VIỆN HÀN LÂM
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHẠM THỊ THU HẰNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI TRỢ CỦA QUỸ
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU TRONG LĨNH VỰC
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HÀ NỘI - 2016
VIỆN HÀN LÂM
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHẠM THỊ THU HẰNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI TRỢ CỦA QUỸ
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU TRONG LĨNH VỰC
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60.34.04.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TẠ DOÃN TRỊNH
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Tạ Doãn Trịnh.
Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, có độ
chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.
Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2016
Học viên
Phạm Thị Thu Hằng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TÀI TRỢ
CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG LĨNH VỰC KHOA
HỌC TỰ NHIÊN .......................................................................................................6
1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ dùng trong luận văn ...........................................6
1.2 Đặc điểm của hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên ...............7
1.3. Thước đo kết quả nghiên cứu .............................................................................10
1.4. Phương thức tổ chức lựa chọn nhiệm vụ nghiên cứu.........................................14
1.5. Phương thức tổ chức nhóm trong hoạt động nghiên cứu ...................................16
1.6. Phương thức cung cấp tài chính cho nhiệm vụ nghiên cứu ...............................20
Chương 2: THỰC TRẠNG TÀI TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA ......................................................23
2.1. Giới thiệu về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia .........................23
2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ cho nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên của
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia .......................................................29
2.3. Một số vấn đề còn tồn tại trong hoạt động tài trợ cho nghiên cứu cơ bản trong
lĩnh vực khoa học tự nhiên của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia ....37
Chương 3: KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VỀ TÀI TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỦA MỘT SỐ QUỸ
KHOA HỌC QUỐC TẾ .........................................................................................48
3.1. Kinh nghiệm về đánh giá kết quả nghiên cứu ....................................................48
3.2. Kinh nghiệm về lựa chọn nhiệm vụ nghiên cứu ................................................49
3.3. Kinh nghiệm xác định quy mô trong tổ chức hoạt động nghiên cứu .................54
3.4. Kinh nghiệm cung cấp tài chính cho hoạt động nghiên cứu ..............................55
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI TRỢ CHO
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
CỦA QUỸ ...............................................................................................................60
4.1 Đổi mới phương thức quản lý chất lượng đề tài nghiên cứu ..............................60
4.2 Tiếp tục đổi mới phương thức xét chọn, đánh giá các đề tài, dự án ...................61
4.3 Thực hiện chương trình tài trợ với quy mô nhóm nghiên cứu lớn ......................61
4.4 Đổi mới về cơ chế tài chính của Quỹ ..................................................................62
KẾT LUẬN ..............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ISI
Chữ viết đầy đủ
Institute for Science Information
Viện thông tin khoa học máy tính Hoa Kỳ
KH&CN
Khoa học và Công nghệ
KHTN
Khoa học tự nhiên
NAFOSTED
National Foundation for Science and Technology Development
Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ quốc gia
NCCB
Nghiên cứu cơ bản
NSF
National Science Foundation
Quỹ khoa học quốc gia Mỹ
MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng
Số trang
Bảng 2.1. So sánh tỉ trọng đầu tư cho hoạt động KH&CN
28
STT
1
của Quỹ NAFOSTED với Trung ương và địa phương trong
tổng kinh phí SNKH
2
Bảng 2.2. Số lượng hồ sơ đăng ký và tài trợ đề tài NCCB
33
trong KHTN
MỤC LỤC HÌNH VẼ
Tên bảng
STT
Số
trang
1
Hình 1.1. Tính rủi ro của kết quả nghiên cứu
8
2
Hình 2.1. Lĩnh vực tài trợ của NAFOSTED
29
3
Hình 2.2. Quy trình tài trợ cho KHTN của Quỹ NAFOSTED
32
4
Hình 2.3. Kết quả công bố ISI của Việt Nam được tài trợ bởi
36
Quỹ NAFOSTED
5
Hình 2.4. Quy trình cấp kinh phí cho Quỹ NAFOSTED
44
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên giúp hình thành
nên nền tảng tri thức. Việc nắm vững tri thức trong khoa học tự nhiên giúp
nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam với các nước phát triển
trong lĩnh hội tri thức mới, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi các kết quả
nghiên cứu cơ bản có thể nhanh chóng được triển khai ứng dụng và chuyển
hóa thành thành quả ứng dụng trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời, nghiên
cứu cơ bản của Việt Nam phát triển sẽ tạo điều kiện hội nhập với nền khoa
học công nghệ của thế giới.
Đảng và Nhà nước đã sớm nhận thức được vai trò của NCCB trong
KHTN, do đó, trong Nghị quyết 20-NQ/TW đã nêu rõ, khoa học tự nhiên đã
có bước phát triển trong nghiên cứu cơ bản, tạo cơ sở cho việc hình thành một
số lĩnh vực khoa học và công nghệ đa ngành mới, góp phần nâng cao trình độ
và năng lực của khoa học cơ bản.
Vì vậy, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm tới đầu tư
cho nghiên cứu cơ bản bằng cách tài trợ cho các chương trình, đề tài thông
qua việc hình thành các Quỹ khoa học trực tiếp quản lý. Sự xuất hiện của Quỹ
khoa học đã giúp giảm tình trạng manh mún, thiếu đầu tư cũng như hạn chế
được vấn đề trong tài trợ theo kỳ ngân sách, đồng thời nâng cao tính khách
quan, minh bạch trong xét chọn.
Khoa học tự nhiên có những thành tựu trong nghiên cứu, điều tra điều
kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, góp phần tạo luận cứ cho
việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, tạo cơ sở cho
quá trình tiếp thu và làm chủ công nghệ mới. Một số ngành nghiên cứu cơ bản
1
đã xây dựng được đội ngũ cán bộ khoa học có khả nǎng tiép cận trình độ hiện
đại trên thế giới.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, hoạt động khoa học – từ nghiên cứu
cơ bản đến nghiên cứu triển khai - của nước ta vẫn theo kỳ ngân sách, chủ yếu
sử dụng Ngân sách nhà nước. Quản lý khoa học theo kế hoạch đã bộc lộ nhiều
bất cập. Cụ thể, cơ chế tài chính hiện nay không phù hợp đối với quản lý các
nhiệm vụ khoa học công nghệ, từ xây dựng nhiệm vụ, tiến độ cấp vốn, định
mức và đánh giá việc chi tiêu để thực hiện nhiệm vụ.
Theo Quyết định 418/QĐ-TTg ngày 11/04/2012 về phê duyệt chiến
lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 đã đề ra định
hướng “Chuyển cơ chế cấp phát tài chính để thực hiện các nhiệm vụ khoa học
và công nghệ sang cơ chế quỹ”. Theo đó, chiến lược này đã được cụ thể hóa
trong Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và Nghị định 95/2014/NĐ-CP
quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học công nghệ.
Việc quản lý tài chính theo cơ chế quỹ sẽ giúp việc cấp kinh phí cho các đề tài
dự án sẽ kịp thời, phù hợp với tiến độ đặt hàng và phê duyệt nhiệm vụ khoa
học và công nghệ, đồng thời chú trọng đến sản phẩm cuối cùng để đánh giá sự
thành công của các nhà khoa học.
Đó là sự thay đổi phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Như vậy, sau khi
được phê duyệt và ký hợp đồng, các nhà khoa học sẽ được cấp ngay kinh phí
để thực hiện. Vì kinh phí của quỹ là thường xuyên, nên việc xem xét, phê
duyệt và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu không bị ngắt quãng theo quy
hoạch hàng năm như hiện nay. Khi đó, cơ chế tài chính sẽ không là rào cản,
mà là một đòn bẩy cho nghiên cứu khoa học.
Từ thực tế đó, ngay từ khi đi vào hoạt động, Quỹ phát triển khoa học và
công nghệ quốc gia đã liên tục đổi mới phương thức quản lý hoạt động khoa
học nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cơ bản của Việt Nam,
2
xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học đạt trình độ quốc tế, góp phần thúc đẩy
hoạt động nghiên cứu ở các tổ chức KH&CN. Đồng thời, phương thức tài trợ
của Quỹ cũng hướng tới các chuẩn mực quốc tế, bình đẳng trong đánh giá tài
trợ hơn nữa. Trong 7 năm hoạt động, số lượng công bố quốc tế hàng năm tăng
lên nhanh chóng (khoảng 15-20%), lĩnh vực nghiên cứu được mở rộng….
Mặc dù Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia được cộng
đồng khoa học trong và ngoài nước đánh giá, ghi nhận những kết quả đáng
khen ngợi, như một bước tiến thành công có tính cách mạng trong quản lý
hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn
đề trong thực hiện tài trợ cho hoạt động nghiên cứu trong khoa học tự nhiên
như đánh giá chất lượng đề tài, tuyển chọn nhiệm vụ, tổ chức nhóm nghiên
cứu và cơ chế tài trợ cho các đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đầu tư cho nghiên cứu cơ bản là một trong những vấn đề được Đảng và
Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về cơ chế tài trợ
cho nghiên cứu cơ bản thông qua các Quỹ khoa học như:
- Nguyễn Văn Tuấn: Đóng góp của NAFOSTED: Lượng nhiều, chất
thấp. Báo Tuổi trẻ ngày 06/04/2013
- Đỗ Tiến Dũng:“Nghiên cứu đề xuất giải pháp đổi mới tổ chức hoạt
động và quản lý tài chính của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia
theo Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi)”. Đề án của Quỹ Phát triển khoa
học và Công nghệ Quốc gia, 2013
- Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN: “Quỹ phát triển khoa học và
công nghệ quốc gia: Cứu cánh cho các nhà khoa học trẻ”
đăng ngày 16/4/2012
3
- Nguyễn Danh Sơn: “Nghiên cứu hình thành và cơ chế hoạt động của
hệ thống các quỹ hỗ trợ tài chính cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam”. Đề tài
cấp Bộ của Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, 2001.
Các nghiên cứu này mới chỉ đưa ra được các vấn đề liên quan tới xây
dựng và hoàn thiện cơ chế tài chính đối với Quỹ khoa học nói chung mà chưa
đi sâu vào phân tích đặc điểm cũng như tình hình thực tế về tài trợ cho hoạt
động nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên thông qua Quỹ phát triển
khoa học và công nghệ quốc gia. Do đó, luận văn mong muốn hệ thống hóa
cơ sở lý luận về các yếu tố liên quan tới hiệu quả tài trợ cũng như phân tích
những khó khăn mà Quỹ NAFOSTED găp phải để đề xuất giải pháp phù hợp
và giúp Quỹ hoạt động hiệu quả hơn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Cung cấp luận cứ khoa học nhằm tháo gỡ những vướng mắc cũng như
nâng cao hiệu quả tài trợ cho hoạt động nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực
khoa học tự nhiên của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tài trợ cho nghiên cứu cơ bản của Quỹ phát
triển khoa học và công nghệ quốc gia.
Phạm vi nghiên cứu: lĩnh vực khoa học tự nhiên của Quỹ phát triển
khoa học và công nghệ quốc gia.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Được sử dụng để thu thập, phân
tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên
cứu, bao gồm các văn bản luật pháp của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn
thi hành.
- Phương pháp phân tích và so sánh
4
- Nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận của luận văn
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đặc điểm kết quả nghiên cứu cơ bản,
các yếu tố liên quan tới hiệu quả tài trợ của Quỹ khoa học nói chung
- Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
+ Phân tích, đánh giá những thành công cũng như rào cản, vướng mắc
mà Quỹ NAFOSTED đang gặp phải trong tài trợ cho khoa học tự nhiên
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài trợ cho NCCB
trong lĩnh vực KHTN của Quỹ NAFOSTED
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về tài trợ cho hoạt động nghiên cứu cơ bản
trong lĩnh vực khoa học tự nhiên
Chương 2. Thực trạng tài trợ cho hoạt động nghiên cứu cơ bản trong
lĩnh vực khoa học tự nhiên của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc
gia
Chương 3. Kinh nghiệm thế giới về tài trợ cho hoạt động nghiên cứu
trong khoa học tự nhiên của một số quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Chương 4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài trợ cho hoạt động
nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên của Quỹ phát triển
KH&CN quốc gia
5
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TÀI TRỢ
CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG LĨNH VỰC
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ dùng trong luận văn
Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 đã định nghĩa:
- Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của
sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.
TheoWikipedia, khoa học, theo nghĩa rộng, là bất kỳ hệ thống kiến thức
với cố gắng mô hình hóa thực tế khách quan bằng cách sử dụng phương pháp
luận, thủ thuật để đưa ra dự báo chắc chắn và định lượng cho các sự vật, hiện
tượng tương lai. Với nghĩa hẹp hơn, khoa học cung cấp một hệ thống kiến
thức dựa vào phương pháp khoa học cũng như tổ chức sắp xếp toàn bộ hệ
thống kiến thức thu được từ nghiên cứu.
- Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản
chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải
pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.
- Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản
chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Khoa học tự nhiên, hay Tự nhiên học, (tiếng Anh: Natural science)
là một nhánh của khoa học, có mục đích nhận thức, mô tả, giải thích và tiên
đoán về các hiện tượng và quy luật tự nhiên, dựa trên những dấu hiệu được
kiểm chứng chắc chắn. Trong khoa học tự nhiên, giả thuyết được sử dụng
rộng rãi để xây dựng những lý thuyết khoa học.
6
- Danh mục ISI: Danh mục khoa học do Viện thông tin khoa học máy
tính Hoa Kỳ (Institute for Scientific Information - ISI) lựa chọn và xếp hạng.
- Chỉ số SCI (Science Citation Index): Chỉ số Trích dẫn Khoa học là
một danh mục các tạp chí xây dựng dựa trên tần suất trích của các bài báo
đăng trong đó. Danh sách này do Viện Thông tin khoa học quốc tế (ISI, hiện
nay là một bộ phận của hãng Thomson Reuteurs) lần đầu tiên công bố vào
năm 1960. Có hơn 3700 tạp chí nằm trong danh sách này, bao trùm 100 lĩnh
vực khác nhau.
- Danh mục SCIe (Science Citation Index Expanded): là danh sách
các tạp chí SCI mở rộng, với khoảng 7000 tạp chí.
1.2 Đặc điểm của hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên
Hoạt động nghiên cứu trong khoa học tự nhiên có đầy đủ những đặc
điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ được nêu trong bài
báo “Những đặc điểm riêng của môi trường làm việc nghiên cứu và triển khai
và của các nhà khoa học, kỹ sư nghiên cứu” của tác giả Thomas E. Clark.
Những đặc điểm này cụ thể như sau:
- Tính bất định của kết quả nghiên cứu
Hoạt động nghiên cứu KH&CN về bản chất là hoạt động nhằm tạo ra
tri thức mới, kiểm nghiệm các giả thuyết về hoạt động và ứng xử của thế giới
vật chất và xã hội trong tự nhiên.
Một đặc tính để phân biệt với các hoạt động khác là tính bất định của
kết quả nghiên cứu. Hoạt động nghiên cứu KH&CN không chỉ có tính bất
định trong thời hạn thời gian dự án hay tài chính mà còn là bản chất của kết
quả. Điều này đặc biệt đúng khi ở giai đoạn cuối của nghiên cứu – giai đoạn
chuyển tiếp từ nghiên cứu cơ bản sang triển khai thử nghiệm.
7
Tính bất định của kết quả nghiên cứu được thể hiện qua các đặc điểm:
+ Bất định về thời gian thực hiện nghiên cứu
+ Bất định về tài chính để thực hiện nghiên cứu
+ Có thể khi kết thúc dự án nghiên cứu vẫn không thu được kết quả. Có
thể gọi đó là thất bại của dự án
+ Tính bất định của kết quả nghiên cứu còn được thể hiện dưới dạng
sản phẩm phụ.
Tính bất định về kết quả nghiên cứu làm cho các nhà quản lý khó lập kế
hoạch và dự toán ngân sách. Hoạt động nghiên cứu có thể sẽ mất nhiều thời
gian hơn so với kế hoạch ban đầu mới tạo ra được kết quả. Điều này là không
được phép đối với những chu trình ngân sách hàng năm thường thấy ở phần
lớn các cơ quan hành chính nhà nước. Do đó, cần có sự tài trợ nhiều năm để
đà nghiên cứu được duy trì ổn định thường xuyên.
Hình 1.1. Tính rủi ro của kết quả nghiên cứu
8
- Khó đánh giá được tác động và đóng góp của kết quả nghiên cứu
Việc đánh giá được tác động cũng như đóng góp của kết quả nghiên
cứu được thể hiện qua 3 đặc điểm:
+ Khó dự đoán trước chất lượng, số lượng của tri thức
+ Do độ trễ giữa sự thành công của kết quả nghiên cứu và tác động của
kết quả nghiên cứu
+ Do người quản lý khoa học có thể không được trang bị đầy đủ những
kiến thức chuyên sâu nên không đánh giá được hiệu quả của kết quả nghiên
cứu.
Kết quả nghiên cứu là tri thức nên khó có thể dự đán trước được chính
xác chất lượng, số lượng hay tính hữu ích của tri thức được sinh ra từ bất kỳ
dự án nghiên cứu nào. Tuy nhiên các đơn vị hành chính quản lý về ngân sách
luôn muốn thấy được các bằng chứng cụ thể định lượng các nguồn lực đầu tư
trong nghiên cứu có kết quả hữu hình hoặc tác động của kết quả nghiên cứu
trong khung thời hạn ngân sách nhất định hoặc trong chu trình đánh giá nhất
định.
Ngay cả khi đo lường được thì độ trễ giữa sự thành công của nghiên
cứu cũng như tác động của nó sẽ rất lớn, dẫn đến việc khó sử dụng những
hiểu biết về kết quả nghiên cứu làm cơ sở để lập kế hoạch cho tương lai.
Trong một số trường hợp, tác động của kết quả nghiên cứu phải chờ đợi sự
phát triển của các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật khác trước khi có thể thấy tác
động hoặc sự ứng dụng của nó.
Một khó khăn nữa mà các nhà quản lý R&D phải đổi mặt là tiến hành
đánh giá các đóng góp hàng năm của các nhà khoa học một cách công bằng
và chính xác. Đánh giá sự đóng góp của các nhà khoa học đối với lĩnh vực
9
hoặc tác động cuối cùng mà những đóng góp này sẽ có được trong tương lai
có thể là một thách thức vô cùng lớn.
- Nghiên cứu không thể bị dừng lại rồi tái khởi động một cách dễ dàng
Một trong những hệ quả quan trọng nhất của sự thay đổi nhanh chóng
nền tảng tri thức khoa học là việc các nghiên cứu vốn đã mang đặc tính dài
hạn nên không thể bị dừng lại rồi tái khởi động một cách dễ dàng và nhanh
chóng như dây chuyền sản xuất. Nếu đề tài bị dừng lại, nhà khoa học sẽ phải
tiếp tục làm việc trong các dự án khác hoặc chuyển sang tổ chức các nghiên
cứu khác, như vậy họ không thể dễ dàng quay lại làm việc cho các dự án ban
đầu nữa.
Một vấn đề nữa là sẽ cần rất nhiều thời gian để xây dựng một nhóm
nghiên cứu có hiệu quả. Do đó, khi nghiên cứu bị dừng lại sẽ dẫn đến tình
trạng nhóm nghiên cứu bị chia tách, rất khó trở lại trạng thái ban đầu, ảnh
hưởng rất nhiều tới chất lượng nghiên cứu.
Tóm lại, đặc điểm của hoạt động nghiên cứu cơ bản là rất khó để đo
lường một cách trực tiếp về giá trị kinh tế, chi phí lợi ích. Vậy có cách nào để
đánh giá tri thức mới do nhà khoa học tạo ra từ các tài trợ của Nhà nước?
Cách phổ biến nhất được nhà nước áp dụng trong đo lường kết quả nghiên
cứu là sử dụng công bố khoa học. Đây chính là hình thức tốt nhất để bộc lộ tri
thức mới tạo ra cho xã hội.
1.3. Thước đo kết quả nghiên cứu
1.3.1. Công bố khoa học
Kết quả nghiên cứu là những tri thức khoa học thuộc dạng hàng hóa
công ích đặc biệt – hàng hóa công ích toàn cầu, có thể mang lại lợi ích cho tất
cả mọi người và không ai bị loại trừ khi muốn sử dụng. Hàng hóa công ích
10
này có 2 đặc tính gồm tính không tranh giành và tính không thể loại trừ khi
được sử dụng.
Các nhà nghiên cứu nhận tài trợ của Nhà nước phải có trách nhiệm báo
cáo thành quả đạt được thông qua công trình nghiên cứu. Những kết quả này
là hàng hóa công do đó cần phải được công bố, chia sẻ thông tin, tri thức.
Đồng thời, đây cũng là một tiêu chí để đánh giá năng lực, hiệu suất của nhà
nghiên cứu. Việc báo cáo cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng với cơ quan
quản lý hay người đã tài trợ nghiên cứu (trong trường hợp của Quỹ là báo cáo
để thấy được hiệu quả từ việc tài trợ của Nhà nước). Báo cáo khoa học hướng
đến cộng đồng khoa học quốc tế mà trong đó các nhà khoa học cẩn thận mô tả
lí do làm nghiên cứu, phương pháp thực hiện, kết quả và ý nghĩa của nghiên
cứu đó.
Có thể nói rằng bài báo khoa học chính là sợi chỉ xuyên suốt quá trình
nghiên cứu, từ khi bắt đầu tới khi kết thúc. Các bài báo khoa học là một thước
đo cho nghiên cứu cơ bản và khám phá khoa học, và xuất bản từ lâu đã được
sử dụng làm một chỉ số về năng suất khoa học của các trường đại học, các
viện nghiên cứu của chính phủ các tổ chức khác. Các bài báo là những công
cụ chính để phổ biến và đánh giá các kết quả nghiên cứu, và là cơ sở cho
chuyển giao kiến thức. Khi bắt đầu một đề tài, người nghiên cứu sẽ phải tìm
đọc các bài báo của các tác giả khác về lĩnh vực đó nhằm hai mục đích: học
những kiến thức nền tảng và nắm bắt xu thế nghiên cứu của đề tài. Từ đó, nhà
nghiên cứu định ra con đường của mình, tìm hướng nghiên cứu riêng của
mình. Một công trình nghiên cứu chỉ được coi là có giá trị khoa học khi kết
quả của nó có thể được viết thành các bài báo đăng trên các tạp chí hoặc báo
cáo ở các hội nghị khoa học quốc tế được thẩm định về chuyên môn thông
qua phản biện của các chuyên gia (peer-review, có người gọi là “bình duyệt”).
Bắt đầu bằng việc đọc và học từ những bài báo của người khác và kết thúc ở
11
việc công bố bài báo của chính bản thân mình, đó là một chu trình bắt buộc
của nghiên cứu.
Bởi vì chỉ có nhà khoa học cùng chuyên môn mới có khả năng thẩm
định giá trị của một công trình nghiên cứu, cho nên các báo cáo khoa học phải
công bố trên các tập san khoa học có hệ thống bình duyệt (peer reviewed
journal) nghiêm chỉnh. Hệ thống bình duyệt là một cơ chế khoa học nhằm loại
bỏ các công trình nghiên cứu không đạt tiêu chuẩn hay các trường hợp gian
lận khoa học. Tuy hệ thống này không hẳn hoàn chỉnh, nhưng cho đến nay
chưa có hệ thống nào tốt hơn, nên cộng đồng khoa học quốc tế vẫn phải dựa
vào đó để duy trì chất lượng hoạt động khoa học. Nếu công trình nghiên cứu
đạt tiêu chuẩn khoa học thì công trình đó sẽ được chấp nhận cho công bố; nếu
công trình không đạt chuẩn mực khoa học thì sẽ bị từ chối. Tập san khoa học
có uy tín càng cao, hệ thống bình duyệt càng gắt gao. Do đó, công bố báo cáo
khoa học trên các tập san có bình duyệt nghiêm chỉnh là một yêu cầu cực kì
cơ bản của hoạt động khoa học.
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học không chỉ là
sản phẩm tri thức, mà còn là một loại tiền tệ của giới làm khoa học, bởi vì qua
đó mà người ta có thể đánh giá khả năng chuyên môn và năng suất khoa học
của nhà nghiên cứu. Giới làm nghiên cứu khoa học nói chung nhất trí rằng cái
chỉ tiêu số 1 để đề bạt một nhà khoa học là dựa vào số lượng và chất bài báo
khoa học đã công bố trên các tập san chuyên ngành.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra rằng không phải tạp chí và hội nghị nào
cũng có giá trị như nhau và đều được cộng đồng khoa học quốc tế công nhận.
Có thể thấy những tạp chí của Việt Nam hầu như có rất ít giá trị đối với thế
giới. Vậy tạp chí nào mới thật sự có chất lượng và được công nhận? Để giải
quyết vấn đề này, có thể sử dụng danh mục các tạp chí khoa học do Viện
12
Thông tin Khoa học ISI đưa ra. ISI được thành lập bởi Eugene Garfield, một
nhà khoa học người Mỹ, vào năm 1960 và sau đó được sáp nhận vào tập đoàn
Thomson Reuters. ISI thống kê, đánh giá và xếp hạng hàng nghìn tạp chí khoa
học thuộc hầu hết các lĩnh vực tạo thành một bộ cơ sở dữ liệu thông tin khoa
học đáng tin cậy với nhóm:
- SCI (Science Citation Index) có 3773 tạp chí thuộc 100 ngành. Sau đó
có SCIE (Science Citation Index Expanded với 8207 tạp chí thuộc 150 ngành.
Có thể xem rằng các tạp chí thuộc SCI được đánh giá cao hơn các tạp chí
thuộc SCIE (mở rộng).
- SSCI (Social Sciences Citation Index) gồm 2697 tạp chí và 3500 công
trình của 50 ngành. A&HCI (Art and Humanities Citation Index) gồm 1470
tạp chí và 6000 công trình. Đây là những tạp chí thuộc lĩnh vực Nghệ thuật,
Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- CPCI (Conference Proccedings Citation Index) gồm 110000 tuyển tập
hội nghị.
1.3.2.Hệ số ảnh hưởng Impact factor (IF)
Đánh giá chất lượng một công trình khoa học hay một bài báo khoa học
không phải là việc làm đơn giản vì nó đòi hỏi thời gian và phương pháp đánh
giá. Một công trình nghiên cứu cơ bản sau khi công bố có khi phải chờ đến 20
năm hay lâu hơn mới có khả năng ứng dụng, hay được cộng đồng khoa học
chấp nhận. Tuy nhiên, đối với các hội đồng đánh giá, họ không thể chờ đến
20 năm sau để đánh giá một nhà khoa học; họ cần những chỉ số ngắn hạn
nhưng đáng tin cậy để làm “thước đo” chất lượng nghiên cứu của một nhà
khoa học.
13
Một trong những thước đo phổ biến hiện nay là hệ số ảnh hưởng hay
impact factor (IF). IF là số lần trích dẫn trung bình của những bài báo khoa
học đã được công bố 2 năm trước. IF chỉ tính cho những tập san được liệt kê
trong danh bạ ISI hay Journal Citation Report của ISI.
Chỉ số IF tuy được sử dụng rộng rãi, nhưng cũng bị phê phán rất nhiều,
Do một số khiếm khuyết của IF đã được chỉ ra trong quá khứ bao gồm những
vấn đề liên quan đến văn hóa ngành, cách tính toán, IF không biết đến sự khác
biệt về “văn hóa” giữa các ngành khoa học, như ngành toán thường có chỉ số
trích dẫn thấp hơn ngành vật lí; IF không thể phân biệt xu hướng tác giả tự
trích dẫn bài báo của mình; IF trung bình hóa quá đáng, bởi vì trong thực tế
chỉ có khoảng 20% trích dẫn của một tập san có thể chiếm đến 80% tổng số
trích dẫn; khoảng thời gian 2 năm trong tính toán IF là quá ngắn và không
công bằng cho các ngành khoa học cơ bản; IF không phân biệt được những
công trình nghiên cứu sai nhưng được trích dẫn thường xuyên để làm ví dụ.
Dù bị phê bình nhiều, nhưng IF vẫn được các cơ quan tài trợ nghiên
cứu, đại học, và trung tâm khoa học áp dụng rộng rãi. Sự thật là hiện nay thế
giới có trên 108.000 tạp chí khoa học với đủ thứ chất lượng “thượng vàng hạ
cám” (con số này chưa kể đến các tạp chí trực tuyến). Do đó, một công trình
nghiên cứu dù có chất lượng thấp cỡ nào đi nữa, và nếu tác giả kiên trì theo
đuổi, thì công trình sẽ được in trong một tạp chí nào đó, cũng có thể mang
tiếng “tạp chí quốc tế”. Do đó, việc sử dụng IF như là một tiêu chí để đánh giá
năng lực của nhà khoa học là điều có thể hiểu được.
1.4.Phương thức tổ chức lựa chọn nhiệm vụ nghiên cứu
Việc lựa chọn, xét duyệt các nhiệm vụ nghiên cứu không phải là việc
làm đơn giản mà cần phải do một hội đồng các nhà khoa học có chuyên môn,
uy tín thực hiện.
14
- Lý do thành lập hội đồng khoa học
Hội đồng khoa học được thành lập nhằm đánh giá chất lượng các đề tài.
Thành viên của Hội đồng khoa học là các nhà khoa học có thành tích xuất sắc,
có uy tín được lựa chọn từ các tổ chức trong và ngoài nước. Bên cạnh việc tư
vấn đánh giá chất lượng nghiên cứu, các hội đồng khoa học ngành còn đóng
vai trò quan trọng trong việc đưa ra các định hướng ưu tiên tài trợ của ngành
cũng như đóng góp vào việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, quy định tài
trợ của Quỹ.
- Chức năng của hội đồng khoa học
Hội đồng khoa học đóng vai trò làm trung gian, cấu nối giữa cơ quan
cấp vốn và nhà khoa học, giải quyết vấn đề bất đối xứng thông tin. Hội đồng
khoa học cũng giúp nhà quản lý lựa chọn được các đề tài tốt, phù hợp với yêu
cầu đặt ra cũng như đánh giá chất lượng các đề tài này, đồng thời, hội đồng sẽ
cố vấn cho các nhà nghiên cứu những vấn đề về chuyên môn. Lý thuyết thông
tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những
năm 1970 và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện
đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là
George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải
Nobel kinh tế. Thông tin bất cân xứng có thể xảy ra trước khi tiến hành ký kết
hợp đồng. Các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin, người mua
không có thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị
đích thực của hàng hóa. Hậu quả là người bán cũng không còn động lực để
sản xuất hàng có giá trị và có xu hướng cung cấp những sản phẩm có chất
lượng thấp hơn chất lượng trung bình trên thị trường. Rốt cuộc trên thị trường
chỉ còn lại những sản phẩm chất lượng xấu- những “trái chanh” bỏ đi, hàng
tốt bị loại bỏ, dẫn đến lựa chọn bất lợi (adverse selection) cho cả hai bên.
15
- Yêu cầu đối với thành viên nhóm nghiên cứu
Trong nhiều ngành khoa học hiện đại, các nhà khoa học cần phải làm
việc theo nhóm. Phân bổ nguồn lực là một công cụ hiệu quả để khuyến khích
sự hợp tác giữa các nhóm và tránh tình trạng các nhóm làm việc một cách
riêng rẽ với những dự án không có sự liên hệ với nhau. Thành viên hội đồng
phải có khả năng đánh giá mang tính chuyên môn về một người, một nhóm
hay một dự án chứ không phải chỉ đơn giản là đếm số lượng công bố khoa
học hay áp dụng các chỉ tiêu thống kê đại loại tương tự như vậy, vốn đã trở
thành mốt trên toàn thế giới trong những năm gần đây.
- Sự tham gia của thành viên nhà khoa học quốc tế trong hội đồng
Sự hiện diện của các thành viên nhà khoa học quốc tế trong hội đồng
cũng là một khía cạnh quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của hội đồng
biên tập. Một hội đồng khoa học không cần phải có nhiều thành viên là nhà
khoa học quốc tế mà nên chỉ cần khoảng 10% nhưng cần phải có ít nhất hai
hoặc ba người trong hội đồng để họ có thể thảo luận và phản biện lẫn nhau.
Sự hiện diện của họ đóng vai trò như một đòn bẩy để nâng cao trình độ thảo
luận của hội đồng, cả về chất lượng khoa học và đạo đức.
Chất lượng của hội đồng sẽ là yếu tố then chốt quyết định sự thành
công của Quỹ. Các thành viên tham gia hội đồng cần là những người thực sự
làm nghiên cứu, công tâm, hiểu biết sâu và theo dõi được sự phát triển của
lĩnh vực chuyên môn trên thế giới.
1.5. Phương thức tổ chức nhóm trong hoạt động nghiên cứu
Trong lịch sử, có rất nhiều nhà khoa học có khả năng nghiên cứu ở
nhiều lĩnh vực khác nhau và đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, trong
thời đại hiện nay, với sự phát triển không ngừng của xã hội cũng như hàm
lượng tri thức ngày càng tăng lên thì một nhà khoa học không thể đủ khả năng
16
để tiến hành nghiên cứu một cách độc lập. Do đó, việc hình thành các nhóm
nghiên cứu là điều tất yếu. Tùy theo từng đề tài mà hình thành các nhóm
nghiên cứu với số lượng thành viên phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao
nhất.
1.5.1. Khái niệm nhóm nghiên cứu
Một khái niệm về nhóm nghiên cứu, hay nhóm nghiên cứu khoa học
(Scientific Research Group) được nhiều nhà khoa học tin dùng do Joseph S.
Fruton định nghĩa: Nhóm nghiên cứu khoa học là một tập thể nghiên cứu định
hướng trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định tại một đơn vị đào tạo, đơn
vị nghiên cứu, được dẫn dắt bởi một nhà khoa học có uy tín khoa học đủ để có
thể tiến hành một chương trình nghiên cứu độc lập. Thông qua tương tác với
lãnh đạo chuyên môn của nhóm (trưởng nhóm) và với các thành viên khác,
các thành viên trong nhóm có cơ hội học hỏi các kỹ thuật thực nghiệm, nắm
bắt kiến thức lý thuyết và tham gia tích cực vào chương trình nghiên cứu của
nhóm để tạo ra những thành tựu khoa học mới, những ý tưởng mới, những sản
phẩm khoa học công nghệ mới.
Khái niệm về nhóm nghiên cứu mở rộng – các nhóm nghiên cứu là tập
hợp của nhiều nhóm nghiên cứu nhỏ và có thể rất nhiều thành viên - được
Valerie I. Sessa đưa ra là tập hợp các nhà khoa học hay các trung tâm, phòng
thí nghiệm liên kết với nhau trên một hay một số lĩnh vực nhằm nghiên cứu
và phát triển những hoạt động khoa học và công nghệ ở trình độ cao trong
những lĩnh vực khoa học khác nhau. Các nhóm nghiên cứu sẽ đóng vai trò
trung gian trong hệ thống tổ chức trung tâm, viện, trường. Các nhóm sẽ liên
kết các cá nhân lại với nhau trong khoảng thời gian cố định và liên kết với
nhau dưới dạng hệ thống hoàn chỉnh. Nói cách khác, các nhóm nghiên cứu
đóng vai trò là tổ chức nhỏ tập hợp các cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa
17
học và phát triển công nghệ và các trung tâm, viện, trường là nơi tổ chức tập
hợp các nhóm nghiên cứu lại theo hướng tương hỗ hoặc song song với nhau.
Từ các định nghĩa nêu trên có thể diễn đạt khái niệm về nhóm nghiên
cứu như sau: "Nhóm nghiên cứu là một tập thể những người làm công tác
nghiên cứu được dẫn dắt bởi một nhà khoa học có uy tín và năng lực đủ để có
thể tiến hành một hướng nghiên cứu trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định
tại một đơn vị đào tạo, đơn vị nghiên cứu nhằm tạo ra những sản phẩm khoa
học công nghệ mới".
Một xu thế hiện rõ trong hoạt động khoa học là hoạt động này ngày
càng mang tính tập thể và tài năng của các nhà khoa học lỗi lạc chỉ bộc lộ
thông qua gắn liền với tập thể. Con số các nhà bác học lo sáng tạo những mốc
mới trong khoa học, lo khám phá những trang sử mới trong khoa học hợp
thành một bộ phận tương đối nhỏ trong đội ngũ đông đảo các bộ khoa học
như Vinero đã nhấn mạnh trong cuốn “Tôi là nhà toán học”:“hoàn toàn có thể
nói rằng 95% những công trình nghiên cứu khoa học độc đáo là thuộc không
đầy 5% những nhà khoa học chuyên nghiệp, nhưng phần lớn những công
trình đó nói chung sẽ không được viết ra nếu như 95% những nhà khoa học
kia không đóng góp để xây dựng các trình độ khoa học chung”.
Tương tự như vậy, quy luật Pareto hay quy luật 80/20 (quy luật thiểu số
quan trọng và phân bổ nhân tố) nói rằng trong nhiều sự kiện, khoảng 80% kết
quả là do 20% nguyên nhân gây ra. Trong lĩnh vực KH&CN, 80% kết quả
KH&CN có giá trị do 20% nhà khoa học tài năng tạo ra.
Điều đó chỉ ra rằng nên tập trung đầu tư vào các nhóm nghiên cứu.
Việc ưu tiên đầu tư cho nhóm khoa học sẽ có tác động lan tỏa cho cả đội ngũ
cán bộ KH&CN, phù hợp với quy luật kinh tế, quy luật về hiệu quả cũng như
hoàn cảnh, nhu cầu phát triển KH&CN hiện nay. Cách đầu tư này tương tự
18
với mô hình “đàn nhạn bay”. Theo Michael Eskew – chủ tập đoàn United
Parcel ServiceEskew, đàn chim bay hình chữ V như một mũi tên, có một con
chim đầu đàn, những con bay sau đều bay được theo một trật tự nhất định,
không có sự hỗ loạn. Có như vậy đàn chim mới tạo ra được một tốc độ nhanh
nhất, con đằng trước không cản tầm nhìn của con đằng sau. Những con bay
sau vẫn luôn quan sát được đường bay của con bay đầu đàn.
Theo quan điểm của lý thuyết đàn nhạn bay, nếu sử dụng hợp lý và đầu
tư, hỗ trợ tập trung cho một nhóm nhỏ có trình độ cao, chúng ta cũng có thể
tạo ra một sự thay đổi lớn. Khi đó việc tập trung đầu tư, ưu đãi cho các nhóm
nghiên cứu này sẽ có thể nâng cao chất lượng cho cả đội ngũ KH&CN nói
chung.
1.5.2. Phân loại nhóm nghiên cứu
- Nhóm nghiên cứu nhỏ (dưới 10 người) thường xuất phát từ các ý
tưởng của các cá nhân hoặc nhu cầu hợp tác của một số cá nhân hoặc các
nhóm nghiên cứu nhỏ hơn từ các chuyên ngành khác nhau. Chức năng chính
là nghiên cứu và tham gia đào tạo. Cấu trúc quản lý đơn giản, linh động. Bản
thân các thành viên cũng có các nhiệm vụ nghiên cứu đơn ngành, riêng biệt.
- Trung tâm nghiên cứu lớn hình thành theo nhu cầu của cơ sở hoặc
theo mô hình các vườn ươm công nghệ, có chức năng nghiên cứu và đào tạo.
Được tổ chức và quản lý bởi một Ban lãnh đạo mà Giám đốc là người trực
tiếp điều hành và chịu trách nhiệm báo cáo cấp trên. Trung tâm có thể có nhân
sự, cơ sở vật chất, địa điểm cố định hoặc chia sẻ với các đơn vị.
- Phòng thí nghiệm quốc gia được nhà nước đầu tư cơ sở vật chất đầy
đủ, nghiên cứu theo các nhiệm vụ được đề xuất từ dưới lên, có tính kế hoạch
cao và có tổ chức với cấu trúc chặt chẽ. Cán bộ nghiên cứu có thể linh động
chuyển đổi giữa các nhóm nghiên cứu tham gia.
19