Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Luận văn thạc sỹ KTXD HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ VẤN KHẢO SÁT VÀ THIẾT KẾ CỦA LIÊN HIỆP KHOA HỌC ĐỊA CHẤT NƯỚC KHOÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.12 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

Lê Thanh Giang

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ VẤN KHẢO SÁT VÀ THIẾT
LIÊN HIỆP KHOA HỌC ĐỊA CHẤT NƯỚC KHOÁNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Ngành: Quản lý xây dựng
Chuyên Ngành: Quản Lý Dự Án Xây Dựng

Hà Nội - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

Lê Thanh Giang

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ VẤN KHẢO SÁT VÀ THIẾT
LIÊN HIỆP KHOA HỌC ĐỊA CHẤT NƯỚC KHOÁNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Ngành: Quản lý xây dựng
Chuyên Ngành: Quản Lý Dự Án Xây Dựng Mã số: 60580302-2
CB hướng dẫn: TS. Trần Văn Mùi

Hà Nội - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
(Học viên ký)

Lê Thanh Giang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1
2. Những nghiên cứu trước liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.........2
3. Mục đích của đề tài...........................................................................................2
4. Mục tiêu của đề tài......................................................................................... 2
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu….............................................................................. 3
7. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài….........................................................3
8. Dàn bài của luận văn........................................................................................3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC TƯ VẤN KHẢO SÁT VÀ THIẾT KẾ..............................................4
1.1......................................................................................................................... Mộ
t số vấn đề chung về chất lượng công tác tư vấn khảo sát và thiết kế.......4
1.1.1.Vai trò của công tác tư vấn khảo sát và thiết kế trong đầu tư xây dựng. 4
a.Vai trò của công tác tư vấn khảo sát trong đầu tư xây dựng.............................4
b.Vai trò của công tác tư vấn thiết kế trong đầu tư xây dựng...............................4
1.1.2.Phân loại và yêu cầu đối với hoạt động khảo sát xây dựng......................5
a.Phân loại…..........................................................................................................5
b.Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng…..................................................................5

c.Năng lực hoạt động, và năng lực hành nghề trong hoạt động khảo sát xây
dựng…
6
1.1.3.Phân loại và yêu cầu đối với hoạt động tư vấn thiết kế.............................8
a.Phân loại..........................................................................................................8
b.Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng…...............................................................10
c.Năng lực hoạt động, và năng lực hành nghề trong hoạt động thiết kế…........10
1.1.4.Các đặc điểm của hoạt động khảo sát và thiết kế xây dựng...................14


1.1.5.Khái niệm về chất lượng công tác tư vấn khảo sát và thiết kế…...........15
a) Quan điểm về chất lượng…......................................................................15
b) Các thuộc tính của chất lượng…...............................................................15
1.1.6 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác tư vấn khảo sát và thiết kế.16
1.1.7 Tiêu chí và phương pháp đánh giá hất lượng công tác tư vấn khảo sát và thiết
kế…

18
a) Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tư vấn khảo sát và thiế kế............18
b) Phương pháp đánh giá chất lượng công tác tư vấn khảo sát và thiết kế...19

1.2.Quản lý chất lượng công tác tư vấn khảo sát và thiế kế xây dựng….........19
1.2.1.Khái niệm về quản lý chất lượng tư vấn khảo sát và thiết kế...................19
1.2.2.Vai trò của quản lý chất lượng công tác tư vấn khảo sát và thiết kế…. . .21
1.2.3.Chức năng quản lý chất lượng công tác tư vấn khảo sát và thiết kế........21
1.2.4.Các công cụ quản lý chất lượng công tác tư vấn khảo sát và thiết kế.....22
a.Hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư......................................................................22
b.Các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quay chuẩn xây dựng…...........................22
c.Hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp...............................................22
d.Bộ máy quản lý chất lượng của doanh nghiệp…..............................................22

e.Các chính sách, nội dung, quy chuản của doanh nghiệp…..............................22
f.Các công cụ có tính chất nghiệp vụ...................................................................23
1.2.5.Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng công tác tư vấn khảo sát và
thiết kế…
.......................................................................................................................
30
1.2.6 Ý nghĩa của việc hoàn thiện quản lý chất lượng công tác tư vấn khảo sát và
thiế kế
....................................................................................................................................
36
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ
VẤN KHẢO SÁT VÀ THIẾ KẾ TẠI LIÊN HIỆP KHOA HỌC ĐỊA CHẤT


NƯỚC KHOÁNG GIAI ĐOẠN 2010-2014..........................................................38
2.1...................................................................................................................... Giới
thiệu chung về Liên Hiệp Khoa Học Địa Chất Nước Khoáng:...............38
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Liên Hiệp KHĐCNK:...............38
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Liên Hiệp KHĐCNK.................................................39
2.1.3.Chức năng nhiệm vụ và năng lực của Liên Hiệp KHĐCNK....................41
2.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Liên Hiệp KH ĐC NK
từ 2010 - 2014…........................................................................................................47
2.2.Phân tích tình hình quản lý chất lượng công tác tư vấn khảo sát và thiế kế
tại Liên Hiệp KHĐCNK từ 2010 đến năm 2014...................................................50
2.2.1. Các dự án đã và đang thực hiện............................................................... 50
2.2.2. Thực trạng quản lý chất lượng công tác khảo sát và thiế kế..................50
2.3. Những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân.................................... 61
2.3.1 Những kết quả đạt được.......................................................................... 61
2.3.2 Tồn tại....................................................................................................... 61
a) Quản lý nhân sự.....................................................................................61

b) Quản lý máy móc thiết bị........................................................................62
2.3.3 Nguyên nhân............................................................................................ 62
a) Về nhân sự..............................................................................................62
b) Về máy móc thiết bị.................................................................................63


CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ VẤN KHẢO SÁT VÀ THIẾT KẾ TẠI LIÊN HIỆP
KHOA HỌC ĐỊA CHẤT NƯỚC KHOÁNG ĐẾN NĂM 2020.........................64
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Liên Hiệp Khoa Học Địa Chất Nước
Khoáng đến năm 2020.
64
3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức điều hành....................................65
3.3. Nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực....................................................................67
3.4. Nâng cao nguồn lực về máy móc thiết bị phục vụ khảo sát và thiết kế.............68
3.5. Các giải pháp khác................................................................................................70
3.5.1 Hoàn thiện công tác tổ chức thi công khảo sát công trình...............70
3.5.2. Các giải pháp về tài chính................................................................73
3.5.4 Quán triệt nguyên tắc “làm đúng ngay từ đầu”................................74


8

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nước sạch là sự sống, con người, động, thực vật sẽ không tồn tại nếu
thiếu nước. Nước uống an toàn và vệ sinh là những yếu tố quyết định để giảm
nghèo, để phát triển bền vững. Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất
công nông nghiệp đang gia tăng mạnh mẽ cùng với sự phát triển kinh tế xã
hội và sự bùng nổ dân số.

Ngày 31 tháng 3 năm 2012, Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước
sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ
tướng phê duyệt tại quyết định số 366/QĐ-TTg. Mục tiêu Chương trình đề ra
là đến cuối năm 2015, 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt
hợp vệ sinh và 65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 45%
số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh; 100% trường học mầm
non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, đủ nước
sạch.
Việc thực hiện Chương trình gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, góp
phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến
năm 2020; các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn khi
được sửa chữa, nâng cấp hoặc xây dựng mới bảo đảm hoạt động bền vững và
phát huy hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu; đảm bảo cấp nước an toàn.
Trong bối cảnh đó, Liên hiệp Khoa học Địa chất Nước khoáng là một
trong những đơn vị tham gia vào giai đoạn tư vấn khoan thăm dò, khai thác,
thiết kế hệ thống truyền tải và phân phối nước sạch. Đây là bước quan trọng,
để đánh giá trữ lượng, và chất lượng nước, đảm bảo tính khả thi của dự án.
Việc tăng cường quản lý chất lượng tư vấn khảo sát và thiết kế có ý nghĩa
quan trọng đối với vị thế và hoạt động kinh doanh của Liên hiệp Khoa học
Địa chất Nước khoáng.


2. Những công trình, luận văn đã thực hiện có liên quan đến nội dung
đề tài
- Nguyễn Thị Như Hoa - Kinh tế xây dựng (2007): “Nghiên cứu giải pháp
hoàn thiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn tại Công ty Cổ
phần Tư vấn Công nghệ thiết bị và Kiểm định xây dựng”
- Nhiếp Trung Chính – Kinh tế Xây dựng (2010). “Đề xuất giải pháp
nâng cao năng lực tư vấn của Công ty tư vấn Đại học Xây dựng.”

3. Mục đích của đề tài:
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động, tìm ra giải pháp hoàn thiện
quản lý chất lượng công tác tư vấn khảo sát và thiết kế; nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của Liên hiệp Khoa học Địa chất Nước
khoáng.
4. Mục tiêu của đề tài:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chất lượng công tác tư vấn khảo sát
và thiết kế.
- Phân tích thực trạng quản lý chất lượng công tác tư vấn khảo sát và thiết
kế tại Liên hiệp Khoa học Địa chất Nước khoáng trong giai đoạn 2010 –
2014.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chất lượng
công tác tư vấn khảo sát và thiết kế của Liên hiệp Khoa học Địa chất Nước
khoáng đến năm 2020.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác tư vấn khảo sát và thiết kế dự án cấp nước
sạch
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý chất lượng tư vấn khảo sát và thiết
kế các công trình thuộc dự án cấp nước sạch do Liên hiệp Khoa học Địa
chất Nước khoáng thực hiện.


6. Phương pháp nghiên cứu:
- Bao gồm các phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp
nghiên cứu, cụ thể như sau: Phương pháp quan sát khoa học, phương pháp
điều tra, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp tiếp
cận hệ thống, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh.
7. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chất lượng công tác tư vấn khảo sát
và thiết kế.

- Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng tư vấn khảo sát và thiết
kế trong giai đoạn 2010 - 2014
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công tác tư vấn khảo sát
và thiết kế tại Liên hiệp Khoa học Địa chất Nước khoáng. Từ đó tăng năng
lực cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị đến năm 2020
8. Dàn bài của luận văn gồm các chương, mục:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, kết cấu của
luận văn gồm 3 chương :
Chương I : Những vấn đề chung về quản lý chất lượng công tác khảo sát và
thiết kế.
Chương II: Thực trạng quản lý chất lượng tư vấn khảo sát và thiết kệ tại Liên
Hiệp Khoa Học Địa Chất Nước Khoáng trong giai đoạn 2010 – 2014.
Chương III : Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng công tác kháo sát
và thiết kế tại Liên Hiệp Khoa Học Địa Chất Nước Khoáng đến năm 2020.


CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ VẤN KHẢO SÁT
VÀ THIẾT KẾ
1.1 Một số vấn đề chung về chất lượng công tác tư vấn khảo sát và
thiết kế.

1.1.1 Vai trò của công tác tư vấn khảo sát và thiết kế trong đầu tư xây dựng.
a) Vai trò của công tác tư vấn khảo sát trong đầu tư xây dựng. Trong hoạt động
đầu tư xây dựng nói chung, công tác tư vấn khảo sát đóng vai trò quan trọng,
cung cấp dữ liệu cho chủ đầu tư và tư vấn thiế kế, lựa chọn được phương án
thiết kế, nhằm đảm bảo về mặt kinh tế, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đối với
công trình được thiết kế. Công tác tư vấn khảo sát xây dựng
cung cấp những tài liệu sau:
-


Cấu trúc địa chất, cột địa tầng.

-

Trữ lượng tầng chứa nước ngầm.

-

Chất lượng nước ngầm khu vực khảo sát.

-

Cung cấp số liệu cần thiết để lên phương án thiết kế.

-

Dự đoán các vấn đề địa chất, địa chất thủy văn, cũng như các
biến đổi liên quan đến các lớp đất đá, tác động môi trường.
b) Vai trò của công tác tư vấn thiết kế trong đầu tư xây dựng.

Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
-

Lập phương án công nghệ;

-

Xác định công năng sử dụng;


-

Lập phương án kiến trúc;

-

Xác định tuổi thọ công trình;

-

Lâp phương án kết cấu, kỹ thuật;


-

Lập phương án phòng chống cháy nổ;

-

Lập phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao;

-

Lập giải pháp bảo vệ môi trường;

-

Lập tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng
bước thiết kế xây dựng.


1.1.2 Phân loại và yêu cầu đối với hoạt động khảo sát xây dựng
a) Phân loại
- Khảo sát địa hình.
- Khảo sát địa chất công trình.
- Khảo sát địa chất thủy văn.
- Khảo sát hiện trạng công trình.
- Các việc khảo sát phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng do người quyết định đầu
tư quyết định.
Việc phân loại khảo sát xây dựng có liên quan đến quản lý công việc khảo
sát và các vấn đề sau:
- Yêu cầu và nội dung công việc khảo sát.
- Tổ chức thực hiện công việc khảo sát, trọng tâm là nhiệm vụ khảo sát, giám sát
thực hiện khảo sát, nghiệm thu kết quả khảo sát.
- Năng lực hoạt động của tổ chức và năng lực hành nghề của cá nhân trọng hoạt
động khảo sát xây xựng
b) Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng:
- Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải
được lập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát,
bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng.


- Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ
khảo sát xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây
dựng được áp dụng.
- Công tác khảo sát xây dựng phải tuân thủ phương án kỹ thuật khảo sát xây
dựng, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ
khảo sát xây dựng được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo
quy định.
- Kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, bảo đảm tính trung
thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt.

- Nhà thầu khảo sát xây dựng phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp
công trình xây dựng, loại hình khảo sát.
c) Năng lực hoạt động hoạt động và năng lực hành nghề trong hoạt động khảo
sát xây dựng:
* Năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng được phân thành 2 hạng như sau:
+ Hạng 1:
- Có ít nhất 20 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát,
trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 1;
- Có đủ thiết bị phù hợp với từng loại khảo sát và phòng thí nghiệm hợp chuẩn;
- Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp đặc biệt hoặc
cấp I cùng loại, hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II cùng loại.
+ Hạng 2:


- Có ít nhất 10 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát
trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 2;
- Có đủ thiết bị khảo sát để thực hiện từng loại khảo sát;
- Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II cùng loại hoặc
2 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III cùng loại.
+ Phạm vi hoạt động:
- Hạng 1: được thực hiện nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp đặc biệt, cấp
I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
- Hạng 2: được thực hiện nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II, cấp III và
cấp IV cùng loại;
- Đối với khảo sát địa hình, chỉ các tổ chức khảo sát hạng 1 và 2 mới được
thực hiện khảo sát địa hình các loại quy mô.
- Đối với tổ chức khảo sát xây dựng chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã
thực hiện ít nhất 5 nhiệm vụ khảo sát xây dựng của công trình cấp IV thì
được thực hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng của công trình cấp III cùng loại.
* Năng lực của chủ nhiệm khảo sát được phân thành 2 hạng như sau:

- Hạng 1: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã là chủ nhiệm ít nhất 1 nhiệm vụ
khảo sát công trình cấp I trở lên hoặc đã chủ nhiệm 5 nhiệm vụ khảo sát
công trình cấp II;
- Hạng 2: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã chủ nhiệm ít nhất 1 nhiệm vụ
khảo sát của công trình cấp II hoặc 3 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp
III hoặc đã tham gia ít nhất 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II trở lên.


+ Phạm vi hoạt động:
- Hạng 1: được làm chủ nhiệm khảo sát của công trình cấp đặc biệt, cấp I,
cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
- Hạng 2: được làm chủ nhiệm khảo sát của công trình cấp II, cấp III và cấp
IV cùng loại;
- Đối với khảo sát địa hình, các chủ nhiệm khảo sát được làm chủ nhiệm
khảo sát các loại quy mô.
1.1.3 Phân loại và yêu cầu đối với hoạt động tư vấn thiết kế:
a) Phân loại thiết kế xây dựng:
* Phân loại thiết kế xây dựng theo các bước thiết kế
- Thiết kế xây dựng gồm thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi,
thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản
vẽ thi công trong giai đoạn thực hiện dự án và các bước thiết kế khác (nếu có)
theo thông lệ quốc tế.
- Thiết kế xây dựng được thực hiện theo một hoặc nhiều bước tùy thuộc quy
mô, tính chất, loại và cấp công trình xây dựng. Người quyết định đầu tư quyết
định số bước thiết kế khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.
- Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo trình tự một bước hoặc
nhiều bước như sau:
Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công;
Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công;



Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ
thi công;
Thiết kế theo các bước khác (nếu có).
- Hồ sơ thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở gồm thuyết minh thiết kế, bản vẽ
thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình và
chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có).
- Chính phủ quy định chi tiết các bước thiết kế xây dựng, thẩm định, phê duyệt
thiết kế xây dựng.
• Phân loại thiết kế xây dựng theo nội dung thiết kế:
Theo nội dung của đề án thiết kế, thiết kế xây dựng được phân thành:
-

Thiết kế kiến trúc.

-

Thiết kế kết cấu.

-

Thiết kế công nghệ.

-

Thiết kế hạ tầng kỹ thuật.

Từ việc nghiên cứu phân loại thiết kế phục vụ cho công tác quản lý thiết kế
xây dựng trên các góc độ:
-


Nội dung hồ sơ thiết kế, cơ sở thiết kế theo từng bước thiết kế.

-

Tổ chức hoạt động thiết kế xây dựng

-

Đảm bảo năng lực hoạt động của tổ chức và năng lực hành
nghề của cá nhân trong hoạt động thiết kế xây dựng.


b) Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng:
- Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; phù hợp với nội dung dự án đầu tư
xây dựng được duyệt, quy hoạch xây dựng, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự
nhiên, văn hóa - xã hội tại khu vực xây dựng.
- Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng yêu cầu của từng bước
thiết kế.
- Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về
sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ
áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan,
bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và
điều kiện an toàn khác.
- Có giải pháp thiết kế phù hợp và chi phí xây dựng hợp lý; bảo đảm đồng bộ
trong từng công trình và với các công trình liên quan; bảo đảm điều kiện về
tiện nghi, vệ sinh, sức khỏe cho người sử dụng; tạo điều kiện cho người
khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em sử dụng công trình. Khai thác lợi thế và hạn
chế tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên; ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ,
vật liệu thân thiện với môi trường.

- Thiết kế xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định .
- Nhà thầu thiết kế xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại,
cấp công trình và công việc do mình thực hiện.
c) Năng lực hoạt động và năng lực hành nghề trong hoạt động thiết kế xây
dựng.
* Điều kiện năng lực của chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình


Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau:
+ Hạng 1:
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;
- Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2
công trình cấp II cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên
môn chính của 3 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại.
+ Hạng 2:
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm
nhận;
- Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp
III cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của
3 công trình cấp II cùng loại.
Phạm vi hoạt động:
+ Hạng 1: được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp
II, cấp III và cấp IV cùng loại và làm chủ nhiệm lập dự án nhóm A, B, C cùng
loại;
+ Hạng 2: được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cấp II, cấp III và cấp
IV cùng loại và được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B, C cùng loại.
* Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình
Chủ trì thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau:
+ Hạng 1:



- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm
nhận;
- Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt
hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
+ Hạng 2:
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;
- Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2
công trình cấp III cùng loại hoặc đã tham gia thiết kế 5 công trình cùng
loại.
+ Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có trình độ cao đẳng,
trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình, có thời gian liên
tục làm công tác thiết kế tối thiểu 5 năm thì được làm chủ trì thiết kế công
trình cấp III, cấp IV, trừ các công trình bắt buộc thực hiện kiểm tra, chứng
nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực theo quy định.
Phạm vi hoạt động:
- Hạng 1: được làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình
cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV;
- Hạng 2: được làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình
cấp II, cấp III và cấp IV.
* Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình
Năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng được phân thành 2 hạng
theo loại công trình như sau:
+ Hạng 1:


- Có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp
trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình
hạng 1;
- Có đủ chủ trì thiết kế hạng 1 về các bộ môn thuộc công trình cùng

loại;
- Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp
II cùng loại.
+ Hạng 2:
- Có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp
trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình
hạng 2;
- Có đủ chủ trì thiết kế hạng 2 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại;
- Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
Phạm vi hoạt động:
- Hạng 1: được thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I , cấp II, cấp III và cấp IV
cùng loại; lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại;
- Hạng 2: được thiết kế công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án
nhóm B, C cùng loại;
- Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được thiết kế công trình
cấp IV cùng loại, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình của công
trình cùng loại.


- Đối với tổ chức tư vấn thiết kế chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã
thiết kế ít nhất 5 công trình cấp IV thì được thiết kế công trình cấp III cùng loại.
1.1.4 Các đặc điểm của hoạt động khảo sát và thiết kế xây dựng
Hoạt động khảo sát và thiết kế xây dựng là hoạt động sản xuất – kinh
doanh trong lĩnh vực dịch vụ, gắn liền với hoạt động đầu tư xây dựng, có các
đặc điểm cần chú ý trong quản lý chất lượng của các hoạt động này, bao gồm:
- Hoạt động khảo sát và thiết kế xây dựng là hoạt động dịch vụ tư vấn có điều
kiện, phải tuân theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng, phải
thực hiện thông qua hợp đồng.
- Sản phẩm của tư vấn khảo sát và thiết kế xây dựng vừa phải dựa trên cơ sở
khoa học (quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng…), vừa đáp ứng yếu tố tâm lý

khách hàng – chủ đầu tư (sở thích của chủ đầu tư, nhất là các sản phẩm thiết
kế)
- Hoạt động khảo sát và thiết kế xây dựng đa dạng, có tính cá biệt cao và phức
tạp, do đó sẽ gây khó khăn cho tổ chức thực hiện các hoạt động này.
- Công tác khảo sát và thiết kế xây dựng cho phép áp dụng tiến bộ khoa học
nhanh hơn so với các hoạt động khác trong xây dựng, nhât là trong hoạt động
thiết kế xây dựng. Khi áp dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, áp dụng các
chương trình phần mềm trong khoa học.
- Hoạt động khảo sát và thiết kế xây dựng có nhiều rủi ro, nhất là hoạt động
khảo sát xây dựng.


1.1.5 Khái niệm về chất lượng công tác tư vấn khảo sát và thiết kế.
a) Quan điểm về chất lượng
Quan điểm về chất lượng được nhìn nhận trên nhiều góc độ khác nhau:
- Nếu xuất phát từ bản thân sản phẩm: chất lượng là tập hợp những tính chất
của bản thân sản phẩm, để chế định tính thích hợp của nó nhằm thỏa mãn
những nhu cầu xác định phù hợp với công dụng của nó.
-Xuất phát từ nhà tư vấn: chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp
của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu tiêu chuẩn hay quy cách đã
được xác định từ trước.
-Xuất phát từ khách hàng: chất lượng là sự phù hợp với mục đích
sử dụng của khách hàng, chủ đầu tư.
b) Các thuộc tính của chất lượng:
- Thuộc tính kỹ thuật: nó phản ánh công dụng chức năng của sản phẩm tư vấn
khảo sát và thiết kế.
-Thuộc tính về tuổi thọ: đây là yếu tố đặc trưng cho tính chất của
sản phẩm có giữ được khả năng làm việc bình thường hay không trong một
điều kiện làm việc thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hành, bảo dưỡng theo quy
định thiết kế.

-Độ tin cậy: độ tin cậy được coi là yếu tố quan trọng nhất phản
ánh chất lượng của sản phẩm dịch vụ. Đây là cơ sở cho các doanh nghiệp có
khả năng duy trì và phát triển sản phẩm của mình.
- Độ an toàn: những chỉ tiêu an toàn trong khai thác vận hành sản phẩm là chỉ
tiêu cực kỳ quan trọng, đặc biệt là chỉ tiêu an toàn đến sức khỏe khách hàng là
yếu tố bắt buộc phải có trong mỗi sản phẩm dịch vụ.
- Mức độ gây ô nhiễm: cũng giống như độ an toàn, mức độ gây ô


nhiễm cũng được coi là yêu cầu bắt buộc mà đơn vị tư vấn phải tuân thủ khi
đưa sản phẩm của mình ra thị trường.
-Tính tiện dụng: phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có, dễ bảo
quản và sử dụng, đồng thời có khả năng thay thế khi các bộ phận bị hỏng hóc.
- Tính kinh tế: đây là yếu tố rất quan trọng đối với những sản phẩm mà khi sử
dụng có tiêu hao nhiên liệu và năng lượng. Tiết kiệm năng lượng ngày nay đã
trở thành một trong những yếu tố phản ánh chất lượng và khả năng cạnh tranh
của sản phẩm.
- Tính thẩm mỹ: nó là đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức,
kiểu dáng. Sản phẩm phải đảm bảo sự hoàn thiện về kích thước, kiểu dáng và
tính cân đối.
1.1.6 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác tư vấn khảo sát và thiết kế.
Cũng như trong các lĩnh vực khác của sản xuất kinh doanh và dịch vụ, chất
lượng công tác tư vấn khảo sát và thiết kế có nhiều nhân tố ảnh hưởng. Có thể
phân loại các nhân tố ảnh hưởng theo 2 tiêu chí: chủ quan và khách quan.
a) Nhân tố chủ quan: là những nhân tố đơn vị tư vấn có thể kiểm soát được, và
xuất phát từ chính đơn vị tư vấn.
- Nhân tố con người: là những người trực tiếp tham gia vào quá trình tư vấn
khảo sát và thiết kế. Nhân công bao gồm các kỹ sư có đủ năng lực và kinh
nghiệm hành nghề khảo sát, thiết kế; công nhân trực tiếp làm ngoài công
trường.

- Nhân tố máy móc thiết bị: tham gia trực tiếp vào quá trình khảo sát và thiết
kế, như: máy khoan địa chất, máy bơm hút nước thí nghiệm, máy toàn đạc,
máy kinh vĩ, máy tính với các phần mềm chuyên dùng thiết kế, máy in…


b) Nhân tố khách quan:
-Các bên đối tác liên quan: đơn vị tư vấn gửi các mẫu đất đá, mẫu
nước đến phòng thí nghiệm có năng lực để xét nghiệm theo tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật. Không phải lúc nào các bên đối tác cũng hoàn thành tốt công
việc, nhầm lẫn, chậm tiến độ,… gây ảnh hưởng đến chất lượng công tác tư
vấn.
- Yếu tố thời tiết: ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khảo sát. Nếu trời mưa to,
công việc khảo sát ngoài thực địa không thể hoàn thành đúng yêu cầu.
- Yếu tố địa chất bên trong lòng đất
- Các văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn kỹ thuật nhà nước ban hành thay đổi
theo thời gian để phù hợp thực tế. Nếu đơn vị tư vấn không cập nhật và làm
theo, cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng tư vấn.
1.1.7 Tiêu chí và phương pháp đánh giá chất lượng công tác tư vấn khảo sát và
thiết kế.
“ Đánh giá chất lượng là một quá trình kiểm tra, đánh giá một hệ thống
chất lượng để tìm ra các điểm phù hợp hay không phù hợp của một hệ thống
chất lượng trong một tổ chức. Kết quả đánh giá là các thông tin, đầu vào
quan trọng cho việc cải tiến chất lượng.” (theo Wikipedia)
a) Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tư vấn khảo sát và thiết
kế
- Tính tuân thủ pháp luật hiện hành có liên quan, gồm các văn
bản pháp luật, các quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng:
+ Luật số 17/2012/QH2013 – Luật Tài Nguyên Nước.
+ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP, Nghị Định quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Tài Nguyên Nước.

+ Thông tư số 13/2014/TT-BTNMT, Thông tư quy định kỹ thuật
điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất.


+ Thông tư số 27/2014/ TT-BTNMT, quy định việc đăng ký khai
thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài
nguyên nước.
+ Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 33:2006, tiêu chuẩn áp dụng để
thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng các hệ thống cấp nước đô thị, các
điểm dân cư nông thôn và các khu công nghiệp.
+ Thông tư số 17/2013/TT-BXD, Thông tư hướng dẫn xác định và
quản lý chi phí khảo sát xây dựng.
+ Thông tư số 04/2010/TT-BXD, Thông tư hướng dẫn lập và quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Đảm bảo đầy đủ các nội dung công việc theo yêu cầu phù hợp phạm vi công
việc thực hiện theo hợp đồng đã ký kế với chủ đầu tư.
- Đảm bảo chất lượng công việc thự hiện thông qua chất lượng hồ sơ khảo sát
xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng.
- Đảm bảo tiến độ thực hiện đã cam khết trong hợp đồng với chủ
đầu tư.
- Có quy trình hoạt động hợp lý phù hợp vs từng công việc khảo sát
xây dựng và thiết kế xây dựng.
b) Phương pháp đánh giá chất lượng công tác tư vấn khảo sát và
thiết kế xây dựng:
Để đánh giá chất lượng công tác tư vấn khảo sát xây dựng và thiết kế xây
dựng thường sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp đối chiếu so sánh. Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng
để đánh giá chất lượng 2 công tác này.
- Phương pháp thăm dò ý kiến chuyên gia.



×