Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã khánh nhạc, huyện yên khánh, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.97 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

----------

---------

LÊ HẢI NAM

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÔNG THÔN
MỚI TẠI XÃ KHÁNH NHẠC, HUYỆN YÊN KHÁNH
TỈNH NINH BÌNH

Hà Nội, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

----------

---------

LÊ HẢI NAM

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÔNG THÔN
MỚI TẠI XÃ KHÁNH NHẠC, HUYỆN YÊN KHÁNH
TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành: Quản Lý Đất Đai
Mã ngành: 52850103



NGƯỜI HƯỚNG DẪN : TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

Hà Nội, 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại khoa Quản lý đất đai - Trường Đại học Tài
nguyên và môi trường Hà Nội và sau thời gian thực tập tại xã Khánh Nhạchuyện Yên Khánh- tỉnh Ninh Bình, em đã được trang bị thêm nhiều kiến thức
và những kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn cuộc sống.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình
của cô giáo TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, giảng viên khoa Quản lý đất đai đã
dành nhiều thời gian quý báu tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn
thành đồ án. Em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo trong khoa
Quản lý đất đai đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, hữu ích phục vụ
cho việc học tập, nghiên cứu đề tài cũng như cho công tác của em sau này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo UBND xã, cán bộ địa
chính xã Khánh Nhạc đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em tiếp cận với các vấn
đề mới mẻ trong thực tế, giúp em làm rõ được mục tiêu nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những người
đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường và
trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Em xin kính chúc quý thầy cô, các cô chú, anh chị luôn dồi dào sức khỏe
và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng
Sinh viên

Lê Hải Nam


năm 2015


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ 1
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 3
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 4
3. Yêu cầu của đề tài. .................................................................................. 4
4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 5
4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu................................................. 5
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ..................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................. 6
1.1. Cơ sở lý luận của đề án xây dựng nông thôn mới ................................. 6
1.1.1 Khái niệm về nông thôn .................................................................. 6
1.1.2 Khái niệm về mô hình nông thôn mới ............................................. 7
1.1.3 Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta ...................... 9
1.1.4 Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội
.............................................................................................................. 10
1.1.5 Nội dung xây dựng nông thôn mới ................................................ 11
1.1.6 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới ................................................. 14
1.2 Cơ sở thực tiễn xây dựng đề án nông thôn mới ................................... 18
1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng mô hình nông thôn mới
trên thế giới ........................................................................................... 18
1.2.1.1 Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc .................................... 18
1.2.1.2 Xây dựng nông thôn mới ở Nhật Bản .................................... 20
1.2.2 Xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam ............................. 21
1.2.2.1 Lịch sử phát triển các mô hình tổ chức sản xuất ở Việt Nam .. 21



1.2.2.2 Các nghiên cứu có liên quan ................................................... 23
1.2.3 Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ..... 24
1.3 Căn cứ pháp lý xây dựng đề án nông thôn mới. ................................... 25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU............................................................................................................. 27
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ......................................................... 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................. 27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................... 27
2.2. Nội dung nghiên cứu: ......................................................................... 27
2.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội .......................................... 27
2.2.2. Tình hình xã Khánh Nhạc trước khi thực hiện đề án xây dựng nông
thôn mới ................................................................................................ 27
2.2.3. Nội dung đề án quy hoạch nông thôn mới của xã Khánh Nhạc ... 27
2.2.4. Kết quả thực hiện đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã
Khánh Nhạc đến năm 2014 .................................................................... 27
2.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện đề án quy hoạch xây dựng
nông thôn mới ....................................................................................... 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 27
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu:............................ 27
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................ 28
2.3.3. Phương pháp so sánh ................................................................... 28
2.3.4. Phương pháp kế thừa, bổ sung ..................................................... 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 29
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................................... 29
3.1.1. Vị trí địa lý................................................................................... 29
3.1.2. Địa hình: ...................................................................................... 29
3.1.3. Khí hậu......................................................................................... 29



3.1.4. Tài nguyên : ................................................................................. 30
3.1.5. Nhân lực: ..................................................................................... 32
3.1.6. Đánh giá tiềm năng của xã. .......................................................... 32
3.2: Tình hình xã Khánh Nhạc trước khi thực hiện đề án quy hoạch xây
dựng nông thôn mới: ................................................................................. 33
3.2.1 Nhóm 1: Quy hoạch ...................................................................... 37
3.2.2 Nhóm 2: Về Hạ tầng kinh tế - xã hội:............................................ 37
3.2.3 Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất ............................................ 42
3.2.4 Nhóm 4: Văn Hóa-Xã Hội-Môi Trường ........................................ 45
3.2.5 Nhóm 5: Hệ thống chính trị xã hội ................................................ 47
3.2.6 Đánh giá thực trạng các chương trình, dự án đang thực hiện trên địa
bàn xã năm 2010.................................................................................... 48
3.3. Nội dung đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã Khánh Nhạc
đến năm 2015............................................................................................ 49
3.3.1. Mục Tiêu ..................................................................................... 49
3.3.2. Nội dung nhiệm vụ ...................................................................... 49
3.3.2.1 Nhóm 1: Quy Hoạch ............................................................... 50
3.3.2.2 Nhóm 2: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ........... 51
3.3.2.3 Nhóm 3: Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất nông thôn. .... 62
3.2.3.4 Nhóm 4: Phát triển văn hoá xã hội, môi trường. ..................... 65
3.3.2.5 Nhóm 5: Xây dựng hệ thống chính trị và đảm bảo an ninh, trật
tự xã hội. ............................................................................................ 68
3.4 Kết quả thực hiện đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Khánh
Nhạc đến năm 2014 .................................................................................. 69
3.4.1 Nhóm 1: Quy hoạch ...................................................................... 73
3.4.2 Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội .................................................. 74
3.4.3 Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất ............................................ 79


3.4.4 Nhóm 4: Văn hóa- xã hội- môi trường .......................................... 81

3.4.5 Nhóm 5: Hệ thống chính trị .......................................................... 85
3.5.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của đề án nông thôn mới trên
địa bàn xã Khánh Nhạc ............................................................................. 87
3.5.1. Giải pháp nhằm duy trì và thực hiện tiêu chí về quy hoạch. ......... 87
3.5.2. Giải pháp nhằm đạt được các tiêu chí về hạ tầng - kinh tế - xã hội.
.............................................................................................................. 88
3.5.2.1. Giao thông ............................................................................. 88
3.5.2.2. Thủy lợi ................................................................................. 88
3.5.2.3. Điện. ...................................................................................... 88
3.5.2.4. Trường học ............................................................................ 88
3.5.2.5. Cơ sở vật chất văn hóa ........................................................... 89
3.5.2.6. Nhà ở dân cư nông thôn. ........................................................ 89
3.5.3. Giải pháp nhằm đạt được các tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản
xuất........................................................................................................ 89
3.5.4. Giải pháp nhằm đạt được các tiêu chí về Văn hóa – Xã hội – Môi
trường. ................................................................................................... 90
3.5.4.1. Giáo dục, đào tạo ................................................................... 90
3.5.4.2. Y tế. ....................................................................................... 90
3.5.4.3. Văn hóa ................................................................................. 90
3.5.4.4. Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn ............................. 91
3.5.5 Giải pháp nhằm đạt được các tiêu chí về chính trị ......................... 92
3.5.5.1. Củng cố hệ thống chính trị ..................................................... 92
3.5.5.2. Đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. ............................................. 92
K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 93
4.1. Kết luận.............................................................................................. 93
4.2. Kiến nghị ........................................................................................... 93


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95



Danh mục các từ viết tắt
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Từ viết tắt
BCĐNTM
BGTVT
BNN&PTNT
BTN&MT

CNH- HĐH
CN – DV
CN – TTCN
DN
GTNT
HTX
KHKT
KTXH-ANQP
MTTQ
NTM
QL
THPT
TW
THCS
TM-DV
UBND
VH-TT-DL

Nội dung
Ban chỉ đạo nông thôn mới
Bộ Giao thông vận tải
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
Công nghiệp, dịch vụ
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Doanh nghiệp
Giao thông nông thôn
Hợp tác xã
Khoa học Kĩ thuật

Kinh tế xã hội- an ninh quốc phòng
Mặt trận tổ quốc
Nông thôn mới
Quốc lộ
Trung học phổ thông
Trung ương
Trung học cơ sở
Thương mại- dịch vụ
Uỷ ban nhân dân
Văn hoá – Thể thao – Du lịch

1


DANH MỤC BẢNG
STT
1
2

Tên bảng
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014
Bảng 3.2: Đánh giá tình hình nông thôn xã Khánh Nhạc theo Bộ Tiêu chí Quốc
gia về Nông thôn mới đến năm 2010

3

Bảng 3.3: Thực trạng hệ thống điện xã Khánh Nhạc năm 2010

4


Bảng 3.4: Diện tích đất xây dựng nhà văn hóa các xóm của xã Khánh Nhạc năm
2010

5

Bảng 3.5: Đánh giá hiện trạng nông thôn xã Khánh Nhạc theo Bộ Tiêu chí Quốc
gia về Nông thôn mới đến năm 2014

2


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to
lớn. Nông nghiệp phát triển ổn định và có xu hướng tái sản xuất theo chiều
sâu, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân được cải thiện, bộ mặt
nông thôn thay đổi theo chiều hướng lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế - xã
hội, góp phần quan trọng vào sự ổn định của đất nước, tạo cơ sở cho sự phát
triển bền vững. Tuy nhiên nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiền
năng và lợi ích của xã. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh
tranh thấp, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn
hạn chế. Mặt khác, nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu
hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước…còn yếu
kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất tinh thần của người
nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn
và thành thị còn lớn đã phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Hơn nữa, nước
ta là một nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, có khoảng 75%
dân sống tại nông thôn nên Đảng và Nhà nước đã ban hành bộ tiêu chí quốc
gia về xây dựng nông thôn mới, nhằm xây dựng một nông thôn hiện đại

nhưng vẫn giữ được dáng dấp truyền thống của một nông thôn Việt Nam, đáp
ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong thời kì đổi mới theo hướng
công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đáp ứng yêu cầu và
nguyện vọng của nhân dân.
Khánh Nhạc là một xã khá phát triển của huyện Yên Khánh tỉnh Ninh
Bình, nằm trên quốc lộ 10. Là một trong những địa phương được tỉnh Ninh
Bình chọn làm xã điểm trong việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện mục tiêu này xã Khánh

3


Nhạc đã tiến hành xây dựng hạ tầng nông thôn, có cơ cấu kinh tế hợp lý, từng
bước mở rộng ngành nghề kinh doanh, hỗ trợ đắc lực cho phát triển kinh tế hộ
gia đình. Nhờ vậy nền kinh tế - xã hội của xã Khánh Nhạc ngày càng phát
triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, cơ sở hạ tầng ngày càng
được hoàn thiện, dời sống nhân dân được nâng cao. Tuy nhiên, để tiếp tục tạo
ra các tiền đề mới cho xã Khánh Nhạc trở thành một xã nông thôn mới thì cần
thiết phải có những đánh giá xác thực về các kết quả đã đạt được và những
vấn đề đang còn hạn chế trong việc thực hiên phương án quy hoạch nông thôn
mới của xã.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự phân công của khoa Quản
lý đất đai- Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, được sự đồng ý
của UBND xã Khánh Nhạc, dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Hồng
Hạnh em tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá kết quả thực hiện đề án quy
hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh
Ninh Bình.”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương đề án quy hoạch xây dựng nông
thôn mới của nhà nước tại xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh

Bình.
- Đánh giá được kết quả thực hiện đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới
tại địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện đề án quy hoạch nông
thôn mới.
3. Yêu cầu của đề tài.
- Đánh giá khách quan, toàn diện và trung thực tình hình đề án quy hoạch xây
dựng nông thôn mới tại địa phương.

4


- Nguồn số liệu, tài liệu điều tra thu thập được phải tin cậy, đảm bảo tính pháp
lý và chính xác.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết về đề án quy hoạch xây dựng nông
thôn mới và những chính sách liên quan đến phát triển nông thôn giai đoạn
hiện nay. Quá trình thực hiện đề tài thực tập sẽ nâng cao năng lực cũng như
rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân sinh viên.
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý, các cấp lãnh
đạo của huyện, xã đưa ra những chính sách phát triển đề án xây dựng nông
thôn mới tại xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình và các địa
phương khác có điều kiện tương đồng.

5




×