch
Hội VNDG VN: “Văn hoá dân gian là nội lực
văn hoá dân tộc, là sáng tạo của nhân dân lao
động”.
Văn hoá - văn nghệ dân gian nói chung, và của
vùng biển, đảo Quảng Ninh nói riêng là một tài
sản văn hoá phi vật thể vô giá, đã và đang góp
phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế
xã hội của địa phương cũng như của đất nước.
Văn hoá được tạo ra bởi con người, cho con


người và vì cuộc sống con người, Đảng cộng sản
Việt Nam đã chủ trương “Lấy dân làm gốc”, xây
dựng một chế độ mới “Từ nhân dân mà ra” nhằm
mục đích “Phục vụ Nhân dân”, và thực hiện phương
châm điều hành nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa: “Do dân, và vì dân, Dân nói. Dân bàn. Dân
làm. Dân kiểm tra”. Và cuối cùng là cho dân được
hưởng mọi phúc lợi xã hội. “Dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”...
Văn hoá - văn nghệ dân gian là gốc của bản
sắc văn hoá dân tộc. Thủ tướng Phạm Văn Đồng
đã nói: "Mất văn hoá dân gian, là mất hồn dân
tộc”, như thế đủ biết vai trò của văn hoá nói chung
có một vị trí, vai trò vô cùng đặc biệt với mỗi
quốc gia dân tộc. Để gìn giữ và phát huy giá trị
đặc biệt này không phải một sớm một chiều,
5


không phải của một người, mà cần cả cộng đồng
chung tay để những giá trị văn hoá vô giá đó
không bị mai một. Chính vì lẽ đó, tác giả đã cố
gắng thực hiện một thiên chức cao cả của người
làm công tác nghiên cứu, sưu tầm văn hoá nói
chung, và nghiên cứu, sưu tầm văn hoá dân gian
vùng biển Quảng Ninh nói riêng một cách có hệ
thống, nhằm góp phần bảo tồn vốn quý về văn hoá
dân gian của nhân dân các dân tộc Vùng biển, đảo
và ven biển tỉnh Quảng Ninh.
Trong tập sách này, xin trân trọng giới thiệu

với bạn đọc những nghiên cứu bước đầu về văn
hoá- văn nghệ dân gian vùng biển tỉnh Quảng
Ninh với hy vọng góp một phần nhỏ vào công
việc của người nghiên cứu văn hoá về đất và
người vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc.
Mặc dù đã dành nhiều công sức đầu tư đi điền
dã lấy tư liệu, khảo cứu và sưu tầm vốn văn hoá
dân gian vùng biển Quảng Ninh trong nhiều năm
qua, được nhiều nhà nghiên cứu cho ý kiến, song
không tránh khỏi những hạn chế nhất định, rất
mong được bạn đọc góp ý trực tiếp cho tác giả

6


Ch¬ng I

KHÁI LƯỢC BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
VỊ TRÍ VÀ TIỀM NĂNG VÙNG BIỂN,
ĐẢO QUẢNG NINH
I - KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HOÁ VÀ VĂN
HOÁ DÂN GIAN
Văn hoá gắn bó hữu cơ với con người, là sản
phẩm hoạt động của con người. Không có văn hoá
ngoài xã hội loài người và cũng không có loài
người không có văn hoá. Trong xã hội, con người
là chủ thể sáng tạo ra văn hoá, và đồng thời con
người cũng là sản phẩm của văn hoá cộng đồng.
Nói đến văn hoá là nói đến con người. Hoạt động
của con người đa dạng; do vậy văn hoá của nhân

loại cũng hết sức đa dạng về hình thức và phong
phú về nội dung. Mỗi dân tộc đều có sáng tạo ra
văn hoá và truyền thống văn hoá của dân tộc
mình, truyền thống đó được hình thành trong quá
trình lịch sử, trở thành tập quán, nếp sống, bản sắc
văn hoá của dân tộc
Bởi lẽ đó, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng kể
lại rằng: “Ngay từ khi dựng nước đầu tiên của dân
7


tộc (Vua Hùng) và sau đó thời Khúc, thời Ngô,
thời Lê...đến thời đại Hồ Chí Minh, nước ta là một
Quốc gia đa dân tộc: Văn Lang, Âu Lạc cũng vậy,
mà Đại Việt, rồi đến Việt Nam cũng vậy. Cố
nhiên trong quốc gia đa tộc ấy, bao giờ cũng có
một tộc người đóng vai trò trung tâm liên kết
người Việt cổ hay người Việt hiện đại, ta gọi là
người Kinh”.
Do đó, có ý thức quốc gia, mà cũng có tâm lý
tộc người. Có cái chung và cũng có cái riêng,
trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam. Khi
nói đến bản chất văn hoá là đa dạng, nên cần nhận
thức như một phức thể thống nhất trong đa dạng.
Có truyền thống văn hoá Việt Nam, cũng có sắc
thái truyền thống riêng của từng vùng - miền, từng
thành phần tộc người, đến cả văn hoá khu phố,
văn hoá thôn, bản, dòng họ và mỗi gia đình để hợp
thành chính thể văn hoá Việt Nam.
Về văn hoá, ta đang thực hiện 3 chiến lược sau

đây:
1- Chiến lược kế thừa tinh hoa truyền thống,
hoặc là chiến lược bảo tồn
2- Chiến lược xoá bỏ những phong tục-tập
quán lạc hậu, lỗi thời, đó là cải tạo
8


3- Chiến lược xây dựng ý thức hệ mới, nền văn
hoá mới, con người Việt Nam mới xã hội chủ
nghĩa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đó là chiến lược phát triểnđổi mới
Văn hoá văn nghệ dân gian được tổ chức giáo
dục khoa học quốc tế của Liên hiệp quốc, gọi tắt
là UNESCO công bố khuyến nghị tại kỳ họp
tháng 12/2002 đưa ra khái niệm về Di sản văn hoá
phi vật thể gồm có: Các hình thức biểu đạt truyền
miệng; trình diễn nghệ thuật; tập quán xã hội; tín
ngưỡng và lễ hội; tri thức dân gian và tập quán về
môi trường thiên nhiên.
Di sản văn hoá là tài sản của nhân loại. Trong
Luật Di sản văn hoá của Quốc Hội nước cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và Chủ tịch
Nước ký Quyết định công bố tháng 7 năm 2001 có
văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Văn hoá
phi vật thể được quy định bao gồm: “Di sản văn
hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch
sử, văn hoá, khoa học, được lưu bằng trí nhớ, chữ
viết được lưu truyền khác, bao gồm: Tiếng nói,
chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,

ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối
sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền
9


thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn
hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc
và những tri thức dân gian khác”
Thủ tướng Chính Phủ ban hành Nghị định số
92/2002/NĐ-CP, ngày 11 tháng 11 năm 2002 quy
định về văn hoá phi vật thể bao gồm:
- Tiếng nói, chữ viết
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học có
giá trị lịch sử văn hoá khoa học
- Ngữ văn truyền miệng bao gồm thần thoại,
tục ngữ, ngạn ngữ, thành ngữ, câu đố, ngụ ngôn,
ca dao, truyện thơ dân gian, sử thi, trường ca, văn
tế, lời khấn và các hình thức văn ngữ truyền
miệng khác
- Diễn xướng dân gian bao gồm: âm nhạc,
múa, sân khấu, trò nhại, giả trang, diễn thời trang,
diễn người đẹp, hát đối, trò chơi và các hình thức
diễn xướng dân gian khác.
- Lối sống, nếp sống thể hiện qua khuôn phép
ứng xử-đối nhân-xử thế, luật tục, hương ước,
chuẩn mực đạo đức, nghi lễ trong ứng xử với tổ
tiên, với ông bà, với cha mẹ, với thiên nhiên, ma
chay, cưới xin, lễ đặt tên, hành động và lời chàomời, các phong tục tập quán khác.
10



- Lễ hội truyền thống bao gồm:Lễ hội có nội
dung đề cao tinh thần yêu nước, yêu thiên nhiên,
lòng tự hào dân tộc, truyền thống chống ngoại
xâm, tôn vinh các anh hùng dân tộc, danh nhân
văn hoá, ca ngợi tinh thần cần cù lao động sáng
tạo của nhân dân, đề cao lòng nhân ái, khát vọng
tự do, hạnh phúc, tinh thần đoàn kết cộng đồng.
- Nghề thủ công truyền thống
- Tri thức văn hoá dân gian bao gồm: Tri thức
về y, dược cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về thiên
nhiên và kinh nghiệm sản xuất, về binh pháp, về
kinh nghiệm sáng tác văn nghệ (học thuật), về
trang phục truyền thống, về đất nước, thời tiết, khí
hậu, tài nguyên, về sông, biển, núi rừng và các tri
thức dân gian khác...
Từ những định nghĩa trên đây, những giá trị
mà Di sản đem lại, đó là: Được lưu giữ bằng trí
nhớ, chữ viết của con người được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác thông qua truyền miệng,
truyền nghề và trình diễn, nó tồn tại trong ký ức
và tâm thức của con người.
Di sản văn hoá phi vật thể có tính bền vững lâu
dài nhưng lại có nguy cơ thất truyền mai một rất
cao do nhận thức của con người, do trong quá
11


trình phát triển của xã hội và giao lưu tác động từ
bên ngoài và lớp người lưu giữ nhiều Di sản (tài

sản văn hoá văn nghệ dân gian) vơi dần do quy
luật của vòng đời.
Cần hiểu giá trị của Di sản văn hoá (Văn hoá
văn nghệ dân gian) nó được thể hiện qua sáng tạo
của con người, vì con người và phục vụ cho cuộc
sống của con người. Trong quá trình sáng tạo đều
gắn với một cá nhân, một tộc người, một cộng
đồng người cụ thể. Do vậy, Di sản văn hoá phi vật
thể tạo nên lớp tích tụ văn hoá hàng ngàn năm lịch
sử. Nó còn là bảo tàng văn hoá lưu giữ nhiều giá
trị văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể của
nhân loại.
Đặc trưng của nó mang tính lịch sử của một
dân tộc, được chắt lọc, định hình dưới tác động
của lịch sử văn hoá và mối quan hệ xã hội. Thể
hiện thế giới quan và nhân sinh quan của một dân
tộc bao hàm ý thức dân tộc. Chịu sự tác động
mạnh mẽ quá trình giao lưu tiếp biến. Đây là quy
luật tiếp biến trong văn hoá.
Các thành tố văn hoá được khái lược là:
- Văn hoá: Ngôn ngữ
- Văn hoá: Ăn, uống
12


- Văn hoá: Ở
- Văn hoá: Mặc
- Văn hoá trong: Tín ngưỡng
- Văn hoá trong Lễ hội dân gian
- Văn hoá Văn nghệ dân gian

- Văn hoá về: Tri thức dân gian
- Văn hoá về: Các phong tục tập quán khác:
(Cưới hỏi, ma chay, vào nhà mới, chữa bệnh, tổ
chức gia đình, dòng họ, thôi nôi-đầy tháng,, khao
vọng, đồng niên, đồng đội ...
Về văn nghệ dân gian:
Văn nghệ dân gian là tiếng nói của người bình
dân phản ảnh cuộc sống, ước vọng của mình thông
qua nghệ thuật văn chương. Văn nghệ dân gian
của các dân tộc rất phong phú và đa dạng. Trong
văn nghệ dân gian có sự tổng kết kinh nghiệm
cuộc sống lao động sản xuất, có cái nhìn của đạo
đức luân lý trong quan hệ gia đình, xã hội, có
tiếng nói của tình yêu, có lời than thân trách phận
của những số phận mồ côi nghèo khổ ...
Văn nghệ dân gian của các dân tộc Việt Nam
rất độc đáo. Ngoài các làn điệu dân ca, ca dao, tục
13


ngữ, thành ngữ, câu đố... ở các vùng, miền, mỗi
nơi, mỗi vùng lại đều có những kiểu cách khác
nhau. Truyện dân gian thường có độ tuổi hàng
trăm năm. Thời gian đã thử thách, chắt lọc lấy mọi
tinh hoa để giữ lại trong truyện, vì vậy, truyện dân
gian luôn có tính giáo dục cao, tính thực tiễn lớn.
Trước khi có chữ viết, trước khi có những
người làm văn chương chuyên nghiệp, văn học
nghệ thuật dân gian là kho tàng kiến thức dân gian
và cộng đồng dân cư chính là người chuyên chở

kho kiến thức đó truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Văn nghệ dân gian góp phần quan trọng tạo
nên diện mạo và bản sắc văn hoá dân tộc.
Bởi thế, văn hoá nói chung và văn nghệ dân
gian nói riêng, không những là sản phẩm của con
người, do con người và cũng có thể do thiên nhiên
tạo ra những hình ảnh dân gian. Để góp phần nhận
thức và hưởng thụ văn hoá, con người cần phải
thực hiện chiến lược: Bảo tồn, cải tạo và phát
triển-đổi mới.
II - BIỂN VÀ VỊ TRÍ CỦA BIỂN, ĐẢO
VIỆT NAM
Biển và đại dương được các nhà khoa học gọi
là “lục địa xanh”, phủ kín 70,8% bề mặt trái đất,
14


đang cất giấu những kho nguyên liệu, khoáng vật
khổng lồ dưới dạng tan trong nước, lắng đọng
dưới đáy và vùi kín dưới lòng đại dương
Vùng biển Việt Nam thuộc vùng biển Đông,
biển lớn thứ hai trong các biển ở ven Thái Bình
Dương và đứng thứ ba trên thế giới, với diện tích
3.447.000 km2 và thể tích 3.928.000 km2
Vùng biển Việt Nam bao gồm cả vùng lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với
khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, là
vùng xung yếu của biển Đông. Bờ biển nước ta
dài 3.260 km; nằm gọn trong phần phía tây, vành
đai quặng thiếc Thái Bình Dương, tập trung một

trữ lượng lớn “ca-xi-tơ-rít” thành phần trên 70% là
thiếc, bằng 75% thiếc thế giới. Dạng khoáng sản
công nghiệp phổ biến chung trên toàn khu vực bờ
biển Việt Nam là sa khoáng kim loại, chủ yếu là
Thiếc, Titan, Silicon ...
Việt Nam, một đất nước có bờ biển dài đứng
thứ 2 trong 157 quốc gia ven biển, cứ 100 km2 đất
liền có 1 km bờ biển, cao gấp 6 lần chỉ số trung
bình của thế giới. Cứ khoảng 20 km bờ biển lại có
một cửa sông, cửa lạch.
Việt Nam có 2.779 đảo ven biển, trong đó có
đảo rộng từ 100 km2 trở lên, như: đảo Phú Quốc,
15


diện tích rộng hơn 600 km2, gần bằng quốc đảo
Xanh-ga-po, 22 đảo rộng từ 10 km2 trở lên, 112
cửa sông, nhiều hải cảng quan trọng như: Hồng
Gai, Cửa Ông, gần đây có cảng biển Vạn Gia
(Quảng Ninh), cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, cảng
Cam Ranh (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng
Tàu), cảng Sài Gòn, Cần Thơ...đa phần các cảng
đều nối liền với nội địa
Nước ta có 2 quần đảo lớn là: Quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa. Quần đảo Hoàng Sa khoảng
diện tích 15.000 km2, có hơn 30 đảo nhỏ, bãi đá,
bãi cạn. Quần đảo Trường Sa có 130 đảo lớn nhỏ
như: đảo san hô, mỏm đá nổi và chìm chiếm
khoảng rộng trên biển từ 160.000 km2 đến
180.000 km2, gấp trên 10 lần đảo Hoàng Sa. Đảo

Trường Sa, đây là quần đảo lớn nhất ở biển Đông.
Khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa của Việt
Nam, tư liệu lịch sử về các quần đảo này cho thấy:
Thế kỷ thứ XIII, ngày 15/4 năm Minh Mạng thứ
15 tức là năm Ất Mùi 1835, Vua Minh Mạng ra
sắc chỉ phái 3 thuyền, gồm 24 lính thuỷ ra đảo
Hoàng Sa canh giữ khẳng định chủ quyền tại các
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hiện nay 2
quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam.
16


Vùng biển Việt Nam, theo tài liệu điều tra
nghiên cứu bước đầu của các nhà nghiên cứu biển,
có khoảng 770 loài trong 111 họ của ngành động
vật không xương sống. Tôm có khoảng 250-300
loài. Cá có khoảng 2.000 loài thuộc nhiều loại.
Trữ lượng cá trong vùng biển Việt Nam khoảng
2.875 đến 3.025 nghìn tấn, và sản lượng khai thác
hàng năm từ 1.242 đến 1.392 nghìn tấn, trong đó
cá tầng đáy khoảng 672 nghìn tấn và cá nổi
khoảng 620 đến 720 nghìn tấn.
Ngoài ra, biển Đông trong đó có vùng biển
Việt Nam còn là con đường giao thông rất thuận
tiện đi khắp các nước trong vùng Đông Nam Á
đông dân giàu tài nguyên: Là đường giao thông
nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương qua
eo biển Malaxia. Chính vì tầm quan trọng vừa có
tính khu vực, vừa có tính toàn cầu mà biển Đông
trở thành nơi tranh chấp quyết liệt giữa các quốc

gia và các thế lực lấn chiếm trong việc tranh chấp
tài nguyên biển thường xuyên diễn ra và tính chất
hết sức phức tạp, có lúc gay gắt
Cấu trúc của vùng biển ở nước ta hình thành
theo 3 tuyến: Ven bờ biển, đảo và quần đảo, vùng
biển. Và người dân vùng biển còn thường gọi là:
Trong lộng, ngoài khơi. Trên các đảo còn hình
17


thành các làng đảo cấp phường, xã, thị trấn,
huyện, thị xã, thành phố biển
Vùng biển chạy dài theo đất nước, gồm có tới
612 xã, phường, thị trấn thuộc 124 huyện, thị xã
của 28 tỉnh, thành phố. Nơi đây còn là nơi tập
trung dân cư đông đúc ở vùng ven biển, các đảo
còn lại dân cư thưa thớt, ít ở tập trung. Quy mô
kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam chưa
tương xứng với tiềm năng, tổng giá trị hàng năm
còn nhỏ bé, chỉ bằng 1/20 của Trung Quốc, 1/94
của Nhật Bản, 1/7 của Hàn Quốc và bằng 1/126
kinh tế thế giới...
Nhận thức rõ vùng biển của nước ta đa dạng,
phong phú, nhiều tiềm năng, có điều kiện để phát
triển kinh tế biển. Đó là cánh cửa lớn để Việt Nam
vươn mình ra đại dương và thế giới nhằm chủ
động hội nhập có hiệu quả cao về biển.
Do những giá trị, vị trí của biển, đảo nên cần
làm cho mọi người dân, nhất là người dân vùng
biển và hải đảo, các lực lượng chuyên trách

nghiên cứu về biển và bảo vệ biển, đảo có “ý thức
sâu hơn về biển”, nhận thức rõ vai trò, vị trí của
biển với sự tồn tại trước mắt cũng như lâu dài
trong phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và quốc
18


phòng an ninh, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ
chủ quyền an ninh quốc gia trong mọi tình huống.
Bác Hồ nói: “Ngày xưa ta chỉ có rừng, ngày nay ta
có cả trời và biển, ...”
III - VỊ TRÍ VÀ TIỀM NĂNG BIỂN, ĐẢO
TỈNH QUẢNG NINH
Quảng Ninh, vùng đất địa đầu Đông Bắc Tổ
quốc có một vị trí quan trong trong chiến lược giữ
gìn bờ cõi, phát triển kinh tế văn hoá xã hội, một
vùng “Tam sơn, tứ thuỷ, nhất phần điền”. Vùng
biển và ven biển tỉnh Quảng Ninh từ Tràng Vĩ,
thành phố biên giới Móng Cái đến đảo Cát Bà,
thành phố Hải Phòng chạy dài 250 km; chiếm
7,7% trong tổng chiều dài (3.260 km) của đất
nước; địa giới hành chính xã, phường trên vùng
biển tỉnh Quảng Ninh có 28 xã, phường, của 10/14
đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố
của tỉnh Quảng Ninh; từ thành phố Móng Cái đến
huyện Yên Hưng, chạy qua 10 cửa sông: Cửa Đại
(Cửa Đài) thành phố Móng Cái; Cửa Tiếu (Cửa
Tiểu) huyện Hải Hà; Vạn Hoa, Trà Ngọ, Sông
Mang, Cống Đông (huyện Vần Đồn); Cống Đỏ,
Cửa Vạn (thành phố Hạ Long); Sông Bạch Đằng

(huyện Yên Hưng); đặc biệt có 3 hải cảng lớn là:
Hòn Gai, Cửa Ông và Vạn Gia; cảng nước sâu Cái
19


Lân; một vùng giàu có về tài nguyên khoáng sản,
rừng vàng, biển bạc, chẳng mấy nơi trên đất nước
ta lại có được một vùng tài nguyên, những Danh
thắng nổi tiếng vô giá như Quảng Ninh.
Nơi đây, vịnh Hạ Long Di sản văn hoá thiên
nhiên của nhân loại, liền kề Hạ Long có Bái Tử
Long xinh đẹp, qua khảo cứu để lại những vết tích
của người xưa ở Ngọc Vừng, hang Soi Nhụ (Vân
Đồn). Đến với huyện Yên Hưng, Đông Triều một
vùng có những dấu tích của Di sản văn hoá lịch sử
hào hùng và những Lễ hội dân gian mang đậm nét
vùng quê giàu lòng yêu nước. Yên Tử-thị xã Uông
Bí một vùng non thiêng, một kỳ quan về đạo làm
người là một Danh thắng có một không hai ...
Đến Quảng Ninh, đến với vùng biển, đảo và
vùng ven biển Quảng Ninh có cả một tài sản văn
hóa dân gian đầy ắp những sự kiện từ khi dựng
nước đến thời đại Hồ Chí Minh, một vùng tài
nguyên, khoáng sản đan xen những Danh lam
thắng cảnh đẹp nhất trong vùng.
Bởi thế dẫu mỗi người được sinh ra và lớn lên
rồi ra đi từ vùng đất này, hay lần đầu đến đây cũng
đều ngỡ ngàng về “Một đất nước Việt Nam thu
nhỏ” này.
20



IV- LỊCH SỬ VÀ CƯ DÂN VÙNG BIỂN,
ĐẢO QUẢNG NINH
Thiên nhiên và con người nơi đây đã tạo lên
một kỳ tích suốt cả trong hành trình lịch sử đấu
tranh với thiên nhiên, giữ lấy cái thiện, trừ cái ác
để tạo lên diện mạo văn hoá người vùng Đông
Bắc, đất nước Việt Nam hôm nay.
1 - Về sự hình thành vùng đảo trên biển
Quảng Ninh, theo các nhà nghiên cứu Hà Hữu
Nga, Nguyễn Văn Hảo trong sách Hạ Long thời
tiền sử (tr.32) cho rằng: Qua các vết lộ địa tầng tự
nhiên và các tài liệu khoan ở một số nơi cho thấy
chủ yếu phát triển các thành tạo Holocènc gồm
cuội, sỏi, sạn và cát có hạt khác nhau chứa tectite
tái trầm tích và thành tạo vũng vịnh, đầm hồ ven
biển. Các trầm tích này phần lớn nằm trực tiếp
trên các đá cổ Mesozoi và Paleozoi. Các thành tạo
Pleistocene khá hiếm chỉ có một vài nơi như rìa
bãi biển xã Hải Tiến, thành phố Móng Cái, gặp
một lớp cuội trên cứng rắn, dày 2-3m nằm trên các
trầm tích Mesozoi và phù bởi lớp cuội sỏi bỏ rời
chứa tectite tái trầm tích. Điều này cho thấy vùng
đảo Quảng Ninh là rất trẻ và được hình thành vào
thời kỳ biển tiến Holocène làm cho địa hình núi ở
21


đây thành những hòn đảo ngăn cách nhau bởi các

lớp nước không sâu lắm.
Một môi trường quan trọng khác của người
tiền sử ở Quảng Ninh, đó là những cái “đượng” ở
vùng ven bờ biển. Trên các bãi triều mênh mông
phủ dày đặc thực vật ngập mặn nổi lên những gò
đống nhỏ cấu tạo bằng vật liệu bỏ rời. Dân địa
phương gọi những gò đống này là những cái
đượng (có nơi còn gọi là chương, rạn). Khi nước
thuỷ triều dâng cao, các đượng biến thành các hòn
đảo nhỏ nằm chơ vơ giữa sóng nước. Những cái
đượng này có chiều rộng khoảng 20-50m2. Có khi
tới 100-200m2. Bề mặt các đượng khá bằng
phẳng, có độ cao tuyệt đối khoảng 2-4m. Khi thuỷ
triều lên cao nhất, bề mặt đượng nhô lên cao khỏi
mặt nước khoảng 2m, các đượng phân bổ không
theo trật tự nào, nhưng có thể dễ dàng hình dung
và liên kết chúng thành một bề mặt thống nhất,
rộng lớn-đó là bề mặt của một đồng bằng cổ. Các
đượng rất phổ biến trên các bãi triều khu vực Yên
Lập, Uông Bí, khu vực đảo Hoàng Tân; vùng đảo
Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, huyện Vân
Đồn; Hải Tân, huyện Quảng Hà ...
Các đượng là nơi sinh tụ của nhiều thế hệ dân
cư. Và chúng chứa đựng cả những di tích khảo cổ
học tiền sử, trong đó có văn hoá Hạ Long
22


2 - Vị thế tỉnh Quảng Ninh.
Từ xa xưa đến nay luôn luôn giữ vị trí “Tiền

đồn” nơi “Phên giậu” cả về chính trị, kinh tế,
quốc phòng và an ninh của đất nước; bởi một lẽ đó
mà từ xưa đến nay, mọi cuộc xâm lăng từ bên
ngoài đều bắt đầu từ vùng biển, một nguồn lợi lớn
về biển, là một đề tài sưu tầm, nghiên cứu trong
tiến trình phát triển của đất nước Việt Nam; bởi
thế, mỗi khi chọn người đứng đầu ra cai quản
vùng đất biên cương, triều đình luôn luôn tìm
chọn những người trung thần. Theo truyền thuyết
dân gian kể lại rằng: Ngày xưa Hưng Đạo Vương
Trần Quốc Tuấn, giao cho con trai thứ ba là Trần
Quốc Tảng cầm quân ra trấn ải để canh giữ vùng
Đông Bắc, khi chỉ huy quân chiến đấu chống giặc
ngoại xâm, một trận đánh không thành công, để
giữ nghiêm phép nước, “Muốn trị quốc, phải trị
gia”. Trần Quốc Tuấn đã gọi Trần Quốc Tảng về
chịu tội chém đầu; được các quan văn, quan võ
trong Triều xin tha tội và cho Trần Quốc Tảng lập
công chuộc tội. Được Hưng Đạo Đại Vương chấp
nhận. Trần Quốc Tảng tiếp tục ra chỉ huy cánh
quân vùng biên ải để giữ nước, một hôm có giặc
đến xâm lăng bờ cõi, Trần Quốc Tảng đã chỉ huy
cách quân phía Đông Bắc đánh thắng quân giặc
23


giữ yên bờ cõi. Trong một trận đánh, Trần Quốc
Tảng hy sinh dưới biển khi giao tranh với quân
giặc, thi hài ông trôi dạt vào bãi cát bên đảo Cái
Rồng, nhân dân trong vùng đã đưa ông về mai

táng tại đồi cao nơi đặt chỉ huy sở của ông. Để
tưởng nhớ người có công với nước, nhân dân
trong vùng đã lập Đền thờ và để ghi nhớ công lao
to lớn của vị tướng tài- Tướng Biên phòng thời
Trần.
Ở thế kỷ XV, khi đi thị sát vùng Đông Bắc,
vua Lê Thánh Tông đã rất chú ý đến đảo Vân
Hải - Vân Đồn, tự tay vẽ sơ đồ vùng đảo và ven
biển của đảo.
Khi đi khảo sát vùng Đông Bắc, vị anh hùng
dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi
đã thốt lên:
VÂN ĐỒN
Lộ nhập Vân Đồn san phục san
Thiên khôi địa thiết phó kỳ quan
Nhất bàn lam bích trừng minh kính
Vạn hộc nha thanh đoá thuý hoàn
Vũ trụ đốn thanh trần hải nhạc
24


Phong ba bất động thiết tâm can
Vọng trung ngạn thảo thê thê lục
Đạo thị Phiên nhân trú bạc loan (1)
Bản dịch nghĩa của Đào Duy Anh là:
“Đường vào Vân Đồn núi rồi lại núi
Trời lồng lộng đất đặt thành chỗ kỳ quan
Một tấm sắc lam sắc biếc, kính sáng trong vắt
Muôn hộc sắc đen sắc xanh, tóc thuý từng chòm
Vũ trụ bỗng gạn trong biển núi bụi bậm

Gió sóng không lay chuyển ruột gan sắt gang
Nhìn vào thấy cỏ ở bờ rờn rợn lục
Nghe nói đó là vụng người phiên đỗ tàu.” (2)
Bản dịch thơ của Đào Duy Anh là:
Đường đến Vân Đồn lắm núi sao
Kỳ quan đất dựng giữa trời cao
Một vùng biếc sẫm gương lồng bóng
Muôn học xanh om tóc mượt mà
Non biển ngạn trong tay vũ trụ
25


×