Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

LUẬN văn tốt NGHIỆP LỊCH sử ĐẢNG ĐẢNG CHỈ đạo PHÁT TRIỂN DU LỊCH từ năm 2006 đến năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.97 KB, 104 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Chính trị Quốc gia
Nhà xuất bản
Tổng cục Du lịch

Chữ viết tắt
CTQG
Nxb
TCDL


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1

CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỦA ĐẢNG

Trang
3

TỪ NĂM 2006 ĐẾN

1.1.
1.2.
1.3.
Chương 2
2.1.

NĂM 2011


Yêu cầu khách quan phát triển du lịch (2006 - 2011)
Chủ trương của Đảng về phát triển du lịch (2006 - 2011)
Đảng chỉ đạo phát triển du lịch (2006 - 2011)
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng về phát triển du lịch

10
10
22
35
50
50

2.2.

(2006 - 2011)
Kinh nghiệm rút ra từ sự lãnh đạo phát triển du lịch
của Đảng (2006 - 2011)

65
80
82
89

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

2



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng,
có tốc độ phát triển nhanh trên thế giới. Báo cáo của Hội đồng Lữ hành và Du
lịch quốc tế cho thấy: “Du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất cho 38%
quốc gia trên thế giới. Tại nhiều quốc gia, du lịch đã nhanh chóng trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch đang là một đề tài hấp dẫn và trở thành vấn đề
mang tính toàn cầu” [73, tr.5].
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng, thế mạnh về du lịch.
Nằm ở ngã ba giao thương quốc tế, thuận lợi cho du khách đi và đến, tài
nguyên du lịch vô cùng phong phú, đa dạng, lại có nguồn nhân lực dồi dào
phục vụ du lịch. Việc phát triển du lịch là một đòi hỏi khách quan, vì vậy,
Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm phát triển lĩnh vực này. Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986), Đảng ta xác định: Phải nhanh chóng
khai thác các điều kiện thuận lợi của đất nước để mở mang du lịch bằng
vốn trong nước và hợp tác với nước ngoài. Chỉ thị 46 - CT/TW ngày
14/10/1994 về lãnh đạo, đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới
của Ban Bí thư nhấn mạnh: “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược
quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà
nước nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm
cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” [1, tr.2]. Tư duy về
phát triển du lịch được tập trung tại Đại hội IX của Đảng (4 - 2001): “Phát
triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược
kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”
[27, tr.178]. Phát triển du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn nhằm tạo đà,
tạo động lực thúc đẩy hội nhập kinh tế trong xu thế quốc tế hoá. Đồng thời,
phát triển du lịch còn tạo ra những động lực mạnh mẽ để khai thác có hiệu
quả những tiềm năng, điều kiện thuận lợi trên tất cả các mặt, các lĩnh vực

của nền kinh tế - xã hội.

3


Trong những năm qua, ngành Du lịch nước ta đã tiến những bước dài,
có sự phát triển vượt bậc, thể hiện ở việc: đóng góp lớn vào GDP của cả
nước; tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động; góp phần bảo vệ nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; góp phần giữ vững ổn định chính trị,
tăng cường sức mạnh quốc phòng toàn dân…v,v. Tuy nhiên, còn rất nhiều
vấn đề đặt ra trong thực tiễn phát triển du lịch, đặc biệt là những hạn chế, yếu
kém trong hoạt động lãnh đạo phát triển du lịch làm cho nước ta chưa phát
huy hết tiềm năng, thế mạnh của đất nước về du lịch.
Từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu đường lối, chủ trương, sự chỉ đạo
của Đảng về phát triển du lịch là hết sức cần thiết để tổng kết, đánh giá những
thành tựu, hạn chế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo
phát triển du lịch. Với những ý nghĩa đó tôi chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo
phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2011” làm đề tài luận văn thạc sĩ,
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Từ sau những năm đổi mới cho đến nay, du lịch là đề tài thu hút sự
quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, các địa phương, các cơ quan lãnh đạo,
quản lý và nhiều nhà khoa học. Xuất phát từ thực tế đó cùng với sự đa dạng,
phong phú của hoạt động du lịch, ngày càng có nhiều các công trình nghiên
cứu về du lịch dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể khái quát lại thành các
nhóm như sau:
- Nhóm các công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò và thực trạng phát
triển du lịch ở Việt Nam.
Bài báo “Du lịch sinh thái, thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt
Nam” (2006) của Nguyễn Đình Hòa, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (Số 103),

nêu lên thực trạng du lịch sinh thái ở Việt Nam trước năm 2006 và một số giải
pháp để phát triển du lịch sinh thái trong thời gian tiếp sau. Bài báo “Du lịch
Việt Nam trước cơ hội đổi mới” (2007) của Thúy Mơ, Tạp chí Kinh tế châu Á Thái Bình Dương, (Số 02), nêu lên những thành tựu của du lịch Việt Nam trong
năm 2006, những cơ hội, thách thức trong năm 2007. Bài báo “Để du lịch Việt

4


Nam không mãi là tiềm ẩn” (2008) của Phạm Hạnh, Tạp chí Tài chính Doanh
nghiệp, (Số 3), bài viết khái quát những đóng góp của ngành Du lịch Việt Nam
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, so sánh du lịch Việt Nam với một số quốc
gia Đông Nam Á và bước tiến mới của du lịch Việt Nam, cơ hội, thách thức khi
gia nhập WTO. Bài báo “Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế” (2008) của Hoàng Anh Tuấn, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (Số 144),
bài viết nêu lên những bước tăng trưởng của ngành Du lịch Việt Nam trong
thời gian từ năm 1994 đến năm 2007 và những nhiệm vụ trung tâm trong thời
gian tiếp sau. Kỷ yếu hội thảo khoa học Tối ưu hóa các dịch vụ du lịch, Triển
vọng và tương lai cho Việt Nam (2005), tổ chức bởi chương trình Hỗ trợ phát
triển vùng tại Việt Nam (DIREG) vào tháng 6 năm 2005, bao gồm các bài
nghiên cứu về phát triển du lịch và dịch vụ du lịch tại Việt Nam trước năm
2005 cũng như các giải pháp nhằm tối ưu hóa phát triển du lịch, dịch vụ du lịch
trong tương lai. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Nhu cầu xã hội về đào tạo nguồn
nhân lực du lịch và sự cần thiết mở mã ngành Du lịch của Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức vào tháng 12 năm 2009, bao gồm các
bài viết về tầm quan trọng của du lịch, nhu cầu và đào tạo nhân lực cho du lịch
Việt Nam; sự cần thiết mở mã ngành Du lịch...v,v.
- Nhóm các công trình nghiên cứu về chủ trương, chính sách phát triển
du lịch của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương.
Bài báo “Sự phát triển du lịch dưới đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản
Việt Nam” (2005) của tác giả Trần Đức Thanh, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (Số 2).

Bài viết nêu lên đường lối phát triển du lịch của Đảng trong thời kỳ đổi mới, những
thành tựu của du lịch Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Luận văn thạc sĩ Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch thời kỳ đổi
mới 1986 - 2001 (2007) của Nguyễn Văn Tài, Trung tâm đào tạo, Bồi dưỡng
giảng viên lý luận chính trị Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã khái quát
tình hình kinh tế du lịch trong 15 năm đổi mới từ 1986 - 2001; tập trung
nghiên cứu chủ trương, đường lối trong lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch;
phân tích những kết quả đã đạt được và rút ra một số bài học kinh nghiệm

5


trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng thời kỳ này. Luận
văn thạc sĩ Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lãnh đạo phát triển kinh tế
du lịch từ năm 1997 đến năm 2009 (2010) của Nguyễn Thị Vân, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Luận văn nghiên cứu toàn diện những chủ
trương, chính sách và quá trình Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lãnh đạo phát
triển kinh tế du lịch trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2009. Đánh giá
những kết quả, hạn chế trong phát triển kinh tế du lịch ở Đà Nẵng và đưa ra
những bài học kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lãnh
đạo phát triển kinh tế du lịch. Luận văn thạc sĩ Lịch sử Quá trình lãnh đạo
kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình từ năm 1996 đến năm 2010 (2011)
của Nguyễn Thị Thái Hà, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Luận văn nghiên cứu công tác lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch; nhận xét và
rút ra một số kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình từ năm 1996 đến năm 2010. Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Quảng Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2009
(2011) của Lê Diệu Linh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Luận văn trình bày đường lối, chủ trương phát triển du lịch của Đảng bộ tỉnh
Quảng Bình trong hai giai đoạn (2001 - 2005; 2006 - 2009) gắn liền với

những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể ở mỗi giai đoạn; nghiên cứu quá
trình thực hiện đường lối phát triển du lịch, đánh giá, phân tích để làm rõ ưu
điểm, hạn chế của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trong quá trình lãnh đạo phát triển
du lịch; tìm hiểu nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế để từ đó tổng kết một
số kinh nghiệm từ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trong phát triển kinh
tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2009. Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2010 (2014)
của Phạm Thị Phương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Luận văn
làm rõ những tiềm năng để phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa. Xuất phát
từ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước, luận văn tập trung đi sâu
vào phân tích phương hướng, biện pháp của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về phát triển
du lịch từ năm 2001 đến năm 2010; tái hiện và luận giải quá trình Đảng bộ tỉnh

6


Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2010; nhận
định về những thành tựu và những hạn chế trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh
tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa; đúc kết những kinh nghiệm trong quá
trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về phát triển kinh tế du lịch từ năm
2001 đến năm 2010…v,v.
- Nhóm các công trình nghiên cứu về những đề xuất, giải pháp, kinh
nghiệm về phát triển du lịch ở Việt Nam.
Bài báo “Phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn” (2006), của Phạm Ngọc Thắng, Tạp chí Thương Mại, (Số 13), trình bày
thực trạng du lịch Việt Nam trước năm 2006, một số kiến nghị, giải pháp phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tiếp sau. Bài
báo “Một số kiến nghị để đào tạo nguồn nhân lực bậc đại học đáp ứng nhu
cầu sử dụng lao động của ngành Du lịch” (2007) của Nguyễn Văn Mạnh, Tạp
chí Kinh tế và Phát triển, (Số 105). Bài báo trình bày thực trạng đào tạo quản

trị du lịch và khách sạn bậc đại học, cao đẳng ở Việt Nam, từ đó đưa ra một
số kiến nghị đào tạo nhân lực du lịch bậc đại học, cao đẳng trong thời gian
tới. Bài báo “Thực trạng và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông để
tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế” (2007) của Lê Đỗ Mười, Tạp chí
Giao thông Vận tải, (Số 7/2007), trình bày thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không phục vụ du lịch, qua đó
nêu lên định hướng và một số giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
trong thời gian tới. Luận án tiến sĩ Kinh tế Những điều kiện và giải pháp chủ
yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn chủ yếu
(1996) của tác giả Vũ Đình Thụy, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Luận án
nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn để khẳng định du lịch trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn trong nền kinh tế; tiềm năng, thực trạng của ngành Du lịch Việt
Nam cũng như định hướng và giải pháp để du lịch thực sự trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn. Luận án tiến sĩ Kinh tế Hoàn thiện quản lý Nhà nước về lao
động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam (2002) của Hoàng Văn Hoan, Đại
học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Luận án trình bày cơ sở lý luận về nội dung

7


quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch; thực trạng quản
lý của Nhà nước đối với kinh doanh du lịch trước năm 2002 và một số giải
pháp nhằm tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với kinh doanh du
lịch. Luận án tiến sỹ Kinh tế Định hướng và những chính sách cơ bản để phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 (2001) của Đỗ Văn Quát, Đại học Kinh tế
Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận án nên lên thực trạng du lịch Việt Nam; định
hướng và giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam trong thời gian tiếp sau. Kỷ
yếu Hội thảo khoa học Nghiên cứu và đào tạo du lịch ở Việt Nam trong quá
trình hội nhập quốc tế (2007) của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn tổ chức tháng 5 năm 2007, bao gồm các báo cáo và tham luận nghiên cứu

về du lịch và đào tạo du lịch ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Hội
thảo quốc gia Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động
hội nhập quốc tế do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch kết hợp với Báo Nhân
Dân phối hợp tổ chức vào ngày 29/6/2010 tại trụ sở Báo Nhân Dân. Các bài
tham luận của Hội thảo tập trung vào những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc như:
khai thác giá trị văn hóa, lịch sử trong phát triển du lịch, phát triển nguồn nhân
lực du lịch, phát triển du lịch giúp xóa đói giảm nghèo, phát triển du lịch trong
hội nhập quốc tế, kinh nghiệm xúc tiến du lịch của nước ngoài…v,v.
Các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập tới vai trò, vị thế của ngành
Du lịch trong phát triển kinh tế của đất nước, phân tích tiềm năng, thế mạnh và
thực trạng của du lịch Việt Nam, từ đó đưa ra một số kinh nghiệm nhằm phát
triển du lịch trong thời gian tới. Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có
hệ thống về chủ trương, đường lối trong lãnh đạo phát triển du lịch giai đoạn
2006 - 2011. Tuy nhiên, các công trình trên đây là những tư liệu quý cho việc
tham khảo, đánh giá, phục vụ tác giả trong quá trình nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển du lịch
từ năm 2006 đến năm 2011; nhận xét và rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu có
thể tham khảo, vận dụng trong những năm tiếp theo.

8


* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ yêu cầu khách quan phát triển du lịch (2006 - 2011).
- Phân tích chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về phát triển du lịch (2006 - 2011).
- Nhận xét và rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu từ sự lãnh đạo phát
triển du lịch của Đảng (2006 - 2011).
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động lãnh đạo phát triển du lịch của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương, sự chỉ đạo về phát triển du lịch
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Về thời gian: Từ năm 2006 đến năm 2011. Tuy nhiên, đề tài có đề cập
đến trước và sau thời gian trên để làm rõ những vấn đề nghiên cứu.
- Về không gian: Trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài có đề cập đến
phát triển du lịch của người Việt Nam ở nước ngoài và hợp tác quốc tế về du lịch.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin và phương pháp luận sử học.
* Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và sự kết
hợp của hai phương pháp này. Ngoài ra, sử dụng phương pháp: phân tích,
tổng hợp, thống kê, so sánh, đồng đại, lịch đại, chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ sự lãnh đạo phát triển du
lịch của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Góp phần tổng kết những kinh nghiệm chủ yếu, có thể tham khảo, vận
dụng trong phát triển du lịch thời gian tiếp sau.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (5 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.

9



Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011
1.1. Yêu cầu khách quan phát triển du lịch (2006 - 2011)
1.1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của ngành Du lịch
* Khái niệm
Khái niệm về du lịch được hiểu rất khác nhau. Giáo sư Berneker, một
chuyên gia du lịch hàng đầu thế giới đã nhận xét: Đối với du lịch, có bao
nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa. Định nghĩa đầu tiên về
du lịch tại nước Anh vào năm 1811 cho rằng: “Du lịch là sự phối hợp nhịp
nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”
[73, tr.13]. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization): Du lịch
bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích
tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải
trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong
thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định
cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là
một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam năm 1966 cho rằng: Du lịch là
một dạng nghĩ dưỡng có sự tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư
trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
công trình văn hóa nghệ thuật. Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, tại Điều 4,
Chương I: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm du lịch dưới
các góc độ về điều kiện kinh tế xã hội, thời gian, không gian, có những tác giả
tập trung giải thích du lịch như một hiện tượng di chuyển, lưu trú ngoài nơi cư
trú thường xuyên, tác giả khác lại tập trung vào bản thân du khách và khía
cạnh kinh tế của du lịch. Song, bất cứ khái niệm nào về du lịch đều bao hàm 2


10


khía cạnh cơ bản là chuyến đi ngoài nơi cư trú và các hoạt động liên quan đến
chuyến đi đó. Cả hai khía cạnh này được khái niệm nêu trong Luật Du lịch
trình bày rõ ràng nhất.
Tìm hiểu các khái niệm du lịch, tác giả nhận thấy, du lịch do ba yếu tố
cơ bản cấu thành là chủ thể du lịch (khách du lịch), khách thể du lịch (tài nguyên
du lịch) và hoạt động du lịch (các doanh nghiệp, chính quyền các cấp, các tổ
chức, cá nhân và cộng đồng dân cư địa phương thực hiện). Trong đó, khách du
lịch là chủ thể của du lịch, là đối tượng phục vụ của các ngành tham gia hoạt
động du lịch. Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, nơi tạo ra sức thu
hút con người đến tham quan, du lịch. Các hoạt động du lịch gồm các cơ chế,
chính sách, luật pháp liên quan đến sự phát triển du lịch của chính quyền các
cấp và các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm du lịch.
Từ những phân tích trên, tác giả rút ra: ngành Du lịch là ngành kinh tế
tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng, là ngành cung cấp các loại sản phẩm
và dịch vụ cho khách du lịch tiến hành các hoạt động du ngoạn, tham quan nhằm
mục đích thu phí, bao gồm các điều kiện, các hiện tượng, các mối quan hệ tác
động qua lại giữa khách du lịch với các nhà cung cấp các sản phẩm du lịch, với
chính quyền, cộng đồng dân cư ở địa phương trong quá trình thu hút, tiếp đón
khách du lịch.
* Vị trí, vai trò ngành Du lịch
Năm 1994, Hội nghị Bộ trưởng du lịch thế giới tại Osaka (Nhật
Bản) với sự tham dự của 78 nước và vùng lãnh thổ nêu rõ:
Du lịch là nguồn lớn nhất tạo ra GPD và việc làm của thế giới,
chiếm 1/10 mỗi loại, đồng thời đầu tư cho du lịch và các khoản thu
từ thuế liên quan đến du lịch cũng tăng cao. Những sự gia tăng này
cùng với các chỉ tiêu khác của du lịch dự đoán sẽ tiếp tục tăng

trưởng một cách vững chắc và như vậy du lịch sẽ là đầu tàu kéo nền
kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI [73, tr.46].
Điều này cho thấy, việc phát triển du lịch có tác động to lớn tới nền
kinh tế, văn hóa - xã hội của mỗi quốc gia.

11


Đối với kinh tế
Phát triển du lịch là nguồn thu quan trọng của ngân sách quốc gia.
Phát triển du lịch có tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu, làm cho hoạt
động xuất khẩu đạt hiệu quả cao, điều này thể hiện ở chỗ: tiêu dùng sản
phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi sản xuất ra chúng, do đó, kinh doanh du
lịch có điều kiện xuất khẩu tại chỗ những hàng hóa theo giá bán lẻ mà không
gặp phải hàng rào thuế quan quốc tế. Mặt khác, du lịch là ngành “xuất khẩu vô
hình” các cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên, các giá trị tài nguyên nhân văn,
các giá trị đó không bị mất đi qua mỗi lần mua bán, mà ngược lại giá trị của nó
tăng lên qua mỗi lần đưa ra thị trường, với hình thức xuất khẩu đó, việc phát
triển du lịch thực sự là ngành kinh doanh hiệu quả, thu hồi vốn nhanh, lãi suất
cao, đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước.
Phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành nghề khác,
vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành, có liên quan đến nhiều ngành
kinh tế khác. Khi một khu vực, thành phố nào đó trở thành khu du lịch,
thành phố du lịch làm cho nhu cầu hàng hóa tăng lên đáng kể. Xuất phát từ
nhu cầu của du khách, ngành Du lịch không ngừng mở rộng tính liên ngành,
liên vùng của mình, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển cũng như
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Hơn nữa, nhu cầu du khách ngày càng cao,
do đó, sản phẩm du lịch phải ngày một đa dạng, phong phú, không ngừng
được cải tiến, phát triển, muốn làm được điều này, doanh nghiệp buộc phải
đầu tư, đào tạo, tuyển chọn nguồn nhân lực có trình độ và không ngừng hoàn

thiện hệ thống giao thông, mạng lưới điện, nước, thông tin liên lạc.
Phát triển du lịch góp phần vào củng cố và phát triển các mối quan hệ
kinh tế quốc tế. Hiện nay, du lịch phát triển theo hướng quốc tế hóa vì khách
du lịch thường đến nhiều nước, nhiều vùng khác nhau, hơn nữa, các tổ chức
chính phủ và phi chính phủ về du lịch đã và đang có những tác động tích cực
trong việc hình thành các mối quan hệ quốc tế. Trong điều kiện nước ta còn
nghèo, thiếu vốn đầu tư, thì việc hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế,
từ đó thu hút vốn đầu tư càng có ý nghĩa quan trọng.

12


Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán
cân thu chi của nền kinh tế. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào các nơi họ
đến, làm tăng nguồn thu ngoại tệ của quốc gia đó, ngược lại, phần chi ngoại tệ
sẽ tăng lên đối với các quốc gia có nhiều du khách ra nước ngoài. Trong phạm
vi một quốc gia, hoạt động du lịch góp phần điều tiết, luân chuyển tiền tệ,
hàng hóa từ các vùng kinh tế phát triển sang các vùng kém phát triển hơn,
kích thích sự tăng trưởng kinh tế của các vùng này.
Đối với văn hóa, xã hội
Phát triển du lịch có tác động tích cực đến việc giải quyết các vấn đề xã
hội, nhất là việc làm cho người lao động. Đó là việc làm trực tiếp trong các
nhà hàng, khách sạn, văn phòng du lịch…v,v. Năm 2005, tổng số lao động
trong ngành Du lịch chiếm 19,7% tổng số lao động toàn cầu, cứ 2,5s du lịch
tạo ra được một việc làm mới, cứ 8 lao động thì có một lao động làm trong
ngành Du lịch. Một buồng khách sạn từ 1-3 sao trên thế giới hiện nay thu hút
1,3 lao động. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới năm 2010 thì du lịch
sẽ tạo thêm 150 triệu việc làm, chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á - Thái
Bình Dương [73, tr.52].
Phát triển du lịch góp phần giải quyết các vấn đề văn hóa xã hội ở

các vùng sâu, vùng xa, làm chậm quá trình đô thị hóa. Thông thường, tài
nguyên thiên nhiên thường có nhiều ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, việc
khai thác đưa vào sử dụng đòi hỏi phải đầu tư về giao thông, bưu điện,
giáo dục, văn hóa…v,v. Vì vậy, phát triển du lịch sẽ làm thay đổi bộ mặt
của khu vực đó, đồng thời góp phần làm giảm sự tập trung dân cư ở
những trung tâm lớn.
Phát triển du lịch góp phần quảng bá, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền
thống. Xúc tiến, quảng bá du lịch là phương tiện quan trọng để tuyên truyền,
quảng bá hình ảnh, văn hóa của các quốc gia, các dân tộc, thông qua đó, các
giá trị truyền thống văn hóa lịch sử, các phong tục, tập quán truyền thống của
dân tộc, các làng truyền thống đến với nhân dân cả nước, với bạn bè quốc tế,
từ đó góp phần bảo tồn, giữ gìn các giá trị đó.

13


Hoạt động du lịch, trong chừng mực nào đó, chế độ nghỉ dưỡng tối ưu
góp phần hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức khỏe và khả năng
lao động của con người. Qua nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nhờ du
lịch mà số người mắc các bệnh tật giảm đáng kể. Theo công trình nghiên cứu
của Crivôsep và Dorin nhờ du lịch nghỉ ngơi số người mắc bệnh giảm trung
bình 30%, trong đó bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%,
bệnh đường tiêu hoá giảm 20%.
Đối với môi trường, quốc phòng an ninh
Phát triển du lịch giúp cho con người biết được tầm quan trọng của
thiên nhiên, ý thức phải bảo vệ thiên nhiên. Việc làm quen với các danh
thắng và môi trường tự nhiên bao quanh sẽ tạo điều kiện cho con người
nhận thức vai trò quan trọng của thiên nhiên, thấy được giá trị của thiên
nhiên đối với đời sống con người, hình thành quan niệm và thói quen bảo
vệ tự nhiên. Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu của du khách, phải xây dựng các

khu bảo tồn thiên nhiên, các rừng quốc gia. Muốn vậy, các quốc gia phải có
chiến lược trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường du lịch
tự nhiên ngày càng hấp dẫn du khách, nhằm mục đích vừa tổ chức các hoạt
động nghỉ ngơi giải trí vừa bảo vệ các cảnh quan tự nhiên có giá trị và các
nguồn gen quý.
Hoạt động du lịch góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an
toàn xã hội, phát triển du lịch ở các vùng biên giới, hải đảo đã góp phần tích
cực khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển và đất liền.
1.1.2. Tiềm năng thế mạnh của Việt Nam về du lịch
* Tài nguyên du lịch thiên nhiên
Việt Nam là một quốc gia nằm ở trung tâm Đông Nam Á, rất thuận
tiện để giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới, trong việc phát triển
các ngành kinh tế, đặc biệt là du lịch. Vị trí và hình thể chữ S, với 3/4 là
đồi núi đã tạo nên sự phân hóa đa dạng, hình thành các vùng tự nhiên khác
nhau giữa miền Bắc và miền Nam với nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên
phong phú, cụ thể:

14


Các danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên: thành phố Đà Lạt (Lâm
Đồng), Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hạ Long (Quảng Ninh),...
trong đó Đà Lạt và Sa Pa ở độ cao trên 1.500 m được mệnh danh là thành phố
trong sương mù, mang nhiều sắc thái của thiên nhiên vùng ôn đới, đã xây
dựng thành điểm du lịch từ hơn 100 năm. Đặc biệt là hệ thống di sản thiên
nhiên thế giới bao gồm: vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng,
cao nguyên đá Đồng Văn là những địa điểm có sức hấp dẫn rất lớn đối với
khách du lịch.
Các Hang động: Việt Nam có khoảng 200 hang động có khả năng khai
thác phục vụ du lịch, có nhiều cảnh đẹp lộng lẫy, tráng lệ và rất kỳ ảo, có sức

hấp dẫn đặc biệt [17, tr.36]. Tiêu biểu nhất là động Phong Nha (Quảng Bình),
Tam Cốc, Bích Động (Ninh Bình), hang Pác Bó (Cao Bằng), các hang động ở
vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)..,v,v, thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch
thể thao, khám phá, tham quan.
Các bãi biển: Có thế mạnh về biển với chiều dài hơn 3.260 km với
khoảng 125 bãi biển có khả năng khai thác phục vụ du lịch [17, tr.37]. Các bãi
biển ở Việt Nam có chất lượng tương đối cao về độ dốc, độ mịn, độ trong nước
biển, phân bố trải đều từ Bắc vào Nam, thuận lợi để khai thác phục vụ du lịch.
Tiêu biểu là các bãi biển: Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận An, Lăng Cô, Non
Nước, Sa Huỳnh, Văn Phong, Nha Trang, Bình Tiên, Cà Ná, Mũi Né...v,v.
Các đảo và quần đảo ven bờ: Vùng biển ven bờ Việt Nam có khoảng
2.773 hòn đảo lớn nhỏ với nhiều bãi biển và phong cảnh đẹp, còn nguyên vẹn
vẻ hoang sơ, môi trường trong lành [17, tr.37]. Đây là những điều kiện tự nhiên
rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch biển, đảo, tiêu biểu nhất là các
đảo Cái Bầu, Quan Lạn, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc...v,v.
Các di tích danh thắng: Nước ta có rất nhiều địa hình thiên tạo có giá
trị hình tượng nghệ thuật gắn với các sự tích và truyền thuyết, như: hòn Phụ
Tử, núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, hòn Đá Chông, hang Từ Thức, thác Bản
Giốc, hồ Ba Bể, hồ Lăk, hồ Tơ Nưng,...làm tăng thêm tính hấp dẫn và trải
nghiệm cho các hoạt động du lịch.

15


Khí hậu Việt Nam rất đa dạng phù hợp với việc tổ chức các hoạt động
du lịch, hình thành các khu nghỉ dưỡng du lịch lý tưởng, cụ thể: Khí hậu ấm
áp quanh năm đặc biệt là khí hậu biển nhiệt đới ở vùng duyên hải Nam Trung
Bộ và Nam Bộ có sức thu hút khách du lịch các vùng ôn đới; Khí hậu 4 mùa
rõ rệt ở Miền Bắc tạo nên sắc thái đa dạng của thiên nhiên hấp dẫn du lịch đối
với du khách đến từ những vùng lãnh thổ không phân mùa rõ rệt; Khu vực khí

hậu Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo..v,v, với đặc trưng ôn đới, hầu như quanh năm
mát mẻ thu hút khách từ vùng nhiệt đới.
Nguồn tài nguyên sinh vật ở nước ta có giá trị hấp dẫn du lịch bởi tính
đa dạng sinh học, bảo tồn được nhiều nguồn gen, loài quý hiếm đặc trưng cho
vùng nhiệt đới, trong đó có nhiều loài đặc hữu. Việt Nam đã phát hiện được
khoảng 11.000 loài thực vật, gần 2000 loài động vật, cùng với đó là hệ thống
các khu rừng đặc dụng, đặc biệt là các vườn quốc gia, là tiềm năng du lịch
lớn, năm 2009 trên phạm vi cả nước đã có 30 vườn quốc gia, 69 khu bảo tồn
thiên nhiên và 45 khu rừng với tổng diện tích là 2,2 triệu ha bằng 10,5% diện
tích đất lâm nghiệp và gần 6% diện tích lãnh thổ Việt Nam [17, tr.38].
Bên cạnh đó, các điểm nước khoáng, suối nước nóng của Việt Nam
là tài nguyên thiên nhiên rất quý giá để triển khai các loại hình du lịch tham
quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Ở Việt Nam, bước đầu đã điều tra khảo sát
được trên 400 nguồn nước khoáng tự nhiên như: Mỹ Lâm - Tuyên Quang,
Thanh Thủy - Phú Thọ, Kim Bôi - Hoà Bình, Phú Ninh - Quảng Nam,
Thạch Bích - Quảng Ngãi, Tháp Bà - Khánh Hòa, Vĩnh Hảo - Bình
Thuận ...v,v, [17, tr.38].
* Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú, đa dạng, bao gồm: Các di
tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, những phong tục tập quán, các làng nghề và
truyền thống văn hoá đặc sắc của các dân tộc...v,v, tạo điều kiện phát triển
nhiều loại hình du lịch phong phú, hấp dẫn như: nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên
cứu khoa học, hội chợ, hội nghị, festival... dài ngày và ngắn ngày.

16


Về các di sản, di tích lịch sử - văn hóa: Ở Việt Nam hầu hết các tỉnh,
thành đếu có các di tích lịch sử - văn hóa, phản ánh quá trình dựng nước và giữ
nước của dân tộc, nét xuyên suốt là truyền thống, bản ngã Việt Nam. Năm 2011,

có 3.125 di tích cấp quốc gia, trong đó 15 di sản văn hoá được UNESCO công
nhận [17, tr.41], tiêu biểu: Đền Hùng nhắc con dân Việt hướng về cội nguồn,
hướng về đất tổ, Đền Hai Bà Trưng kể về hai người phụ nữ anh hùng “cưỡi voi
đánh giặc”, Kinh đô Huế với những nét kiến trúc độc đáo, nơi ghi dấu cuối cùng
của nền Phong kiến Việt Nam, được công nhận là di sản văn hóa thế giới...v,v.
Những di tích lịch sử - văn hoá là tài nguyên du lịch trọng yếu để xây dựng
những sản phẩm du lịch độc đáo, có sức cạnh tranh cao.
Về Lễ hội: Theo thống kê 2009, cả nước Việt Nam có trên 3000 lễ hội
dân gian [17, tr.42], tiêu biểu như: hội Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội), lễ hội Đền
Hùng (Phú Thọ), lễ hội Đền Trần, Phủ Dày (Nam Định ), lễ hội Yên Tử (Quảng
Ninh), Lễ hội đâm trâu của bà con dân tộc Tây Nguyên...v,v. Hệ thống các lễ hội
đang được lồng ghép trong các sản phẩm du lịch và trở thành yếu tố đặc sắc để
quảng bá về đất nước, con người, văn hóa và du lịch Việt Nam.
Các làng nghề Việt Nam: Việt Nam có gần 2.000 làng nghề [17, tr.42]
như: Làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), Làng tranh Đông Hồ (Thuận
Thành, Bắc Ninh), Làng đá mỹ nghệ Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng),
Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội)…v,v, với 12 nhóm sản phẩm thủ công
chính, bao gồm: Mây tre đan; Sản phẩm từ cói và lục bình; Gốm sứ; Điêu khắc
gỗ; Sơn mài; Thêu ren; Điêu khắc đá; Dệt thủ công; Giấy thủ công; Tranh nghệ
thuật; Kim khí; Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác.
Về Ẩm thực: Ẩm thực Việt Nam tuân theo hai nguyên lý là âm dương
phối triển và ngũ hành tương sinh, thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế,
với nét đặc biệt mà các nước khác, nhất là nước phương Tây không có chính
là gia vị nước mắm. Ẩm thực Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc,
Trung, Nam. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Ẩm thực miền Bắc
thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác. Ẩm thực miền

17



Nam thường cho thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão
của dừa) rất đặc biệt với những món ăn dân dã. Đồ ăn miền Trung có hương
vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam,
màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm.
Ngoài ra, văn hoá ăn bằng đũa, cùng 54 dân tộc với từng món ăn mang bản
sắc riêng đã thực sự trở thành thương hiệu, quảng bá cho du lịch Việt Nam.
Các yếu tố dân tộc học: Với 54 dân tộc sống trên nhiều vùng, địa bàn
khác nhau, điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hoá, phong tục, tập quán, hoạt
động sản xuất với những sắc thái riêng là yếu tố quan trọng để hình thành các
loại hình du lịch như: tham quan, tìm hiểu. Trong 54 dân tộc, nhiều dân tộc
vẫn giữ nguyên được những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của mình, đặc
biệt là các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường ở miền Bắc; các dân tộc Chăm,
Gia Rai, Ê Đê, Ba Na ở miền Trung và Tây Nguyên; các dân tộc Khơme ở
đồng bằng sông Cửu Long, đều có những truyền thống văn hoá có giá trị cao
có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch.
* Các điều kiện kinh tế xã hội
Năm 2009, Dân số Việt Nam khoảng 86 triệu người, độ tuổi lao động
chiếm tỉ lệ cao, lao động cần cù, thông minh, chịu khó học hỏi, trình độ học
vấn ngày càng cao, là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Mặt
khác, nhân dân ta nói chung, lực lượng lao động nói riêng là những con
người trung hậu, yêu nước, chịu thương, chịu khó, lịch thiệp, hiếu khách,
luôn tự hào là người Việt Nam. Người Việt luôn coi trọng “nhân - lễ nghĩa - trí - tín”, điều này đặc biệt quan trọng với những người làm hướng
dẫn viên du lịch, bộ phận làm trong khách sạn, nhà hàng, nhân viên phục
vụ du lịch. Đó là tiềm năng để phát triển du lịch, bởi lao động du lịch là lao
động thỏa mãn nhu cầu của con người.
Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị du lịch như: hệ thống giao thông, hệ
thống điện và cấp, thoát nước, hệ thống thông tin truyền thông, hệ thống đô
thị, các công trình thể thao, vui chơi giải trí, hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng,
… tuy chưa thật sự đầy đủ, song về cơ bản, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật


18


và trang thiết bị du lịch có thể đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch. Hệ thống
giao thông đang dần được hoàn thiện cả về đường sắt, đường bộ, đường hàng
không. Hệ thống nhà hàng, khách sạn Việt Nam ngày càng nhiều và đầy đủ
hơn đáp ứng nhu cầu nghĩ dưỡng của du khách, hệ thống khu vui chơi, giải
trí, mua sắm du lịch đang được đầu tư mạnh mẽ.
1.1.3. Thực trạng ngành Du lịch trước năm 2006
* Ưu điểm
Đảng ta đã hình thành và hoàn chỉnh dần hệ thống các quan điểm, chủ
trương, chính sách phát triển du lịch. Những chủ trương, chính sách phát triển
du lịch và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thể hiện trong các Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc, trong Chỉ thị 46 CT/TW ngày 14/10/1994 của Ban
Bí thư trung ương, Thông báo số 179 TB/TW, ngày 11/11/1998 của Bộ Chính
trị và Nghị quyết số 45/CP, ngày 22/6/1993 của Chính phủ về đổi mới quản lý
và phát triển ngành Du lịch.
Thông báo số 179/TB-TW ngày 11/11/1998 về việc phát triển du lịch
trong tình hình mới của Bộ Chính trị nêu rõ: “Du lịch là một ngành kinh tế
tổng hợp quan trọng” [2, tr.1] và nhấn mạnh: “Để tiếp tục thực hiện tốt các
chức năng hoạt động du lịch trong thời gian tới, cần khai thác tốt hơn các tiềm
năng, thế mạnh về du lịch của đất nước, nâng cao ý thức phát triển du lịch phù
hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và văn minh quốc tế” [2, tr.1]. Đại hội
IX của Đảng xác định: Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế
mũi nhọn, với mục tiêu: “sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực” [27,
tr.178]. Đảng và Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong hoạch định chủ trương,
chính sách và điều hành phát triển du lịch. Vì vậy, trong điều kiện khủng
hoảng kinh tế tại châu Á, thiên tai, dịch bệnh diện rộng, chiến tranh xung đột
cục bộ và khủng bố xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, du lịch Việt Nam vẫn có
tốc độ tăng trưởng khá, hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng lớn và toàn diện.

Bộ máy và năng lực quản lý Nhà nước về du lịch, hệ thống kinh doanh du lịch
được kiện toàn, hoạt động thích nghi dần với cơ chế mới. Huy động ngày một
nhiều nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng và đa dạng

19


hoá sản phẩm du lịch. Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch được
tăng cường. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã được chú trọng và
đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận. Công tác hợp tác quốc tế được mở rộng,
khai thác tốt tiềm lực bên ngoài. Du lịch đã thúc đẩy các ngành kinh tế khác
phát triển, mở rộng giao lưu văn hoá và nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con
người. Thông qua phát triển du lịch đã thúc đẩy các ngành kinh tế xã hội khác
phát triển, mở thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho các ngành khác,
thúc đẩy hoạt động thương mại, mang lại hiệu quả cao với hình thức xuất khẩu
tại chỗ. Hoạt động du lịch phát triển đã kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế
văn hoá giữa các vùng, miền và với quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống,
đào tạo kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần cho mọi tầng lớp
dân cư, kết quả cụ thể:
Việc xây dựng, nâng cấp cơ sở lưu trú du lịch được đầu tư mạnh mẽ.
Đến năm 2004, cả nước có khoảng 6.000 cơ sở lưu trú, với 130.000 buồng
trong đó 2.575 cơ sở được xếp hạng với tổng số 72.458 buồng, cụ thể: 18
khách sạn 5 sao với 5.251 buồng; 48 khách sạn 4 sao với 5.797 buồng; 119
khách sạn 3 sao với 8.724 buồng; 449 khách sạn 2 sao với 18.447 buồng; 434
khách sạn 1 sao với 10.757 buồng và 923 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu
với 23.482 buồng [61, tr.6].
Số lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng nhanh và đều qua các
năm. Lượng khách năm 1994 đạt một triệu. Từ 1990 đến 2004 lượng
khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng cao 2 con số (trung bình
năm trên 20%). Khách du lịch quốc tế tăng 11 lần từ 250.000 lượt (năm

1990) lên xấp xỉ 3 triệu lượt (năm 2004). Khách du lịch nội địa tăng 14,5
lần, từ 1 triệu lượt (năm 1990) lên 14,5 triệu lượt (năm 2004). Số lượng
người Việt Nam đi du lịch nước ngoài ngày càng tăng, hàng năm trên 1
vạn người [61, tr.9].
Thu nhập du lịch tăng khá nhanh. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia
của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân mang lại thu nhập không
chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các

20


ngành liên quan, tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương. Tốc độ
tăng trưởng nhanh về thu nhập có thể thấy rõ, năm 1990 thu nhập xã hội từ du
lịch đạt 1.350 tỷ đồng, đến năm 2004, con số đó là 26.000 tỷ đồng, gấp 20 lần
[61, tr.16]. Năm 2005, thu nhập du lịch đạt 30 ngàn tỷ đồng [61, tr.10]. Tạo việc
làm cho trên 23 vạn lao động trực tiếp và trên 50 vạn lao động gián tiếp, chiếm
2,5% lao động toàn quốc [17, tr.141].
Nguyên nhân ưu điểm: Du lịch có sự tăng trưởng ổn đinh như vậy do
nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân quyết định là những chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong đổi mới phát triển du
lịch, hội nhập quốc tế, kinh tế đối ngoại tạo điều kiện cho du lịch phát triển,
đồng thời là sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng và Nhà nước trong phát
triển du lịch. Bên cạnh đó, nhu cầu đi du lịch của con người tăng mạnh theo
thời gian, Việt Nam có tiềm năng, thế mạnh rất lớn về du lịch, mặt khác, Việt
Nam có môi trường an ninh tốt, các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng
phục vụ phát triển du lịch được cải thiện.
* Hạn chế
Chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Đảng chậm được hình
thành, trong một thời gian khá dài từ năm 1960 đến đầu những năm 1986,
ngành Du lịch ít được quan tâm, Đảng ta chưa có chủ trương, chính sách

đúng để phát triển du lịch. Năm 1994, Đảng xác định phát triển du lịch trở
thành ngành kinh tế quan trọng, đến năm 2001 là ngành kinh tế mũi nhọn,
song chưa có kế hoạch triển khai thực hiện. Vì vậy, tuy phát triển du lịch
đạt được nhiều thành tựu, nhưng còn nhiều hạn chế, cụ thể: Việc tổ chức
triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 2010 còn thiếu tính chủ động và thiếu sáng tạo; Đầu tư cho xúc tiến quảng
bá du lịch chưa được nhận thức đúng trong các ngành, các cấp nên chưa chú
ý quan tâm xây dựng cơ chế tạo nguồn kinh phí và phối hợp lực lượng trong
các chiến dịch quảng bá về đất nước, con người và du lịch Việt Nam; Tổ
chức bộ máy quản lý còn có những bất cập, lực lượng trực tiếp triển khai
phát triển du lịch còn mỏng nên việc triển khai còn bị động, thiếu tính

21


chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao; Chưa có chính sách ưu tiên huy động
nguồn lực, nhất là nội lực, để phát triển du lịch; Công tác đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế về chất lượng, quy mô, đội ngũ nhân lực
du lịch chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới;
Hợp tác quốc tế về du lịch thiếu những hoạt động, chính sách cụ thể.
Nguyên nhân hạn chế: Công tác tổ chức và quản lý du lịch thiếu sự ổn
định, kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý hạn chế. Cơ sở vật chất phục vụ
khách du lịch còn thiếu, các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc tế còn ít nên
chưa hấp dẫn khách du lịch, thiếu sự đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu
của khách du lịch. Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Du lịch còn nhiều
bất cập, mặt bằng kiến thức chưa cao, vừa làm, vừa học, thiếu kinh nghiệm,
nên không thể tránh khỏi những sai sót. Việt Nam là một nước nghèo, đang
trong quá trình khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh. Kinh tế Việt Nam
gặp nhiều khó khăn và tụt hậu rất xa so với thế giới. Ngành Du lịch Việt
Nam mới mở cửa, trong khi ngành Du lịch thế giới đã phát triển cao về
nhiều mặt, du khách thường đến những nơi có nền du lịch phát triển cao, bởi ở

đó, nhiều nhu cầu của họ được đáp ứng.
1.2. Chủ trương của Đảng về phát triển du lịch (2006 - 2011)
Những năm 2006 - 2011, du lịch Việt Nam phát triển trong điều kiện đất
nước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Đất nước trải qua 20 năm đổi
mới, nền kinh tế vượt qua suy giảm và phát triển toàn diện, văn hoá xã hội có
nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được nâng lên, tình hình đất nước ổn định,
góp phần tạo nên một hình ảnh Việt Nam thân thiện và hiếu khách, tạo điều
kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam cũng phải
đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển: cạnh tranh kinh tế,
thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới 2008 - 2010. Bên cạnh đó, tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo tiếp
tục diễn biến phức tạp, các vấn đề về môi trường, bệnh tật…v,v. Trong giai
đoạn này, du lịch tiếp tục được Đảng ta ưu tiên phát triển để trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn.

22


1.2.1. Quan điểm
Thứ nhất, phát triển du lịch phải bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc
phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ
gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường.
Đây là quan điểm cơ bản, được Đảng ta khẳng định xuyên suốt trong
quá trình phát triển du lịch. Quan điểm này yêu cầu phải kết hợp chặt chẽ giữa
phát triển du lịch với giữ vững chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật
tự an toàn xã hội, giữ gìn và phát huy nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc, bảo vệ môi trường. Quan điểm này được nêu rõ trong Chỉ thị 46
CT/TW ngày 14 tháng 10 năm 1994 của Ban Bí thư:
Hoạt động du lịch phải đồng thời đạt hiệu quả trên nhiều mặt; kinh tế,
chính trị, văn hoá, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi

trường sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân
tộc và nhân phẩm con người Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc những tinh
hoa văn hóa thế giới [1, tr.2].
Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhấn mạnh
nguyên tắc phát triển du lịch: “Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội” [46, tr.4] và “Phát triển du lịch bền vững, theo quy
hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển
có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái;
bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch” [46, tr.4].
Đại hội X của Đảng đặt ra yêu cầu phải kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế
xã hội với quốc phòng an ninh, Đại hội chỉ rõ: “Kết hợp kinh tế - xã hội với
quốc phòng, an ninh theo phương châm: phát triển kinh tế - xã hội là nền tảng
để bảo vệ Tổ quốc; ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh vững mạnh
là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội” [28, tr.227]. Đây là yêu cầu đặt ra
với tất cả các ngành kinh tế. Đối với du lịch vấn đề này càng quan trọng, nhất
là trong điều kiện các thế lực thù địch lợi dụng xu thế toàn cầu hóa, các vấn
đề văn hóa, kinh tế, dân tộc, tôn giáo…để chống phá ta, thêm vào đó hoạt
động du lịch liên quan đến nhiều vấn đề nhạy cảm, các điểm, khu du lịch

23


thường là các địa bàn trọng yếu về quốc phòng an ninh, khách du lịch là
người nước ngoài ngày càng tăng nhanh. Gắn chặt giữa phát triển du lịch với
bảo đảm chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội một
mặt là vấn đề nguyên tắc, mặt khác là vấn đề mấu chốt để du lịch phát triển
bởi môi trường hòa bình, ổn định là yêu cầu quan trọng nhất để thu hút khách
du lịch. Sự kết hợp giữa phát triển du lịch gắn với bảo đảm quốc phòng an
ninh được thể hiện từ công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch, lựa chọn các
dự án đầu tư, trong phát triển sản phẩm và tổ chức cung cấp dịch vụ, phải

luôn tính tới yếu tố chủ quyền quốc gia, an ninh biên giới, hải đảo, an toàn
trong du lịch.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của Đảng yêu cầu:
“Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh
hoạt của nhân dân” [27, tr.208]. Du lịch và văn hóa có mối quan hệ tác động
qua lại sâu sắc, văn hóa là động lực, nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng của
du lịch, đến lượt mình, du lịch tác động trở lại văn hóa, sự tác động đó theo
hai hướng, một là giữ gìn và phát huy, tôn vinh các giá trị văn hóa, hai là làm
cho các giá trị văn hóa xuống cấp, vì vậy, phải kết hợp chặt chẽ giữa phát
triển du lịch và văn hóa. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có nền văn
hóa lâu đời, mang đậm bản sắc dân tộc, văn hóa từ lâu là nhân tố cấu thành
Tổ quốc, quốc gia, đồng thời chúng ta đang hội nhập mạnh mẽ tạo điều kiện
cho du lịch phát triển nhanh chóng, nhiều cái đẹp, nhiều cái hay, tích cực
được du nhập, song những cái xấu cũng vào theo làm ô nhiễm văn hóa, do đó,
phát triển du lịch phải giữ vững, phát huy các thuần phong, mỹ tục, đồng thời
giảm thiểu và hạn chế tối đa các tệ nạn xã hội, phát triển du lịch phải góp
phần bảo vệ, phát triển văn hóa.
Đảng ta luôn coi trọng bảo vệ cảnh quan, môi trường trong mọi hoạt
động kinh tế - xã hội. Môi trường du lịch là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và các
giá trị thụ hưởng của hoạt động du lịch. Cảnh quan và môi trường du lịch là
yếu tố sống còn của ngành Du lịch, vì vậy mọi chương trình, hoạt động phát
triển du lịch đều phải coi trọng hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên và xã
hội, phát triển du lịch phải gắn với quan điểm phát triển bền vững vừa nhằm

24


phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân
vừa bảo đảm cải thiện hạ tầng, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường làm tăng
vẻ đẹp của đất nước.

Thứ hai, phát triển du lịch phải đặt trong mối quan hệ liên ngành, liên
vùng và xã hội hóa cao.
Đây là quan điểm nhất quán của Đảng ta trong phát triển du lịch được
khẳng định từ năm 1994 đến nay, Chỉ thị 46 CT- TW ngày 14 tháng 10 năm
1994 nêu rõ: “Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và
xã hội hóa cao” [1, tr.2], Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 yêu
cầu: “Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát
triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm” [27, tr.287]. Quan điểm này
khẳng định tính chất của ngành Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có sự liên kết
chặt chẽ với các ngành, giữa các vùng du lịch và gắn chặt với đời sống xã hội.
Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên kết chặt chẽ, có tính liên ngành,
liên vùng và xã hội hóa cao vì các ngành nghề kinh doanh trong du lịch rất đa
dạng, phong phú, liên quan đến hầu hết các ngành kinh tế của một địa phương
hoặc một quốc gia, hơn nữa các loại hình, sản phẩm du lịch rất đa dạng, phong
phú, dịch vụ du lịch tiếp cận tất cả các mặt của đời sống xã hội, đối tượng phục
vụ của ngành Du lịch là mọi thành phần xã hội. Điều này thể hiện rõ ở việc, du
lịch chỉ có thể phát triển nhanh, vững chắc khi tất cả các lĩnh vực khác của xã
hội phát triển đồng bộ, đặc biệt là các lĩnh vực văn hóa, thương mại, giao thông
vận tải, đối ngoại, quốc phòng - an ninh...v,v. Mặt khác mọi phương án phát
triển du lịch cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành trong một kế
hoạch tổng hợp cho từng giai đoạn.
Tính liên ngành liên vùng trong phát triển du lịch thể hiện trong mọi
khâu, bước của hoạt động du lịch, song rõ nét nhất là ở việc quy hoạch phát
triển sản phẩm và quy hoạch không gian phát triển du lịch nhằm phát huy tối
đa nguồn lực cho phát triển du lịch. Quy hoạch sản phẩm và không gian phát
triển du lịch hợp lý cho phép khai thác, phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của
mỗi vùng và liên vùng, tạo nên những khu, điểm du lịch có tầm cỡ, là những

25



×