Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty CP TM trường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.27 KB, 61 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là :Nguyễn Tiến Hưng tôi thực hiện công trình nghiên cứu khoa học
với đề tài “ một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại
công ty CP TM Trường Xuân”
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thờ gian qua ,tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng
trong công trình nghiên cứu này.
Hà Nội ngày….tháng….năm 2015
Ký tên

Nguyễn Tiến Hưng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này ,trong quá trình khảo sát thu thu thập ,tổng hợp
thông tin tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ ban giám hiệu nhà trường .
Thầy cô trong khoa.
Nhân đây cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các quý thầy cô.
Đặc biệt ,đối với TS. “ Bùi Thị Ánh Vân”bởi cô đã hướng dẫn,giúp đỡ tận tình
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám đốc và cán bộ công nhân viên trong
công ty CPTM Trường Xuân đã giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu tôi gặp khá nhiều khó khăn , mặt
khác do trình độ nghiên cứu còn hạn chế và các nguyên nhân khác nên dù cố
gắng song đề tài nghiên cứu của tôi không thể tránh khỏi sai sót . vì thế tôi rất
mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn sinh viên cho ý kến.
Những ý kiến của mọi người sẽ giúp tôi nhận ra hạn chế và qua đó tôi có
thêm được những nguồn tư liệu mới trên con đường học tập cũng như nghiên
cứu sau này.



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HĐQT: Hội đồng quản trị
QTNL: Quản trị nhân lực
TNHH TM: Trách nhiệm hữu hạn thương mại
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHLĐ: Bảo hiểm lao động
BHXH : Bảo hiểm xã hội
SXKD: Sản xuất kinh doanh

MôC LôC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................3


LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................2
5.Cấu trúc của đề tài.....................................................................................2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
TRƯỜNG XUÂN.................................................................................................3
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.............................................3
1.1. Tên, địa chỉ giao dịch.............................................................................3
1.2. Lịch sử ra đời và các giai đoạn phát triển của công ty CPTM Trường

Xuân..............................................................................................................3
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty......................................................4
II. Các đặc điểm chủ yếu của công ty trong hoạt động kinh doanh..............5
2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý.....................................5
2.1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty........................................................5
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty..........................8
2.2. Đặc điểm về đội ngũ lao động................................................................9
2.3. Đặc điểm về tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2009 - 2011....11
2.3.1. Tình hình vốn kinh doanh của công ty..............................................11
2.3.3. Tình hình thu nhập của công ty.........................................................16
2.4. Đặc điểm về cơ sở vật chất của công ty...............................................16
2.5. Đặc điểm về sản phẩm, khách hàng, thị trường tiêu thụ và đối thủ cạnh
tranh của công ty.........................................................................................17
2.5.1. Sản phẩm...........................................................................................17
2.5.2. Khách hàng, thị trường tiêu thụ.........................................................18
2.5.3.Đối thủ cạnh tranh..............................................................................18
III. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2009 – 2011.......19
TIỂU KẾT...................................................................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TRƯỜNG XUÂN........................21
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhận sự tại công ty Cổ phần
Thương mại Trường Xuân...........................................................................21
1.Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp..............................................................21
2.Nhân tố bên trong của doanh nghiệp :......................................................22
II. Thực trạng công tác quản trị nhân sự công ty tại công ty Cổ phần
Thương mại Trường Xuân...........................................................................23
2.1.Tình hình quản trị nhân sự tại công ty...................................................23
2.1.1. Cơ cấu nhân sự của công ty...............................................................23
2.2. Tình hình tuyển dụng nhân sự tại công ty............................................26
2.3.Tình hình đào tạo và bồi dưỡng nhân sự tại công ty.............................30

2.4.Thực trạng đánh giá và đãi ngộ nhân sự tại công ty..............................34
2.4.1. Tiền lương.........................................................................................34


2.4.2. Các loại tiền thưởng..........................................................................39
2.4.3. Các loại phúc lợi................................................................................39
2.4.4.Phụ cấp, trợ cấp..................................................................................40
2.4.5.Công tác an toàn lao động và điều kiện làm việc...............................41
2.5. Đánh giá, nhận xét chung về công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ
phần thương mại Trường Xuân...................................................................42
2.5.1. Mặt tích cực về công tác quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần
thương mại Trương Xuân............................................................................42
2.5.2. Mặt hạn chế về công tác quản trị nhân lực của công ty Cổ phần
Thương mại Trường Xuân...........................................................................44
TIỂU KẾT...................................................................................................46
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN.......................47
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CP TM TRƯỜNG XUÂN.............47
I. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.............................47
2.1.Phương hướng và mục tiêu phấn đấu của công ty trong thời gian tới...47
2.2.Định hướng quản trị nhân sự của công ty trong thời gian tới................48
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nhân sự tại công ty CPTM
Tường Xuân.................................................................................................49
2.1.Tăng cường công tác tuyển dụng, đào tạo nhân lực..............................49
2.2. Tổ chức lao động khoa học và hợp lý..................................................50
2.3.Chính sách tiền lương và các biện pháp khuyến khích ,động viên nhân
lực................................................................................................................51
2.4.Tạo ra môi trường và điều kiện làm việc tốt nhất cho đội ngũ nhân lực
.....................................................................................................................53
2.5.Thực hiện định mức lao động khoa học và hợp lý................................54
2.6. Nêu cao tinh thần sáng tạo phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong

xây dựng cũng như trong sản xuất...............................................................54
TIỂU KẾT...................................................................................................54
KẾT LUẬN........................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................56


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Quản trị nhân sự là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, vì “ mọi quản trị
suy cho cùng cũng là quản trị con người”. Thật vậy quản trị nhân sự có mặt
trong bất kỳ một tổ chức hay một doanh nghiệp nào, nó có mặt ở tất cả các
phòng ban, các đơn vị.
Tầm quan trọng của yếu tố con người trong bất cứ một doanh nghiệp hay
một tổ chức nào dù chúng có tầm vóc lớn đến đâu, hoạt động trong bất cứ một
lĩnh vực nào cũng là một thực tế hiển nhiên không ai phủ nhận được. Trong
doanh nghiệp mỗi con người là một thế giới riêng biệt nếu không có hoạt động
quản trị thì ai thích làm gì thì làm, mọi việc sẽ trở nên vô tổ chức, vô kỷ luật,
công tác quản trị nhân sự sẽ giúp giải quyết vấn đề này, nó là một trong những
yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tế của công ty Cổ phần Thương mại Trường Xuân là một
công ty tư nhân đang còn non trẻ trên thị trường nên công tác nhân sự của công
ty là rất quan trọng.
Chính vì cảm nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết phải có
công tác quản trị nhân sự trong bất cứ một doanh nghiệp nào nói chung và
trong công ty CPTM Trường Xuân nói riêng cho nên em đã lựa chon đề tài:
“Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty
CPTM Trường Xuân”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích công tác quản trị nhân sự thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu
bản chất từng công việc liên quan đến vấn đề nhân sự trong công ty…Trên cơ sở

đó, tìm kiếm những gì đạt được và chưa đạt được để có giải pháp cải thiện hợp
lý. Đồng thời, so sánh và phân tích biến động nhân sự liên quan đến hoạt động
kinh doanh của công ty của năm nay so với năm trước, tìm ra những nguyên
nhân để có hướng khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty nói chung và công tác quản trị nhân sự nói riêng.
- Công tác quản trị nhân sự của công ty hướng đến các mục tiêu cơ bản,
quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp đó là đảm bảo nguồn nhân sự có
chất lượng, trình độ để thực hiện công việc và có thái độ chấp hành, trung thành
1


với doanh nghiệp đồng thời đạt được sự ổn định nhân sự. Với mục tiêu đó thì
các tiêu chí để đánh giá hiệu quả quản trị nhân sự là nguồn nhân sự có chất
lượng, trình độ và đạt được sự ổn định trong giai đoạn đề ra các mục tiêu đó.
- Xác định nguyên nhân làm tăng, giảm hiệu quả công tác quản trị nhân sự
trong công ty
- Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhân
sự của công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu, thu thập số liệu thực tế từ các phòng ban trong công ty cũng
như tại các chi nhánh, cửa hàng bán lẻ của công ty. Sau đó tiến hành nghiên cứu,
phân loại và xử lý…để từ đó đánh giá xác thực hơn.
- Sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, sơ đồ, biểu bảng … để bài
viết thêm sinh động.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu của đề tài là: “Một số biện pháp hoàn thiện công tác
quản trị nhân sự ở công ty Cổ phần Thương mại Trường Xuân”.
- Sử dụng các số liệu từ các tài liệu phục vụ cho việc phân tích từ Phòng tổ
chức – hành chính và một số phòng ban khác của công ty.
- Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu trong công ty CPTM Trường Xuân.

- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài chuyên đề nghiên cứu mang tính xác thực
nên chỉ nghiên cứu các dữ liệu thu thập trong thời gian từ 2009 - 2011
5.Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài có
cấu trúc chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quát về công ty cổ phần thương mại trường xuân.
Chương 2. Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần
thương mại trường xuân.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nhân sự tại công ty
CPTM Trường Xuân.

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
TRƯỜNG XUÂN

I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1. Tên, địa chỉ giao dịch
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Thương mại Trường xuân
- Địa chỉ: Số nhà 442 Bà Triệu - Phường Đông Thọ - TP Thanh Hóa
- Điện thoại: 0373.853.443
- Fax: 3718034
- E-mail:
- Mã số doanh nghiệp: 2800786266
- Ngành nghề kinh doanh:
Với định hướng lấy xăng dầu là hoạt động kinh doanh chính,chuyên sâu,
đồng thời chọn lọc một số ngành kinh doanh mới có hiêu quả để đa dạng hóa
hoạt động kinh doanh. Đến thời điểm này công ty đã tổ chức các hoạt động kinh
doanh sau:

+ Kinh doanh xăng dầu: Bán buôn - bán lẻ, đây là hoạt động kinh doanh
chính, truyền thống với doanh thu năm 2011 là 367.303.819.040 VND chiếm
khoảng 20% thị phần xăng dầu trong toàn tỉnh với mức tăng trưởng bình quân từ
năm 2003 đến năm 2008 là 11%/năm, và từ năm 2009 đến nay là 18%/năm.
+ Kinh doanh vận tải xăng dầu: với 190 chiếc ô tô xiteec dung tích 10.000
lít tương đương với 10m3, hoạt động vận tải của công ty đã đáp ứng nhu cầu vận
tải của khách hàng trong toàn tỉnh và một số tỉnh lân cận.
1.2. Lịch sử ra đời và các giai đoạn phát triển của công ty CPTM Trường
Xuân
Công ty Cổ phần Thương mại Trường Xuân - Thanh Hóa được thành lập ngày
26/12/2003 theo quyết định của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh thanh Hóa. Văn phòng
đại diện chính của công ty đặt tại SN 442 Bà Triệu - Phường Đông Thọ - TP Thanh
Hóa - Tỉnh Thanh Hóa.

3


- Khi mới thành lập, là một công ty tư nhân với đội ngũ lãnh đạo còn khá non
trẻ, công ty đã gặp không ít khó khăn với chỉ 2 xe xitec chuyên vận tải xăng dầu
đường bộ. Nguồn vốn khan hiếm, công ty chọn ngành kinh doanh vận tải xăng dầu
là ngành kinh doanh chủ yếu với 2 chiếc xe chuyên chở xăng dầu dung tích 10.000
lít và chủ yếu vận chuyển cho công ty xăng dầu Thanh Hóa.
- Sau một thời gian, khi đã có đủ nguồn lực và kinh nghiệm, công ty đã không
ngừng mở rộng quy mô và dần chuyển sang kinh doanh xăng dầu và chọn ngành
kinh doanh xăng dầu làm ngành nghề kinh doanh chính của công ty. Cụ thể như sau:
+ Tháng 4/2004: Thành lập của hàng xăng dầu đầu tiên ở bắc cầu Tào.
Địa chỉ: Hoằng Lý - Hoằng Hóa - Thanh Hóa
+ Tháng 8/ 2005: Thành lập cửa hàng xăng dầu Vân Du
Địa chỉ: Thị trấn Vân Du - Huyện Thạch Thành - Thanh Hóa
+ Tháng 7/2008: thành lập cửa hàng xăng dầu Nga Thắng

Địa chỉ: Nga Thắng - Nga Sơn - Thanh Hóa
Cho đến nay, qua một chặng đường gần 10 năm hình thành và phát triển, tuy
còn khá non trẻ nhưng công ty đã đứng vững trên thị trường và khẳng định vị thế của
mình với 20% thị phần xăng dầu trên toàn tỉnh. Đối với ngành vận tải xăng dầu thì
công ty cũng đã mở rộng quy mô khá lớn với 2 chiếc xe xitec năm 2003, cho đến
nay đội xe của công ty đã lên đến 10 chiếc xe đáp ứng nhu cầu vận tải của công ty
cũng như khách hàng trong tỉnh.
Với số lượng 4 cổ đông khi mới thành lập thì đến nay đã tăng lên 7 cổ đông với
tổng tài sản là 45.309.932.251 VND.
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
*) Nhiệm vụ chung:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và thích ứng với
nhu cầu thị trường về các sản phẩm xăng dầu và các sản phẩm dịch vụ khác có
liên quan đến xăng dầu mà công ty tham gia kinh doanh.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kinh tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, hiện đại hóa thiết bị công nghệ cả về quy mô lẫn tốc độ vào sản xuất kinh
doanh.
4


- Thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh phải đảm bảo an toàn lao động,
an toàn cháy nổ và bảo vệ môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh, tuân thủ
quy định của pháp luật đề ra về ngành nghề kinh doanh.
- Thực hiện đầy đủ các quyền lợi của công nhân viên, người lao động và
tham gia các hoạt động có ích cho xã hội.
*) Theo định hướng trên, công ty tập trung mọi nỗ lực cho đầu tư phát
triển, nâng cao chất lượng toàn diện của doanh nghiệp với những nhiệm vụ trọng
tâm sau:
- Tiếp tục phát triển và củng cố thị phần của công ty trong toàn tỉnh và đẩy
mạnh sang các tỉnh lân cận, đổi mới và hoàn thiện phương thức kinh doanh thích

nghi với điều kiện hợp tác và canh tranh trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và
Quốc tế, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế , vừa đảm bảo hiệu quả chính trị xã hội.
- Tiếp tục đầu tư theo quy hoạch phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng của nhà
nước để hiện đại hóa và xây dựng mới các công trình quan trọng như: kho, bể
chứa, đường ống, mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu, các dây chuyền công
nghệ nhập, xuất... Công ty cam kết bảo vệ an toàn môi trường sinh thái và sẵn
sàng hợp tác, chia sẻ cư hội đầu tư phát triển với các đối tác trong và ngoài địa
bàn.
- Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, từng bước hình thành đội ngũ chuyên
gia đầu ngành, đội ngũ quản trị kinh doanh năng động, hiệu quả, đội ngũ công
nhân lao động được đào tạo phù hợp với yêu cầu hiện tại.
II. Các đặc điểm chủ yếu của công ty trong hoạt động kinh doanh
2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
2.1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Trong nền kinh tế thi trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, việc quản
lý doanh nghiệp nói chung hay cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nói chung là nhân
tố quan trọng quyết định phần lớn đến sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp. Do đó, Sắp xếp các phòng ban đảm bảo tính lưu thông gọn nhẹ và hợp
lý của các cấp quản lý sao cho phù hợp vời tình hình thực tiễn của xã hội cũng

5


như của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh của công ty.
Với mặt hàng kinh doanh đặc biệt và mạng lưới kinh doanh khá rộng nên
bộ máy quản lý của công ty mang những nét đặc thù. Bộ máy quản lý công ty áp
dụng theo cơ cấu trực tuyến - chức năng nhằm đáp ứng kịp thời thông tin, số
liêu cho các cấp lãnh đạo và ngược lại, các chỉ thị, mệnh lệnh từ lãnh đạo sẽ
đươch truyền đạt trực tiếp và nhanh chóng đến những người tổ chức thực hiện.

Công ty đã sắp xếp những cán bộ chủ chốt có năng lực, trình độ phẩm chất,
sức khỏe và nhiệt tình, gắn bó với công ty vào những vị trí, chức vụ then chốt.

6


Sau õy l s t chc b mỏy qun lý cua cụng ty:
Hội đồng quản trị
Phòng vận tải

Phòng tổ chức hành chính

Ban giám đốc
Phòng kiểm tra chất lợng

Phòng kinh doanh

Cửa
hàng
xăng
dầu 1

Cửa
hàng
xăng
dầu 2

Phòng kế toán - tài vụ

Cửa

hàng
xăng
dầu 3

Cửa
hàng
xăng
dầu 4

Cửa
hàng
xăng
dầu 5

Cửa
hàng
xăng
dầu 6

Cửa
hàng
xăng
dầu 7

Cửa
hàng
xăng
dầu 8

7



2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty
- Cơ quan quyền lực cao nhất của công ty là hội đồng quản trị (HĐQT).
HĐQT bao gồm 7 thành viên, chủ tịch HĐQT là người lãnh đạo cao nhất,
có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm trước nhà nước về hiệu quả sản
xuất kinh doanh, đời sống cán bộ công nhân viên. Chủ tịch HĐQT có trách
nhiệm cùng với ủy viên thường trực hướng dẫn các phòng ban chức năng thực
hiện các công việc tác nghiệp, chức năng cụ thể của mình.
- Ban giám đốc điều hành: Nhận chỉ đạo trực tiếp từ HĐQT và xử lý các quyết
định trong linh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước HĐQT. Nhận phản hồi
các thông tin từ các phòng ban nghiệp vụ để bàn phương hướng giải quyết.
Ban giám đốc gồm có:
+) Giám đốc: Giám đốc là đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách
nhiệm trước HĐQT, chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao. Giám đốc công ty cũng là người chịu trách nhiệm điều
hành công việc sản xuất kinh doanh hằng ngày của công ty.
Đối với công ty Cổ phần Thương mại Trường Xuân, chủ tịch HĐQT đảm
nhận cả chức năng giám đốc công ty - Ông Lưu Minh Hồng
+) Phó giám đốc: Giúp Tổng giám đốc trong việc điều hành và phát triển
toàn công ty. Phó giám đốc ký thay Tổng giám đốc các tài liệu, báo cáo theo chỉ
định cụ thể của giám đốc, thay mặt giám đốc lãnh đạo công ty trong thời gian
giám đốc vắng mặt theo sự phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm trước
giám đốc công ty và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
- phòng kiểm tra chất lượng:
Gồm 3 người trong đó có 1 trưởng phòng và 2 kiểm soát viên. Phòng có
chức năng kiểm tra chất lượng xăng dầu nhập về và trong bể chứa hiện tại.
Ngoài ra phòng còn có chức năng kiểm tra chất lượng thực hiện các quy định ở
các cửa hàng xăng dầu theo tiêu chuẩn đặt ra của ngành xăng dầu.
- Phòng kinh doanh:

Phòng kinh doanh có nhiệm vụ thống kê kế hoạch báo cáo kết quả bán xăng
dầu trong kỳ, tập trung lai để lên kế hoạch mua hàng cho kỳ sau. nhận thông tin
8


phản hồi trực tiếp từ các cửa hàng xăng dầu để kịp thời điều động vận chuyển hàng
hóa đến các cửa hàng đảm bảo đúng thời gian và số lượng nhiên liệu.
- Phòng tổ chức - hành chính:
Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty trong công tác tổ chức cán bộ,
lao động, tiền lương, công tác đào tạo, thanh tra, pháp chế, công tác bảo vệ, hành
chính, quản trị.
- Phòng tài chính - Kế toán:
+) chịu trách nhiệm nguồn vốn, cân đối thu chi, tài sản lưu động, tài sản cố
định của công ty.
+) Tổng hợp số sách thu chi trong kỳ, phát sinh trong kỳ, kịp thời điều
chỉnh chi tiêu đối với từng bộ phận kinh doanh.
- Phòng vận tải:
Đội xe của phòng vận tải hiện nay có 10 xe xitec chuyên dùng cho vận tải
xăng dầu. Phòng vận tải có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của đội xe trong quá
trình vận chuyển hàng hóa, nhập hàng vào bể chứa của công ty, đồng thời phục
vụ vận tải cho khách hàng khi khách hàng yêu cầu.
- Các cửa hàng xăng dầu:
Mỗi cửa hàng bao gồm 1 cửa hàng trưởng, một kế toán viên và 4 nhân viên
bán hàng. Các cửa hàng xăng dầu bán lẻ trực tiếp cho khách hàng và có thể bán
xỉ cho các cửa hàng bán lẻ khác khi khách hàng yêu cầu. Ghi chép và báo cáo
kết quả mỗi ngày cho kế toán tại cửa hàng. Kế toán ở cửa hàng phải tổng hợp
kết quả kinh doanh và nộp lên phòng kế toán theo định kỳ.
2.2. Đặc điểm về đội ngũ lao động
Lao động là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, có một tầm
quan trọng nhất định trong mọi hoạt động của doanh nghiệp nói chung và của

công ty CPTM Trường Xuân nói riêng, việc sử dụng lao động cũng giống như là
vận hành một cỗ máy vậy. Lao động chính là chất bôi trơn để cho cỗ máy hoạt
động, và sử dụng lao động một cách hợp lý sẽ làm cho cỗ máy vận hành tốt. Lao
động có vai trò quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng
khả năng cạnh tranh và thực hiện các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.
9


Sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, khai thác tối đa tiềm năng lao
động của mỗi người là một yêu cầu đối với công tác quản trị nhân sự. Vì vậy
tuyển dụng, lựa chọn và sắp xếp lao động vào những vị trí phù hợp với họ mới
có thể khai thác tối đa tiềm lực và phát huy sự sáng tạo của mỗi lao động.
Công ty có cơ cấu nguồn nhân sự như sau:
Bảng cơ tình hình nhân sự của công ty
Chỉ tiêu


Tính chất công

Năm 2009
Số
Cơ cấu
lượng
(%)
68
100

Năm 2010
Số
Cơ cấu

lượng
(%)
77
100

Năm 2011
Số
Cơ cấu
lượng
(%)
90
100

việc

46

67,6

50

64,9

52

57,8

Lao động trực tiếp

22


32,4

27

35,1

38

42,2

Lao động gián tiếp

68

100

77

100

90

100



1

1,5


1

1,3

1

1,1

Trên đại học

7

10,3

8

10,4

10

11,1

Đại học

15

22,1

15


19,5

14

15,6

Cao đẳng

10

14,7

11

14,3

15

16,7

Sơ cấp(TCCN)

35

51,4

42

54,5


50

55,5

Chưa đào tạo

68

100

77

100

90

100



41

60,3

53

68,8

55


61,1

27

39,7

24

31,2

35

38,9

Trình độ

Giới tính

Nam
Nữ

(Nguồn: phòng tổ chức hành chính công ty CPTM Trường Xuân)
Tính đến nay, công ty có tổng số 90 nhân viên có trình độ lao động khác
nhau như bảng trên.
- Thời gian làm việc như sau:
+) Đối với nhân viên văn phòng làm việc ở các phòng ban của công ty thì
làm việc theo giờ hành chính theo quy định của nhà nước.
+) Đối với lao động phổ thông chủ yếu làm viêc tại các cửa hàng xăng dầu
thì làm theo ca mỗi ngày 3 ca phục vụ 24/24.


10


+) đối với nhân viên lái xe của công ty thì luôn thường thực làm việc bất kỳ
khi nào có sự điều hành từ cấp trên hoặc khi có khách hàng yêu cầu.
2.3. Đặc điểm về tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2009 - 2011
2.3.1. Tình hình vốn kinh doanh của công ty
a. Cơ cấu nguồn vốn.
Đối với doanh nghiệp thông qua cơ cấu nguồn vốn cho thấy sự độc lập tài
chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp để từ đó
có sự điều chỉnh về ngân sách, tài chính cho phù hợp.
Bảng cơ cấu nguồn vốn:
Năm 2009
Giá trị

(đồng)
cấu

Chỉ tiêu
1. Vốn chủ sở
hữu
2. Nợ phải trả
Tổng

6.039.715.814 27,8%
15.091.325.718
21.131.014.532

Năm 2010

Giá trị

(đồng)
cấu
6.893.394.137 25,0%

Năm 2011
Giá trị

(đồng)
cấu
8.220.004.778

18,0%

72,2% 20.667.726.786 75,0% 37.089.927.463
100% 27.561.120.923 100% 45.309.932.251

82,2%
100%

( nguồn: Báo cáo tài chính công ty CPTM Trường Xuân năm 2009 - 2011)
- Qua bảng trên ta thấy cơ cấu vốn CSH giảm dần theo từng năm trong khi
giá trị vốn CSH vẫn tăng.
- Hệ số cơ cấu nguồn vốn được thể hiện chủ yếu qua hệ số nợ.
Tổng số nợ
Hệ số nợ =
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Hệ số nợ thể hiện việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong việc tổ chức
nguồn và điều đó cũng cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính chủa doanh

nghiệp.
=> ta thấy hệ số nợ của công ty CPTM Trường Xuân còn khá cao, nếu vốn
vay của công ty không được sử dụng có hiệu quả sẽ là một rủi ro cho doanh
nghiệp. Tuy nhiên đây cũng là một dấu hiệu tốt bởi vì khi công ty đang có số nợ
quá lớn thì yêu cầu các cấp lãnh đạo trong công ty phải nỗ lực phấn đấu trong tổ
chức sản xuất kinh doanh của công ty để đồng vốn bỏ ra của công ty thu được
nhiều lợi nhuận hơn.
11


b. Cơ cấu tài sản của công ty CPTM Trường Xuân.
Cơ cấu tài sản của công ty là một chỉ tiêu để đánh giá chính xác tình hình
tài chính của công ty bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Bảng cơ cấu tài sản của công ty CPTM Trường Xuân giai
đoạn 2009 – 2011
Chỉ tiêu
1. Tài sản dài
hạn
2. Tài sản ngắn
hạn
Tổng

Năm 2009
Giá trị

(đồng)
cấu
5.239.185.287

24,8%


Năm 2010
Giá trị

(đồng)
cấu

Năm 2011
Giá trị

(đồng)
cấu

7.954.231.954 28,8% 14.537.573.187

32.0%

15.819.856.245 75,2% 19.606.888.969 71,2% 30.736.359.064

68,0%

21.131.014.532

100%

100% 27.561.120.923

100% 45.309.932.251

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CPTM Trường Xuân năm 2009, 2010, 1011)

=> Từ bảng trên ta thấy: Công ty CPTM Trường xuân có tỉ lệ tài sản ngắn
hạn lớn hơn tỉ lệ tài sản dài hạn, điều này là phù hợp với loại hình công ty kinh
doanh thương mại. Bởi vì đối với công ty thương mại thì phần vốn lưu động
phải cần rất nhiều và thường xuyên để quay vòng vốn. Hơn nữa, xăng dầu là
một loại hàng hóa đặc biệt, và ngành kinh doanh xăng dầu là một ngành mang
tính chất đặc thù cần có vốn quay vòng rất nhanh vì đây là nhiên liệu thiết yếu
cho cuộc sống hằng ngày với sức tiêu thụ khá lớn.

12


2.3.2. Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty
Bảng: tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty CPTM
Trường Xuân từ giai đoạn 2009 – 2011
Đơn vị: VND
STT
A

Chỉ tiêu
TÀI SẢN
Tài sản ngắn hạn

I

Tiền và các khoản tương đương tiền

II

Đầu tư tài chính ngắn hạn


III

Các khoản phải thu ngắn hạn

6.921.389.283

7.346.273.165

7.970.894.423

IV

Hàng tồn kho

7.280.937.122

10.331.744.882

19.360.437.855

V

Tài sản ngắn hạn khác

512.437.776

903.470.181

3.371.389.549


B

Tài sản cố định

5.239.185.287

7.954.231.954

14.573.573.187

I

Tài sản cố định

5.239.185.287

7.862.202.655

12.861.200.527

II

Tài sản dài hạn khác

91.329.299

1.712.372.660

21.131.041.532


27.561.120.932

45.309.932.251

A

Tổng cộng tài sản
NGUỒN VỐN
Nợ phải trả

15.091.325.718

20.667.726.786

37.089.927.463

I

Nợ ngắn hạn

12.378.260.391

17.319.388.354

33.309.927.463

II

Nợ dài hạn


2.731.065.327

3.348.338.432

3.780.000.000

B

Vốn chủ sở hữu

6.309.715.814

6.893.394.137

8.220.004.788

I

Vốn chủ sở hữu

6.039.715.814

6.893.394.137

8.220.004.788

21.131.041.532

27.561.120.932


45.309.932.251

Tổng cộng nguồn vốn

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

15.819.856.245

19.606.888.969

30.736.359.064

1.177.092.059

1.025.400.741

33.637.237

-

-

-

-


(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CPTM Trường Xuân năm 2009, 2010, 2011)
Từ bảng trên ta tính được tỉ trọng của từng khoản mục và sự biến động của
từng khoản mục theo bảng sau:

13


STT

Chỉ tiêu

Năm
2009

Tỷ trọng (%)
Năm
Năm
2010
2011

So sánh
2010 so 2011 so
với 2009 với 2010

TÀI SẢN
A

Tài sản ngắn hạn

75,2


71,1

67,8

- 4,1

- 3,3

I

Tiền và các khoản tương đương tiền

5,6

3,7

0,07

- 1,9

- 3,63

II

Đầu tư tài chính ngắn hạn

-

-


-

-

-

III

Các khoản phải thu ngắn hạn

32,7

26,7

17,6

- 6,0

- 9,1

IV

Hàng tồn kho

34,5

37,5

42,7


3,0

5,2

V

Tài sản ngắn hạn khác

2,4

3,2

7,4

0,8

4,2

B

Tài sản cố định

24,8

28,9

32,2

4,7


3,3

I

Tài sản cố định

24,8

28,6

28,4

3,8

- 0,2

II

Tài sản dài hạn khác

-

0,3

3,8

0,3

3,5


100

100

100

Tổng cộng tài sản
A

NGUỒN VỐN
Nợ phải trả

71,4

75,0

81,9

3,6

6,9

I

Nợ ngắn hạn

58,6

62,8


73,5

4,2

10,7

II

Nợ dài hạn

12,8

12,2

8,4

- 0,6

- 3,8

B

Vốn chủ sở hữu

28,6

25,0

18,1


- 3,6

- 6,9

I

Vốn chủ sở hữu

28,6

25,0

18,1

- 3,6

- 6,9

Tổng cộng nguồn vốn

100

100

100

=> Qua bảng so sánh kết cấu tài sản và nguồn vốn trong hai năm 2010 và
2011, ta thấy cơ cấu tài sản của công ty thay đổi theo hướng giảm dần tỉ trọng
tài sản ngắn hạn và tăng dần tỉ trọng tài sản dài hạn.

- Tỉ trọng tài sản ngắn hạn năm 2009 là 75,2%, năm 2010 giảm xuống
71,1% và tiếp tục giảm xuống còn 67,8% của năm 2011. Trong đó chủ yếu là
giảm tỷ trọng các khoản phải thu. Tiền và tương đương tiền cũng giảm nhưng
không đáng kể. Bên cạnh đó, tỷ trọng hàng tồn kho tăng lên đáng kể, cụ thể,
năm 2010 tăng 3% so với năm 2009 và tăng 5,2% của năm 2011 so với năm
2010. Còn lại là sự tăng lên tỷ trọng của tài sản ngắn hạn khác nhưng không
đáng kể.
- Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là tài sản cố định. Qua bảng trên ta
thấy tài sản dài hạn của công ty liên tục tăng từ năm 2009 là 24.8%, năm 2010 là
14


28,6% và tăng lên 32,2% năm 2011. Điều này cho thấy những năm gần đây
công ty liên tục đầu tư máy móc thiết bị đặc biệt là tài sản cố định để ngày càng
đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty được tốt hơn.
- Tỷ trọng nợ ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng. Năm 2009 là 58,6%,
năm 2010 là 62,8% tăng 4,2%, năm 2011 là 73,5% tăng 10,7% so với năm 2010.
Nợ dài hạn của công ty lại có xu hướng giảm dần nhưng lượng giảm nhẹ không
có biến động lớn trong giai đoạn này.
- Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty lại có xu hướng giảm. Tỷ trọng vốn
chủ sở hữu trong năm 2009 và 2010 không giảm nhiều, tỷ lệ giảm là 3,6%
nhưng đến năm 2011 tỷ lệ này lại giảm mạnh, năm 2010 là 25% đến năm 2011
giảm xuống còn 18,1% giảm tới 6,9%. Nuyên nhân của sự giảm sút này là do
nền kinh tế nước ta năm 2011 đầy biến động, khó khăn đặt lên vai các doanh
nghiệp khi nhà nước có những chính sách kiềm chế lạm phát. Các ngân hàng
thắt chặt cho vay dẫn đến hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
=> Tóm lại. Qua phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn và sự biến động tài
sản, nguồn vốn của công ty Cổ phần Thương mại Trường Xuân, ta thấy được
nhiều điểm tích cực, nhiều điểm tốt mà công ty đã làm đượcvà phát huy những
mạt tôt đó. Bên cạnh đó cũng thấy được những điểm yếu kém, những xu hướng

không tốt. Công ty cần phải tìm ra nguyên nhân gây nên những hiện tượng đó và
cần có biện pháp khắc phục, tránh để gây ra nhưng ảnh hưởng lớn tới kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh.

15


2.3.3. Tình hình thu nhập của công ty
Bảng tình hình thu nhập của công ty CPTM Trường Xuân giai đoạn
2009 – 2011
(Đơn vị: đồng)
STT
Chỉ tiêu
1
Thu nhập từ bán xăng dầu

Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
170.930.051.000 210.375.246.610 320.000.125.020

2

Thu nhập từ vận tải hàng hóa

25.000.533.111

37.926.137.535

41.215.012.000


3

Thu nhập khác

19.303.650.990

37.704.318.370

6.088.682.020

Tổng thu nhập

215.234.235.111 286.005.702.594 367.303.819.040

(Nguồn: BCTC và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty CPTM
Trường Xuân năm 2009, 2010, 2011)
- Qua bảng trên ta thấy tình hình thu nhập của công ty Cổ phần Thương
mại Trường Xuân từ năm 2009 - 2011 liên tục tăng. Cụ thể, doanh thu năm 2009
là 215.234.235.111 VND, năm 2010 là 286.005.702.594 VND tăng
70.771.467.393 VND so với năm 2009, năm 2011 tăng lên mức
367.303.819.040 VND tăng 81.298.116.446 VND so với năm 2010. Trong đó
thu nhập chủ yếu của công ty là thu nhập từ bán xăng dầu. Năm 2009 thu nhập
từ bán xăng dầu chiếm 79,4% so với tổng thu nhập, năm 2010 tỷ lệ này là 73,6%
và năm 2011 tăng lên tỷ lệ 87,1%. Tiếp đến là thu nhập từ vận tải xăng dầu là
ngành kinh doanh thứ hai của công ty. Năm 2009 thu nhập từ kinh doanh vận tải
chiếm tỷ trọng là 11,6%, năm 2010 tỉ lệ này tăng lên 13% và năm 2011 chiếm
11,2%. Trong ba năm này, tỷ trọng thu nhập từ vận tải xăng dầu tuy có biến
động tăng giảm nhưng không đáng kể,nìn chung là vẫn ổn định. còn lại là thu
nhập khác chiếm một tỷ lệ không lớn so với tổng thu nhập.

2.4. Đặc điểm về cơ sở vật chất của công ty
Công ty Cổ phần Thương mại Trường Xuân có hệ thống cơ sở vật chất khá
đầy đủ về số lượng và có chất lượng tốt đảm bảo phục vụ tốt cho quá trình hoạt
động kinh doanh của công ty.
- Văn phòng đại diện của công ty nằm tai SN 442 Bà Triệu - phường Đông
Thọ - TP Thanh Hóa. Văn phòng đại diện của công ty đặt trên trục đường quốc
16


lộ 1A, được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất cho nhân viên như bàn làm việc,
hệ thống máy tính trang bị internet đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh
doanh của công ty được suôn sẻ. Ngoài ra văn phòng còn được trang bị thêm
một số thiết bị khác như máy photocoppy, máy in, máy fax để đảm bảo tính linh
động cho các công việc phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.
- Kho, bể chứa được xây dựng phục vụ cho các cửa hàng xăng dầu đều
được xây dưng theo đúng quy đinh của nhà nước
- Tại các cửa hàng xăng dầu đều được trang bị máy móc hiện đại, đầy đủ.
Mỗi cửa hàng đều có 1 bể chứa xăng và 2 bể chứa dầu với dung tích 25m 3. Các
cửa hàng đều được trang bị những cột bơm và phụ kiện có chất lượng cao nhập
khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra còn có thiết bị đo mức xăng dầu, đồng hồ đo lưu
lượng và ống cao su xăng dầu phục vụ cho tốt cho quá trình bán hàng. Mỗi cửa
hàng đểu được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn theo
tiêu chuẩn của nhà nước.
- Đối với ngành vận tải xăng dầu, vừa là để phục vụ cho công ty, vừa là để
phục vụ nhu cầu vận tải cho khách hàng trong tỉnh, tính đến năm 2011, công ty
đã đầu tư 10 chiếc xe xitec chuyên chở xăng dầu và gas hóa lỏng với dung tích
1000 lít tương đương với 10m 3. Hệ thống xe xitec của công ty có chất lượng
cao, khóa van an toàn theo đúng tiêu chuẩn an toàn chất lượng.
2.5. Đặc điểm về sản phẩm, khách hàng, thị trường tiêu thụ và đối thủ
cạnh tranh của công ty

2.5.1. Sản phẩm.
Sản phẩm chính của công ty CPTM Trường Xuân là sản phẩm xăng
Mogas92, Mogas 95, dầu Diesel, dầu hỏa. những sản phẩm này được dùng làm
nhiên liệu cho các phương tiện giao thông, cho các quá trình chế biến, xây dựng,
khai thác, phát điện, vận hành máy móc...vv. Đây là mặt hàng chiến lược không
những có tính chất quyết định đến sự sống còn của công ty mà còn ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống kinh tế xã hội. Doanh số xăng dầu bán ra chiếm tỷ trọng
rất cao trong toàn bộ doanh số bán hàng của công ty.

17


Sản phẩm phụ của công ty là dầu mỡ nhờn, gas và dịch vụ vận tải nhiên
liệu lỏng. Doanh số bán ra của những sản phẩm này chiếm tỷ trọng nhỏ trong
tổng doanh số bán ra của công ty.
Về nguồn hàng của công ty là nguồn xăng dầu do tổng công ty xăng dầu
Việt Nam điều nhập về kho trực thuộc công ty xăng dầu Thanh Hóa, vì thế sản
phẩm xăng dầu của công ty luôn được đảm bảo chất lượng tốt.
2.5.2. Khách hàng, thị trường tiêu thụ.
Hiện tại công ty đảm bảo chiếm lĩnh khoảng 20% thị phần trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa. Mạng lưới bán lẻ trên địa bàn của công ty hiện có 48 cửa hàng trong
đó công ty có 8 cửa hàng bán lẻ. Các doanh nghiệp tư nhân khác và các đại lý có
40 cửa hàng đã ký hợp đồng mua bán xăng dầu dài hạn với công ty.
Các cửa hàng và đại lý của công ty đặt ơ hầu hết các huyện trong tỉnh, phục
vụ 100% nhu cầu đi lại của người dân có nhu cầu sử dụng xăng dầu trực tiếp.
Ổn định phục vụ các công trình xây dựng cho các dự án trong tỉnh, cho các nhà
máy, các công - nông trường...vv.
Thị trường mục tiêu của công ty là phục vụ cho thị trường trong tỉnh, trong
thành phố Thanh Hóa, tuy nhiên công ty cũng đang có định hướng phát triển thị
trường ra một số tỉnh lân cận như Ninh Bình, Nghệ An, Nam Định.

2.5.3.Đối thủ cạnh tranh.
Tuy ngành kinh doanh xăng dầu là ngành độc quyền và sản phẩm xăng dầu
là sản phẩm đặc thù nhưng những năm gần đây, giữa các công ty luôn có sự
cạnh tranh quyết liệt. Nhiều công ty cạnh tranh bằng cách giảm điều kiện bắt
buộc theo quy định đối với đại lý hay bằng cách tăng tỷ lệ chiết khấu hoa hồng
đã làm cho tình hình kinh doanh xăng dầu của công ty trở nên khó khăn.
Tuy nhiên, phương châm đổi mới phương thức kinh doanh, nâng cao chất
lượng phục vụ đã góp phần làm nên thị phần mà công ty đang nắm giữ. Công ty
luôn chú trọng thực hiện quy chế bắt buộc phải đảm bảo số lượng và chất lượng
hàng hóa bán ra cho khách hàng, đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại, có
độ chính xác cao, ổn định và đặc biệt là thực hiện nghiêm ngặt các quy định về
phòng cháy chữa cháy, từ đó mà công ty vẫn luôn giữ được uy tín và khách hàng
18


truyền thống, thu hút thêm nhiều lượt khách. Do đó mà thị phần của công ty vẫn
được củng cố và ngày càng được mở rộng thêm quy mô.
Trong thời kỳ nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt giữa
các công ty kinh doanh thương mại là không thể tránh khỏi. Vì vậy, đội ngũ lãnh
đạo và nhân viên trong công ty phải hết sức nỗ lực phấn đấu, linh hoạt, nắm bắt
thụ trường và phát huy lợi thế so với đối thủ cạnh tranh thì mới có thể đứng
vững trên thi trường.
III. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2009 – 2011
Bảng : kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần
Thương mại Trường Xuân giai đoạn 2009 – 2011
(Đơn vị: VND)
Chỉ tiêu

Năm
2009


1. Doanh thu
bán hàng
2. Giá vốn
hàng bán
3. Chi phí
bán hàng và
chi phí
QLDN
4. Lợi nhuận
thuần từ hoạt
động kinh
doanh
5. Chi phí tài
chính
6. Lợi nhuận
từ hoạt động
tài chính
7. Lợi nhuận
trước thuế
8. lợi nhuận
sau thuế

2010

2011

Chênh lệch
2010/2009


2011/2010

215.234.235.111

286.005.702.594

367.303.819.040

70.771.467.438

81.298.116.446

209.430.002.196

279.929.748.382

360.275.255.359

70.499.746.286

80.345.507.977

4.208.256.712

4.195.288.320

3.241.407.496

-12.968.392


- 953.880.824

1.595.778.213

1.880.665.892

3.787.156.185

284.887.679

1.906.490.293

590.823.168

710.898.457

2.719.143.274

120.075.289

1.468.244.817

-590.823.168

- 710.898.457

- 2.719.143.274

- 120.075.289


- 1.468.244.817

1.004.955.045

1.169.767.435

1.608.012.911

164.812.390

438.245.476

753.716.284

877.325.576

1.326.610.651

141.609.292

499.285.075

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Cổ phần Thương mại Trường Xuân năm
2009, 2010, 2011)

19


Từ bảng số liệu trên ta thấy:
Trong ba năm 2009, 2010, 2011 doanh thu của công ty liên tục tăng và theo

đó lợi nhuận cũng tăng lên đáng kể. Doanh thu năm 2010 đã tăng
70.771.467.438 VND so với năm 2009 và năm 2011 tăng 81.298.116.446 VND
so với năm 2010. Doanh thu tăng lên là một dấu hiệu tốt chứng tỏ hoạt động tiêu
thụ của công ty tiến triển thuận lợi.
- Chi phí cho các hoạt động kinh doanh của công ty lại giảm dần qua các
năm, cụ thể là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 giảm
12.968.392 VND so với năm 2009 và năm 2011 giảm 953.880.824 VND so với
năm 2010.
Điều này cho thấy công ty Cổ phần Thương mại Trường Xuân đã có bước
cải tiến nhảy vọt trong công tác quản lý doanh nghiệp cũng như trong các khâu
bán hàng, giúp tiết kiệm được một số lượng khá lớn chi phí cho công ty. Đây là
dấu hiệu tốt cho thấy trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo trong công ty đã
được nâng cao rõ rệt.
TIỂU KẾT
Lợi nhuận của công ty cũng tăng nhanh từ mức chênh lệch 141.609.292
VND của năm 2010 so với năm 2009 lên mức chênh lệch 499.285.075VND
năm 2011 so với năm 2010. Đây là một dấu hiệu hết sức khả quan cho thấy sự
phát triển của công ty khá nhanh và ổn định, đồng vốn công ty bỏ ra đã mang lại
những lợi nhuận nhất định.

20


×