Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài thu hoạch môn Xã Hội Học Nông Thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.25 KB, 3 trang )

Phạm Võ Xuân Diệu MSSV: 11090005
Trường Đại Học Bình Dương
Phân hiệu KHXH&NV

BÀI THU HOẠCH MÔN XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
Tên: Phạm Võ Xuân Diệu
Lớp: 14XH01
NỘI DUNG:
Sau chuyến đi thực hành môn “Xã hội học nông thôn” tại xã Khánh Hòa, huyện U Minh,
tỉnh Cà Mau, mới thấy con người nơi đây có cuộc sống khác biệt và rất vất vả. Tuy vậy
giữa con người với nhau luôn có những thứ tình cảm cao cả, thân thiện, chân thật đúng
như bản chất người nông dân Nam Bộ mà dân gian ca ngợi.Xã Khánh Hòa là một trong
những xã thí điểm cho việc xây dựng mô hình “Nông thôn mới”, đời sống người dân nơi
đây vẫn còn rất nhiều khó khăn và chỉ mới là những khởi đầu của sự thay đổi một nền
kinh tế ổn định, phát triển hơn.
Đa số những con người nơi đây đều ít học, trình độ thấp và con cái của họ gặp rất nhiều
khó khăn khi đến trường để học. Họ không biết chữ khiến việc truyền đạt kém hiệu quả.
Ví dụ khi làm thảo luận nhóm cho “nhóm người nghèo không đất”, người hướng dẫn phải
đọc đi đọc lại các vấn đề, dù đã đọc nhiều lần nhưng họ vẫn không nhớ và không hiểu rõ
được (bởi khi bảo họ hãy tự đọc để chọn đáp án, họ rất ngại và nhờ vậy mới phát hiện ra
những người này đều không biết chữ).Và khi hỏi đến vấn đề nông thôn mới thì ngoài các
ấp trưởng ra, người dân gần như mơ hồ với ngay cả cái tên dự án, nội dung cũng không
được rõ ràng. Vậy để người dân hiểu và làm được dự án này đúng là một câu hỏi đáng
quan tâm. Các em nhỏ nhà không có vỏ lãi hay xe, muốn đi đến trường kịp phải thức rất
sớm để đi đò, lỡ không kịp phải đi bộ nhiều cây số, chiều về còn tự lội qua kênh rất nguy
hiểm. Các bậc cha mẹ luôn cố gắng hết mình để con được đến trường, một số ít lại chọn
cách khác. Khi chia sẻ với một giáo viên dạy tại trường THCS Nguyễn Trung Trực, cô
cho biết sau vài lần động viên cho các em đến trường, gia đình cũng cam kết nhều lần,

1



Phạm Võ Xuân Diệu MSSV: 11090005
nhưng khi thấy không đến nữa cô tiếp tục đến nhà vận động thì mới biết cha mẹ đã đưa
con mình lên thành phố đi làm ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới.
Người dân ở đây hầu hết trồng lúa, trồng hoa màu, nuôi tôm, cua, cá và chăn nuôi gia súc
(nuôi lợn là chọn lựa chủ yếu) quanh năm. Đối với họ, đất là thứ không thể thiếu và
người nào cũng cần đến dù không biết để làm gì sau khi có đất. Mảnh đất họ sinh sống rất
quan trọng, họ yêu quí và bảo vệ nó bằng mọi giá. Con người ở đây chỉ rời xa mảnh đất
của mình khi phải đứng trước chọn lựa khó khăn như phải chữa bệnh hiểm nghèo hay các
vấn đề liên quan đến mạng sống. Ngoài ra không có lý do gì khiến họ có thể từ bỏ mảnh
đất của mình. Dù có tiền hay không, họ luôn muốn mua thêm đất. Đối với những người
không có đất, họ làm đơn xin trồng rừng cho các công ty làm lâm trường nhưng phải chờ
đợi rất lâu, trong khi gia đình vô cùng túng thiếu. Thậm chí có hộ xin gần mười năm mà
vẫn chưa được giải quyết và chính quyền địa phương có vẻ chậm chạp trong chuyện này.
Và người dân ở đây đa số đều có vay nợ ngân hàng, tuy lãi suất rất thấp hoặc không có lãi
suất, họ vẫn khó khăn trong việc hoàn trả. Trong khi cuộc sống mỗi ngày đầy khổ cực,
người dân ở đây vẫn luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan, niềm tin yêu cuộc sống.
Có nhiều người từ nơi khác tới đây lập nghiệp, sinh sống. Họ cho biết cuộc sống có khó
khăn hơn trước khi chuyển đến đây nhưng nếu cho họ chọn lựa thì họ vẫn muốn sống tại
nơi này. Bởi vì tình nghĩa là quan trọng hơn hết, họ có bạn bè, xóm giềng, yêu chính
mảnh đất của mình, yêu hạt lúa, luống rau mình trồng. Nhà ở của họ là những căn nhà
tạm, bằng lá dừa nước, một số khá giả được nhà cấp 4. Diện tích nhỏ hẹp, có nơi chỉ
khoảng 8, 9 mét vuông. Trong nhà không có thứ gì quí giá hơn là cái giường cũ ọp ẹp.
Nhưng phải chen chút 3 đến 4 người cùng ở. Môi trường sống mát mẻ, thoáng nhưng vệ
sinh chưa được quan tâm và xử lý khoa học. Nhà vệ sinh xây dựng trên cầu ao, sông,
kênh rạch. Chuyện lập gia đình ở đây rất sớm, không đủ tuổi qui định, có người mới
mười sáu mười bảy tuổi đã có 3 đứa con. Và như một điều bình thường, người dân coi đó
là vấn đề ai ai cũng làm như vậy. Sự tiếp xúc của cán bộ địa phương với người dân rất ít,
các vấn đề vay vốn phát triển sản xuất cho người dân thì được lãnh đạo địa phương quan
tâm, nhưng vui chơi giải trí thì hạn chế. Ngoài lễ tết Nguyên Đán của người dân tộc


2


Phạm Võ Xuân Diệu MSSV: 11090005
Kinh, tết Chol Chnam Thmay của dân tộc Khmer, đi lễ chùa thì không còn hoạt động vui
chơi tính ngưỡng nào mà người dân thường tham gia.
Và đặc biệt, thời gian làm việc đối với họ là thứ dễ dàng quyết định. Con người nông thôn
không nhất thiết đi làm đúng giờ, đủ giờ hay có ngày nghỉ qui định. Họ có thể làm quần
quật từ sáng tinh mơ đến tối hoặc không làm gì cả ngày. Họ có thể nghỉ làm việc khi họ
không thích, họ làm hết việc chứ không hết giờ. Ngoài ra, con người ở đây rất chất phác
và phóng khoáng. Họ luôn niềm nở với khách, sẵn sàng mời cơm, trò chuyện thân thiết
khi có ai ghé thăm nhà. Trong suốt quá trình đi thực hành tại xã Khánh Hòa, tôi và Đoàn
nghiên cứu cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của bà con cô bác nơi đây.Khi hỏi tới
mong muốn của người dân, họ đa số muốn có đất, có nhà, có vốn sản xuất, có đường
thuận lợi, được chính quyền địa phương quan tâm và giúp đỡ nhiều hơn.
Qua chuyến đi thực hành môn học, tôi nhận thấy các nghiên cứu trước đây viết về con
người nông thôn đúng, nhưng chỉ với những trường hợp nhất định. Con người nông thôn
Nam Bộ có những nét riêng độc đáo từ lối sống đến tình cảm. Họ không nhất thiết gắn
liền và bị áp đặt trong làng xã ở nông thôn Bắc Bộ. Con người nông thôn sống chan hòa
tình cảm và ít áp lực hơn người sống tại các đô thị. Họ coi trọng các giá trị gia đình, xóm
giềng, phong tục tập quán. Để có thể hiểu rõ và nghiên cứu kĩ càng hơn nên có nhiều
chuyến đi thực tế, phát hiện thêm nhiều điều mới về con người nông thôn Nam Bộ.

3



×