Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tìm hiểu vốn tài liệu nước ngoài và tổ chức phục vụ bạn đọc tại thư viện quốc gia Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.56 KB, 15 trang )

THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THƠNG TIN – THƯ VIỆN
--------------------

BÁO CÁO KHOA HỌC

TÌM HIỂU VỐN TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI VÀ TỔ CHỨC PHỤC VỤ BẠN
ĐỌC TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

1


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
MỞ ĐẦU
Ngày nay, cuộc cách mạng Khoa học kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ trên
tồn Thế giới.Thơng tin Khoa học đã xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực của đời
sống xã hội.Thông tin đã trở thành vấn đề sống còn trên con đường phát triển
của mỗi Quốc gia, mỗi Dân tộc. Nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng, phong
phú và trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Bên cạnh những thông tin từ nguồn tài
liệu trong nước thì những thơng tin từ nguồn tài liệu nước ngoài được người
dùng tin đặc biệt quan tâm. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa VIII của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh phải đẩy mạnh công tác hoạt động
thông tin, phổ cập kiến thức khoa học công nghệ, đẩy mạnh các dịch vụ thông
tin phục vụ lãnh đạo, quản lý nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ ở các
doanh nghiệp đặc biệt là thông tin về công nghệ phát triển và quản lý tốt mạng
lưới thu thập, xử lý thông tin về khoa học cơng nghệ trong và ngồi nước. Để
đáp ứng nhu cầu thông tin ngày một tốt hơn, các thư viện, các trung tâm thông
tin đặc biệt là Thư viện Quốc gia Việt Nam - cơ quan thông tin đứng đầu cả


nước, ngoài việc bổ sung và tổ chức phục vụ bạn đọc từ nguồn tài liệu trong
nước thì cơng tác bổ sung và tổ chức phục vụ bạn đọc từ nguồn tài liệu nước
ngoài cũng được Thư viện Quốc gia đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, hiện nay công tác bổ sung và tổ chức phục vụ bạn đọc nguồn
tài liệu nước ngoài ở Thư viện Quốc gia Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn.
Nhận thức được tầm quan trọng trên nên chúng tôi đã chọn đề tài: “Tìm
hiểu vốn tài liệu nước ngồi và tổ chức phục vụ bạn đọc tại Thư viện Quốc gia
Việt Nam”. Chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ giúp người dùng tin có được cái
nhìn khái qt về Thư viện Quốc gia Việt Nam nói chung và vốn tài liệu nước
ngồi, cơng tác tổ chức phục vụ bạn đọc nói riêng để có đựơc những thơng tin
chọn lọc, xác định được vấn đề mà mình quan tâm.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp như :
Điều tra, phỏng vấn kết hợp với việc phân tích, thống kê, đánh giá một số tài
liệu có liên quan đến đề tài.
Với khả năng và thời gian có hạn, chúng tơi chỉ có thể nghiên cứu một
2


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
mảng nhỏ trong q trình hoạt động của Thư viện Quốc gia Việt Nam từ những
năm 90 đến nay.Tuy nhiên, báo cáo còn nhiều hạn chế, chúng tơi mong nhận
được sự đóng góp, chỉ bảo của quý thầy cô và các cơ quan ban ngành có liên
quan.

3


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
NỘI DUNG
I. Q trình hình thành và phát triển của Thư viện Quốc gia Việt

Nam
Bất cứ một Quốc gia nào cũng có Thư viện Quốc gia (TVQG). Mỗi
TVQG có những chức năng, nhiệm vụ riêng của mình nhưng phần lớn các
TVQG trên Thế giới đều có chung một chức năng là thu nhận lưu chiểu các xuất
bản phẩm của dân tộc, xuất bản thư mục quốc gia về các tài liệu trên và bổ sung
đầy đủ nhất các tài liệu liên quan đến nước đó.
Ở Việt Nam,TVQG với đầy đủ ý nghĩa của nó đã ra đời vào năm 1917.
Tiền thân của TVQG Việt Nam là Thư viện công cộng Trung ương Đông
Dương mà vẫn thường được gọi là Thư viện Trung ương được thành lập theo
Nghị định ngày 29/11/1917 của toàn quyền Pháp. Sau một thời gian chuẩn bị,
Thư viện mở cửa phục vụ vào ngày 01/09/1919.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, TVQG Việt Nam được mang nhiều tên khác
nhau. Đến ngày 29/06/1957,Thủ tướng Chính phủ( Phạm Văn Đồng ) cho phép
Thư viện mang tên Thư viện Quốc gia Việt Nam. Hiện nay,TVQG Việt Nam
đóng tại số 31 Tràng Thi - Hà Nội
Trong tiến trình lịch sử của mình, TVQG Việt Nam ln được bổ sung
các chức năng. Tuy nhiên các chức năng hiện tại của TVQG Việt Nam được quy
định tại Quyết định 401-TTg ngày 09/10/1976 của Thủ tướng Chính phủ “Về
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thư viện Quốc gia Việt Nam” như sau:
- Xây dựng và bảo quản lâu dài kho tàng ấn phẩm Dân tộc (và về dân tộc)
- Luân chuyển sách báo, tài liệu của Việt Nam và nước ngồi thơng qua
hệ thống Thư viện Bộ Văn hóa để phục vụ nhân dân địa phương
- Biện soạn thư mục thống kê, tổng thư mục Việt Nam, thư mục bậc hai và
các thư mục chuyên đề...tiến hành biên mục tập trung...
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho các hệ thống Thư viện, tham gia công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, bồi dưỡng cán bộ thư viện, xây dựng kho Thư viện học,
thư mục học Việt Nam. Cùng với các Thư viện phối hợp một số hoạt động thư
viện.
4



THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
- Trao đổi sách báo và trao đổi thư mục với nước ngoài, tổ chức mượn và
cho mượn sách báo.
- Thực hiện việc thông tin khoa học về Văn hóa, về Văn hóa Nghệ thuật.
Theo Quyết định 579/ TC - QĐ ngày 17/3/1997 của Bộ trưởng Bộ VHTT, bộ máy tổ chức của TVQG Việt Nam gồm:
- Về lãnh đạo: Có Giám đốc và các Phó GĐ đặt dưới sự lãnh đạo gián
tiếp của Bộ VH-TT.
- Về tư vấn khoa học có: Hội đồng khoa học
- Mơ hình bộ máy của TVQG Việt Nam có 11 phòng nghiệp vụ.
Như chúng ta đã biết, TVQG Việt Nam là một trong những thư viện có
lịch sử phát triển lâu đời nhất. TVQG Việt Nam có vốn tài liệu ban đầu khoảng
5000 cuốn sách Pháp. Sau gần một thế kỷ hình thành và phát triển, đến nay
TVQG Việt Nam có vốn tài liệu rất phong phú và đa dạng.
Theo thống kê hiện nay TVQG Việt Nam có khoảng 1,2 triệu bản sách,
với nhiều thứ tiếng khác nhau và đầy đủ các lĩnh vực.
Dạng tài liệu thứ hai là Báo - Tạp chí : Hiện nay theo số liệu thống kê,
kho báo chí của TVQG Việt Nam hiện có 8257 tên với khoảng 100000 tập (đơn
vị đóng bìa).
Ngồi ra TVQG Việt Nam cịn có vốn tài liệu dạng vi phim, vi phiếu có
thể do TVQG Việt Nam tự sản xuất và bổ sung.
II. Thực trạng vốn tài liệu nước ngoài và tổ chức phục vụ tại TVQG
Việt Nam
1. Thực trạng vốn tài liệu nước ngoài
Tài liệu dạng sách: Theo số liệu thống kê đến tháng 5/2001, tổng số sách
nước ngoài nhập vào TVQG Việt Nam:
Sách ngoại

92358 bản


Sách Pháp

45065 bản

Sách Nga

276819 bản

Sách Đông Dương

53901 bản

Sách Hoa

44230 bản
5


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Sách Nhật, Triều Tiên

4374 bản

Báo-Tạp chí : Có nhiều thứ tiếng khác nhau.
- Báo chữ Pháp có 976 tên chiếm 11,8% tổng số báo, tạp chí
- Báo chữ Anh có 2138 tên chiếm 25,9% tổng số báo, tạp chí
- Báo chữ Nga có 784 tên chiếm 9,5% tổng số báo, tạp chí
- Báo chí các nước khác (Tiếng Đức...) có 788 tên chiếm 9,6% tổng số
báo, tạp chí
- Báo chí chữ Trung Quốc, Nhật, Triều Tiên... có 500 tên chiếm 6% tổng

số báo, tạp chí
- Báo chí nghiên cứu : Trong đó có báo chữ Pháp và các ngôn ngữ khác
nhập vào TVQG Việt Nam trước tháng 10/1954.
Vốn tài liệu nước ngoài vi phim, vi phích : Năm 1996, TVQG Pháp cịn
gửi tặng TVQG Việt Nam vi phích của 100.000 tên sách xuất bản ở Việt Nam
trước tháng 10/1954 đang được bảo quản ở TVQG Pháp (Pari).
- Phim Poritive (Phim dương bản)
Báo ngoại

111 tên (177 hộp)

Sách ngoại

878 tên ( 916 hộp )

Sách Nga

46 tên ( 63hộp )

Sách Hán

79 tên ( 141 hộp )

- Phim Negativ (Phim âm bản)
Báo ngoại

132 cuộn

Sách ngoại


549 cuộn

Sách Hán

127 cuộn

Hiện nay TVQG Việt Nam có ba nguồn chính bổ sung tài liệu nước ngoài
là mua, trao đổi sách quốc tế và biếu tặng.
Từ năm 1993 đến nay TVQG Việt Nam là một trong 4 thư viện lớn được
nhà nước cấp ngoại tệ hàng năm là 100.000 USD để mua sách báo nước ngoài.
Theo thống kê, số bản (cuốn) sách ngoại được mua trong các năm từ
1999- 2001 như sau:

6


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Năm

Sách Anh

Sách Pháp

Sách Nga

Sách TQuốc

Tổng

1999


247

0

17

218

482

2000

75

0

107

40

222

2001

198

0

0


0

198

Trong những năm gần đây, số lượng sách nước ngoài nhập vào TVQG
Việt Nam từ nguồn biếu tặng có xu hướng gia tăng, nhiều tổ chức quốc tế và
nước ngoài tặng như: Các Đại sứ quán Pháp, Úc, Nhật, Séc... Quỹ Châu Á của
Mỹ, Tổ chức nhịp cầu Châu Á của Mỹ, Ủy ban hợp tác khoa học Mỹ- Việt, Hội
đồng Anh...
Năm 1998, Liên Hợp Quốc đã gửi tặng TVQG Việt Nam 360 cuốn sách
và 23 tên báo, tạp chí. Quỹ Châu Á tặng 230 cuốn sách. Nhân dịp ngày Pháp
ngữ, Đại sứ quán Thụy Sỹ đã tặng cho TVQG Việt Nam 169 cuốn sách trong số
các sách mang đến triển lãm tại Việt Nam.

Nguồn tặng biếu

Số lượng sách tặng biếu
2000

2001

Hội đồng Anh

50 cuốn

253 cuốn

Việt Kiều Mỹ


82 cuốn

Đại sứ quán Séc

331 cuốn

Liên Hợp Quốc

156 cuốn

Đại sứ quán Ai

50 cuốn +23 tên báo+ Tchí
30 cuốn

Cập
Tổng

650 cuốn

1824 cuốn +23tên báo+
Tchí

Đặc biệt những năm gần đây, quỹ Châu Á tặng cho TVQG Việt Nam
nhiều tài liệu chữ Anh khá mới và có giá trị khoa học, thực tiễn cao. Nhờ thế mà
năm 2001, TVQG Việt Nam đã tổ chức riêng một Phòng đọc tự chọn các sách
do quỹ Châu Á tặng với hơn 3000 bản.
7



THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Bên cạnh các nguồn bổ sung từ mua, biếu tặng thì quan hệ trao đổi sách
báo quốc tế vẫn được TVQG Việt Nam chú trọng. Hiện nay, TVQG Việt Nam
có quan hệ trao đổi với 122 đơn vị của 32 nước khác nhau trên Thế giới, chủ
yếu là các Thư viện Quốc gia, các Viện Hàn Lâm, các Trường Đại học, các tổ
chức xã hội... Nhờ trao đổi sách quốc tế mà mỗi năm thư viện đã làm lợi cho nhà
nước một lượng ngoại tệ đáng kể.
Dưới đây là tình hình trao đổi sách Quốc tế của TVQG Việt Nam từ 19992001:
Năm

Sách Anh

Sách Pháp

Sách Nga

Sách

Tổng

TQuốc
1999

556 cuốn

129 cuốn

351 cuốn

79 cuốn


1215 cuốn

2000

616 cuốn

185 cuốn

105 cuốn

6 cuốn

912 cuốn

2001

715 cuốn

201 cuốn

216 cuốn

333 cuốn

1465 cuốn

Những năm gần đây, mặc dù TVQG Việt Nam có giảm số lượng đơn vị
trao đổi so với các năm trước, nhưng chất lượng lại tăng lên rõ rệt. Nhờ vậy,
cùng với vốn tài liệu đầy đủ nhất về các ấn phẩm quốc văn, thư viện đã thu thập

được hàng vạn tài liệu ngoại văn có giá trị khoa học thuộc đủ các môn loại tri
thức. Riêng nguồn trao đổi tài liệu ngoại văn chiếm khoảng 80% tổng số sách
ngoại nhập vào thư viện.
2. Công tác tổ chức phục vụ bạn đọc tài liệu ngoại văn ở TVQG Việt
Nam
Trong những năm gần đây nhu cầu về thơng tin ngày càng lớn. Bên cạnh
đó vào những năm đầu của thế kỷ 21, do diện tích được mở rộng, cùng với
nguồn tài liệu phong phú và đa dạng nên TVQG Việt Nam đã có điều kiện tổ
chức phục vụ bạn đọc từ vốn tài liệu trong nước lẫn tài liệu nước ngoài ngày
một tốt hơn. Điều này được thể hiện rõ ở số lượng người đến TVQG Việt Nam
làm thẻ, số lượng bạn đọc và lượt sách luân chuyển ngày một tăng.
Theo thống kê tính từ khi bắt đầu làm thẻ đến đầu tháng 3/2005 thì đã có
54915 người đến làm thẻ. Trong đó có 11741 người là cán bộ công nhân viên
8


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
chức (Có trình độ Đại học trở lên) và 43174 người là là sinh viên (năm thứ 3 trở
lên).
Bên cạnh đó số lượt bạn đọc và lượt sách luân chuyển tăng liên tục:
Năm

2002

2003

2004

Lượt bạn


207379

328775

395639

đọc

TB 601 lượt/ngày

TB 996 lượt/ngày

TB 1100
lượt/ngày

Lượt sách luân
chuyển

377430

563035

TB 1100 lượt/ngày TB 1706 lượt/ngày

752821
TB 2100
lượt/ngày

Hiện nay TVQG Việt Nam có 3 phịng đọc tài liệu nước ngồi. Đó là
phịng đọc sách Tiếng Anh do quỹ Châu Á tài trợ, phòng đọc sách Hữu nghị,

phòng đọc sách Trung Quốc (Câu lạc bộ giao lưu Văn hóa Việt-Trung), bên
cạnh đó cịn có phịng đọc tài liệu q hiếm (Luận án, sách Hán-Nơm), trong
phịng này có một số Luận án tiếng nước ngoài.
Bạn đọc của các phịng đọc tài liệu nước ngồi bao gồm :cán bộ, sinh viên
và người nước ngồi trong đó bạn đọc là sinh viên chiếm một tỷ lệ rất lớn(7080%). Bạn đọc là cán bộ thường là những người làm công tác giảng dạy và
nghiên cứu, đối với sinh viên là những sinh viên từ năm thứ ba trở lên .Vì vậy,
bạn đọc ở các phịng đọc tài liệu nước ngồi có trình độ ngoại ngữ rất cao. Bạn
đọc là người nước ngồi thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan nơi họ làm việc
hoặc phải xuất trình hộ chiếu.
Phịng đọc sách Tiếng Anh do Quỹ Châu Á tài trợ có khoảng hơn 3000
bản sách. Phòng bắt đầu đi vào phục vụ từ năm 2001, đây là phòng tự chọn (tổ
chức kiểu kho mở). Sách ở đây được phân loại theo khung phân loại DDC, bao
gồm đủ các lĩnh vực : Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, khoa học ứng dụng,
Văn học nghệ thuật...Phịng hiện nay có 25 chỗ ngồi, bạn đọc chủ yếu là sinh
viên (Chiếm 80%).
Phòng đọc sách Hữu nghị bắt đầu đi vào phục vụ từ ngày 4/10/2004. Sách
9


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
của phịng với nhiều thứ tiếng khác nhau và đủ các lĩnh vực. Sách Tiếng Nga
(sách khoa học xã hội và nhân văn, văn học nghệ thuật), Tiếng Pháp (khoa học
xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, văn học nghệ thuật), sách Tiếng Anh
(khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng), sách Liên Hợp Quốc (khoa học xã hội
và nhân văn, khoa học tự nhiên...) Phòng được tổ chức theo kiểu kho mở - tự
chọn và sách được sắp xếp theo từng lĩnh vực, phịng có 20 chỗ ngồi. Bạn đọc là
sinh viên chiếm khoảng 70% còn lại là cán bộ. Bạn đọc là cán bộ chủ yếu là
những người đã công tác và học tập ở nước ngoài, đặc biệt là ở Liên Xơ cũ.
Phịng đọc sách Trung Quốc: Đây là phịng đọc do Đại sứ quán Trung
Quốc tài trợ. Sách ở phịng đọc này khơng phải được lấy từ số lượng sách Hoa

của Thư viện mà đó là sách do Đại sứ quán Trung Quốc tặng. Sách của phòng
gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: Tin học, Nông nghiệp, Kỹ thuật, Y học,
Kinh tế, Văn học Trung Quốc... Phòng đọc được tổ chức theo kiểu kho mở - tự
chọn, phịng có 20 chỗ ngồi, bạn đọc phần đông là sinh viên chiếm hơn 80% còn
lại là cán bộ và bạn đọc nước ngồi chiếm một lượng rất nhỏ.
Phịng đọc tài liệu q hiếm : Bao gồm sách Hán, Nơm và có luận án
bằng tiếng nước ngồi. Phịng được tổ chức theo kiểu kho đóng, phục vụ theo
phiếu u cầu. Phịng đọc tài liệu quý hiếm hiện nay có 65 chỗ ngồi, đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc. Bạn đọc là sinh viên chiếm khoảng 80%
còn lại là cán bộ và một số ít là bạn đọc nước ngồi.
Do nhu cầu thơng tin khoa học ngoại ngày một tăng, do vậy các phịng
đọc tài liệu nước ngồi ngày càng thu hút được nhiều bạn đọc. Điều này được
thể hiện rõ ở số lượt bạn đọc và số lượt sách luân chuyển ngày một tăng ở các
phòng đọc tài liệu nước ngoài.
Theo thống kê của 2 tháng đầu năm 2005:

10


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Tháng 1/2005
Phịng

Lượt bạn
đọc

Tháng 2/2005

Lượt sách


Lượt bạn

Lượt sách

luân chuyển

đọc

luân chuyển

Quỹ Châu Á

1197

1223

519

892

Hữu nghị

426

304

428

354


Tiếng Trung

62

851

120

163

1828

941

1921

962

Tài liệu quý
hiếm

Ở các phịng đọc tài liệu nước ngồi mở cửa phục vụ bạn đọc từ 8h sáng
đến 8 giờ tối, tổ chức phục vụ bạn đọc theo 2 hình thức.
- Đọc theo phiếu yêu cầu: Bạn đọc tra cứu cuốn sách mình cần trên phiếu
hay trên máy tính, sau đó viết vào phiếu yêu cầu rồi đưa cho thủ thư và chờ lấy
sách. Đây là hình thức phục vụ theo kiểu kho đóng, hình thức này chỉ được phục
vụ ở phịng đọc tài liệu quý hiếm.
- Phương thức đọc tự chọn: Bạn đọc tự vào giá để tài liệu lấy cuốn sách
mà mình cần khơng phải thơng qua bàn thủ thư. Các phòng được tổ chức phục
vụ theo kiểu này như: Phòng đọc sách Tiếng Anh do quỹ Châu Á tài trợ, phòng

đọc sách Trung Quốc, phòng đọc Hữu nghị.
III. Nhận xét và kiến nghị
Từ những kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét
và kiến nghị sau:
1. Nhận xét
Trước hết, phải thấy rằng kho tài liệu ngoại văn của TVQG Việt Nam là
một trong những kho tài liệu ngoại văn lớn với bề dầy lịch sử phát triển của
mình. Khơng những thế nó cịn đa dạng phong phú về loại hình xuất bản, ngơn
ngữ và bao gồm tất cả các môn loại tri thức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
của TVQG Việt Nam của một nước và đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của
độc giả về tài liệu ngoại văn.
Ở TVQG Việt Nam có kho tài liệu tra cứu với hơn 4000 tài liệu, đều là bộ
11


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
tài liệu tra cứu rất q mà khơng phải nơi nào cũng có được như : Bộ bách khoa
toàn thư của Anh, Mỹ, Pháp, Đại từ điển bách khoa tồn thư của Liên Xơ...
Kho tài liệu ngoại văn của TVQG Việt Nam còn rất phong phú về mặt
ngơn ngữ, mà có lẽ phong phú nhất ở Việt Nam. Ngồi những ngơn ngữ chính
phổ biến như Anh, Pháp, Nga, Hoa cịn có những ngơn ngữ khác như Hungari,
Bungari,Tiệp Khắc, Triều Tiên, ... điều đó giúp cho cán bộ, sinh viên đã từng
công tác học tập ở các nước XHCN trước kia có tài liệu để tiếp tục nghiên cứu
và học tập.
Tuy nhiên để đáp ứng với nhu cầu của đất nước trong tình hình mới, vốn
tài liệu ngoại văn như hiện nay ở TVQG Việt Nam chưa thể nói là hợp lý mà
cịn có những vấn đề cần xem xét lại.
Như đã nêu ở trên, vốn tài liệu ngoại văn TVQG Việt Nam tuy mang tính
tổng hợp về tất cả các ngành khoa học nhưng vốn tài liệu nhập hàng năm rất nhỏ
bé so với số lượng xuất bản phẩm trên thế giới cho nên nó không thể phản ánh

hết được tất cả các lĩnh vực của tri thức.
- Do tận dụng triệt để nguồn tài liệu nhập về như : mua, trao đổi, tặng
biếu, nên nguồn mua tuy chủ động nhưng kinh phí khơng cho phép. Cịn nguồn
trao đổi biếu tặng khơng mất tiền nhưng lại bị động nhiều khi không đúng với
diện bổ sung của mình mà đơi lúc chất lượng thơng tin khơng cao, ít có giá trị sử
dụng.
Về thành phần ngơn ngữ do nhiều lý do có khá nhiều tài liệu nhập trước
năm 1991 bằng các ngơn ngữ rất ít hoặc khơng có người sử dụng như : Bungari,
Hungari, Mơng cổ... với số lượng không phải là không đáng kể làm chiếm diện
tích kho và mất thời gian kinh phí để bảo quản chúng.
Về loại hình ấn phẩm từ trước đến nay mới chỉ nhập chủ yếu là sách, báo
tạp chí và một số rất ít là Microfiche. Các loại ấn phẩm truyền thống khác như
bản đồ tranh ảnh... khơng có chứ đừng nói đến những tài liệu hiện đại khác như
băng từ, đĩa quang, CD-ROM...
Cơng tác phục vụ bạn đọc cịn nhiều bất cập, như việc quy định đối với
sinh viên khi đến làm thẻ phải là sinh viên năm thứ 3 trở lên.Tổ chức phòng đọc
12


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
kiểu kho mở cịn gặp khó khăn do ý thức của bạn đọc cịn hạn chế như việc xé
sách, làm mất sách...
2. Kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả trong công tác xây dựng và phục vụ bạn đọc vốn tài
liệu ngoại văn xứng đáng với tầm cỡ và đáp ứng được với chức năng, nhiệm vụ
của một TVQG đứng đầu trong hệ thống thư viện công cộng trong cả nước,
TVQG Việt Nam cần phải tiến hành giải quyết đồng bộ một số vấn đề đến việc
xây dựng và phát triển vốn tài liệu ngoại văn như sau:
Để tránh tình trạng sách ngoại văn nhập vào thư viện chưa cao, chưa sát
với nhu cầu độc giả cần tiến hành thành lập một hội đồng bổ sung với thành viên

là các cán bộ bổ sung với các cộng tác viên là chuyên gia về các ngành khoa học
kỹ thuật, khoa học xã hội, văn hóa, nghệ thuật...
Phải cân đối giữa các đề tài bổ sung không thể quá chú trọng về một đề tài
mà hoàn toàn bỏ quên tài liệu về một đề tài khác. Phải có sự cân đối giữa hai
mảng tài liệu KHXH và KHKT nhất là trong thời đại KHKT đang phát triển như
vũ bão hiện nay.
Cần phải phối hợp tối ưu các nguồn nhập sách, báo ngoại là mua, trao đổi
và biếu tặng để tránh trùng, thừa lãng phí trong hồn cảnh kinh phí cấp cho thư
viện cịn hạn chế.
Cần phải tiến hành bổ sung chặt chẽ hơn nữa giữa các thư viện và các
trung tâm thông tin lớn trong địa bàn Hà Nội.
Để thu hút ngày càng nhiều hơn độc giả đến TVQG Việt Nam thì ngồi 2
loại hình ấn phẩm tài liệu chính là sách, báo tạp chí và một số ít Microfiche như
hiện nay thì cần bổ sung vào kho tài liệu ngoại văn các loại tài liệu phi ấn phẩm
khác như tài liệu nghe nhìn. Tuy giá cả các xuất bản phẩm là khá cao nhưng bù
lại chúng lại chiếm ít diện tích kho, bảo quản dễ, trữ lượng thơng tin lớn và có
thể phục vụ nhiều độc giả cùng một lúc.

13


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
KẾT LUẬN
Như vậy, qua q trình “tìm hiểu vốn tài liệu nước ngồi và tổ chức phục
vụ bạn đọc tại TVQG Việt Nam”, chúng ta nhận thấy hiện nay TVQG Việt Nam
đã xây dựng được bộ sưu tập tài liệu nước ngoài rất phong phú và đa dạng với
nhiều thứ tiếng khác nhau và đủ các môn loại tri thức. Công tác tổ chức phục vụ
bạn đọc tương đối hợp lý phần nào đã đáp ứng được nhu cầu thông tin ngoại cho
bạn đọc. Tuy nhiên, trong điều kiện xã hội thông tin hiện nay thì việc tạo lập bộ
sưu tập tài liệu nước ngồi và tổ chức phục vụ bạn đọc còn đứng trước những

khó khăn thử thách. Vì vậy, chúng ta tin tưởng rằng, với sự quan tâm của Đảng
và nhà nước đối với sự nghiệp phát triển thư viện của đất nước, sự nỗ lực trong
hoạt động của TVQG Việt Nam, thì trong thời gian tới việc xây dựng vốn tài
liệu nước ngoài và tổ chức phục vụ bạn đọc tại TVQG Việt Nam sẽ đạt được
hiệu quả cao hơn./.

14


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2
NỘI DUNG ....................................................................................................... 4
I. Quá trình hình thành và phát triển của Thư viện Quốc gia Việt Nam... 4
II. Thực trạng vốn tài liệu nước ngoài và tổ chức phục vụ tại TVQG Việt
Nam ................................................................................................................ 5
1. Thực trạng vốn tài liệu nước ngồi ........................................................ 5
2. Cơng tác tổ chức phục vụ bạn đọc tài liệu ngoại văn ở TVQG Việt Nam
III. Nhận xét và kiến nghị ........................................................................... 11
1. Nhận xét................................................................................................ 11
2. Kiến nghị .............................................................................................. 13
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 14

15



×