Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện tỉnh hưng yên giai đoạn 2012 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA-THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI

TÊN ĐỀ TÀI:
CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN
TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2012 - 2014

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên giảng dạy: TS. Lê Thị Hiền
Mã phách:......................................

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi. Mọi số liệu,
thông tin trong đề tài là hoàn toàn trung thực, không sao chép từ bất kỳ đề tài
nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Ký tên


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô trong khoa
Văn hoá-Thông tin và Xã hội của trường Đại học Nội vụ Hà Nội, những người
đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho em những tri thức khoa học quý báu và giúp
đỡ để em có cơ sở hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Đặc biệt là giảng viên Lê
Thị Hiền đã trực tiếp giảng dạy bộ môn Các phương pháp nghiên cứu khoa học
cho em.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và đội ngũ cán


bộ trong thư viện tỉnh Hưng Yên, đặc biệt là bà Dương Thị Cẩm-giám đốc thư
viện tỉnh Hưng Yên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân của em, những người đã ủng hộ
và giúp đỡ em rất nhiều để có thể hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng tiểu luận không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn để tiểu
luận của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2015.


BẢNG KÊ CHỮ CÁI VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Tên cụm từ viết tắt

1

Bồi dưỡng nghiệp vụ

BDNV

2

Công nghệ thông tin


CNTT

3

Cơ sở dữ liệu

CSDL

4

Hồ Chí Minh

HCM

5

Hưng Yên

HY

6

Nhà xuất bản

NXB

7

Thư viện Hưng Yên


TVHY

8

Thanh niên cộng sản

TNCS

9

Thông tin thư viện

TTTV

10

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

VH,TT&DL

11

Việt Nam

VN

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................3
BẢNG KÊ CHỮ CÁI VIẾT TẮT.............................................................................4
MỤC LỤC.................................................................................................................. 4
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2
3.Mục tiêu nghiên cứu:...........................................................................................2
4.Lịch sử nghiên cứu :............................................................................................2
Về công tác thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch- Vụ thư viện Hà Nội
(2008)......................................................................................................................3
Công tác phục vụ bạn đọc tại ban Thông tin khoa học quân sự- Trường Đại học
Chính trị, Vũ Phương Phương, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2012)............3
Để thư viện phục vụ người đọc ngày càng tốt hơn, Nguyễn Thế Trường, Tập
san thư viện, số 1, trang 22-27 (2002)....................................................................3
Cẩm nang nghề thư viện, Lê Văn Viết, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội (2002). 3
Tìm hiểu công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện tỉnh Hải Dương, Nguyễn Thị
Hằng, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2014).....................................................3
Những tài liệu trên là những gợi ý quý báu có giá trị tham khảo, kế thừa cao
giúp chúng tôi tiến hành nghiên cứu Đề tài ‘‘Công tác phục vụ bạn đọc tại thư
viện Hưng Yên giai đoạn 2012-2014’’..................................................................3
5.Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3
6.Mục đích nghiên cứu...........................................................................................3
7.Cấu trúc của đề tài...............................................................................................3
Chương 1.................................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC KHÁI QUÁT VỀ
THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN................................................................................5
1.1.Cơ sở lí luận......................................................................................................5
1.1.1.Khái niệm công tác phục vụ bạn đọc:...........................................................5



1.1.2.Vai trò của công tác phục vụ bạn đọc:..........................................................5
1.2.Khái quát về tỉnh Hưng Yên.............................................................................5
1.3.Khái quát về thư viện tỉnh Hưng Yên..............................................................8
1.3.1.Lịch sử hình thành và phát triển của thư viện tỉnh Hưng Yên:....................8
1.3.2.Cơ cấu tổ chức của thư viện tỉnh Hưng Yên:..............................................10
Chương 2.................................................................................................................. 13
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TỈNH
HƯNG YÊN.............................................................................................................13
2.1. Đối tượng phục vụ và hình thức phục vụ tại thư viện tỉnh Hưng Yên.........13
2.1.1. Đối tượng phục vụ:.....................................................................................13
2.1.2. Hình thức phục vụ:.....................................................................................14
2.2. Tổ chức bộ máy tra cứu.................................................................................26
2.2.1. Hệ thống mục lục:.......................................................................................26
2.2.2. Hệ thống thư mục:......................................................................................28
2.3. Các dịch vụ thông tin thư viện......................................................................29
2.4. Đánh giá về công tác phục vụ ở thư viện tỉnh Hưng Yên.............................29
2.4.1. Ưu điểm:.....................................................................................................29
2.4.2. Nhược điểm:...............................................................................................30
Chương 3.................................................................................................................. 32
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC
PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN................................32
3.1. Hoàn thiện bộ máy tra cứu truyền thống, từng bước hiện đại hóa bộ máy tra
cứu:........................................................................................................................32
3.2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của nguồn nhân lực thư viện..........................32
3.3. Công tác đào tạo người dùng tin...................................................................34
3.4. Bổ sung, xây dựng vốn tài liệu phong phú, đảm bảo cơ cấu hợp lí.............36
3.5. Tăng cường công tác tuyên truyền thư viện và đa dạng hóa các hình thức
phục vụ bạn đọc....................................................................................................37

3.6. Liên kết, phối hợp hoạt động với các thư viện trong hệ thống thư viện trong
tỉnh và toàn quốc...................................................................................................38
3.7. Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hoạt động thư viện............39


KẾT LUẬN..............................................................................................................41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................42
PHỤ LỤC................................................................................................................. 43


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, kỷ nguyên
của thông tin, hơn lúc nào hết thông tin đã trở thành nguồn lực quan trọng hàng
đầu và không thể thiếu được trong mọi hoạt động của con người trên tất cả các
lĩnh vực, nhất là hoạt động nghiên cứu khoa học.
Ở Việt Nam, hệ thống thư viện công cộng từ trung ương đến địa phương
từ lâu đã trở thành một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
phổ biến kiến thức, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học tập, nghiên cứu cũng như
giải trí cho mọi đối tượng bạn đọc đến với thư viện…
Phát triển đất nước bằng nguồn nhân lực có trình độ cao theo hướng
công nghiệp hóa-hiện đại hóa là rất cần thiết. Nhận thức được rằng muốn nâng
cao trình độ văn hóa của nhân dân nhằm phát triển toàn diện về mọi mặt, nên
từ khi thành lập đến nay, thư viện tỉnh Hưng Yên đã không ngừng tăng cường
vốn tài liệu, ngày càng hoàn thiện công tác phục vụ bạn đọc cả trong và ngoài
thư viện. Bằng những hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau thư viện đã
đạt được hiệu quả trong việc tuyên truyền tri thức cùng đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao dân trí cho toàn thể người dân đang
sinh sống, làm việc và học tập trong thành phố cũng như tỉnh Hưng Yên nói
riêng và nước Việt Nam nói chung.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện thì nhiệm vụ đề ra đó là
nâng cao công tác phục vụ bạn đọc vì bạn đọc chính là mục tiêu cuối cùng mà
thư viện hướng tới. Công tác phục vụ bạn đọc là cầu nối giữa kho tài liệu với
bạn đọc, là khâu cuối cùng trong các hoạt động của thư viện và là mục tiêu cao
nhất của mọi hoạt động thư viện. Chính vì lẽ đó mà công tác phục vụ bạn đọc
đòi hỏi nhiều nét sáng tạo, nhiều chính sách và chủ trương mới hơn để phục vụ
bạn đọc một cách hiệu quả nhất.

1


Là một sinh viên thuộc ngành Khoa học thư viện, nhận thức được tầm
quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của công tác phục vụ bạn đọc đối với thư viện
tỉnh Hưng Yên; sau khi nhận được sự giúp đỡ của giảng viên Lê Thị Hiền, em
đã quyết định lựa chọn đề tài: “Công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện tỉnh
Hưng Yên giai đoạn 2012-2014” làm đề tài cho khóa luận của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.

Đối tượng nghiên cứu:

Công tác phục vụ bạn đọc tai thư viện tỉnh Hưng Yên.
2.2.

Phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian: 2012-2014
-

Không gian nghiên cứu: Khảo sát công tác phục vụ bạn đọc tại thư

viện tỉnh Hưng Yên

3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của công tác phục vụ bạn
đọc.
- Tìm hiểu thực trạng công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện HY trong
thời gian qua, phân tích nguyên nhân của những ưu điểm cũng như hạn chế của
công tác
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công
tác phục vụ bạn đọc tại thư viện HY nói riêng hay trên địa bàn các tỉnh, thành
phố của cả nước nói chung.
4. Lịch sử nghiên cứu :
Có thể khẳng định rằng công tác phục vụ bạn đọc là một hoạt động vô
cùng cần thiết và quan trọng đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ nghiệp vụ
và trách nhiệm với công việc.
Nói đến hoạt động phục vụ bạn đọc, đã có khá nhiều đề tài, công trình
nghiên cứu khoa học đề cập, vấn đề này không chỉ thu hút sự quan tâm của các
nhà quản lý mà còn cả những nhiều nhà khoa học và nhà nghiên cứu. Một số
công trình về công tác phục vụ bạn đọc có thể nêu như sau :
- Thư viện Hưng Yên với công tác phục vụ bạn đọc, Ngô Thị Thúy Ngà,
2


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2003).
- Về công tác thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch- Vụ thư viện Hà
Nội (2008)
- Công tác phục vụ bạn đọc tại ban Thông tin khoa học quân sự- Trường
Đại học Chính trị, Vũ Phương Phương, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
(2012).
- Để thư viện phục vụ người đọc ngày càng tốt hơn, Nguyễn Thế Trường,

Tập san thư viện, số 1, trang 22-27 (2002).
- Cẩm nang nghề thư viện, Lê Văn Viết, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội
(2002).
- Tìm hiểu công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện tỉnh Hải Dương,
Nguyễn Thị Hằng, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2014).
Những tài liệu trên là những gợi ý quý báu có giá trị tham khảo, kế
thừa cao giúp chúng tôi tiến hành nghiên cứu Đề tài ‘‘Công tác phục vụ bạn
đọc tại thư viện Hưng Yên giai đoạn 2012-2014’’.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương thức thu thập thông tin trực tiếp : quan sát, phỏng vấn ;
- Phương thức thu thập thông tin gián tiếp: phân tích và tổng hợp số
liệu ; nghiên cứu tài liệu, tư liệu tham khảo ; nguồn tin đáng tin cậy từ mạng
Internet ; thông tin từ báo cáo định kỳ tại thư viện Hưng Yên,…
6. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu góp phần chuẩn hóa, nâng cao hiệu quả trong công
tác phục vụ bạn đọc tại thư viện Hưng Yên.
- Kết quả đạt được của đề tài có thể dược sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho cán bộ làm công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện HY.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
chia làm 3 chương :

3


Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN
ĐỌC VÀ KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
Chương 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI
THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG

CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ
VIỆN TỈNH HƯNG YÊN

4


Chương 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC KHÁI QUÁT
VỀ THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
1.1. Cơ sở lí luận.
1.1.1. Khái niệm công tác phục vụ bạn đọc:
Công tác người đọc hay việc tổ chức phục vụ tài liệu cho người đọc là
một hoạt động của thư viện nhằm thúc đẩy, phát triển và thoả mãn nhu cầu,
hứng thú đọc tài liệu thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn và cung cấp tài
liệu dưới nhiều hình thức. Công tác người đọc bao gồm các hình thức tổ chức
và phương pháp phục vụ người đọc ở trong và ngoài thư viện. Đồng thời công
tác người đọc còn là thước đo hiệu quả luân chuyển tài liệu và tác dụng của nó
trong đời sống.
1.1.2. Vai trò của công tác phục vụ bạn đọc:
Công tác người đọc luôn được coi là công tác quan trọng nhất của thư
viện. Bởi vì, thông qua công tác này vốn tài liệu quý giá của thư viện mới được
sử dụng có hiệu quả, mới phát huy được tác dụng trong phát triển mọi mặt của
đất nước, từ đó vị trí, vai trò xã hội của thư viện mới được khẳng định” . Trong
thực tiễn hoạt động của các thư viện và cơ quan thông tin cho thấy công tác
người đọc có rất nhiều vai trò khác nhau song nổi bật là công tác người đọc
được ví như “chiếc cầu” nối liền người đọc với vốn tài liệu thông qua vai trò
của người cán bộ thư viện. Thông qua công tác người đọc vốn tài liệu của thư
viện được khai thác, sử dụng và thư viện có thể tìm hiểu và nắm được nhu cầu
đọc, nhu cầu tin của người đọc và chính điều đó là cơ sở của các hoạt động
khác trong thư viện.

Nhận thức được đầy đủ vai trò và ý nghĩa to lớn của công tác phục vụ
người đọc trong thư viện nói riêng và trong xã hội nói chung, trong những năm
gần đây công tác phục vụ người đọc của thư viện ở nước ta nói chung và thư
viện tỉnh Hưng Yên nói riêng đã và đang đạt được nhiều tiến bộ, nâng cao chất
lượng hoạt động hơn.
1.2. Khái quát về tỉnh Hưng Yên.
- Vị trí địa lí: Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông
Hồng Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm
cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải
Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp

5


tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp
tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam.
- Hành chính: Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 10 đơn vị hành
chính bao gồm thành phố Hưng Yên và 9 huyện:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Thành phố Hưng Yên (7 phường, 10 xã)

Ân Thi (1 thị trấn, 20 xã)
Khoái Châu (1 thị trấn, 24 xã)
Kim Động (1 thị trấn, 16 xã)
Mỹ Hào (1 thị trấn, 12 xã)
Phù Cừ (1 thị trấn, 13 xã)
Tiên Lữ (1 thị trấn, 14 xã)
Văn Giang (1 thị trấn, 10 xã)
Văn Lâm (1 thị trấn, 10 xã)
Yên Mỹ (1 thị trấn, 16 xã)

- Về lịch sử: tỉnh Hưng Yên nguyên thuộc thừa tuyên Sơn Nam đặt vào
năm Quang Thuận thứ 10 đời Lê (1469). Đến năm Cảnh Hưng thứ 2(1741) thì
chia thành Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Đời nhà Nguyễn năm Minh
Mệnh thứ 3(1822), Sơn Nam Thượng được đổi thành trấn Sơn Nam còn Sơn
Nam Hạ thì gọi là trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hưng
Yên được thành lập gồm các huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Tiên Lữ,
Phù Dung của trấn Sơn Nam và Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của trấn
Nam Định (các huyện Thần Khê, Duyên Hà và Hưng Nhân sau bị cắt vào
tỉnh Thái Bình mới thành lập).
Tuy là tỉnh "mới" chỉ có lịch sử khoảng 200 năm, vùng đất Hưng Yên đã
nổi danh từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh trước đó với Phố Hiến, vốn là
thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài. Thuyền bè ngược sông
Hồng lên Thăng Long "Kẻ Chợ" đều phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy phép nên
Phố Hiến trở thành tụ điểm sầm uất. Người Tàu, người Nhật và người Tây
phương đều đến đấy buôn bán. Do vậy dân gian đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ,
thứ nhì phố Hiến".
- Tài nguyên thiên nhiên:
Hưng Yên mang đặc trưng của một tỉnh đồng bằng, không có đồi, núi,
địa hình tương đối bằng phẳng. Đất nông nghiệp 61.037 ha, trong đó đất trồng
cây hàng năm 55.645 ha (chiếm 91%), còn lại là đất trồng cây lâu năm, mặt

nước nuôi trồng thuỷ sản, đất chuyên dùng và đất sử dụng cho các mục đích

6


khác. Đất chưa sử dụng khoảng 7.471 ha, toàn bộ diện tích trên đều có khả
năng khai thác và phát triển sản xuất nông nghiệp.
Hưng Yên là một tỉnh được bao bọc bởi sông Hồng và sông Luộc, nên
có nguồn nước ngọt rất dồi dào. Nguồn nước mặt cũng hết sức phong phú
(sông Hồng có lưu lượng dòng chảy 6.400m3/s). Nước ngầm của Hưng Yên
cũng rất đa dạng với trữ lượng lớn, ở dọc khu vực quốc lộ 5A từ Như Quỳnh
đến Quán Gỏi có những mỏ nước ngầm rất lớn, có khả năng cung cấp hàng
triệu m3/ngày.đêm, không chỉ cung cấp nước cho phát triển công nghiệp và đô
thị mà còn có thể cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận.
Hưng Yên có nguồn than nâu (thuộc bể than nâu vùng đồng bằng
sông Hồng) có trữ lượng rất lớn (hơn 30 tỷ tấn) hiện chưa được khai thác, đây
cũng là một tiềm năng lớn cho phát triển ngành công nghiệp khai thác than.
- Về kinh tế: Vì có điều kiện địa lý thuận lợi có quốc lộ số 5 chạy qua,
nối Hà Nội - Hải Phòng, nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh tế Bắc
bộ nên Hưng Yên có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ.
Năm 2009, mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng GDP của Hưng Yên
tăng 7,01%. Hưng Yên là một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất
của miền Bắc.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu công nghiệp lớn như
phố nối A, phố nối B (khu công nghiệp dệt may), khu công nghiệp Thăng long
II (Mitsutomo Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Quán
Đỏ... Sản phẩm công nghiệp của tỉnh là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, công
nghiệp thực phẩm... Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch
vụ đang là chủ đạo.
- Về diện tích, dân số và lao động:

Diện tích tự nhiên là 923,09 km2.
Dân số 1.116 nghìn người (năm 2003).
Mật độ dân số 1.209 người/km2.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%/năm, hoàn thành phổ cập giáo dục trung
học cơ sở năm 2002.
Có 57 vạn lao động trong độ tuổi, chiếm 51% dân số. Lao động đã qua
đào tạo nghề đạt 25%, chủ yếu có trình độ đại học, cao đẳng, trung học và
công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản, có. Trung bình hằng năm lực lượng
lao động trẻ bổ sung khoảng trên 2 vạn người. Đây là nguồn nhân lực phục vụ
tốt cho phát triển kinh tế của tỉnh.
- Văn hoá - xã hội: Nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của người
Hưng Yên là truyền thống hiếu học và khoa bảng. Gần 10 thế kỷ khoa bảng
dưới thời phong kiến Việt Nam(1075 - 1919), Hưng Yên có 228 vị đỗ đại
khoa, nhiều người đã trở thành những nhân vật được sử sách ca ngợi, nhân
dân truyền tụng như các nhà quân sự: Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão,

7


Nguyễn Thiện Thuật; danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; nhà khoa
học: Phạm Huy Thông; nhà văn: Đoàn Thị Điểm, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn
Công Hoan, Vũ Trọng Phụng; hoạ sĩ: Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên; các
nhà hoạt động chính trị tài ba: Tô Hiệu, Lê Văn Lương, Nguyễn Văn Linh,…
Tỉnh Hưng Yên còn có 3 trường đại học, bao gồm: Đại học Chu Văn An,
Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên, Đại học Tài Chính Và Quản Trị Kinh
Doanh; 6 trường cao đẳng, bao gồm: Cao đẳng ASEAN, Cao đẳng Bách Khoa
Hưng Yên, Cao đẳng Công Nghiệp Hưng Yên, Cao đẳng Sư Phạm Hưng Yên,
Cao đẳng Tài Chính-Quản Trị Kinh Doanh, Cao đẳng Y Tế Hưng Yên; và 3
trường trung cấp, bao gồm: Trung cấp nghề Hưng Yên, Trung cấp nghề Châu
Hưng, Trung cấp Cảnh sát Nhân dân.

1.3. Khái quát về thư viện tỉnh Hưng Yên.
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thư viện tỉnh Hưng Yên:
Thư viện tỉnh Hưng Yên được thành lập từ năm 1997 theo Quyết định số
198/QĐ-UB, ngày 14 tháng 3 năm 1997 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên,
trên cơ sở tách từ Thư viện tỉnh Hải Hưng thành hai thư viện: Thư viện tỉnh
Hải Dương và Thư viện tỉnh Hưng Yên. Từ khi hoạt động, TVTHY đã tập
trung chấn chỉnh các bộ phận và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, sự khởi đầu còn
gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực thư viện, tài liệu được
chia ra từ thư viện tỉnh Hải Hưng nên nhiều bản cũ và rách nát.
Năm 1998, TVTHY đã thuê được một ngôi nhà 2 tầng ở phố Trưng Nhị
với diện tích khoảng 100m2 để chuyển một phần tài liệu của phòng mượn và
phòng địa chí ra phục vụ bạn đọc.
Từ khi thành lập đến nay Thư viện tỉnh Hưng Yên ngày càng được củng
cố và phát triển, thu hút đông người đọc đến sử dụng thư viện. Với tổng số tài
liệu của thư viện là hơn 135 nghìn cuốn sách, hơn 300 đầu báo và tạp chí, hàng
năm đã đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí cho hơn
3200 người bao gồm các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, học
sinh, sinh viên trong tỉnh, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, góp phần
phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thư viện tỉnh HY
hiện nay nằm trong Liên hiệp Thư viện Đồng bằng Sông Hồng.
Đến nay TVTHY đang được đặt ở 139 Bãi Sậy, phường Quang Trung,
TP.Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên với diện tích sử dụng chung là khoảng 1000m2

8


(nguyên là trụ sở cũ của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh) (phụ lục hình 2. Trang
43). Cổng vào của thư viện quay về hướng Tây, nghoảnh mặt vào hồ Bán
Nguyệt thơ mộng-dấu tích của bến cảng Phố Hiến ngày xưa. Với diện tích rộng

rãi, thư viện có 3 dãy nhà được xây theo hình chữ U. Dãy nhà đầu tiên bên tay
trái cao 2 tầng gồm: phòng Mượn, phòng Báo-Tạp Chí, các phòng hành chính
như: phòng Kế Toán, phòng Tổng Hợp; và các phòng Ngiệp vụ như: phòng Bổ
Sung, phòng Xử Lý Kỹ Thuật, phòng Biên Mục… với tổng diện tích khoảng
170m2 (phụ lục hình 3. Trang 44). Dãy nhà bên tay phải gồm: phòng Bảo Vệ,
các căn nhà cấp 4 dành làm nơi ở cho các nhân viên thư viện và phòng Thiếu
Nhi. Dãy nhà chính diện là một dãy nhà kéo dài nối liền nhau, được xây lối
kiến trúc cổ rất đẹp với những hàng cột, xà, mái ngói,… mà ta hay bắt gặp
trong lối kiến trúc của đền chùa, dùng làm nơi tổ chức các sự kiện (phụ lục
hình 4. Trang 44). Ở giữa là một khoảng sân với diện tích rộng, nên thường
được sử dụng làm nơi tổ chức các sự kiện văn hóa ca múa nhạc trong dịp lễ hội
Phố Hiến thường niên vào đầu năm.
- Chức năng: Thư viện tỉnh Hưng Yên là đơn vị sự nghiệp văn hóa thông
tin trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên, có chức năng thu
thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung các tài liệu được xuất bản
tại tỉnh Hưng Yên và nói về tỉnh Hưng Yên, các tài liệu trong nước và ngoài
nước phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển của tỉnh Hưng Yên
về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội - an ninh - quốc phòng trong thời kỳ
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; xây dựng và phát triển màng lưới thư
viện, tủ sách cơ sở trên địa bàn tỉnh.
- Nhiệm vụ:
a. Xây dựng quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn
hạn của thư viện; trình Giám đốc Sở VH,TT&DL tổ chức thực hiện sau khi
được phê duyệt;
b.Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc được sử
dụng vốn tài liệu thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ, mượn về nhà
hoặc phục vụ ngoài thư viện phù hợp với nội quy thư viện.
c. Xây dựng và phát triển vốn tài liệu thư viện phù hợp với đặc điểm tự
nhiên - kinh tế - văn hóa của địa phương và đối tượng phục vụ của thư viện:


9


- Thu thập, tàng trữ và bảo quản lâu dài các tài liệu được xuất bản tại địa
phương và viết về địa phương;
- Nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu địa phương do Sở Thông tin và
Truyền thông chuyển giao. Thu thập, lưu trữ các bản sao khóa luận tốt nghiệp
của sinh viên các trường đại học đóng tại địa phương; luận văn thạc sĩ, luận
văn tiến sĩ có nội dung phản ánh về Hưng Yên;
- Tăng cường nguồn lực thông tin thông qua việc mở rộng sự liên thông
giữa thư viện với các thư viện trong nước và nước ngoài bằng hình thức cho
mượn, trao đổi tài liệu và kết nối mạng máy tính;
- Thực hiện việc thanh lọc ra khỏi thư viện các tài liệu không còn giá trị
sử dụng theo quy định của Bộ VH,TT&DL
d. Tổ chức và thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu kịp thời, rộng
rãi vốn tài liệu thư viện đến mọi người, đặc biệt là các tài liệu phục vụ công
cuộc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương; xây dựng phong trào
đọc sách, báo trong nhân dân.
đ. Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin - thư mục, thông tin có
chọn lọc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của thư viện.
e. Thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện
ở địa phương; tham gia xây dựng và phát triển mạng thông tin - thư viện của hệ
thống thư viện công cộng.
f. Hướng dẫn, tư vấn tổ chức thư viện; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn,
nghệp vụ cho người làm công tác thư viện; tổ chức luân chuyển sách, báo; chủ
trì phối hợp hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ với các thư viện khác của địa
phương.
g. Tổ chức các hoạt động, dịch vụ có thu phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ được giao và phù hợp với quy định của pháp luật.
h. Thực hiện báo cáo định kỳ tháng, quý, 6 tháng, năm và báo cáo đột

xuất về tình hình hoạt động của thư viện với Giám đốc Sở VH,TT&DL.
i. Quản lý tổ chức, cán bộ và tài sản theo phân cấp quy định của Sở
VH,TT&DL.
k. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở VH,TT&DL giao.
1.3.2. Cơ cấu tổ chức của thư viện tỉnh Hưng Yên:

10


TVTHY là một cơ quan với tổ chức hoàn chỉnh, với nguồn nhân sự là 20
nhân viên thư viện (9 nam và 11 nữ), trong đó có 13 nhân viên biên chế, 03 lao
động hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP, 04 hợp đồng lao động vụ việc.
Trình độ các nhân viên: 100% mọi nhân viên chuyên môn có trình độ cử nhân,
02 người có trình độ thạc sỹ; chia đều làm việc thành 3 phòng ban dưới sự lãnh
đạo trực tiếp của Ban giám đốc (phụ lục hình 1. Trang 43):
- Ban giám đốc:
+ Giám đốc: Bà Dương Thị Cẩm
Chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ hoạt động của thư viện
+ Phó Giám đốc: Ông Đào Văn Quyến
Các phòng chức năng:
- Phòng Hành chính Tổ chức: (6 đồng chí đảm nhiệm)
+ Trưởng phòng: Ông Đinh Mạnh Thảo;
+ Kế toán cơ quan: Bà Vương Thị Lự;
Bao gồm 2 phòng gồm: phòng Kế Toán và phòng Tổng Hợp. Đây là một
bộ phận quan trọng của thư viện giữ nhiệm vụ: chăm lo tất cả kinh phí từ cấp
trên chuyển xuống, phân bổ tới các phòng sao cho hợp lí, lập kế hoạch dự trù
kinh phí cho các công tác trong thời gian ngắn hạn và dài hạn, đảm bảo khâu
quản lí thư viện về mặt vật chất; cấp thẻ cho bạn đọc, xây dựng kế hoạch tài
chính-kế toán.
- Phòng Nghiệp vụ: (7 đồng chí đảm nhiệm)

+ Trưởng phòng: Ông Đào Văn Quyến
Bao gồm 3 phòng gồm: phòng Bổ Sung, phòng Xử Lý Kỹ Thuật, phòng
Biên Mục. Các phòng này có nhiệm vụ xử lí và biên soạn ấn phẩm thông tin
chọn lọc, các loại thư mục, hướng dẫn tra cứu và trả lời các thông tin về vấn đề
vốn tài liệu thư viện, tổ chức các hoạt động tuyên truyền vốn tài liệu thư viện
và các hoạt động thông tin tuyên truyền khác; mua và xử lí nghiệp vụ tất cả các
sách báo, tạp chí, tài liệu cho thư viện. Hướng dẫn tham gia xây dựng mạng
lưới thư viện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho hệ thống thư viện huyện, xã trên toàn
tỉnh Hưng Yên. Đồng thời còn chịu trách nhiệm thu thập tất cả các sách, báo
được tài trợ, tặng biếu cho các trường học, các cơ quan cá nhân.

11


- Phòng Phục vụ Bạn đọc: (5 đồng chí phụ trách)
+ Trưởng phòng: Bà Hoàng Thanh Tú
Bao gồm 4 phòng gồm: phòng Mượn sách, phòng Báo-Tạp Chí, phòng
Thiếu Nhi, phòng Tra Cứu Địa Chí. Các phòng này là nơi lưu trữ tài liệu cho
bạn đọc trực tiếp tra tìm hoặc tìm gián tiếp qua tủ mục lục truyền thống hoặc
máy tính theo phương pháp hiện đại. Đảm nhận các chức năng cơ bản là tuyên
truyền, hướng dẫn người đọc và phục vụ sách báo cho bạn đọc.
Nhìn chung, mỗi phòng ban có một chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng tất
cả có chung một mục đích cuối cùng là phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của bạn
đọc về tất cả các mặt học tập, nghiên cứu hay giải trí.

12


Chương 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN

TỈNH HƯNG YÊN
2.1. Đối tượng phục vụ và hình thức phục vụ tại thư viện tỉnh Hưng Yên
2.1.1. Đối tượng phục vụ:
Với vị trí địa lí thuận lợi, nằm ở trung tâm Tp.Hy, lại rất yên tĩnh nên
hàng năm thu hút được lượng độc giả khá cao. Bạn đọc bao gồm mọi tầng lớp
nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên trong tỉnh với trình
độ khác nhau. Thống kê các số liệu dưới đây sẽ cho ta cái nhìn tổng quát hơn:
Bảng thống kê số thẻ bạn đọc giai đoạn 2012-2014:
Năm
Số thẻ bạn đọc
(người)

2012

2013

2014

Có 900 thẻ, trong Có 900 thẻ, trong Hơn 800 thẻ, trong
đó có 700 thẻ
đó có 400 thẻ
đó có 395 thẻ mới,
mới, 200 thẻ đổi mới, 500 thẻ đổi
hơn 400 thẻ đổi

Tổng số thẻ tới hiện tại (16/11/2015) đã lên tới hơn 3200 thẻ.
Bảng thống kê số lượt sách luân chuyển giai đoạn 2012-2014:
Năm

2012


2013

2014

Lượt sách, báo tài liệu
luân chuyển (lượt)

60214

113214

130204

Đối tượng của TVHY phong phú ở mọi lứa tuổi, bao gồm: Công chức,
viên chức; học sinh, sinh viên; các thành phần khác. Trong số đa dạng các
thành phần bạn đọc, thì chiếm chủ yếu là nhóm học sinh, sinh viên (2/3 số
lượng bạn đọc). Lí do khiến nhóm bạn đọc này chiếm nhiều nhất bởi đặc thù
của họ là nhu cầu tra cứu thông tin cho việc học tập cao, lại ham hiểu biết, tốc
độ đọc nhanh, nhu cầu giải trí lớn,… đã đem đến việc TVHY có đa số bạn đọc
là học sinh, sinh viên. Còn nhóm đối tượng công chức, viên chức một mặt là do
công việc của họ quá bận rộn, ít có thời gian để đọc sách nhiều; mặt khác
những thông tin họ cần phải luôn mới, ngắn gọn và chính xác nên loại tài liệu
13


họ cần là những tài liệu cấp 2, cấp 3, đã được phân tích, xử lý. Nhóm các thành
phần khác chủ yếu là các cán bộ hưu trí, nhân dân,… Số lượng nhóm bạn đọc
này đến thư viện không nhiều. Họ đến thư viện với nhu cầu mở rộng hiểu biết,
giải trí vào những lúc rảnh rỗi.

Việc phân chia đối tượng người dùng tin là rất cần thiết. Nó giúp thư
viện phục vụ, cung cấp thông tin có chọn lọc, phù hợp với nhu cầu tin của từng
nhóm đối tượng. Các nhân viên thư viện ngày càng nâng cao trình độ chuyên
môn và nghiệp vụ để đáp ứng tối đa các nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc.
2.1.2. Hình thức phục vụ:
Công tác phục vụ bạn đọc là khâu cuối cùng trong chu trình đường đi của
tài liệu trong thư viện, là mục đích cao nhất trong mọi hoạt động của thư viện.
Để phục vụ bạn đọc có hiệu quả, thư viện tỉnh HY đã tổ chức nhiều hình thức
phục và dịch vụ thông tin thư viện qua các hình thức phục vụ như: phòng
Mượn sách, phòng Báo-Tạp Chí, phòng Thiếu Nhi, phòng Tra Cứu Địa Chí
nhằm mục đích tạo cho người đọc tiếp cận tối ưu tài liệu trong thư viện và
cung cấp thông tin cho người sử dụng thư viện.
*, Phục vụ bạn đọc trong thư viện:
Thư viện tỉnh HY đã đơn giản hóa thủ tục làm thẻ bạn đọc, tăng thời
gian mở cửa thư viện: 6-7 ngày 1 tuần, từ thứ 2-thứ 7; thời gian làm việc mùa
hè: sáng từ 7h-11h, chiều từ 1h30-4h30; mùa đông: sáng từ 7h30-11h30, chiều
từ 1h30-4h30 hàng ngày.
Vốn tài liệu của thư viện tỉnh Hy có tổng số sách là: 135143 (cuốn)/năm
2015, với hai loại ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh. Được bổ sung trung
bình 3500 bản/năm. Trong đó:
1. Kho thiếu nhi: 10408 cuốn
2. Lưu động: 33630 cuốn
3. Kho mượn: 47955 cuốn
4. Kho đóng: VN: 36223 tài liệu
VV: 3367 tài liệu
5. Tra cứu: 2445 tài liệu
6. Địa chí: 1114 tài liệu
7. Phòng Báo-tạp chí: hơn 300 đầu báo và tạp chí.
Số lượng tài liệu được bổ sung từ năm 2013-2015 (cuốn)
14



Năm

2013

2014

2015

Số lượng tài liệu được
bổ sung hàng năm
(cuốn)

6000

6500

8000

Thư viện tổ chức tài liệu theo hệ thống khung phân loại Dewey với 9
môn loại:
STT

Tên

000

Tin học, thông tin, tác phẩm tổng quát


100

Triết học, tâm lý học

200

Tôn giáo

300

Khoa học xã hội

400

Ngôn ngữ

500

Khoa học tự nhiên và toán học Công nghệ (Khoa học ứng
dụng)

600

Nghệ thuật, Mỹ thuật và nghệ thuật trang trí

700

Văn học và tu từ học

800


Lịch sử, địa lý

Thư viện tổ chức theo 2 hình thức phục vụ là kho đóng và kho mở:
- Tổ chức theo kho đóng:
Tổ chức trong kho đóng giúp tiết kiệm giá sách và diện tích kho. Tài liệu
trong kho được sắp xếp theo số đăng kí cá biệt, được sắp xếp theo một trình tự
thống nhất. Kho đóng phục vụ nhu cầu đọc, nhu cầu tin qua hệ thống mục lục,
thư mục. Bạn đọc tìm tài liệu qua CSDL của thư viện. Sau khi tìm thông tin tài
liệu mình cần qua hệ thống mục lục truyền thống của CSDL, ghi thông tin vào
phiếu yêu cầu, gửi phiếu cho thủ thư và đợi thủ thư đi tìm tài liệu. Có thể kông
tìm được tài liệu vì không còn trong kho, lại quay lại chu trình từ đầu. Đó là
một trong hạn chế của kho đóng. Nhưng ưu điểm là tránh được mất mát về tài
liệu và không gây xáo trộn trong kho. Do mọi yêu cầu về tài liệu phải thông
qua thủ thư nên việc tìm tài liệu nhanh hay chậm phụ thuộc vào họ. Tại thư

15


viện HY, thủ thư được độc giả đánh giá cao về sự nhiệt tình trong công việc và
tận tụy với độc già. Nhưng hình thức phục vụ kho đóng không phản ánh được
thành phần của kho theo các nghành khoa học, không cho phép người dùng
nhìn hay chọn tài liệu trực tiếp trên giá, làm hạn chế các khả năng tìm tin, mất
thời gian của độc giả, đó là một trong những hạn chế của kho đóng.
+ Phòng Mượn đóng:
Phòng Mượn đóng có tổng số 39590 tài liệu, trong đó chia thành 2 loại
tài liệu theo khổ là VN (Việt nhỏ) với 36223 tài liệu, VV (Việt vừa) với 3367
tài liệu. Phòng Mượn đóng hiện nay là phòng có số tài liệu nhiều thứ hai của
thư viện. Trong phòng Mượn đóng các loại tài liệu được chia thành nhiều nội
dung, trong đó chiếm nhiều nhất là thể loại văn học. Kho sách của phòng

Mượn đóng là hai căn phòng nối liền nhau, có cửa sổ và được trang bị hệ thống
đèn điện chiếu sáng, camera giám sát; nằm tại tầng 1 của ngôi nhà 2 tầng lên
rất thoáng mát.
Bên cạnh hệ thống mục lục truyền thống, phòng Mượn được lắp đặt các
hệ thống tra cứu mục lục hiện đại và máy tính nối mạng (1 chiếc) nhằm phục
vụ tối đa nhu cầu dùng tin. Phòng có 1 thủ thư tốt nghiệp đại học. Đây là phòng
lưu trữ tài liệu lớn nhất của thư viện HY. Tổ chức kho và bảo quản tài liệu một
cách hợp lý và khoa học là điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và khai
thác tài liệu cũng như phục vụ người sử dụng tài liệu một cách nhanh chóng.
Với các giá sách được sắp xếp đẹp mắt, theo thứ tự từ trái qua phải, tài liệu
được xếp trên giá theo số đăng kí cá biệt thuận tiện cho thủ thư tìm tài liệu
nhanh, giúp tiết kiệm thời gian của bạn đọc.
Dù có số lượng tài liệu khá lớn nhưng số lượt bạn đọc tại phòng Mượn
đóng vẫn không cao bằng phòng Mượn mở, bởi đặc thù của phòng Mượn mở
sẽ khiến bạn đọc cảm thấy gần gũi hơn với tài liệu mình cần tìm kiếm. Tuy
nhiên thư viện tỉnh HY vẫn luôn nỗ lực phát triển, đầu tư vốn tài liệu và thu hút
độc giả đến phòng Mượn đóng. Thư viện đang áp dụng phần mềm iLib giúp
xây dựng các quy trình nghiệp vụ chuẩn của một thư viện hiện đại, tạo điều
kiện thuận lợi trong quá trình phục vụ bạn đọc.
+ Phòng tra cứu Địa chí:

16


Như chúng ta đã biết, một thư viện có tồn tại và phát triển mạnh hay
không thì phải kết hợp cả 4 yếu tố: bạn đọc-nguồn nhân lực thư viện-vốn tài
liệu-cơ sở vật chất. Để đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu, học tập của bạn đọc
cũng như tiếp thu và truyền bá những di sản văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa
nhân loại thì một thư viện muốn phát huy hết chức năng và nhiệm vụ của mình,
ngoài việc đảm bảo những yếu tố trên còn cần phải đặc biệt quan tâm đến vốn

tài liệu phong phú. Nếu vốn tài liệu của thư viện từ năm này qua năm khác chỉ
dừng lại ở những tài liệu lỗi thời, không còn giá trị sử dụng hay rách nát,… thì
bạn đọc đến với thư viện sẽ ngày một giảm. Mục 3, điều 2, chương I-Pháp lệnh
thư viện Việt Nam định nghĩa: “Vốn tài liệu thư viện là những tài liệu được
sưu tầm, tập hợp theo nhiểu chủ đề, nội dung nhất định, được xử lí theo quy
tắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ thư viện để tổ chức phục vụ người đọc
đat hiệu quả cao và được bảo quản”.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển nguồn
lực thông tin địa chí, thư viện tỉnh HY đã coi việc xây dựng và phát triển
nguồn lực thông tin địa chí là một trong những nhiệm vụ cơ bản có tính chất
nền tảng của thư viện mình. Kho tài liệu địa chí ở TVHY là sự kết hợp trong
kho tài liệu tra cứu và tài liệu ngoại văn với diện tích nhỏ khoảng 30m2. Hiện
nay, kho tài liệu địa chí của TVHY bao gồm các loại hình tài liệu sau:
Sách (61,3%) : trong kho tài liệu địa chí của thư viện có rất nhiều sách
quý về địa phương:
Thời Nguyễn có tác phẩm:
Đồng Khánh ngự lâm địa dư chỉ lược
Hưng Yên tính nhất thống trí
Thời Pháp thuộc có tác phẩm:
Hưng Yên địa chí của Trịnh Như Tấn
Tỉnh Hưng Yên của công sứ Pháp
Ngoài ra trong kho địa chí còn lưu giữ và bảo tồn nhiều bộ sách quý có
giá trị khác như: Đại Việt sử ký, Lịch triều hiến chương loại chí, Các nhà khoa
bảng Việt Nam (1075-1919),… Đặc biệt là cuốn Việt sử thông giám cương
mục-tác phẩm nổi tiếng của nước ta.

17


Báo, tạp chí (36,8%): số báo đầu tiên mà thư viện lưu trữ được là báo

Hưng Yên số 1 (1/1961). Nhờ có sự nhiệt tình, dày công tìm kiếm, sưu tầm mà
hiện nay phòng địa chí lưu trữ được cả bộ sưu tập báo HY từ năm 1961 đến
nay. Đây là nguồn tài liệu có giá trị nhất trong việc nghiên cứu, tìm hiểu địa
phương của bạn đọc. Do diện tích phòng địa chí có hạn nên số báo, tạp chí này
được lưu giữ trong phòng báo, tạp chí của thư viện.
Khóa luận, luận văn, luận án (1.04%): kho địa chí lưu giữ được 28 khóa
luận do sinh viên ở các trường viết về địa phương tặng cho thư viện và khoảng
12 cuốn luận văn, luận án viết về những vấn đề liên quan đến địa phương.
Bản đồ (0.68%): Khoảng 35 bản đồ hành chính về các huyện, xã trong
tỉnh.
Trong đó, tài liệu được chia thành các nội dung:
Triết học logic học
Lịch sử VN
Chủ nghĩa vô thần, tôn giáo
Ngôn ngữ học
Khoa học tự nhiên
Địa lý, địa chí học
Thần tích, thần sắc
Pháp luật VN
Văn học
Đảng Cộng sản VN, tác phẩm Hồ Chí Minh
Chính trị xã hội: loại tài liệu này đề cập đến tình hình chính trị, xã hội
của địa phương qua các thời kỳ lịch sử. Chủ yếu là các văn kiện, Nghị quyết,
tài liệu của các tổ chức chính trị, xã hội trong tỉnh với số lượng khoảng 250 tài
liệu trong kho.
Hàng năm TVHY luôn chú trọng bổ sung kho tài liệu địa chí, năm 2011
thư viện bổ sung 160 tên tài liệu với số lượng 325 cuốn. Trung bình mỗi tên
sách bổ sung 2 bản. Năm 2012 có sự bổ sung ít hơn, 140 tên tài liệu với số
lượng 250 cuốn. Có sự thay đổi như vậy là bởi mỗi năm thư viện có những


18


×