Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

Vận chuyển nước và muối khoáng trong thân cây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.3 KB, 19 trang )

XIN CHÀO QUÝ THẦY CÔ
VÀ CÁC BẠN

NHÓM 2
Thành viên:
1.Lê Thị Hằng
2.Trần Thị Mỹ Loan
3. Nguyễn Thị Diệu Âu
4. Trần Thị Hương Giang
5. Huỳnh Thị Ngọc Khuyên


Chủ đề:

 Chức năng sinh lý của thân cây phù hợp như thế nào với cấu tạo của
thân cây?

 Quá trình dẫn truyền nước và muối khoáng các chất hữu cơ ở trong
thân cây liên quan đến cấu trúc trong cấu tạo của thân cây.


Thân cây có các chức năng quan trọng:

 Là cơ quan dinh dưỡng nối liền giữa rễ và lá.
 Chống đỡ cơ học,mang lá và cơ quan sinh sản.
 Quang hợp,hô hấp, dự trữ,chức năng sinh sản.
Đặc biệt hơn, thân cây có một chức năng sinh lý rất quan trọng:

 Vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan từ rễ qua thân và lá, ngược lại vận chuyển
các chất hữu cơ được tổng hợp từ lá đi đến các cơ quan





1. Dẫn truyền nhựa nguyên

 Thành phần tham gia là mạch gỗ (Mạch ống và quản bào)
 Chúng gồm các ống rỗng, không có màng, không có các bào quan=>vận chuyển dễ dàng



A,Quản bào
- Là các tế bào chết, dài, vát nhọn hai đầu, xếp nối tiếp nhau thành hệ dẫn chạy dọc theo
các cơ quan.
- Quản bào sẽ là nơi giữ cho nước không bị tụt xuống bởi trọng lực
-Quản bào có vách ngăng ngang
- Dẫn truyền bằng cách thẩm thấu qua những phần không dày lên, tốc độ dẫn truyền
chậm trong lòng quản bào hẹp, với lưu lượng dẫn truyền ít.


B, Mạch ống

 Gồm các tế bào chết, các tế bào xếp nối tiếp nhau thành dãy dọc trong
cây

 Trên vách ngang của các mạch có sự thủng lỗ(yếu tố xuyên mạch)
=>Vận tốc dẫn nước nhanh hơn.

 Vách tế bào được lincin hóa bền chắc chịu được áp lực của dòng nước bên
trong.



Các ống xếp sít nhau theo kiểu :cùng loại (quản bào - quản bào, mạch ống mạch ống) hay khác loại (quản bào - mạch ống) theo cách lỗ bên của mạch ống
sít khớp với lỗ bên của ống bên cạnh đảm bảo cho dòng vận chuyển bên trong
được liên tục.
Nếu một số ống nào đó bị hư hỏng hay bị tắc thì dòng nhựa nguyên sẽ đi ngang
sang lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển đi lên.


 Động lực của dẫn truyền nước :
 Áp suất rễ tạo sức đẩy từ đầu dưới
 Lực hút đầu trên do thoát hơi nước của lá
 Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với mạch gỗ tạo thành
dòng vận chuyển liên tục từ rễ lên lá.


2.Dẫn truyền nhựa luyện
Thành phần tham gia:Mạch rây (Gồm các tế bào sống là tế bào mạch rây và
tế bào kèm)



- Cấu tạo của mạch rây tạo sự thuận lợi cho sự vận chuyển các hợp chất hữu cơ (đường,
vitamin, phitohormon, ATP...) trong mạch rây đến các cơ quan nhận như:
+) Các tế bào mạch rây có hình dạng thuôn dài như một cái ống với phần vách tế bào ở
hai đầu "ống" có nhiều lỗ như một cái rây, giúp cho phần tế bào chất của một tế bào
mạch rây sẽ nối liền với một tế bào mạch rây khác nằm kế cận. Nói cách khác, trong
cơ thể thực vật, các tế bào mạch rây hình ống nằm sát nhau và tiếp xúc với nhau tại
các "rây" ở hai đầu, tuy nhiên các thành phần như  nhân tế bào, ti thể, không bào, 
ribosome và khung xương tế bào thì hoàn toàn tiêu biến tạo thành một "đường ống
rây" kéo dài.



 Dòng mạch rây được kiểm duyệt khi qua nguyên sinh chất của các tế bào

sống. Dòng mạch rây không đòi hỏi phải vận chuyển nhanh như dòng mạch
gỗ và cấu tạo đó của ống hình rây là phù hợp với sự vận chuyển xuôi chiều
trọng lực và tới các cơ quan của dòng mạch rây.

 +) Tế bào kèm: Việc chuyển vận của các tế bào mạch rây nhận được sự hỗ trợ
từ các tế bào kèm nằm ngay sát bên. Giữa các tế bào mạch rây và các tế bào
kèm có các cầu sinh chất nối liền tế bào chất của chúng với nhau. Trái với tế
bào mạch rây, các tế bào kèm sở hữu một hệ thống nhân, ribosome và bào
quan đầy đủ và nhờ đó chúng có thể điều khiển hoạt động của bản thân lẫn
của các tế bào mạch rây.


 Các tế bào kèm đóng cũng vai trò cầu nối trong việc trung chuyển các

chất dinh dưỡng từ tế bào mạch rây sang các bộ phận khác của thực vật .


 Các sản phẩm của quang hợp như saccarozo di chuyển từ các ống hình rây
tế bào nhu mô

các tia gỗ xuyên tâm

tế bào kèm

các tế bào vỏ cây.


Sự vận chuyển sacarozơ và các hidratcacbon khác thông qua ống rây là không dùng năng
lượng, tuy nhiên khâu tải các chất này vào tế bào mạch rây và ra khỏi tế bào mạch rây đều dùng
năng lượng.


- Cơ chế vận chuyển theo hướng đi xuống nhờ cơ chế chủ động, đồng thời ít nhiều
cũng mang tính thụ động.

 Động lực đẩy dòng vật chất trong dòng mạch rây : là sự chênh lệch áp suất
thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ)




×